Bài học từ gói Kích cầu - Hướng đi cho Việt Nam đối phó với Khủng Hoảng

TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài Kể từ cuộc Đại suy thoái 1929-1933, chưa từng có cuộc khủng hoảng nào có tác động mạnh mẽ, nặng nề và lan tỏa tới nhiều quốc gia trên thế giới như cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay; và Việt Nam lần đầu tiên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng Đông Á năm 1997. Nhận thấy những tác động mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, chúng tôi quyết định phân tích và đề ra các biện pháp để đối phó với khủng hoảng của nước ta, đặc biệt nhấn mạnh gói kích cầu, từ đó tìm ra những thành tựu, khuyết điểm, và cuối cùng đưa ra những bài học đề xuất cho tương lai. 2. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài Chúng tôi đã phân tích rất kỹ trên nhiều phương diện của cuộc khủng hoảng toàn cầu và nền kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu này đưa ra một số đóng góp chính như sau: Phân tích xu hướng tác động của khủng hoảng thế giới - so sánh mức độ tác động của Đại Suy Thoái và Khủng hoảng toàn cầu hiện nay. Từ đó điểm qua những tác động cuộc khủng hoảng toàn cầu đến Việt Nam, và sự cần thiết phải đưa ra gói kích cầu của Chính Phủ. So sánh phản ứng chính sách của chính phủ các nước trên thế giới thông qua cuộc Đại suy thoái và cuộc Khủng hoảng toàn cầu hiện nay để thấy xu hướng phản ứng các chính sách. Từ đó phân tích cụ thể gói kích cầu để cho thấy rõ quan điểm của Chính phủ Việt Nam đối phó với khủng hoảng như thế nào. Đề xuất một số gợi ý cho Chính phủ nên kích cầu vào những khu vực nào cho hợp lý. Đo lường tác động của các chính sách phản ứng cuả các nước trên thế giới thông qua các mô hình hiện đại; từ đó đánh giá hiệu quả gói kích cầu Việt Nam. Đưa ra những bài học và tiến hành đề xuất những giải pháp với mục đích để Việt Nam chống khủng hoảng thành công trong tương lai, hoặc nếu bị tác động bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu thì cũng chỉ ở mức độ nhẹ. 3. Mục tiêu nghiên cứu Chúng tôi đã phân tích rất kỹ trên nhiều phương diện của cuộc khủng hoảng toàn cầu đến Việt Nam: từ việc so sánh mức độ trầm trọng cuộc khủng hoảng hiện nay so với Đại suy thoái, phân tích tác động cuộc khủng hoảng toàn cầu đến Việt Nam - sự cần thiết của gói kích cầu; cho đến việc so sánh các phản ứng chính sách của chính phủ các nước đối phó cuộc khủng hoảng trong giai đoạn Đại suy thoái và cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay, “mổ xẻ” gói kích cầu; đưa ra các biện pháp nên kích cầu ở đâu cho hợp lý; rồi đến đo lường tác động các chính sách phản ứng trên thế giới, phân tích những mặt tích cực và tiêu cực của gói kích cầu, tất cả chỉ nhằm mục đích duy nhất: Mục tiêu đưa ra những đề xuất để Việt Nam chống khủng hoảng thành công trong tương lai, hoặc nếu bị tác động bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu thì cũng chỉ ở mức độ nhẹ; đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang gia nhập vào thị trường tài chính một cách mạnh mẽ. Để đạt được mục tiêu quan trọng trên, ngoài việc chúng tôi tiến hành phân tích gói kích cầu của những nước khác để thấy được triết lý hiện đại trong biện pháp chống suy thoái, chúng tôi đặc biệt nhận thấy rằng chính phủ cần phải đặc biệt giải quyết triệt để một số “căn bệnh” để xây dựng nền kinh tế hiện đại, vững chắc. Đây mới chính là nền tảng vững chắc để nền kinh tế Việt Nam ít chịu tác động từ cuộc khủng hoảng. Và khi bị tác động đến nền kinh tế thì sẽ có những biện pháp kịp thời, hợp lý để chống khủng hoảng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu bao gồm: các chỉ tiêu đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam phản ánh tác động của cuộc Khủng hoảng kinh tế thế giới; chính sách kích cầu của Chính phủ Việt Nam đối phó với khủng hoảng; và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới đã đối phó với khủng hoảng như thế nào để từ đó đưa ra bài học và hướng đi hiệu quả cho Việt Nam. Thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ những tháng cuối năm 2008 đến những tháng đầu năm 2009 đối với các chỉ tiêu kinh tế chịu tác động từ Khủng hoảng; và giai đoạn từ tháng 12 năm 2008 đến những tháng cuối năm 2009 đối với gói kích cầu của Chính Phủ. 5. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, thống kê mô tả đóng vai trò chủ đạo trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này. 6. Kết cấu của bài nghiên cứu Lời mở đầu Chương 1: Khủng hoảng kinh tế thế giới và ảnh hưởng tới Việt Nam – Sự cần thiết của gói kích cầu Chương 2: Các phản ứng chính sách của Chính Phủ đối phó với khủng hoảng Chương 3: Kích cầu vào đâu là hợp lý Chương 4: Đánh giá hiệu quả gói kích cầu Chương 5: Bài học – Đề xuất những biện pháp để Việt Nam chống khủng hoảng thành công trong tương lai Lời kết MỤC LỤC TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1 MỤC LỤC . 3 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ . 5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 7 LỜI MỞ ĐẦU 8 CHưƠNG 1: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ ẢNH HưỞNG TỚI VIỆT NAM – SỰ CẦN THIẾT CỦA GÓI KÍCH CẦU 9 1.1 Xu hướng tác động của khủng hoảng thế giới – So sánh mức độ tác động của Đại suy thoái và Khủng hoảng toàn cầu hiện nay 9 1.2 Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến Việt Nam trên phương diện lý thuyết 12 1.3 Phân tích tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến Việt Nam qua các chỉ tiêu cụ thể 14 1.3.1 Tác động đến hệ thống tài chính . 14 1.3.2 Tác động đến nền kinh tế 14 1.3.2.1 Tăng trưởng kinh tế 14 1.3.2.2 Xuất khẩu . 15 1.3.2.3 Đầu tư nước ngoài 19 1.3.2.4 Tiêu dùng 21 1.3.2.5 Doanh nghiệp . 21 1.3.2.6 Lao động . 21 1.3.2.7 Tác động khác 22 1.4 Sự cần thiết của gói kích cầu 22 CHưƠNG 2: CÁC PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI PHÓ VỚI KHỦNG HOẢNG . 24 2.1 Xu hướng các phản ứng chính sách chính phủ các nước thế giới đối phó với khủng hoảng – một bước tiến mới từ bài học Đại suy thoái . 24 2.2 Các phản ứng chính sách của Chính Phủ Việt Nam đối phó với khủng hoảng 25 2.2.1 Chính sách tiền tệ 26 2.2.2 Chính sách tài khóa . 27 2.2.2.1 Chi tiêu của chính phủ 27 2.2.2.2 Chính sách giảm thuế . 34 CHưƠNG 3: KÍCH CẦU VÀO ĐÂU LÀ HỢP LÝ 39 3.1 Xem xét ảnh hưởng về kích cầu trong thành phần tổng cầu . 39 3.2 Xem xét ảnh hưởng về kích cầu theo ngành kinh tế . 39 3.3 Xem xét ảnh hưởng về kích cầu theo vùng . 40 3.4 Xem xét ảnh hưởng về kích cầu theo đối tượng 42 3.4.1 Đối với người dân 43 3.4.2 Đối với khu vực doanh nghiệp 45 3.4.3 Đối với các hạng mục chi tiêu của chính phủ trong gói kích cầu 45 CHưƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GÓI KÍCH CẦU . 49 4.1 Đo lường tác động các phản ứng chính sách của các nước trên thế giới . 49 4.2 Đánh giá hiệu quả gói kích cầu Việt Nam 57 4.2.1 Xét về tính kịp thời 58 4.2.1.1 Về mặt chính sách 58 4.2.1.2 Về mặt thực thi . 60 4.2.2 Xét về mặt đúng đối tượng 62 4.2.3 Xét về tính chất ngắn hạn 63 4.2.4 Những thành tựu từ gói kích cầu . 65 4.2.5 Những mặt tiêu cực của gói kích cầu 66 CHưƠNG 5 : BÀI HỌC – ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ VIỆT NAM CHỐNG KHỦNG HOẢNG TRONG TưƠNG LAI . 67 5.1 Bài học 1 - Căn bệnh bất ổn kinh tế vĩ mô . 67 5.1.1 Nhìn lại bất ổn kinh tế 2008 - Nguồn gốc sâu xa suy thoái Việt Nam 67 5.1.2 Giải quyết những bất ổn vĩ mô 68 5.2 Bài học 2 - Căn bệnh mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu – thu hút vốn nước ngoài 70 5.2.1 Chuyển đổi mô hình tăng trưởng xuất khẩu sang chú trọng thị trường nội địa 70 5.2.2 Cơ cấu lại xuất khẩu 71 5.3 Bài học 3 - Bài học từ gói kích cầu các nước - một bước đổi mới trong tư duy 72 5.3.1 Các biện pháp chống suy thoái ở một số nước 72 5.3.2 Bài học từ biện pháp chống khủng hoảng các nước- một bước đổi mới trong tư duy 76 5.3.3 Bài học định hướng phân bổ vốn . 78 5.3.4 Bài học từ cuộc chống suy thoái ở Việt Nam 82 KẾT LUẬN . 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC 1 . 91 PHỤ LỤC 2 . 109

