(1)- Cấu trúc lại và tạo ra cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp và hiệu quả
nhất, đáp ứng cho yêu cầu thị trường là đối tượng quan trọng nhất để nông nghiệp
tiếp tục phát huy và đứng vững sau khủng hoảng kinh tế. Thời gian qua, tuy nông
nghiệp đã có bước điều chỉnh về cơ cấu, nhưng nền sản xuất vẫn trong tình trạng
sản xuất manh mún, tự phát, hiệu quả thấp và đặc biệt chưa gắn với thụ trường.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu còn rất chậm, nông nghiệp và kinh tế nông thôn chưa
phát huy được thế mạnh theo lợi thế tự nhiên của từng vùng, lợi thế kinh tế của
từng loại cây trồng, con gia súc và hình thành được các vùng sản xuất hàng hoá
gắn với thị trường và công nghiệp chế biến, bảo đảm hiệu quả, bền vững. Đối
tượng mà chúng ta cần tập trung tái cơ cấu đó là chuyển mạnh sang sản xuất hàng
hoá, có các loại sản phẩm tạo ra giá trị hàng hoá cao, có thị trường và hiệu quả
kinh tế cao. Điều đó phải cấu trúc lại ở từng ngành (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản,
nghề rừng và nghề muối" và phải trước hết được rà soát, bổ sung, điều chỉnh lại từ
quy hoạch sản xuất nông nghiệp ở từng vùng, từng địa phương; điều chỉnh lại lịch
thời vụ và quy trình canh tác phù hợp với từng điều kiện sinh thái và trình độ sản
xuất.
(2) Cấu trúc lại thị trường theo hướng tiếp tục phát triển và mở rộng thị
trường, tổ chức tốt việc tiêu thụ nông, lâm sản, thuỷ sản cho nông dân. Cần xác
định rõ từng loại sản phẩm sản xuất ra để đáp ứng yêu cầu của xuất khẩu, hoặc tiêu
thụ trong nước đồng thời với điều chỉnh lại thị trường, coi trọng hơn và phát triển
ổn định thị trường trong nước.
(3) Cấu trúc lại cơ cấu đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm các yêu
cầu về cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế đi đôi với bảm đảm các phúc lợi xã hội và
môi trường nông thôn. Trong đó, cần thiết và quan trọng nhất là cấu trúc lại cơ cấu
đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, và huy động các nguồn vốn theo hướng đa
dạng hoá các nguồn lực xã hội để tiếp tục đầu tư phát triển mạnh hơn, hiệu quả hơn
các nguồn lực đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.
11 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3494 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tham luận - Tái cấu trúc lại nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam sau khủng hoảng theo hướng toàn diện và hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THAM LUẬN :
TÁI CẤU TRÚC LẠI NỀN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SAU
KHỦNG HOẢNG THEO HƯỚNG TOÀN DIỆN VÀ HIỆN ĐẠI.
Trần công Khích
Đặt vấn đề :
Thời gian qua, kinh tế Việt Nam nói chung và khu vực kinh tế nông nghiệp
nói riêng đã chịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã tiếp tục tác động mạnh mẽ đến
nông nghiệp Việt Nam đang là ngành sản xuất hướng mạnh ra xuất khẩu. Trước
hết, gía nhiều mặt hàng nông sản trên thị trường thế giới giảm mạnh, sức ép cạnh
tranh lớn, trong khi đó các mặt hàng nông sản của ta chất lượng không đồng đều,
an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng rào kỹ thuật đối với hàng nông sản xuất khẩu của
Việt Nam ngày càng gia tăng, hàng hoá của các nước trong khu vực có chất lượng
tốt hơn, giá có tăng hơn khoảng 10-20% so với sản phẩm trong nước nhưng họ vẫn
cạnh tranh được, đây là những thách thức đối với các mặt hàng được coi là thế
mạnh của nông nghiệp Việt Nam và là nguồn thu nhập lớn của đa số nông dân
(như gạo, hàng thuỷ sản, cà phê, điều,...). Chi phí đầu vào của sản xuất tăng
nhanh, nhất là từ năm 2008 đến nay, giá cả vật tư, giống, nhiên liệu, nguyên liệu
đầu vào của sản xuất và chế biến nông sản tăng nhanh; ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu, thiên tai bão lũ, hạn hán, nắng nóng kéo dài diễn biến bất thường, cùng với
dịch bệnh gia súc, gia cầm, cây trồng ngày càng gia tăng,... Từ đó đã dẫn đến : Giá
trị sản xuất và giá trị gia tăng cũng như kim ngạch xuất khẩu lâm sản, thuỷ sản đạt
thấp hơn cùng kỳ các năm trước(1). Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp và
hàng hoá nông sản trên thế giới và trong nước ngày càng gay gắt hơn. Đã tác động
trực tiếp đến giảm việc làm và thu nhập của nông dân, lực lượng lao động ở khu
vực nông thôn,...
