Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Lý do chọn đề tài: vì sao lại chọn đề tài. Lịch sử vấn đề: quá trình hình thành hướng nghiên cứu, những người nghiên cứu gần nhất. Nhiệm vụ (mục tiêu) nghiên cứu: sẽ làm gì. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu cái gì và ở mức độ nào. Giả thuyết khoa học: luận điểm khoa học. Phương pháp nghiên cứu. Kết quả dự kiến.

pptx74 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2990 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 5/11/2013 ‹#› BÀI GIẢNG VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GS.TSKH. Nguyễn Mạnh Hùng HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC 2013 MỤC LỤC Bài 1. Đại cương về nghiên cứu khoa học Bài 2. Lý thuyết khoa học Bài 3. Luận điểm khoa học Bài 4. Khẳng định luận điểm khoa học Bài 5. Công trình khoa học Bài 6. Quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ Bài 1.ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa học Phân loại nghiên cứu khoa học Sản phẩm của nghiên cứu khoa học I. KHÁI NIỆM KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1.1. Khoa học Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ biến rằng khoa học là tri thức tích cực đã được hệ thống hóa. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. . 1.1. Khoa học Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến giới hạn nhất định và là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học. 1.1. Khoa học Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH dựa trên kết quả quan sát, thu thập qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong tự nhiên, trong hoạt động xã hội và qua những thí nghiệm đã tích lũy được. Tri thức trong khoa học là toàn bộ lượng thông tin mà các nghiên cứu đã tích lũy được 1.2. Nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, thử nghiệm để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, hoặc để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. 1.2. Nghiên cứu khoa học Giả thuyết khoa học. Nghiên cứu khoa học là một loại hoạt động đặc biệt: là công việc tìm kiếm những điều chưa biết và hoàn toàn không thể hình dung được chính xác kết quả dự kiến, là sự tìm tòi, khám phá một thế giới chưa được biết đến. Do vậy, trong NCKH người nghiên cứu đưa ra các nhận định sơ bộ về kết quả nghiên cứu gọi là giả thuyết nghiên cứu hay giả thuyết khoa học. 1.2. Nghiên cứu khoa học Luận điểm khoa học là một hệ thống các luận cứ để chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết khoa học. Một luận điểm khoa học phải được công bố trước cộng đồng khoa học và thường gọi chung là công trình khoa học. II. PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2.1. Phân loại khoa học PLKH là sắp xếp các KH một hệ thống trên cơ sở các dấu hiệu đặc trưng bản chất của chúng và trên các nguyên tắc nhất định. Chẳng hạn, các lĩnh vực KH có thể được chia thành hai nhóm: khoa học tự nhiên-nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên (kể cả đời sống sinh học) và khoa học xã hội-nghiên cứu hành vi con người và xã hội. 2.1. Phân loại khoa học Ở Việt nam các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ được phân loại như sau: 1.Khoa học tự nhiên ,2.Khoa học kỹ thuật và công nghệ, 3. Khoa học y, dược, 4. Khoa học nông nghiệp, 5. Khoa học xã hội, 6. Khoa học nhân văn (Quyết định số 37/QĐ-BKHCN ngày 14/01/2009 của Bộ KH&CN đính chính Quyết định 12/2008/QĐ-BKHCN).Mỗi lĩnh vực nà lại được phân nhánh thành các chuyên ngành hẹp. . PLCKH có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức và quản lí các hoạt động khoa học; nghiên cứu, giảng dạy, thông tin, thư viện, v.v. 2.2. Phân loại các giai đoạn nghiên cứu Nghiên cứu cơ bản (Fundamental Research): khám phá quy luật và tạo ra lý thuyết mới, gồm hai loại: NCCB thuần túy (pure) và NCCB định hướng (oriented). NCCB thuần túy: nghiên cứu về bản chất sự vật để nâng cao nhận thức, chưa có hoặc chưa bàn đến ứng dụng. 2.2. Phân loại các giai đoạn nghiên cứu NCCB định hướng: đã được dự kiến trước mục đích ứng dụng, bao gồm nghiên cứu nền tảng (background research) và nghiên cứu chuyên đề (thematic research). NC nền tảng là NC về quy luật tổng thể của một hệ thống sự vật. NC chuyên đề là NC về một hiện tượng đặt biệt của sự vật. 2.2. Phân loại các giai đoạn nghiên cứu Nghiên cứu ứng dụng (Applied Research): Trên cơ sở NC cơ bản, NC ứng dụng có vai trò sáng tạo các nguyên lý và giải pháp mới áp dụng vào sản xuất đời sống. - Giải pháp: công nghệ, vật liệu, về tổ chức và quản lý… - Kết quả của NC ứng dụng thì chưa thể ứng dụng được. 2.2. Phân loại các giai đoạn nghiên cứu Nghiên cứu triển khai (Experimental Development): Trên cơ sở NC ứng dụng, NC triển khai sẽ chế tác các hình mẫu với những tham số khả thi. Bao gồm ba giai đoạn: - Giai đoạn tạo mẫu là thực nghiệm tạo ra sản phẩm, chưa quan tâm đến qui trình sản xuất và qui mô áp dụng. - Giai đoạn tạo công nghệ là tìm kiếm và thử nghiệm công nghệ để sản xuất ra sản phẩm theo mẫu. - Giai đoạn sản xuất thử là kiểm chứng độ tin cậy của công nghệ trên quy mô nhỏ. III. SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 3.1. Khái niệm chung. Sản phẩm của NCKH là các thông tin, bao gồm: Luận điểm hay luận đề là điều cần chứng minh trong khoa học. Luận điểm là một phán đoán mà tính chân xác của nó cần được chứng minh. Luận điểm của tác giả được chứng minh hoặc bác bỏ đều khẳng định có tồn tại hay không bản chất nêu trong giả thiết. Luận điểm trả lời câu hỏi cần chứng minh điều gì? 3.1. Khái niệm chung. Luận cứ là bằng chứng đưa ra để chứng minh luận điểm, được xây dựng từ những thông tin qua tài liệu, quan sát, thực nghiệm, gồm hai loại. Một là luận cứ lý thuyết: các luận điểm KH đã được chứng minh, các tiên đề, định luật, định lý v.v. Hai là luận cứ thực tiễn: thu được từ thực tiễn, thực nghiệm, phỏng vấn, điều tra hoặc từ các công trình trước. Luận cứ trả lời câu hỏi: chứng minh bằng cái gì? 3.2. Sản phẩm đặc biệt. Phát minh. Phát hiện ra các quy luật, tính chất hoặc hiện tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức con người. Phát hiện. Sự nhận ra những vật thể, những quy luật xã hội đang tồn tại một cách khách quan. Sáng chế. Loại