Đề tài Xây dựng giải pháp phát triển nấm mèo cho các vùng dân tộc thiểu số

Mục lục DANH MỤC CÁC BẢNG 4 DANH MỤC CÁC HÌNH 4 Phần 1: MỞ ĐẦU5 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 5 1.2. NỘI DUNG 6 1.3. Ý NGHĨA 8 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9 2.1. SƠ LƯỢC VỀ GIỚI NẤM . 9 2.1.1. Định nghĩa. 9 2.1.2. Phân loại 9 2.2. NẤM MÈO 11 2.2.1. Đặc điểm của nấm mèo. 11 2.2.2. Đặc tính sinh học. 12 Phần 3: CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG NẤM MÈO - GIẢI PHÁP KINH TẾ 18 3.1. CÔNG NGHỆ 18 3.1.1. Trồng nấm mèo trên mùn cưa. 18 3.1.2. Trồng nấm mèo trên thây cây gỗ. 22 3.1.3. Nhà xưởng và lò sấy. 29 3.2. GIẢI PHÁP KINH TẾ 32 3.2.1. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm 32 3.2.2. Dự toán vật liệu, nhân công. 33 3.2.3. Tính toán hiệu quả kinh tế trong sản xuất 34 3.2.4. Đề xuất các giải pháp. 36 Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 39 4.1. KẾT LUẬN 39 4.2. KIẾN NGHỊ. 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 Phần 1MỞ ĐẦU. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Những năm qua đã có nhiều chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình giảm nghèo. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn còn lớn, tỷ lệ tái nghèo hàng năm còn cao, đời sống người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là khu vực miền núi, vùng cao và cùng dân tộc thiểu số. Tình hình trên trước hết do điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nên mặc dù Nhà nước luôn dành nguồn lực lớn cho giảm nghèo nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu; bên cạnh đó một số chương trình, chính sách giảm nghèo chưa đồng bộ, còn mang tính ngắn hạn, thiếu sự gắn kết chặt chẽ; cơ chế quản lý, chỉ đạo điều hành, phân công phân cấp còn chưa hợp lý, việc tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở một số nơi chưa sâu sát Ngoài ra, một bộ phận người nghèo còn tâm lý ỷ lại, chưa tích cực, chủ động vươn lên thoát nghèo. Để đời sống đồng bào dân tộc thiểu số phát triển bền vững, từng địa phương phải có những cách làm sáng tạo, cụ thể, thiết thực và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Từ những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Xây dựng giải pháp phát triển nấm mèo cho các vùng dân tộc thiểu số”, nhằm góp phần giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo một cách bền vững. 1.2. NỘI DUNG Xây dựng mô hình nuôi trồng, xử lý và chế biến nguyên liệu cho bà con dân tộc thiểu số, bao gồm: Nguyên liệu: Tận dụng nhiều loại phế liệu, phế phẩm của nông nghiệp, ngoài ra còn có thể chế biến nguyên liệu thích hợp cho nhu cầu của nấm mèo, vừa giảm giá thành sản xuất, vừa giải quyết hợp lý nguồn tài nguyên này. Phế liệu sau trồng nấm: Tận dụng phế liệu sau trồng nấm để nuôi trùn (giun đất), ngoài việc thu được sinh khối trùn phục vụ cho chăn nuôi, còn nhận được lượng lớn phân trùn phục vụ trở lại cho trồng trọt. Việc làm này nhằm tăng tính hiệu quả và hoàn thiện công nghệ trồng nấm, còn giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do quá trình trồng nấm tạo ra. Chế biến nguyên liệu trồng nấm: Trong thiên nhiên, hầu như tất cả các xác bã thực vật từ cành cây, chiếc lá, rơm rạ, cọng cỏ, vỏ hạt sen, bẹ chuối khô, xác mía đến bèo, lục bình, . đều có thể trồng nấm. Tuy nhiên không phải nguyện liệu nào nấm cũng sử dụng được hoặc cho năng suất cao. Như vậy, việc chọn nguyên liệu thích hợp với nấm mèo cũng góp phần tăng tính hiệu quả cho nuôi trồng nấm. Ngoài chủng loại nguyên liệu, thì việc chế biến thích hợp cũng làm tăng năng suất nấm mèo. Quá trình chế biến nguyên liệu trồng nấm bao gồm nhiều công đoạn với sự tham gia của các yếu tố khác nhau, vừa sinh học (vi sinh vật) vừa không sinh học (hóa học, vật lý). Về biện pháp nuôi trồng: Cung cấp các kỹ thuật trong khâu xử lý nguyên liệu, chăm sóc và thu hái nấm, đặc biệt là cách phòng trừ sâu bệnh hại nấm. Chuyển giao quy trình sản xuất nấm ở quy mô trang trại nấm và làng nấm. Giải pháp về công nghệ chế biến: Chuyển giao các công nghệ chế biến có chất lượng cao và và quy mô phù hợp như sấy khô, muối, đóng hộp đến tận tay người nông dân. Tổ chức hệ thống thu mua, chế biến tập trung sản phẩm nấm ở các dạng nấm tươi, sấy khô, muối đảm bảo đầu ra cho bà con nông dân. Cung cấp các công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất nấm nhằm nâng cấp hiệu quả kinh tế và tạo ra nguồn phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất. Công tác thị trường: Tăng cường tuyên truyền , mở rộng thị trường trong nước, tập trung chủ yếu vào sản xuất thị trường nội tiêu nhằm mở rộng phạm vi tiêu thụ sản phẩm nấm tươi, tạo điều kiện để kích thích sản xuất. Giải pháp về chính sách: Tạo điều kiện thuận lợi để liên kết các doanh nghiệp sản xuất chế biến và tiêu thụ nấm. Đặc biệt chú ý đến loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương và các doanh nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực này. Có chính sách biện pháp hỗ trợ trong đào tạo cán bộ, sử dụng cán bộ đã được đào tạo nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật đến người nông dân. Tạo điều kiện để con em đồng bào được học tập tại các trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo bền vững. 1.3. Ý NGHĨATạo việc làm, tăng thêm thu nhập, ổn định và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, tạo điều kiện cho các hộ nghèo trên địa bàn thoát nghèo một cách bền vững.

