Bài tập nhóm hình sự 2

Đề bài số 4 Bắc, Chủ, Dân, Luyền và Ngọc cùng một số người khác chơi ở nhà chị Hồng. Thấy anh Ngọc hút thuốc, Bắc hỏi xin một điếu nhưng anh Ngọc nói là không có. Đến khoảng 22h30’, Bắc, Dân, Chủ, Luyền ra về, anh Ngọc vẫn ở lại. Khi đến ngã ba cách nhà chị Hồng khoảng 200m, bồn người ngồi chơi. Bắc nói “thằng Ngọc hay nói phét, hay sĩ diện, phải đánh cho nó một trận để cảnh cáo, hôm nay nó về đấy, chúng mày có đánh không”. Thấy Bắc nói vậy, Dân, Chủ và Luyền can ngăn rồi bỏ đi. Cùng lúc đó, thấy ánh đèn pin ở nhà chị Hồng ra, đoán là anh Ngọc, Bắc lấy đoạn cọc tre dài khoảng 60cm, đường kính 4-5cm đầu gốc nhiều mấu, đứng nấp bờ rào chờ anh Ngọc đến để đánh. Khi anh Ngọc đạp xe đến, Bắc chạy ra chặn đầu xe, đồng thời dùng hai tay cầm đoạn tre vụt một nhát vào vùng đầu phía trái làm anh Ngọc ngã xuống đường. Anh Ngọc được đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương nặng, đến 2h00 sáng ngày 03.08.2000 thì chết. Theo kết quả giám định pháp y, anh Ngọc bị vật cứng tác động vào vùng trái đầu gây tổn thương vỡ dập xương sọ dẫn đến chết. HỎI: 1. Hãy định tội danh đối với Bắc (2 điểm) 2. Anh (chị) hãy xác định các tình tiết tăng nặng định khung và các tình tiết tăng nặng khác (2 điểm) 3. Giả sử Bắc vừa chấp hành bản án 7 năm tù về tội Trộm cắp tài sản thì Bắc được coi là phạm tội với tình tiết “tái phạm” hay “tái phạm nguy hiểm” (2 điểm) 4. Giả sử Ngọc không chết mà chỉ bị thương tích 61% thì tội danh của Bắc được xác định như thế nào (1 điểm).

doc9 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4035 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập nhóm hình sự 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài số 4 Bắc, Chủ, Dân, Luyền và Ngọc cùng một số người khác chơi ở nhà chị Hồng. Thấy anh Ngọc hút thuốc, Bắc hỏi xin một điếu nhưng anh Ngọc nói là không có. Đến khoảng 22h30’, Bắc, Dân, Chủ, Luyền ra về, anh Ngọc vẫn ở lại. Khi đến ngã ba cách nhà chị Hồng khoảng 200m, bồn người ngồi chơi. Bắc nói “thằng Ngọc hay nói phét, hay sĩ diện, phải đánh cho nó một trận để cảnh cáo, hôm nay nó về đấy, chúng mày có đánh không”. Thấy Bắc nói vậy, Dân, Chủ và Luyền can ngăn rồi bỏ đi. Cùng lúc đó, thấy ánh đèn pin ở nhà chị Hồng ra, đoán là anh Ngọc, Bắc lấy đoạn cọc tre dài khoảng 60cm, đường kính 4-5cm đầu gốc nhiều mấu, đứng nấp bờ rào chờ anh Ngọc đến để đánh. Khi anh Ngọc đạp xe đến, Bắc chạy ra chặn đầu xe, đồng thời dùng hai tay cầm đoạn tre vụt một nhát vào vùng đầu phía trái làm anh Ngọc ngã xuống đường. Anh Ngọc được đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương nặng, đến 2h00 sáng ngày 03.08.2000 thì chết. Theo kết quả giám định pháp y, anh Ngọc bị vật cứng tác động vào vùng trái đầu gây tổn thương vỡ dập xương sọ dẫn đến chết.           HỎI: 1. Hãy định tội danh đối với Bắc (2 điểm) 2. Anh (chị) hãy xác định các tình tiết tăng nặng định khung và các tình tiết tăng nặng khác (2 điểm) 3. Giả sử Bắc vừa chấp hành bản án 7 năm tù về tội Trộm cắp tài sản thì Bắc được coi là phạm tội với tình tiết “tái phạm” hay “tái phạm nguy hiểm” (2 điểm) 4. Giả sử Ngọc không chết mà chỉ bị thương tích 61% thì tội danh của Bắc được xác định như thế nào (1 điểm). Lời mở đầu: Tính mạng, sức khỏe là vốn quý của con người, là nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại của mỗi người. Hành vi giết người từ đông, tây, kim, cổ đều bị coi là dã man tàn ác, nó không những gây đau thương tang tóc cho gia đình nạn nhân, phá vỡ tế bào của xã hội mà còn gây mất trật tự trị an ở địa phương, tạo nên tâm lý hoang mang lo sợ trong quần chúng nhân dân. Do đó BLHS năm 1999 đã quy định khá cụ thể về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người để bảo vệ cuộc sống của xã hội. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu vụ án số 6 để hiểu rõ hơn về tội danh trên. Nội dung: 1. Bắc phạm tội giết người theo điều 93 BLHS. Bởi vì: Hành vi phạm tội của Bắc có đầy đủ dấu hiệu pháp lý của tội giết người. Cụ thể: * Mặt khách quan của tội phạm: – Hành vi khách quan của tội phạm         Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác.         Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Những hành vi không có khả năng này không thể là hành vi khách quan của tội giết người. Hành vi khách quan của tội giết người cũng còn có thể là không hành động. Đó là những trường hợp chủ thể có nghĩa vụ phải hành động, phải làm những việc nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính mạng của người khác nhưng họ đã không hành động, không thực hiện những việc làm đó. Không hành động của họ trong những trường hợp này cũng có khả năng gây ra cái chết cho người khác.         Đối tượng của hành vi tước đoạt tính mạng chỉ có thể là con người đang sống.  Ở trong tình huống đề bài đưa ra:         Bắc lấy đoạn cọc tre dài khoảng 60cm, đường kính 4-5cm đầu gốc nhiều mấu…dùng 2 tay cầm đoạn tre vụt một nhát vào vùng đầu phía trái của anh Ngọc.         Hành vi dùng cọc tre đánh vào vùng đầu của Bắc có khả năng gây ra cái chết cho anh Ngọc. Hành vi của Bắc gây ra cũng là trái với pháp luật. – Hậu quả của tội phạm:         Hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội giết người là hậu quả chết người. Tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người. Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội bị coi là tội giết người chưa đạt hoặc là tội cố ý gây thương tích, tùy thuộc vào lỗi của người phạm tội. Trong tình huống trên thì có hậu quả chết người đã xảy ra đối với anh Ngọc theo giám định pháp ý anh Ngọc bị vật cứng tác động vào vùng trái đầu gây tổn thương vỡ dập xương sọ dẫn đến chết. – QHNQ giữa hành vi khách quan và hậu quả chết người         Người có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác chỉ phải chịu TNHS về hậu quả chết người đã xảy ra nếu hành vi họ đã thực hiện là nguyên nhân của hậu quả chết người đã xảy ra đó.           Trong tình huống thì hành vi Bắc dùng cọc tre vụt một nhát vào vùng đầu phía trái là nguyên nhân gây ra cái chết cho anh Ngọc. Như vậy, giữa hành vi của Bắc và hậu quả chết người của anh Ngọc có mối quan hệ nhân quả với nhau, Bắc phải TNHS về hậu quả chết người của anh Ngọc. * Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội         Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Lỗi cố ý ở đây có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. + Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra (hoặc tất nhiên xảy ra) nhưng vì mong muốn hậu quả đó nên đã thực hiện hành vi phạm tội. + Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức hành vi của mình có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra những để đạt được mục đích của mình người phạm tội có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra hay nói cách khác, họ có ý thức chấp nhận hậu quả đó. Trong tình huống thì lỗi của Bắc là cố ý gián tiếp: Vì : + Sau khi bốn người là Bắc, Dân, Chủ, Luyền ra về thì Bắc nói với ba người còn lại là: “thằng Ngọc hay nói phét, hay sĩ diện, phải đánh cho nó một trận để cảnh cáo, hôm nay nó về đấy, chúng mày có đánh không”. Như vậy là Bắc đã cố ý muốn đánh anh Ngọc, mục đích của Bắc là đánh Ngọc để cảnh cáo Ngọc, chứ hoàn toàn không mong muốn cho Ngọc chết.         + Dân, Chủ, Luyền đã can ngăn mà Bắc vẫn thực hiện hành vi đánh anh Ngọc như vậy hành vi của Bắc là cố ý         + Bắc đã dùng cọc tre dài khoảng 60cm, đường kính 4-5cm đầu gốc nhiều mấu, đứng nấp bờ rào chờ anh Ngọc đến đánh…Hành vi này thể là Bắc đã có sự chuẩn bị cho hành vi phạm tội của mình         + Việc Bắc dùng hai tay cầm đoạn tre vụt một nhát vào vùng đầu phía trái khiến anh Ngọc ngã xuống đường và sau đó chết khi đi cấp cứu. Hành vi của Bắc cho thấy là Bắc đã nhận thức việc đánh vào đầu anh Ngọc là nguy hiểm, có khả năng gây ra chết người cho anh Ngọc nhưng Bắc vẫn thực hiện và có ý thức chấp nhận hậu quả…            Như vậy, từ các dấu hiệu pháp lý trên thì tội danh của Bắc là tội giết người theo điều 93 BLHS. 2. Xác định các tình tiết tăng nặng định khung và các tình tiết tăng nặng khác Tình tiết tăng nặng định khung:           Các tình tiết định khung là những tình tiết làm tăng nặng hoặc giảm nhẹ một mức độ đáng kể tính chất nguy hiểm của một loại tội. Khi chúng xảy ra ở một loại tội nào đó làm cho tính chất nguy hiểm của loại tội thay đổi hẳn(hoặc nặng thêm, hoặc nhẹ đi) dựa vào đó mà nhà làm luật ghi thành một cấu thành khác, với một khung hình phạt riêng. Tình tiết tăng nặng khác           Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết được quy định trong Bộ luật hình sự với tính chất là tình tiết tăng nặng chung và là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo hướng nghiêm khắc hơn trong phạm vi một khung hình phạt nếu trong vụ án hình sự có tình tiết này. Xét trong tình huống của bài: -Tình tiết tăng nặng định khung trong tình huống này là: phạm tội có tính chất côn đồ. Theo đề bài, Bắc đã nói “thằng Ngọc hay nói phét, hay sĩ diện, phải đánh cho nó một trận để cảnh cáo, hôm nay nó về đấy, chúng mày có đánh không”. Đây là chi tiết khởi đầu để có thể khẳng định hành vi phạm tội của Bắc có tính hung hãn cao độ. Trong tình huống này, anh Ngọc chỉ từ chối việc cho Bắc một điếu thuốc, không có tính chất gây hấn với hung thủ, vậy mà chỉ vì chuyện này mà Bắc sẵn sàng “đánh cho anh Ngọc một trận để cảnh cáo”. Và hành vi tiếp theo của Bắc chạy ra chặn đầu xe, đồng thời dung hai tay cầm đoạn tre vụt một nhát vào vùng đầu phía trái làm anh Ngọc ngã xuống đường”. Ở đây, Bắc đã đánh anh Ngọc không phải vào lưng, tay, chân… mà là đầu, một trong những bộ phân có thể tai nạn nguy hiểm cho người. Và chính vì việc đánh vào đầu anh Ngọc của hung thủ đã dẫn đến việc anh Ngọc bị tử vong do “vật cứng tác động vào vùng trái đầu gây tổn thương vỡ dập xương sọ dẫn đến chết”. Hành vi này cho thấy hung thủ là người có tính hung hăng cao độ, coi thường tính mạng của người khác, sẵn sàng đánh, giết người khác vì những nguyên cớ nhỏ nhặt.   -Tình tiết tăng nặng khác: cố tình thực hiện tội phạm đến cùng. Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng - quy định tại điểm e khoản 1 Điều 48 BLHS. Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng được hiểu là quyết tâm thực hiện bằng được ý định phạm tội và hành vi phạm tội, mặc dù có sự can ngăn của người khác hoặc có những trở ngại khác trong quá trình thực hiện tội phạm. Trong vụ án này, khi tên Bắc có ý định phạm tội đối với anh Ngọc và rủ rê những tên khác, 3 người là Dân, Chủ và Luyền đã có lời can ngăn sau đó bỏ đi nhưng tên Bắc vẫn không nghe mà một mình thực hiện hành vi phạm tội. có nghĩa là hắn đã quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng mặc dù đã có người khác can ngăn, như vậy, ý định phạm tội của hắn đã thể hiện rõ.      Với tình tiết cố tình thực hiện tội phạm đến cùng, tên Bắc sẽ phải chịu tăng nặng trách nhiệm hình sự vì những hành vi của mình.           Từ những điều đã phân tích trên, có thể thấy hành vi của Bắc là hành vi giết người, và có tình tiết định khung tăng nặng theo quy định tại điều 93, khoản 1, điểm n. Trong trường hợp này, tính tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “có tính chất côn đồ” là tình tiết được luật quy định với tính chất là yếu tố định khung hình phạt đối với một tội giết người, làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và là căn cứ cho phép Tòa án tăng mức hình phạt đối với Bắc, chuyển khung hình phạt từ khoản 2 Điều 93 sang khoản 1 Điều 93. Vì vậy, theo quy định tại Khoản 2, Điều 48 BLHS 1999 thì tính tiết thực hiện tội phạm có tính chất côn đồ của Bắc đã là tình tiết định khung hình phạt thì không còn tính là tình tiết tăng nặng theo Khoản 1, Điều 48 nữa. Trong tình huống này, tình tiết tăng nặng TNHS khác của Bắc là cố tình thực hiện tội phạm đến cùng.   3. Giả sử Bắc vừa chấp hành bản án 7 năm tù về tội Trộm cắp tài sản thì Bắc được coi là phạm tội với tình tiết “tái phạm” hay “tái phạm nguy hiểm”   Theo như phân tích ở phần 1 thì Bắc phạm tội Giết người theo điều 93 BLHS với lỗi cố ý.  Mà như đã phân tích ở phần 2 thì hành vi của Bắc có tích chất côn đồ. Do vậy Bắc sẽ bị xử theo điểm n, khoản 1 điều 93: giết người “có tính chất côn đồ”. Và mức hình phạt mà Bắc có thể phải chịu là “từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình” Theo khoản 3 Điều 8 BLHS về phân loại tội phạm thì: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất là của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”. Vì vậy, kết hợp với khoản 3 Điều 8 BLHS, ta xác định được tội phạm mà Bắc thực hiện là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Theo đề bài, Bắc vừa chấp hành bản án 7 năm tù về tội trộm cắp tài sản. Mức án 7 năm tù ở đây là mức án mà tòa tuyên đối với Bắc về tội trộm cắp tài sản. Mà để phân loại tội phạm thì ta dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội ấy chứ không thể dựa vào mức án toàn đã tuyên. Như vậy, bản án 7 năm tù của Bắc với tội trộm cắp tài sản có thể là tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.  Ta xét điều 138 BLHS về tội trộm cắp tài sản. Lỗi ở đây luôn là lỗi cố ý. Bản án bảy năm của Bắc có thể nằm trong khoản 2 hoặc khoản 3, 4 của điều 138. Nếu như Bắc phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 điều 138 với mức cao nhất của khung hình phạt là “bảy năm tù” thì Bắc phạm tội nghiêm trọng. Nếu phạm tội theo khoản 3 điều 138 với mức cao nhất của khung hình phạt là “ mười lăm năm” thì Bắc phạm tội rất nghiêm trọng. Nếu phạm tội theo khoản 4 điều 138 với mức cao nhất của khung hình phạt là “hai mươi mươi năm hoặc tù chung thân” thì Bắc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng ( Phạm tội theo khoản 3 hoặc khoản 4 thì mức án đã được giảm nhẹ).           