Tuy nhiên, trong những thời điểm khó khăn đất nước đã trải qua và những
tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế, nông nghiệp và kinh tế nông thôn vẫn
giữ được nhịp độ phát triển tăng, bảo đảm được án ninh lương thực và tiếp tục xuất
khẩu được các mặt hàng nông sản ra thế giới, đời sống dân cư nông thôn tuy không
cao những tiếp tục được cải thiện,... và nông nghiệp được đánh giá "là nhân tố
quan trọng" tạo sự ổn định cho kinh tế - xã hội nước nhà. Hiện nay, mặc dù nền
(1) Theo số liệu thống kê từ năm 2005 đến 2009, thì năm 2009 là năm đạt các chỉ tiêu tăng trưởng thấp
nhất; năm 2009, tốc độ tăng GDP nông lâm, thủ sản đạt 2,3%; tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 3,5%, trong
đó ngành nông nghiệp đạt dưới 3%, lâm nghiệp 1,2% và thủy sản gần 3% so với mức đạt 4,1-4,5% của
những năm trước.
kinh tế cả nước nói chung và nền kinh tế nông nghiệp nói riêng đã có bước khôi
phục, song ngay vào những tháng cuối năm 2010 và những năm sau này được dự
báo vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động sâu sắc, khó
lường của kinh tế kinh tế thế giới và biến đổi khí hậu.
Vậy phải chăng tái cấu trúc lại nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói
riêng là giải pháp lâu dài và cần thiết phải làm để phát triển hiệu quả và bền vững?
Hướng đi và biện pháp trọng tâm cần tái cấu trúc như thế nào? Đây là câu hỏi cần
được nghiên cứu và làm rõ để kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát huy vai trò là
"nhân tố quan trọng" tạo sự ổn định cho kinh tế- xã hội đất nước.
1. Khẳng định kinh tế nông nghiệp có những đóng góp không nhỏ đối
với KT-XH nước ta thời gian qua.
Nhìn tổng thể kinh tế Việt Nam đã và đang đồng thời diễn ra nhiều quá trình
biến đổi khác nhau : từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, từ nền kinh tế
nông nghiệp lên công nghiệp hoá, từ xã hội nông thôn vào quá trình đô thị hoá,
hoặc sâu hơn từ nền kinh tế tương đối khép kín vào tiến trình toàn cầu hoá...
Những quá trình chuyển biến nêu trên, tuy còn nhiều tồn tại, bất cập, nhưng kinh tế
nông nghiệp được nhìn nhận là đã làm được nhiều việc, đóng góp quan trọng vào
việc khắc phục những tác động của khủng hoảng, giảm phát đối với nền kinh tế
nước ta, góp phần làm thay đổi sâu sắc và ngày càng hiệu quả hơn trong việc khai
thác tài nguyên, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cũng như từng bước làm
thay đổi phương thức sản xuất ngày càng hiệu quả, hiện đại hơn và bền vững hơn.