thành tựu trong kĩnh vực khoa học và công nghệ. Các giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên lý kỹ thuật, tính sáng tạo và áp dụng được. 3.3. Vật mang thông tin. Các phương tiện trung gian để tiếp xúc được thông tin KH: Vật mang vật lý. Sách báo , băng âm, băng hình. Đặc biệt tạp chí khoa học. Vật mang công nghệ. Vật dụng được sản xuất cho ta hiểu được những thông tin về nguyên lý vận hành, công nghệ và vật liệu chế tạo ra nó. Ta chỉ có thể cảm nhận và hiểu được các thông tin liên quan đến vật phẩm này. Vật mang xã hội. Một người hoặc một nhóm người cùng chia sẻ một quan điểm khoa học, cùng theo một trường phái khoa học, cùng nuôi dưỡng một ý tưởng khoa học hoặc một bí quyết công nghệ. BÀI TẬP 1.1. Đưa ra một cách phân loại khoa học khác cách phân loại đã học. 1.2. Anh (chị) đang theo học lĩnh vực NCKH nào? Vì sao? 1.3. Cho ví dụ và phân biệt ba loại: Phát minh, phát hiện và sáng chế. Bài 2. LÝ THUYẾT KHOA HỌC Lý thuyết khoa học là gì? Các bộ phận hợp thành lý thuyết khoa học. Sự phát triển của lý thuyết khoa học. I. Khái niệm về lý thuyết khoa học 1.1. Khái niệm Hệ thống các ý tưởng giải thích sự vật hay một hệ thống luận điểm khoa học về đối tượng nghiên cứu của khoa học. Hình thức phát triển cao nhất của tri thức khoa học, cho ta hình ảnh hoàn chỉnh và hệ thống về các mối quan hệ cơ bản của các đối tượng và hiện tượng trong một lĩnh vực hiện thực đang được nghiên cứu. 1.1. Khái niệm Sự tập hợp những quy luật nền tảng và những khái niệm cơ bản về một lĩnh vực nào đó thành một hệ thống thống nhất, nhờ đó có thể khái quát hoá, hệ thống hoá, giải thích và cả tiên đoán các sự kiện và hiện tượng trong phạm vi lĩnh vực hiện thực đó. 1.2. Ví dụ. Chúng ta đưa ra hai ví dụ nhằm hình thành khái niệm thế nào là một lý thuyết khoa học. VD 1: Hình học Euclid Hình học Euclid dựa trên cơ sở công nhận, không cần chứng minh hệ thống 5 tiên đề sau: Hai điểm bất kỳ không trùng nhau xác định duy nhất một đường thẳng đó. Ba điểm bất kỳ không thẳng hàng xác định duy nhất một mặt phẳng. Nếu có ít nhất hai điểm khác nhau của một đường thẳng mà cùng thuộc về một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đó đều thuộc về mặt phẳng đó. Nếu hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng ít nhất còn có một điểm chung nữa. Từ một điểm ngoài một đường thẳng, có thể kẻ được duy nhất một đường thẳng song song với đường thẳng đó. Chân dung Euclid của Justus van Ghent vào thế kỉ 15 Sinh khoảng 330 TCN Nơi cư trú Alexandria, Ai Cập Quốc tịch Hy Lạp Ngành Toán học Nổi tiếng vì Hình học Euclid VD 2. Hình học phi Euclid Trong hình học Euclid, tổng các góc trong của một tam giác bằng 180°, nhưng trong hình học phi Euclid, tổng các góc đó không bằng 180°, phụ thuộc vào kích thước của tam giác. Hình học phi Euclid là bộ môn hình học dựa trên cơ sở phủ nhận ít nhất một trong số những tiên đề Euclid. Hình học phi Euclid được bắt đầu bằng những công trình nghiên cứu của Lobachevsky (được Lobachevsky gọi là hình học trừu tượng) và phát triển bởi Bolyai, Gauss, Riemann. VD 2. Hình học phi Euclid Hình học phi Euclid là cơ sở toán học cho lý thuyết tương đối của Albert Einstein, thông qua việc đề cập đến độ cong hình học của không gian nhiều chiều. Hình học Lobachevsky (còn gọi hình học hyperbolic) do nhà toán học Nga Nikolai Ivanovich Lobachevsky khởi xướng, dựa trên cơ sở bác bỏ tiên đề về đường thẳng song song. Lobachevsky giả thiết rằng từ một điểm ngoài đường thẳng ta có thể vẽ được hơn một đường thẳng khác, nằm trên cùng mặt phẳng với đường thẳng gốc, mà không giao nhau với đường thẳng gốc (đường thẳng song song). Từ đó, ông lập luận tiếp rằng từ điểm đó, có thể xác định được vô số đường thẳng khác cũng song song với đường thẳng gốc, từ đó xây dựng nên một hệ thống lập luận hình học logic. Nikolai Ivanovich Lobachevsky Sinh: 1 tháng 12 năm 1792, tại Nizhny Novgorod, Nga Mất: 24 tháng 2 năm 1856 tại Kazan, Nga Sinh Ngành: Hình học Nơi công tác:Đại học Kazan Nổi tiếng vì: Hình học phi Euclide * Nhà toán học Gauss đã mời ông làm viện sĩ nước ngoài Viện Hàn lâm Khoa học Gottingen. * Về đời riêng, ông lấy Varvara Alexivna Moisieva năm 1832 và có với bà bảy người con. * Hình học phi Euclid do Lobatchevsky xây dựng ngày nay mang tên Hình học Lobatchevsky. II. Các bộ phận hợp thành lý thuyết khoa học 2.1.Hệ thống khái niệm Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy, phản ánh những thuộc tính chung, bản chất của sự vật, quá trình, hiện tượng. Khái niệm gồm hai bộ phận hợp thành: Nội hàm - tất cả các thuộc tính bản chất của sự kiện và ngoại diên - tất cả các cá thể có chứa thuộc tính được chỉ ra trong nội hàm. 2.1.Hệ thống khái niệm Khái niệm có thể được thừa nhận hoặc được định nghĩa. Định nghĩa một khái niệm là tách ngoại diên của khái niệm đó ra khỏi khái niệm gần nó và chỉ rõ nội hàm. Có nhiều cách định nghĩa một khái niệm. VD. Đường thẳng là một khái niệm nguyên thủy không định nghĩa. Đường tròn được định nghĩa là đường cong khép kín có khoảng cách từ mọi điểm đến tâm bằng nhau hoặc bằng phương trình đường tròn. Phân loại khái niệm: chia ngoại diên thành các nhóm có nội hàm hẹp hơn. Đặc biệt là phân đôi khái niệm. VD. KN đường được phân đôi thành đường thẳng và đường cong. Đường cong được phân đường tròn và đường không tròn v.v 2.1.Hệ thống phạm trù Trong vô vàn những sự vật, hiện tượng, quá trình hỗn loạn của thế giới xung quanh con người cần tách riêng một thứ nào đó ra, tập trung sự chú ý vào nó, xác định những đặc điểm tiêu biểu và quy luật phát triển của nó, xem xét quan hệ qua lại của nó đối với những thứ khác Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định. . Như vậy, phạm trù không đơn giản là sự phân loại. Sự phân loại chỉ có được chỉ sau khi xác định phạm trù. 2.1.Hệ thống phạm trù Phạm trù được xác định nhờ thao tác mở rộng khái niệm đến tối đa. Mỗi bộ môn khoa học có hệ thống phạm trù riêng của mình, phản ánh những mối liên hệ cơ bản và phổ biến thuộc phạm vi khoa học đó nghiên cứu. VD: Phạm trù “đường”; “hàm số”; phạm trù “hàng hoá”, “tiền tệ”;phạm trù đạo đức, v.v Phạm trù triết học là những khái niệm chung, rộng nhất phản ánh những mặt, mối liện hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy: phạm trù “vật chất”, “ý thức” 2.3. Hệ thống qui luật Qui luật: Mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng, giữa các yếu tố cấu thành các thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Phân loại qui luật: qui luật riêng-tác động trong một phạm vi nhất định, những sự vật cùng loại; qui luật chung-tác động trong một phạm vi rộng hơn, những sự vật khác loại; qui luật phổ biến- tác động trong mọi lĩnh vực. 2.3. Hệ thống qui luật Mối liên hệ hữu hình: biểu diễn được bằng sơ đồ hoặc biểu thức toán học. VD. Liên hệ nối tiếp-đốt thanh sắt; liên hệ song song-hệ thống phòng ban; liên hệ hình cây- cây gia phả (dòng họ, thế hệ các nhà khoa học thuộc một trường phái); liên hệ mạng lưới- hệ thống bán hàng, hệ thống giao thông; liên hệ điều khiển học-đầu vào đầu ra; liên hệ tuyến tính, phi tuyến v.v... Mối liên hệ vô hình: còn lại. VD. Liên hệ hành chính, liên hệ tình cảm, trạng thái tâm lý, quan hệ huyest thống v.v… III. SỰ PHÁT TRIỂN LÝ THUYẾT K.H. Sự phát triển của khoa học bắt đầu từ những ý tưởng khoa học qua một quá trình đóng góp của nhiều thế hệ đạt tới đỉnh cao của một lý thuyết khoa học-ngành khoa học. Hướng nghiên cứu: chủ đề nghiên cứu thuộc một hoặc một số lĩnh vực khoa học được định hướng theo một mục tiêu (lý thuyết, ứng dụng , phương pháp luận). III. SỰ PHÁT TRIỂN LÝ THUYẾT K.H. Trường phái: Hướng nghiên cứu đặc biệt phát triển đến một cách nhìn mới đối với đối tượng nghiên cứu (VD. Hình học phi Euclid). Bộ môn khoa học: Hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về một đối tượng nghiên cứu. Ngành khoa học: Một lĩnh vực hoạt động xã hội về nghiên cứu khoa học hoặc đào tạo. Sergei Lvovich Sobolev Sinh 6 tháng 10, 1908, Saint Petersburg. Mất 1989 tại Moskva. Ngành:Toán học. Nơi công tác: Viện toán học Steklov (1934), Đại học THQG Moscow (MGU, 135-1957), viện phó của Viện Năng lượng Nguyên tử (1943-1957).Học trường Đại học Leningrad, 1929 Người hướng dẫn luận án TSKH: Nikolai Günter Nổi tiếng vì Không gian Sobolev, hàm suy rộng Ảnh hưởng tới Hàm gải tích, phương trình đạo hàm riêng. Giải thưởng: Stalin 1941 Sergei Lvovich Sobolev Sobolev giới thiệu một số khái niệm bây giờ là cơ sở cho một số lãnh vực khác nhau của toán học. Không gian Sobolev có thể được định nghĩa bằng điều kiện tăng dần của biến đổi Fourier; các định lý nhúng (Sobolev) là một chủ đề quan trọng trong giải tích hàm. Hàm số tổng quát (sau này được gọi là phân bố), được giới thiệu bởi Sobolev lần đầu tiên vào năm 1935 cho các nghiệm yếu, và được phát triển thêm bởi Laurent Schwartz; họ định nghĩa lại khái niệm đạo hàm. Cả hai phát triển này phát sinh trực tiếp từ các công trình của ông về phương trình đạo hàm riêng.. Vào năm 1956 Sobolev tham gia một nhóm các khoa học gia trong việc thiết lập hệ thống khoa học và giáo dục ở tầm mức lớn cho phần phía Đông của Liên Xô, kết quả là sự thành lập của Chi nhánh Siberia của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô. Ông là người thành lập và là viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học ở Novosibirsk, sau này mang tên ông, và đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập và phát triển Đại học Quốc gia Novosibirsk. Bài tập 2.1 2.1 2.3 Bài 3. LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC Quá trình hình thành luận điểm khoa học. Sự kiện khoa học Vấn đề khoa học. Giả thuyết khoa học. Luận điểm khoa học. I. Sự kiện khoa học Sự kiện khoa học là một sự vật hoặc hiện tượng chứa đựng các vấn đề đòi hỏi giải thích bằng tri thức khoa học (VD. Xã hội, vật lý, toán học v. v.) Sự kiện khoa học là điểm xuất phát của chủ thể nghiên cứu. Lựa chọn sự kiện khoa học là cơ sở để tìm kiếm chủ đề nghiên cứu. Người Nghiên cứu lấy sự kiện khoa học từ ngành học của mình hoặc từ hoạt động thực tiễn để bắt đầu các nghiên cứu của mình (VD). Từ sự kiện khoa học phát hiện các mâu thuẫn, đặt câu hỏi và tìm câu trả lời –bắt đầu NCKH và hình thành vấn đề nghiên cứu. II.Vấn đề khoa học. Vấn đề khoa học –vấn đề nghiên cứu là câu hỏi được đặt ra đứng trước mâu thuẫn giữa kiến thức khoa học chưa biết với việc phát triển tri thức đó ở mức cao hơn. Vấn đề khoa học bao gồm: vấn đề về bản chất của sự tìm kiếm và vấn đề về phương pháp nghiên cứu để giải quyết vấn đề đặt ra (VD). Phương pháp phát hiện vấn đề khoa học: lý thuyết và thực tiễn. Các tình huống của vấn đề khoa học: Có vấn đề nghiên cứu; không còn vấn đề-không phải nghiên cứu; xuất hiện vấn đề khác. Từ đó xây dựng giả thuyết khoa học cho nghiên cứu của mình. III. Giả thuyết khoa học. Giả thuyết khoa học (giả thuyết nghiên cứu) – kết luận giả định về bản chất sự vậtđược đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ. Giả thuyết khoa học là khởi điểm của mọi nghiên cứu khoa học. Một giả thuyết bị bác bỏ khẳng định trong khoa học không có bản chất như giả thuyết đã nêu ra. Giả thuyết là câu trả lời cho câu hỏi của vấn đề khoa học. Thuộc tính cơ bản của giả thuyết khoa học: Tính giả định, đa phương án và dị biến (dễ biến đổi). III. Giả thuyết khoa học. Tiêu chí của một giả thuyết khoa học: dựa trên cơ sở quan sát; không được trái với lý thuyết đã được xác nhận; có thể kiểm chứng. Có 4 loại giả thuyết: mô tả; giải thích; giải pháp (trong các nghiên cứu về giải pháp và giả thuyết dự báo. Thao tác đưa ra giả thuyết: suy luận diễn dịch-đi từ nguyên lý chung, qui luật chung đến những trường hợp riêng; quy nạp-hoàn toàn và không hoàn toàn; loại suy-quy nạp tương tự (nghiên cứu người trên chuột bạch. IV.Luận điểm khoa học Từ các giả thuyết khoa học hình thành luận điểm khoa học. Luận điểm khoa học trả lời câu hỏi “cần chứng minh điều gì?”. Luận điểm khoa học là một phán đoán về bản chất sự vật , là kết quả của những suy luận từ nghiên cứu lý thuyết hoặc quan sát thực nghiệm. Nghiên cứu khoa học là một quá trình xây dựng để đưa ra luận điểm khoa học và bảo vệ luận điểm khoa học của mình dựa vào các luận cứ khoa học. IV.Luận điểm khoa học Một công trình khoa học là là một văn bản trình bày và chứng minh luận điểm khoa học của tác giả duậ vào các luận cứ khoa học. Bài tập: 1.1 Xây dựng một luận điểm khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu của mình 1.2 Bài IV. KHẲNG ĐỊNH LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC Để khẳng định một luận điểm khoa học người nghiên cứu cần phải có đầy đủ các căn cứ khoa học để chứng minh luận điểm mình đưa ra, bao gồm tìm bằng chứng - luận cứ và cách sắp xếp luận cứ - luận chứng để chứng minh luận điểm khoa học. Luận cứ trả lời câu hỏi “chứng minh bằng cái gì?”