Tại cuộc họp ngày 5 tháng 4 năm 2001, Cơ quan Giải quyết tranh chấp đã thông qua bản báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và báo cáo đã sửa đổi của Ban hội thẩm.
Tình trạng thực thi các báo cáo đã thông qua
Thái Lan thông báo với Cơ quan Giải quyết tranh chấp rằng nước này đang trong quá trình thực hiện khuyến nghị của Cơ quan Giải quyết tranh chấp và cần một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện. Ba Lan nhắc lại rằng để thực hiện các khuyến nghị của Cơ quan Giải quyết tranh chấp, Thái Lan cần phải thu hồi lại các thuế hiện hành. Nếu không, Ba Lan sẽ áp dụng Điều 21.5 của Quy tắc Giải quyết tranh chấp. Ba Lan đã sẵn sàng tham gia tham vấn với Thái Lan về một khoảng thời gian hợp lý cho việc thực hiện. Ngày 21 tháng 5 năm 2001, các bên liên quan thông báo với Cơ quan Giải quyết tranh chấp rằng họ đã thỏa thuận được khoảng thời gian hợp lý là 6 tháng và 15 ngày và do vậy thời hạn thực hiện sẽ kết thúc vào ngày 20 tháng 10 năm 2001.
17 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2719 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập kinh tế quốc tế bán phá giá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
…&?…
BÀI TẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
BÁN PHÁ GIÁ
Giảng viên: Ngô Văn Phong
Sinh viên: Võ Đình Huấn
Lớp 11KT311
MSSV: 311001338
MỤC LỤC
Trang
I.Định nghĩa 3
II.Phân loại 3
a)Theo thống lệ quốc tế 3
b)Theo hiến pháp Havana 4
c)Căn cứ vào mục đích và diễn biến 4
d)Những biến tướng của bán phá giá 5
III.Các biện pháp chống bán phá giá 6
IV.Vụ kiện – chống bán phá giá liên quan tới Việt Nam 8
V.Vụ kiện chống bán phá giá trên thế giới 11
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
I. Định nghĩa
Bán phá giá ( dumping ) là xuất khẩu một sản phẩm nào đó thấp hơn giá nội địa nhằm chiến lĩnh thị trường thế giới.
Nói một cách đơn giản, để xác định hành động bán phá giá ta phải so sánh giá cả ở hai thị trường. Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định giá hàng hoá ở thị trường nước xuất khẩu (giá trị bình thường) và giá ở thị trường nước nhập khẩu (giá xuất khẩu) để tạo ra cơ sở chính xác cho sự so sánh giá trên hai thị trường là khá phức tạp.
Theo WTO, giá trị bình thường của hàng hoá là giá của hàng hoá đã được ấn định phụ thuộc vào sức tiêu thụ trên thị trường nước xuất khẩu. Khi không có giá nội địa để so sánh thì giá trị bình thường được coi là tổng các chi phí sản xuất, tiêu thụ hàng hoá cộng với một phần lợi nhuận nào đó. Hoặc theo cách khác, giá trị bình thường có thể là giá xuất khẩu sang một nước thứ ba. Trong trường hợp khi nước xuất khẩu chưa được công nhận là có nền kinh tế thị trường thì giá trị bình thường được xác định trên cơ sở giá hàng hoá tương tự của một nước thứ ba có nền kinh tế thị trường.
Giá xuất khẩu hàng hoá thường được xác định trên cơ sở giá giao dịch giữa người xuất khẩu và nhập khẩu tại nước nhập khẩu. Tuy nhiên, giá giao dịch có thể không được chấp nhận là giá xuất khẩu trong trường hợp buôn bán đối lưu, hoặc trao đổi nội bộ.
II. Phân loại:
Theo thông lệ quốc tế :
Người ta chia hành động bán phá giá thành 2 loại: bán phá giá hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa và bán phá giá hàng nhập khẩu. Hai trường hợp này thường được tách riêng và được giải quyết theo hai bộ luật riêng biệt.
- Bán phá giá hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa là việc cá nhân hoặc tổ chức sản xuất đặt giá tiêu thụ thấp hơn giá thành tại thị trường trong nước. Mục tiêu của hành động bán phá giá này là nhằm loại bỏ khỏi thị trường, hoặc ngăn cản sự thâm nhập thị trường, của một doanh nghiệp hay một sản phẩm của doanh nghiệp khác.
