Bài tập nhóm tháng 1 tài chính chế độ chi ngân sách cho linh vực XDCB
Chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN là quá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ đã được tập trung vào NSNN nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, từng bước tăng cường hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế. Như vậy thì chi cho đầu tư xây dựng cơ bản là nguồn vốn được lấy từ ngân sách nhà nước để xây dựng những cơ sở vật chất làm nền tảng cho các hoạt động sản xuất được thuận lợi và thúc đẩy quá trình mở rộng sản xuất nhằm mục đích phát triển nền kinh tế, giữ vững nền quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội
9 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2639 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập nhóm tháng 1 tài chính chế độ chi ngân sách cho linh vực XDCB, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 7:
A là chủ kiêm lái xe chở xăng dầu. A ký hợp đồng với công ty X vận chuyển dầu chạy máy cho công ty. Sau vài lần vận chuyển, A đã học được thủ đoạn lấy bớt dầu vận chuyển cho công ty X như sau: Khi nhận được dầu, A chạy xe tới địa điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng rút dầu ra bán cho B mỗi lần 200 lít. Sau đó, A đổ đầy nước vào chiếc thùng phuy không mang sẵn đúng 200 lít. Đến địa điểm giao hàng, chiếc xe được cân đúng trọng lượng quy định nên được nhập dầu vào kho. Trong thời gian chờ đợi cân trọng lượng của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổ hết số nước đã chất lên xe để khi cân chỉ còn đúng trọng lượng của xe. Bằng thủ đoạn trên, A đã nhiều lần lấy dầu được thuê vận chuyển với tổng trị giá là một trăm triệu đồng thì bị phát hiện.
a. Anh (chị) hãy xác định tội danh cho hành vi của A?
b. B có phải chịu trách nhiệm về hành vi tiêu thụ dầu của A không? Nếu có thì tội danh cho hành vi của B là gì?
Bài Làm:
1. Anh (chị) hãy xác định tội danh cho hành vi của A?
Định tội danh là việc xác định một hành vi cụ thể đã thực hiện phạm vào tội gì trong số những tội phạm đã được quy định trong BLHS. Hay nói cách khác, định tội danh là quá trình xác định tên tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện trên thực tế.
Trên cơ sở phân tích, đối chiếu hành vi đã thực hiện với quy định của BLHS, phải xem xét hành vi đã thực hiện trên thực tế xâm hại quan hệ xã hội nào được luật hình sự bảo vệ. Việc xác định chính xác khách thể loại và khách thể trực tiếp sẽ xác định được hành vi phạm tội thuộc chương nào của BLHS.
Trong trường hợp trên: A là chủ kiêm lái xe chở xăng dầu. A ký hợp đồng với công ty X vận chuyển dầu chạy máy cho công ty. Sau vài lần vận chuyển, A đã học được thủ đoạn lấy bớt dầu vận chuyển cho công ty X như sau: Khi nhận được dầu, A chạy xe tới địa điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng rút dầu ra bán cho B mỗi lần 200 lít. Sau đó, A đổ đầy nước vào chiếc thùng phuy không mang sẵn đúng 200 lít. Đến địa điểm giao hàng, chiếc xe được cân đúng trọng lượng quy định nên được nhập dầu vào kho. Trong thời gian chờ đợi cân trọng lượng của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổ hết số nước đã chất lên xe để khi cân chỉ còn đúng trọng lượng của xe. Bằng thủ đoạn trên, A đã nhiều lần lấy dầu được thuê vận chuyển với tổng trị giá là một trăm triệu đồng thì bị phát hiện. Như vậy, hành vi phạm tội của A đã xâm phạm quan hệ sở hữu, khách thể trực tiếp là quyền sở hữu của công ty X về lượng dầu mà A nhận vận chuyển. Do đó, hành vi phạm tội của A thuộc chương XX – Các tội xâm phạm sở hữu.