. Luận chứng trả lời câu hỏi “chứng minh bằng cách nào?”. công Các luận điểm khoa học sau khi đã được khẳng đinh sẽ bố trên các công trình khoa học I. LUẬN CỨ KHOA HỌC 1.1. Đại cương về luận cứ khoa học Luận cứ là bằng chứng để chứng minh luận điểm, được xây dựng từ những thông tin từ tài liệu, quan sát hoặc thực nghiệm:luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn. Luận cứ lý thuyết là các luận điểm khoa học đã được chứng minh: tiên đề, định lý, định luật, qui luật đã được khoa học chứng minh và đương nhiên là cơ sở lý thuyết được sử dụng. Luận cứ thực tiễn là các phán đoán đã được xác nhận, được hình thành nhờ quan sát, thực nghiệm, phỏng vấn, điều tra. 1.2. Các phương pháp tìm luận cứ khoa học A. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Mục đích là tìm các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu: cơ sở lý thuyết, thành tựu khoa học, kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp, số liệu thống kê, chủ trương chính sách. Phân loại tài liệu: Tác phẩ kinh điển, sách chuyên khảo, sách tham khảo, sách giáo trình, tạp chí khoa học (Vd. Theo phân loại của HDCDGSNN, đặc biệt về tạp chí có chỉ số ISI), kỷ yếu hội nghị khoa hoc, các đề tài khoa học, các văn kiện chính thức, các tư liệu từ thông tin đại chúng và các thông tin từ internet. Đánh giá tài liệu: tác giả, nước xuất bản, nhà xuất bản, xếp loại tài liệu của thế giới. Từ đó có độ tin cậy để sử dụng và trích dẫn. Kiểm chứng các nguồn thông tin từ các tư liệu. ISI là viết tắt của “Institute for Scientific Information”( Viện Thông tin Khoa học). ISI được thành lập từ năm 1960. Điểm quan trọng nhất tạo nên tên tuổi của ISI là việc đưa ra đánh giá tổng quan khách quan và minh bạch một công trình khoa học, một tạp chí khoa học hay một nhà khoa học chỉ bằng một con số. Hiện nay ISI là cơ quan có uy tín và duy nhất đánh giá bao quát tất cả các lĩnh vực khoa học và có phân loại. Liên Hợp Quốc, các Chính phủ và các Tổ chức Quốc tế thường sử dụng thống kê của ISI trong quản lý và hoạch định các chính sách khoa học. Thống kê của Việt Nam về khoa học nếu không theo ISI thì sẽ bị lệch so với thống kê của các Tổ chức Quốc tế. Quỹ NAFOSTED Việt Nam đang sử dụng tiêu chuẩn có công trình đăng trên các tạp ISI như là một tiêu chí cứng để quyết định việc tài trợ nghiên cứu cho một nhà khoa học. Trên thế giới có khoảng hơn một trăm ngàn Tạp chí Khoa học. Tuy nhiên mới chỉ có gần 10.000 Tạp chí Khoa học có trong danh mục ISI. Trong số đó có: • Khoảng 6.800 trong SCI (Science Citation index) và SCIE (Science Citation index Expanded); • Khoảng 1860 trong SSCI (Social Science Citation index); • Khoảng 1200 trong A&HCI (Arts & Humanities Citation index).(nghệ thuật và nhân văn) Mỗi năm ban biên tập Thomson xem xét hơn 2000 tạp chí và chỉ có từ 10% đến 12% Tạp chí được lựa chọn vào ISI. Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có một Tạp chí Khoa học nào lọt vào danh sách xếp hạng danh mục ISI. B. Phương pháp thực nghiệm Thu thập thông tin qua quan sát trong điều kiện gây biến đổi đối tượng khảo sát và môi trường xung quanh có chủ định. Phân loại thực nghiệm. Trong phòng thí nghiệm: chủ động tạo dựng được các mô hình thực nghiệm và khống chế được các tham số. Hạn chế là không thể tạo ra đầy đủ những yếu tố của môi trường thực. Tại hiện trường: tiếp cận được các yếu tố hoàn toàn thực. Hạn chế là về khả năng khống chế các tham số và điều kiện nghiên cứu. Trong quần thể xã hội: được thực hiện trên một cộng đồng người, trong những điều kiện sống của họ. Loại thực nghiệm này được sử dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội, y học, tổ chức quản lý. Các loại thực nghiệm. - Thực nghiệm trên mô hình: Mô hình toán học- Lập mô hình theo ngôn ngữ toán học và sử lý trên máy tính trước khi đưa vào phòng thí nghiệm. Mô hình vật lý- mô phỏng đối tượng bằng vật liệu nhân tạo với qui mô nhỏ và có tính chất vật lý tương đồng. Mô hình sinh học – thay nghiên cứu cơ thể người trên những động vật khác. Mô hình xã hội- sử dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội (các lớp học thí điểm, các phương pháp quản lý thí điểm). C. Phương pháp phi thực nghiệm Quan sát. - Phương pháp quan sát : quan sát liên tục, quan sát định kỳ hay quan sát theo chu kỳ; quan sát mô tả, quan sát phân tích. - Phương tiện quan sát: trực tiếp (xem nghe), ghi băng hình, đo lường (máy đo địa chấn, xét nghiệm máu). Phỏng vấn. - Đối tượng phỏng vấn: chọn đối tượng khách quan theo chủ đề nghiên cứu. - Câu hỏi phỏng vấn: hệ thống câu hỏi chuẩn bị trước và các câu hỏi tình thế. Nên hỏi vào việc đối tượng được hỏi đang làm, tránh câu hỏi đánh giá và nhạy cảm. - Các loại phỏng vấn: chuẩn bị trước, không chuẩn bị trước, trao đổi trực tiếp, qua điện thoại. Phiếu điều tra. Lập bảng các câu hỏi điều tra phải thỏa mãn ba yêu cầu: Chọn mẫu, thiết kế câu hỏi và xử lý kết quả. - Chọn mẫu. Mẫu là đối tượng khảo sát được chọn từ khách thể. Các phương pháp chọn mẫu: lấy mẫu ngẫu nhiên- mỗi đơn vị lấy mẫu có cơ hội hiện diện trong mẫu bằng nhau; lấy mẫu hệ thống-một đối tượng nghiên cứu gồm nhiều đơn vị được đánh số. Lấy một số bất kỳ làm khoảng cách mẫu, cộng vào số thứ tự của mẫu đầu tiên (Vd. 100 trường phổ thông được đánh số ngẫu nhiên và lấy số 10 làm khoảng cách mẫu. Phát phiếu bắt đầu từ số 1, sau đó cộng với 10 là phát phiếu cho trường tiếp theo); lấy mẫu phân tầng (lớp)-đối tượng được chia thành nhiều lớp, mỗi lớp có đặc trưng đồng nhất; lấy mẫu hệ thống phân tầng- đối tượng gồm nhiều tập hợp không đồng nhất. Nguyên tắc chung là mỗi tập con đêu phai lấy ngẫu nhiên. - Thiết kế câu hỏi: đảm bảo khai thác cao nhất ý kiến cá nhân của từng người được hỏi; đặt câu hỏi vào những công việc cụ thể đến mỗi cá nhân; tránh câu hỏi đánh giá về người khác; phân tích cơ cấu