- Bán phá giá hàng nhập khẩu là việc doanh nghiệp nước ngoài bán hàng hóa dưới chi phí tại nước nhập khẩu.
Theo Hiến chương Havana :
Trong thời gian đàm phán dẫn tới Hiến chương Havana về quan hệ thương mại quốc tế, những nước tham gia đã chia việc phá giá thành 4 loại:
- Phá giá về giá: Là hành vi được quy định trong điều VI của Hiệp định GATT (“sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm”).
- Phá giá dịch vụ: Là hành vi tạo ra lợi thế về giá do có phá giá cung cấp dịch vụ vận tải biển.
- Phá giá hối đoái: Là hành vi dựa trên cơ sở khống chế tỷ giá hối đoái để đạt được lợi thế cạnh tranh.
- Phá giá xã hội: Là hành vi xuất phát từ việc nhập khẩu hàng hoá với giá thấp do tù nhân hay lao động khổ sai sản xuất.
Đôi khi một công ty có thể bán ra nước ngoài với giá cao hơn, tình trạng đó gọi là phá giá ngược.
Căn cứ vào mục đích và biểu hiện :
Bán phá giá chia làm 3 loại: bền vững, chớp nhoáng và không thường xuyên.
- Bán phá giá bền vững (persistent dumping) hay còn gọi là sự phân biệt giá cả thế giới (international price discrimination) là xu hướng tiếp tục của nhà độc quyền nội địa nhằm làm cực đại hoá lợi tức của mình thông qua việc bán sản phẩm với giá cao hơn ở thị trường trong nước (được giải thích do chi phí vận chuyển và các hàng rào mậu dịch) so với giá cả ở thị trường thế giới và bán ở thị trường thế giới với giá cả thấp hơn ở thị trường nội địa (được giải thích là do phải cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài). Điều quan trọng ở đây là các nhà độc quyền nội địa phải tính toán được tỉ lệ và giá cả giữa hàng bán trong nước và hàng bán ra nước ngoài để đạt lợi tức cao nhất.
- Bán phá giá kiểu chớp nhoáng (predatory dumping) là một hình thức bán tạm thời một sản phẩm nào đó ra nước ngoài thấp hơn cả giá thành sản xuất để loại các nhà sản xuất nước ngoài ra khỏi kinh doanh. Sau đó lại tăng giá lên để giành lợi thế của sức mạnh độc quyền mới thu được.
- Bán phá giá không thường xuyên (sporadic dumping) là thỉnh thoảng bán một sản phẩm nào đó ở nước ngoài thấp hơn so với giá bán ở trong nước nhằm mục đích đỡ bớt được gánh nặng do những rủi ro không dự kiến trước và số dư tạm thời của sản phẩm mà không cần phải giảm giá nội địa.
Bán phá giá theo kiểu chớp nhoáng hoàn toàn mang một động cơ xấu. Do đó, những hạn chế mậu dịch để chống lại kiểu bán này được coi là hợp pháp hoá và được cho phép áp dụng để bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước chống lại sự cạnh tranh quá mức bất công từ nước ngoài. Tuy nhiên, việc xác định hình thức bán phá giá kiểu nào trong thực tế là rất khó khăn vì không thể hiểu đúng được mục đích của các nhà độc quyền. Vì vậy, nhìn chung, các nhà sản xuất nội địa đòi hỏi được chính phủ bảo hộ để chống lại bất cứ một hình thức bán phá giá nào.
Những biến tướng của bán phá giá
Khái niệm về phá giá đang được nhiều chuyên gia kinh tế tiếp tục hoàn chỉnh để giải quyết một thực tế là có những hành vi bán phá giá, mặc dù bề ngoài biểu hiện là không có sự phá giá theo đúng như công thức so sánh giá, nhưng công ty đó lại có những hành động khác có thể dẫn đến những hậu quả tương tự. Đó chính là những biến tướng của bán phá giá. Các loại biến tướng của phá giá được phân chia chi tiết hơn, bao gồm:
- Phá giá ẩn, được định nghĩa trong bản phụ lục của điều VI của Hiệp định GATT, là nhà nhập khẩu bán hàng với giá thấp hơn giá ghi trên hoá đơn của nhà xuất khẩu có mối liên kết với nhà nhập khẩu, đồng thời giá cũng thấp hơn giá ở nước xuất khẩu. Loại phá giá này là phá giá thông qua chuyển giá.