Xem xét các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan và chủ quan cũng như những dấu hiệu về mặt chủ thể của hành vi mà A đã thực hiện phù hợp với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm của một tội nào đó được quy định trong chương XX, từ đó sẽ tìm được tên tội cho hành vi mà A đã thực hiện và điều luật quy định về tội phạm này.
Về mặt khách quan, hành vi phạm tội của A được thể hiện: Khi nhận được dầu, A chạy xe tới địa điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng rút dầu ra bán cho B mỗi lần 200 lít. Sau đó, A đổ đầy nước vào chiếc thùng phuy không mang sẵn đúng 200 lít. Hành vi mà A thực hiện đã gây thiệt hại cho công ty X với tổng giá trị thiệt hại là 100 triệu đồng. Hành vi của A đã chiếm đoạt một phần tài sản (dầu) đã được giao trên cơ sở hợp đồng đã được ký kết giữa công ty X và A. Trong khi thực hiện hợp đồng A đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản và A học được thủ đoạn lấy bớt dầu bằng hành vi gian dối. A không trả lại tài sản là số lượng dầu theo đúng nội dung trong hợp đồng mà A đã ký kết với công ty X. Để tránh bị phát hiện, A đổ đầy nước vào chiếc thùng phuy không mang sẵn đúng 200 lít. Trong thời gian chờ đợi cân trọng lượng của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổ hết số nước đã chất lên xe để khi cân chỉ còn đúng trọng lượng của xe. A dùng thủ đoạn đánh tráo dầu bằng nước nhằm che đậy cho hành vi chiếm đoạt tài sản của mình. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt của A là lượng dầu (200 lít mỗi lần vận chuyển) mà A đã chiếm đoạt được của công ty X với tổng giá trị tài sản chiếm đoạt là 100 triệu đồng. Hậu quả do hành vi phạm tội của A thực hiện là thiệt hại về tài sản với tổng giá trị là 100 triệu đồng của công ty X. Do vậy, về mặt khách quan, hành vi phạm tội của A đã phù hợp với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 140 BLHS năm 2009.
Hành vi phạm tội của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt toàn bộ hay một phần tài sản đã được giao trên cơ sở hợp đồng đã được ký kết giữa chủ tài sản và người có hành vi chiếm đoạt. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là những tài sản đã được giao ngay thẳng cho người phạm tội trên cơ sở hợp đồng. Hành vi chiếm đoạt là những hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết. Theo Khoản 1 Điều 140 BLDS bao gồm hai hành vi:
“a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”.
Theo Điều 140 BLDS, hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cấu thành tội khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau: Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên; Gây hậu quả nghiêm trọng; Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt; Đã bị kết án về tội chiếm đoạt và chưa được xóa án tích.
Như vậy, về mặt khách quan, hành vi phạm tội của A thỏa mãn những dấu hiệu pháp lý quy định tại Khoản 1 Điều 140 BLHS.
Khi phân tích đề bài rất có thể có sự nhầm lẫn, cho rằng hành vi của A cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vì vậy ở đây cần phân biệt rõ. Giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản có một điểm khác nhau cơ bản đó là thời điểm phát sinh ý định chiếm đoạt, nếu như A trước khi ký hợp đồng vận chuyển dầu cho công ty X đã có ý định chiếm đoạt tài sản thì chắc chắn A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, còn nếu sau khi A có được lượng dầu một cách hợp pháp ( thông qua hợp đồng vận chuyển) mới nảy sinh ý định chiếm đoạt thì hành vi của A cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Có thể thấy trong đề nêu rằng “Sau vài lần vận chuyển, A đã học được thủ đoạn lấy bớt dầu vẫn chuyển của công ty X” mặt khác, hợp đồng vận chuyển dầu nhiều lần thì thường là hợp đồng vận chuyển dài hạn, nên ý định phạm tội của A có thể coi là phát sinh sau khi ký được hợp đồng. Tuy nhiên, nếu ý định này phát sinh trước khi ký hợp đồng, hoặc hợp đồng vận chuyển dầu được ký mỗi lần trước khi vận chuyển thì hành vi của A cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Về mặt chủ quan, lỗi của A trong hành vi trên là lỗi cố ý trực tiếp. Do trong quá trình vận chuyển dầu cho công ty X, A nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản, mong muốn chiếm đoạt được tài sản đó, vì thế A đã thực hiện hành vi rút bớt dầu và dùng thủ đoạn gian dối nhằm che đậy cho hành vi phạm tội của mình. A không những nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình mà ngay khi thực hiện hành vi A cũng đã thấy được hậu quả của nó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
Về mặt chủ thể, A ký hợp đồng vận chuyển dầu nên A chắc chắn đã có bằng lái ô tô bởi vậy có thể khẳng định rằng A có đủ điều kiện về tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự . A đã được công ty X tín nhiệm giao vận chuyển dầu chạy máy cho công ty, cơ sở giao tài sản ở đây chính là hợp đồng vận chuyển. Việc giao và nhận dầu là hoàn toàn ngay thẳng.