doc41 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3248 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng giải pháp phát triển nấm mèo cho các vùng dân tộc thiểu số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC MÔN: KỸ THUẬT TRỒNG NẤM ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NẤM MÈO CHO CÁC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GVHD: ThS. Nguyễn Minh Khang Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Văn Dửng 08070395 Huỳnh Thị Ngọc Ánh 08070528 Lớp : 11SH04 Bình Dương, tháng 11 năm 2011 Mục lục DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 – Dự toán vật liệu, nhân công cho sản xuất nấm 31 Bảng 3.2 – Chi phí sản xuất nấm mèo, tính trên 1 tấn nguyên liệu 32 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 – Nấm mèo 10 Hình 2.2 – Chu trình sống của nấm mèo 11 Hình 3.1 – Búa dùng để đục lỗ 21 Hình 3.2 – Vị trí lỗ đục trên thân cây gỗ 22 Hình 3.3 – Cách xếp gỗ để ủ sau khi đã cấy giống 23 Hình 3.4 – Cách sắp xếp các đoạn gỗ như kiểu giá súng 25 Hình 3.5 – Kiểu nhà bình thường 27 Hình 3.6 – (a) lò sấy mini và các sàn sấy; (b) lớp bao phủ lò sấ bằng bìa cát tông 29 Bảng 3.1 – Dự toán vật liệu, nhân công cho sản xuất nấm 31 Bảng 3.2 – Chi phí sản xuất nấm mèo, tính trên 1 tấn nguyên liệu 32 Phần 1 MỞ ĐẦU . ĐẶT VẤN ĐỀ Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Những năm qua đã có nhiều chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình giảm nghèo. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn còn lớn, tỷ lệ tái nghèo hàng năm còn cao, đời sống người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là khu vực miền núi, vùng cao và cùng dân tộc thiểu số. Tình hình trên trước hết do điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nên mặc dù Nhà nước luôn dành nguồn lực lớn cho giảm nghèo nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu; bên cạnh đó một số chương trình, chính sách giảm nghèo chưa đồng bộ, còn mang tính ngắn hạn, thiếu sự gắn kết chặt chẽ; cơ chế quản lý, chỉ đạo điều hành, phân công phân cấp còn chưa hợp lý, việc tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở một số nơi chưa sâu sát..Ngoài ra, một bộ phận người nghèo còn tâm lý ỷ lại, chưa tích cực, chủ động vươn lên thoát nghèo. Để đời sống đồng bào dân tộc thiểu số phát triển bền vững, từng địa phương phải có những cách làm sáng tạo, cụ thể, thiết thực và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Từ những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Xây dựng giải pháp phát triển nấm mèo cho các vùng dân tộc thiểu số”, nhằm góp phần giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo một cách bền vững. 1.2. NỘI DUNG Xây dựng mô hình nuôi trồng, xử lý và chế biến nguyên liệu cho bà con dân tộc thiểu số, bao gồm: Nguyên liệu: Tận dụng nhiều loại phế liệu, phế phẩm của nông nghiệp, ngoài ra còn có thể chế biến nguyên liệu thích hợp cho nhu cầu của nấm mèo, vừa giảm giá thành sản xuất, vừa giải quyết hợp lý nguồn tài nguyên này. Phế liệu sau trồng nấm: Tận dụng phế liệu sau trồng nấm để nuôi trùn (giun đất), ngoài việc thu được sinh khối trùn phục vụ cho chăn nuôi, còn nhận được lượng lớn phân trùn phục vụ trở lại cho trồng trọt. Việc làm này nhằm tăng tính hiệu quả và hoàn thiện công nghệ trồng nấm, còn giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do quá trình trồng nấm tạo ra. Chế biến nguyên liệu trồng nấm: Trong thiên nhiên, hầu như tất cả các xác bã thực vật từ cành cây, chiếc lá, rơm rạ, cọng cỏ, vỏ hạt sen, bẹ chuối khô, xác mía đến bèo, lục bình, ... đều có thể trồng nấm. Tuy nhiên không phải nguyện liệu nào nấm cũng sử dụng được hoặc cho năng suất cao. Như vậy, việc chọn nguyên liệu thích hợp với nấm mèo cũng góp phần tăng tính hiệu quả cho nuôi trồng nấm. Ngoài chủng loại nguyên liệu, thì việc chế biến thích hợp cũng làm tăng năng suất nấm mèo. Quá trình chế biến nguyên liệu trồng nấm bao gồm nhiều công đoạn với sự tham gia của các yếu tố khác nhau, vừa sinh học (vi sinh vật) vừa không sinh học (hóa học, vật lý). Về biện pháp nuôi trồng: Cung cấp các kỹ thuật trong khâu xử lý nguyên liệu, chăm sóc và thu hái nấm, đặc biệt là cách phòng trừ sâu bệnh hại nấm. Chuyển giao quy trình sản xuất nấm ở quy mô trang trại nấm và làng nấm. Giải pháp về công nghệ chế biến: Chuyển giao các công nghệ chế biến có chất lượng cao và và quy mô phù hợp như sấy khô, muối, đóng hộp… đến tận tay người nông dân. Tổ chức hệ thống thu mua, chế biến tập trung sản phẩm nấm ở các dạng nấm tươi, sấy khô, muối đảm bảo đầu ra cho bà con nông dân. Cung cấp các công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất nấm nhằm nâng cấp hiệu quả kinh tế và tạo ra nguồn phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất. Công tác thị trường: Tăng cường tuyên truyền , mở rộng thị trường trong nước, tập trung chủ yếu vào sản xuất thị trường nội tiêu nhằm mở rộng phạm vi tiêu thụ sản phẩm nấm tươi, tạo điều kiện để kích thích sản xuất. Giải pháp về chính sách: Tạo điều kiện thuận lợi để liên kết các doanh nghiệp sản xuất chế biến và tiêu thụ nấm. Đặc biệt chú ý đến loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương và các doanh nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực này. Có chính sách biện pháp hỗ trợ trong đào tạo cán bộ, sử dụng cán bộ đã được đào tạo nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật đến người nông dân. Tạo điều kiện để con em đồng bào được học tập tại các trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo bền vững. 1.3. Ý NGHĨA Tạo việc làm, tăng thêm thu nhập, ổn định và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, tạo điều kiện cho các hộ nghèo trên địa bàn thoát nghèo một cách bền vững. Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. SƠ LƯỢC VỀ GIỚI NẤM 2.1.1. Định nghĩa Nấm không phải là thực vật do nó không có khả năng quang hợp, không có lục lạp, không có sự phân hóa thành rễ thân lá, không có hoa, không có một chu trình phát triển cụ thể như ở thực vật. Vách tế bào của nấm là chitin và glucan chứ không phải là cellulose như ở tế bào thực vật. Ngoài ra, đường dự trữ của nấm là glycogen chứ không phải tinh bột. Nấm chỉ có thể hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể từ cơ thể khác hay từ đất thông qua bề mặt tế bào hệ sợi nấm. Nhưng nấm cũng không phải là động vật. Vì nấm lấy dinh dưỡng qua sợi nấm như rễ cây, và sinh sản bằng kiểu tạo bào tử (hữu tính và vô tính) không có ở động vật. Vì vậy, nấm được xếp vào một giới riêng gọi là giới nấm (MYCOTA – theo Robert H. Whittaker, 1969 ). 