Bài tập cá nhân môn xây dựng văn bản: Các yêu cầu về ngôn ngữ văn bản pháp luật
ĐẶT VẤN ĐỀ Các văn bản quy phạm pháp luật cần được soạn thảo với một ngôn ngữ có độ chính xác tối đa nếu chưa thể đạt được gới hạn tuyệt đối. Chính vì vậy việc soạn thảo văn bản pháp luật cần được chú ý không chỉ là vấn đề thẩm quyền, vấn đề thủ tục ban hành mà cả về kĩ thuật soạn thảo. Nội dung của văn bản sẽ không thể được chuyển tải đúng nếu ngôn ngữ trong văn bản không chính xác, không khoa học, khó hiểu, rườm rà. Trong phạm vi bài viết này, em xin đề cập và làm rõ hơn về : “Các yêu cầu về ngôn ngữ văn bản pháp luật”.
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3440 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân môn xây dựng văn bản: Các yêu cầu về ngôn ngữ văn bản pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các văn bản quy phạm pháp luật cần được soạn thảo với một ngôn ngữ có độ chính xác tối đa nếu chưa thể đạt được gới hạn tuyệt đối. Chính vì vậy việc soạn thảo văn bản pháp luật cần được chú ý không chỉ là vấn đề thẩm quyền, vấn đề thủ tục ban hành mà cả về kĩ thuật soạn thảo. Nội dung của văn bản sẽ không thể được chuyển tải đúng nếu ngôn ngữ trong văn bản không chính xác, không khoa học, khó hiểu, rườm rà. Trong phạm vi bài viết này, em xin đề cập và làm rõ hơn về : “Các yêu cầu về ngôn ngữ văn bản pháp luật”.
II. NỘI DUNG CHÍNH
Văn bản pháp luật là phương tiện quan trọng và chủ yếu trong hoạt động của quản lý Nhà nước. Để đánh giá đúng đắn về chất lượng của văn bản pháp luật và hoạt động xây dựng văn bản pháp luật cần dựa vào các tiêu chí sau:
1. Ngôn ngữ văn bản pháp luật là ngôn ngữ viết.
Trong một số hoạt động quản lí, người có thẩm quyền có thể sử dụng những hình thức quản lí khác như: ngôn ngữ nói, hành động nhưng đối với các vấn đề quan trọng mà pháp luật quy định thì chủ thể quản lí buộc phải ban hành văn bản pháp luật, tức là ngôn ngữ viết.
Văn bản pháp luật được thể hiện bằng ngôn ngữ viết. Sử dụng ngôn ngữ viết, nhà quản lý có thể lựa chọn các từ, nghĩa có tính chính xác cao; lập các câu có kết cấu ngữ pháp chặt chẽ, hoàn chỉnh, nhờ đó có thể trình bày cụ thể, rõ ràng ý chí của mình và tạo điều kiện cho đối tượng thi hành văn bản nắm bắt được đúng đắn, đầy đủ nội dung của văn bản pháp luật.
Mặt khác, cách thức thể hiện này cũng giúp các cơ quan nhà nước thuận lợi trong việc sao gửi, nghiên cứu, lưu trữ thông tin nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý của mình.
2. Ngôn ngữ văn bản pháp luật là ngôn ngữ tiếng Việt.
Văn bản pháp luật phải được viết bằng tiếng Việt, phải tuân theo những quy tắc chung của tiếng Việt, do đó không thể nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật tách rời ngôn ngữ dân tộc. Sử dụng tiếng Việt để soạn thảo các văn bản pháp luật không chỉ là yêu cầu mang tính pháp lí mà còn là vấn đề khoa học, vì tiếng Việt là tiếng được đại đa số người dân trên đất nước sử dụng nên mang tính thông dụng, phổ biến. Văn bản pháp luật phải được viết bằng tiếng Việt thì mới có thể phổ biến tới nhiều người và nhiều người cùng hiểu được nội dung của văn bản mà nhờ đó mới đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình chuyển tải ý chí của chủ thể quản lý nhà nước.
Tuy chưa có quy định chung đối với mọi văn bản pháp luật về vấn đề ngôn ngữ nhưng hiện tại trong pháp luật đã có quy định về việc sử dụng tiếng Việt để soạn thảo một số loại văn bản.
3. Ngôn ngữ văn bản pháp luật là ngôn ngữ được nhà nước sử dụng chính thức.
Văn bản pháp luật là phương tiện cơ bản và hữu hiệu để Nhà nước thể hiện ý chí của mình. Xuất phát từ đặc thù của văn bản pháp luật là mang tính quyền lực nhà nước nên ngôn ngữ văn bản pháp luật là ngôn ngữ chuẩn quốc gia, được Nhà nước sử dụng chính thức. Để diễn đạt các chủ trương, chính sách, các mệnh lệnh cụ thể, Nhà nước đặt ra những yêu cầu nhất định đối với hệ thống ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản. Chính những yêu cầu đó đã tạo ra sự đặc thù của ngôn ngữ văn bản pháp luật, làm cho nó không hoàn toàn giống ngôn ngữ thông thường trong tiếng Việt.
