Bài tập cá nhân môn Thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự

Theo quy định tại khoản 1 Điều 307 BLTTHS năm 2003 thì “Thành phần Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ” Như vậy không phải trong mọi trường hợp, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm đối với bị cáo khi phạm tội chưa đủ 18 tuổi phải có một Hội thẩm là giáo viên mà Hội thẩm đó cũng có thể là cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Quy định trên về thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm đối với bị cáo là người chưa thành niên phạm tội xuất phát từ thực tiễn cho thấy, thầy cô giáo cũng như cán bộ Đoàn thanh niên vừa là người quản lý, giáo dục, vừa là những nhà tâm lý, sư phạm nên có hiểu biết nhất định về lứa tuổi chưa thành niên. Việc họ tham gia vào Hội đồng xét xử sẽ giúp cho Tòa án có thể đưa ra quyết định xử lý người chưa thành niên phạm tội đúng pháp luật và nâng cao tác dụng giáo dục đối với người chưa thành niên. Và cần phải hiểu khái niệm “giáo viên” ở đây theo nghĩa rộng tức là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5203 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân môn Thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a/Trong mọi trường hợp, người chưa thành niên phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đều bị tạm giam. Khẳng định trên là Sai. Lý do: Căn cứ Điều 303 BLTTHS năm 2003 quy định về bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên thì: “1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các Điều 80, 81 ,82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chủ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. 2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các Điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng…”. Quy định này của BLTTHS đã được hướng dẫn thi hành trong thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH. Tại khoản 1 Điều 8 của thông tư có quy định “…Trước khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 303 BLTTHS, cơ quan tiến hành tố tụng cần xem xét, cân nhắc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác quy định tại các Điều 91, 92 và 93 BLTTHS...” Như vậy có thể áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội trong 2 trường hợp: Thứ nhất, đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị tạm giam nếu có căn cứ quy định tại Điều 88 và trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Thứ hai, đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị tạm giam nếu có căn cứ quy định tại Điều 88 và trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Và ngay cả trong trường hợp có thể áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội cơ quan tiến hành tố tụng cũng cần xem xét áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác trước khi áp dụng biện pháp tạm giam. Bởi như chúng ta đã biết người chưa thành niên có những đặc điểm tâm sinh lý khác biệt so với người trưởng thành vì vậy mà khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn đặc biệt là biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội cần phải có sự cân nhắc và chỉ áp dụng trong trường hợp cần thiết. Luật TTHS khuyến khích việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn không hạn chế sự tự do đối với người chưa thành niên phạm tội. Điều này vừa đảm bảo cho việc học tập của họ được diễn ra bình thường, không gây ảnh hưởng đến tâm lý của họ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực làm phản tác dụng của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Đồng thời thể hiện chính sách hình sự của nhà nước ta đối với người chưa thành niên chủ yếu là giáo dục và giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh. Kết luận: Theo quy định tại Điều 303 BLTTHS thì không phải trong mọi trường hợp, người chưa thành niên phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đều bị tạm giam. b/ Trong mọi trường hợp, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm đối với bị cáo khi phạm tội chưa đủ mười tám tuổi phải có một Hội thẩm là giáo viên Khẳng định trên là Sai. Lý do: Theo quy định tại khoản 1 Điều 307 BLTTHS năm 2003 thì “Thành phần Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…” Như vậy không phải trong mọi trường hợp, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm đối với bị cáo khi phạm tội chưa đủ 18 tuổi phải có một Hội thẩm là giáo viên mà Hội thẩm đó cũng có thể là cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Quy định trên về thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm đối với bị cáo là người chưa thành niên phạm tội xuất phát từ thực tiễn cho thấy, thầy cô giáo cũng như cán bộ Đoàn thanh niên vừa là người quản lý, giáo dục, vừa là những nhà tâm lý, sư phạm nên có hiểu biết nhất định về lứa tuổi chưa thành niên. Việc họ tham gia vào Hội đồng xét xử sẽ giúp cho Tòa án có thể đưa ra quyết định xử lý người chưa thành niên phạm tội đúng pháp luật và nâng cao tác dụng giáo dục đối với người chưa thành niên. Và cần phải hiểu khái niệm “giáo viên” ở đây theo nghĩa rộng tức là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác Kết luận: Theo quy định tại Điều 307 BLTTHS thì không phải trong mọi trường hợp thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm đối với bị cáo khi phạm tội chưa đủ mười tám tuổi phải có một Hội thẩm là giáo viên THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TTHS: Tố tụng hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb.CAND, Hà Nội, 2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân môn Thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự.doc
Luận văn liên quan