2.1.2. Phân loại Từ khi bắt đầu có những nghiên cứu chuyên sâu về nấm học có rất nhiều hệ thống phân loại nấm được đưa ra. Bên cạnh rất nhiều ý kiến bác bỏ thì cũng có những ý kiến được công nhận. Chính những hệ thống phân loại đó đã đóng góp vào kho tàng nghiên cứu của ngành nấm học. Hiện nay, trong các nghiên cứu về nấm người ta thường dựa vào các hệ thống phân loại sau: Năm 1969 nhà khoa học người Mỹ R.H.Whitaker đã đưa ra hệ thống phân loại 5 giới (Kingdom): Giới Khởi sinh (Monera): Gồm vi khuẩn và tảo vi khuẩn lam Giới Nguyên sinh (Protista): Gồm một số tảo đơn bào, nấm đơn bào có khả năng di động nhờ lông roi (tiên mao) và các động vật nguyên sinh Giới nấm (Fungi hay Mycetalia, Mycota) Giới thực vật (Plantae hay Vegetabilia) Giới động vật (Animalia) Năm 1973 nhà khoa học A.L.Takhtadjan đưa ra hệ thống phân loại như sau: Giới Mycota: gồm vi khuẩn và vi khuẩn lam Giới nấm Giới thực vật Giới động vật Phân loại nấm hiện đại bao gồm các ngành và ngành phụ như sau: (Allexopolous, 1962) Ngành nấm nhầy (Myxomycota): Loài nấm này có cả hai tính chất động vật và thực vật, chúng sinh sản bằng bào tử, nhưng tế bào lại là khối sinh chất không có vách ngăn bao bọc, di chuyển và nuốt thức ăn như động vật (amib). Ngành nấm thật (Eumycotina): Chiếm số lượng lớn, bao gồm các tế bào với nhân tương đối hoàn chỉnh. Tế bào nấm có vách bao bọc như tế bào thực vật, đa số cấu tạo bởi chitin. Nhiều tế bào nấm còn tích trữ đường ở dạng glycogen, giống như động vật. Một số loài sinh sản theo lối tạo những giao tử có lông roi để di động (động bào tử), nhưng hợp tử lại phát triển theo 1 kiểu chung của nấm. Dựa theo sự sinh sản hữu tính, các nhà phân loại đã chia chúng thành các ngành phụ như sau: Ngành phụ nấm tiên mao (Mastigomycotina) Ngành phụ nấm tiếp hợp (Zygomycotina) Ngành phụ nấm túi (Ascomycotina) Ngành phụ nấm đảm (Basidiomycotina) Ngành phụ nấm bất toàn (Deuteromycotina) 2.2. NẤM MÈO 2.2.1. Đặc điểm của nấm mèo Nấm mèo có tên khoa học chung là Auricularia sp. thuộc chi Auricularia. Nấm mèo còn có tên gọi khác là Mộc nhĩ. Nấm mèo có nhiều loài khác nhau, phân bố khắp các châu lục trên thế giới. Ở Việt Nam, người ta nuôi trồng chủ yếu 2 loại: loại cánh mỏng có màu huyết dụ (A. auricula) và loại cánh dày có màu đen (A. polytricha). Cánh nấm mèo mỏng, dẹp, có cuống đính vào giá thể. Cuống này rất ngắn, giữ cho cánh nấm mèo đeo được trên giá thể. Khi còn tươi hoặc khi ngâm ẩm, nấm mèo mềm mại. Khi để khô, chúng lại giòn. Tuy nhiên, vì cánh nấm mèo chính là một khối keo cho nên chúng có khả năng biến đổi. Vì vậy, khi đã lỡ ngâm nấm mèo vào nước, vẫn có thể đưa ra phơi khô để giữ lại như thường. Cây nấm lúc mới hình thành có hình chén, sau phát triển lên và dần dần có hình cái tai hoặc hình lá. Phần lớn cây nấm có hình phẳng, nhẵn, rất ít khi có nếp nhăn. Bộ phận gốc thường có nếp gấp màu sẫm đỏ, nhiều khi có màu tím. Đường kính mũ nấm có khi khá lớn đến 15cm. Hình 2.1 – Nấm mèo Nấm mèo thường có màu từ nâu hồng tới nâu đen. Khi khô, phân biệt rõ hai mặt trên, dưới. Mặt trên thường có một lớp lông mịn nhỏ li ti. Mặt dưới chứa các bào tử. Khi nấm mèo đã già, bào tử có thể phát tán đi theo gió. Tới chỗ nào thuận lợi chúng sẽ mọc ra khuẩn ty và rồi sẽ hình thành nấm mèo. Vì vậy, ở trong rừng (nơi vừa ẩm vừa nhiều nguồn cellulose) thường có nhiều nấm mèo. Ở nấm mèo có một hệ men cellulase rất khỏe, có thể phân hủy gỗ để làm thức ăn nuôi chúng. Nấm mèo thường mọc hoang trên những cành cây, cành gỗ đã khô chết. Vì vậy, ở đâu giàu cellulose và lignin thì nấm mèo rất ưa mọc khi chúng gặp ẩm. Do đó, ta có thể trồng nấm mèo trên mùn cưa, thân cây gỗ, vỏ dừa, lỗi ngô, rơm rạ… 2.2.2. Đặc tính sinh học 2.2.2.1. Chu trình sống Chu trình sống của nấm mèo bắt đầu từ các đảm bào tử nẩy mầm, đến khi hình thành tai nấm hoàn chỉnh mang đảm bào tử mới. Hình 2.2 – Chu trình sống của nấm mèo Quả thể nấm mèo phát triển qua các giai đoạn: nụ nấm (hay hạch nấm), hình tách, hình chén, hình đĩa, trưởng thành. Nấm mèo là một loại nấm phá gỗ, do đó có thể trồng trên các loại cơ chất giàu cellulose như: mùn cưa, thân cây gỗ, vỏ dừa, lõi ngô, rơm rạ,… 2.2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm mèo Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất để nấm mèo phát triển là 20- 300C. Khi nhiệt độ lên trên 350C hoặc xuống dưới 150C thì nấm mèo phát triển kém và cho năng suất thấp. Nhiệt độ không khí cao hơn 320C: nấm mọc thưa và cánh mỏng, cây nhỏ, mép xoăn. Nhiệt độ thấp: nấm có cánh dày nhưng cây nhỏ và lông rất dài. ---> Vì vậy, phải hết sức chú ý tới việc đảm bảo nhiệt độ để nuôi trồng nấm mèo. Độ ẩm: Độ ẩm của giá thể nên giữ khoảng 60- 65%. Độ ẩm không khí của nhà nuôi trồng nấm mèo đảm bảo 90 - 95%. Độ thông thoáng: Trong giai đoạn nuôi sợi, cần đảm bảo không khí thông thoáng, tránh giữ nấm trong những nơi kín, bí hơi. Giai đoạn ra quả thể cần giữ cho độ thoáng ở mức độ vừa phải. Nếu để thông khí mạnh sẽ làm cho nấm mèo phát triển chậm, cánh mỏng, thậm chí có thể chết. Ánh sáng: Giai đoạn nuôi sợi: cần để nấm trong tối. Giai đoạn hình thành quả thể: nâng dần độ chiếu sáng để kích thích quá trình tạo quả thể. Khi nấm đã mọc mạnh cần giữ mức sáng ở ngưỡng trong phòng có mở cửa. Nếu cường độ chiếu sáng quá mạnh thì nấm sẽ có màu trắng nhạt và mọc kém. Vì vậy, ta có thể nhìn màu của cánh nấm mèo để điều chỉnh độ chiếu sáng cho thích hợp. Cánh nấm mèo có màu hồng thịt là tốt nhất. pH pH môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng của nấm mèo là từ 4 - 12. Ở giai đoạn nuôi sợi cần môi trường axit yếu (pH= 4-6). Tới giai đoạn ra quả thể thì chúng ưa pH trung tính hoặc kiềm (pH= 7-12). Độ pH không ảnh hưởng nhiều đến phát triển của nấm nhưng rất có ý nghĩa đối với tích lũy năng suất của nấm. 2.2.3. Giá trị của nấm mèo Trong nấm mèo khô có 10% nước, 9-10% protein, 0.2%lipid, 58.5% gluxit, 6.3% cellulose, 5.2% tro. Trong 100g nấm có 321.3 mg canxi, 180.9 mg P, 0.03 mg caroten, 0.14 mg vitamin B1, 0.5 mg vitamin B2, 2.4 mg vitamin PP. Theo y học cổ truyền thì nấm mèo tính ngọt bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận. Tác dụng lương huyết, làm ngừng chảy máu do va đập, bị thương. Chữa trị các bệnh trường phong, hạ huyết, nhuận