Một số ví dụ về những số con số "ấn tượng" mà ngành nông nghiệp đã
đạt được vừa qua : (i) Năm 2009 là năm sút giảm mạnh về kinh tế, nhưng số
liệu của 6 tháng đầu năm 2010, kinh tế - xã hội nước ta tuy vẫn chịu tác động của
nền kinh tế thế giới, nhưng đang trên đà phục hồi và phát triển theo hướng tích cực
với mức tăng trưởng khá ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Tính chung 6 tháng đầu
năm, tổng sản phẩm trong nước tăng 6,16% so với cùng kỳ năm trước; trong
đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,31%, đóng góp 0,59 điểm
phần trăm vào mức tăng chung và cao hơn trên 1% so với năm 2009; điều quan
trọng là nông nghiệp góp phần quan trọng vào việc tạo việc làm, nâng cao dần
thu nhập của dân cư nông thôn và ổn định xã hội. (ii) Hoặc về xuất khẩu mặt hàng
nông, lâm, thuỷ sản : Nếu như tổng kim ngạch xuất khẩu của các hàng hoá khác sụt
giảm nhanh do khủng hoảng, thì xuất khẩu hàng nông lâm thuỷ sản vẫn giữ được
nhịp độ tăng trưởng cao 11-14%/năm; nếu năm 2000 chỉ mới đạt 4,197 tỉ USD, thì
năm 2007 con số này vượt trên 12 tỉ USD, năm 2009 đạt trên 14 tỉ USD và đã vượt
chỉ tiêu bình quân được đề ra trong giai đoạn 2006-2010; đồng thời là ngành có
nhiều mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD trở lên (6/10 mặt hàng xuất
khẩu có giá trị trên 1 tỉ USD/năm).
Nguyên nhân chính của những thành tựu là từ các chủ trương, chính
sách đúng đắn? Thực tế quá trình phát triển đất nước và thành tựu nông nghiệp đạt
được thời gian qua phải khẳng định bắt nguồn từ chủ trương, chính sách đúng đắn,
khơi dậy và khuýên khích sự sáng tạo của người dân, các thành phần kinh tế đóng
góp cho đất nước nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Điểm lại trong nông nghiệp vừa qua cho thấy rõ : Năm 1989, khi công
nghiệp tăng trưởng âm, chính sách đổi mới của chỉ thị 100 của Bộ Chính trị (Khoá
6) tạo đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp đã lần đầu tiên giúp đất nước
đủ gạo ăn và chuyển sang xuất khẩu. Năm 1999, chính sách mới của nghị quyết 6
Bộ Chính trị (Khoá 8) và vốn đầu tư cho nông nghiệp tăng cao tạo ra nhiều việc
làm và thu nhập cho lao động gặp khó khăn của khủng hoảng của kinh tế châu Á.
Năm 2002, Nghị quyết Trung ương số 15 (Khoá 9) về Công nghiệp hoá, hiện đại
hoá Nông nghiệp, nông thôn lại được "thổi thêm" luồn gió mới nguồn lực bổ sung
mới cho tăng trưởng nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Năm 2009, Nghị quyết
TW 7 (Khoá 10) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đề ra nhiều chính sách
mới hy vọng sẽ đem lại sức bật mới để cho nông nghiệp Việt Nam vượt qua thách
thức và tác động của suy thoái kinh tế thế giới và thực sự đã có tác động tích cực
đối với nền kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Và có thể nói rằng,
khi kinh tế quốc tế như khi phe XHCN sụp đổ cuối thập kỷ 80, cuộc khủng hoảng
kinh tế Châu Á cuối thập kỷ 90 và cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua,
nhưng nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta vẫn tăng trưởng, luôn là nhân tố
tạo sự bình ổn cho kinh tế, xã hội nước nhà.
Qua đó có thể đánh giá vào những giai đoạn kinh tế khó khăn, nếu được coi
trọng từ việc đề ra chủ trương đến chính sách đúng đắn và tổ chức thực hiện tốt thì
nông nghiệp chẳng những sẽ phát triển, đóng góp vào tăng trưởng GDP của cả
nước, bù đắp những thiếu hụt do khủng hoảng của các ngành khác để duy trì tăng
trưởng kinh tế, mà còn góp phần quan trọng vào việc tạo việc làm, nâng cao dần
thu nhập của dân cư nông thôn (là "gốc" để ổn định xã hội). Đây cũng cơ sở quan
trọng để xém xét, tập trung đề ra các chính sách đúng đắn để thực hiện tái cấu trúc
kinh tế các ngành, lĩnh vực và toàn nền kinh tế Việt nam trong bối cảnh kinh tế thế
giới ngày càng phức tạp hiện nay.
