Bài tập hình sự 2 - Nhóm tháng 1
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Đây không còn là đề tài mới, nhưng vẫn rất thời sự. Nạn bạo lực gia đình vẫn xảy ra đâu đó một cách khá thường xuyên, để lại sự tổn hại xã hội nghiêm trọng. Tình huống sau đề cập đến vấn đề ấy:
Hiếu và Hoa kết hôn đã được 15 năm. Hiếu thường xuyên uống rượu say thì về đập phá đồ đạc trong gia đình và đánh vợ rất dã man. Mỗi khi không lo được tiền cho chồng mua rượu, chị Hoa lại phải gánh chịu những lời lăng mạ tồi tệ cùng trận đòn quái ác của chồng. Có lần chưa hả dạ, Hiếu còn kéo chị Hoa ra đầu làng và làm nhục chị. Do quá uất ức và tủi nhục, chị Hoa đã nhảy xuống sông để tự sát. Thấy vậy, Hiếu nhảy xuống sông dìm đầu vợ xuống nước và nói: “Muốn chết tao cho chết luôn”. Mấy phút sau chị Hoa tắt thở.
Hỏi:
1. Xác định tội danh của Hiếu?
2. Giả sử Hiếu không có hành vi dìm đầu vợ xuống nước thì tội danh của Hiếu là gì?
3. Giả sử Hoa nhẩy xuống sông tự sát nhưng được hàng xóm cứu, không chết thì TNHS của Hiếu được giải quyết như thế nào?
4. Giả sử Hiếu vừa chấp hành xong bản án 7 năm tù về tội cố ý gây thương tích và đã có các hành vi nêu trên thì trường hợp phạm tội của Hiếu được coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?
9 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3932 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập hình sự 2 - Nhóm tháng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Đây không còn là đề tài mới, nhưng vẫn rất thời sự. Nạn bạo lực gia đình vẫn xảy ra đâu đó một cách khá thường xuyên, để lại sự tổn hại xã hội nghiêm trọng. Tình huống sau đề cập đến vấn đề ấy:
Hiếu và Hoa kết hôn đã được 15 năm. Hiếu thường xuyên uống rượu say thì về đập phá đồ đạc trong gia đình và đánh vợ rất dã man. Mỗi khi không lo được tiền cho chồng mua rượu, chị Hoa lại phải gánh chịu những lời lăng mạ tồi tệ cùng trận đòn quái ác của chồng. Có lần chưa hả dạ, Hiếu còn kéo chị Hoa ra đầu làng và làm nhục chị. Do quá uất ức và tủi nhục, chị Hoa đã nhảy xuống sông để tự sát. Thấy vậy, Hiếu nhảy xuống sông dìm đầu vợ xuống nước và nói: “Muốn chết tao cho chết luôn”. Mấy phút sau chị Hoa tắt thở.
Hỏi:
1. Xác định tội danh của Hiếu?
2. Giả sử Hiếu không có hành vi dìm đầu vợ xuống nước thì tội danh của Hiếu là gì?
3. Giả sử Hoa nhẩy xuống sông tự sát nhưng được hàng xóm cứu, không chết thì TNHS của Hiếu được giải quyết như thế nào?
4. Giả sử Hiếu vừa chấp hành xong bản án 7 năm tù về tội cố ý gây thương tích và đã có các hành vi nêu trên thì trường hợp phạm tội của Hiếu được coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?
Định tội là vấn đề khó khăn, phức tạp và quan trọng. Mác đã từng nói rằng hiệu quả của pháp luật hình sự phụ thuộc rất nhiều vào tính đúng đắn của công tác xét xử. Định tội danh đúng sẽ là tiền đề cho việc phân hóa TNHS (trách nhiệm hình sự) và cá thể hóa hình phạt một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật.
Vậy định tội danh là gì? Định tội danh là hoạt động thực tiễn của các cơ quan tiến hành tố tụng ( cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ) và một số cơ quan khác có thẩm quyển theo quy định của pháp luật để xác định một người có phạm tội không, nếu phạm tội thì đó là tội gì, theo điều luật nào cuả BLHS( bộ luật hình sự) hay nói cách khác đây là qua trình xác định tên tội cho hành vi nguy hiểm đã thực hiện ( T.S Dương Tuyết Miên- Định tội danh và quyết định hình phạt ).
Định tội là cơ sở cần thiết đầu tiên để truy cứu TNHS người phạm tội. Chỉ trên cơ sở đã xác định tội danh quy định ở BLHS thì mới có thể quyết định được biện pháp TNHS (hình phạt).