pdf116 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4243 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài học từ gói Kích cầu - Hướng đi cho Việt Nam đối phó với Khủng Hoảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng yếu kém trong nền kinh tế để lo cho mục tiêu tƣơng lai. Gắn tăng trƣởng với chất lƣợng. Còn Việt Nam đi theo lối kinh tế hoc cũ kỹ, đó là kích cầu là phải đạt đƣợc những mục tiêu ngắn hạn, kịp thời, đúng đối tƣợng. Mục tiêu đối phó khủng hoảng Việt Nam chỉ là cái trƣớc mắt: ổn định vĩ mô, duy trì việc làm để duy trì tăng trƣởng kinh tế. Trong khi gói kích cầu phần lớn là gói bù lãi suất 14% hỗ trợ các doanh nghiệp chống đỡ khủng hoảng, duy trì việc làm. Trong khi chúng ta hãy nhìn lại xem những doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ là những doanh nghiệp nào? Đó phần lớn là những doanh nghiệp xuất khẩu, phần lớn thâm dụng lao động. Nhà nƣớc muốn bổ sung tài chính cho những doanh nghiệp này duy trì việc làm, chờ cầu thế giới tăng để phục hồi. Tuy nhiên, nhƣ chúng tôi đã phân tích, những doanh nghiệp này toàn là những doanh nghiệp gia công, giá trị gia tăng rất thấp, không sử dụng công nghệ cao. Chẳng lẽ chúng ta lại muốn duy trì cơ cấu xuất khẩu nhƣ vậy sao. Singapore một nƣớc xuất khẩu nhƣ nƣớc ta, đứng trƣớc cuộc khủng hoảng, họ cũng đã kích cầu. Điều họ muốn kích đầu tiên là cơ sở hạ tầng, tuy nhiên cỏ sơ ha tầng của họ quá hiện đại nên kích vào không nhiều. Vậy thì họ đã kích vào đâu? Thay vì chi tiền bổ sung vốn duy 77 trì việc làm để duy trì việc làm cho những doanh nghiệp khó khăn, họ sẵn sàng để những doanh nghiệp làm an không hiệu quả phá sản, lấy số tiền này đào tạo lại những ngƣời thất nghiệp này theo hƣớng cơ cấu lại kinh tế cho phù hợp. Kích cầu của họ là để nhìn về tƣơng lai, gắn chất lƣợng với tăng trƣởng. Quan điểm của Singapore cũng tƣơng tự nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản...: Kích cầu không chỉ gia tăng việc làm mà còn tạo nền tảng tƣơng lai vững chắc. Việt Nam giống nhƣ một ngôi nhà, mà khi ngôi nhà này bị dột thì lấy áo mƣa che lại cho đỡ bị dột, dột ở đâu thì che lại ở đó, và suốt đời chỗ dột đó vẫn sẽ bị dột. Trong khi đối với những nƣớc khác, họ tiến hành chi tiền sửa chữa kiễm tra chỗ bị dột đó, để tƣơng lai không còn bị dột nữa. Việt Nam cơ sở hạ tầng không tốt, cơ cấu kinh tế méo mó, bất ổn kinh tế vĩ mô, tại sao lại không chi tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng, cải cách lại cơ cấu kinh tế. Tại sao chúng ta không dám từ bỏ cái trƣớc mắt là tăng trƣởng có thể chậm hơn nhƣng đƣợc cái lâu dài là tăng trƣởng bền vững. Việc kích cầu vào đầu tƣ cơ sở hạ tầng của chính phủ đặc biệt là khu vực nông thôn sẽ tạo ra sức lan tỏa tổng cầu lớn hơn (nhƣ chứng minh trong phần 3), chi cho giáo dục, y tế, công nghệ..., những nền tảng tƣơng lai, cũng sẽ tạo ra sức cầu rất lớn. Bên cạnh bài học kết hợp mục tiêu ngắn hạn với trung và dài hạn, kết hợp tăng trƣởng với chất lƣợng, chúng tôi còn nhận thấy các nƣớc phát triển dƣờng nhƣ nhận thấy kích vào cơ sở hạ tầng thông qua chi tiêu của chính phủ, chú trọng kích vào tiêu dùng nội địa nhƣ Mỹ sẽ tạo ra số nhân lớn nhất, có tác dụng tăng tổng cầu, kích thích kinh tế. Mỹ chú trọng thị trƣờng nội địa, chủ động lấy nội địa là nền tảng vƣợt qua suy thoái. Trong khi chúng ta lại chỉ lo hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vƣợt qua suy thoái, chờ thế giới phục hồi để thoát khủng hoảng, tức chúng ta chống suy thoái ở thế bị động. Trong trƣờng hợp này, ắt hẳn thế chủ động lấn át hoàn thế bị động. TÓM LẠI, thông qua phân tích gói kích cầu các nƣớc, chúng tôi rút ra bài học nhƣ sau: “Kích cầu nên hƣớng tới mục tiêu lâu dài - tăng trƣởng phải kết hợp với bền vững” Bài học quan trọng cho chúng ta là mục tiêu kích cầu kích thích nền kinh tế không chỉ để chống suy thoái trong ngắn hạn mà hãy vạch ra những mục tiêu rõ ràng, cụ thể nhắm vào nền tảng phát triển vững chắc cho tƣơng lai. Đừng lo chống thất nghiệp trƣớc mắt mà phải trả giá cho hậu khủng hoảng vì sự tăng trƣởng thiếu bền vững. Không nên chú trọng quá nhiều vào tốc độ tăng trƣởng mà nên chú trọng đến chất lƣợng tăng trƣởng mà đặc biệt trong điều kiện các cân đối vĩ mô tuy ổn định nhƣng chƣa vững chắc, hiệu quả đầu tƣ chƣa đƣợc cải thiện. Trong bối cảnh thâm hụt, cơ cấu chi, hiệu quả chi và khả năng kiểm soát chi thể hiện dấu hiệu thiếu bền vững của ngân sách khi chính phủ phần lớn tài trợ cho doanh nghiệp yếu, doanh nghiệp nhà nƣớc thua lỗ trong mục tiêu chống suy thoái bởi các khoản chi tiêu này của chính phủ không tạo nên nguồn thu trong tƣơng lai và gây sức ép cho bội chi mới. Do đó, chúng ta cần tập trung kích thích kinh 78 tế thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, cải tiến công nghệ, năng lƣợng. Những gói chi tiêu này không những là nền tảng phát triển kinh tế bền vững trong tƣơng lai mà còn tạo ra hệ số nhân lớn giúp tăng tổng cầu nhanh, gia tăng việc làm, kích thích nền kinh tế trong ngắn hạn. Sẵn sàng để những doanh nghiệp không hiệu quả phá sản, lấy số tiền kích cầu đào tạo lại nghề trên định hƣớng cơ cấu kinh tế lại của chính phủ: phát triển những những ngành nghề thâm dụng lao động không những xuất khẩu mà còn nên hƣớng vào thị trƣờng nội địa, loại bỏ những doanh nghiệp xuất khẩu mang tính gia công, thay vào đó thay thế bằng những doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao. Điều quan trọng không chỉ là khôi phục lại tốc độ tăng trƣởng cao mà chủ yếu là tăng trƣởng bằng cái giá nào, hiệu quả và chất lƣợng ra sao, với một cơ cấu kinh tế thế nào. Việt Nam không nên quá chú trọng vào tốc độ tăng trƣởng cao, dù chỉ là 6% - 6,5%, nên coi đây là quãng thời gian chứa đựng cơ hội lớn để đẩy mạnh cải cách, tạo lập các cơ sở thể chế bền vững cho quá trình tăng trƣởng lâu dài. Đó là tầm nhìn cho một “cuộc chơi” lớn.  Thành lập tổ tranh tra, giám sát gói kích cầu Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy họ đã thành công khi kích cầu đúng đối tƣợng với số tiền kích cầu khổng lồ. Do số tiền kích cầu khổng lồ, nên Trung Quốc đã thành lập tổ tranh tra giám sát việc thực hiện gói kích cầu, kích vào đâu, giám sát tới đó. Điều này không những đảm bảo cho gói kích cầu đúng đối tƣợng mà còn làm gia tăng tính hiệu quả của đồng vốn kích cầu, kiểm soát đƣợc dòng vốn chảy vào đâu, tránh bị tham nhũng, lãng phí, chảy vào những khu vực nhạy cảm của nền kinh tế nhƣ chứng khoán, bất động sản. Kinh nghiệm này của Trung Quốc đáng để chúng ta học tập kinh nghiệm. Trong thời gian vừa qua, chúng ta xuất hiện tƣợng lãng phí, tham nhũng, kích vào không đúng đối tƣợng. Do đó, cần thiết thành lập tổ tranh tra, giám sát gói kích cầu đặc biệt khi trong tƣơng lai khi chúng ta hội tài chính thế giới sâu hơn thì khủng hoảng tác động mạnh hơn, lúc đó gói kích cầu sẽ lớn hơn, khó quản lý dòng chảy vốn hơn. 5.3.3 Bài học định hƣớng phân bổ vốn Một kết quả có thể nhận thấy là ở cả Việt Nam và Trung Quốc đều có một sự gia tăng mạnh mẽ của nguồn tín dụng nội địa (tín dụng cho nền kinh tế của Việt Nam trong năm 2009 tăng gần 38% trong khi tín dụng mới cho nền kinh tế của Trung Quốc tăng khoảng 30%, tín dụng trung và dài hạn nƣớc này tăng 42%). Nguyên nhân là vì các dự án của Trung Quốc do chính phủ chỉ đạo thực hiện nhận đƣợc nguồn hỗ trợ vốn từ chính phủ nên có thể xin vay ngân hàng. Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB), các khoản vay hƣớng tới hỗ trợ thực hiện các dự án kích thích kinh tế đóng vai trò 79 chủ chốt trong việc kích thích nguồn tín dụng nội địa của Trung Quốc tăng mạnh kể từ tháng 11- 2008. Còn ở Việt Nam, Chính phủ quyết định dùng 17.000 tỉ đồng để hỗ trợ lãi suất cho một số đối tƣợng doanh nghiệp, với mục tiêu hƣớng đến là hàng trăm ngàn tỉ đồng tiền tín dụng đƣợc cung cấp ra cho các đối tƣợng doanh nghiệp này. Nhƣ vậy, ở Việt Nam, Chính phủ đã đóng vai trò định hƣớng phân phối nguồn vốn, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian dịch vụ hỗ trợ. Các tiêu chí và đối tƣợng phân phối vốn là do Nhà nƣớc chỉ định. Sự khác biệt trong cách kích cầu dẫn đến khác biệt trong mẫu hình tăng trƣởng tín dụng. Ngƣời Mỹ vẫn duy trì quan điểm để thị trƣờng vốn tự phân phối nguồn vốn và chỉ hỗ trợ cho ngân hàng để ngân hàng đóng vai trò chủ động đánh giá dự án và ra quyết định phân phối vốn. Sau đó, ngân hàng không chịu phân bổ vốn nữa thì chính phủ mới phải trực tiếp thực hiện các chi tiêu ngân sách để tạo việc làm, nhƣng vẫn để lại quyền quyết định phân bổ vốn cho ngân hàng. Điều này khiến việc vay tiền ở Mỹ vẫn khó khăn và tăng trƣởng tín dụng chậm. Trung Quốc thì gián tiếp chi phối quyết định phân bổ vốn cho ngân hàng bằng những chƣơng trình kích thích kinh tế khổng lồ, tạo ra nhiều dự án để ngƣời thực hiện dự án đến xin vay dễ dàng hơn ở ngân hàng. Trong khi đó, tiền của Chính phủ Việt Nam đổ vào để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, ngân hàng đóng vai trò trung gian nên ngân hàng phải cho vay đƣợc, hỗ trợ đƣợc khách cho vay thì ngân hàng mới có lợi (ít nhất là trong việc giữ quan hệ với khách hàng). Nhƣ vậy, phƣơng thức kích cầu của Việt Nam có tính định hƣớng đối tƣợng phân bổ vốn rõ ràng hơn, nhƣng lại không định hƣớng dòng vốn sẽ chảy đi đâu một cách rõ ràng nhƣ Trung Quốc. Cách thức của Trung Quốc hƣớng dòng vốn vào thẳng các dự án hạ tầng và kích thích kinh tế, Việt Nam hƣớng đƣợc dòng vốn vào doanh nghiệp nhƣng khó đảm bảo dòng vốn sau đó sẽ chảy đi đâu, vào sản xuất, vào nhà đất hay vào chứng khoán. Các phƣơng thức đều có mặt yếu và mạnh của nó. Nếu vốn Chính phủ Mỹ hỗ trợ cho ngân hàng Mỹ thì họ phải tuân thủ một số ràng buộc khắt khe và tiền là tiền của ngân hàng vay nên họ phải tính toán kỹ lƣỡng. Hệ quả là tín dụng của Mỹ tăng chậm, ngân hàng Mỹ lo tích lũy vốn để đề phòng rủi ro, dẫn đến tình trạng gần đây có những bài bình luận về tình trạng “thừa tiền” của ngân hàng Mỹ, trong khi kinh tế Mỹ vẫn thiếu vốn nghiêm trọng. Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam hay Trung Quốc định hƣớng dòng vốn tín dụng - dù cơ chế có khác nhau, nên sẽ xuất hiện, có nhiều khả năng xảy ra những thất thoát và trục lợi trong việc phân phối vốn. Cả ở Việt Nam và Trung Quốc đều đã xuất hiện những cảnh báo về khả năng phân bổ sai các nguồn tín dụng, dẫn đến nợ xấu và bong bóng giá cả. Một tín hiệu đáng lo ngại là mặc dù tín dụng của Việt Nam và Trung Quốc đều tăng mạnh, ở cả hai nƣớc này đều 80 xuất hiện những than phiền là nguồn vốn tín dụng vẫn khan hiếm cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ và ở nông thôn. Các mục tiêu dài hạn Một vấn đề nổi bật là trong khi Mỹ và Trung Quốc thể hiện rõ các tham vọng đầu tƣ vào các yếu tố tạo ra sức cạnh tranh dài hạn trong các gói kích cầu, chúng ta không tìm ra đƣợc một yếu tố nổi cộm về các đầu tƣ dài hạn của Việt Nam trong gói kích cầu. Với những khoản chi cho y tế, giáo dục và khoa học, Mỹ ghi nhận một trong những mục tiêu quan trọng của đạo luật ARRA là nâng cao tính hiệu quả của nền kinh tế và tạo ra các yếu tố tăng trƣởng dài hạn cho nƣớc này, chứ không chỉ là yếu tố ngắn hạn về việc làm và tăng trƣởng. Trong khi đó, không thể phủ nhận tham vọng của Trung Quốc với các chƣơng trình đƣờng sắt, sân bay và cầu cảng của mình. Một bài báo gần đây trên tờ The Economist cho thấy tham vọng của Trung Quốc không chỉ là một hệ thống đƣờng xe lửa cao tốc gần 19.000 dặm (khoảng 30.000 ki lô mét) tới năm 2015 để kết nối 70-80% đô thị trên 500.000 dân ở Trung Quốc, mà còn là việc tiếp thu toàn bộ công nghệ hiện đại này (các công ty nƣớc ngoài muốn thắng thầu phải chấp nhận chuyển giao công nghệ). Nhƣ vậy, ngƣời Trung Quốc không chỉ là bỏ tiền xây đƣờng sắt mà còn học cách xây nó với tham vọng sẽ xuất khẩu công nghệ này sau đó. Tờ The Economist đã cảnh báo lợi nhuận mà các công ty phƣơng Tây thu đƣợc trong việc xây dựng và chuyển giao các tuyến đƣờng sắt này trong tƣơng lai có thể trở thành cái giá mà họ phải trả. Có thể cảnh báo này đã quá lo xa, nhƣng cho thấy những chi tiêu của Trung Quốc không chỉ là hạ tầng, mà còn là khả năng công nghệ. Trong khi đó, Việt Nam có mục tiêu dài hạn nào cho các chính sách kích cầu của mình? Không rõ ràng. Lý do là vì chúng ta chọn giải pháp phòng thủ và chèn lấn ngay trên phần sân nhà. Ngoài việc chèn lấn và dẫn đến làm suy giảm tiêu dùng cũng nhƣ đầu tƣ của khu vực tƣ nhân, chúng ta vẫn tiến hành phòng thủ bằng cách giữ nguyên mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu, chờ thời và mong mỏi xuất khẩu tăng trở lại, không giải phóng sức sản xuất mới và sức cầu trong nƣớc, cũng nhƣ không gỡ nút thắt cho những “vấn đề muôn năm cũ”: thủ tục hành chính, cơ cấu kinh tế, giải quyết thủ tục cho xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng... Những chi tiêu cho dự án cấp bách trong gói kích thích kinh tế liệu có dỡ bỏ đƣợc hay dựng thêm nhiều “lô cốt” trong nền kinh tế? Hệ quả Một hệ quả dễ thấy đầu tiên là những gói kích cầu chiếm tỷ trọng lớn trong GDP sẽ tạo ra “những quả bong bóng ngân sách”, và nƣớc nào chi càng nhiều thì càng gặp rủi ro và gánh nặng ngân sách lớn. Hiện tại sự lo ngại về một sự khủng hoảng ngân sách sẽ xảy ra không phải là thừa tại nhiều nƣớc châu Âu. 81 Vấn đề này là một sự lựa chọn có tính đánh đổi. Một gói kích cầu đầy tham vọng của Trung Quốc có những rủi ro rất lớn của nó. Một số bài báo quốc tế đánh giá tình trạng hiện tại của Trung Quốc là cầu cảng, đƣờng cao tốc, đƣờng sắt, sân bay và nhà máy thép tràn lan. WB lo ngại không biết những dự án kích cầu sẽ đƣợc tài trợ ra sao, và bao nhiêu khoản vay hƣớng vào các dự án này sẽ trở thành nợ xấu. Cũng không ai biết khi các dự án đó hình thành thì tiền ở đâu sẽ đƣợc chi ra cho chi phí bảo trì những dự án khổng lồ đó. Nhƣ vậy rủi ro cho hệ thống ngân hàng và ngân sách của Trung Quốc là rất lớn, khiến cho nhiều ngƣời dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ sớm trở thành một quả bong bóng mới và sẽ vỡ tung không lâu nữa. Nhƣng cũng có không ít bình luận từ các nhà phân tích tài chính và kinh tế cho rằng những lo ngại đó là thừa. Vì Trung Quốc vẫn còn một tiềm năng lớn chƣa đƣợc khai thác hết và những công trình đó sẽ giải phóng một sức sản xuất mới và tăng năng suất của nền kinh tế một cách đáng kể. Ai cũng có lý, và