Điều 49 BLHS quy định: “1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. 2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm: a, Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; b, Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý”.  Ở đây, xảy ra 2 trường hợp: Trường hợp thứ nhất: Nếu mức án 7 năm tù thuộc quy định tại khoản 2 Điều 138 BLHS về tội trộm cắp tài sản thì tội phạm mà Bắc thực hiện có tình tiết “tái phạm”. Bởi vì, Bắc vừa chấp hành bản án 7 năm tù, chưa được xóa án tích lại phạm tội do cố ý (như đã phân tích ở phần 1) nên thỏa mãn khoản 1 Điều 49 BLHS. Do đó, tội phạm Bắc thực hiện có tình tiết “tái phạm”. Trường hợp thứ hai: Nếu mức án 7 năm tù thuộc quy định tại khoản 3 Điều 138 BLHS hoặc khoản 4 Điều 138 BLHS (đã được giảm nhẹ) thì tội phạm mà Bắc thực hiện có tình tiết “tái phạm nguy hiểm”. Bởi vì, nếu tội phạm của Bắc bị xét xử theo khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 138 BLHS thì tội phạm mà Bắc thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng (khoản 3) hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (khoản 4). Mặt khác, tội trộm cắp tài sản lại là tội thực hiện do lỗi cố ý. Hơn nữa, Bắc chưa được xóa án tích mà lại phạm tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý (như đã phân tích ở trên). Do các yếu tố trên đều thỏa mãn khoản 2 Điều 49 BLHS nên tội phạm mà Bắc thực hiện có tình tiết “tái phạm nguy hiểm”. 4. Giả sử Ngọc không chết mà chỉ bị thương tích 61% thì tội danh của Bắc được xác định là tội : cố ý gây thương tích.           Vì trong trường hợp này, hành vi và hậu quả của Bắc có đầy đủ dấu hiệu pháp lí của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác theo quy định tại Điều 104 BLHS.  Hành vi mà Bắc thực hiện trong trường hợp trên đã gây ra thương tích cho anh Ngọc, hành vi đó được thực hiện qua công cụ là đoạn cọc tre dài khoảng 60cm, đường kính 4-5cm đầu gốc nhiều mấu, hậu quả để lại là làm cho anh Ngọc bị thương tích 61%.  Xét về yếu tố lỗi trong trường hợp này, lỗi mà Bắc gây ra trong trường hợp này là lỗi cố ý trực tiếp. Lỗi là trạng thái tâm lí  chủ quan của con người đôi với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Trong tình huống này, Bắc hoàn toàn nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.           Về mặt lí trí: Bắc nhận thức rõ tính chất nguy hiểm là gây thiệt hại về sức khỏe cho Ngọc thông qua hành vi của mình và hoàn toàn thấy trước hậu quả của hành vi này là gây ra thương tích cho Ngọc.           Về mặt ý chí: Bắc mong muốn hậu quả phát sinh và hậu quả của hành vi mà Bắc thực hiện hoàn toàn phù hợp với mục đích, mong muốn của Bắc. Mong muốn của Bắc là gây thương tích cho Ngọc để cảnh cáo Ngọc.             Có quan điểm cho rằng Ngọc không chết mà chỉ bị thương tích 61% thì Bắc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người chưa đạt. Chúng em không đồng ý với quan điểm này. Vì Bắc không mong muốn cái chết xảy ra với anh Ngọc (theo phân tích ở phần 1) nên trách nhiệm hình sự đối với tội giết người chưa đạt không thể được đặt ra. KẾT LUẬN Tội phạm giết người vẫn đang diễn ra ở khắp nơi và liên tục ở nước ta, đe dọa sự bình yên của xã hội. Do đó, đấu tranh phòng ngừa tội giết người là một việc làm hết sức cần thiết ở nước ta hiện nay, là nhiệm vụ hết sức quan trọng của chế độ ta.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2727873 bamp224i s7889 4 1.doc
  • docbt l7899n hamp236nh s7921 2.doc
Luận văn liên quan