Xem xét về mặt khách quan, mặt chủ quan cũng như những dấu hiệu về mặt chủ thể, khách thể của tội phạm, tội danh mà A đã thực hiện là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 140 BLHS năm 2009. Việc xác định tội danh cho một hành vi phạm tội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định khung hình phạt và quyết định hình phạt được chính xác, đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không xử oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.
2. B có phải chịu trách nhiệm về hành vi tiêu thụ dầu của A không? Nếu có thì tội danh cho hành vi của B là gì?
Trong vụ án trên: Sau khi nhận được dầu, A chạy xe tới địa điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng rút dầu ra bán cho B mỗi lần 200 lít. A đã nhiều lần lấy dầu được thuê vận chuyển với tổng trị giá là một trăm triệu đồng thì bị phát hiện. Như vậy, trong khi A có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công ty X thì B đã có hành vi mua dầu của A nhiều lần. Nhưng B có biết được số dầu mà mình mua của A là do từ hành vi phạm tội cuả A mà có không? Mặt khác, dầu là loại tài sản buôn bán có điều kiện nên không thể có việc tự do mua bán dầu với số lượng lớn giữa các cá nhân với nhau. Do đó, trong trường hợp này, có thể xảy ra ba trường hợp sau:
a) Trường hợp thứ nhất, B hoàn toàn biết số dầu mà mình mua từ A là do hành vi phạm tội của mà A có. Giữa B và A đã có sự thỏa thuận trước với nhau về việc A rút dầu của công ty bán cho B với giá rẻ hơn so với giá thị trường, cả A và B sẽ cùng được lợi trong thỏa thuận trên. Trong trường hợp này, hành vi của B cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Điều 140 BLHS với vai trò đồng phạm của A.
Theo Điều 20 BLHS: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.” Trong trường hợp trên, A có hành vi rút bớt dầu đem bán cho B rất nhiều lần, còn B có hành vi mua số dầu đó, tức là B đã tiêu thụ giúp A số dầu mà A chiếm đoạt được bằng hành vi vi phạm pháp luật. Và việc B mua lại số dầu của A chiếm đoạt được của công ty X cũng phải có sự thỏa thuận giữa A và B, việc thỏa thuận đó hoàn toàn đem lại lợi ích cho cả hai người. Và để thỏa mãn lợi ích đó, A và B đã cùng thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp đồng phạm, người phạm tội có thể đóng vai trò là: người thực hành, người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức. Trong trường hợp này, A và B cùng tham gia thực hiện tội phạm với vai trò là người thực hành.
Về mặt khách quan, trong trường hợp này, B có hành vi thu mua lượng dầu của A chiếm đoạt được do lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tức là giữa B và A đã có thỏa thuận về việc tiêu thụ tài sản chiếm đoạt, việc thu mua lượng dầu đó hoàn toàn có lợi cho A và B, họ đã cùng thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội của A và B gây ra hậu quả là thiệt hại về tài sản với tổng trị giá 100 triệu đồng của công ty X.
