Bài thảo luận: Tam quốc diễn nghĩa - La quán trung

Câu 1: Vấn đề tác giả và văn bản tác phẩm: a. Tác giả: (vắn tắt) b. Tam quốc diễn nghĩa: từ truyền thuyết dã sử đến tác phẩm văn học mang dấu ấn cá tính sáng tạo. Câu 2: Dựng lại sơ đồ cốt truyện của Tam quốc diễn nghĩa theo trục thời gian từ năm 184 đến năm 280 theo các mốc chính sau đây: 184, 189, 190, 196, 208, 220-265, 221, 222, 234, 263, 279, 280 Câu 3: Gía trị hiện thực của tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa Câu 4:Phân tích các nhân vật trong truyện Tam quốc diễn nghĩa Câu hỏi 5:Tại sao nói Lưu Bị và các nhân vật thuộc phe ông lại gọi là nhân vật lí tưởng? Câu 6 Nghệ thuật miêu tả chiến tranh của tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa thông qua trận Xích Bích. Câu 8: Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết " Tam quốc diễn nghĩa " của La Quán Trung

doc41 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9884 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thảo luận: Tam quốc diễn nghĩa - La quán trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mạt sát tính cách đáng khẳng định của Tào Tháo- một chính trị gia thời tam quốc.Người biết dựa thời cơ,nhìn thấy tài năng của người khác nên đã tập hợp được hàng nghìn viên tướng giỏi suốt đời tận tuỵ với sự nghiệp của mình. Vì muốn củng cố quyền lực của mình sự tàn ác của Tào Tháo là không tránh khỏi .Những việc như “chèn ép vua Hiến Đế”, “giết thái y Cát Bình”, “treo cổ Đổng Quý Phi đang mang long thai”, “hay đánh phục Hoàng Hậu đến chết”…tất cả cũng vì mưu đồ nghiệp lớn của kẻ hùng tài đại lược -Tào Tháo là tiêu biểu cho tính cách phản diện, là sự phát triển cao hơn, sâu hơn cái tàn bạo bất nhân của một Đổng Trác, tính tráo trở hai lòng “hữu dũng vô mưu” của Lã Bố. 2.GIA CÁT LƯỢNG Trong mấy trăm năm qua,khi bạn đọc nhắc đến nhân vật này vẫn thường nói đến sự khâm phục,trí tuệ của một vị hiền triết học rộng tài cao. -XUẤT HIỆN: Gia Cát Lượng xuất hiện phần nào bí ẩn như cuộc đời bí ẩn của ông vậy. Độc giả làm quen với ông qua lời giới thiệu của Từ Thứ trước khi từ biệt Lưu Bị trở về với Từ mẫu bên doanh trại Tào: “trong vùng này có một bậc kỳ sĩ ở Long Trung ,cách Tương Dương hai mươi dặm …nếu được người đó không khác gì nhà Chu được Lã Vọng ,nhà Hán được Chương Lương”.Rồi lời khen của Tư Mã Huy: “Khổng Minh co thể so sánh với Khương Tử Nha làm nên cơ nghiệp tám trăm năm của nhà Chu và Chương Tử Phòng làm nên cơ nghiệp bốn trăm năm của nhà Hán”.Tuy những lời nói về hình ảnh Gia Cát Lượng còn phần nào mờ nhạt,và ấn tượng chưa sâu nhưng đã phần nào hé mở chân dung của một hiền sĩ đại tài . -QUÊ HƯƠNG: Là người đất Dương Đô (nay thuộc tỉnh Sơn Đông,quận Lang Nha , đời Thục Hán). Đó là một mảnh đất có “ phong cảnh Long Trung núi không cao nhưng thanh nhã ,nước không sâu mà trong suốt, đất chẳng lấy gì làm to tát thế mà rậm rạp.Vượn hạc quấn quýt,thông trúc um tùm ngắm mãi không chán…”.Quê