Bài tập hình 1: Tội cố ý gây thương tích

A dùng súng định giết chết B. Mới bắn 1 phát trúng chân B, thấy B bị thương. A có điều kiện bắn tiếp nhưng A vẫn không bắn mà bỏ đi. Kết quả B chỉ bị thương tích ( tỷ lệ 45%). Hỏi: a.Hành vi của A có thoả mãn các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Giải thích ? b.Xác định trách nhiệm hình sự của A.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập hình 1: Tội cố ý gây thương tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1: A dùng súng định giết chết B. Mới bắn 1 phát trúng chân B, thấy B bị thương. A có điều kiện bắn tiếp nhưng A vẫn không bắn mà bỏ đi. Kết quả B chỉ bị thương tích ( tỷ lệ 45%). Hỏi: Hành vi của A có thoả mãn các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Giải thích ? Xác định trách nhiệm hình sự của A. a. Hành vi của A thoả mãn các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội đối với tội giết người ( Điều 93 BLHS), nhưng đã đủ cấu thành tội phạm tội cố ý gây thương tích ( Điều 104 BLHS ) Điều 19 BLHS qui định : “ Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự ý mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chùng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này” Ở tình huống trên ta có thể thấy rõ, hành vi của A đã thoả mãn các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội đối với tội giết người ( Điều 93 BLHS): Thứ nhất : Việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải xảy ra khi tội phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị hoặc ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành. Ở tình huống trên, A đã có ý định dùng súng giết chết B nhưng mới bắn 1 phát trúng chân B khiến B bị thương. Việc bắn vào chân B cho thấy A chưa thực hiện hết những hành vi mong muốn vì nếu muốn B chết ngay A có thể bắn vào những bộ phận gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của B như phần đầu, phần tim của B. Sau đó A đã dừng lại nên B không chết mà chỉ bị thương tích 45 %. Do vậy, ta có thể thấy rằng trong trường hợp này A đã chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm khi ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành đối với tội giết người. Thứ hai: Việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải là sự tự nguyện và dứt khoát. Để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, trước hết đòi hỏi việc chủ thể dừng lại không thực hiện tiếp tội phạm phải hoàn toàn do động lực bên trong chứ không phải do trở ngại khách quan chi phối. Khi dừng lại, người phạm tội vẫn tin rằng, hiện tại không có gì ngăn cản và vẫn có thể thực hiện tiếp được tội phạm. Việc dừng lại, không thực hiện tiếp tội phạm trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải là sự thể hiện của việc từ bỏ hẳn ý định phạm tội chứ không phải là thủ đoạn để tiếp tục thực hiện tội phạm. Ở đây, đề bài không nói về tác động bên ngoài nên ta có thể coi là việc A dừng lại không có sự tác động từ phía bên ngoài. Tình tiết A có điều kiện bắn tiếp nhưng A vẫn không bắn mà bỏ đi cho thấy việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm của A là hoàn toàn tự nguyện, có thể do những tác động bên trong của A như hối hận, sợ bị phát hiện, sợ bị trừng trị… Qua các tình tiết trên, ta có thể thấy rằng hành vi của A thoả mãn các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đối với tội giết người. b. Xác định trách nhiệm hình sự của A Vì đề bài không đề cập đến nên ta có thể coi A đã đủ tuổi thành niên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Mặc dù hành vi của A đã thoả mãn các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đối với tội giết người nhưng đã đủ cấu thành tội phạm đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Ta có thể nhận ra hành vi của A là mong muốn sự việc xảy ra, A có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự nên A có thể thấy được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội. Thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Vì thế ta có thể xác định ở tình huống này hành vi của A là cố ý gây thương tích. Khoản 3 Điều 104 BLHS qui định : “ Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp qui định tại các điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm” Điểm a Khoản 1 Điều 104 : “ Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người ” Nhận thấy A dùng súng làm B bị thương 45 %, điều này phù hợp với khoản 3 điều 104 BLHS, bởi A làm B bị thương trong mức 31% đến 60%, mà A lại phạm vào điểm a khoản 1 khi A sử dụng hung khí nguy hiểm là súng. Do đó khung hình phạt cho hành vi của A là năm năm đến mười lăm năm tù. Ngoài ra, ở đây đề bài không đề cập đến vấn đề sử dụng súng của A, nếu A sử dụng không được cấp phép thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Khoản 1 Điều 230 BLHS qui định “ Người nào chế tạo, tàng trữ , vận chuyển, sử dụng , mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm” Như vậy, ngoài khung hình phạt do hành vi cố ý gây thương tích là năm năm đến mười lăm năm tù thì nếu sử dụng súng không được cấp phép thì A có thể phải chịu thêm khung hình phạt một năm đến bảy năm do tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBt cá nhân hình sự md1-A dùng súng định giết chết B Mới bắn 1 phát trúng chân B, thấy B bị thương A có điều kiện bắn tiếp nhưng A vẫn không bắn mà bỏ .doc
Luận văn liên quan