Về mặt chủ quan: lỗi của B trong vụ án trên là lỗi cố ý trực tiếp. B cũng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, B cũng hoàn toàn thấy trước được hậu quả của nó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra, nhưng B vẫn cố ý thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp này, cả A và B đều nhận thức rõ hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt dầu của công ty X của A và hành vi thu mua lượng dầu đó của B là hành vi phạm tội nhưng họ đều cố tình thực hiện hành vi phạm tội đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Đối với trường hợp đồng phạm giản đơn (A và B đóng vai trò là người thực hành), A và B đều bị truy tố, xét xử về cùng tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 140 BLHS: “chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng”.
b) Trường hợp thứ hai, B biết được số dầu mình mua của A là do A chiếm đoạt được do hành vi phạm tội, nhưng B coi như không biết, giữa A và B không có thỏa thuận nào. B vì lợi ích của bản thân mà vẫn cố tình mua lại dầu. Hành vi của B trong trường hợp này thỏa mãn cấu thành tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định tại Điều 250 BLHS.
Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi của người không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Về khách thể, hành vi của B xâm phạm đến trật tự công cộng và trật tự pháp luật Xã hội chủ nghĩa, cụ thể hành vi của B xâm phạm tới trật tự quản lý nhà nước đối với tài sản do phạm tội mà có.
Về mặt khách quan, trong trường hợp này, giữa A và B không có sự thỏa thuận, hứa hẹn nào trước nhưng B vẫn thực hiện hành vi mua lại tài sản mặc dù biết đó là tài sản do A phạm tội mà có.
Về mặt chủ quan, lỗi của B trong trường hợp này cũng là lỗi cố ý. B nhận thức rõ hành vi mua lại số dầu mà A chiếm đoạt được do phạm tội mà có là nguy hiểm cho xã hội, B thấy trước được hậu quả của hành vi của mình nhưng vì lợi ích cá nhân B vẫn cố tình thực hiện. Lỗi cố ý của B thể hiện qua việc mua bán nhiều lần đối với A, mỗi lần 200 lít, số dầu B mua lại của A có tổng trị giá lên tới 100 triệu đồng.
Xem xét về mặt khách quan, mặt chủ quan cũng như những dấu hiệu về khách thể của tội phạm, tội danh mà B đã thực hiện là tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có – Điều 250 BLHS.
c. Trường hợp thứ ba, nếu B hoàn toàn không biết gì về hành vi chiếm đoạt của A, không biết số dầu A bán cho mình là bất hợp pháp, và không có bất kỳ thỏa thuận nào với A thì B không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của A. Trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật thì yếu tố lỗi là yếu tố không thể thiếu. Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Trong trường hợp này, B không hề có lỗi trong việc tiêu thụ dầu của A, hoàn toàn ngay tình, bởi vậy B không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của A.
Kết luận:
- Trong trường hợp B mua lại dầu của A mặc dù biết dầu đó là do A phạm tội mà có, giữa B và A đã có sự thỏa thuận trước với nhau. B phạm tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định tại Điều 250 BLHS.
- Trong trường hợp B mua lại dầu của A mặc dù biết dầu đó là do A phạm tội mà có, giữa B và A không hề có sự thỏa thuận hoặc hứa hẹn trước với nhau. B phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định Điều 140 BLHS với vai trò là đồng phạm.
- Trong trường hợp B mua lại dầu của A mà hoàn toàn không biết dầu đó là do phạm tội mà có thì B không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của mình.
Tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, (Tập 1, 2) Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2009;
2. TS. Dương Tuyết Miên. Định tội danh và quyết định hình phạt, Nxb Lao động – Xã hội;
3. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000;
4. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học bộ luật hình sự Việt Nam, tập 2, Nxb TP. Hồ Chí Minh;
5. Đinh Văn Quế, “Một số vấn đề về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, Tạp chí luật học, số 6/1995;
6. Phạm Văn Báu, “Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí luật học, số 5/ 2004, tr 3.
7. Lê Đăng Doanh, “Sự khác nhau giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS) với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 BLHS), Tạp chí tòa án nhân dân, tháng 11/ 2005;
8. Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập nhóm tháng 1 tài chính chế độ chi ngân sách cho linh vực XDCB.doc