- Phá giá gián tiếp là việc nhập khẩu thông qua một nước thứ ba mà tại đó sản phẩm không bị coi là bán phá giá.
- Phá giá thứ cấp là việc xuất khẩu sản phẩm có chứa đựng các bộ phận được nhập khẩu với giá thường được xem là phá giá.
Các biện pháp chống bán phá giá
Trong đa số các trường hợp, biện pháp chống bán phá giá là áp đặt thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu (thuế phần trăm giá trị sản phẩm hoặc thuế cố định trên đơn vị sản phẩm). Biện pháp chống bán phá giá còn có thể là các hạn ngạch nhập khẩu hoặc kết hợp giữa hạn ngạch nhập khẩu và thuế chống bán phá giá.
Để bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, luật pháp quốc tế cho phép thực hiện việc đánh thuế vào hàng hoá bán phá giá. Các quy định của GATT về thương mại đa biên trong đó có quy định về chống bán phá giá là cơ sở pháp lý đầu tiên giúp các nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của các ngành sản xuất của họ khi xảy ra hiện tượng bán phá giá. Năm 1995 Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã thành lập Uỷ ban về chống bán phá giá để kiểm tra việc điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá của các nước thành viên. Sau khi phát hiện ra hàng hoá bị bán phá giá có khả năng ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước, các ngành sản xuất đề nghị các cơ quan hữu trách thực hiện việc điều tra và đưa ra kết luận về việc có thực hiện hay không thuế, chống bán phá giá để bảo vệ sản xuất trong nước.
Tại Mỹ, Bộ thương mại (DOC) và Hội đồng thương mại quốc tế (ITC) thực hiện nhiệm vụ này; ở Canađa Cục hải quan và thuế (CCRA) và Tòa án thương mại quốc tế (CITI) đảm nhiệm; tại châu âu, ủy ban châu âu sẽ tiến hành điều tra.
Nhìn chung, việc điều tra đều liên quan đến chi phí sản xuất, giá bán sản phẩm tại thị trường nước xuất khẩu, giá trị thông thường của hàng hoá, mức độ tổn thất tiềm năng của ngành sản xuất… để có thể đưa ra các mức thuế phù hợp. Thuế chống bán phá giá sẽ làm cho giá hàng hoá tăng lên và bảo vệ các nhà sản xuất nội địa.
Thuế chống bán phá giá
Thuế chống phá giá được ra đời từ những năm đầu của thế kỷ 20, trước hết tại Canada (1904), sau đó đến New Zealand (1905), Australia (1906), Mỹ (1914). Thuế chống bán phá giá là loại thuế đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu, khi một doanh nghiệp sản xuất bị nhận định là đã bán phá giá. Về bản chất, thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung đánh vào hàng nhập khẩu, nhằm triệt tiêu tác dụng hay ngăn ngừa việc bán phá giá đối với sản phẩm đó (điều VI.2 của Hiệp định GATT). Mục tiêu chính của thuế chống bán phá giá là nhằm vô hiệu hóa việc bán phá giá, bù đắp những tổn thất do bán phá giá và cạnh tranh không lành mạnh gây ra cho các doanh nghiệp của nước nhập khẩu hàng bán phá giá.
Chống bán phá giá (anti-dumping) là một trong các công cụ bảo hộ được coi trọng và sử dụng nhiều nhất. WTO cho phép các nước thành viên được áp đặt các biện pháp chống bán phá giá trong khuôn khổ pháp luật của mình. Tuy nhiên, các nước đang phát triển vẫn thường phản đối điều này, đặc biệt là phản đối một số quốc gia thường sử dụng các biện pháp chống bán phá giá vào mục đích bảo hộ ngành công nghiệp nội địa. Từ đó, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách cạnh tranh có thể là công cụ tốt hơn để giải quyết các trường hợp phá giá với điều kiện tất cả các nước thành viên của WTO sẵn sàng theo đuổi những chính sách cạnh tranh có hiệu quả. Và cho tới khi điều này xảy ra, các quy tắc về chống phá giá chỉ tạo nên một cơ chế pháp lý hiệu quả chống lại cạnh tranh bất chính nếu nó hợp pháp và công bằng, nhằm giải quyết những lo ngại do cộng đồng thương mại đưa ra.