Muốn định tội cho hành vi cụ thể, người áp dụng luật hình sự phải căn cứ vào các CTTP đã được quy định trong BLHS. Việc xác định tội danh chính là quá trình xác định xem hành vi thỏa mãn các dấu của CTTP nào trong BLHS. Nếu các tình tiết của hành vi phạm tội phù hợp với các dấu hiệu của CTTP được quy định trong BLHS thì hành vi được định theo tội danh của CTTP đó.
Như vậy, CTTP là căn cứ pháp lý duy nhất của việc xác định tội. Chỉ có thể căn cứ vào CTTP đã được quy định trong BLHS mới có thể định tội và định tội đúng được.
1. Xác định tội danh của Hiếu?
Tội danh của Hiếu trong tình huống trên là tội giết người được quy định trong Điều 93 của BLHS:
“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau ðây, thì bị phạt tù từ mười hai năm ðến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
………………………………………………………………………………………………q) Vì ðộng cõ ðê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trýờng hợp quy ðịnh tại khoản 1 Ðiều này, thì bị phạt tù từ bảy nãm ðến mười lăm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm ðảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất ðịnh từ một nãm ðến nãm nãm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm ðến năm năm.”
Tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác.
Tình huống trên tội danh của X là tội giết người bởi hành vi của X thỏa mãn các dấu hiệu của CTTP của tội giết người.
Khách thể của tội phạm :
Đó là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng được quy định trong chương XII - các tội phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của con người.
Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan : của tội giết người là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác. Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Trong tình huống, khi thấy Hòa là vợ của mình nhảy xuống sông tự sát, Hiếu đã có hành vi nhảy xuống sông dìm đầu vợ xuống nước và nói: “Muốn chết tao cho chết luôn”. Hành động “ dìm đầu vợ xuống nước” chính là hành vi cụ thể và có khả năng cao gây ra cái chết cho nạn nhân. Và đó là một hành vi tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật. Ở đây tội phạm mà Hiếu phạm phải ở dạng hành động phạm tội.
Hậu quả của tội phạm: trong CTTP tội giết người hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc là hậu quả làm chết người. Đó cũng chính là căn cứ để xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm của loại tội này. Hậu quả xảy ra trong tình huống trên là cái chết của chị Hoa.
Quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả chết người: đối với tội giết người, dấu hiệu hậu quả là một dấu hiệu bắt buộc được quy định trong CTTP, nó cũng đòi hỏi phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nhằm tước đoạt tính mạng người khác với hậu quả chết người xảy ra. Hành vi đó phải là nguyên nhân dẫn tới hậu quả. Đây chính là điều kiện cần thiết để buộc người phạm tội phải chịu TNHS về hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác của mình. Ở đây, hành vi “dìm đầu chị Hoa xuống nước” của Hiếu chính là nguyên nhân trực tiếp khiến chị tử vong. Bởi với việc thực hiện hành vi đó Hiếu đã làm nạn nhân bị sặc nước và tắt thở chỉ sau vài phút.
Chủ thể của tội phạm:
Là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định. Mặc định trong tình huống trên Hiếu là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Yếu tố lỗi: lỗi của người phạm tội giết người phải là lỗi cố ý. Theo tình huống Hiếu có hành vi dìm đầu chị Hoa xuống nước và còn nói “Muốn chết tao cho mày chết”, rõ ràng qua hành động và lời nói đó đã thể hiện rõ việc gây ra cái chết cho chị Hoa là điều Hiếu thấy trước và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội. Bởi thế lỗi của người phạm tội ở đây là lỗi cố ý trực tiếp.
Mục đích, động cơ phạm tội: mục đích, động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của CTTP tội giết người. Nhưng một số động cơ phạm tội được quy định là tình tiết định khung tăng nặng. Trong tình huống đưa ra ta không thể xác định được chính xác động cơ cũng như mục đích thực hiện tội phạm của Hiếu. Nhưng rõ ràng hàng loạt những hành vi đánh đập, lăng mạ và đỉnh điểm là việc ra tay giết chết chị Hoa đều xuất phát từ thói vũ phu, rượu chè của tên Hiếu.
Có nhiều ý kiến cho rằng Hiếu phải bị truy cứu TNHS về hai tội là tội giết người ( Điều 93 BLHS) và tội bức tử ( Điều 100 BLHS) vì cho rằng hành vi của Hiếu thỏa mãn CTTP của 2 tội giết người và bức tử. Theo quan điểm của nhóm em Hiếu chỉ bị truy cứu TNHS về tội giết người. Bởi lẽ, trong thực tiến xét xử, tội giết người có mức hình phạt cao hơn tội bức tử thì tội mạnh hơn ( tội giết người) sẽ thu hút tội yếu hơn( tội bức tử ) và do đó chúng ta chỉ xét xử về một tội mạnh hơn. Trong tình huống này tội yếu hơn sẽ bị hút thành tình tiết định khung của tội mạnh hơn hoặc tình tiết của vụ án. Như vậy, thì tội bức tử sẽ trở thành tình tiết của tội giết người.
