Bài kiểm tra lớp cao học quản trị kinh doanh
Bài kiểm tra lớp Cao học QTKD K 11. ĐH KTĐN
Bài tập tính toán (IS- LM) ( 2,5 điểm)
Thị trường hàng hoá và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau:
Tiêu dùng: C = 200 + 0,75(Y - T)
Đầu tư: I = 200 – 25r
Chi tiêu chính phủ: G = 100
Thuế ròng : T = 100
Cung tiền danh nghĩa:MS = 1000
Cầu tiền thực tế: MD = Y – 100r
Mức giá: P = 2
1. Xây dựng phương trình biểu diễn các đường IS và LM. Hãy xác định mức thu nhập, lãi suất và đầu tư tại trạng thái cân bằng. Vẽ đồ thị minh hoạ.
2. Giả sử chính phủ tăng chi tiêu từ 100 lên 150. Hãy xác định mức thu nhập, lãi suất và đầu tư tại trạng thái cân bằng mới? Hãy vẽ đồ thị minh hoạ.
3. Để khắc phục hiện tượng lấn át đầu tư ở phần 2, ngân hàng Trung ương cần thay đổi cung tiền bao nhiêu? Hãy vẽ đồ thị minh hoạ.
Bài tập tình huống (IS- LM) (2,5 điểm)
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3249 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra lớp cao học quản trị kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra lớp Cao học QTKD K 11. ĐH KTĐN
Bài tập tính toán (IS- LM) ( 2,5 điểm)
Thị trường hàng hoá và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như
sau:
Tiêu dùng: C = 200 + 0,75(Y - T)
Đầu tư: I = 200 – 25r
Chi tiêu chính phủ: G = 100
Thuế ròng : T = 100
Cung tiền danh nghĩa:MS = 1000
Cầu tiền thực tế: MD = Y – 100r
Mức giá: P = 2
1. Xây dựng phương trình biểu diễn các đường IS và LM. Hãy xác định mức
thu nhập, lãi suất và đầu tư tại trạng thái cân bằng. Vẽ đồ thị minh hoạ.
2. Giả sử chính phủ tăng chi tiêu từ 100 lên 150. Hãy xác định mức thu nhập,
lãi suất và đầu tư tại trạng thái cân bằng mới? Hãy vẽ đồ thị minh hoạ.
3. Để khắc phục hiện tượng lấn át đầu tư ở phần 2, ngân hàng Trung ương cần
thay đổi cung tiền bao nhiêu? Hãy vẽ đồ thị minh hoạ.
Bài tập tình huống (IS- LM) (2,5 điểm)
Xét một nền kinh tế đóng. Giả thiết chi tiêu của khu vực tư nhân dễ thay đổi
và không thể dự đoán được.
1. Giả thiết rằng ngân hàng trung ương quyết định giữ cung tiền thực tế
không thay đổi. Hãy vẽ các đường IS và LM để minh hoạ cho sự thay đổi
của sản lượng thực tế trước sự bất ổn định của chi tiêu tư nhân.
2. Bây giờ giả thiết rằng ngân hàng trung ương tìm cách giữ lãi suất không
thay đổi tại mức mục tiêu. Hãy vẽ đồ thị cung và cầu tiền để biểu thị
ngân hàng trung ương cần phải làm gì với cung tiền thực tế khi sản lượng
tăng. Sự phản ứng tiền tệ này có tác động ra sao đến đường IS và/hoặc
đường LM?
3. Sử dụng câu trả lời ở phần 1 và 2, hãy giải thích chính sách nào - (i) giữ
cung tiền thực tế không thay đổi; hay (ii) giữ lãi suất không thay đổi - sẽ
cho phép nền kinh tế ổn định tốt hơn (GDP thực tế ít dao động hơn) nếu
những bất ổn định trong nền kinh tế bắt nguồn từ sự thay đổi trong chi
tiêu của khu vực tư nhân.
Bài 3: ( 2 điểm)
Mỗi tính huống sau đây sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập, tiêu dùng,
tiết kiệm và đầu tư trong một nền kinh tế đóng trong ngắn hạn (Hãy sử dụng
mô hình IS-LM để phân tích):
a. Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng
b. Chính phủ khuyến khích xuất khẩu.
c. Xuất hiện ngày càng nhiều máy rút tiền tự động làm dân cư giữ ít tiền
mặt hơn so với tiền gửi.
Bài 4 (2 điểm)
1. Hãy phân tích hiệu quả chính sách tiền tệ và tài khóa khi đầu tư
không nhạy cảm với lãi suất bằng mô hình IS-LM cho nền kinh tế đóng.
2. Giả sử nền kinh tế đóng và đang ở trạng thái cân bằng. Hãy sử dụng
mô hình IS-LM để chỉ ra cách kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa
để chính phủ có thể đạt mức lãi suất cân bằng thấp hơn và mức sản
lượng cân bằng không thay đổi. Vẽ đồ thị minh họa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài kiểm tra lớp Cao học QUẢN TRỊ KINH DOANH.pdf