xã hội-phân tích ý kiến các tầng lớp xã hội khác nhau; hệ thống câu hỏi được xếp theo thứ tự logic và theo phép suy luận. - Xử lý kết quả. Sử lý dựa trên cơ sở thống kê hoặc theo phương pháp có sẵn đã được lập trình cho máy tính. Hội nghị khoa học. Semenar khoa học. Sinh hoạt khoa học thường kỳ của các nhóm nghiên cứu. Cách tổ chức một semensr khoa học trong các cơ sở khoa học. Workshop. Những chuyên gia có uy tín được mời đến trình bày chuyên đề. Người tham dự được mời đến chủ yếu để học tập, cũng có thể được được trình bày báo cáo hoặc thảo luận. Conference. Tổ chức nhằm tổng kết một giai đoạn nghiên cứu theo một hướng nghiên cứu khoa học. Tập hợp lực lượng cho những nghiên cứu mới và quan trọng. Thường có phiên toàn thể coa các báo cáo mời là những chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu của hội nghị. Các tiểu ban sẽ có một số báo cáo được chỉ định và được thảo luận sâu một số chuyên đề. Congress. Đại hội khoa học thường có mục tiêu ở tầm chiến lược, như tổng kết một giai đoạn nghiên cứu của một ngành, địa phương, một quốc gia, liên quốc gia, quốc tế. Ra tuyên bố của một hướng nghiên cứu lớn, tập hợp lực lượng nghiên cứu mới và quan trọng, đưa khuyến nghị chính sách liên quan đến khoa học và công nghệ. Vd. ĐHTH ở VN-5 năm một lần, ĐHTH quốc tế 4 năm một lần (do hiệp hội toán học quốc tế tổ chức). Năm 2010 có 4 giải thưởng (Elon Lindenstrauss (Israel), Ngô Bảo Châu (Việt Nam/Pháp), Stanislav Smirnov, (Nga), Cédric Villani (Pháp)). II. LUẬN CHỨNG KHOA HỌC 2.1. Đại cương về luận chứng khoa học Luận cứ là cách thức , phương pháp tổ chức một phép chứng minh nhằm vạch rõ mối liên hệ giữa luận cứ khoa học với luận điểm khoa học. Có hai loại luận chứng: logic và ngoài logic-tiếp cận. Luận chứng logic bao gồm chuỗi các phép suy luận được liên kết theo một trật tự xác định. Luận chứng tiếp cận là sự lựa chọn, tìm cách thức xem xét sự kiện, có thể là toàn diện hoặc phiếm diện, để tìm được những thông tin tin cậy: tiếp cận hệ thống, tiếp cận lịch sử v.v. . 2.2. Xây dựng luận cứ khoa học Xử lý thông tin. Mục đích để xây dựng các luận cứ, khái quát hóa làm bộc lộ qui luật để chứng minh hoặc bác bỏ luận cứ. Xử lý thông tin định lượng là sử dụng thống kê toán học để xác định qui luật thống kê của tập hợp số liệu. Số liệu có thể được trình bày dưới các dạng: con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ (hình cột, hình quạt,tuyến tính), đồ thị. Xử lý thông tin định tính là xử lý logic những phán đoán về bản chất các sự kiện và thể hiện các liên hệ logic của các sự kiện. Kết quả sẽ giúp người nghiên cứu mô tả được các bản chất của sự kiện dưới dạng sơ đồ hoặc biểu thức toán học (Vd. Phương trình truyền nhiệt, phương trình truyền sóng) Xư lý sai số. Sai số ngẫu nhiên-sai số do cảm nhận chủ quan của người quan sát, sai số kỹ thuật- sai số do các yếu tố kỹ thuật gây ra một cách khách quan, sai số hệ thống-sai số do qui mô hệ thống được nghiên cứu. Xử lý các sai số này phải dựa trên các yêu cầu thực tế nhất quán và cơ sở khoa học (xác suất thống kê). Vd. Giả sử ta muốn xác định tổng số cá có trong hồ, ta bắt đầu bằng cách bắt lên n con cá (ví dụ n=50), đánh dấu chúng, sau đó lại thả xuống hồ cho chúng lẫn với những con khác. Sau đó lấy một mẫu cá bất kỳ trong hồ, tính tỷ lệ p cá bị đánh dấu trong mẫu đó (ví dụ mẫu có 20 con trong đó có 2 con có dấu, p=1/10). Khi đó giá trị n/p (=500) là một ước lượng cho tổng số cá có trong hồ. Nếu trong mẫu không có con cá nào bị đánh dấu, ta thực hiện lại trên một mẫu khác. B. Kiểm chứng giả thuyết khoa học Chứng minh trực tiếp là hình thức suy luận logic, trong đó tính xác thực của giả thuyết được rút ra trực tiếp từ tính xác thực của tất cả các luận cứ. Chứng minh gián tiếp được sử dụng khi không có đủ luận cứ để khẳng định luận điểm. Có hai loại chứng minh gián tiếp: phản chứng-đặt ngược lại với giả thuyết ban đầu và loại trừ-loại trừ một số khả năng để còn lại khả năng cần khẳng định. Phương pháp bác bỏ giả thuyết là hình thức chứng minh để chỉ rõ sai lầm của một giả thuyết. Bác bỏ giả thuyết thực hiện hoàn toàn giống như phép chứng minh: bác bỏ trực tiếp và bác bỏ gián tiếp. Bác bỏ trực tiếp chỉ cần yêu cầu bác bỏ một trong ba yếu tố cấu thành cấu trúc logic: luận điểm sai hoặc luận cứ sai hoặc luận chứng sai. BT. 1. Chọn một bài báo khoa học trong lĩnh vực nghien cứu của mình để minh họa cho bài học. 2. Phân tích một semenar trong cơ sở khoa học mình đang làm việc. Bài V. CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Bài báo khoa học Báo cáo khoa học Sách Luận văn khoa học Luận án khoa học I. Bài báo khoa học Bài báo khoa học là một công trình khoa học khẳng đinh một luận điểm khoa học của tác giả được công bố trên một tạp chí khoa học chuyên ngành. Cấu trúc của một bài báo khoa học được qui chuẩn bao gồm: - Tên bài báo: câu tiêu đề phản ánh cô đọng nhất nội dung nghiên cứu. - Tên các tác giả, nơi công tác, e-mail. - Tóm tắt nội dung (abstract): tóm tắt kết quả chính của bài báo. - Chỉ số phân loại lĩnh vực nghiên cứu: tùy từng loại tạp chí khoa học qui định. - Từ khóa (keywords). - Nội dung bài báo: đặt vấn đề-luận điểm khoa học, chứng minh luận điểm, kết luận (nếu cần). - Lời cám ơn (acknowledgments): cho các bài báo được tài trợ. Vd.” This research is funded by Vietnam national foundation for science and Technology development (NAFOSTED) under grant number 101.01-2011.30”. - Tài liệu tham khảo (refences). Các loại bài báo: bài báo tổng quan-được mời viết, bài báo công bố kết quả nghiên cứu mới, bài báo tốm tắt kết quả. ISSN (International Standard Serial Number) là mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ. Khi đã có chỉ số ISSN tạp chí sẽ được quốc tế thừa nhận chính thức và giới thiệu trên quy mô toàn cầu. Khác với sự xét chọn và phân loại theo chất lượng tạp chí khoa học ISI (Mỹ) hoặc Scopus của Nhà xuất bản Elsevier (Hà Lan), chỉ số ISSN của một tạp chí không liên quan đến chất lượng khoa học của các bài báo được đăng ở trong đó. Phân loại ISI. Viện Thông tin Khoa học (Institute for Scientific Information, ISI, Mỹ). ISI được thành lập từ năm 1960. Điểm quan trọng nhất tạo nên tên tuổi của ISI là việc đưa