Bài tập cá nhân thương mại modul 2 phân tích đặc điểm của tập đoàn kinh tế
Luật doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam định nghĩa: “Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế” (Điều 149). Và theo Điều 38 Nghị định 102/2010/NĐ - CP về hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp 2005 thì: “Tập đoàn kinh tế bao gồm các nhóm công ty có quy mô lớn, có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức hoặc các hình thức khác, gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con”. Như vậy, pháp luật Việt Nam có ghi nhận sự tồn tại của các TĐKT, song .
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2929 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân thương mại modul 2 phân tích đặc điểm của tập đoàn kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luật doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam định nghĩa: “Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế” (Điều 149). Và theo Điều 38 Nghị định 102/2010/NĐ - CP về hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp 2005 thì: “Tập đoàn kinh tế bao gồm các nhóm công ty có quy mô lớn, có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức hoặc các hình thức khác, gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con”.
Như vậy, pháp luật Việt Nam có ghi nhận sự tồn tại của các TĐKT, song cũng chưa đưa ra được định nghĩa chính xác về TĐKT. Theo các quy định nêu trên, pháp luật Việt Nam cũng chỉ dừng lại ở việc liệt kê các đặc trưng của mô hình TĐKT mà chưa đưa được ra TĐKT là gì và TĐKT có những đặc trưng gì để phân biệt một tập đoàn với các doanh nghiệp hay với mô hình công ty mẹ - công ty con...
Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau như trên nhưng có thể tổng hợp thành một khái niệm chung về TĐKT như sau: “TĐKT là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế bao gồm tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hay những ngành khác nhau, ở phạm vi một nước hay nhiều nước, được liên kết theo mô hình công ty mẹ - công ty con hoặc các hình thức khác nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận”.
Có thể thấy bản chất của TĐKT đó chính là sự liên kết giữa các chủ thể kinh doanh không phân biệt thành phần kinh tế nhằm tạo ra lợi ích cho chính những thành viên trong TĐKT đó và phát triển sản xuất kinh doanh trong một ngành hay nhiều ngành nghề khác nhau trên phạm vi lãnh thổ của một hay nhiều quốc gia thông qua một cơ quan điều hành chung và thống nhất. Sự liên kết trong trường hợp này không hoàn toàn là liên kết về vốn như trong mô hình công ty mẹ - công ty con mà có thể chỉ là sự liên kết về phân phối, tiêu thụ sản phẩm, liên kết về công nghệ ... Và đây là điểm khác biệt cơ bản giữa TĐKT và mô hình công ty mẹ - công ty con.
Đặc điểm pháp lý của TĐKT.
Từ khái niệm về TĐKT nêu trên, có thể thấy TĐKT có các đặc điểm pháp lý cơ bản sau:
- Về chủ thể: dấu hiệu đầu tiên để nhận diện một TĐKT đó chính là những chủ thể tham gia vào tập đoàn. Như đã phân tích ở phần khái niệm, thì TĐKT là một tổ hợp các công ty hình thành trên cơ sở liên kết về tài chính, công nghệ, thị trường...và không phân biệt thành phần kinh tế. Điều đó nghĩa là bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tham gia vào TĐKT đều có khả năng trở thành thành viên TĐKT, đó có thể là doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước hay doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân như: các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân... Thực tiễn hoạt động của các TĐKT cho thấy, các chủ thể tham gia liên kết không phải mọi chủ thể kinh doanh mà pháp luật mỗi nước có những quy định khác nhau về các chủ thể được phép tham gia vào TĐKT. Tuy nhiên, hầu hết các nước đều thống nhất các loại hình doanh nghiệp tham gia liên kết kinh tế để thành lập tập đoàn là các doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần và ở một số quốc gia (trong đó có Việt Nam) thì còn bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước. Còn lại loại hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thì hầu như không tham gia vào TĐKT, bởi hai loại hình doanh nghiệp này không có tư cách pháp nhân, họ tham gia vào các quan hệ kinh tế và chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của các thành viên hợp danh và chủ doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, nếu tham gia vào TĐKT xét dưới góc độ quyền lợi về mặt kinh tế thì trách nhiệm họ phải gánh vác trong trường hợp gặp rủi ro là vô cùng lớn. Những doanh nghiệp này muốn tham gia vào TĐKT thì phải thực hiện việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Về tư cách pháp lý: hầu như các nước đều quan niệm TĐKT là một chủ thể kinh tế hơn là chủ thể pháp lý và không có tư cách pháp nhân, không có đăng ký kinh doanh với cả tập đoàn mà chỉ đăng ký kinh doanh với từng doanh nghiệp trong tập đoàn. Ngược lại, có ý kiến cho rằng TĐKT là một pháp nhân kinh doanh. Về vấn đề này, pháp luật Việt Nam còn có những quy định chưa thống nhất. Theo quy định tại Điều 38 Nghi định 102/2010/NĐ – CP về hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp 2005 thì TĐKT không có tư cách pháp nhân và không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo các quy định hiện hành về thí điểm thành lập TĐKT nhà nước thì TĐKT nhà nước lại có tư cách pháp nhân. Để xác định một chủ thể có tư cách pháp nhân hay không căn cứ vào Điều 84 BLDS năm 2005: “Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Được thành lập hợp pháp; 2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 4. Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập”.