hương xứ sở ấy đã sinh ra người hiền sĩ ẩn dật,một nhân vật của lịch sử . -NGOẠI HÌNH: Mình cao tám thước ,mặt như ngọc dát nhũ , đầu đọi khăn lượt ,mình bận áo cánh hạc,hình dung thanh thoát như tiên -TÀI NĂNG: Khổng Minh có tầm nhìn xa trông rộng ,học vấn uyên bác,biết địch biết ta nhiều mưu mẹo,giỏi dự đoán vạch ra những chiến thuật để dành chiến thắng Khổng Minh xứng đáng là người quân sư tài năng,tỉnh táo trong mọi tình huống,nhất là cuộc đấu trí giữa 3 tập đoàn Nguỵ ,Ngô,Thục,Khổng Minh luôn được miêu tả vượt nhiều đối thủ xuất sắc (hồi 56,103…) Trong quân sự chính Khổng Minh là người chủ động tạo ra nhiều chiến thuật: trận Bát Đồ,Liên Nỏ,Mộc Ngu Lưu Mã…và đều phát huy thế trận dành chiến thắng. Chính sách pháp trị của ông là: “nhân chính và pháp tri” .Vì thế mà được lòng dân .Tác giả La Quán Trung gửi gắm trong hình ảnh Khổng Minh ý tưởng về một nhà Nho một hiền sĩ,một nhân vật trí tụê hơn người , đại diện cho nhân dân hết lòng vi công việc chung. -TÍNH CÁCH: Cả cuộc đời của ông gắn liền với sự nghiệp Thục Hán,từ khi ra khỏi lều tranh Khổng Minh không quản ngại gian nan nguy hiểm đích thân sang tận Đông Ngô thực hiện khẩu hiệu “liên Ngô kháng Tào” Khổng Minh với tấm lòng trung thành tận tụy, ý chí sắt đá, quyết tâm xây dựng nhà Thục Hán. Mặc dù biết vận nhà Hán đã suy nhưng Khổng Minh vẫn cúc cung tận tụy dẫu chết vẫn không đổi ý. Điều này càng thể hiện rõ tính chất chính nghĩa của tập đoàn Luu Thục Trong Chiến đấu, trong việc xây dựng sự nghiệp Thục Hán, Khổng Minh đã đạt được những kì công rực rỡ, nhưng không bao giờ ông tỏ ra kiêu ngạo nịnh kẻ trên khinh kẻ dưới. Khổng Minh không tham vàng bỏ ngãi như Lã Bố, cũng không có tính tự phụ mất trí khôn như Quan Công. -HẠN CHẾ Vì khi xây dựng Gia Cát Lượng tác giả quá chú trọng miêu tả trí tuệ vô cùng tận của ông nên dường như có nhiều hạn chế. Nhân vật này “đa trí nhi tử yêu” (nhiều mưu mẹo như yêu quái). Như lời của Lỗ Tấn đã nói “tác giả gán cho Khổng Minh một số phép thuật không thoả đáng làm cho ông có lúc không còn là nhà chính trị, nhà quân sự có những tiên đoán khoa học mà là thầy phù thuỷ “rắc đậu thành binh”, “gọi gió hú mưa”, khiến hình tượng nhân vật này kém giá trị chân thực trọn vẹn”. 3. LƯU BỊ: Tư tưởng xuyên suốt trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là “ủng Lưu phản Tào” trên cơ sở đó mà khẳng định chính quyền Thục Hán. Hình ảnh Lưu Bị là ông vua anh minh biết yêu thương trăm họ, là nhân vật gửi gắm nhiều ước vọng của tác giả. XUẤT THÂN: Gia đình xuất thân là dòng dõi vua quan nhưng đến đời Lưu Bị thì gia đình đã phá sản, ông làm nghề đóng dép, dệt chiếu kiếm ăn. Lưu Bị mồ côi cha từ sớm. HÌNH ẢNH Được tác giả miêu tả là người có dáng dấp ánh hùng hứa hẹn làm nên việc lớn. Con người đó mình cao tám thước, hai tai chảy xuống gần vai, hai tay buông khỏi đầu gối, mặt đẹp như ngọc, môi đỏ như son. Ấn tượng về Lưu Bị là người anh hùng không thích đọc sách, tính ôn hoà, ít