ra đánh giá tổng quan khách quan và minh bạch một công trình khoa học, một tạp chí khoa học hay một nhà khoa học chỉ bằng một con số. Hiện nay ISI là cơ quan có uy tín và duy nhất đánh giá bao quát tất cả các lĩnh vực khoa học và có phân loại. Liên Hợp Quốc, các Chính phủ và các Tổ chức Quốc tế thường sử dụng thống kê của ISI trong quản lý và hoạch định các chính sách khoa học. Thống kê của Việt Nam về khoa học nếu không theo ISI thì sẽ bị lệch so với thống kê của các Tổ chức Quốc tế. Quỹ NAFOSTED Việt Nam đang sử dụng tiêu chuẩn ISI như là một tiêu chí cứng để quyết định việc tài trợ nghiên cứu cho một nhà khoa học. ISI lúc đầu (năm 1960) chỉ bao gồm tập hợp SCI (Science Citation Index) với khoảng khoảng 4.000 tạp chí khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ có chất lượng cao và truyền thống lâu đời nhất trên thế giới ( Về sau SCI mở rộng thành tập hợp SCIE (Science Citation Index Expanded) với khoảng 7.000 tạp chí khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ xuất bản từ năm 1900 đến nay ( Hiện nay, ISI còn bao gồm tập hợp SSCI (Social Science Citation Index) với hơn 2.000 tập chí xuất bản từ năm 1956 đến nay và A&HCI (Arts & Humanities Citation Index) với hơn 1.200 tập chí xuất bản từ năm 1975 đến nay. Như vậy, ISI là tập hợp bao hàm cả SCI, SCIE, SSCI và A&HCI với tổng cộng khoảng 10.000 tạp chí khoa học có chất lượng cao, trong tổng số hàng trăm nghìn tạp chí "thượng vàng hạ cám" trên thế giới. Mỗi năm ban biên tập Thomson xem xét hơn 2000 tạp chí và chỉ có từ 10% đến 12% Tạp chí được lựa chọn vào ISI. Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có một Tạp chí Khoa học nào lọt vào danh sách xếp hạng danh mục ISI. Chất lượng của các tạp chí ISI chủ yếu được đánh giá dựa trên qui trình kiểm duyệt để đăng bài và các thống kê về chỉ số được trích dẫn của các bài báo đăng trên tạp chí đó thông qua chỉ số ảnh hưởng (Impact Factor, IF). Sơ đồ mô tả sự phân loại tạp chí khoa học theo ISI và chỉ số ISSN đối với tạp chí như sau ISBN SSCI (2.00 0) A&HCI (1.200) ISSN (1,3 tri?u) SCI (4.000) SCIE (7.000) ISI (10.000) Phân loại Scopus Scopus (được xây dựng từ tháng 11 năm 2004) của Elsevier (Hà Lan). Để được liệt kê vào danh sách Scopus, các tạp chí cũng được lựa chọn nghiêm ngặt. Số lượng tạp chí nằm trong Scopus gần gấp đôi số lượng nẳm trong ISI, nhưng không bao gồm tất cả mà chỉ chứa khoảng 70% số lượng tạp chí của ISI. Scopus chỉ bao gồm các bài báo xuất bản từ năm 1995 trở lại đây. Cách đánh giá chất lượng các tạp chí của Scopus cũng dựa vào chỉ số ảnh hưởng IF, nhưng trang web của Scopus ( rất tiện ích khi sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ tra cứu tài liệu đến đánh giá tình hình nghiên cứu khoa học của các cá nhân và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu. Các số liệu của Scopus đã được tổ chức xếp hạng (thế giới) các cơ sở nghiên cứu khoa học (SCIMAGO) ( sử dụng để đánh giá, xếp hạng các tạp chí khoa học và các cơ sở khoa học. Tạp chí toán học Acta Mathematica Vietnamica của Viện Toán học lần đầu tiên được lọt vào danh sách Scopus. Các quốc gia trong cộng đồng ASEAN như Malaysia đã có 48 tạp chí và Thái Lan đã có 21 tạp chí được công nhận để xếp vào hệ thống Scopus. Chỉ số H và IF Hệ số ảnh hưởng (Impact Factor, IF) là số lần trích dẫn hay tham khảo trung bình các bài báo mà tạp chí đã công bố hai năm trước. Những công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí có hệ số ảnh hưởng cao thường có chất lượng khoa học rất cao. Tuy nhiên, hệ số ảnh hưởng của tạp chí cũng còn phụ thuộc vào các ngành khoa học khác nhau. Năm 2005, nhà vật lý người Mỹ Jorge Hirsch đưa thêm chỉ số H (H-index). Một nhà khoa học có chỉ số H nếu trong số N công trình của ông ta có H công trình khoa học (H < N) có số lần trích dẫn của mỗi bài đạt được từ H trở lên. Như vậy, chỉ số H chứa đựng được cả hai thông tin: số lượng và tầm ảnh hưởng. Jorge Hirsch cũng đã xem xét chỉ số H cho một số nhà khoa học và đưa ra nhận xét rằng, các nhà khoa học Mỹ thành công (successful) sẽ có chỉ số H = 20 sau 20 năm; một nhà khoa học nổi tiếng (outstanding) sẽ có chỉ số H = 40 sau 20 năm; thiên tài khoa học (truly unique individual) sẽ có chỉ số H = 60 sau 20 năm. Jorge Hirsch cũng đã đề nghị rằng ở Mỹ một nhà khoa học có thể bổ nhiệm phó giáo sư (associate professor) nếu có chỉ số H khoảng 12 và giáo sư (full professor) nếu H vào khoảng 18. Các nhà khoa học được giải thưởng Nobel thường có chỉ số H trong khoảng từ 35 đến 100. Chỉ số H cao nhất của một số lĩnh vực khác như hoá - lý: 100, sinh học: 160, khoa học máy tính: 70, trong khi đó lĩnh vực kinh tế học có chỉ số H vào khoảng 40. II. Báo cáo khoa học Báo cáo khoa học được đăng trong các kỉ yếu hội nghị khoa học. Các nhà nghiên cứu tham dự hội nghị và muốn trình bày kết quả nghiên cứu của mình thường gửi bài báo để đăng vào kỉ yếu của hội nghị. Có hai loại báo cáo trong nhóm này: nhóm 1 gồm những báo cáo đầy đủ (proceedings), và nhóm 2 gồm những báo cáo tóm lược (abstracts). Những báo cáo xuất hiện dưới dạng “proceeding papers” thường ngắn (khoảng 5 đến 10 trang). Tùy theo hội nghị, đại đa số những bài báo dạng này không phải qua hệ thống bình duyệt. Cần nhấn mạnh rằng đây không phải là những bài báo khoa học bởi vì chúng chưa xuất hiện trên các tập san khoa học và qua bình duyệt nghiêm chỉnh. Các báo cáo tóm lược là những bản tin khoa học ngắn (chỉ dài từ 250 chữ đến 500 chữ) mà nội dung là tóm tắt một công trình nghiên cứu. Những bản tin này cũng không qua hệ thống bình duyệt. Tuyển tập các báo cáo hội nghi khoa học: sau các hội nghị khoa học có thể xuất bản các kỷ yếu hội nghị dưới dạng tyển tập hoặc xin số của một tạp chí khoa học. Các báo cáo được chọn lọc đăng trong kỷ yếu này phải qua khâu bình duyệt của một ban biên tập gồm các nhà khoa học có uy tín. Các báo cáo khi đó mới có giá trị về mặt khoa học và được tính như một công trình khoa học dưới dạng báo cáo khoa học được đăng trong kỷ yếu khoa học. Như vậy có hai loại kỷ yếu khoa học cần được phân biệt: kỷ yếu trước khi có hội nghị khoa học chỉ mang ý nghĩa thông báo, còn kỷ yếu sau hội nghị khoa học được xuất bản đã qua bình duyệt và có