Bài thảo luận môn Quản lý rừng phòng hộ

Năm thứ hai : Bón NPK với 0,2kg/cây, bón vào đầu mùa mưa khi đất đủ ẩm. Năm thứ ba :chăm sóc, cày, làm cỏ, vun gốc và bón thúc phân NPK định mức 0,2kg/cây. Vào đầu và cuối mùa mưa. Thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh, để phòng trừ sâu bệnh

pptx25 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2847 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thảo luận môn Quản lý rừng phòng hộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA LÂM HỌCBÀI THẢO LUẬN MÔN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Mai Sen Thành viên nhóm: Ong thị thu hà Trần Văn Cương Trần Trung Đức Nguyễn Duy Anh Kiều Duy Thống NỘI DUNG THẢO LUẬN: - Tình hình cát di động ở một số địa phương ven biển của VN - Những biện pháp cố định cát ?  - Kỹ thuật trồng rừng phòng hộ chống cát bay, cát di động cho một địa phương? Tình hình cát di động ở một số địa phương ven biển của VN Điều kiện tự nhiên :Việt nam là đất nước ven biển với đường bờ biển kéo dài hơn 3200km.Là dải đất dài hẹp cao về phía tây khi có dảy trường sơn chạy dọc bắc nam.Các khu vực ven biển nước ta thường có các đồi cát lớn và tập trung chủ yếu ở các tỉnh từ Quảng Bình, Quảng Trị vào tới Ninh Thuận Bình Thuận. Trong đó khu vực tập trung nhiều cồn cát di động và gây ảnh hưởng lớn nhất là 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh ThuậnI. Tình hình cát di động ở một số địa phương Tỉnh Bình Thuận : Diện tích tự nhiên khoảng 125.000 ha dọc theo bờ biển, vùng đất cát ven biển Bình Thuận kéo dài 192 km từ Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu.khí hậu khắc nghiệt, khan hiếm nước, đất đai cằn cỗi, hoang mạc hoá, nông, lâm nghiệp và thảm thực vật nghèo nàn. Nguy cơ sa mạc hoá trầm trọng, hiện tượng cát nhảy, cát bay đang uy hiếp cuộc sống người dân.Bản đồ hiện trạng hoang mạc hóa vùng ven biển tỉnh Bình ThuậnMùa đỉnh điểm của hiện tượng cát di động Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau quá trình sa mạc hóa và hiện tượng cát di động diễn ra mạnh nhất. Những khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất từ cát di động: xã Hồng Phong, xã Hòa Thắng - huyện Bắc Bình. xã Tiến Thành, Phường Hàm Tiến (Tp. Phan Thiết). Bão cát tấn công 1 ngôi làng tại xã hồng phongNguyên nhân: Điều kiện khí hậu khắc nghiệt: Khô nóng, ít mưa 2 mùa mưa và mua khô rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 -10 nhưng chủ yếu vào tháng 8,9 vs lượng rất ít. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vào mùa khô hanh lại xuất hiện gió mùa Đông Bắc.Thổ nhưỡng: Đất cát hoặc cát pha. Con người: Canh tác nông nghiệp không bền vững làm chặt đất mất hữu cơ trong đất . II. Những biện pháp cố định cát?1 . Biện pháp trồng cây trên cát sử dụng cây tiên phong trồng về phía trước biển, phía sau là trồng hỗn giao giữa các giống cây khác nhau. Tạo quần xã rừng có cấu trúc phức tạp về tổ thành và tầng thứ.Một số loài được sử dụng nhiềuPhi laoKeo là tràm, xoan chịu hạnMuống biển, tù bi, cây bụi......!!!!- Phi lao là cây sinh trưởng nhanh về chiều cao, chịu hạn và điều kiện khắc nghiệt tốt thường được sử dụng làm cây tiên phong trồng phía trước biển.- Keo lá tràm, xoan chịu hạn có khả năng chịu hạn tốt, tán rộng, đặc biệt rễ cây có nốt sần cố định đạm, góp phần cải thiện tính chất của đất trồng tiếp theo dải tiên phong.