Bài thảo luận Phát triển nông nghiệp sinh thái

Như vậy, nền nông nghiệp sinh thái ở nước ta đang được phát triển theo hướng tích cực với nhiều mô hình đa dạng, phù hợp với tình hình nông nghiệp Việt Nam. Với những kết quả đã đạt được thì chúng ta có thể thấy rằng nông nghiệp sinh thái chính là lối đi cho tương lai trong nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

pdf19 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6882 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thảo luận Phát triển nông nghiệp sinh thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BINH KHOA NÔNG- LÂM- THUỶ SẢN LỚP ĐHSP SINH HỌC K50 BÀI THẢO LUẬN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SINH THÁI Giảng viên hướng dẫn: Dinh Thị Thanh Trà Nhóm sinh viên thực hiện: 1. Võ Sĩ Lam 2. Dặng Phương Nam 7. Trương Thị Tịnh Thanh 3. Dinh Thị Thanh Nga 8. Phan Minh Thu 4. Phạm Thị Ngân 9. Lê Thị Thuý 5. Hoàng Tuyết Nhung 10. Phết Xi Nuôn Dóm 6. Hoàng Tư Phương 11. Thịt Xa Vẳn Nông nghiệp là nghành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, cùng với sự phát triển chung thì nông nghiệp nước ta đã có những bước chuyển hóa quan trọng từ nền nông nghiệp thủ công truyền thống sang nền nông nghiệp dựa vào máy móc, theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp. Tuy nhiên, việc lạm dụng khoa học kỹ thụât và cũng như sử dụng hóa chất bừa bãi đã làm cho môi trường và hệ sinh thái bị phá vỡ. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng các quy luật luật sinh thái vào sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra một nền nông nghiệp sinh thái có năng suất cao, có tính ổn định và bền vững là rất cần thiết. MỞ ĐẦU Vậy nông nghiệp sinh t ái là gì? Phát triể nông ghiệp si h thái như thế nào? Và những mô hình nào đã được áp dụng ở Viêt Nam? I. KHÁI NIỆM VỀ NÔNG NGHIỆP SINH THÁI: - Nông nghiệp sinh thái là hệ thống quản lý sản xuất tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao đồng thời hạn chế tối đa việc sử dụng các chất hóa học, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,…nhằm tăng cường giữ gìn bền vững hệ sinh thái bao gồm các vòng tuần hàn và chu kì sinh học. II. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP: 1.Tổng quan về phát triển nông nghiệp: - Việc phát triển nông nghiệp đòi hỏi phải xét đến toàn bộ ngành nông nghiệp trên quan điểm hệ thống để nhìn nhận và tác động vào nó một cách đồng bộ - Phải xem quá trình sản xuất nông nghiệp từ thấp lên cao là một quy luật - Cần xác định hệ thống canh tác với nội dung: Sản xuất cây gì? Nuôi con gì? Số lượng bao nhiêu và phát triển như thế nào? Chúng ta cần nhìn nhận theo quan điểm sinh thái trong phát triển nông nghiệp có nghiã là đặt cây trồng, vật nuôi đúng vị trí của nó trong môi trường (tự nhiên – kinh tế – xã hội) làm sao để đạt năng suất cao, phát triển ổn định, bảo vệ môi trường . 2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp: - Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các loài sinh vật - Năng suất nông nghiệp là cái cần cho con người chứ không phải cần cho sinh vật. - Năng suất nông nghiệp là sự kết hợp giữa tiềm năng năng suất của giống và điều kiện môi trường. - Sản phẩm trong nông nghiệp được hình thành trong suốt quá trình sản xuất, con người phải thường xuyên tác động trong cả quá trình đó. - Quá trình sản xuất nông nghiệp trải rộng ra trong không gian và kéo dài theo thời gian. Phát triển nông nghiệp năng lượng theo quan điểm kinh tế thị trường sẽ làm ô nhiễm môi trường đất và nước, suy thoái đất,…. 3. Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững, lối đi cho tương lai. Nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới hiện đang phát triển theo 2 hướng: nông nghiệp năng lượng theo quan điểm kinh tế thị trường và nông nghiệp sinh thái theo quan điểm sinh thái. Phát triển nông nghiệp theo quan điểm sinh thái => Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp của xã hội loài người. Phát triển nông nghiệp theo quan điểm kinh tế thị trường PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SINH THÁI BỀN VỮNG: 1.