IV. VỤ KIỆN - CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ LIÊN QUAN TỚI VIỆT NAM
Vụ kiện chống bán phá giá cá da trơn từ Việt nam
Bên khởi kiện: Hiệp hội các chủ trại cá da trơn Mỹ (Catfish Farmers of America - CFA).
Bên bị kiện: Các nhà sản xuất và chế biến hải sản Việt nam. Đại diện: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt nam – VASEP.
Nội dung vụ kiện:
Việt nam bắt đầu xuất khẩu cá tra, cá basa (phía Mỹ gọi là cá da trơn – catfish) sang Mỹ từ năm 1996, và đến năm 2001 thì sản lượng xuất khẩu đạt 9 triệu kg, chiếm gần 2% tổng sản lượng cá da trơn tại Mỹ.
Ngày 28 tháng 6 năm 2002, CFA và một số các công ty chế biến cá da trơn tại Mỹ đệ đơn kiện lên Department of commerce (DOC) yêu cầu mở điều tra chống bán phá giá cá da trơn từ Việt nam với lý do là các mặt hàng này được nhập vào Mỹ dưới giá hợp lý, đe doạ ngành sản xuất nội địa Mỹ và qua sự cạnh tranh bất chính này đã chiếm 20% thị trường của Mỹ.
Ngày 18 tháng 7 năm 2002, DOC bắt đầu tiền hành các thủ tục điều tra và tiến hành các giai đoạn công bố, tập hợp ý kiến các bên CFA và VASEP. Ngày 8 tháng 11 năm 2002, DOC thông báo quyết định coi Việt nam là nước có nền kinh tế phi thị trường (NME).
Sau khi phản đối không thành quyết định bất lợi này, tháng 12 năm 2002, VASEP chính thức đề nghị DOC sử dụng Bangladesh là nước thứ ba để tính các chi phí sản xuất trong 5 nước được DOC đề xuất là Bangladesh, Ấn độ, Guinea, Kenya và Pakistan. Sở dĩ VASEP chọn Bangladesh là vì quốc gia này gần với Việt nam về một số yếu tố như mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người (380 USD/người), cùng nằm ở châu thổ các dòng sông lớn thuận tiện cho việc nuôi cá nước ngọt tương tự như catfish.
Ngày 27 tháng 1 năm 2003, DOC đưa ra phán quyết sơ bộ là các công ty Việt nam có hành vi bán phá giá cá tra tại Mỹ và ấn định mức thuế chống phá giá từ 37.94% đến 61,88 % cho các công ty này, và một mức chung 63,88% cho toàn Việt nam. Ngay sau đó, VASEP đã phản đối và nêu lên những sai sót, bất hợp lý trong quyết định này. Tháng 3 năm 2003, DOC đã quyết định sửa lại mức thuế chống bán phá giá áp dụng đối với các công ty tham gia vụ kiện (chẳng hạn như từ 61,88% xuống 31,45% cho Agifish, từ 53,96% xuống 38,09% cho Navisfishco) và giữ nguyên mức 63,88% cho các công ty không tham gia.
Sau phán quyết cuối cùng này của DOC, kết quả của vụ kiện chỉ còn tuỳ thuộc vào phán quyết của ITC về vấn đề thiệt hại hại. Ngày 24 tháng 7 năm 2003, ITC đưa ra phán quyết cuối cùng, khẳng định các doanh nghiệp Việt nam đã bán với giá thấp hơn giá thành và gây tổn hại cho ngành sản xuất của Mỹ, do đó ấn định mức thuế chống bán phá giá từ 36,84 đến 63,88%.
Bài học rút ra:
Sự thất bại này, Việt nam rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm. Các doanh nghiệp Việt nam đã phải trả 469 USD/giờ cho một văn phòng luật sư tại Washington để bảo vệ quyền lợi cho mình, trong khi thu nhập của một người dân nuôi cá tra, basa ở đồng bằng sông Cửu Long chưa tới 35 USD/tháng. Kinh phí chi cho vụ kiện tổng cộng là 600.000 USD.