ban biên tập có uy tín mới được tính là công trình khoa học. III. Sách Sách chuyên khảo là một công trình khoa học hoàn thiện và hệ thống về một hướng nghiên cứu: đảm bảo tính hệ thống, tính hoàn thiện và tính mới đối với hướng nghiên cứu được trình bày. Các tài liệu tham khảo cho sách là các công trình khoa học chuyên về một lĩnh vực hoặc có liên quan. Sách chuyên khảo có thể do một hoặc một nhóm tác giả. Sách giáo trình. Sách được viết để giảng dạy cho các bộ môn trong các cơ sở đào tạo. Đây là loại sách được viết dựa trên một chương trình qui định và nhằm phục vụ cho việc trang bị kiến thức cơ bản cho một chuyên ngành khoa học. Tài liệu tham khảo thường ít và là các sách kinh điển. Sách có thể do một hoặc một nhóm tác giả. Phương pháp trình bày nhằm giúp người học đi từ các kiến thức từ dễ đến khó và mang tính sư phạm cao. Sách tham khảo. Sách viết về một vấn đề chuyên sâu cho một lĩnh vực nghiên cứu, không yêu cầu chặt chẽ về một hệ thống lý thuyết nào. Nội dung có thể trình bày các luận điểm khoa học dưới các góc độ khác nhau và có thể thuộc các khoa học liên ngành. Sách có thể do một hoặc một nhóm tác giả. IV. Luận văn khoa học Dành cho người được đào tạo, nó vừa mang tính chất một công trình khoa học vừa nhằm mục đích học tập nghiên cứu. Mục đích của luận văn khoa học: rèn luyện phương pháp và kỹ năng nghiên cứu khoa học, thể hiện kết quả nghiên cứu của một giai đoạn học tập, bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn. Các loại luận văn: Tiểu luận khoa học, luận văn cử nhân, đồ án tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ. - Tiểu luận (bài tập lớn): Nghiên cứu về một chủ đề trong quá trình học một môn học chuyên môn. Tiểu luận thường danh cho các sinh viên khá và được thầy bước đầu cho làm quen với công việc nghiên cứu khoa học. - Luận văn cử nhân (khóa luận tốt nghiệp): Chuyên khảo tổng hợp của sinh viên kết thúc chương trình học đại học để bảo vệ lấy bằng cử nhân. Luận văn thường được sử dụng trong các nghiên cứu lý thuyết, khoa học xã hội, nhân văn. Nội dung có thể là tổng kết hoặc cũng có kết quả mới. - Đồ án tốt nghiệp: Chuyên khảo tổng hợp của sinh viên kết thúc chương trình học đại học để bảo vệ lấy bằng kỹ sư hoặc cử nhân kỹ thuật. Bao gồm những nghiên cứu hoặc thiết kế về kỹ thuật, công nghệ. - Luận văn thạc sĩ: Chuyên khảo trình bày một cách có hệ thống của học viên cao học. Luận văn thạc sĩ thể hiện rõ chuyên ngành khoa học và hướng nghiên cứu tiếp tục. Nội dung luận văn có thể chỉ là hệ thống các vấn đề khoa học để phục vụ cho hướng nghiên cứu mở hoặc là các luận điểm khoa học mới. V. Luận án khoa học Luận án tiến sĩ: Chuyên khảo trình bày có hệ thống một chủ đề khoa học của nghiên cứu sinh để dành học vị tiến sĩ. Nội dung nghiên cứu là hoàn toàn mới. Tiến sĩ (Doctor of Philosophy, PhD) là người có đủ khả năng tiến hành nghiên cứu khoa học một cách độc lâp. Học vị tiến sĩ do trường đại học hoặc viên nghiên cứu cấp cho nghiên cứu sinh. Thời gian để hoàn thành luận án tiến sĩ có thể từ 3 đến 5 năm, có thể làm bán thời gian (part-time) hay toàn thời gian (full-time).Trước 1990 ở miền Bắc Việt Nam theo hệ thống giáo dục của Nga có hai loại bằng phó tiến sĩ (Кандидат Hаук), và tiên sĩ (Доктор Hаук). Kể từ khoảng sau 1990, để phù hợp với hệ thống văn bằng toàn cầu, Việt nam đã đổi lại tên (cách dịch theo nội dung khoa học): phó tiến sĩ (cũ) tương đương tiến sĩ (mới-PhD), tiến sĩ (cũ) tương đương tiến sĩ khoa học (Доктор Hаук - Doctor of Science-Doc.Sci.) Trong giai đoạn phong kiến, tại các cuộc thi Nho học của Việt Nam, học vị tiến sĩ được trao cho những người đỗ tất cả ba kỳ thi: thi Hương, thi Hội và thi Đình, được ghi danh trong khoa bảng (trừ thời nhà Nguyễn, có thêm học vị Phó bảng không phải là tiến sĩ, nhưng cũng được chấm đỗ ba kỳ thi trên). Thời nhà Trần những người đỗ tiến sĩ được gọi là Thái học sinh. Luận án tiến sĩ khoa học: - Tại Nga. Tiến sĩ khoa học là người mở ra một hướng nghiên cứu mới trong khoa học. - Tại Pháp. Tiến sĩ khoa học ra đời năm 1808 và không còn dùng nữa kể từ sau cải cách năm 1974 khi Pháp thống nhất học vị tiến sĩ của các ngành khác nhau thành một học vị duy nhất là tiến sĩ để tránh nhầm lẫn. Bằng HDR (Habilitation à diriger les recherches -tạm dịch : (đủ) năng lực, tư cách để hướng dẫn nghiên cứu),, là tên của một văn bằng quốc gia của giáo dục đại học Pháp được tạo ra vào năm 1984 theo Luật Savary . Bằng HDR không phải là một văn bằng với mục đích xác nhận kết quả của quá trình học tập ở bậc đại học và cao hơn và là tiêu chuẩn để được bổ nhiệm là giáo sư tại các trường đại học, điều hành một nhóm nghiên cứu, hướng dẫn hoặc làm phản biện cho luận án tiến sĩ. Người xin cấp bằng HDR không nhất thiết phải có trình độ tiến sĩ. - Tại Ireland, các nước thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh và Ấn Độ. Tiến sĩ khoa học chỉ còn là một danh hiệu có tính chất tôn vinh, dành cho các cá nhân có đóng góp đặc biệt cho một ngành nào đó, không phải dành cho các thành tựu hàn lâm cụ thể. - Tại Bắc Mỹ không có tiến sĩ khoa học. Bai tập. Bài VI. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ Lựa chọn đề tài Xây dựng đề cương nghiên cứu Thu thập xử lý thông tin Viết luận văn Viết tóm tắt luận văn Để phát triển thành luận văn thạc sĩ thành luận án tiến sĩ I. Lựa chọn đề tài Đề tài được chỉ định. - Một phần đề tài của người hướng dẫn hoặc các cơ sở đào nghiên cứu khoa học đang làm. - Đề tài được chỉ định trước để cử học viên đi học. - Người hướng dẫn chỉ ra các đề tài mới. Đề tài tự chọn. Học viên trong quá trình công tác và học tập tự mình tìm được các đề tài nghiên cứu. Khi đó cần phải kiểm tra các điều kiện: - Đề tài có ý nghĩa khoa học hay thực tiễn không? - Đề tài có cần nghiên cứu không? - Có đủ điều kiện thực hiện đề tài không? - Có phù hợp với chuyên ngành học không? II.Đề cương nghiên cứu 2.1. Nội dung đề cương Lý do chọn đề tài: vì sao lại chọn đề tài. Lịch sử vấn đề: quá trình hình thành hướng nghiên cứu, những người nghiên cứu gần nhất. Nhiệm vụ (mục tiêu) nghiên cứu: sẽ làm gì. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu cái gì và ở mức độ nào. Giả thuyết khoa học: luận điểm khoa học. Phương pháp nghiên cứu. Kết quả dự kiến. 2.2. Cấu trúc luận văn Trang bìa: Bìa chính-bìa cứng và bìa phụ- lót bìa (xem mẫu) Lời cám ơn: bày tỏ tình cảm với cá nhân và tập thể tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Phần này không quá 01 trang đánh máy. Lời cam đoan: cam đaon số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rỗ nguồn gốc. Phần này không quá ¼ trang đánh máy. Bảng ký hiệu và các chữ viết tắt: tùy thuộc vào đề tài nghiên cứu có thể có các ký hiệu hoặc chữ viết tắt. Mục lục. Phần mở đầu: lý do nghiên cứu, lịch sủ vấn đề, đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu. Nội dung. Chương I giới thiệu luận điểm khoa học. Một số khái niệm cần làm rõ và đưa và đưa vào các cơ sở lý thuyết cần thiết để xây dựng luận điể khoa học. Chương II chứng minh luận điểm khoa học . Chương này là chương chính và có thể chia thành nhiều phần nhỏ hoặc tách thành các chương tùy thuộc vào từng nội dung nghiên cứu. Kết luận. Trình bày những kết quả mới của luận văn một cách ngắn gọn, không có lời bàn và bình luận thêm. Kiến nghị và các hướng mở. Danh mục công trình của tác giả: các công trình và báo cáo khoa học nếu có. Tài liệu tham khảo: Ghi theo qui định. Phụ lục: Các tài của tác giả liệu liên quan đến luân văn nếu có. Để có được văn bằng tiến sĩ, ứng viên phải đạt hai điều kiện. Thứ nhất, ứng viên phải có kiến thức uyên bác và làm chủ kiến thức về một đề tài khoa học. Thứ hai, ứng viên phải mở rộng hay phát triển thêm tri thức về đề tài đó. Để làm chủ đề tài nghiên cứu, nghiên cứu sinh phải tìm đọc và cố gắng hiểu tất cả những gì đã viết hay công bố về đề tài đó. Không như ở bậc cử nhân, kiến thức thường có thể tìm thấy trong sách giáo khoa, đối với bậc tiến sĩ kiến thức thường được tìm trong các tập san khoa học. Để mở rộng kiến thức về một đề tài, nghiên cứu sinh phải làm nghiên cứu khoa học theo sự hướng dẫn của thầy, cô. Chính phần nghiên cứu khoa học này phân biệt giữa tiến sĩ và các chương trình cử nhân hay thạc sĩ. Học tiến sĩ thực chất là làm nghiên cứu khoa học, không có nghiên cứu khoa học thì không thể trở thành tiến sĩ được. Nghiên cứu khoa học ở cấp tiến sĩ phải thể hiện một đóng góp mới vào tri thức cho chuyên ngành mà không nhất thiết phải mang tính ứng dụng thực tiễn. Tri thức mới ở đây bao gồm việc phát hiện mới, khám phá mới, hay cách diễn giải mới cho một vấn đề cũ, hay ứng dụng một phương pháp mới để giải quyết một vấn đề cũ,... Những tri thức như thế có thể không có khả năng ứng dụng trong tương lai gần, nhưng có thể góp phần thúc đẩy chuyên ngành phát triển một mức cao hơn. Học tiến sĩ không chỉ là hoàn tất luận án vì luận án chỉ là một phần của chương trình đào tạo. Luận án là một báo cáo có hệ thống những phương pháp và kết quả nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Do đó, luận án chỉ là một tiêu chuẩn quan trọng trong các tiêu chuẩn để được cấp bằng tiến sĩ. Ngoài luận án ra, nghiên cứu sinh phải đáp ứng 6 tiêu chuẩn cơ bản: Phải chứng tỏ mình có những kiến thức cơ bản về khoa học, và những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu mà mình theo đuổi. Phải am hiểu các tài liệu nghiên cứu cần thiết về lĩnh vực chuyên môn mình theo học, và phải có khả năng cập nhật hóa kiến thức cũng như tất cả những phát triển mới liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Phải chứng tỏ kĩ năng phát hiện vấn đề hay đặt câu hỏi có ý nghĩa cho nghiên cứu chuyên ngành của mình. Phải làm chủ được phương pháp nghiên cứu khoa học hay phương pháp thí nghiệm cơ bản. Phải chứng tỏ đã đạt được những kĩ năng về truyền đạt thông tin, kể cả trình bày kết quả nghiên cứu trong các diễn đàn khoa học quốc gia và quốc tế, khả năng viết báo cáo khoa học. Phải chứng tỏ đã nắm vững kĩ năng thiết kế một công trình nghiên cứu và độc lập trong nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu sinh cũng cần phải công bố vài bài báo khoa học trên các tập san khoa học quốc tế trước khi viết luận án. Công bố quốc tế là một hình thức tốt nhất vì qua đó mà đồng nghiệp khắp thế giới có thể thẩm định chất lượng của công trình nghiên cứu và luận án của nghiên cứu sinh. Công bố quốc tế là một điều gần như tất yếu trong quá trình học tiến sĩ ở các đại học ở châu Âu, Hoa Kỳ và Úc. Tại những nơi này, nghiên cứu sinh được khuyến khích hoặc gần như bắt buộc phải công bố vài bài báo khoa học trước khi viết luận án tiến sĩ. Ở một số nước Bắc Âu, luận án tiến sĩ thực chất là tập hợp một số bài báo khoa học đã công bố trên các tập san quốc tế. Ngày nay, các đại học lớn ở Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,... cũng có qui định tương tự. Số bài báo khoa học cần thiết để có thể bảo vệ luận án tiến sĩ tùy thuộc vào qui định của trường đại học, của khoa chuyên ngành. Những qui định này rất khác nhau giữa các trường ngay cả trong cùng một nước. Chẳng hạn như trong các khoa xã hội và kinh tế học, yêu cầu bài báo khoa học không được đặt nặng bằng các khoa khoa học tự nhiên và thực nghiệm. Ở Hoa Kỳ người ta không có những qui định “cứng” phải có bao nhiêu bài báo khoa học để viết luận án tiến sĩ, vì nghiên cứu sinh phải học "coursework" một thời gian trước khi bắt tay vào nghiên cứu. Ở Anh và Úc, nghiên cứu sinh hoàn toàn làm nghiên cứu mà không có "coursework", nhưng cũng không có qui định trên giấy trắng mực đen bao nhiêu bài báo. Tuy nhiên, có qui ước ngầm theo kiểu truyền miệng là một luận án tiến sĩ cần phải có ít nhất là 2 bài báo khoa học, tốt hơn là ít nhất 3 bài báo khoa học, cộng với các bài khác chưa công bố. Học vị tiến sĩ là một học vị cao nhất trong hệ thống giáo dục đại học. Ở các nước phương Tây, xã hội kính trọng những người có học vị tiến sĩ và gọi họ bằng danh xưng "Doctor". Hầu hết các trường đại học đều đòi hỏi các giảng viên và các giáo sư phải có bằng tiến sĩ. Đa số các nhà nghiên cứu ở các phòng nghiên cứu chuyên nghiệp đều có bằng này. Tuy vậy, không phải ai có bằng tiến sĩ cũng hành nghề dạy học hay nghiên cứu, và ngược lại không phải tất cả những giảng viên đại học hay nhà nghiên cứu phải có bằng tiến sĩ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxbai_giang_ve_phuong_phap_luan_nghien_cuu_2254.pptx
Luận văn liên quan