2. Những tồn tại, hạn chế và "những điểm nghẽn" cần quan tâm để
thực hiện tái cấu trúc, phát triển nền nông nghiệp
Tuy đạt được những thành tựu và đóng góp nêu trên, nhưng nền nông nghiệp
Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức với những tồn tại, hạn chế nổi lên là :
(1) Nền sản xuất nông nghiệp phát triển còn tự phát, thiếu bền vững, một số
yếu tố ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng nông nghiệp có xu hướng tăng, nhất là đất
dành cho nông nghiệp (đất lúa giảm nhanh, hiện còn khoảng 3,9 triệu ha canh tác,
mỗi năm giảm trên 70 nghìn ha); ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và những rủi ro
của dịch bệnh đối với sản xuất vẫn khó lường;
(2) Cơ cấu nông nghiệp còn chuyển dịch chậm, trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng
lớn trong cơ cấu nội ngành nông nghiệp (năm 2007-2008 còn chiếm 75% trong cơ
cấu toàn ngành nông nghiệp, đến 6 tháng đầu năm 2010 vẫn chiếm trên 73%); cơ
cấu sản xuất trồng trọt thì nhóm cây lương thực vẫn chiếm chủ yếu (năm 2009 và 6
tháng đầu năm 2010 vẫn chiếm 58%); sản xuất chưa gắn với các cơ sở chế biến
công nghiệp, việc hình thành và xây dựng các vùng nguyên liệu cho chế biến công
nghiệp tiến hành chậm, còn phân tán, hiệu quả thấp;
(3) Năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản
thấp; việc ứng dụng khoa học, công nghệ để tăng năng suất, chất lượng cây trồng,
vật nuôi còn thấp; phần lớn nông sản xuất khẩu ở dạng thô và sơ chế; chưa có
thương hiệu, mẫu mã bao bì kém và chưa phù hợp với thị trường nên thường đạt
giá trị gia tăng thấp so với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực (đến
năm 2007, mới có 12% quả, 8% rau, 13% thịt hơi, 6% gỗ lâm sản được qua chế
biến); vệ sinh an toàn thực phẩm kém đang là lo lắng của xã hội và làm giảm năng
lực cạnh tranh trong hội nhập.
(4) Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, chất lượng, năng suất và thu nhập
của lao động nông nghiệp còn thấp, sản xuất của nông hộ vẫn rất manh mún. Tổng
số hộ chuyên sản xuất nông nghiệp hiện còn trên 10,7 triệu hộ, chiếm trên 86% số
hộ; tổng lao động khu vực nông nghiệp 2008 còn trên 24 triệu người, chiếm 53%
lao động xã hội. Nguồn thu nhập chính ở nông thôn vẫn là từ nông nghiệp (trên
90%). Chuyển dịch cơ cấu lao động dang khu vực công nghiệp và dịch vụ vừa qua
còn khá chậm, mõi năm chưa đạt 2%. Chất lượng lao động nông thôn chưa được
cải thiện, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt rất thấp (đến 2008 trong tổng số lao động
nông thôn mới chỉ có khoảng 10% lao động được đào tạo); lao động đang làm
nông nghiệp chủ yếu là phụ nữ, người lớn tuổi, tình hình trên đã làm cho lao động
ở nông thôn ngày càng "già" thêm. Do đất đai bình quân thấp, manh mún (hộ
SXNN có quy mô dưới 1 ha chiếm trên 82%, dưới 3 ha 97%), lại chưa tạo được
nhiều việc làm tại chỗ (như sản xuất vụ Đông ở các tỉnh phía Bắc, vụ 3 ở các tỉnh
phía Nam, phát triển các cây trồng ngắn ngày trên đất lúa, xây dựng mô hình đa
canh,…), thời gian sử dụng thực tế của lao động nông nghiệp mới đạt khoảng 65%
tổng thời gian lao động.
(5) Quan hệ sản xuất chậm được đổi mới, mô hình doanh nghiệp và kinh tế
trang trại có quy mô lớn, hiệu quả cao phát triển chậm; kinh tế tập thể, chủ yếu là
các hợp tác xã, tổ hợp tác còn thiếu động lực, hầu hết còn hình thức và chưa có môi
trường tốt để phát triển có hiệu quả.