Rất nhiều doanh nghiệp Việt nam phàn nàn về sự bất công trong vụ kiện. Một điều rõ ràng là rất nhiều người, cả Việt nam và Mỹ, cho rằng phán quyết về vụ cá da trơn là không công bằng, chỉ đem lại lợi ích cho một số công ty Mỹ và gây thiệt hại cho những người nông dân nghèo vùng đồng bằng sông Cửu long. Tuy nhiên việc tập trung vào khía cạnh công bằng hay không công bằng của vụ tranh chấp đòi hỏi Việt nam phải xem xét một vấn đề lớn hơn, đó là: Liệu bằng cách nào Việt nam có thể đối phó với những vụ kiện tương tự trong tương lai một cách hiệu quả nhất. Cần phải thừa nhận một thực tế là sẽ tiếp tục có những vụ kiện chống bán phá giá và đây chưa phải là vụ cuối cùng. Vụ kiện cá da trơn chỉ là một trong số 276 vụ kiện chống bán phá giá trên toàn thế giới năm 2002.
Vụ kiện bán phá giá tôm
0h sáng 1/1/2004, Liên minh tôm miền Nam (SSA) đã đệ đơn lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Uỷ ban thương mại Quốc tế (USITC) của nước này để kiện 6 nước, trong đó có Việt Nam, bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ.
5 nước khác cũng bị kiện gồm Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Ecuador và Brazil.
"Ngành công nghiệp tôm của Mỹ đang trong cơn nguy khốn do bị cạnh tranh không công bằng bởi hàng nhập khẩu”, bà Deborah Regan, Phát ngôn viên của SSA nói với AFP.
Theo bên nguyên, Chính phủ Mỹ cần đánh thuế thật cao với các mức từ 30 đến trên 200% đối với tôm nhập khẩu từ 6 nước trên với lý do “các nước này đã bán tôm vào Mỹ thấp hơn cả giá bán tại thị trường nội địa, tức là bán phá giá".
Theo phân tích của bà Regan, việc dư thừa sản lượng tôm trên thế giới khiến lượng hàng xuất vào Mỹ tăng mạnh, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp này, đồng thời làm trầm trọng nạn thất nghiệp.
Ủng hộ lập luận của SSA, Thị trưởng bang Louisiana, Mary Landrieu nói: “Năm vừa qua, tôm là mặt hàng tiêu dùng bán chạy nhất tại Mỹ với tổng lượng nhập khẩu lên tới 5-6 tỷ USD/năm, kéo theo giá trị sản xuất nội địa giảm từ 1,2 tỷ USD xuống còn 560 tỷ USD. Thế nhưng, tự do thương mại cần phản thật công bằng...”.
Theo số liệu của DOC, năm 2002, 6 nước bị kiện bán phá giá tôm đã sản xuất khoảng 2 tỷ pound tôm (tương đương 900 triệu kg), gấp đôi so với năm 1990. SSA đề xuất, để giảm lượng xuất, thuế nhập khẩu tôm sẽ được nâng lên 40-230% đối với Brazil, 119-267% đối với Trung Quốc, 104-107% đối với Ecuador, 102-130% đối với Ấn Độ, 57% đối với Thái Lan và 30-99% đối với Việt Nam.
V. VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRÊN THẾ GIỚI
Thổ Nhĩ Kỳ — Thuế chống bán phá giá đối với ống nối bằng sắt, thép
Nguyên đơn:
Brazil
Bị đơn:
Thổ Nhĩ Kỳ
Các bên thứ ba:
Các hiệp định liên quan (được đưa ra trong yêu cầu tham vấn)
Hiệp định ADA (Điều VI của GATT 1994): Điều 1, 3, 5, 6, 2, 12, 15; GATT 1994: Điều VI
Ngày nhận được yêu cầu tham vấn:
09 tháng 10 năm 2000
Bản tóm tắt cập nhật về vụ kiện
Do Brazil khởi kiện.
Ngày 9 tháng 10 năm 2000, Brazil đã yêu cầu tham vấn với Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến thuế chống bán phá giá đối với ống nối bằng sắt, thép nhập khẩu từ Brazil áp đặt theo Thông báo Số 2000/3 (được công bố trong Công báo của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 26 tháng 04 năm 2000). Brazil cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã không đảm bảo những thông báo thích hợp trong vụ việc này, rằng việc thiết lập các tình tiết thực tế của nước này là không thích hợp, và đánh giá những tình tiết này không công bằng và khách quan, đặc biệt trong:
* việc khởi xướng điều tra;
* việc tiến hành điều tra, bao gồm việc đánh giá, kết luận và ra phán quyết về hành vi bán phá giá và thiệt hại;
* việc đánh giá, kết luận và ra phán quyết về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại;
* việc áp đặt mức thuế chống bán phá giá.