táo, lợi trường vị, lỵ ra máu, đái rắt, đái ra máu, trị lở, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết. Theo các nhà khoa học, ăn nấm mèo sẽ giúp ngăn chặn được các bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu ở người tăng huyết áp, hạn chế tai biến, nhồi máu cơ tim; giúp máu lưu thông hơn nên duy trì trí nhớ tốt. Nấm mèo là loại gia vị thực phẩm quý, giúp món ăn thêm ngon miệng và có giá trị dinh dưỡng, lại là vị thuốc chữa các bệnh: xuất huyết, băng lậu và bệnh đại tiểu tiện có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu sử dụng nấm mèo không đúng cách sẽ làm nấm mất ngon, thậm chí còn gây tác hại. Vì vậy khi chế biến cần chú ý: Không ngâm nấm mèo khô bằng nước nóng. Không ăn nấm mèo tươi. Các đơn thuốc từ nấm mèo: - Nấm mèo 15 - 30g, ngâm nước ấm cho nở, rửa sạch, hầm nhừ, chế thêm một chút đường trắng, ăn trong ngày. Công dụng: Dưỡng âm chỉ huyết, thường dùng để phòng chống các chứng xuất huyết. - Nấm mèo 60g, Huyết dư thán 10g. Nấm mèo sao tới khi bốc khói là được, hai thứ tán bột, trộn đều, mỗi ngày uống 6 – 10g với nước ấm hoặc có pha một chút giấm thanh. Công dụng: Tán ứ chỉ huyết, dùng cho phụ nữ bị băng lậu (băng là băng huyết, băng kinh; lậu là rong huyết, rong kinh). - Nấm mèo 5g, Đại táo 5 quả, Gạo tẻ 100g, Đường phèn vừa đủ. Nấm mèo ngâm nước ấm, rửa sạch; Đại táo bỏ hạt. Hai thứ đem nấu với gạo thành cháo, chế thêm Đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Tư âm nhuận phế, kiện tỳ chỉ huyết, bổ não cường tim và kháng ung, dùng thích hợp cho những người bị ho lâu ngày, cơ thể suy nhược, thổ huyết, kinh nguyệt không đều, cao huyết áp, bệnh mạch vành tim, vữa xơ động mạch, ung thư… - Nấm mèo 60g, Vừng đen 15g. Nấm mèo một nửa sao cháy, một nửa sao khô, Vừng đen sao thơm, tất cả tán vụn trộn đều, mỗi ngày lấy 6g hãm với 120ml nước sôi, uống thay trà. Công dụng: Tư bổ can thận, kiện não ích trí, dùng lâu rất có lợi cho sức khoẻ. - Nấm mèo 200g, Hồng táo 100g, Đường phèn 250g. Nấm mèo ngâm nước ấm cho nở, rửa sạch, đem hầm với Hồng táo trong 2000ml nước cho thật nhừ, chế thêm Đường phèn, chia làm 7 phần, mỗi ngày ăn 1 phần, chia 2 lần sáng và chiều. Công dụng: Bổ thận chỉ huyết, dùng cho phụ nữ xuất huyết tử cung cơ năng thuộc thể thận hư. - Nấm mèo 15g, Hồng táo 30 quả. Hai thứ đem hầm nhừ, ăn trong ngày. Công dụng: Dưỡng huyết điều kinh, dùng cho người bị thiếu máu, phụ nữ bị băng lậu và khí hư. - Nấm mèo 30g, Đường đỏ 20g. Mộc nhĩ ngâm nước ấm, rửa sạch, nấu nhừ rồi cho đường đỏ vào, đánh nhuyễn, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: Lương huyết chỉ huyết, giáng áp, dùng thích hợp cho người bị xuất huyết tử cung cơ năng và cao huyết áp. - Nấm mèo và Biển đậu lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 9g. Công dụng: Phòng chống bệnh tiểu đường. - Nấm mèo 30g, Hoa hiên 120g, Đường trắng vừa đủ. Hai thứ rửa sạch, nấu thành canh, chế thêm đường, ăn nóng. Công dụng: Lợi thuỷ thông lâm, dùng cho người bị đái ra máu (huyết lâm). - Nấm mèo 6g, thịt lợn nạc 50g, Phật thủ 9g, ý dĩ 20g. Mộc nhĩ ngâm nước ấm, rửa sạch; thịt lợn thái miếng; phật thủ thái phiến. Tất cả đem nấu thành canh ăn trong ngày. Công dụng: Tuyên tý thông dương, hoạt huyết hoá ứ, dùng cho những người bị bệnh lý động mạch vành tim. - Nấm mèo sấy khô nghiền thành bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 - 10g với Đường đỏ. Công dụng: Trị liệu xuất huyết tử cung cơ năng. - Nấm mèo 30g, Dạ dày lợn 1 cái. Nấm mèo ngâm nước ấm, rửa sạch; Dạ dày lợn làm sạch; hai thứ đem nấu chín, chế thêm gia vị, ăn trong ngày, dùng liên tục 3 - 5 ngày. Công dụng: Trị chứng đi tiểu nhiều lần. - Nấm mèo 20g, ngâm nước ấm, rửa sạch, nấu với 20g Đường phèn, lấy nước uống trong ngày hoặc nấu cháo với Gạo nếp và hạt Sen ăn. Công dụng: Phòng chống bệnh viêm phế quản mạn tính và chứng giảm bạch cầu trong máu ngoại vi. - Nấm mèo 5g, Đậu phụ 200g, hai thứ nấu thành canh ăn thường xuyên hoặc Nấm mèo 6g nấu với Đường phèn lấy nước uống trước khi đi ngủ. Công dụng: Phòng chống bệnh cao huyết áp. Ngoài ra, mỗi ngày ăn thường xuyên từ 10 - 20g Nấm mèo đen có thể phòng chống hữu hiệu tình trạng táo bón. Phần 3 CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG NẤM MÈO - GIẢI PHÁP KINH TẾ 3.1. CÔNG NGHỆ 3.1.1. Trồng nấm mèo trên mùn cưa Nguyên liệu và cách xử lý: Nấm mèo có thể trồng được trên các loại mùn cưa khác nhau. Tuy nhiên, loại mùn cưa tốt nhất để trồng là mùn cưa gỗ bồ đề ở các nhà máy diêm và mùn cưa cây cao su. Không được dùng mùn cưa các loại cây có chất độc và các loại mùn cưa đã có nấm mốc. Mùn cưa thu về phơi thật khô, cất giữ để sử dụng dần. Khi chuẩn bị nuôi trồng nấm, thường phun nước lên mùn cưa để nâng độ ẩm lên đến 65-70%. Trộn thêm vào mùn cưa phân đạm urê hoặc phân sunphat amon với tỉ lệ 0.5-1.0% và đường saccaro với tỉ lệ 0.5% so với trọng lượng khô của mùn cưa. Mùn cưa sau khi trộn thêm các chất được ủ lại thành đống. Mỗi đống khoảng 500kg trở lên. Ở phía dưới đống mùn cưa ủ nên lót một lớp vật liệu để dễ thoát nước. Nếu ở ngoài trời nên có nilon để che mưa. Thời gian ủ thường là 30-45 ngày. Cứ 10 ngày lại đảo đống mùn cưa ủ một lần. Đống ủ cần được đảo đều trên xuống dưới, dưới lên trên, trong ra ngoài, ngoài vào trong. Việc đảo trộn tạo điều kiện cho tập đoàn vi sinh vật trong đống mùn cưa ủ hoạt động mạnh, phân hủy nhanh các lớp chất hữu cơ phức tạp. Sau khi ủ xong, lấy mùn cưa ra và cho vào các túi nilon chịu nhiệt. Túi nilon để dồn mùn cưa không làm bằng các loại túi nilon thường vì khi đem hấp chúng sẽ bị biến dạng và thủng. Chúng có thể có các kích cỡ khác nhau: Loại 20 x 37 cm chứa được 1.3-1.5 kg mùn cưa ẩm Loại 25 x 40 cm chứa được 1.5-1.8 kg mùn cưa ẩm Loại 25 x 50 cm chứa được 2.5-3 kg mùn cưa ẩm Túi nilon cần chuẩn bị trước, cẩn thận có thể gắn dính 2 góc mép đáy túi lại. Mùn cưa không được dồn đầy tràn mà để chừa ở phía trên 5-7cm để luồn cổ bịch, sau đó túm đầu túi nilon và cho luồn qua cổ bịch, bẻ quặt xuống để cổ bịch nằm giữa 2 lớp nilon. Dùng dây thun buộc chặt cổ bịch, lấy bông không thấm nước vo tròn thành nút và nút