- Muống biển, từ bi, cây bụi, mọc lan trên mặt đất, có tác dụng che phủ bề mặt, giữ ẩm, giảm nhiệt độ đất, cố định cát.2 . Xây dựng tường rào chắn cát để trồng cây Trong điều kiện cồn cát cao và dốc phải sử dụng các cọc tre hoặc gỗ dài cắm sâu xuống đất (>0,5m) tạo thành hàng cọc, buộc các phên tre nằm ngang vào hàng cọc, tạo tường rào chắn cát. Tùy thuộc vào địa hình để xây dựng các cấp tường rào cho phù hợp. - Bố trí các tường rào song song tạo thành các cấp cơ đồng mức trên cồn cát, chống cát chảy để trồng cây.- Đối với các cồn cát lồi lõm bố trí tường rào tạo thành các ô 10x10m xen kẽ tạo thành các ô tương đối phẳng để trồng cây. Giữa các ô hàng rào để lại 1 lối đi lại. Sử dụng rơm rạ bện quanh từng gốc cây để giữ ẩm cục bộ cho cây đồng thời hạn chế hiện tượng trơ gốc, rễ do nền cát không ổn định.III. Kỹ thuật trồng rừng phòng hộ chống cát bay, cát di động cho một địa phương? Với Điều kiện tự nhiên thổ những, khí hậu ở tỉnh Bình thuận đã nêu ở phần I Nên chỉ một số loại cây Phi lao, keo lá tràm, muống biển, xoan chịu hạn xương rồng... là phù hợp để trồng ở nơi này nhằm mục đích cố định các cồn cát di động và bán di động.Sau đây là kỹ thuật trồng loài:- Phi lao- Xoan chịu hạn3.1 Kỹ thuật trồng cây phi lao 3.1.1 Chọn cây giống - Cây con rễ trần 12 tháng tuổi - Chiều cao của cây 120 - 150 cm- Cây đã mộc hoá đều, cứng thân, cứng ngọn, hệ rễ phát triển bình thường. 3.1.2 Đào hố Hố trồng đào sâu tới 50 - 60 cmBón phân 1kg phân chuồng hoai + 50g phân NPK học phân vi sinh /1 hố . 3.1.3 Kỹ thuật trồng- Trồng vào các ngày mưa trong đầu mùa mưa, trồng đủ 3 mặt cồn phía gió chính.Lấp đất và dẫm chặt, lấp đất cách miệng hố 3 – 5 cm.Che phủ bề mặt hố để che phủ, giữ ẩm, và tránh sự bốc hơi nước.Dùng cọc để buộc cố định cây trách gió xô đổ.Sau 2-3 tuần kiểm tra tỉ lệ sống và trồng dặm kịp thời những cây chết. 3.1.4 Chăm sóc – bảo vệ Tiến hành dãy cỏ xới vun gốc, đồng thời trồng dặm và sửa cây đổ ngã.Cày giữa hai hàng cây, cày ranh bao ngăn, ranh lô (nếu có). Khi phát hiện sâu bệnh hại, cần có biện pháp xử lý kịp thời. Sử dụng cọc tre, gỗ kết hợp cây xương rồng, dứa dại làm hàng rào xung quanh khu vực trồng cây để ngăn trâu, bò, cừu và gia súc khác vào phá hoại.Tưới theo hình thức phun mưa hoặc nhỏ giọt.3.2 kỹ thuật trồng xoan chịu hạn 3.2.1 đặc điểm sinh học của xoan chịu hạn.Là cây ưa sáng, mọc nhanh, chịu được khí hậu khắc nghiệt thân thẳng, tán lá dài rũ xuống.Là cây có gỗ cứng 5 năm đầu có thể cao 10 – 15m, thành thục cao đến 30m, vòng thân cây tới 2,5m, tán có thể trải rộng đến 10m.Cây thường có vỏ dày chắc chắn. Rễ cây ăn rất sâu vào đất và đặc biệt khi bị tổn hại, nó tạo ra những chồi bên cắm vào đấtQuy trình trồng Xử lý thực bì.Làm đất : Cày toàn diện với độ sâu lật đất 20 -  25 cm.Đào hố : Theo qui cách 40 x 40 x 40 cm.Bón lót : mỗi hố từ 0,3 - 1 kg phân chuồng hoại hoặc 0,5 kg phân hữu cơ.Đặt cây ngay ngắn giữa hố, dùng tay hoặc cuốc lấp đất lại và giẫm chặt xung quanh gốc.Chú ý không lấp đầy hố mà lấp đất cách miệng hố từ 3 – 5 cm để cây trồng tận dụng được nước mưa và mùn.Sau khi trồng cắm que dài 50 cm để tránh gió làm lung lay gốc.Chăm sóc sau khi trồng: Năm thứ nhất: Sau 2 – 3 tháng tiến hành làm cỏ xới quanh gốc, phát dọn thực bì. cuốc đất tơi xốp để phá hủy toàn bộ hệ thống mao quản nhằm hạn chế sự thoát nước bề mặt đất.Năm thứ hai : Bón NPK với 0,2kg/cây, bón vào đầu mùa mưa khi đất đủ ẩm.Năm thứ ba :chăm sóc, cày, làm cỏ, vun gốc và bón thúc phân NPK định mức 0,2kg/cây. Vào đầu và cuối mùa mưa.Thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh, để phòng trừ sâu bệnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxrung_phong_ho_hoan_chinh_6119.pptx
Luận văn liên quan