Để phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững cần phải: - Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai. - Tạo việc làm bền vững, đủ thu nhập và cải thiện điều kiện sống, làm việc của người dân nông thôn. - Duy trì khả năng sản xuất của các nguồn lực tự nhiên đồng thời phải bảo vệ môi trường. - Giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây hại cho khu vực nông nghiệp do các nhân tố tự nhiên không thuận lợi, các nhân tố kinh tế - xã hội và các rủi ro khác. Tăng cường tính tự lực. 2. Để đảm bảo cho sự phát triển nông nghiệp bền vững, chúng ta cần xem xét sự phát triển ấy trên cả 2 phương diện: a) Bền vững sinh thái: Để phát triển nông nghiệp bền vững chúng ta cần giới hạn viêc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch, tái tạo sự đa dạng sinh học nhưng không làm giảm năng suất. b) Bền vững kinh tế - xã hội: - Quá trình chuyển đổi từ hệ thống nông nghiệp truyền thống sang hiện đại làm người dân gặp nhiều rủi ro, điều này cũng làm giảm tính bền vững. - Mục đích của nông nghiệp bền vững là tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững về mặt sinh thái, thỏa mãn những nhu cầu của con người mà không làm suy thoái đất, ô nhiễm môi trường. - Nông nghiệp bền vững kết hợp giữa 3 yếu tố: +) Khảo sát hệ sinh thái tự nhiên để áp dụng vào hệ sinh thái nông nghiệp. +) Dựa vào kiến thức truyền thống +) Dựa vào kiến thức khoa học và công nghệ hiện đại. - Nông nghiệp bền vững khuyến khích con người phát huy sự tự tin, sáng tạo - Nông nghiệp bền vững góp phần tìm ra giải pháp cho vấn đề khủng hoảng môi trường, có khả năng tác động và cải thiên môi trường 3. Nguyên tắc để xây dựng nông nghiệp bền vững: HST Rừng tự nhiên - Tính đa dạng: - Đất là một vật thể sống: - Tái chu chuyển: - Cấu trúc nhiều tầng: 4. Mục tiêu của nông nghiệp bền vững đối với đất: Đất là nguồn tài nguyên quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất nông nghiệp - Bón phân và giữ gìn đất. - Phủ mặt đất và ít cày xới. - Tăng cường sủ dụng lá phân xanh. . IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SINH THÁI Ở VIỆT NAM SO VỚI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI: Mỹ khởi xướng nền nông nghiệp sinh thái năm 1940 để khắc phục tình trạng xói lở đất nghiêm trọng tại những vùng sản xuất nông nghiệp có mức độ cơ giới hóa và thâm canh. Ở Braxin kĩ thuật canh tác đã phát triển rộng rãi từ những năm 1970. Ở nước ta canh tác nông nghiệp đã có truyền thống từ lâu đời. Tuy nhiên khái niệm nông nghiệp sinh thái chỉ mới được biết đến trong vài năm trở lại đây. Và hiện nay, nước ta cũng đã chú trọng đầu tư để phát triển nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên việc phát triển nông nghiệp sinh thái ở nước ta còn gặp một số khó khăn nhất định. Ở nước ta có nhiều điều thuận lợi: diện tích canh tác rộng lớn, nguồn nhân lực dồi dào... Nhưng chúng ta chưa có hướng đi đúng đắn để sử dụng các tiềm năng trên vào phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững. Bên cạnh đó chúng ta chưa có những chính sách thỏa đáng để khuyến khích phát triển nền nông nghiệp sinh thái Tuy nhiên , ở nước ta đã và đang từng bước thực hiện thành công nền nông nghiệp theo hướng sinh thái bền vững. Nhiều vùng trên nước ta đã có nhiều mô hình nông nghiệp sinh thái triển khai có hiệu quả IV. CÁC MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP SINH THÁI ĐƯỢC TRIỂN KHAI Ở VIỆT NAM: 1. CÁC MÔ HÌNH NÔNG – LÂM KẾT HỢP: Mô hình nông lâm kết hợp. 1.1 Mô hình nông –lâm kết hợp - Mục đích chính là sản xuất nông nghiệp. Việc trồng xen các loại cây thân gỗ lâu năm nhằm mục đích phòng hộ cho cây nông nghiệp là chính (chắn gió, chống xói mòn, cải tạo đất…) giúp thâm canh tăng năng suất cây trồng nông nghiệp kết hợp cung cấp gỗ, củi. - Việc trồng cây lâm nghiệp trong mô hình này không được làm giảm năng suất cây trồng chính (cây nông nghiệp). Mô hình nông lâm kết hợp thường được triển khai ở các vùng đồi núi - Mục đích chính là sản xuất lâm nghiệp. - Việc trồng xen canh cây nông nghiệp là kết hợp nhằm hạn chế cỏ dại, góp phần cung cấp một phần lương thực, thực phẩm. - Có các biện pháp kết hợp: +) Xen cây nông nghiệp trước giai đoạn rừng khép tán. +) Xen cây nông nghiệp sau giai đoạn rừng khép tán. +) Xen cây nông nghiệp ở cả hai