cười nói, mừng giận không hề lộ ra mặt, có trí lớn, thích kết giao với những tay hào kiệt trong thiên hạ. Bởi thế Lưu Bị tuy mới xuất hiện trên vũ đài chính trị chưa làm nên công trạng gì nhưng được Tào Tháo quả quyết: “anh hùng trong thiên hạ chỉ có Sứ quân (Lưu Bị) và Tháo mà thôi”. -Với tài thu phục nhân tâm, Lưu Bị thu nạp được rất nhiều người tài. Thuở lập nghiệp, ông dù tay trắng nhưng 2 mãnh tướng Quan Vũ, Trương Phi vẫn bất chấp khó khăn phụng sự ông. Ông có ba quân sư tài giỏi là Từ Thứ, Gia Cát Lượng và Bàng Thống. Tất cả mọi người cùng rất trung thành dưới trướng của Lưu Bị. TÍNH CÁCH: Phương châm quán triệt mọi hành động của Lưu Bị là “dĩ nhân vi bản” (lấy nhân làm gốc). Bởi Lưu Bị từng nói “thà ta chết, chứ không làm điều phụ nghĩa” đối lập hẳn với quan điểm sống của Tào Tháo Lưu Bị nhờ có lòng nhân từ rộng lượng, thương dân yêu lính cho nên từ hai bàn tay trắng ông làm đến Hán Trung Vương, lên ngôi Hoàng đế và chia ba thiên hạ. Nhân tố chủ yếu để Lưu Bị giành thắng lợi chính là đạo “nhân hoà”. Hình tượng nhân vật Lưu Bị trong tác phẩm đã vượt qua con người Lưu Bị trong lịch sử thể hiện lý tưởng, nguyện vọng của nhân dân về một ông vua chân chính, về một người anh em bằng hữu hết lòng vì bạn bè. HẠN CHẾ: Nhân vật Lưu Bị được La Quán Trung xây dựng vượt xa bộ mặt thật của lịch sử và đặc điểm thời đại cho nên có phần mơ hồ và tính chân thực bị giảm sút. Cũng chính Lỗ Tấn nhận định “muốn Lưu Bị là người có nhân có đức mà hình như giả dối”. Thêm nữa Lưu Bị dù làm vua nhưng tình cảm riêng tư còn nhiều bởi vậy mà muốn báo thù cho em vứt bỏ chủ trương “liên Ngô kháng Tào” dẫn đến việc 40 doanh trại tại Hào Đình phút chốc ra tro, cơ nghiệp Thục Hán sụp đổ từ đó. Tác giả La Quán Trung bị chi phối bởi điều kiện lịch sử xã hội lúc bấy giờ cho nên không thể xây dựng được một ông vua nhân từ đức độ trong xã hội đen tối. Trái lại ông lại có thể xây dựng hàng trăm nghìn nhân vật điển hình như Tào Tháo, vì hiện thực xã hội lúc bấy giờ cho phép ông khái quát hết sức chân thực bộ mặt tàn ác giả dối của tập đoàn phong kiến thống trị. 4.TRIỆU VÂN: XUẤT THÂN Triệu Vân (168 - 229) tự là Tử Long người vùng Thường Sơn, là một vị tướng thời kì cuối nhà Đông Hán vào thời Tam quốc. ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục. Ông được phong chức Hổ Uy Tướng quân, và đứng thứ ba trong Ngũ Hổ Tướng của nhà Thục (Vân Trường, Trương Phi,Triệu Vân, Hoàng Trung, Mã Siêu). NGOẠI HÌNH Viên tướng mặc áo giáp trắng, cỡi ngựa trắng, cầm cây thương múa tít đi lại giữa trăm vạn hùng quân. TÀI NĂNG -Triệu Vân là một mãnh tướng vô địch, từ khi còn trẻ tới lúc về già, 70 tuổi vẫn đủ sức giết 5 người con của Hàn Đức trong một trận chiến. TÍNH CÁCH -Con người không hề kiêu căng như Quan Vũ, cũng không nóng nảy như Trương Phi, điều này đã thể hiện bản lĩnh phi thường mà kiêm tốn, điềm đạm của một Triệu Tử Long. -Triệu Vân hội tụ đủ các bản chất của những anh hùng trong thời đại ông. Tr -Trong tác phẩm, La Quán TRung chỉ đặc biệt miêu tả Triệu Vân võ công cao cường, mà thực ra ông còn có tài thao lực khôn khéo, lòng trung thành tận tụy và tính cách thẳng thắn và lòng dũng cảm phi thường HẠN CHẾ Do vị chí thứ yếu trong Ngũ Hổ Tướng cho nên bút mực dành cho nhân vật này hơi ít, có lúc thật kỳ diệu lớn lao, có lúc lại mất hút trong tác phẩm dài bề bộn sự kiện. 5.QUAN CÔNG THÂN THẾ -Quan Công (162?