Bài tập cá nhân 2 tố tụng dân sự - Đề 3

Bài tập cá nhân tuần 2 đề số 3 Anh A và chị B kết hôn năm 2000. Sau khi kết hôn anh A được bố mẹ tặng cho căn nhà cấp 4 tại đội 5 xã M tại huyện H, tỉnh N. Năm 2002, anh A và chị B mua thêm được một căn nhà số 102 đường Y thị xã K, tỉnh N. Về con, anh chị đã có hai con chung. Do mâu thuẫn vợ chồng tháng 6 năm 2007, chị B đã viết đơn gửi Tòa án thị xã K yêu cầu ly hôn, chia tài sản và giải quyết vấn đề nuôi con với anh A. 1. Hãy xác định đối tượng chứng minh của vụ án trên? 2. Hãy cho biết những tài liệu chứng cứ mà chị B phải gửi đến Tòa án khi nộp đơn khởi kiện.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3813 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân 2 tố tụng dân sự - Đề 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cá nhân tuần 2 đề số 3 Anh A và chị B kết hôn năm 2000. Sau khi kết hôn anh A được bố mẹ tặng cho căn nhà cấp 4 tại đội 5 xã M tại huyện H, tỉnh N. Năm 2002, anh A và chị B mua thêm được một căn nhà số 102 đường Y thị xã K, tỉnh N. Về con, anh chị đã có hai con chung. Do mâu thuẫn vợ chồng tháng 6 năm 2007, chị B đã viết đơn gửi Tòa án thị xã K yêu cầu ly hôn, chia tài sản và giải quyết vấn đề nuôi con với anh A. Hãy xác định đối tượng chứng minh của vụ án trên? Hãy cho biết những tài liệu chứng cứ mà chị B phải gửi đến Tòa án khi nộp đơn khởi kiện. Bài làm. 1. Xác định đối tượng chứng minh của vụ án trên. Trong các vụ việc dân sự khi xác định đối tượng chứng minh, cần phải căn cứ theo các yêu cầu của các đương sự để xác định theo quy định của pháp luật. Ở vụ trên chị B có 3 yêu cầu: ly hôn, chia tài sản và giải quyết vấn đề nuôi con. Với các yêu cầu như vậy, thì đối tượng xác định là: Thứ nhất; Vấn đề ly hôn. - Hôn nhân giữa anh A và chị B có hợp pháp hay không. Để chứng minh điều này khi anh chị kết hôn có đáp ứng đủ các yêu cầu của luật hôn nhân và gia đình (Luật HN&GĐ) hay không. + Khi kết hôn anh A và chị b có đủ điều kiện kết hôn theo quy định tại điều 9 Luật HN&GĐ + Có thuộc các trường hợp cấm kết hôn quy định tại điều 10 Luật HN&GĐ + Đã đăng ký kết hôn theo quy định tại điều 11 Luật HN&GĐ Khi chứng minh được hôn nhân của anh chị A và B là hợp pháp, lúc ấy Tòa án mới giải quyết yêu cầu xin ly hôn. Nếu có căn cứ chứng minh rằng hôn nhân của anh A và chị B là trái pháp luật thì Tòa án ra quyết định hủy hôn nhân trái pháp luật. Nếu anh A và chị B chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì Tòa án ra quyết định không công quan hệ vợ chồng. - Tình trạng hôn nhân: Cần chứng minh hôn nhân của anh A và chị B đã đến tình trạng trầm trọng (Vợ, chồng không thương yêu, giúp đỡ nhau; luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, không chung thủy với nhau,…); Đời sống chung của vợ chồng chị B, anh A không thể kéo dài (có các căn cứ cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân,…); Mục đích hôn nhân giữa chị B và anh A không đạt được (không còn tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng;...) Điều 89 Luật HN-GĐ 2000, hướng dẫn cụ thể tại mục 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 . Thứ hai; Đối với yêu cầu chia tài sản: Chứng minh đâu là tài sản riêng của mỗi người và đâu là tài sản chung của cả hai vợ chồng. - Tài sản chung của vợ chồng. Hai người cần chứng minh đâu là tài sản chung của vợ chồng. Theo điều 27 Luật HN&GĐ; “1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. 2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.” - Tài sản riêng của mỗi người. Cần chứng minh những tài sản nào thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng. Đây là những tài sản được thừa kế riêng hay tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc những tài sản có trước thời kỳ hôn nhân mà chưa nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Thứ ba; Với yêu cầu về nuôi con. - Cần chứng minh điều kiện về kinh tế, việc làm, thái độ tình cảm…để xác định người có quyền nuôi con để bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của các con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần của các con. - cần chứng minh có người con nào dưới 36 tháng tuổi hay không? Vì theo quy định tại khoản 2 điều 92 Luật HN&GĐ thì: “Về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác”. Như vậy, nếu có người con nào dưới ba tuổi thì người vợ được ưu tiên để nuôi con. Điều này là hoàn toàn chính xác vì khi đứa trẻ còn nhỏ thì cần được sự chăm sóc đặc biệt của người mẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì vẫn có thể trao con cho người cha, đó là khi người mẹ từ chối quyền nuôi con hoặc không thể đáp ứng được điều kiện nuôi con. - cần chứng minh có người con nào từ đủ 9 tuổi trở lên hay không? Vì theo quy định tại khoản 2 điều 92 Luật HN&GĐ thì: “Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”. Điều này là hợp lý vì khi đứa trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên đã có được nhận thức, do vậy nó có quyền được nêu nguyện vọng mong muốn được sống cùng ai. 2. Hãy cho biết những tài liệu chứng cứ mà chị B phải gửi đến Tòa án khi nộp đơn khởi kiện. Các chứng cứ, tài liệu mà chị B phải gửi đến Tòa án khi nộp đơn khởi kiện là: + Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện; + Giấy khai sinh của các con. + Giấy chứng nhận sở hữu tài sản chung của vợ chồng hoặc sở hữu riêng của từng người. Cụ thể, trong vụ việc trên là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của căn nhà số 102 đường Y thị xã K, tỉnh N và bản hợp đồng tặng cho căn nhà cấp 4 tại đội 5 xã M tại huyện H, tỉnh N mà bố mẹ anh A đã tặng cho riêng anh. + Bản sao Hộ khẩu (có công chứng); + Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (có ghi rõ số bản chính, bản sao) Các giấy tờ tài liệu khác chưa có ngay chị B có thể nộp sau, khi yêu cầu của Tòa án. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường ĐH Luật Hà Nội, “Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam”, NXB Tư pháp, HN - 2005; Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb. Tư pháp, HN - 2007; Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000; Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN-GĐ;

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân 2 tố tụng dân sự đề 3.doc
Luận văn liên quan