giai đoạn. 1.2. Mô hình lâm-nông kết hợp: 1.3. Mô hình nông lâm súc kết hợp: - Được áp dụng với quy mô và mục đích khác nhau. - Cây lâm nghiệp thường trồng phân tán trên bãi chăn thả hoặc trồng thành ranh giới có tác dụng bảo vệ cho cây nông nghiệp. - Biện pháp: +) Lâm – Súc kết hợp với nông nghiệp. +) Nông – Súc kết hợp với lâm nghiệp. +) Chăn thả dưới tán rừng. +) Đồng cỏ xen với cây gỗ che bóng. 2. LÂM – NGƯ – NÔNG KẾT HỢP: - Diện tích rừng ngập mặn của nước ta là rất lớn và tiềm năng kinh tế là rất cao. Rừng ngập mặn là môi trường tốt để nuôi trồng thủy sản - Cải tạo đất bằng cây tràm. - Hệ thống kênh rạch, mương dẫn nước để nuôi cá, tôm, vừa sổ phèn lấy đất làm nông nghiệp, trồng cây ăn quả. - Phát triển lâm nghiệp bằng cách trồng cây lâm nghiệp trên các bờ kênh. - Kết hợp nuôi ong trong rừng tràm. - Các biện pháp: +) Rừng ngập mặn + Tôm. +) Rừng ngập mặn + Tôm, cá + Ong. +) Rừng tràm + Lúa nước. +) Rừng tràm + Cây gỗ + Nuôi trồng thủy sản. +) Lúa + cá Các mô hình nông lâm ngư kết hợp 3. NÔNG – LÂM – NGƯ – SÚC KẾT HỢP TRÊN DIỆN RỘNG: - Mục đích : tận dụng triệt để tiềm năng sản xuất của một vùng nào đó. 4. MÔ HÌNH V-A-C (R-V-A-C) Một số mô hinh ( R) VAC MỐI QUAN HỆ TRONG MÔ HÌNH V-A-C V N A C Nước, bùn Phân Đất, lá, củ, hạt Hạt, củ, lá Phân, chất thải Nước, bèo, cá => Thực chất của mối tương tác giữa các yếu tố trong mô hình là sự quay vòng của các dòng vật chất và năng lượng giữa V-A-C thông qua hành vi có ý thức của con người. VAC là mô hình thâm canh có tính sinh học cao, trong đó các hoạt động trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc gia cầm là các hoạt động chính. Các hoạt động này có những mối quan hệ mật thiết và khăng k ít nhau, tạo nên một hệ thống canh tác tổng thể, giúp sử dụng hợp lý và tốt hơn nguồn đất đai, nguồn nước và năng lượng mặt trời Mô tả mô hình (R)VAC 5. MÔ HÌNH CÔNG NGHỆ SINH THÁI: - Mô hình công nghệ sinh thái là mô hình sử dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp Các mô hình công nghệ sinh thái V. NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA NHỮNG MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP SINH THÁI: - Cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu con người . - Tăng thu nhập nông hộ, tạo công ăn việc làm cho nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. - Đa dạng hóa sản phẩm, giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. - Thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển. - Hạn chế tình trạng du canh, du cư, đốt rừng làm nương rẫy. - Bảo vệ nguồn tài nguyên đất, nước. Góp phần cải tạo đất.. - Bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. - Tạo ra hệ thống sử dụng đất , rừng một cách bền vững, phục hồi đất màu mỡ. Trong đó: Ci : sản lượng loài trồng kết hợp. Cs : sản lượng loài trồng độc canh. TI : sản lượng cây gỗ trồng kết hợp. Ts : sản lượng cây gỗ trồng độc canh. - LER< 1 : bất lợi cho đất - LER > 1 : có lợi cho đất - LER = 1 : không có lợi cho đất s i C C s i T T+LER = - Chỉ số tương đương của đất: LER : Land Equivlen Ratio VI. CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ: - Giá trị hiện thực mà mô hình đem lại :NPV (Net Present Value.) NPV =    m i i ii r CB 1 1 Trong đó: Bi : tổng thu nhập ở năm thứ i. Ci : chi phí sản xuất ở năm thứ i. r : tỉ lệ chiết khấu. i : số năm sản xuất. NPV > 0 : mô hình có hiệu quả. KẾT LUẬN Như vậy, nền nông nghiệp sinh thái ở nước ta đang được phát triển theo hướng tích cực với nhiều mô hình đa dạng, phù hợp với tình hình nông nghiệp Việt Nam. Với những kết quả đã đạt được thì chúng ta có thể thấy rằng nông nghiệp sinh thái chính là lối đi cho tương lai trong nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Bên cạnh đó, chúng ta nên tăng cường học hỏi, trao đổi và tiếp thu kinh nghiệm từ những mô hình nông nghiệp sinh thái của các nước có nền nông nghiệp sinh thái phát triển. Chúng ta tin chắc rằng, với những điều kiện mà thiên nhiên ưu ái và trình độ sản xuất nông nghiệp đã và đang được nâng cao sẽ giúp nước ta có nền nông nghiệp sinh thái phát triển bền vững trong tương lai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_nong_nghiep_sinh_thai_7165.pdf
Luận văn liên quan