Bài tập tình huống luật đất đai cuối kỳ - Đề số 14

ĐỀ BÀI Năm 1967, ông A mua 3 ha ruộng đất. Năm 1968, ông A góp 3 ha ruộng đất này vào hợp tác xã. Năm 1987, hợp tác xã giải thể và chính quyền địa phương chia ruộng cho các hộ gia đình nhận khoán, nhưng ông A và 04 người con không được chia đất để canh tác. Ông A và các con đã làm đơn khiếu nại nhiều lần về việc này nhưng không được trả lời. Năm 2009, ông A mất. Hiện 04 người con của ông A trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn không có đất để sản xuất. Những người con này đã làm đơn kiện đòi lại đất mà ông A đã góp vào hợp tác xã mãi cũng không được. Cha mẹ tôi đã mất, hiện nay gia đình của chúng tôi gồm 5 người làm nông nghiệp ở nông thôn mà không có ruộng để sản xuất. Vậy theo pháp luật hiện hành thì tôi có thể lấy lại 3 ha ruộng của cha mẹ để lại hay không? Thủ tục đòi lại đất như thế nào? Hỏi: Anh chị hãy cho biết: 1. Vụ việc đòi lại đất của các người con ông A đúng hay sai? Vì sao? 2. Vụ việc này sẽ do cơ quan nhà nước nào giải quyết? Thủ tục giải quyết như thế nào? 3. Tư vấn cho 4 người con của ông A các thủ tục để có đất sản xuất sử dụng vào mục đích nông nghiệp? 4. Việc làm của chính quyền địa phương trong vụ việc này là đúng hay sai? Vì sao? Việc đòi lại đất của các người con của ông A là đúng hay sai? Vì sao2. Vụ việc này sẽ do cơ quan nhà nước nào giải quyết? Thủ tục giải quyết như thế nào? 3. Tư vấn cho 4 người con của ông A các thủ tục để có đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp 4. Nhận xét việc làm của chính quyền địa phương DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5066 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tình huống luật đất đai cuối kỳ - Đề số 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI Năm 1967, ông A mua 3 ha ruộng đất. Năm 1968, ông A góp 3 ha ruộng đất này vào hợp tác xã. Năm 1987, hợp tác xã giải thể và chính quyền địa phương chia ruộng cho các hộ gia đình nhận khoán, nhưng ông A và 04 người con không được chia đất để canh tác. Ông A và các con đã làm đơn khiếu nại nhiều lần về việc này nhưng không được trả lời. Năm 2009, ông A mất. Hiện 04 người con của ông A trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn không có đất để sản xuất. Những người con này đã làm đơn kiện đòi lại đất mà ông A đã góp vào hợp tác xã mãi cũng không được. Cha mẹ tôi đã mất, hiện nay gia đình của chúng tôi gồm 5 người làm nông nghiệp ở nông thôn mà không có ruộng để sản xuất. Vậy theo pháp luật hiện hành thì tôi có thể lấy lại 3 ha ruộng của cha mẹ để lại hay không? Thủ tục đòi lại đất như thế nào? Hỏi: Anh chị hãy cho biết: Vụ việc đòi lại đất của các người con ông A đúng hay sai? Vì sao? Vụ việc này sẽ do cơ quan nhà nước nào giải quyết? Thủ tục giải quyết như thế nào? Tư vấn cho 4 người con của ông A các thủ tục để có đất sản xuất sử dụng vào mục đích nông nghiệp? Việc làm của chính quyền địa phương trong vụ việc này là đúng hay sai? Vì sao? Việc đòi lại đất của các người con của ông A là đúng hay sai? Vì sao Khoản 2, Điều 10 - Luật Đất đai và Điều 1 - Nghị quyết số 23/2003/QH11 về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo Xã hội chủ nghĩa trước ngày 1/7/1991 do Quốc hội ban hành quy định: Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo Xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 1/7/1991. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo Xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất. Khoản 1, Điều 4 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai đã cụ thể hóa các trường hợp Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15/10/1993. Nhiều trường hợp được liệt kê, trong đó có: + Đất đã hiến tặng cho Nhà nước, cho hợp tác xã và tổ chức khác, cho hộ gia đình, cá nhân; + Đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao; + Đất thổ cư mà Nhà nước đã giao cho người khác để làm đất ở; đất ở và đất vườn đã giao lại cho hợp tác xã để đi khai hoang; ruộng đất đã bị thu hồi để giao cho người khác hoặc điều chỉnh cho người khác khi giải quyết tranh chấp ruộng đất v.v... Ở trường hợp