-220) hay còn được gọi là Quan Vũ, tự là Vân Trường, là một vị tướng quân đội thời kỳ cuối nhà Đông Hán và Thời Tam Quốc. Quan Vũ người Giải châu. Ông là người đóng góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Ông là anh em két nghĩa của Lưu Bị và Trương Phi NGOẠI HÌNH -Hình ảnh Quan Vũ với bộ mặt đỏ như gấc, bộ râu dài hai thước, tay cắp thanh long đao, cưỡi ngựa Xích thố ngày đi nghì dặm, oai phong lẫm liệt… TÀI NĂNG -Quan Vũ xuất hiện từ hồi 1- “kết nghĩa vườn đào” đến hồi 77- “bỏ mạng ở Mạch Thành. Suốt 77 hồi, tác giả đã thêu dệt nhiều chiến công lẫy lừng của vị anh hùng chiến trận này. Chém đầu Hoa Hùng, quay trở doanh trại về khi chén rượu còn nóng (hồi 5), chém Nhan Lương, giết Văn Sú- hai viên tướng của Viên Thiệu, dùng Thuỷ Chiến đánh bại Bàng Đức kiêu hùng. TÍNH CÁCH -Ông là người vũ dũng, hào hiệp, ghét kẻ ác, thường bênh vực người yếu. Do bênh vực người khác mà ông phạm tội giết người, phải bỏ quê hương đến nương náu ở quận Trác.Tại quận Trác, Quan Vũ đã gặp gỡ và trở nên thân thiết với Lưu Bị và Trương Phi -Tác giả tô đậm với lòng dũng cảm phi thường của một Quan Vũ ung dung đánh cờ để Hoa Đà rạch tay bị tên độc, cạo xương rắc thuốc (hồi 75), một khí phách anh hùng, thân ở doanh trại Tào mà tâm vẫn ở bên Lưu Bị. Bên cạnh lòng dũng cảm La Quán Trung còn muốn tô đậm cái nghĩa khí của Quan Vũ. +Trung nghĩa ở đây được xét theo quan hệ trên dưới. Tác giả lặp đi lặp lại một số sự kiện nhằm nhấn mạnh lòng trung nghĩa dũng cảm vô bờ của Quan Công: “Gương trung vằng vặc soi trời bể-Nghĩa khí âm thầm nổi gió mưa…”. Trước sau trung thành với nhà Thục Hán, đó lảtung nghĩa của Quan Công. Khi thất thế về với Tào Nguỵ, dù được đối đãi hậu hĩnh Quan Vân Trường vẫn hướng về Lưu Bị, cho đến khi sa cơ lỡ vận bọn Đông Ngô dụ hàng, Quan Công vẫn một lòng một dạ “Ngọc khả toái nhi bất khả cải kì bạch, trúc khả phần nhi bất khả huỷ kì tiết” (Ngọc tuy đập vụn được nhưng không sao đổi được sắc trắng, trúc đốt cháy được nhưng không huỷ được gióng thẳng). +Tín nghĩa là yếu tố được xét theo quan hệ hàng ngang, thể hiện quan hệ anh em bạn bè, quan hệ xã hội.Kết nghĩa vườn đào, không thay lòng đổi dạ, sống chết có nhau là tín nghĩa cuả Quan Vũ. Quan Vũ trung thành với Lưu Bị, trung thành với lời thề kết nghĩa vườn đào nhưng lại quy thuận tào Tháo trong những điều kiện nhất định. Quan Vũ giải cứu Tào Tháo tại Bạch Mã, chém hai tướng của Viên Thiệu, suýt nữa làm Lưu Bị bỏ mạng tại doanh trại họ Viên; nhưngQuan Vũ lại hết lòng với chị