có lẽ đây cũng chỉ là một quyết định đầu tƣ đầy rủi ro, lợi nhuận cao, rủi ro cao. Nhƣ đã phân tích ở trên, chọn lựa chiến thuật mà phù hợp trình độ thì sẽ thành công, ngƣợc lại, sẽ thất bại thê thảm. Nhƣng một vấn đề đáng lo ngại ở Việt Nam là mặc dù đã chi ra một lƣợng ngân sách không nhỏ, thậm chí là động viên tới nguồn lực của quỹ dự trữ ngoại hối, chúng ta lại không đặt ra một mục tiêu dài hạn nào cụ thể. Nhƣ vậy, khác với Trung Quốc và Mỹ, chúng ta đang chỉ hƣớng tới một mục tiêu lợi ích ngắn hạn trong khi lại đặt mình vào một rủi ro dài hạn đối với sức ép ngân sách và cân bằng của nền kinh tế tƣơng tự nhƣ hai nƣớc kia. Mục tiêu dài hạn của chúng ta xem ra vẫn chỉ là những kêu gọi dùng hàng Việt Nam và vẫn đẩy mạnh nền kinh tế hƣớng về xuất khẩu, chứ không giải quyết đƣợc gốc rễ của việc “sính hàng ngoại”, không đầu tƣ vào một dự án kích thích dùng hàng Việt Nam trong dài hạn. Một chiến lƣợc đầu tƣ chỉ chọn thu về lợi ích ngắn hạn và vẫn duy trì chấp nhận rủi ro dài hạn có là khôn ngoan? Phƣơng thức kích cầu của Việt Nam còn có một hệ quả khác với hai nƣớc kia là nó đóng vai trò kìm hãm lãi suất trong nền kinh tế ở một mức thấp giả tạo hơn thông qua các khoản hỗ trợ lãi suất nhiều tầng. Nếu không có nguồn vốn của chính phủ bơm vào thì các khoản vay trong thời điểm có nhiều rủi ro sẽ phải có lãi suất cao hơn. Tuy nhiên việc duy trì lãi suất cơ bản thấp và bơm tiền cho doanh nghiệp qua kênh cho vay kích cầu đã khiến mặt bằng lãi suất bị kìm hãm. Đến các tháng cuối năm hệ quả tạo ra là mặt bằng lãi suất huy động đã bị “kịch trần”. Giai đoạn này lại trùng với giai đoạn căng thẳng thanh khoản hàng năm của các ngân hàng nên đẩy các ngân hàng vào những căng thẳng tiền mới và chính phủ buộc phải gia tăng cung tiền trên thị trƣờng mở để hỗ trợ ngân hàng - quay trở lại giải pháp ban đầu của Mỹ. Điều này sẽ tạo ra một áp lực lạm phát cao hơn khi sức cầu tƣ nhân khôi phục còn các doanh nghiệp, bất kể có hiệu quả hay không do không có hỗ trợ lãi suất nữa, phải tìm cách 82 chuyển phần chi phí không hiệu quả sang ngƣời tiêu dùng bằng cách tăng giá. Kết quả là có hai kịch bản: nếu sức cầu không tăng tƣơng ứng thì các doanh nghiệp không hiệu quả sẽ phá sản (theo đại diện Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, hiện đang có một lƣợng hàng tồn kho khá lớn, nên nếu không bán đƣợc thì nhiều doanh nghiệp sẽ lâm vào kiệt quệ tài chính). Vậy nghĩa là giải pháp kích cầu của Chính phủ trong năm ngoái chỉ là nỗ lực làm chậm tiến trình phá sản của các doanh nghiệp yếu kém. Còn kịch bản thứ hai là nếu sức cầu trong và ngoài nƣớc đối với hàng hóa - dịch vụ của Việt Nam tăng trở lại thì giá cả phải tăng theo và tín dụng sẽ quay lại căng thẳng với một mặt bằng lãi suất thấp. Khi đó các doanh nghiệp có đầu ra nhƣng lại thiếu vốn vì ngân hàng không muốn cho vay với lãi suất thấp, nghĩa là sẽ tạo áp lực tăng lãi suất cơ bản và tăng giá. Nếu kịp thời tăng lãi suất cơ bản thì sẽ giải quyết đƣợc tình trạng tăng giá, loại bỏ bớt những doanh nghiệp không hiệu quả trên thị trƣờng đồng thời kìm hãm bớt sức nóng của thị trƣờng chứng khoán và nhà đất. Ngƣợc lại, thì sẽ tạo ra một tình trạng tài sản tài chính và giá cả tăng ào ạt trong khi ngân hàng thì thiếu vốn cho vay vì tiền không chạy vào ngân hàng. Đƣơng nhiên tăng lãi suất cũng có hiệu ứng phụ của nó, vì sẽ khiến nhiều ngƣời vay tiền gặp rủi ro lãi suất dẫn đến thua lỗ, và có thể kìm hãm tăng trƣởng kinh tế. Thật ra, không có lựa chọn nào là không trả giá. Vấn đề là cái giá nào là cao hơn. 5.3.4 Bài học từ cuộc chống suy thoái ở Việt Nam Bên cạnh bài học gói kích cầu nên chuyển từ kích cầu khu vực xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa (bài học 2), gia tăng chi tiêu chính phủ vào các cơ sở hạ tầng,giáo dục, y tế, công nghệ (bài học 3.2) chúng tôi còn rút ra những bài học sau từ gói kích cầu Việt Nam:  Những khiếm khuyết trong cơ cấu kinh tế Mô hình phát triển của nền kinh tế nƣớc ta trong nhiều năm qua là mô hình hƣớng ngoại, dựa nhiều vào xuất khẩu (khoảng 60 - 70% GDP), nhập khẩu (hơn 90% GDP) và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài (vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài chiếm 16% tổng số vốn đầu tƣ toàn xã hội của những năm 2000-2005 và hơn 20% những năm gần đây. Nếu tính cả đầu tƣ gián tiếp thì tỷ lệ này lên đến 30%). Thu ngân sách nhà nƣớc từ thu nội địa chỉ chiếm hơn 50%, còn lại là thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu. Mô hình này chỉ có thể phù hợp trong điều kiện bình thƣờng, nhƣng lại khiến nền kinh tế và nền tài chính, tài khóa trong nƣớc bị tổn thƣơng khi kinh tế thế giới có sự biến động và lâm vào tình trạng bất ổn. Tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm qua chủ yếu tăng trƣởng theo chiều rộng. Sự gia tăng của yếu tố năng suất tổng hợp còn quá nhỏ. Theo tính toán nếu tốc độ tăng 83 trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 1998-2002 là 6,2% thì yếu tố năng suất tổng hợp chỉ đóng góp 1,4%; giai đoạn 2003-2008 có tăng hơn cũng chỉ đạt 2,07% trong mức tăng trƣởng kinh tế bình quân 7,89%/năm. Ðiều đó chứng tỏ chất lƣợng tăng trƣởng chƣa cao, chƣa tăng trƣởng theo chiều sâu. Sự gia tăng của chất lƣợng lao động, chất lƣợng máy móc, công nghệ, vai trò quản lý và tổ chức sản xuất chƣa tƣơng xứng trong mức tăng trƣởng kinh tế (GDP). Trình độ công nghệ ở Việt Nam thấp so với nhiều nƣớc trong khu vực. Yếu tố đóng góp chủ yếu cho tăng trƣởng kinh tế là vốn và lao động. Vốn đầu tƣ toàn xã hội đã lên đến hơn 40% GDP, có năm đã là 44%. Ðó là tỷ lệ khá cao và khó mà cao hơn đƣợc nữa. Rõ ràng, nguồn vốn dành cho đầu tƣ ngày càng lớn nhƣng hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ có chiều hƣớng giảm thấp vào những năm gần đây. Hệ số ICOR năm 2005 là 4,6; năm 2006 là 5,01, 2007 là 5,20, năm 2008 là 6,66. Có nhà kinh tế đã tính toán hệ số ICOR tính theo vốn đầu tƣ thực hiện toàn nền kinh tế là 5,2 thì riêng kinh tế nhà nƣớc là 7,8, trong khi kinh tế ngoài nhà nƣớc là 3,2. Yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn rất cấp bách. Ðể đạt đƣợc mục tiêu đó cần phải tái cơ cấu vốn đầu tƣ, tái cơ cấu đầu tƣ ngay từ bây giờ và chuẩn bị cho Việt Nam ngay sau khi ra khỏi suy thoái. Cũng cần phải nói thêm là khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế nƣớc ta (nhất là vốn FDI) còn quá thấp, các nút thắt tăng trƣởng nhƣ cơ sở hạ tầng giao thông, điện, chất lƣợng nguồn nhân lực vẫn chƣa đáp ứng đƣợc sự phát triển của nền kinh tế. Trong suy thoái kinh tế, các yếu kém của tài chính nhà nƣớc đã bộc lộ khá rõ, nhất là yếu kém về quản lý và tính minh bạch. Sự lãng phí và thất thoát ngân quỹ nhà nƣớc diễn ra ngày càng phức tạp. Chất lƣợng và hiệu quả sử dụng ngân quỹ nhà nƣớc có xu hƣớng giảm. Nguồn thu của ngân sách nhà nƣớc năm 2009 và có thể cả những năm tiếp theo có nguy cơ hụt giảm do tác động của cả ba nhóm yếu tố là suy giảm kinh tế; giá dầu thô giảm và thực hiện các giải pháp miễn, giảm, giãn thuế các loại. Thu ngân sách giảm, nhƣng chi ngân sách vẫn duy trì ở mức đã đƣợc duyệt, thậm chí có không ít nhu cầu, nhiệm vụ chi mới, trong khi nguồn dự trữ quá mỏng, buộc chúng ta phải tăng mức bội chi ngân sách và nguồn bù đắp bội chi là các khoản vay trong nƣớc và ngoài nƣớc, trong đó chủ yếu vay trong nƣớc. Vấn đề đặt ra là từng bƣớc cơ cấu lại các khoản chi, bảo đảm chi ngân sách nhà nƣớc tập trung cho những mục tiêu và nhiệm vụ chính trị, cho phát triển và duy trì hạ tầng kinh tế, cắt giảm mạnh những khoản chi chƣa thật cần thiết. Xã hội hóa nhiều hoạt động kinh tế và xã hội, thay đổi căn bản cơ cấu chi ngân sách nhà nƣớc.  