này, ông A mua 3 ha ruộng đất và góp 3 ha ruộng đất này vào hợp tác xã. Như vậy, ông A đã góp đất vào hợp tác xã nông nghiệp theo qui định của điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao ban hành ngày 01 tháng 5 năm 1969. Theo đó, “...Ruộng đất, trâu bò, nông cụ và các của cải khác của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đều là của chung của các xã viên, phải được bảo vệ, quản lý chặt chẽ và sử dụng tốt, chống mọi hành động tham ô, lãng phí hoặc phá hoại, làm tổn hại đến lợi ích chung của hợp tác xã và của xã viên. Xã viên không được chiếm làm của riêng ruộng đất và các của cải khác của hợp tác xã và có nhiệm vụ bảo vệ những thứ đó. Ban quản trị hợp tác xã không được tự ý nhường hoặc bán ruộng đất và các của cải khác của hợp tác xã, và phải báo cáo rõ với xã viên việc Nhà nước mua hoặc sử dụng một phần ruộng đất của hợp tác xã vào việc xây dựng thuộc lợi ích công cộng. Phần đất 5% để lại cho xã viên khi vào hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nếu xã viên chủ ruộng đất ấy không cần dùng nữa thì phải giao lại cho hợp tác xã; khi nào cần dùng thì hợp tác xã sẽ trả lại.” Vậy, việc đòi lại đất cúa các người con ông A là sai và Nhà nước sẽ không thừa nhận việc đòi lại đất cũng như giải quyết các khiếu nại của họ về vấn đề này. 2. Vụ việc này sẽ do cơ quan nhà nước nào giải quyết? Thủ tục giải quyết như thế nào? Theo khoản 2 Điều 37 Luật Đất đai năm 2003: “Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư”. Điểm a Khoản 2 Điều 136 Luật đất đai năm 2003 cũng quy định: “Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng”. Như vậy cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc này chính là UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của gia đình ông A và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thủ tục giải quyết được thực hiện theo Điều 138 Luật Đất đai năm 2003, theo đó: “a) Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng; b) Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân; c) Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.” Việc khởi kiện tại tòa án nhân dân cần tuân theo qui định của bộ luật tố tụng dân sự. Tư vấn cho 4 người con của ông A các thủ tục để có đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp Khoản 1 Điều 71 luật Đất đai qui định: “Đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao gồm đất nông nghiệp được Nhà nước giao, cho thuê; do thuê quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác; do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.” Điều 33 và 35 luật này cũng qui định Nhà nước có thể giao đất hoặc cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 70 của Luật này. Ở trường hợp này, những người con của ông A có thể yêu cầu nhà nước cho thuê đất hoặc giao đất để có đất sản xuất sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Theo qui định tại Điều 67, thời hạn giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 70 của Luật này là hai mươi năm; thời hạn giao đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 70 của Luật này là năm mươi năm. Thời hạn cho thuê đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là không quá hai mươi năm; thời hạn cho thuê đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là không quá năm mươi năm. Thời hạn giao đất, cho thuê đất được tính từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Để có thể yêu cầu nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, 4 người con của ông A sẽ phải tuân thủ trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được giao đất, thuê đất qui định tại Điều 122 Luật đất đai năm 2003 và tại Điều 123 Nghị định 181/2004/ND-CP, cụ thể, bốn người sẽ phải tiến hành: + Nộp hai bộ hồ sơ tại cơ quan quản lý đất đai của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất. Hồ sơ gồm Đơn xin giao đất, thuê đất, trong đơn phải ghi rõ yêu cầu về diện tích đất sử dụng. - Giấy thỏa thuận kèm theo giấy xác nhận bồi thường (theo mẫu) (có chứng thực chữ ký của UBND Phường nơi khu đất toạ lạc); - Bản sao hộ khẩu thường trú có chứng thực hoặc