Bài tập tình huống luật thương mại: Góp vốn, phân chia lợi nhuận và chuyển nhượng cổ phần góp vốn

TÌNH HUỐNG A,B,C thành lập công ty TNHH D.Vốn điều lệ của công ty là 2 tỷ đồng, trong đó: A cam kết góp 1tỉ đồng bằng tiền mặt,B góp một số máy móc thiết bị với giá trị là 600 triệu đồng;C góp 400 triệu đồng là số tiền cho công ty D thuê ngôi nhà tại phố N thành phố H làm trụ sở giao dịch trong thời hạn 5 năm.Theo điều lệ công ty A là giám đốc,B là chủ tịch HĐTV,C là kế toán trưởng của công ty. Điều lệ công ty còn quy định:”mọi thành viên đều là người đại diên theo pháp luật của công ty và có quyền nhân danh công ty ký kết các hợp đồng”. Sau khi được cấp giấy CNĐKKD,các thành viên thực hiện góp vốn vào VĐL của công ty. A góp 500 triệu đồng,số vốn còn lại 500 triệu các thành viên thoả thuận A phải góp đủ trước ngày1/12/2006,nhưng trên thực tế đến ngày 1/7/2007 A mới góp đủ số vốn như đã cam kết. Kết thúc năm tài chính 2006,lợi nhuận sau thuế của công ty là 150 triệu đồng. HĐTV quyết định chia số lợi nhuận này cho các thành viên,nhưng mức chia cụ thể cho các thành viên thì không có sự thống nhất.Với lý do A không thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn,trên cương vị chủ tịch HĐTV,B ra quyết định chia đều số lợi nhuận cho các thành viên,theo đó mỗi thành viên được 50 triệu.A phản đối phương án phân chia lợi nhuận này,vì cho rằng theo tỉ lệ vốn góp,A nhận được 50% lợi nhuận(75 triệu đồng).Do không được công ty giải quyết,A làm đơn yêu cầu công ty cho mình chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp.tại cuộc họp hội đồng thành viên,A đề nghị chuyển phần vốn góp của mình cho B va C nhưng B va C không đồng ý mua.A đề nghị chuyển cho E là người quen của A,B,C nhưng B,C không đồng ý. Yêu cầu: nêu y kiến về những vấn đề sau: -Thủ tục góp vốn của B vào vốn điều lệ của công ty -Người đại diện theo pháp luật của công ty D -Quyết định của B về việc phân chia lợi nhuận -Việc chuyển nhượng phần vốn góp của A cho E II.PHẦN CHUNG 1.CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÓ HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN . Công ty trách nhiệm hữu hạn 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó: a) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp; b) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 44 luật doanh nghiệp 2005 của Luật này; c) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu. 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

doc15 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 16915 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tình huống luật thương mại: Góp vốn, phân chia lợi nhuận và chuyển nhượng cổ phần góp vốn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.TÌNH HUỐNG A,B,C thành lập công ty TNHH D.Vốn điều lệ của công ty là 2 tỷ đồng, trong đó: A cam kết góp 1tỉ đồng bằng tiền mặt,B góp một số máy móc thiết bị với giá trị là 600 triệu đồng;C góp 400 triệu đồng là số tiền cho công ty D thuê ngôi nhà tại phố N thành phố H làm trụ sở giao dịch trong thời hạn 5 năm.Theo điều lệ công ty A là giám đốc,B là chủ tịch HĐTV,C là kế toán trưởng của công ty. Điều lệ công ty còn quy định:”mọi thành viên đều là người đại diên theo pháp luật của công ty và có quyền nhân danh công ty ký kết các hợp đồng”. Sau khi được cấp giấy CNĐKKD,các thành viên thực hiện góp vốn vào VĐL của công ty. A góp 500 triệu đồng,số vốn còn lại 500 triệu các thành viên thoả thuận A phải góp đủ trước ngày1/12/2006,nhưng trên thực tế đến ngày 1/7/2007 A mới góp đủ số vốn như đã cam kết. Kết thúc năm tài chính 2006,lợi nhuận sau thuế của công ty là 150 triệu đồng. HĐTV quyết định chia số lợi nhuận này cho các thành viên,nhưng mức chia cụ thể cho các thành viên thì không có sự thống nhất.Với lý do A không thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn,trên cương vị chủ tịch HĐTV,B ra quyết định chia đều số lợi nhuận cho các thành viên,theo đó mỗi thành viên được 50 triệu.A phản đối phương án phân chia lợi nhuận này,vì cho rằng theo tỉ lệ vốn góp,A nhận được 50% lợi nhuận(75 triệu đồng).Do không được công ty giải quyết,A làm đơn yêu cầu công ty cho mình chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp.tại cuộc họp hội đồng thành viên,A đề nghị chuyển phần vốn góp của mình cho B va C nhưng B va C không đồng ý mua.A đề nghị chuyển cho E là người quen của A,B,C nhưng B,C không đồng ý. Yêu cầu: nêu y kiến về những vấn đề sau: -Thủ tục góp vốn của B vào vốn điều lệ của công ty -Người đại diện theo pháp luật của công ty D -Quyết định của B về việc phân chia lợi nhuận -Việc chuyển nhượng phần vốn góp của A cho E II.PHẦN CHUNG 1.CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÓ HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN . Công ty trách nhiệm hữu hạn 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó: a) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp; b) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 44 luật doanh nghiệp 2005 của Luật này; c) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu. 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn đem lại cho nhà đầu tư nhiều lợi thế như: -do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn; -số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp; -Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty. +Tuy nhiên, hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn cũng có những hạn chế nhất định như: - do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng; - công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh; -việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu. 2.Có bao nhiêu hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn ? Có hai hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, gồm: +Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên +Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 3.Thành viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn ?    Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty là thành viên của công ty.  Đối với cả hai hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên hoặc có từ hai thành viên trở lên), thành viên có thể là tổ chức và/hoặc cá nhân.     Thành viên (chủ sở hữu công ty) của công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên có thể là hai tổ chức hoặc nhiều hơn, hoặc một số tổ chức và cá nhân, hoặc một số cá nhân.  Chủ sở hữu công ty (thành viên công ty) của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức. 4.Ai chịu trách nhiệm quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn ?    Công ty trách nhiệm hữu hạn do Hội đồng thành viên quản lý.  Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch Hội đồng thành viên.  Chủ tịch Hội đồng thành viên cũng có thể đồng thời là giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty.  Chủ tịch Hội đồng thành viên cũng có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty, nếu điều lệ công ty quy định việc này. ). Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát. Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. 5. Hội đồng thành viên 1. Hội đồng thành viên gồm tất cả thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Trường hợp thành viên là tổ chức, thì thành viên đó chỉ định đại diện của mình vào Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên họp ít nhất mỗi năm một lần. 2. Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây: a) Quyết định phương hướng phát triển công ty; b) Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn; c) Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; d) Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng giám đốc), kế toán trưởng và cán bộ quản lý quan trọng khác quy định tại Điều lệ công ty; e) Quyết định mức lương, lợi ích khác đối với Giám đốc (Tổng giám đốc), kế toán trưởng và các cán bộ quản lý quan trọng khác quy định tại Điều lệ công ty; g) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty; h) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty; i) Quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; k) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; l) Quyết định tổ chức lại công ty; m) Quyết định giải thể công ty; n) Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty. 6. Chủ tịch Hội đồng thành viên 1. Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty. 2. Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây: a) Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên; b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên; c) Triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc thực hiện việc lấy ý kiến các thành viên; d) Giám sát việc tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên; đ) Thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên; e) Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Luật này và Điều lệ công ty. 3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá ba năm. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại. 4. Trường hợp Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật, thì các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó. 7.Giám đốc (Tổng giám đốc) Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật, thì Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc (Tổng giám đốc) có các quyền sau đây: -Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên; -Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty; -Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty; -Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty; -Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; -Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên; -Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức công ty; -Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên; -Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh; -Tuyển dụng lao động; -Các quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty, tại hợp đồng lao động mà Giám đốc (Tổng giám đốc) ký với công ty và theo quyết định của Hội đồng thành viên. Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty có các nghĩa vụ sau đây: -Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích hợp pháp của công ty; -Không được lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng tài sản của công ty để thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác; không được tiết lộ bí mật của công ty, trừ trường hợp được Hội đồng thành viên chấp thuận; -Khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả thì phải thông báo tình hình tài chính của công ty cho tất cả thành viên công ty và chủ nợ biết; không được tăng tiền lương, không được trả tiền thưởng cho công nhân viên của công ty, kể cả cho người quản lý; phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ do không thực hiện nghĩa vụ quy định tại điểm này; kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính của công ty; -Thực hiện các nghĩa vụ khác do pháp luật và Điều lệ công ty quy định. 8. Vốn điều lệ là gì? "Vốn điều lệ" là số vốn do tất cả thành viên góp và được ghi vào Điều lệ công ty(khoản 6, điều 4 Luật doanh nghiệp) . Vốn góp có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty. Vốn điều lệ là do các thành viên tự thoả thuận và cam kết góp vốn. Trên cơ sở đó doanh nghiệp kê khai và đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. 