dâu, qua năn cửa quan chém sáu tướng giỏi của Tào Tháo. Chữ tín cũng có mặt tích cực khi thê hiện kết nghĩa huynh đệ, đó là lúc con người cần hợp sức nhau trong thời đại tao loạn, song nó sẽ là tiêu cực khi quan hệ con người dựa trên ân oán các nhân, đặt lợi ích cộng đồng xuống dưới. HẠN CHẾ - Trong Tam Quốc chí Trần Thọ cho Quan Vũ là kẻ kiêu căng. Trong Tam Quốc diễn nghĩa La Quán Trung nhấn mạnh đặc điểm tính cách này của Quan Vũ. Đánh giá của Trần Thọ về Quan Vũ được đời sau ghi nhận là công bằng: “Quan Vũ sức địch vạn ntgười, hổ thần một thời. Vũ báo ơn Tào công…có phong độ quốc sĩ. Nhưng Vũ cương và tự phụ…lấy sở đoản mà chuốc lấy thất bại, là lẽ thường vậy”. -Vì tính kiêu căng tự phụ mà làm mất hoà khí giữa Đông Ngô, Tây Thục, tổn hại chính sách”Liên Ngô kháng Tào” của Gia Cát Lượng, để mất Kinh Châu, tạo nguy cơ đầu tiên cho sự sụp đổ của cơ nghiệp nhà Thục Hán -Cũng chỉ vì kiêu căng, tự phụ mà Quan Vân Trường bị khốn tại Mạch Thành, kết thúc cuộc đời khá bi thảm. 6.TRƯƠNG PHI THÂN THẾ -Trương phi (?-221) Trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Trương Phi tự là Dực Đức ,quê ở Trác Quận nước Yên.. Trương Phi đã cùng với Lưu Bị và Quan Vũ kết bái làm huynh đệ trong vườn đào. Ông là em út trong ba người. Ông được Chiêu liệt hoàng đế tức Lưu Bị phong làm một trong ngũ hổ đại tướng. NGOẠI HÌNH -Trương Phi thân dài tám thước, đầu báo, mắt tròn, râu hùm, hàm én, tướng như sấm động, không có đôi môi tô son, mắt phượng mày tằm, oai phong lẫm liệt như Quan Công, cũng không giống Lã Bố, Chu Du là võ tướng có thân hình cân đối, đẹp đẽ; nhưng con người ấy đã làm nên những việc lẫy lừng trong thiên hạ, không chịu sự ràng buộc nặng nề bởi tư tưởng chính thống như Lưu Bị, bởi thứ đạo đức “đại nghĩa” chung chung như Quan Công. TÀI NĂNG -Trương Phi là người có tấm lòng cương trực, lòng dạ thẳng ngay. Ông đã đóng góp rất nhiều cho sự ra đời của nước Thục. Ông nổi tiếng với võ nghệ siêu phàm cùng với sự dũng cảm coi thường cái chết. Ông thật sự là nỗi khiếp đảm của quân thù. Như trận đánh cầu Trường Bản, ông đã quát mấy tiếng khiến Tào Tháo hoảng sợ mà lui quân. Khi ấy ông chỉ có vài mươi kị sĩ còn Tào Tháo có trăm vạn hùng binh. Trong trận ấy, viên quan theo hầu Tào Tháo là Hạ Hầu Lan đã hoảng sợ đến mức vỡ mật mà chết. -Ông là một trong 2 tướng đã từng đơn độc giao chiến với Lã Bố mà chưa bị thua chạy hoặc bị giết (người còn lại là Hứa Chử). Trong trận Hổ Lao, để cứu Công Tôn Toản, ông đã đấu với Lã Bố hơn 50 hiệp bất phân thắng bại trước khi Quan Vũ và Lưu Bị ra trợ chiến. Tổng cộng ông đã đấu với Lã Bố 2 trận, tất cả gần 150 hiệp và đều bất phân thắng bại (trong khi Hứa Chử chỉ giao chiến với Lã Bố được 20 hiệp bất phân thắng bại trước khi Tào Tháo sai 5 tướng khác ra trợ chiến) -Trương Phi trong mắt nhiều người là một vì tướng có vẻ như hữu dũng vô mưu nhưng không có chuyện như vậy. Ông cũng là một tướng có mưu lược dù không nổi bật như tài năng