(6) Thu nhập của dân cư nông thôn còn rất thấp; khoảng cách giàu nghèo
giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng trong nước ngày càng tăng. Bình quân
đầu người dân nông thôn/tháng mới bằng 47,8% thu nhập của người dân thành thị,
55-60% so với khu vực công nghiệp, dịch vụ; chênh lệch giữa nhóm thu nhập thấp
nhất và cao nhất năm 2008 lên tới 8,4 lần (năm 2002 là 8,1 lần).
(7) Môi trường nông thôn đang bị ô nhiễm. Chất thải công nghiệp, đô thị
đang dồn về nông thôn, ảnh hưởng nặng đến điều kiện sống của nông dân nhất là ở
ven đô và khu công nghiệp, cạnh các làng nghề (đã có nhiều làng bị ung thư hoặc
mắc bệnh lạ, chủ yếu do ô nhiễm nguồn nước và đất); đã ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khoẻ của người và gia súc, dịch bệnh của người và gia súc tăng và đang gây
nguy cơ giảm nhanh các điều kiện để sản xuất nông nghiệp sạch.
Vậy đâu là nguyên nhân chính của những hạn chế và phải chăng những
nguyên nhân của hạn chế chính là "những điểm nghẽn" cần được xử lý nhằm
tái cấu trúc lại để phát triển nông nghiệp thời gian tới ?
Về nguyên nhân khách quan : nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đi lên từ
mức phát triển rất thấp; nhiều mặt vẫn còn mang tính chất của một nền sản xuất
tiểu nông, nhỏ lẻ, phân tán; cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, nhân lực ít được đào tạo,
trình độ kỹ năng nghề thấp; mặt khác nước ta nằm trong khu vực thường xuyên có
bão lụt (khoảng 10 cơn bão/năm), thời gian gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu toàn cầu, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp và Việt Nam là một trong
những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất, hàng năm thường bị thiệt hại lớn về người và
của, cho sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân...
Tuy nhiên, nguyên nhân nội tại vẫn là căn bản. Trước hết, về cơ chế, chính
sách được xác định là quan trọng nhất để triển khai và tổ chức thực hiện những chủ
trương đúng đắn của Đảng và nhà nước ta; nhưng chính sách đối với nông nghiệp
và kinh tế nông thôn vừa qua tuy có ban hành khá nhiều nhưng vẫn trong tình trạng
chưa hợp lý, thiếu đồng bộ, chậm được điều chỉnh; đồng thời việc xây dựng chính
sách chưa dựa vào cơ sở khoa học và thực tiễn của từng vùng, từng địa phương,
của nền kinh tế thị trường và còn những biểu hiện có yếu tố chủ quan, duy ý chí
trong xây dựng chính sách, nhất là chính sách đất đai, đầu tư cho khu vực nông
nghiệp. Do vậy, chính sách ban hành tính khả thi không cao, cùng với bộ máy và tổ
chức thực hiện kém, nên chủ trương dù có đúng đắn vẫn không vào được cuộc
sống.
Như vậy, những "điểm nghẽn" để kinh tế nông nghiệp phát triển vừa qua bắt
đầu từ những chính sách? Xin nêu một số "điểm nghẽn" chính đó là :
(1) Chủ trương đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh
tế nông thôn trên cơ sở có các chính sách phù hợp để phát triển hàng hoá và tăng
đầu tư cho khu vực này. Nhưng, việc điều chỉnh lại quy hoạch nông nghiệp thiếu
đồng bộ, cụ thể và đặc biệt đầu tư để thực hiện quy hoạch còn quá thấp
Chỉ nói riêng về đầu tư cho khu vực nông nghiệp vừa chưa tương xứng với
sự đóng góp của nông nghiệp; theo báo cáo của Bộ NN & PTNT tại đề án Tam
nông cho thấy : năm 2009 mức đóng góp của nông nghiệp chiếm khoảng 22%
GDP, nhưng đầu tư xã hội cho khu vực này giảm từ 13,8% năm 2002 xuống còn
7,5% năm 2007; vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho khối nông nghiệp luôn chỉ
đạt 18-19% tổng đầu tư trong nước; đầu tư của các thành phần kinh tế mới chỉ
bằng 16% tổng số vốn đầu tư và đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn
giai đoạn 2001- 2007 đạt 11% vốn đăng ký, nhưng thực hiện chỉ đạt 4% so với
cả nước (1,9 tỉ USD. Hoặc theo cam kết gia nhập WTO, hiện đầu tư của nhà nước
cho nông nghiệp mới chiếm khoảng 4%, trong khi theo cam kết của Việt Nam với
WTO chúng ta được quyền trợ cấp cho nông nghiệp lên đến 10% tổng giá trị sản
lượng nông nghiệp... Đây là "điểm nghẽn" quan trọng làm cho nông nghiệp còn ở
trình độ thấp kém, hạ tầng kinh tế- xã hội còn nhiều bất cập, rủi ro do thời tiết,
thiên tại còn tiếp tục xảy ra và ảnh hưởng đến thành quả của người nông dân, đến
những cố gắng xây dựng nông thôn mới.