chặt vào cổ bịch, lấy giấy báo chùm lên nút và buộc lại. Các túi nilon chứa mùn cưa được đưa vào nồi hấp cách thủy. Mục đích của việc hấp các túi nilon chứa mùn cưa là để tiêu diệt các bào tử và các loại vi sinh vật tồn tại trong mùn cưa. Đơn giản nhất là đưa các túi nilon vào thùng phy để hấp. Thời gian hấp kéo dài khoảng 3-4 giờ kể từ lúc nhiệt độ trong lớp mùn cưa lên đến 95-1000C. Nếu có nồi áp suất thì nâng nhiệt độ lên 120-1250C và hấp trong thời gian 90-120 phút. Cần đảm bảo thời gian hấp để có thể khử trùng hoàn toàn. Cấy giống và ươm nấm: Sau khi hấp xong, các túi mùn cưa được lấy ra để nguội rồi cấy nấm giống. Giữ bịch ở bên ngoài 3-4 ngày cho nguội hẳn rồi mới cấy giống. Giống thường được nhân bằng cọng mì (thân cây mì được cắt khúc và chẻ nhỏ, hấp vô trùng sau đó cấy giống vào, toàn bộ thanh cây mì chứa đầy sợi nấm mèo. Chúng được đựng trong các chai thủy tinh hoặc túi nilon buộc kín). Gỡ nút bông ở các bịch mùn cưa và lấy một thanh cây mì đã nhiễm giống nấm mèo ấn sâu vào giữa bịch mùn cưa. Ấn lút hẳn vào bên trong. Sau đó nút lại bằng nút bông và buộc giấy báo trùm ra ngoài. Mọi việc phải tiến hành thật nhanh. Tốt nhất là qua ngọn lửa đèn cồn để khử trùng. Tránh làm dây dưa, dễ gây nhiễm. Sau đó, xếp các bịch đã cấy giống vào giá để ươm. Nơi ươm nấm mèo tốt nhất là một phòng sạch sẽ, có nhiều cửa ra vào và cửa sổ. Trong phòng đặt các giá nhiều tầng để đặt các túi mùn cưa đã được cấy giống nấm. Giá để túi nấm có thể làm 4-5 tầng, các tầng cách nhau 50cm. Nhiệt độ trong phòng ươm nấm thích hợp là 28-320C. Thời gian ươm kéo dài vào khoảng 20-25 ngày. Trong quá trình ươm, sợi nấm phát triển và vươn dài ra. Quan sát các túi nấm sẽ thấy các sợi màu trắng lan dần từ trên bề mặt lớp mùn cưa xuống phía dưới. Cho đến khi các sợi nấm lan phủ gần kín đáy túi nilon. Lúc đó túi mìn cưa có màu trắng như bông. Đây là lúc kết thúc giai đoạn ươm nấm và chuyển sang giai đoạn tạo thành quả thể (cây nấm). Chăm sóc và thu hái: Bào tử quả (tức là cánh nấm mèo) ưa thích điều kiện háo khí để phát triển, vì vậy để kích thích cây nấm mọc nhanh, dùng lưỡi dao cạo râu hoặc dao sắc rạch 4-5 đường xung quanh bịch, mỗi đường rạch dài 4-5 cm. Chú ý, chỉ rạch rách túi không được rạch sâu vào cơ chất của bịch. Nên rạch theo đường thẳng đứng hoặc theo đường xoắn ốc quanh bịch. Sau một tuần các cây nấm mèo mọc dài ra chi chít ở chỗ túi nilon bị rạch. Các cây nấm (tai nấm) lớn lên rất nhanh. Ở thời kỳ này, các túi nilon cần được phun ẩm và phải phun liên tục nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày phun 2-3 lần. Không nên xối nước mà nên phun mù bằng bình bơm. Dùng nước sạch để bơm. Thấy cánh nấm mèo khô nước là lại tiếp tục phun ngay. Chú ý là không được mở miệng túi nilon để tưới vào bởi vì làm như vậy sẽ gây nê hiện tượng sũng nước khối mùn cưa và gây thối các cây nấm. Lượng nước tưới nhiều hay ít thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và mức độ phát triển của cây nấm. Thông thường trời nắng nóng cây nấm mọc nhiều, lúc đó phải tưới thường xuyên hơn. Ngược lại, khi điều kiện bên ngoài không thuận lợi, cây nấm mọc thưa thớt, việc tưới nước chỉ nên ở mức vừa phải. Độ ẩm không khí trong khu vực này luôn luôn giữ ở ngưỡng cao từ 80-95%. Khu vực nuôi trồng nấm cần kín gió nhưng cần ánh sáng, chủ yếu là ánh sáng tán xạ, không nên quá tối. Ánh sáng nhẹ như ở các phòng có cửa kính là thích hợp. Tùy theo tình hình phát triển của cây nấm mèo mà điều tiết ánh sáng để tạo điều kiện cho nấm phát triển tốt nhất. Trong phòng nuôi trồng có thể xếp các túi nấm trên các giá như ở nhà ươm nấm hoặc treo giàn. Chỉ sau vài ngày, cánh nấm mèo đã lớn tới kích thước tối đa, có cánh to bằng bàn tay, lúc này có thể thu hoạch. Khi hái nấm mèo nên hái cả cụm, sau đó tách riêng từng cây ra. Cần hái và tách nấm nhẹ nhàng, tránh làm dập nát cánh nấm. Nên chú ý, sâu mỗi đợt thu hái ngừng tưới vài ngày. Làm như thế thì khi tưới lại nấm vẫn mọc ra to. Sau khi hái và tách xong, cần đem nấm đi rửa và phơi khô. Thời gian thu hoạch kéo dài 30-45 ngày. Mỗi tuần thu hái một lần. Khi thấy bịch nấm nhẹ tênh, tức là nấm đã ra hết, dỡ ra, trộn bã còn lại trong túi với phân cho giun ăn hoặc để làm phân bón cho cây. Sau khi thu hoạch xong, kết thúc một đợt nuôi trồng nấm, cần tiến hành thu dọn sạch và làm vệ sinh cẩn thận khu vực nuôi trồng. Bảo vệ nấm mèo chống bệnh hại: Nấm mèo thường bị các loại bệnh sau: Mốc xanh, mốc vàng, mốc đen. Các loại nấm này thường phát triển trên khối mùn cưa nguyên liệu. Chúng phát triển cùng lúc với sợi nấm mèo và gây bệnh cho sợi nấm mèo. Trường hợp bệnh nặng nấm mốc có thể gây chết hoàn toàn sợi nấm mèo. Nấm mực (nấm dại) cũng thường xuất hiện trên khối mùn cưa. Chúng mọc ngay trong túi nilon và tranh chấp các chất dinh dưỡng với nấm mèo. Điều kiện cho các loại nấm hại trên phát triển và gây hại là do nguyên liệu không được chọn kỹ và xử ký nhiệt chưa đảm bảo khử hết nguồn nấm gây bệnh. Độ ẩm trong túi mùn cưa quá cao cũng là điều kiện thuận lợi cho nấm hại phát triển. Để phòng chống các bệnh này cần: Xử lý nguyên liệu cẩn thận, đúng kỹ thuật, đảm bảo đủ nhiệt độ. Vệ sinh thường xuyên phòng nuôi trồng nấm mèo sau mỗi đợt nuôi trồng và giữ cho phòng thoáng mát. Khi thấy bệnh xuất hiện, kịp thời loại bỏ các túi mùn cưa bị bệnh, nhất là ở giai đoạn ươm nấm. Đảm bảo chế độ tưới nước đầy đủ. 3.1.2. Trồng nấm mèo trên thây cây gỗ Chọn gỗ và nơi trồng nấm: Có rất nhiều loại gỗ có thể trồng được nấm mèo. Tuy nhiên, các loại gỗ có nhựa mủ màu trắng, gỗ mềm, xốp, không độc, không có tinh dầu là loại tốt nhất như là sung, vả, mít, ngái, bồ đề, so đũa, cai su… Ngoài ra còn trồng nấm mèo trên thân các loại cây cau, dừa. Điều quan trọng nhất là phải trồng nấm mèo trên cây gỗ tươi, không trồng nấm mèo trên các loại cây gỗ đã khô. Không nên chặt cành quá nhỏ hay quá lớn. Các đoạn cành có đường kính từ 10-20cm là tốt nhất, cưa thành từng đoạn dài từ 1.2-1.5m. Phần lớn các loại cây này có nhựa mủ, nên xếp chúng vào chỗ râm mát từ 7-10 ngày. Nơi chứa cây có thể là các nhà xưởng cũ, các phòng bỏ không, các