bản photo thì phải mang theo bản chính để đối chiếu; - Bản trích lục bản đồ địa chính hoặc bản trích đo bản đồ địa chính khu đất xin giao hoặc thuê; - Bản sao các giấy tờ liên quan đến khu đất xin sử dụng có chứng thực; đối với trường hợp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tạm thời) phải kèm theo bản chính. §èi víi tr­êng hîp xin giao ®Êt, thuª ®Êt ®Ó nu«i trång thuû s¶n th× ph¶i cã dù ¸n nu«i trång thuû s¶n ®­îc c¬ quan qu¶n lý thuû s¶n huyÖn, quËn, thÞ x·, thµnh phè thuéc tØnh thÈm ®Þnh vµ ph¶i cã b¸o c¸o ®¸nh gi¸ t¸c ®éng m«i tr­êng theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ m«i tr­êng. + Liên hệ đơn vị có chức năng đo đạc lập bản đồ vị trí khu đất. Bản đồ này đơn vị có chức năng đo đạc phải kiểm định tại Phòng Tài nguyên và Môi trường sau đó phải trả lại cho chủ sử dụng đất.    + Đối với đất đã được giải phóng mặt bằng, trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất xin giao, xin thuê; xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thực hiện các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định và trao quyết định giao đất hoặc cho thuê đất cho người được giao đất, thuê đất; Trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày người được giao đất, thuê đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, cơ quan quản lý đất đai ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất, tổ chức bàn giao đất trên thực địa và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được giao đất, thuê đất. Đối với đất chưa được giải phóng mặt bằng, trong thời hạn không quá ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành việc giới thiệu địa điểm; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất xin giao, xin thuê; xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thực hiện các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định và trao quyết định giao đất hoặc cho thuê đất cho người được giao đất, thuê đất; Căn cứ vào quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng; Trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong việc giải phóng mặt bằng và người được giao đất, thuê đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, cơ quan quản lý đất đai ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất; tổ chức bàn giao đất trên thực địa và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được giao đất, thuê đất. + Sau đó người được giao đất hoặc cho thuê đất được thông báo trả tiền bồi thường trong trường hợp phải bồi thường, nộp tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ… (đối với trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất) hoặc ký hợp đồng thuê đất (đối với trường hợp thuê đất). 4. Nhận xét việc làm của chính quyền địa phương Mặc dù việc ông A và các con đòi lại đất là trái với qui định của pháp luật, nhưng họ vẫn không được nhận khoán sau khi hợp tác xã giải thể. Để biết việc làm của chính quyền địa phương trong trường hợp này là đúng hay sai, ta cần xét các trường hợp: TH1: Hộ gia đình ông A từ chối việc giao khoán Ông A từ chối việc giao khoán thì việc chính quyền không giao ruộng là đúng. Việc từ chối giao khoán thể hiện bởi: - Chính quyền yêu cầu hộ gia đình phải có đơn xin khoán nhưng gia đình ông A không có đơn. - Trong thời gian chia ruộng cho các hộ gia đình nhận khoán, hộ gia đình ông A bỏ đi nơi khác sinh sống. TH2: Hộ gia đình ông A mong muốn được giao khoán nhưng không được giao ruộng Căn cứ vào khoản 3 Điều 1 Quyết định 13/HĐBT ngày 01/02/1989 quy định về nguyên tắc giải quyết mọi quan hệ ruộng đất như sau: “Đảm bảo cho mọi người sản xuất đất nông nghiệp có đất đai sản xuất làm cho tình hình ruộng đất được ổn định và nông dân yên tâm sản xuất” thì việc chính quyền không giao khoán ruộng đất cho ông A là trái với quy định trên. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật đất đai, trường ĐH Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội-2009. 2. Luật đất đai năm 2003, Nxb Tư pháp , Hà Nội-2009. 3. www.chinhphu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập tình huống luật đất đai cuối kỳ đề số 14.doc