Tái cơ cấu nền kinh tế Dƣới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, bài học đƣợc rút ra quan trọng cho nền kinh tế nƣớc ta là sự bất cập của mô hình tăng trƣởng kinh tế theo chiều ngang, chủ yếu dựa vào sự tăng vốn đầu tƣ, sử dụng lao động rẻ, khai thác tài nguyên thô và gia công hàng xuất khẩu... 84 Trong khi các quốc gia khác nhƣ Trung Quốc và ASEAN đã có những nỗ lực rất mạnh mẽ để nâng tầm cạnh tranh công nghiệp thông qua tăng cƣờng giá trị gia tăng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang những ngành hàng sử dụng công nghệ cao, tăng cƣờng tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ trung – cao, Việt Nam trong suốt gần một thập niên đầy những biến động về xu thế cạnh tranh toàn cầu, dƣờng nhƣ không có bất kỳ một sự thay đổi nào về năng lực cạnh tranh công nghệ. Nƣớc ta vẫn dựa vào lợi thế cạnh tranh so sánh truyền thống trong những ngành công nghiệp hàm chứa ít công nghệ, có giá trị gia tăng thấp nên dễ bị tổn thƣơng, đã đƣợc bộc lộ rõ nét trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối năm 2008. Đồng thời, tỷ trọng sản xuất cũng nhƣ xuất khẩu những ngành hàm lƣợng công nghệ trung và cao rất thấp, thậm chí kém xa các nƣớc khác trong khu vực ở thời điểm cách đây từ 10 đến 20 năm, với cùng trình độ phát triển và nguồn lực tƣơng đƣơng. Yêu cầu khách quan về tái cơ cấu kinh tế theo hƣớng nâng cao khả năng cạnh tranh khi mở cửa, hội nhập mạnh hơn, nhất là sau đợt khủng hoảng này, là những thách thức mới ,đòi hỏi những đột phá mới trong nhận thức, trong tổ chức quản lý của mỗi cấp, từ nhà nƣớc đến doanh nghiệp. Mức độ và hiệu quả của tái cơ cấu nền kinh tế lại phục thuộc vào việc giải quyết các “nút thắt” của nền kinh tế, đó là cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, công nghệ và bộ máy quản lý hành chính. Thực tế cho thấy, việc thực hiện các chính sách để giải quyết các nút thắt này luôn mang lại những tín hiệu tốt cho dài hạn và không làm méo mó toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, một khi nền kinh tế đã khôi phục trở lại, cần chuyển sang ƣu tiên đầu tƣ để giải tỏa các nút thắt trên. Vấn đề trọng tâm của giai đoạn "sau suy giảm" là tổ chức lại nền kinh tế nhằm chuyển nền kinh tế từ tính chất gia công sang sản xuất; tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; chuyển nền kinh tế từ lệ thuộc sang tƣơng thuộc trong quá trình hội nhập nhằm xác lập vị thế của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ "hậu khủng hoảng" của thế giới với sự dự báo sẽ diễn ra cuộc chạy đua nhằm thay đổi trật tự kinh tế quốc tế trong quan hệ toàn cầu và khu vực. Do đó, Chính phủ cần có một Chƣơng trình tổng thể để thực hiện mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế theo hƣớng nâng cao sức cạnh tranh, với một lộ trình rõ ràng, có mục tiêu định lƣợng cụ thể, kèm theo các chính sách kinh tế, tài chính bảo đảm cho việc thực thi các mục tiêu đề ra. Một chƣơng trình nhƣ vậy cần đƣợc ban hành sớm để thực hiện từ năm 2010 nhằm hỗ trợ và định hƣớng đầu tƣ cho doanh nghiệp ngay từ giai đoạn phục hồi, góp phần đƣa nền kinh tế bƣớc sang giai đoạn hồi phục theo hƣớng bền vững. Cần xác định cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, phù hợp với thế mạnh, tiềm năng của từng địa phƣơng, vùng miền, để có cách chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả, tránh tình trạng chuyển dịch cơ cấu một cách khiên cƣỡng, hình thức, theo phong trào. Đã đến lúc chú trọng đến chuyển 85 dịch cơ cấu lao động và mối quan hệ giữa cơ cấu ngành và cơ cấu lao động. Nếu vẫn còn quá nửa lao động là lao động nông nghiệp, sống ở nông thôn thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chƣa thể đạt đƣợc theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.  Nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ Chỉ trong 4 tháng đầu năm, tổng dƣ nợ tín dụng, tổng phƣơng tiện thanh toán mới đã tăng trên 11%, dự kiến cả năm tăng 25%, cao gấp 5 lần tốc độ tăng trƣởng GDP. Trong khi đó, hiệu suất đầu tƣ, hiệu suất sử dụng vốn không những không tăng, mà còn có xu hƣớng giảm mạnh. Điều này cho thấy, sự hạn chế của nền kinh tế khi hấp thụ một lƣợng vốn dồi dào và dồn dập nhƣ vậy. Tăng vốn đầu tƣ trong bối cảnh khó khăn kinh tế toàn cầu là một điểm sáng của kinh tế Việt Nam năm 2009 để vƣợt qua tình trạng suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, những hạn chế trong hiệu quả đầu tƣ đã xuất hiện từ nhiều năm nay và càng trở thành vấn đề cần giải quyết. Nếu nhƣ năm 1997, chúng ta đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng 8,2% với vốn đầu tƣ chỉ chiếm 28,7% GDP thì cũng với tốc độ tăng trƣởng xấp xỉ nhƣ vậy năm 2007 (8,5%) chúng ta phải đầu tƣ tới 43,1% GDP. Đến năm 2009, trong khi tổng mức đầu tƣ toàn xã hội lên tới 42,2% GDP, thì tốc độ tăng trƣởng lại chỉ đạt 5,2%. Chỉ số ICOR năm 2009 đã tăng tới mức quá cao, trên 8 so với 6,6 của năm 20082. Bên cạnh đó còn xảy ra tình trạng chậm trễ trong giải ngân nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, lãng phí, thất thoát vốn đầu tƣ ở tất cả các khâu của quá trình quản lý dự án đầu tƣ. Những đặc điểm này là đáng báo động về cả trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Chính phủ cần đánh giá lại hiệu quả của các hoạt động đầu tƣ, hiệu quả sản xuất của các thành phần kinh tế để có những điều chỉnh và phát huy hợp lý, tạo nguồn lực thúc đẩy tăng trƣởng mạnh và bền vững hơn trong tƣơng lai. Điểm chung đƣợc kỳ vọng là sức bật của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. một trọng lực hiện nay là sự đóng góp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Điều này sẽ tiếp tục thể hiện trong năm 2010. Dẫn chứng, trong giá trị sản xuất công nghiệp 11 tháng qua, tăng trƣởng của khu vực ngoài quốc doanh đã tăng mạnh từ tháng 7 trở lại đây, bên cạnh khối đầu tƣ nƣớc ngoài; trong khi đó, khu vực quốc doanh lại ở mức thấp và có xu hƣớng giảm dần. 3 tháng gần nhất, so với cùng kỳ 2008, tăng trƣởng của khu vực quốc doanh lần lƣợt giảm mạnh từ 8,5%, 6,8% và còn 6,1% trong tháng 11; trong khi khu vực ngoài quốc doanh sau khi giảm từ 16,5% xuống 15,7% trong tháng 10 đã tăng trở lại 17,3% trong tháng 11. Hiệu lực tác động của các chính sách kích thích kinh tế phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng và hấp thụ vốn đầu tƣ của nền kinh tế. Do vậy, cần tập trung vào tái cơ cấu doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nƣớc, cần rà soát lại hệ thống doanh nghiệp DNNN, kiên 86 quyết cắt bỏ các DNNN làm ăn thua lỗ. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ, đặc biệt là nguồn đầu tƣ từ ngân sách. Cần nghiên cứu lại việc phân bổ và sử dụng nguồn lực theo hƣớng nguồn lực cần phải đƣợc phân bổ đến những ngành có độ lan tỏa lớn, có giá trị gia tăng tạo ra cao. Ƣu tiên hỗ trợ những doanh nghiệp mới có phƣơng án kinh doanh khả thi và những doanh nghiệp có khả năng phát triển, có khả năng tiếp cận đƣợc với công nghệ hiện đại để giúp họ trang bị lại thiết bị, cải tiến công nghệ nhằm bắt kịp với nền sản xuất của thế giới. Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chúng ta thấy rõ đƣợc những điểm yếu của nền kinh tế và do vậy đây là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế. Tuy nhiên, tái cấu trúc không phải là một bài toán ngắn hạn mà phải đƣợc xây dựng và tính toán cẩn thận dựa trên những luận cứ về thực lực của nền kinh tế và những biến động của kinh tế thế giới.  Chú trọng hơn vào nông thôn Kích cầu nông thôn trên cơ sở nhìn nhận lại vai trò của nông nghiệp và các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Thực tế mấy chục năm qua cho thấy, mỗi khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn, nông nghiệp lại nổi lên nhƣ một sự trợ giúp đáng kể. Trong những tháng đầu năm 2009, giá dầu sụt giảm kỷ lục, nhiều mặt hàng xuất khẩu lao đao, thị trƣờng xuất khẩu thu hẹp thì xuất khẩu gạo lại nhộn nhịp, góp phần đáng kể vào việc hạn chế mức giảm xuất khẩu. Dù kinh tế thế giới suy giảm thì nhu cầu đối với lƣơng thực, các mặt hàng nông sản không bị sụt giảm nhƣ đối với các hàng tiêu dùng cao cấp, xa xỉ. Hiện tƣợng này cho thấy, chúng ta cần có cách nhìn mới đối với vai trò của nông nghiệp để có sự đầu tƣ đúng mức, thỏa đáng, nhất là trong bối cảnh tỷ lệ ngƣời nghèo đói trên thế giới tăng nhanh do khủng hoảng kinh tế, và nhiều nƣớc đã rơi vào khủng hoảng lƣơng thực, dẫn tới xung đột, bạo lực, bất ổn về chính trị - xã hội. Việc kích cầu nông thôn cần gắn liền với chiến lƣợc phát triển khu vực kinh tế - xã hội rộng lớn này. Nhất là trong bối cảnh do tác động của khủng hoảng, lao động mất việc làm có xu hƣớng quay trở về nông thôn. Chính phủ cần có chính sách kích cầu nông thôn (qua tín dụng tiêu dụng, ƣu đãi cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nông thôn và các giải pháp khác) để tăng sức mua của ngƣời dân. Do thu nhập còn thấp và nhu cầu thiết yếu còn đơn giản, không cao nhƣ những vùng khác nhƣng vẫn chƣa đƣợc đáp ứng nên chỉ một sự kích cầu không lớn cũng có thể mang lại tác động đủ mạnh, hiệu quả cao. Đồng thời, Nhà nƣớc nên tiếp tục đẩy mạnh phát triển hạ tầng nông thôn ở nhiều vùng. Đó không chỉ là giải ngân vốn đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc, tạo việc làm và giúp các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa có liên quan mà còn tạo điều kiện rất quan trọng để các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong nƣớc nhanh chóng phát triển và mở rộng đƣợc hệ thống phân phối của mình đến địa bàn chiến lƣợc quan trọng này.  Tác động tâm lý dân chúng 87 Nƣớc Mỹ đã công khai gói kích cầu của họ bằng biện pháp rất đơn giản là thiết lập một trang web riêng về gói kích cầu này. Vào trang web www.recovery.gov mới thấy việc công khai hóa đã đƣợc thực hiện một cách đơn giản đến kinh ngạc. Ngay ở trang chủ là một đoạn video trong đó đích thân đƣơng kim Tổng thống Obama nói về sự cần thiết của trang web. “Kích thƣớc và quy mô của kế hoạch này yêu cầu phải có những nỗ lực chƣa có tiền lệ để loại trừ lãng phí cũng nhƣ những khoản chi thiếu hiệu quả và không cần thiết. Trang recovery.gov này là một cổng thông tin online nằm trong nỗ lực đó.Trang này sẽ xuất bản các thông tin cho mọi ngƣời biết số tiền đã thông qua sẽ đƣợc chi tiêu đúng thời điểm, đúng mục tiêu và minh bạch. Thay vì để cho các chính trị gia phân phát số tiền đó đằng sau những cánh cửa đóng, từng đồng đôla đầu tƣ từ tiền thuế của các bạn sẽ đƣợc chính các bạn kiểm soát. Bất kỳ khi nào đồng tiền bắt đầu đƣợc chi tiêu, ngƣời dân sẽ đƣợc thấy nó đƣợc chi nhƣ thế nào, khi nào và ở đâu”. Việc ông Obama đích thân đứng ra tuyên bố và quảng bá cho trang mạng này là một chiến lƣợc chính trị thú vị, chắc chắn sẽ rất đƣợc lòng dân. Còn nhiều điểm thú vị khác khi nghiên cứu trang mạng này của Mỹ. Trang này có riêng một phần để cho ngƣời dân có thể chia sẻ những tâm sự về ảnh hƣởng của Gói kích thích này đối với cá nhân họ. Hãy xem lời mào đầu của chính phủ với dân chúng: “Chúng tôi muốn biết cuộc khủng hoảng này và chƣơng trình kích thích này sẽ tác động thế nào tới bạn? Bạn là chủ doanh nghiệp, chúng có tác động tới tƣ duy kinh doanh và các quyết định cá nhân của bạn không? Bạn là sinh viên, chúng có tác động tới các quyết định lựa chọn học hành của bạn không? Bạn là ngƣời đang tìm việc, công việc tìm kiếm ấy thay đổi nhƣ thế nào?” Chính hành động này của chính phủ Mỹ đã giải quyết 2 vấn đề: Thứ nhất đảm bảo cho số tiền kích cầu hiểu quả, đúng đối tƣợng, tránh lãng phí, tham nhũng, không cần thiết. Thứ hai, tác động mạnh đến tâm lý dân chúng.Nếu ngƣời dân có cái nhìn lạc quan về triển vọng kinh tế, họ sẽ tin tƣởng khả năng kiếm đƣợc thu nhập trong tƣơng lai và sẵn sàng sử dụng số thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng hiện tại, thay vì tiết kiệm để dự phòng cho tiêu dùng tƣơng lai. Khi đó, mục tiêu kích cầu mới đƣợc thực hiện.  Cần thiết lập quỹ bảo hiểm thất nghiệp Kể từ cuộc Đại suy thoái 1929-1933, hệt thống an sinh xã hội, trợ cấp thất nghiệp của Mỹ đã tiến bộ rõ rệt. Mỹ đã trích lập quỹ bảo hiểm thất nghiệp để thợ cấp thất nghiệp, trợ cấp những ngƣời nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, kích thích gia tăng tiêu dùng, tăng tổng cầu, kích thích nền kinh tế, tránh hiện tƣợng ngƣời dân phải sống nghèo khổ, chết đói trong thời đại suy thoái.Chúng 88 ta có thể học tập những kinh nghiệm này từ MỸ, thành lập quỹ bảo hiểm thất nghiệp để kích thích tiêu dùng đặc biệt trong giai đoạn suy thoái. Trong điều kiện suy giảm kinh tế cần quan tâm bảo đảm an sinh xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc. Về mặt nguyên tắc, toàn bộ các tầng lớp dân cƣ phải là đối tƣợng đƣợc hƣởng thụ an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong điều kiện suy thoái có lẽ nên quan tâm nhiều hơn đến nông dân, đối tƣợng chính sách và các nhóm đối tƣợng yếu thế, rủi ro hay chịu thiệt thòi... Việc quan tâm bảo đảm an sinh xã hội cho những đối tƣợng này không những góp phần kích thích, phục hồi tăng trƣởng kinh tế mà còn bảo đảm ổn định về mặt xã hội.  Cần nâng cao năng lực điều hành của chính phủ Nhiệm vụ điều hành kinh tế vĩ mô trong thời gian tới là rất phức tạp, khó khăn, đòi hỏi Chính phủ và các cơ quan chức năng phải bám sát tình hình và có những chính sách, giải pháp chỉ đạo điều hành kịp thời, linh hoạt, phù hợp trong thực thi chính sách tài chính, tiền tệ. Chính phủ cũng cần nâng cao năng lực dự báo và tăng cƣờng phối hợp trao đổi thông tin dự báo giữa các cơ quan dự báo của chính phủ với các tổ chức nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế. Cần có cơ chế phối hợp đồng bộ, toàn diện hơn nữa giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là sự phối kết hợp chặt chẽ ngay từ khâu hoạch định chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, chính sách tỷ giá và các chính sách khác để giải quyết và đạt đƣợc các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định thị trƣờng ngoại tệ. Hơn nữa, nhà nƣớc cũng cần đánh giá, ghi nhận sự phản hồi sau một giai đoạn thực hiện chính sách để qua đó có thể có những điều chỉnh cụ thể kịp thời.  Xây dựng hệ thống cảnh báo khủng hoảng Cuộc khủng hoảng toàn cầu vừa rồi cho thấy do không có những hệ thống cảnh báo khủng hoảng nên nƣớc Mỹ đã không dự báo đƣợc độ nóng của thị trƣờng bất động sản, tàn phá hệ thống tài chính, lây lan khủng hoảng ra toàn cầu. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng vừa qua cũng cho thấy tuy những biện pháp đối phó cuộc khủng hoảng của chính phủ có mặt tích cực nhƣng trong tƣơng lai khi hệ thống tài chính nƣớc ta gia nhập hệ thống tài chính thế giới thì tác động lây lan sẽ mạnh mẽ, trầm trọng và nhanh hơn rất nhiều. Do đó, cần phải xây dựng hệ thống cảnh báo khủng hoảng để chính phủ co những biện pháp đối phó kịp thời. 89 KẾT LUẬN Thông qua việc phân tích gói kích cầu của Chính phủ Việt Nam đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, chúng tôi đƣa ra kết luận sau: Phần 1: So sánh múc độ trầm trọng cuộc Đại suy thoái và cuộc Khủng hoảng toàn cầu hiện nay để cho thấy đƣợc tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng hiện nay đến thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Cuộc khủng hoảng toàn cầu tác động đến Việt Nam thông qua hai con đƣờng chính là xuất khẩu và đầu tƣ. Và chúng tôi khẳng định rằng Việt Nam phải cần thiết đƣa ra gói kích cầu. Phần 2: So sánh các phản ứng chính sách của chính phủ các nƣớc trên thế giới thông qua cuộc Đại suy thoái và cuộc Khủng hoảng toàn cầu hiện nay để thấy xu hƣớng phản ứng các chính sách. Đồng thời, phân tích mổ xẻ gói kích cầu để cho thấy rằng: chính phủ kích phần lớn vào đầu tƣ doanh nghiệp và chi xây dựng cơ bản hạ tầng, ít chú trọng vào tiêu dùng nội địa hơn. Trong đó, nhấn mạnh đến sự hiệu quả của gói hỗ trợ lãi suất 4% cũng đã tác động tích cực đến tâm lý của ngƣời dân, kích thích tiêu dùng. Phần 3: Đề xuất cho Chính phủ nên kích vào những khu vực cho hợp lý, cụ thể là: chi cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là nông thôn. Và chú trọng ”kích” vào tiêu dùng nội địa. Trong đó, chú trọng vào những ngƣời có thu nhập thấp, chỉ hỗ trợ cho những doanh nghiệp có năng lực thật sự, sẵn sàng loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém. Phần 4: Đo lƣờng tác động của các chính sách phản ứng của các nƣớc trên thế giới thông qua các mô hình hiện đại. Sau đó đánh giá hiệu quả gói kích cầu của Việt Nam và chúng tôi nhấn mạnh đến sự hiệu quả của gói hỗ trợ lãi suất 4% đã giải cứu đƣợc nhiều doanh nghiệp duy trì ổn định vƣợt qua khủng hoảng, tránh thất nghiệp gia tăng, ngoài ra còn tác động nhiều đến tâm lý ngƣời dân và một phần hỗ trợ những ngƣời dân nghèo để kích tiêu dùng. Tuy nhiên những gói chi tiêu của chính phủ vào cơ sở hạ tầng thì đã không thành công và còn gây ra một số hậu quả tiêu cực nhƣ tham ô, tham nhũng, lãng phí, đảo nợ... Nhiều doanh nghiệp lợi dụng để thực hiện những việc làm sai mục đích, lợi dụng để tìm kiếm lợi nhuận do chênh lệch lãi suất. Ngoài ra gói kích cầu cũng để lại những hệ lụy về lâu dài. Phần 5: Đƣa ra những bài học và tiến hành đề xuất những giải pháp chỉ với mục đích duy nhất là để Việt Nam chống khủng hoảng thành công trong tƣơng lai, ít bị tác động nặng nề bởi cuốc khủng hoàn toàn cầu đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang gia nhập vào thị trƣờng tài chính một cách mạnh mẽ. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thƣ, ThS. Phan Nữ Thanh Thủy; Trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM; Giáo trình Kinh tế vĩ mô. GS.TS. Trần Ngọc Thơ, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định; Trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM; Giáo trình Tài chính quốc tế. Miguel Almunia, Agustín S. Bénétrix, Barry Eichengreen, Kevin H. O'Rourke, Gisela Rua; “FROM GREAT DEPRESSION TO GREAT CREDIT CRISIS: SIMILARITIES, DIFFERENCES AND LESSONS”, NBER Working paper No. 15524 Alan Blinder (2004), “The case against discretionary fiscal policy”, CEPS Working paper No. 100, Princeton University. Chad Stone and Kris Cox (2008), “Economic policy in a weakening economy: principles for fiscal stimulus”, Center on Budget and Policy Priorities. Jane G. Gravelle, Thomas L. Hungerford, Marc Labonte, and N. Eric Weiss and Julie M. Whittaker (2008), “Economic Slowdown: Issues and Policies”, Congressional Research Office. Chính Phủ (2008), Báo cáo về các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. (Báo cáo số 191/BC-CP của Chính phủ gửi Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, ngày 18/12/2008). Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright; Bài thảo luận chính sách số 4: “Thay đổi cơ cấu – Giải pháp kích thích có hiệu lực duy nhất”. Nguyễn Đức Thành, Bùi Trinh, Phạm Thế Anh, Đinh Tuấn Minh, Bùi Bá Cƣờng, Dƣơng Mạnh Hùng; Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách CEPR; Bài thảo luận CS-04/2008 “Về chính sách chống suy thoái ở Việt Nam hiện nay: Nghiên cứu số 1 – Chính sách kích cầu”. Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thắng, Nguyễn Đức Nhật, Nguyễn Đình Chúc; Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN), Trung tâm Phân tích và Dự báo (CAF); “Chính sách Kích cầu trong hoàn cảnh Việt Nam”. Một số website:  Tổng cục Thống kê Việt Nam: www.gso.gov.vn  Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn  Bộ Công thƣơng: www.moit.gov.vn  Thời báo kinh tế Việt Nam: vneconomy.vn  Thời báo kinh tế Sài Gòn: www.thesaigontimes.vn  Tạp chí online www.vnexpress.net 91 PHỤ LỤC 1 Hình 1: Sản lƣợng công nghiệp Mỹ Nguồn: Hình 2: Sản lƣợng công nghiệp Thế giới Nguồn: Wagenführ (1933), Vierteljahrshefte zur Konjunkturforschung, Statistik des In- und Auslands 92 Hình 3: Sản lƣợng Thế giới 1929 – 1938 (1929=100) Nguồn: League of Nations (1939) Hình 4: Mậu dịch Thế giới 1929 – 1938 (1929=100) Nguồn: United Nations (1962) 93 Hình 5: Khối lƣợng mậu dịch Thế giới Nguồn: League of Nations Monthly Bulletin of Statistics, Hình 6: Khối lƣợng mậu dịch Thế giới theo bình quân gia quyền Nguồn: United Nations (1962) 94 Hình 7: Thị trƣờng chứng khoán Thế giới Nguồn: Cơ sở dữ liệu các chỉ số tài chính toàn cầu 95 Hình 8: Tăng trƣởng GDP thế giới và Việt Nam Nguồn: Viet Capital Stock Company Research Hình 9: Diễn biễn tăng trƣởng kinh tế Việt Nam năm 2008-2009 Nguồn: Tổng cục Thống kê 96 Hình 10 : Tình hình xuất – nhập khẩu Việt Nam Nguồn: GSO, VDSC Database Hình 11: Xuất khẩu Việt Nam tháng 11/2007 và 11/2008 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 97 Hình 12: Tỷ trọng các thị trƣờng xuất khẩu chính của Việt Nam 2008 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam Hình 13: Lƣợt khách quốc tế đến Việt Nam Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 98 Hình 14: Nguồn vốn FDI đầu tƣ vào các nƣớc đang phát triển và tỷ lệ giải ngân FDI thực tế của Việt Nam Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, IMF Hình 15: Tổng vốn đầu tƣ cả nƣớc và các thành phần năm 2009 Nguồn: GSO&WSS 99 Hình 16: Tình hình FDI Việt Nam 2008-2009 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam Hình 17: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Việt Nam Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 100 Hình 18: Doanh số bán lẻ Việt Nam từ 01/2007 đến 12/2008 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam Hình 19: Chỉ số CPI Việt Nam năm 2008 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 101 Hình 20: Tăng trƣởng GDP và thất nghiệp Việt Nam 1997-2008 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam Hình 21: Giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam theo giá so sánh 1994 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 102 Hình 22: Lãi suất chiết khấu của Ngân hàng trung ƣơng Nguồn: Bernanke and Mihov (2000), Bank of England, ECB, Bank of Japan, St. Louis Fed 103 Hình 23: Lãi suất chiết khấu của Ngân hàng trung ƣơng (trung bình 7 quốc gia) Nguồn: Bernanke and Mihov (2000); Bank of England, ECB, Bank of Japan, St. Louis Fed, National Bank of Poland, Sveriges Riksbank. Hình 24: Cung tiền, 17 