Brazil cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã hành động không nhất quán với Điều VI của GATT 1994 và các Điều 2, 3, 5, 6, 12 và 15 của Hiệp định Chống bán phá giá.
Trinidad và Tobago — Biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với Mỳ ống và Mỳ sợi nhập khẩu từ Costa Rica
Nguyên đơn:
Costa Rica
Bị đơn:
Trinidad và Tobago
Các bên thứ ba:
Các hiệp định liên quan (được đưa ra trong yêu cầu tham vấn)
Hiệp định ADA (Điều VI của GATT 1994): Điều 1, Phụ lục I, Phụ lục II, 3, 5, 6, 2, 10,12, 18
Ngày nhận được yêu cầu tham vấn:
17 tháng 01 năm 2000
Bản tóm tắt được cập nhật ngày 24 tháng 02 năm 2010
Có yêu cầu tham vấn – không thành lập Ban hội thẩm, không thông báo giải quyết vụ kiện
Do Costa Rica khởi kiện.
Ngày 17 tháng 01 năm 2000, Costa Rica đã yêu cầu tham vấn với Trinidad và Tobago liên quan đến Thông báo Luật pháp Số 237 của Bộ Thương mại và Công nghiệp Trinidad và Tobago quyết định áp đặt các mức thuế chống bán phá giá tạm thời với mỳ ống và mỳ sợi nhập khẩu từ Costa Rica, các hành động trước quyết định đó (xem thêm WT/DS185) cũng như Đạo luật Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng năm 1992, được sửa đổi bởi Đạo luật Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng năm 1995 và các Quy định về Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng năm 1996. Costa Rica khiếu nại rằng những biện pháp này không nhất quán đặc biệt là với một số đoạn trong các Điều 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10, 12, 18 cũng như Phụ lục I và II của Hiệp định Chống bán phá giá.
Thái Lan – Thuế chống bán phá giá với thép phi hợp kim dạng góc, khối và rầm chữ H nhập khẩu từ Ba Lan
Bên thưa kiện:
Ba Lan
Bên bị đơn:
Thái Lan
Các bên thứ ba:
Cộng đồng Châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ
Ngày nhận được yêu cầu tham vấn:
06 tháng 04 năm 1998
Ngày lưu hành báo cáo của Ban hội thẩm
28 tháng 9 năm 2000
Ngày lưu hành báo cáo của bên kháng án
12 tháng 3 năm 2001
Bản tóm tắt cập nhật về vụ kiện
Bản tóm tắt được cập nhật ngày 24 tháng 02 năm 2010
Báo cáo được thông qua của Cơ quan Phúc thẩm và Ban Hội thẩm
Do Ba Lan khởi kiện.
Vào ngày 6 tháng 4 năm 1998, Ba Lan yêu cầu tham vấn với Thái Lan liên quan đến việc áp đặt thuế chống bán phá giá cuối cùng với thép phi hợp kim dạng góc, khối và rầm chữ H. Ba Lan khẳng định rằng các mức thuế chống bán phá giá tạm thời do Thái Lan áp đặt vào ngày 27 tháng 12 năm 1996 và mức thuế chống bán phá giá cuối cùng bằng 27,79% giá CIF của những sản phẩm này, do bất cứ nhà sản xuất hay xuất khẩu Ba Lan nào sản xuất hay xuất khẩu, sẽ được áp dụng từ ngày 26 tháng 5 năm 1997. Ba Lan cũng khẳng định thêm rằng Thái Lan đã từ chối hai yêu cầu của Ba Lan trong việc công khai các dữ liệu. Ba Lan cho rằng những hành động của Thái Lan vi phạm Điều 2, 3, 5 và 6 của Hiệp định Chống bán phá giá.