(2) Chủ trương đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp vào nông thôn nhằm xây
dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với việc chuyển giao khoa học
công nghệ, chế biến, bảo quản và tiêu thụ hàng hoá,... nhưng đến nay cả nước mới
có trên 39.400 doanh nghiệp các thành phần kinh tế hoạt động ở khu vực nông thôn
(mà chủ yếu vùng ven đô), tỉ trọng tuy chiếm khoảng 30% trong tổng số doanh
nghiệp cả nước, nhưng chỉ có 11% doanh nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm
nông, lâm, ngư nghiệp và có tới 85% số doanh nghiệp hoạt động ở nông thôn có
quy mô nhỏ (dưới 5 tỉ đồng vốn điều lệ), số lượng doanh nghiệp quá ít so với yêu
cầu lại chủ yếu quy mô nhỏ nên không thể tác động lớn đến sản xuất và xây dựng
nông thôn mới. Vậy, chính sách như thế nào là phù hợp để thu hút, thúc đẩy doanh
nghiệp vào nông thôn đầu tư?
(3) Đổi mới chính sách để phát triển nông nghiệp hàng hoá, gắn với xây
dựng các hình thức sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN, đây cũng là chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay mặc dù đã có
nhiều chính sách để củng cố và phát triển HTX nông nghiệp, HTX các ngành nghề
ở nông thôn, nhưng khu vực HTX vẫn tiếp tục yếu kém (tính đến tháng 7-2008, cả
nước có 17.941 hợp tác xã và 36 liên hiệp hợp tác xã, trong đó HTX nông nghiệp có
khoảng 8.400 hợp tác xã), nhưng hầu hết số HTX nông nghiệp trong tình trạng ýêu
kém, hình thức; mức đóng góp vào GDP và tốc độ tăng trưởng của khu vực này
ngày càng giảm (mức đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế tập thể từ năm 2003
đến 2008 tương ứng là 6% và giảm xuống còn 3,3%). Trong khi đó, chúng ta có
2.017 làng nghề với 1,4 triệu hộ sản xuất các ngành nghề, và có tới 837.500 tổ hợp
tác ở khu vực nông thôn, sự đóng góp của làng nghề, hộ ngày nghề và Tổ hợp tác
hầu hết được đánh gía là hiệu quả, mang lại việc làm, thu nhập và có tác động đáng
kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn... Tại sao chúng ta
không nhìn nhận lại về thực trạng HTX, đổi mới và có chính sách nhằm phát triển
mạnh mẽ các hình thức hợp tác phù hợp, hiệu quả hơn trong giai đoạn "quá độ đi
lên CNXH" ở nông thôn?
(4) "Điểm nghẽn" thứ 4 và có tác động lớn đó là xung quanh về chính sách
đất đai. Mặc dù có Luật đất đai được sửa đổi, có Nghị quyết 26 của Hội nghị Trung
ương lần thứ 7 (khoá IX) về đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai... Nhưng đến
nay công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn rất nhiều hạn chế, chưa trở
thành công cụ để quản lý tốt đất đai, còn gây bị động, biến động đất đai chưa được
cập nhật kịp thời; đất lúa chưa được bảo vệ; việc thu hồi đất để sử dụng vào mục
đích quốc gia, lợi ích công cộng là chủ trương đúng đắn, nhưng chính sách và quá
trình thu hồi đất, đền bù giải toả mặt bằng còn khó khăn, xảy ra nhiều khiếu kiện;
xu hướng tích tụ đất đai để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chưa có những
chính sách cụ thể, khả thi, tình trạng sản xuất manh mún, phân tán, tự phát còn tiếp
tục xảy ra. Và cuối cùng là bộ máy quản lý nhà nước về đất đai nhìn chung còn
nhiều bất hợp lý, thiếu đồng bộ; các quyền của người sử dụng đất chưa được thực
hiện thuận lợi theo luật định, còn quá nhiều khó khăn về thủ tục; chưa tạo được
động lực mạnh để đất đai được chuyển dịch hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu
quả...