võ nghệ của mình. Những hành động như tha cho Nghiêm Nhan thu phục cho Thục một danh tướng, hay mẹo cộtu cành cây vào đuôi ngựa quét cho đất cát tuing mù làm quân Tào nghi ngờ có phục binh tại cầu Trường Bản chứng tỏ ông cũng là người có mưu lược. TÍNH CÁCH - La Quán Trung say sưa khi viết về tính tình khẳng khái, bộc trực và rất nóng nảy của Trương Phi. Ngòi bút của La Quna Trung không hề vướng vấp khi viết về tài năng của Gia Cát Lượng, về Triệu Tử Long là hình ảnh của một tướng tài trong thời chinh chiến, cũng không quanh co khi viết về tấm lòng trong sáng của Trương Phi. +Trương Phi nổi giận đùng đùng, toan đánh quân áp giải Lư Thực, vì Trương Phi hiểu rõ hoàn cảnh của Lư Thực, bị Tả Phong bức hại. Hành động cứu Lư Thực là chí khí của người anh hùng: “Lộ kiến bất bình.bạt đao tương trợ” chứ không như Lưu Bị chỉ nghĩ đến chuyện “ sẽ có công luận của Triều đình”. +Trương Phi muốn giết Đổng Trác, vì Trác kiêu ngạo khinh ba anh em Huyền Đức “đã vào đất chết cứu nó ra, nó không ơn thì chớ, lại còn làm phách khinh người, nếu không giết nó không sao hả giận này”. -Lòng cương trực quyết định lối sống cương trực. TỶương Phi sống ngay thẳng, đường hoàng, không dung hoà nhân nhượng, không quanh co giấu giếm, thẳng như làn tên bắn, trong sáng như gương soi. Trương phi cướp trên 150 con ngựa tốt của Lã Bố vơí lý do hết sức giản đơn: “Sao tao cướp ngựa của mày thì mày biết tức, mày cướp Từ Châu của anh tao sao mày không nói -Cũng là những người bạn kết nghĩa vườn đào nhưng quan niệm về “nghĩa” của Trương Phi rành rọt hơn Quan Vũ, dứt khoát hơn Lưu Bị. Quan Vũ hàng Hán chứ không hàng Tào, phân biết Hán- Tào đã rõ nhưng trương Phi còn phan bịêt rõ hơn. Ông quan niệm đã là ket trung thần tàh chết không chịu nhục. Nếu Trương Phi bị khốn tại Thổ Sơn thì chắc hẳn Trương Phi chịu chết chứ không chịu nương tựa tào. -Hình ảnh Trương Phi là hình ảnh tuyệt đẹp của con người thượng võ, người anh hùng biết kết hợp giữa mưu mô và sức lực HẠN CHẾ - Mặc dù được xây dựng thành một con người cương trực, lòng dạ ngay thẳng nhưng Trương Phi cũng không tránh khỏi những thiếu sót như nóng nảy, vội vàng, thô bạo. Vì thiếu sót này mà Trương Phi bị sát hại ơt Lãng Trung. La Quán Trung có ý định lý giải nguyên nhân dẫn đến cái chết của những anh hùng như Quan Vũ, Trương Phi đều do những thiếu sót của họ gây ra. Thuy nhiên, Quan Vũ vì kiêu ngạo mà mạng vong, còn Trương Phi chit vì nóng lòng báo thù cho anh kết nghĩa là Qua Vũ mà bị sát hại. Cái chết của Trương Phi càng thể hiện phẩm chất con người sống cương trực, chết thuỷ chung. Câu hỏi 5:Tại sao nói Lưu Bị và các nhân vật thuộc phe ông lại gọi là nhân vật lí tưởng?                                                    Bài làm: Trong một số tác phẩm văn học,nhân vật lý tưởng được tác giả xây dựng với mục đích làm sáng rõ hơn tư tưởng chủ đề tác phẩm.