Vào ngày 13 tháng 10 năm 1999, Ba Lan yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Tại cuộc họp vào ngày 27 tháng 10 năm 1999, Cơ quan Giải quyết tranh chấp đã trì hoãn việc thành lập ban hội thẩm. Sau yêu cầu lần thứ hai của Ba Lan, Cơ quan Giải quyết tranh chấp thành lập ban hội thẩm tại phiên họp ngày 19 tháng 11 năm 1999. Cộng đồng Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ bảo lưu các quyền của bên thứ ba. Vào ngày 20 tháng 12 năm 1999, Ban hội thẩm được thành lập. Báo cáo được ban hành tới các thành viên vào ngày 28 tháng 12 năm 2000. Ban hội thẩm kết luận rằng:
Ba Lan đã không chứng minh được rằng Thái Lan đã thực hiện không nhất quán với những nghĩa vụ đã cam kết theo Điều 2 Hiệp định Chống bán phá giá hay Điều VI GATT 1994 khi tính toán lợi nhuận trong giá thông thường tính toán.
Việc Thái Lan áp đặt biện pháp chống bán phá giá cuối cùng với mặt hàng rầm chữ H nhập khẩu từ Ba Lan là không nhất quán với Điều 3 của Hiệp định Chống bán phá gián, cụ thể là:
ü Không nhất quán với câu thứ hai Điều 3.2 và Điều 3.1: nhà chức trách Thái Lan không xem xét ảnh hưởng của giá hàng nhập khẩu bán phá giá dựa trên “việc xác minh khách quan” “các chứng cứ tích cực” trên cơ sở thực tế được đưa ra;
ü Không nhất quán với Điều 3.4 và 3.1: cơ quan điều tra Thái Lan đã không xem xét các nhân tố được nêu ở Điều 3.4, và không đưa ra những giải thích cần thiết về cách thức xác định thiệt hại trên cơ sở “đánh giá khách quan hoặc không thiên lệch” hay “kiểm tra khách quan” “các chứng cứ có lợi” dựa trên cơ sở thực tế được đưa ra; và
ü Không nhất quán với Điều 3.5 và 3.1: nhà chức trách Thái Lan đưa ra phán quyết về mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu phá giá và bất cứ sự thiệt hại có thể xảy ra dựa trên cơ sở (a) những kết luận về ảnh hưởng của giá hàng nhập khẩu bán phá giá, mà theo Ban hội thẩm những kết luận này không nhất quán với câu thứ hai của Điều 3.2 và Điều 3.1; và (b) những kết luận về thiệt hại, mà theo Ban hội thẩm những kết luận này không nhất quán với Điều 3.4 và 3.1.
Theo Điều 3.8 của Quy tắc Giải quyết tranh chấp, trong trường hợp có sự vi phạm các nghĩa vụ cam kết trong các hiệp định, sự vi phạm này được coi là chứng cứ đầy đủ cho hành vi gây thiệt hại tới các lợi ích có được theo các hiệp định đó. Do vậy, khi Thái Lan hành động không nhất quán với các quy định của Hiệp định Chống bán phá giá, nước này đã gây thiệt hại tới những lợi ích mà Ba Lan có thể có được theo quy định của Hiệp định này.
Vào ngày 23 tháng 10 năm 2000, Thái Lan thông báo với Cơ quan Giải quyết tranh chấp về quyết định kháng án một số vấn đề về luật nêu trong Báo cáo của Ban hội thẩm và các cách diễn giải luật do Ban hội thẩm đưa ra. Cơ quan Phúc thẩm cũng lưu hành báo cáo của mình vào ngày 12 tháng 3 năm 2001. Báo cáo nêu:
§ Cơ quan Phúc thẩm đồng tình với kết luận của Ban hội thẩm về những khiếu nại theo Điều 2, 3 và 5 của Hiệp định Chống bán phá giá, yêu cầu thành lập ban hội thẩm của Ba Lan trong trường hợp này tuân thủ Điều 6.2 của Quy tắc Giải quyết tranh chấp;
§ Cơ quan Phúc thẩm bác bỏ kết luận của Ban Hội thảo rằng Hiệp định Chống bán phá giá yêu cầu một ban hội thẩm khi xem xét lại quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá giá chỉ được xem xét các thực tế, chứng cứ và lập luận mà các công ty Ba Lan đã biết hoặc đã được thông báo vào thời điểm có kết luận cuối cùng về việc bán phá giá. Cơ quan Phúc thẩm cho rằng lập luận nói trên của Ban Hội thẩm là không có căn cứ dù là trong Điều 3.1 Hiệp định (quy định về nghĩa vụ của các thành viên trong việc ra kết luận về thiệt hại) cũng như trong Điều 17.6 Hiệp định (quy định về cách thức xem xét và giải quyết tranh chấp của Ban Hội thẩm).