Có thể hiểu ngôn ngữ văn bản pháp luật là một bộ phận của ngôn ngữ tiếng Việt nhưng có sự chuẩn mực cao hơn so với tiếng Việt thông dụng, bởi vì:
Thứ nhất, ngôn ngữ trong văn bản pháp luật phải đảm bảo tính nghiêm túc. Nếu ngôn ngữ trong văn bản pháp luật thiếu tính nghiêm túc sẽ ảnh hưởng đến sự trang nghiêm, uy quyền của hoạt động quản lý Nhà nước, coi thường pháp luật đồng thời có thể ảnh hưởng tới tính chính xác của văn bản. Để đảm báo tính nghiêm túc của ngôn ngữ văn bản pháp luật, người viết cần lưu ý không sử dụng khẩu ngữ, tiếng lóng, tiếng tục; tránh dùng những từ ngữ thô thiển, thiếu nhã nhặn. đả kích hoặc châm biếm. Ví dụ: gọi bị cáo là y, thị, hắn, tên côn đồ... thể hiện thái độ xúc phạm, thóa mạ bị cáo.
Cũng nên tránh sử dụng các yếu tố ngôn ngữ mang sắc thái biểu cảm, như: Dấu chấm than (!), dấu chấm hỏi (?), văn tả cảnh, văn vần hay lối viết văn hoa, sáo rỗng.
Thứ hai, ngôn ngữ trong văn bản pháp luật phải bảo đảm tính chính xác. Ngôn ngữ chính xác giúp cho việc thể hiện ý chí Nhà nước được rõ ràng, tạo cho người tiếp nhận văn bản một cách hiểu chung, thống nhất về ý đồ của người ban hành văn bản, loại trừ được tình trạng một nội dung hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Yêu cầu việc sử dụng ngôn ngữ chính xác được biểu hiện ở nhiều nội dung khác nhau như: ngôn ngữ văn bản phải chính xác về chính tả, về nghĩa của từ,
Thứ ba, ngôn ngữ pháp luật phải có tính thống nhất. Điều đó là cần thiết để giúp cho mọi người có thể hiểu thống nhất về các vấn đề được đặt ra trong từng văn bản cụ thể cũng như trong toàn bộ hệ thống của văn bản pháp luật. Trong hệ thống văn bản pháp luật, cần thống nhất về nghĩa cho các từ, ngữ được sử dụng để cùng chỉ một khái niêm trong các văn bản pháp luật khác nhau.
Thứ tư, ngôn ngữ văn bản pháp luật có tính phổ thông.Văn bản pháp luật được ban hành để tác động đến tằng lớp nhân dân trong xã hội. Trong khi đó, trình độ học vấn và nhận thức pháp luật giữu các vùng, miền, và dân tộc có sự khác nhau. Vì vậy, tính phổ thông của ngôn ngữ trong văn bản pháp luật sẽ giúp cho mọi người có thể hiểu đúng, chính xác về pháp luật.
Thứ năm, một nhóm từ rất quan trọng và không thể thiếu khi soạn thảo văn bản pháp luật là thuật ngữ pháp lý. Mỗi thuật ngữ pháp lý chứa đựng trong đó một khối lượng tri thức nhất định có nội dung phong phú, yêu cầu người soan thảo văn bản trình bày ngắn gọn nhưng rất chính xác những nội dung phong phú và đa dạng của các văn bản pháp luật.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng hàng đầu để thể hiện ý chí của cấp có thẩm quyền. Đồng thời thông qua đó, chủ thể ban hành văn bản pháp luật thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình, và giúp người đọc tiếp nhận ý chí đó thực hiện hành vi cần thiết, đáp ứng yêu cầu của chủ thể ban hành. Vì vậy, trong quá trình soạn thảo văn bản pháp luật, chủ thể có thẩm quyền phải tuân thủ các yêu cầu trên nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của VBPL trong quá trình quản lí nhà nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008
2. Nguyễn Thế Quyền, Một số vấn đề về soạn thảo văn bản, Nxb.CAND, Hà Nội, 1998.
3. Nguyễn Đăng Dung, Võ Chí Hảo, Kĩ thuật soạn thảo văn bản, Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2008.
4.Học viện Hành chính – Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình kĩ thuật xây dựng và soạn thảo văn bản quản lí nhà nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập cá nhân môn xây dựng văn bản- Các yêu cầu về ngôn ngữ văn bản pháp luật.doc