(5) Điểm nghẽn lớn nữa đó là trình độ sản xuất và những bức xúc về giải
quyết việc làm, thu nhập cho nông dân. Tình trạng trình độ sản xuất còn thủ công,
năng suất thấp, đào tạo nghề cho nông dân và cho lao động nông thôn chậm được
triển khai, đặc biệt giải quyết việc làm và thu nhập cho nông dân có đất bị thu hồi
để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, việc tạo điều kiện cho lao động nông
thôn có việc làm tại chỗ và ngoài khu vực nông thôn còn rất nhiều bức xúc cần
được giải quyết đồng bộ.
Còn rất nhiều "điểm nghẽn" có thể kể ra để chứng minh làm hạn chế tăng
trưởng và đóng góp của khu vực nông nghiệp. Với 5 điểm nghẽn nói trên là cơ bản,
cần được quan tâm cấu trúc lại để nền nông nghiệp thực sự đi lên, khai thác có hiệu
quả lợi thế và tài nguyên cho khu vực này.
3. Một số kiến nghị tái cấu trúc nền nông nghiệp, kinh tế nông thôn
nhằm tăng trưởng toàn diện, hiệu quả và bền vững.
a. Mục tiêu và yêu cầu tái cấu trúc nền nông nghiệp, kinh tế nông thôn :
Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 7 (khoá X) đã nêu :
"Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"; theo đó xã đã xác
định "nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với
xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn
bản; phát triển toàn diện, hiện đại hoá nông nghiệp là then chốt". Đến năm 2020 cần
đạt được các mục tiêu tổng quát : Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện
theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng,
hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc
gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội
nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường
sinh thái được bảo vệ,... Trên cơ sở đó sẽ "Không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của dân cư nông thôn".
Như vậy, nội dung tái cấu trúc nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn cần
đạt được yêu cầu : thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và
kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và
hiệu quả kinh tế cao; xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với việc
chuyển giao công nghệ sản xuất, bảo quản và chế biến; khắc phục tình trạng sản
xuất manh mún, tự phát; tạo ra cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp, phát huy lợi
thế tự nhiên của từng vùng, lợi thế kinh tế của từng loại cây trồng, con gia súc.
Đồng thời, cần xác định tái cấu trúc là giải pháp lâu dài và phải rất kiên trì, cần xác
định đúng hướng đi và có biện pháp trọng theo hướng phát triển toàn diện, hiệu
quả và bền vững, để kinh tế nông nghiệp tiếp tục đóng vai trò là "nhân tố quan
trọng" tạo sự ổn định cho kinh tế- xã hội đất nước.