ngăn chuồng trại chưa dùng tới… Điều cần thiết là nơi nuôi trồng nấm mèo nên chọn những nơi có nền sạch sẽ, thoáng mát, thoát nước được che mưa, nắng, kín gió và có mặt bằng tương đối rộng rãi, gần nguồn nước và có lối ra vào vận chuyển thuận tiện. Dụng cụ và giống: Để trồng nấm mèo trên thân gỗ, phải dùng loại búa chuyên dụng để đục lỗ trên thân cây, không dùng khoan hay dùng đục của thợ mộc để đảm bảo kỹ thuật và đỡ tốn công sức. Loại búa này ở phần đầu mũ khoan và có đường thông để phoi gỗ bật được ra ngoài. Đường kính của mũi khoan từ 1.2-1.5cm. Mũi khoan được tôi kỹ nên rất sắc và cứng dễ dàng ăn vào gỗ để tạo thành lỗ. Dùng báu chuyên dụng vừa nhẹ nhàng, thao tác đơn giản mà hiệu suất cao và kỹ thuật lại đảm bảo. Hình 3.1 – Búa dùng để đục lỗ Ngoài ra chuẩn bị sẵn bình tưới hoặc phun nước, một số bao tải gai hoặc chiếu cũ đã được giặt sạch, phơi khô dùng để làm vật che phủ cho đống ủ. Nếu làm ngoài trời nên chuẩn bị thêm một số tấm bạt hoặc nilon để che mưa. Vật liệu quan trọng nhất để trồng nấm mèo là giống, là yếu tố quyết định thành, bại. Vì vậy, giống cần được chuẩn bị chu đáo, không dùng giống già quá hoặc non quá. Giống già là giống đã mọc lên các cây nấm ngay trong chai hoặc túi nilon đựng giống nấm. Giống non là giống có sợi nấm phát triển chưa ăn xuống đến đáy chai hoặc đáy túi nilon. Khi các chai hoặc túi nilon nấm giống có lẫn tạp các loại nấm khác hoặc có bị nhiễm nấm mốc thì nên loại bỏ không sử dụng làm nấm. Giống nên chọn mua ở những cơ sở đáng tin cậy và đã có nhiều kinh nghiệm sản xuất giống nấm, tránh mua lung tung, tùy tiện trên thị trường. Cách trồng: Gỗ sau khi chặt hạ được cắt thành từng đoạn có độ dài từ 1.2-1.5m, rồi đem nhúng 2 đầu vào dung dịch nước vôi đặc để ngăn ngừa nấm mốc phát triển. Các chỗ xây xát trên đoạn gỗ cũng cần được bôi vôi để bảo vệ nấm mèo. Tiến hành loại bỏ các đoạn gỗ đã bị nấm mốc xâm nhiễm hoặc bị sâu đục phá bên trong. Xếp gỗ vào chỗ râm mát khoảng một tuần cho chảy bớt nhựa, sau đó đem ra tạo các lỗ trên gỗ và tiến hành cấy nấm. Dùng búa chuyên dụng để đục lỗ, cần nắm chặt búa ở phần cuối cán và vung búa, bổ mạnh. Lưu ý, bổ làm sao để mũi khoan vuông góc với thân đoạn gỗ. Làm như thế búa sẽ ăn ngập mũi khoan và tạo thành một lỗ thủng có độ sâu từ 1.5-2cm vuông góc với cây gỗ. Đục lỗ dọc theo thân cây gỗ, lỗ trước cách lỗ sau 15-20cm. Hàng thứ hai cách hành thứ nhất khoảng 7-10cm. Các lỗ đục của hàng thứ hai so le với các lỗ đục của hàng thứ nhất. Tiếp tục, đục lỗ các hàng tiếp theo cho tới khi kín hết xung quanh thân cây. Lưu ý, cách mép đầu của khúc gỗ khoảng 5-7cm không cần đục lỗ. Hình 3.2 – Vị trí lỗ đục trên thân cây gỗ Khi đục, phoi gỗ sẽ phọt ra phía sau nên thu lại các phoi gỗ đó để dùng làm nút vít chặt các lỗ sau này. Lấy giống ở các chai hay túi nilon ra tra vào các lỗ. Mỗi lỗ cho đầy khoảng 2/3 chiều sâu của lỗ, kích thước lượng giống bằng 2/3 hạt ngô. Tránh để giống vươn vãi ra ngoài. Sau đó, lấy phoi gỗ nút vào lỗ. Dùng búa thường tán bẹt phần gỗ còn nhô lên ngang với mặt thân gỗ. Chúng sẽ làm thành những nút bịt chặt không cho giống văng ra ngoài cũng như không cho sâu bọ, kiến, mối moi giống ra ăn. Nêu cẩn thận, có thể hòa xi măng đặc vừa phải và bôi lên mặt nút, nhất là đường xung quanh nút. Sau khi đã tra giống cần xếp gỗ vào chỗ ươm. Tốt nhất là xếp chúng vào các nhà xưởng, lán trại đã dựng sẵn. Nếu để ngoài trời thì phải chuẩn bị cót hay nilon che và nên để chúng dưới các tán cây to. Hình 3.3 – Cách xếp gỗ để ủ sau khi đã cấy giống Các cây được xếp theo kiểu cũi lợn. Hai cây bên dưới cần được kê gạch, đá để tránh tiếp xúc với mặt đất, cách đất khoảng 15-20cm. Sau đó xếp gỗ thành từng lớp chồng lên nhau cao tới 1.5m. Lấy bao tải hay chiếu cũ phủ lên khối gỗ, hằng ngày tưới nước đủ làm ẩm lớp bao tải hoặc chiếu phủ ngoài đống gỗ. Chú ý là không tưới quá nhiều nước làm nước ngấm xuống đống gỗ, thấm vào các đoạn gỗ, làm sũng nước gây chết cho giống trong các lỗ. Giống nấm sau khi cấy vào qua các lỗ đục sẽ mọc loang dần ra khắp thân khúc gỗ. Sợi nấm sẽ len lõi trong phần thịt gỗ và phát triển lan ra chằng chịt khắp nơi. 15-20 ngày sau khi xếp gỗ, tiến hành đảo lại đống gỗ ủ cho đều và kiểm tra xem giống nấm mèo có mọc loang ra hay không. Việc kiểm tra được thực hiện bằng cách lấy một khúc gỗ trong đống ủ rồi cưa ngang để quan sát. Khi thấy sợi nấm trắng ăn sâu vào thân gỗ là được. Ngược lại, nếu thấy khối nấm giống có màu đen là giống đã chết. Những đoạn gỗ có nấm mọc tốt được chọn ra và xếp lại thành đống để ủ tiếp 15-20 ngày nữa. Những đoạn gỗ có giống nấm bị chết được loại ra và đem đi xa khỏi nơi ươm nấm. Khi xung quanh các lỗ đó xuất hiện các đốm trắng nho nhỏ bao kín, bên trong dày, bên ngoài thưa dần thì đó chính là nấm mèo đã mọc. Lúc này, nên phá đống ủ và xếp dựng đứng các khúc gỗ đó lên. Trong trại nuôi trồng nấm các khúc gỗ có thể xếp theo kiểu giá súng hoặc dựng vào bờ tường hay cách dựng đứng các khúc gỗ chụm đầu lại tuy có tốn mặt bằng nhưng tiện việc chăm sóc. Sau khi dựng các khúc gỗ thì bắt đầu phun nước liên tục, rồi dùng bao bố hoặc tấm nilon trùm kín chúng lại vài ba ngày để giúp nhiệt độ các khúc gỗ tăng lên. Chỉ sau 5-7 ngày nấm mèo đã mọc lớn có thể thu hoạch. Việc thu hái được tiến hành bình thường như thu hái nấm mèo trong tự nhiên. Chọn những cây nấm to, mép xoăn để thu hái trước, đó là những cây nấm đã già, những cây còn non để lại, chúng sẽ lớn dần lên. Thời gian thu hái nấm mèo kéo dài trong khoảng 6-8 tháng liên tục. Hình 3.4 – Cách sắp xếp các đoạn gỗ như kiểu giá súng Trong suốt thời gian nuôi trồng nấm cần tưới nước thường xuyên. Lượng nước tưới cho các khúc gỗ được điều chỉnh nhiều hoặc ít tùy thuộc vào thời tiết nắng, nóng nhiều hay ít. Mặt khác, lượng cây nấm mọc nhiều hay ít cũng là yếu tố quan trọng để xác định lượng nước tưới cho các khúc gỗ. Cứ khoảng 15-20 ngày, tiến hành đảo gỗ một lần. Đảo đều đầu gỗ phía trên đưa xuống dưới, đầu gỗ phía dưới đưa lên trên. Đảo các khúc gỗ phía trong ra phía ngoài và ngược lại…làm sao để đảm bảo độ ẩm đồng đều đối với mọi phía của