quốc gia Nguồn: IMF International Financial Statistics, OECD 104 Hình 25: Thặng dƣ ngân sách chính phủ Nguồn: IMF World Economic Outlook, October 2009 105 Hình 26: Hàm phản ứng kích thích (Impulse response functions), shock to defense spending (1%GDP) Nguồn: NBER Hình 27: Hàm phản ứng kích thích (Impulse response functions), shock to discount rate Nguồn: NBER 106 Hình 28: Hàm phản ứng kích thích (Impulse response functions), shock to discount rate (alternative ordering) Nguồn: NBER Hình 29: Hàm phản ứng kích thích (Impulse response functions), shock to change in defense spending. Model in Differences Nguồn: NBER 107 Hình 30: Hàm phản ứng kích thích (Impulse response functions), shock to change in discount rate. Model in Differences Nguồn: NBER Hình 31: Hàm phản ứng kích thích (Impulse response functions), shock to defense spending (1%GDP) Nguồn: NBER 108 Hình 32: Tăng trƣởng doanh số bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng Việt Nam 2009 Nguồn: GSO&WSS Hình 33: Tăng trƣởng GDP và ba ngành chính Việt Nam Nguồn: GSO&WSS 109 PHỤ LỤC 2 Bảng 1: Cơ cấu gói kích cầu của chính phủ Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bảng 2: Ảnh hƣởng của kích cầu đối với các nhân tố Giai đoạn Tiêu dùng Tiêu dùng Đầu tƣ Xuất khẩu nông thôn thành thị 1987-1992 1,388 -- 1,588 1,464 1993-1998 1,508 -- 1,649 1,533 1999-2004 1,553 -- 1,653 1,526 2005-2008 1,622 1,400 1,435 1,505 Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách CEPR 110 Bảng 3: Chỉ số lan toả và độ nhạy Số TT Tên ngành 1989 (1987-1992) 1996 (1993-1998) 2000 (1999-2004) 2005 (2005-2008) BL FL BL FL BL FL BL FL 1 Nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp 0.955 1.291 0.867 1.278 0.932 1.279 0.956 1.209 2 Thuỷ sản 0.913 0.854 0.890 0.846 0.903 0.824 0.965 0.897 3 Lâm nghiệp 0.876 0.853 0.828 0.873 0.842 0.815 0.823 0.823 4 Quặng và khai khoáng 1.013 0.924 1.019 0.971 0.906 0.832 0.900 0.831 5 Thức ăn, đồ uống và hàng công nghiệp 1.310 1.128 1.325 0.843 1.443 0.888 1.401 0.988 6 Hàng tiêu dùng khác 1.124 1.245 1.176 1.322 1.208 1.257 1.172 1.345 7 Nguyên liệu công nghiệp 1.168 1.430 1.156 1.372 1.148 1.644 1.074 1.498 8 Hàng tƣ bản 0.922 1.014 0.990 0.984 1.042 1.048 1.095 1.295 9 Điện, nƣớc và khí đốt 0.993 1.074 1.030 1.145 0.816 0.994 0.827 1.055 10 Xây dựng 1.172 0.804 1.175 0.768 1.179 0.777 1.092 0.875 11 Thƣơng mại bán buôn và bán lẻ 0.918 1.144 0.863 1.095 1.012 1.256 1.000 0.917 12 Giao thông vận tải 0.932 0.860 0.911 0.928 0.903 0.779 0.940 0.848 13 Bƣu chính viễn thong 0.836 0.737 0.995 0.895 0.840 0.845 0.875 0.839 14 Dịch vụ tài chính, bảo hiểm và bất động sản 1.000 0.892 0.881 0.832 0.943 0.871 0.940 0.994 15 Các dịch khác 0.874 0.975 0.936 1.065 0.957 1.132 0.995 0.815 16 Hoạt động của chính phủ 0.995 0.774 0.959 0.784 0.927 0.760 0.945 0.771 Backward linkage (BL) – chỉ số lan toả Forward linkage (FL) – độ nhạy Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách CEPR Bảng 4: Hiệu quả của chính sách kích cầu Chính sách kích thích (Fiscal Stimulus) Lƣợng cầu đƣợc tạo ra trên một đô la kích cầu Trợ cấp thất nghiệp $1.73 Miễn giảm thu ngân sách cho các bang $1.24 Hoàn thuế một lần $1.19 Tăng tín dụng thuế đối với gia đình có trẻ em $1.04 Điều chỉnh mức miễn thuế tối thiểu $0.67 Giảm mức thuế suất $0.59 Tăng giãn thuế cho các doanh nghiệp nhỏ $0.24 Cắt giảm thuế đối với cổ tức và lãi trên vốn $0.09 Giảm thuế bất động sản $0.00 Nguồn: Báo cáo của Zandi (2004), 111 Bảng 6: Panel Regressions. Dependent variable: change in log real GDP 112 Bảng 7: Panel Regressions. Dependent variable: real GDP 113 Danh sách 8 vùng và 27 ngành 8 vùng bao gồm: 1. Đồng bằng sông Hồng 2. Đông Bắc 3. Tây bắc 4. Bắc trung bộ 5. Nam trung bộ 6. Tây Nguyên 7. Đông nam bộ 8. Tây nam bộ 27 ngành bao gồm: 1. Thóc 2. Trồng trọt khác 3. Chăn nuôi 4. Lâm nghiệp 5. Nuôi trồng thủy sản 6. Đánh bắt thủy sản 7. Năng lƣợng 8. Khai thác khác 9. Chế biến thủy sản 10. Xay xát gạo 11. Chế biến sản phẩm nông nghiệp khác 12. Dệt may 13. Giấy 14. Chế biến gỗ 15. Cao su 16. Sản phẩm phi kim loại 17. Phƣơng tiện vận tải 18. Sản phẩm kim loại 19. Công nghiệp chế biến khác 20. Xây dựng 21. Vận tải 22. Bƣu chính viễn thông 23. Thƣơng mại 114 24. Dịch vụ tài chính 25. Quản lý nhà nƣớc 26. Khách sạn nhà hàng 27. Dịch vụ khác Bảng 5: Mức độ lan tỏa theo ngành của 8 vùng OM: Nhân tử sản xuất thể hiện tổng ảnh hƣởng khi thay đổi 1 đơn vị sử dụng cuối cùng của một vùng BL: Chỉ số lan toả hay liên kết ngƣợc của nền kinh t 1 2 3 4 5 6 7 8 OM BL OM BL OM BL OM BL OM BL OM BL OM BL OM BL 1 1.280 0.836 1.272 0.831 1.252 0.818 1.230 0.804 1.198 0.783 1.249 0.816 1.356 0.886 1.202 0.785 2 1.124 0.734 1.121 0.733 1.086 0.710 1.095 0.715 1.100 0.719 1.128 0.737 1.180 0.771 1.077 0.703 3 1.424 0.930 1.379 0.901 1.361 0.889 1.301 0.850 1.303 0.851 1.339 0.875 1.523 0.995 1.326 0.866 4 1.185 0.774 1.152 0.752 1.128 0.737 1.053 0.688 1.186 0.775 1.124 0.735 1.382 0.903 1.111 0.726 5 1.418 0.927 1.382 0.903 1.438 0.940 1.360 0.889 1.368 0.894 1.395 0.911 1.469 0.960 1.395 0.911 6 1.308 0.855 1.335 0.873 1.210 0.791 1.225 0.800 1.240 0.810 1.196 0.782 1.490 0.973 1.111 0.726 7 1.271 0.830 1.275 0.833 1.171 0.765 1.108 0.724 1.044 0.682 1.062 0.694 1.282 0.837 1.166 0.762 8 1.259 0.822 1.515 0.990 1.287 0.841 1.293 0.845 1.207 0.789 1.228 0.802 1.394 0.911 1.158 0.756 9 1.801 1.177 2.051 1.340 1.963 1.282 1.940 1.268 2.035 1.330 1.791 1.170 2.051 1.340 1.971 1.288 10 2.138 1.397 2.115 1.382 2.090 1.366 2.060 1.346 2.016 1.317 2.048 1.338 2.135 1.395 2.062 1.347 11 1.725 1.127 1.615 1.055 1.504 0.983 1.505 0.983 1.562 1.021 1.474 0.963 1.814 1.185 1.573 1.028 12 1.277 0.834 1.275 0.833 1.867 ...... 1.355 0.886 1.247 0.814 1.453 0.949 1.812 1.184 1.144 0.747 13 1.686 1.101 1.556 1.016 1.471 0.961 1.424 0.931 1.669 1.090 1.318 0.861 1.831 1.196 1.441 0.942 14 1.669 1.090 1.717 1.122 1.495 0.976 1.526 0.997 1.499 0.979 1.567 1.024 1.756 1.147 1.440 0.941 15 1.518 0.992 1.408 0.920 1.615 ...... 1.209 0.790 1.391 0.909 1.356 0.886 1.713 1.119 1.208 0.789 16 1.308 0.855 1.268 0.829 1.206 0.788 1.231 0.804 1.244 0.813 1.159 0.757 1.417 0.926 1.150 0.752 17 1.487 0.972 1.560 1.019 1.305 0.853 1.294 0.845 1.512 0.988 1.416 0.925 1.952 1.275 1.127 0.736 18 1.464 0.956 1.474 0.963 1.264 0.826 1.236 0.808 1.294 0.845 1.271 0.830 1.751 1.144 1.157 0.756 19 1.509 0.986 1.466 0.958 1.236 0.808 1.205 0.788 1.248 0.815 1.243 0.812 1.782 1.164 1.125 0.735 20 1.433 0.936 1.371 0.895 1.241 0.811 1.202 0.785 1.196 0.781 1.185 0.774 1.599 1.045 1.131 0.739 21 1.439 0.940 1.386 0.906 1.269 0.829 1.247 0.815 1.261 0.824 1.268 0.829 1.514 0.989 1.198 0.783 22 1.213 0.792 1.189 0.777 1.160 0.758 1.132 0.740 1.129 0.738 1.124 0.735 1.262 0.825 1.124 0.735 23 1.290 0.843 1.354 0.885 1.268 0.828 1.265 0.826 1.297 0.847 1.324 0.865 1.506 0.984 1.191 0.778 24 1.358 0.887 1.345 0.879 1.301 0.850 1.212 0.792 1.187 0.775 1.199 0.783 1.306 0.854 1.210 0.791 25 1.358 0.887 1.401 0.916 1.363 0.890 1.332 0.870 1.362 0.890 1.327 0.867 1.512 0.988 1.317 0.860 26 1.500 0.980 1.552 1.014 1.472 0.962 1.369 0.894 1.396 0.912 1.328 0.868 1.504 0.983 1.408 0.920 27 1.289 0.842 1.271 0.830 1.221 0.798 1.205 0.787 1.217 0.795 1.170 0.764 1.38 0.9 1.166 0.762

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBài học từ gói Kích cầu - hướng đi cho Việt Nam đối phó với Khủng Hoảng.pdf
Luận văn liên quan