2. Giả sử Hiếu không có hành vi dìm đầu vợ xuống nước thì tội danh của Hiếu là gì?
Giả sử Hiếu không có hành vi dìm đầu vợ xuống nước thì tội danh của Hiếu là tội bức tử được quy định tại Điều 100 BLHS: “Tội bức tử là trường hợp người phạm tội đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát”.
Hành vi của Hiếu thỏa mãn CTTP của tội bức tử.
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của loại tội này là những người có quan hệ lệ thuộc nhất định đối với nạn nhân. Trong tình huống trên Hiếu và Hoa có mối quan hệ vợ chồng với nhau. Nạn nhân là Hoa ở đây có thể bị ràng buộc với Hiếu qua mối quan hệ tinh thần, tình cảm giữa vợ chồng với nhau, ràng buộc bởi quan hệ hôn nhân.
Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi phạm tội: Hiếu thường xuyên đối xử tàn ác với chị Hoa, mỗi lần uống rượu say về đập phá đồ đạc trong gia đình và đánh vợ rất dã man. Tính chất của mỗi lần đánh đập là tàn bạo. Chưa dừng lại ở đó, chị Hoa lại phải gánh chịu những lời lăng mạ tồi tệ cùng trận đòn quái ác của chồng. Như vậy, xuất phát từ phía chị Hoa, rất có thể đã phải chịu tâm lí lo lắng, sợ hãi và chịu đau đớn rất nhiều. Đặc biệt, Hiếu còn có hành vi làm nhục chị Hoa, có lần Hiếu kéo chị Hoa ra đầu làng và làm nhục chị nơi đông người thì rõ ràng chị Hoa đã thực sự bị tủi nhục, chịu sự uất ức rất lớn. Từ đó dẫn đến hành động chị Hoa nhảy sông tự sát.
Hậu quả của tội phạm : với những hành vi trên đã dẫn tới hành động tự sát của chị Hoa. Dù hậu quả xảy ra là chị Hoa có chết hay không cũng không ảnh hưởng gì tới tội danh của Hiếu vì trong tội bức tử cái chết của nạn nhân không phải là dấu hiệu bắt buộc của CTTP.
Quan hệ nhân quả: quan hệ giữa những hành vi đánh đập, làm nhục chị Hoa và hậu quả xảy ra sự tự sát của chị Hoa có mối liên hệ nhân quả với nhau. Chính vì những lần đánh đập, hành hạ dã man, những lời lăng mạ, những trận đòn quái ác và nhất là làm nhục chị Hoa trước mọi người trong làng xóm là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hậu quả chị Hoa tự sát.
Khách thể của tội phạm:
Cũng giống với tội giết người khách thể của tội phạm của tội bức tử cũng là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Trong trường hợp này Hiếu nhận thức mối quan hệ vợ chồng ràng buộc giữa hai người và hoàn toàn có thể thấy trước hậu quả của những hành vi mà mình gây ra. Hiếu hoàn toàn có thể nhận thức được rằng những lần lăng mạ, đánh đập, làm nhục vợ mình có thể gây ra tâm lý hoang mang lo sợ, thậm chí là tâm lý suy sụp, khiến cho chị Hoa không có cách chọn lựa nào khác ngoài việc tự sát. Có 2 trường hợp có thể xảy ra ở đây:
Thứ nhất, Hiếu thấy được rằng hành vi của mình sẽ dẫn đến cách xử sự tự sát của chị Hoa, nhưng Hiếu tin chắc chị Hoa sẽ không làm như vậy. Lỗi ở trường hợp này là lỗi vô ý vì quá tự tin.
Thứ hai, Hiếu thấy được hành vi của mình sẽ dẫn đến cách xử sự tự sát của chị Hoa nhưng Hiếu bỏ mặc, không quan tâm đến. Lỗi này là lỗi cố ý gián tiếp.
Tuy nhiên dù Hiếu phạm tội là do lỗi vô ý do quá tự tin hay do lỗi cố ý gián tiếp cũng không làm ảnh hưởng đến việc định tội danh cho hành vi bức tử của Hiếu.
3. Giả sử Hoa nhẩy xuống sông tự sát nhưng được hàng xóm cứu, không chết thì TNHS của Hiếu được giải quyết như thê nào?
TNHS là trách nhiệm mà người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi trước Nhà nước vì hành vi phạm tội của mình. CTTP là cơ sở của trách nhiệm hình sự và TNHS được cụ thể hóa bằng hình phạt ( bao gồm biện pháp hình phạt cụ thể và mức hình phạt cụ thể).