khúc gỗ và cả đống gỗ. Cần điều chỉnh ánh sáng sao cho cây nấm mèo có màu nâu sẫm là tốt. Ít ánh sáng quá nấm mèo sẽ có màu đen. Nếu thừa ánh sáng, cánh nấm mèo sẽ nhợt nhạt. Có thể điều chỉnh giàn che để tăng hoặc giảm độ chiếu sáng. Thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ nền nhà và khu vực chung quanh nơi nuôi trồng nấm mèo. Nước tưới hằng ngày phải là nước sạch. Nếu tưới nước bẩn có thể gây ra các chứng bệnh cho nấm và làm giảm năng suất nấm. Năng suất nấm mèo bình quân hiện nay là 1m3 gỗ cho thu hoạch 20-25kg nấm khô. Ở những nơi trồng nấm đúng kỹ thuật năng suất cao hơn nhiều. Khi kết thúc vụ nuôi trồng nấm có thể sử dụng số gỗ đã trồng nấm làm củi đun. Một số loại sâu bệnh: Khi tiến hành trông nấm mèo, thường gặp ít sâu bệnh. Tuy nhiên, cũng cần chú ý tới một số kẻ thù sau: Vào thời kỳ đầu khi ươm gỗ thường có kiến, gián, cuốn chiếu, chuột…tới thăm viếng. Chúng rất thích mùi của giống nấm, cần tìm cách xua đuổi hoặc tiêu diệt chúng. Một số loại nấm, mốc thường phát sinh ngay từ giai đoạn ươm cho tới suốt giai đoạn nấm mọc ra. Phổ biến là nấm mực, mốc xanh và bệnh rễ tre. Chúng cạnh tranh với nấm mèo và mọc ngay trên cây gỗ. Bệnh rất khó loại trừ, phát sinh do khâu vệ sinh làm chưa tốt hoặc để gỗ tiếp xúc với mặt đất, ứ đọng nước…tốt nhất khi phát hiện khúc gỗ nào chớm bệnh cần cách ly ngay hoặc loại bỏ. Khi thu hoạch, ở nấm thường xuất hiện bệnh nhện nấm và bệnh nhũn nhầy do tuyến trùng gây ra. Các bệnh này muốn diệt phải dùng một số loại thuốc mà các thuốc này có độc với người. Vì vậy cần tập trung vào khâu giữ gìn vệ sinh khu nuôi, tưới nước vừa đủ và nếu khúc nào xuất hiện bệnh thì kịp thời đưa đi xa để cách ly ngay. 3.1.3. Nhà xưởng và lò sấy Kiểu nhà bình thường: Kiểu nhà này thích hợp cho trồng các loại nấm mỡ, nấm sò, nấm mèo, nấm hương và linh chi. Kiểu nhà này có chi phí cao cho nên có thể tận dụng nhà cũ để trồng nấm. Việc sửa sang lại nhà cũ để điều chỉnh ánh sáng và độ thông thoáng. Hình 3.5 – Kiểu nhà bình thường Các yêu cầu khi dựng một nhà mới có diện tích 60m2 như sau: Nền nhà Là nền đất hoặc nền gạch cao, dễ thoát nước. Nếu nền nhà ở dưới bóng cây thì càng tốt. Khung nhà Nhà chia thành 05 gian bao gồm các thành phần + Cột trụ - cột hành: 12 cột, sử dụng tre loại 1 cao từ 2.5-3m + Cột cái: mỗi vì 2 cột , tổng là 12 cột cái + Vĩ mái: 06 chiếc + Câu đầu: 06 chiếc + Xà quá: 06 chiếc + Song tử: Tùy theo chiều cao nhà bố trí lớp song tử phù hợp để buộc thêm nilon, hoặc mành cói che ánh nắng mặt trời. + Xung quanh nhà có thể tạo lớp vách bằng đất hoặc gạch xây cao từ 40-50cm. Lưu ý nên để các ô cửa sổ nhỏ tạo độ thoáng và ánh sáng. Mái nhà Mái nhà có thể chia làm ba lớp chính, thứ tự từ trên xuống dưới cụ thể như bảng sau: Bảng – Cấu tạo mái nhà Lớp 1 Phên nứa Sử dụng phên nứa có bán sẵn trên thị trường Lớp 2 Giằn tre Tối thiểu mỗi bên có 6 giằn tre Lớp 3 Bạt hoặc nilon Lớp bạt hoặc nilon dưới cùng vừa tạo độ thoáng, ánh sáng lại tránh được nước mưa Ngoài ra, ở trên mái ta có thể lợp rơm, rạ hoặc cói, lá mía, ngô, cọ tạo độ mát cho nhà xưởng. Lò sấy: Hiện nay đối với các hộ gia đình có quy mô sản xuất nhỏ (diệntích lán trại từ 60-70m2) loại lò sấy thích hợp nhất là lò sấy thủ công sử dụng bếp than tổ ong. Về cấu tạo lò sấy thủ công gồm các thành phần sau: Lớp dưới cùng: có thể sử dụng nền nhà để đặt bếp than tổ ong (tùy theo quy mô thiết kế mà có thể bố trí một đến hai bếp than tổ ong). Lớp tản nhiệt : là sắt hoặc inox sử dụng làm lớp ngăn cách giữa bếp và sản phẩm nấm và là lớp trung gian truyền giữa bếp tới nấm. Có thể thiết kế tấm tản nhiệt dưới dạng gợn sóng để tăng diện tích bề mặt. Lớp sàn sấy nấm: có thể làm bằng phên tre hoặc khung bả lưới, đảm bảo độ thoáng và thông khí cho các lớp phía trên. Đối với lò sấy hai bếp than nên thiết kế từ 6 đến 7 phên. Trong quá trình sấy phải lưu ý quá trình luân chuyển phên để sản phẩm nấm sấy được đều nhiệt, tiết kiệm thời gian sấy. Lớp bao phủ bên ngoài: có thể dùng bìa cát tông bao phủ quanh lò sấy để tránh mất nhiệt. Trên cùng phải để ống thoát khí. Ngoài ra có thể tận dụng vách tường để xây dựng lò sấy. (a) (b) Hình 3.6 – (a) lò sấy mini và các sàn sấy; (b) lớp bao phủ lò sấ bằng bìa cát tông 3.2. GIẢI PHÁP KINH TẾ 3.2.1. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm Nấm trên thị trường nội địa hiện nay được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng nấm tươi như nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm, nấm kim châm,.... với giá bán dao động trong khoảng 30.000 - 80.000đ/kg. Một số loại nấm khác như nấm hương, nấm mèo, nấm mỡ được tiêu thụ ở dạng nấm sấy khô, nấm muối hoặc nấm đóng hộp với giá bán từ 50.000 đến 150.000đ/kg. Nấm tươi không thể đảm bảo chất lượng trong một thời gian dài sau thu hái, do đó các cơ sở sản xuất phải đầu tư thiết bị đóng gói, bảo quản nấm tươi để kéo dài thời gian sử dụng và lưu thông trên thị trường. Chẳng hạn như công nghệ đóng gói hút chân không hoặc đóng gói và bảo quản bằng khí nitơ. Nấm có thể được bán trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc bán qua đối tượng trung gian. Tuỳ theo qui mô của từng cơ sở sản xuất có thể hướng đến những hợp đồng lớn cung cấp nấm tươi hoặc xuất khẩu các sản phẩm nấm muối, nấm đóng hộp thông qua các phương tiện quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Các cơ sở sản xuất phải chú ý đến các thị trường tiêu thụ nấm như: Các chợ địa phương Siêu thị Nhà hàng Khách sạn Tại cơ sở sản xuất Giá nấm thường thay đổi theo mùa, đặc biệt là nhu cầu sử dụng nấm vào các ngày lễ, ngày cuối tuần, ngày ăn kiêng. Do đó, người sản xuất nấm phải biết tính toán cho ra sản phẩm đúng thời điểm để thu lại lợi nhuận cao nhất. 3.2.2. Dự toán vật liệu, nhân công Bảng 3.1 – Dự toán vật liệu, nhân công cho sản xuất nấm Loại nấm trồng Nguyên liệu, vật tư Số lượng Nấm mèo Mùn cưa 1.000 kg Vôi bột 10 kg Giống nấm 15 bịch Túi nilon 6 kg Bông nút 6kg Bột nhẹ 10 kg Cám gạo, cám ngô 30 – 50 kg MgSO4 1 - 1.5 kg Năng lượng sấy Công lao động 20 người 3.2.3. Tính toán hiệu quả kinh tế trong sản xuất Chi phí: Tính trên 