§ Mặc dù đã thay đổi cách lập luận của Ban hội thẩm, nhưng điều này không ảnh hưởng tới những kết luận chính của Ban hội thẩm về hành vi vi phạm;
§ Đồng tình với kết luận của Ban hội thẩm theo Điều 3.4 của Hiệp định Chống bán phá giá. Cơ quan Phúc thẩm đồng ý với Ban hội thẩm rằng Điều 3.4 quy định nghĩa vụ phải đánh giá tất cả các nhân tố được nêu trong Điều đó;
§ Kết luận rằng Ban hội thẩm không hề sai sót trong việc áp đặt nghĩa vụ chứng minh, hoặc áp dụng tiêu chuẩn rà soát theo Điều 17.6(i) của Hiệp định Chống bán phá giá.
Tại cuộc họp ngày 5 tháng 4 năm 2001, Cơ quan Giải quyết tranh chấp đã thông qua bản báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và báo cáo đã sửa đổi của Ban hội thẩm.
Tình trạng thực thi các báo cáo đã thông qua
Thái Lan thông báo với Cơ quan Giải quyết tranh chấp rằng nước này đang trong quá trình thực hiện khuyến nghị của Cơ quan Giải quyết tranh chấp và cần một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện. Ba Lan nhắc lại rằng để thực hiện các khuyến nghị của Cơ quan Giải quyết tranh chấp, Thái Lan cần phải thu hồi lại các thuế hiện hành. Nếu không, Ba Lan sẽ áp dụng Điều 21.5 của Quy tắc Giải quyết tranh chấp. Ba Lan đã sẵn sàng tham gia tham vấn với Thái Lan về một khoảng thời gian hợp lý cho việc thực hiện. Ngày 21 tháng 5 năm 2001, các bên liên quan thông báo với Cơ quan Giải quyết tranh chấp rằng họ đã thỏa thuận được khoảng thời gian hợp lý là 6 tháng và 15 ngày và do vậy thời hạn thực hiện sẽ kết thúc vào ngày 20 tháng 10 năm 2001.
Tại cuộc họp của Cơ quan Giải quyết tranh chấp ngày 18 tháng 12 năm 2001, Thái Lan thông báo rằng nước này đã thực hiện đầy đủ khuyến nghị của Cơ quan Giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên Ba Lan không chấp nhận cách Thái Lan thực hiện các khuyến nghị của Cơ quan Giải quyết tranh chấp vì theo Ba Lan, các biện pháp đang bị điều tra cần được sửa đổi hoặc bãi bỏ. Theo quan điểm của Ba Lan, Thái Lan chỉ mới thay đổi lý do áp dụng các biện pháp. Ba Lan giữ nguyên quyền của mình theo Điều 21. 5 của Quy tắc Giải quyết tranh chấp.
Ngày 18 tháng 12 năm 2001, Thái Lan và Ba Lan đã thoả thuận sơ bộ về cách thức áp dụng Điều 21 và 22 của Quy tắc Giải quyết tranh chấp. Theo thỏa thuận này, trong trường hợp áp dụng Điều 21.5 và 22 của Quy tắc Giải quyết tranh chấp, Ba Lan đồng ý thực hiện đầy đủ Điều 21.5 trước khi áp dụng Điều 22. Ngày 21 tháng 1 năm 2002, các bên thông báo với Cơ quan Giải quyết tranh chấp về việc hai bên đã đạt được thỏa thuận rằng việc thực hiện các khuyến nghị của Cơ quan Giải quyết tranh chấp trong vụ kiện này sẽ không còn trong chương trình nghị sự của Cơ quan Giải quyết tranh chấp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình kinh tế quốc tế - Trường DHKT-TP.HCM
2.Giáo trình kinh tế quốc tế - Trường DH Thương mại
3.Van den Bossche, Peter (2005). The Law and Policy of the World Trade Organization. Cambridge, UK: Cambridge University
4.
5.
6.
7.Và một số tài liệu khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vodinhhuan_banphagia_311001338_2249.doc