b. Đối tượng và nội dung cần tái cấu trúc :
Để bảo đảm phát triển khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn cần thực hiện
đồng bộ các nội dung và giải pháp, nhất là các giải pháp tháo gữ những "điểm
nghẽn" như đã nêu trên; tuy nhiên, với chuyên đề này xin đề xuất các đối tượng và
nội dung chủ yếu cần tái cấu trúc trong thời gian tới sau đây :
(1)- Cấu trúc lại và tạo ra cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp và hiệu quả
nhất, đáp ứng cho yêu cầu thị trường là đối tượng quan trọng nhất để nông nghiệp
tiếp tục phát huy và đứng vững sau khủng hoảng kinh tế. Thời gian qua, tuy nông
nghiệp đã có bước điều chỉnh về cơ cấu, nhưng nền sản xuất vẫn trong tình trạng
sản xuất manh mún, tự phát, hiệu quả thấp và đặc biệt chưa gắn với thụ trường.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu còn rất chậm, nông nghiệp và kinh tế nông thôn chưa
phát huy được thế mạnh theo lợi thế tự nhiên của từng vùng, lợi thế kinh tế của
từng loại cây trồng, con gia súc và hình thành được các vùng sản xuất hàng hoá
gắn với thị trường và công nghiệp chế biến, bảo đảm hiệu quả, bền vững. Đối
tượng mà chúng ta cần tập trung tái cơ cấu đó là chuyển mạnh sang sản xuất hàng
hoá, có các loại sản phẩm tạo ra giá trị hàng hoá cao, có thị trường và hiệu quả
kinh tế cao. Điều đó phải cấu trúc lại ở từng ngành (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản,
nghề rừng và nghề muối" và phải trước hết được rà soát, bổ sung, điều chỉnh lại từ
quy hoạch sản xuất nông nghiệp ở từng vùng, từng địa phương; điều chỉnh lại lịch
thời vụ và quy trình canh tác phù hợp với từng điều kiện sinh thái và trình độ sản
xuất.
(2) Cấu trúc lại thị trường theo hướng tiếp tục phát triển và mở rộng thị
trường, tổ chức tốt việc tiêu thụ nông, lâm sản, thuỷ sản cho nông dân. Cần xác
định rõ từng loại sản phẩm sản xuất ra để đáp ứng yêu cầu của xuất khẩu, hoặc tiêu
thụ trong nước đồng thời với điều chỉnh lại thị trường, coi trọng hơn và phát triển
ổn định thị trường trong nước.
(3) Cấu trúc lại cơ cấu đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm các yêu
cầu về cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế đi đôi với bảm đảm các phúc lợi xã hội và
môi trường nông thôn. Trong đó, cần thiết và quan trọng nhất là cấu trúc lại cơ cấu
đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, và huy động các nguồn vốn theo hướng đa
dạng hoá các nguồn lực xã hội để tiếp tục đầu tư phát triển mạnh hơn, hiệu quả hơn
các nguồn lực đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.
(4) Cấu trúc lại lực lượng lao động nông nghiệp và nông thôn theo hướng
chuyển mạnh lao động nông nghiêp sang ngành công nghiệp, dịch vụ như mục tiêu
đến 2020 tỉ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 50% tổng lao động xã hội. Tạo
điều kiện mọi mặt để nâng cao trình độ sản xuất, nâng cao năng suất lao động và
thu nhập cho nông, ngư, diêm dân; giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập
của dân cư nông thôn đến năm 2020 gấp trên 2,5 lần so với hiện nay; tạo điều kiện
để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
(5) Cấu trúc lại các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp và kinh tế
nông thôn; hình thành và phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với các
doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu
thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy
mô phù hợp, sản xuất hàng hoá lớn; hình thành và phát triển được các loại hình
doanh nghiệp nông thôn, nhất là các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sử
dụng nguyên liệu và thu hút nhiều lao động nông nghiệp tại chỗ, doanh nghiệp
dịch vụ vật tư, tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản cho nông dân, bảo đảm mục tiêu
chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
(6) Cấu trúc lại bộ máy quản lý nhà nước nhằm nhằm đủ sức tổ chức và
quản lý thực hiện phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng hội
nhập, hiện đại. Bao gồm củng cố và nâng cao năng lực bộ máy quản lý nông
nghiệp từ Trung ương đến địa phương, nhất là cấp huyện, xã và các lĩnh vực khác
ở nông thôn; thực hiện cải cách hành chính, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ
đội ngũ cán bộ, công chức các cấp ở nông thôn, nhất là cấp xã.
Để đạt được mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo
hướng hiện đại, bền vững; xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý và không ngừng
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn như chủ trương của
Đảng đã đề ra, cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt những nhiệm vụ và giải pháp, đó
chính là giải quyết tốt các "điểm nghẽn" và thực hiện tốt các nội dung cấu trúc lại
nền nông nghiệp đã nêu trên.
Tháng 8 năm 2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BÀI THAM LUẬN - TÁI CẤU TRÚC LẠI NỀN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG THEO HƯỚNG TOÀN DIỆN VÀ HIỆN ĐẠI.pdf