1tấn nguyên liệu khô đưa vào sản xuất. Bảng 3.2 – Chi phí sản xuất nấm mèo, tính trên 1 tấn nguyên liệu Nguyên liệu, vật tư Số lượng Đơn vị tính Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) Mùn cưa 1.000 kg 500 500.000 Giống nấm 20 Bịch 15.000 375.000 Túi nilon 6 kg 35.000 210.000 Bông nút 6 kg 20.000 120.000 Cám ngô, cám gạo, bột nhẹ 50 kg 7.000 350.000 Vôi bột 10 kg 2.000 20.000 MgSO4 1 kg 5.000 5.000 Công lao động 20 Người 30.000 600.000 Khấu hao nhà xưởng 200.000 Điện, nước 100.000 Cộng 2.480.000 Doanh thu: Tính theo năng suất trung bình, tỷ lệ thu hồi sản phẩm so với nguyên liệu khoảng 70%, như vậy 1 tấn nguyên liệu sau khi trồng nấm thì thu hoạch 700kg nấm tươi hoặc 70kg nấm sấy khô. Nấm tươi: 700kg x 7.500đ/kg = 5.250.000đ Lợi nhuận: Nấm tươi: 5.250.000 – 2.480.000 = 2.770.000đ 3.2.4. Đề xuất các giải pháp Theo các kết quả đã đạt được trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho thấy việc tổ chức xây dựng “mô hình trình diễn” là phương pháp chính để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người đồng bào dân tộc với lý do: Nông hộ đồng bào dân tộc chỉ làm theo khi họ thấy được kết quả, và có lợi ích kinh tế cụ thể. Mô hình là nhằm để khẳng định tính phù hợp của tiến bộ kỹ thuật tại địa phương. Thông qua việc thiết lập mô hình trình diễn và các bước tổ chức thực hiện tiếp theo mang tính đồng bộ và có sự đồng thuận của địa phương là cơ sở để các nông hộ nhận thức và cùng nhau tổ chức nhân rộng mô hình tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Để làm tốt việc xây dựng mô hình trình diễn cần lưu ý một số giải pháp sau đây: Cần đánh giá và có sự khảo sát sự cần thiết phải xây dựng mô hình trình diễn tại địa phương. Đó chính là phương pháp tiếp cận để làm cơ sở thống nhất trong cộng đồng và cấp chính quyền thôn buôn. Tổ chức Ban chỉ đạo kỹ thuật và nhóm nông hộ cùng sở thích Đây là điều kiện để tiến hành việc triển khai các tiến bộ kỹ thuật thông qua các nhóm nông hộ và có chương trình tư vấn hỗ trợ cụ thể vào những thời điểm trọng yếu của các giải pháp kỹ thuật và tổ chức họp nhóm, để nêu điển hình và cùng thống nhất các kế hoạch tổ chức thực hiện. Nếu cần thiết có thể xây dựng quy chế để tranh thủ sự thống nhất và đồng tình ủng hộ của các cấp chính quyền thôn buôn… Chọn hộ địa điểm và nông hộ xây dựng mô hình Đây cũng được xem là một bước khá quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Với sự tham gia của cán bộ chuyển giao, cán bộ địa phương, cán bộ khuyến nông… để xác lập địa điểm và lựa chọn hộ tham gia mô hình theo một số tiêu chí nhất định như: Tinh thần tự nguyện áp dụng tiến bộ kỹ thuật, có điều kiện đất đai, lao động, sẳn sàng chia sẽ kinh nghiệm với các hộ khác trong cộng đồng, cam kết thực hiện tốt các quy định của dự án, chương trình, đồng ý việc ký kết hợp đồng trách nhiệm và lợi ích trong việc thực hiện mô hình trình diễn. Xây dựng nội dung và các kế hoạch hoạt động Cần thống nhất về nội dung và tiến trình thực hiện với sự cam kết của Tổ kỹ thuật và các hộ tham gia mô hình. Đây cũng được xem là một bước cơ bản để giúp nông hộ từng bước biết cách lập kế hoạch cho công việc tổ chức sản xuất của gia đình mình. Tổ chức thực hiện và định kỹ giám sát mô hình Cán bộ kỹ thuật của cơ quan chuyển giao, cùng các cộng tác viên và nông hộ tham gia mô hình triển khai kế hoạch, tập huấn kỹ thuật cho nông hộ và cùng nông hộ định kỹ theo dõi đánh giá và xem xét việc thực hiện có đảm bảo yêu cầu, mục tiêu đề ra không. Rà soát lại các vấn đề như: Lao động, nguồn vốn đầu tư có đảm bảo không, tiến độ công việc có đúng quy trình không, các biện pháp kỹ thuật có khả thi và bền vững không, các mặt còn hạn chế... Có làm được như vậy, thì nông hộ mới thấy được vai trò của mình trong việc tổ chức thành công các mô hình trình diễn. Đánh giá kết quả thực hiện và nhân rộng mô hình Cơ quan chuyển giao, các cấp chính quyền thôn buôn, các kỹ thuật viên cơ sở cùng các nông hộ đánh giá trên cơ sở kết quả đạt được ngoài thực tế sản xuất. Tổ chức Hội thảo đầu bờ để tuyên truyền hiệu quả của mô hình trên các mặt: nguồn lợi thu được, tính khả thi của giải pháp kỹ thuật, tính ổn định về các mặt xã hội, môi trường, bền vững... để cư dân trong vùng và các nông hộ quan tâm nhận thấy đó là những lợi ích mà cùng nhau tổ chức và nhân rộng kết quả ra sản xuất trong vùng. Phần 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN Xây dựng mô hình trồng nấm cho đồng bào dân tộc thiểu số chỉ thành công khi có sự hợp tác thống nhất giữa dân và chính quyền địa phương, cũng như về chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước. 4.2. KIẾN NGHỊ Vì hạn chế về thời gian cũng như chưa có kinh nghiệm thực tiễn, nên đề tài của chúng tôi chỉ dừng lại ở mức xây dựng mô hình nuôi trồng nấm cho đồng bào dân tộc thiểu số và đưa ra giải pháp tiển tốt nhất mà chưa áp dụng thử nghiệm thực tế. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện đề tài và để nhanh chóng áp dụng được mô hình này chúng tôi có nột số kiến nghị như sau: Tiếp tục nghiên cứu và phổ biến kiến thức cho bà con dân tộc thiểu số. Áp dụng những quy trình công nghệ đơn giản và hướng dẫn bà con cách sử dụng. Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ có kỹ thuật cao để hỗ trợ bà con trong sản xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt: Nguyễn Lân Dũng (2001). Công nghệ nuôi trồng nấm, tập 1 và 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. Nguyễn Hữu Đống (2003). Nuôi trồng chế biến nấm ăn và nấm làm thuốc chữa bệnh. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Minh Khang (2006). Giáo trình Công nghệ nuôi trồng nấm. Trịnh Tam Kiệt (1981). Nấm lớn ở Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. Hà Lê Duy Thắng, Trần Văn Minh (1996). Sổ tay hướng dẫn trồng nấm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hồ Thị Kim Thạch, Hướng dẫn thực hành kỹ thuật trồng nấm, Đại học Tôn Đức Thắng (2008). Tài liệu từ Internet:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng giải pháp phát triển nấm mèo cho các vùng dân tộc thiểu số.doc
Luận văn liên quan