9. Ai có quyền góp vốn vào vốn điều lệ công ty? Tổ chức, cá nhân được quyền góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, trừ những trường hợp sau đây: - Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; - Các đối tượng không được quyền góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. 10. Tài sản cam kết góp vốn được xử lý như thế nào? Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người cam kết góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây: - Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất, thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ; - Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Biên bản giao nhận phải có các nội dung chủ yếu: tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên và địa chỉ người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị các tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty; - Phần vốn góp bằng các tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp. 11. Ý nghĩa của vốn điều lệ: Là sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác; Là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp; Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn. 12. Sổ đăng ký thành viên 1. Công ty phải lập sổ đăng ký thành viên ngay sau khi đăng ký kinh doanh. Sổ đăng ký thành viên phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, trụ sở của công ty; b) Tên, địa chỉ, chữ ký của thành viên hoặc của người đại diện theo pháp luật của thành viên; c) Giá trị vốn góp tại thời điểm góp vốn và phần vốn góp của từng thành viên; thời điểm góp vốn; loại tài sản góp vốn, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn; d) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên. 2. Sổ đăng ký thành viên được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc nơi khác, nhưng phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh và tất cả thành viên biết. 13. Quyền của thành viên 1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền: a) Được chia lợi nhuận sau khi công ty đã nộp thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật tương ứng với phần vốn góp vào công ty; b) Tham dự họp Hội đồng thành viên, tham gia thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; c) Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp; d) Xem sổ đăng ký thành viên, sổ kế toán, báo cáo tài chính hàng năm, các tài liệu khác của công ty và nhận bản trích lục hoặc bản sao các tài liệu này; đ) Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản; e) Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ; được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp; g) Khởi kiện Giám đốc (Tổng giám đốc) tại Tòa án khi Giám đốc (Tổng giám đốc) không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại đến lợi ích của thành viên đó; h) Các quyền khác quy định tại điều lệ công ty. 2. Thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 35% vốn điều lệ hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền. .14 Nghĩa vụ của thành viên 1. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. 2. Tuân thủ Điều lệ công ty. 3. Chấp hành quyết định của Hội đồng thành viên. 4. Thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty. 15. Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp 1. Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết. Trường hợp có thành viên không góp đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết, thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản về trường hợp này cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ thời điểm cam kết góp vốn; sau thời hạn này, nếu không có thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh, thì thành viên chưa góp đủ vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với công ty về phần vốn chưa góp và các thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết. 2. Tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, trụ sở công ty; b) Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; c) Vốn điều lệ của công ty; d) Tên, địa chỉ của thành viên; đ) Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên; e) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp; g) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. 3. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp và phải trả phí do công ty quy định. 16. Chuyển nhượng phần vốn góp Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây: 1. Thành viên muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp phải chào bán phần vốn đó cho tất cả các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện; 2. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết. III.PHẦN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1.Thủ tục góp vốn của B vào vốn điều lệ của công ty TNHH D -Tài sản góp vốn: máy móc,thiết bị .Trị giá: 600 triệu đồng Tại Điều 29 khoản 1, Chương II Luật doanh nghiệp được Quốc Hội nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006 quy định: “ .Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn,...phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:” a) Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ; b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo uỷ quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty; c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty. Vậy tài sản của B không đăng ký quyền sở hữu thì thủ tục góp vốn áp dụng điểm b). Việc góp vốn c ủa B phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Theo thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003, Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 và Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng có hướng dẫn: “- Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản....”