TĐKT nhà nước theo Nghị định 101/2009/NĐ – CP thì loại hình kinh doanh được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở các tổng công ty, công ty nhà nước (Điều 9). Về cơ cấu tổ chức, tập đoàn được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Pháp luật cũng có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong tập đoàn, cơ chế quản lý và đầu tư vốn... Công ty mẹ đại diện cho TĐKT nhà nước thực hiện các hoạt động chung của tập đoàn trong quan hệ với bên thứ ba hoặc các hoạt động khác nhân danh tập đoàn. Như vậy, mặc dù không có quy định trực tiếp TĐKT nhà nước có tư cách pháp nhân nhưng qua các quy định của pháp luật thì TĐKT nhà nước có tư cách pháp nhân, nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ kinh tế.
- Về phạm vi hoạt động và lĩnh vực ngành nghề kinh doanh: TĐKT hoạt động đa ngành và đa lĩnh vực. Tổ hợp này thường lấy ngành kinh doanh mà tập đoàn có thế mạnh đóng vai trò ngành kinh doanh chủ đạo, mũi nhọn. Các TĐKT Nhà nước hầu hết hoạt động trong các ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia như: điện lực, dầu khí, bưu chính viễn thông, than và khoáng sản,... bởi vì đây là các ngành, lĩnh vực mà tư nhân và các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư hoặc khó thể thực hiện được do hạn chế về năng lực tài chính hoặc kinh nghiệm quản lý. Bên cạnh đó, tập đoàn còn mở rộng kinh doanh với các ngành nghề khác nhau. Những ngành nghề đó có thể liên quan đến ngành nghề kinh doanh chủ đạo hoặc không. Sự đa dạng ngành, lĩnh vực kinh doanh trong TĐKT đã tạo thuận lợi nâng cao năng lực sản xuất và vị thế của tập đoàn.
- Tổ chức và điều hành hoạt động chủ yếu dưới hình thức mô hình công ty mẹ - công ty con. Trong mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ đóng vai trò hạt nhân, có thể chỉ thực hiện việc đầu tư tài chính để hình thành các công ty con hoặc vừa thực hiện chức năng sản xuất trực tiếp, vừa thực hiện chức năng đầu tư tài chính. Công ty mẹ vừa có vai trò định hướng hoạt động và quyết định những vấn đề quan trọng theo chiến lược chung của cả tập đoàn. Công ty con là công ty thuộc sở hữu hoàn toàn của công ty mẹ hoặc công ty mẹ nắm cổ phần, phần vốn góp chi phối. Công ty con là những pháp nhân độc lập và chịu sự chi phối của công ty mẹ trong việc thực hiện các chiến lược chung của tập đoàn. Bên cạnh đó, tập đoàn cũng có thể có tầng liên kết con - cháu. Công ty cháu do công ty co của công ty mẹ sở hữu toàn bộ vốn góp hoặc nắm giữ tỷ lệ vốn góp đủ chi phối công ty. Trên thực tế, công ty mẹ chi phối công ty này ở mức độ hạn chế hơn so với các công ty con và thường chi phối gián tiếp qua kiểm soát hoạt động của công ty con và từ đó công ty mẹ cũng có thể kiểm soát được công ty cháu.
- Về vấn đề sở hữu vốn trong TĐKT: mô hình TĐKT thường đa hình thức sở hữu trong đó có thể có vốn nhà nước, vốn góp của các thành phần kinh tế khác. Mô hình TĐKT là hình thức liên kết có thể huy động vốn từ nhiều chủ thể khác nhau. Trong cơ cấu vốn của công ty mẹ có thể nhà nước nắm 100% hoặc có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau: nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức đầu tư tài chính khác. Trên thế giới, công ty mẹ do nhà nước sở hữu toàn bộ không nhiều (ví dụ: tập đoàn BP của Anh, tập đoàn Petronas của Malaixia,...). Ở Việt Nam, trong giai đoạn áp dụng thí điểm chuyển đổi một số công ty Nhà nước sang hoạt động theo mô hình kinh tế như hiện nay thì công ty mẹ đều do nhà nước nắm 100% vốn. Thực chất chúng là doanh nghiệp nhà nước. Còn vốn của các công ty con chủ yếu hình thành bằng việc góp vốn của các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác nhau dưới các hình thức như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh... Có thể thấy, đa dạng về sở hữu là một đặc trưng của mô hình này.
Như vậy, cùng với sự phát triển kinh tế, các tập đoàn kinh tế Việt Nam đã được hình thành với những đặc trưng rất cơ bản. Hoạt động của các tập đoàn này đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời là một trong những công cụ điều tiết hiệu quả nền kinh tế vĩ mô.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập cá nhân thương mại modul 2 phân tích đặc điểm của tập đoàn kinh tế.docx