Theo tình huống được đưa ra Hoa nhảy xuống sông và không chết do được hàng xóm nhìn thấy và cứu giúp, khác với tình tiết ở ý 2 là Hoa chết đuối. Nhưng điều này không ảnh hưởng gì đến tội danh của Hiếu như đã xác định bởi các căn cứ sau:
Thứ nhất, hậu quả tự sát đã xảy ra, cho dù chết hay không chết thì ý định của Hoa là nhảy xuống sông tự sát và Hoa đã thực hiện trọn vẹn hành vi đó: nhảy xuống sông.
Thứ hai, Hoa không chết là do nguyên nhân khách quan: hàng xóm nhìn thấy và cứu.
Thứ ba, tội phạm của tội bức tử là tội phạm có cấu thành vật chất, không phải là cấu thành hình thức như một số quan điểm khác, vì chỉ cần hậu quả nạn nhân có hành vi tự sát xảy ra thì tội phạm đã hoàn thành, việc nạn nhân chết hay không chết không phải là dấu hiệu bắt buộc của CTTP này.
Từ những căn cứ trên, ta có thể khẳng định cho dù Hoa may mắn không chết thì tội phạm mà Hiếu thực hiện vẫn là tội bức tử và Hiếu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tội bức tử. Được quy định tại khoản 1, Điều 100 BLHS 2009 như sau:
“1. Người nào ðối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngựợc ðãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người ðó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm ðến bảy năm.
2. Phạm tội làm nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ năm năm ðến mười hai năm.”
4. Giả sử Hiếu vừa chấp hành xong bản án 7 năm tù về tội cố ý gây thương tích và đã có các hành vi nêu trên thì trường hợp phạm tội của Hiếu được coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?
Điều 49 Bộ luật hình sự quy định về tái phạm và tái phạm nguy hiểm như sau:
“1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.”
Ta có thể phân tích trường hợp của Hiếu như sau:
Theo khoản 2, Điều 64 quy định những trường hợp đương nhiên được xóa tích như sau:
“2. Người bị kết án không phải về các tội quy ðịnh tại Chương XI và Chương XIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người ðó không phạm tội mới trong thời hạn sau ðây:
a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo.
b) Ba năm trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm.
c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm ðến mười lăm năm;
d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm”.
Như vậy, trường hợp này Hiếu mới vừa chấp hành xong bản án 7 năm tù nên Hiếu chưa được xóa án tích cho hành vi cố ý gây thương tích đã phạm.
Theo tình huống Hiếu đã bị kết án về tội cố ý gây thương tích được quy định tại điều 104 BLHS , với mức án là 7 năm tù. Như vậy, Hiếu có thể đã bị kết án theo khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 của Điều 104, cụ thể:
“ 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3.Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
Trường hợp thứ nhất, Hiếu bị kết án theo khoản 2 Điều 104. Đối chiếu với khoản 3 Điều 8 BLHS thì đó là tội nghiêm trọng. Căn cứ theo khoản 1 Điều 49, Hiếu phạm tội mới là tội cố ý giết người nên hành vi phạm tội đó là tái phạm.
Trường hợp thứ hai, Hiếu bị kết án theo khoản 3 Điều 104 BLHS, căn cứ vào khoản 3 Điều 8 thì đó là tội rất nghiêm trọng, Hiếu chưa được xóa án tích theo khoản 2 Điều 64 mà lại phạm tội cố ý giết người – tội đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy theo khoản 2 Điều 49 hành vi phạm tội đó là tái phạm nguy hiểm.
Trường hợp thứ ba, Hiếu bị kết án theo khoản 4 Điều 104, nhưng lại có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 46 BLHS. Nên theo quy định tại Điều 47 Hiếu có thể bị kết án nhẹ hơn quy định hình phạt tại khoản 4 Điều 104. Dù như vậy, trong trường hợp này, tội Hiếu đã phạm trước là tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, tội mới phạm cũng là tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Nên, theo quy định tại khoản 2 Điều 49, hành vi giết người của Hiếu là tái phạm nguy hiểm.
Từ tình huống trên, cho thấy nạn bạo hành gia đình ngày càng diễn ra thường xuyên hơn, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan cũng như nguyên nhân chủ quan và để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. thêm vào đó, cũng có thể thấy rằng thể thấy định tội danh và hoạt động thực tiến quan trọng, định tội danh đúng là cơ sở cho việc quyết định hình phạt được đúng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập hình sự 2 - nhóm tháng 1.docx