. 2.NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY D -Theo Điều 46 Luật doanh nghiệp2005. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên: ‘‘Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ mười một thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn mười một thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên ba mươi ngày thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty.” -Theo quy định thì người đại diện theo pháp luật của công ty là người có thẩm quyền ký kết các hợp đồng kinh doanh thương mại, còn ai là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì do điều lệ của doanh nghiệp quy định (có thể là chủ tịch hồi đồng quản trị hoặc giám đốc hoặc Tổng giám đốc đối với công ty cổ phần; còn đối với công ty TNHH thì chủ tịch hội đồng thành viên hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty). Vậy điều lệ công ty quy định:’’mọi thành viên đều là người đại diện theo pháp luật của công ty và có quyền nhân danh công ty ký kết các hợp đồng” là không đúng theo quy định của pháp luật vì người đại diện theo pháp luật của Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên chỉ có thể là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc theo quy định của công ty. Vậy nên công ty cần phải quy định lại về vấn đề người đại diện theo pháp luật cho dúng với quy định của luật doanh nghiệp 2005. . Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần Trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi, công ty gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm: 1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty; 2. Họ, tên, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2006, về Đăng ký Kinh doanh này, chức danh, địa chỉ thường trú của người đang là đại diện theo pháp luật của công ty và của người thay thế làm đại diện theo pháp luật của công ty; 3. Họ, tên và chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Chủ sở hữu công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty bỏ trốn khỏi nơi cư trú, bị tạm giam, bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được bản thân hoặc từ chối ký tên vào thông báo của công ty thì phải có họ, tên và chữ ký của các thành viên Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các thành viên Hội đồng quản trị đã tham dự và biểu quyết nhất trí về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty. Kèm theo thông báo phải có quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật. Quyết định, biên bản họp Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông và quyết định của chủ sở hữu công ty phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty. Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ. TÊN DOANH NGHIỆP ----- Số: ..... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------------------- THÔNG BÁO THAY ĐỔI NỘI DUNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP (Thay đổi lần thứ……….) Kính gửi: Phòng đăng ký kinh doanh....................................................................... 1. Tên doanh nghiệp: (ghi bằng chữ in hoa)  ........................................................................... Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ................................................................................... Do: ................................................................................................... Cấp ngày: ........../......../..... Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................................................... Điện thoại: ............................................................ Fax: ............................................................... Email: .................................................................. Website: ........................................................ …………......... 2. Họ tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: (ghi bằng chữ in hoa)  ..........................................................................................................Nam/Nữ....................................… Sinh ngày: …..…./....../...............Dân tộc: ............................................Quốc tịch:............................ Chứng minh nhân dân số:........................................................................................................... Ngày cấp: ........./....../................Cơ quan cấp: ............................................................................. Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không  có CMND):.......................................................... Số giấy chứng thực cá nhân: ............................................................................................................ Ngày cấp: ......../....../.................Cơ quan cấp: ............................................................................. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ................................................................................................... Chỗ ở hiện tại:....................................................................................................................................... ĐĂNG KÝ  THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT NHƯ SAU: - Họ tên người thay thế làm đại diện theo pháp luật :…………................................................Nam/Nữ: …................ - Chức danh: ................................................................................................................................ - Sinh ngày: …...../....…/………….Dân tộc: …................................….. Quốc tịch:……………………... - CMND (hoặc Hộ chiếu) số:………..………..Ngày cấp: ……/....…/...….. Nơi cấp: ……................. -  Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………………………………… - Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………… Công ty cam kết : -  Không thuộc diện quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005 -  Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung thông báo này.  Kèm theo đăng ký thay đổi: -………………………… TP. HCM, ngày………..tháng ……..năm..200…. (ký, đóng dấu và ghi rõ chức vụ, họ tên) 3.Quyết định của B về việc phân chia lợi nhuận Theo điểm d),khoản1 Điều 41 luật doanh nghiệp 2005. Quyền của thành viên 1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có các quyền sau đây: d) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; - . Điều kiện để chia lợi nhuận Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; đồng thời vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận. Sau khi được cấp giấy CNĐKKD,các thành viên thực hiện góp vốn vào VĐL của công ty.A góp 500 triệu đồng,số vốn còn lại 500 triệu các thành viên thoả thuận A phải góp đủ trước ngày1/12/2006,nhưng trên thực tế đến ngày 1/7/2007 A mới góp đủ số vốn như đã cam kết. Do A không góp đủ và đúng số vốn như thời hạn đã cam kết, theo khoản 2 điều 39 luật doanh nghiệp 2005: ‘’ Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.” ‘’Kết thúc năm tài chính 2006,lợi nhuận sau thuế của công ty là 150 triệu đồng. HĐTV quyết định chia số lợi nhuận này cho các thành viên,nhưng mức chia cụ thể cho các thành viên thì không có sự thống nhất.Với lý do A không thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn,trên cương vị chủ tịch HĐTV,B ra quyết định chia đều số lợi nhuận cho các thành viên,theo đó mỗi thành viên được 50 triệu.A phản đối phương án phân chia lợi nhuận này,vì cho rằng theo tỉ lệ vốn góp,A nhận được A nhận được 50% lợi nhuận(75 triệu đồng)’ -Việc B ra quyết định chia đều số lợi nhuận sau thuế cho các thành viên là trái với quy định theo điểm d),khoản1 Điều 41 luật doanh nghiệp 2005. - Và việc A đòi nhận 50% lợi nhuận sau thuế là không đúng với quy định của điều này. Vì:-A đã không nộp đủ số vốn đúng hạn như đã cam kết đúng ngày1/12/2006,nhưng trên thực tế đến ngày 1/7/2007 A mới góp đủ số vốn như đã cam kết.Vì thế kết thúc năm tài chính 2006,trên thực tế A chỉ mới góp có 500 triệu đồng vào công ty. Theo Điều 39 luật doanh nghiệp 2005 co quy định: ‘’Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn và phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại cho công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không chính xác, không trung thực, không đầy đủ.’’ Vì vậy trong trường hợp này A không góp vốn đúng hạn thì người đại diện theo pháp luật của công ty phải có trách nhiệm thông báo đén cơ quan dăng ký kinh doanh. -Vậy lợi nhuận sẽ được chia theo phần trăm số vốn góp vào công ty trong năm 2006. như sau: +A:500 triệu chiếm 42,4% tổng vốn góp năm 2006 +B:600 triệu chiếm 50,8% tổng vốn góp năm 2006 +C:400triệu trong 5 năm nên trong năm 2006 sẽ góp là 400/5 nhân với 12 tháng=80 triệu đồng chiếm 0,68% tổng vốn góp năm 2006 Kết thúc năm tài chính 2006,lợi nhuận sau thuế của công ty là 150 triệu đồng Vậy -A nhận được 42,4%của 150 triệu đồng -B nhận được 50,8% của 150 triệu đồng -C nhận được 0,68 % của 150 triệu đồng 4.Việc chuyển nhượng phần vốn góp của A cho E -Theo Điều 43. Luật doanh nghiệp 2005 về Mua lại phần vốn góp 1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây: a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên; b) Tổ chức lại công ty; c) Các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty. Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định vấn đề quy định tại các điểm a, b và c khoản này. 2. Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không thoả thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. 3. Nếu công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên. -Theo Điều 44 Luật doanh nghiệp 2005 về Chuyển nhượng phần vốn góp Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 45 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây: 1. Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện; 2. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán. -Theo điểm h),khoản1 Điều 41 luật doanh nghiệp 2005. Quyền của thành viên 1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có các quyền sau đây: h) Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng, để thừa kế, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; Trên thực tế A đã tuân thủ đúng quy định về vấn đề chuyển nhượng phần vốn góp. A đã đề nghị chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho B,C nhưng B,C không đồng ý mua vì vậy theo pháp luật A có quyền chuyển nhượng cho người không phải là thành viên trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán cho công ty. Về phía B,C sau khi từ chối không mua thì họ không có quyền ngăn cản A chuyển nhượng phần vốn góp cho E.Họ có thể thay đổi ý định trong vòng 30 ngày kể từ ngày Achào bán cho công ty.Qua thời hạn này A chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho E là hoàn toàn đúng pháp luật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập tình huống luật TM- Góp vốn, phân chia lợi nhuận và chuyển nhượng cổ phần góp vốn.doc
Luận văn liên quan