Đó là những nhân vật mang màu sắc chính diện,là điển hình cho những phẩm chất tốt đẹp nhất.Trong “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung,Lưu Bị và các nhân vật thuộc phe ông được coi là những nhân vật lý tưởng.Những nhân vật này được khắc họa chủ yếu bằng bút pháp khoa trương,phóng đại.Vì thế đem đến cho nhân vật một tầm vóc lớn lao.Họ khác thường ở :vóc dáng,hành động và tâm hồn. Dưới thời đại phong kiến chiến tranh loạn lạc, nhân dân cho dù căm ghét bọn thống trị bạo tàn nhưng họ vẫn mơ ước tới một “ hảo hoàng đế” , một chân mệnh thiên tử”, biết thực hiện “nhân chính” xây dựng thời đại thái bình, kết thúc chiến tranh cát cứ, đem lại cuộc sống yên ổn làm ăn cho họ. Lưu Bị được ca ngợi là người “thương dân,lấy dân làm gốc”,lấy đức để thu phục lòng người.Lưu Bị là người đứng đầu nhà Thục Hán là hóa thân của chữ “nhân” “nhân hòa” là một trong 3 yếu tố quan trọng của triều đại(thuyết “ Thiên- địa-nhân) Trong Tam Quốc thì Tào Tháo được thiên thời, Tôn Quyền được “địa lợi”, Lưu Bị được “nhân hòa”, tức là được lòng người, mỗi điều kiện cơ bản để giành thiên hạ. Lưu Bị là vị vua sáng , lấy tình nghĩa làm trọng, bôn ba bốn biển, chiêu hiền đãi sĩ, vì sự nghiệp chấn hưng cơ đồ nhà Hán đang nghiêng ngửa.Lưu bị là nhà lãnh đạo tài giỏi và nhanh nhạy.Khi Kinh Châu bị Tào Tháo vây Lưu bị có 4000 quân,chiêu hàng được vài ngàn nạn dân Ô Hoàn,rồi lại được Đào Khiêm cấp 4000 quân nữa,có hơn một vạn người mà đã phá được vòng vây,cùng Đào Khiêm thế thủ ở Đan Dương.Khi về với Tào Tháo,Lưu Bị mang 1000 quân đi chặn đánh một vạn quân Viên Thuật,Thuật thua chạy,Lưu Bị mang quân đi đuổi được Thuật bèn chính thức li khai Tào Tháo,mang quân chiếm lại Từ Châu,giết chết Xa Trụ… Lưu Bị là đại diện điển hình cho con người nhân nghĩa,một vị vua sáng,luôn chăm lo cho quốc dân.Với sự nhạy bén,tài chỉ huy tướng lĩnh và trên hết là một khát vọng thống nhất thiên hạ cháy bỏng,Lưu Bị đã có cả đất Kinh châu và Ba Thục,trở thành một quyền lực lớn ở phía Tây.Năm 219,Lưu Bị chiếm được Hán Trung,lên ngôi và lập nên nhà Hán.   Với tài thu phục nhân tâm,Lưu Bị đã có được sự giúp sức của rất nhiều vị tướng tài giỏi.Đó là trí tuệ của quân sư Khổng Minh và sức mạnh quân sự của ngũ hổ tướng: Quan Vũ,  Trương Phi,Triệu Tử Long,Mã Siêu và Hoàng Thông. Khổng Minh là nhà chính trị gia tài giỏi,người có trí tuệ tuyệt vời , với tấm lòng trung thành tận tụy, với ý trí sắt đá vô hạn, quyết tâm xây dựng cơ nghiệp nhà Hán.Ông là nhà quân sự thiên tài,đã vạch ra chiến lược chiến thuật khiến quân Thục đánh thắng quân Ngụy trong nhiều trận chiến.Ông còn giỏi về cách dùng gián điệp,khổ nhục kế li gián hàng ngũ kẽ địch,dùng miệng lưỡi thuyết phục vân động kẻ địch,đánh vào tinh thần của chúng,hoàn thành sách lược liên minh với Ngô để chống Ngụy.Ông còn là nhà khoa hoc nghiên cứu thiên văn…Khi Lưu Bị lên ngôi Khổng Minh giữ chức thừa tướng.Mặc dù biết cơ nghiệp nhà Hán đã suy, song Khổng Minh vẫn cúc cung tận tụy , dẫu chết cũng không đổi ý. Khổng Minh là hóa thân của của chữ “trí”bổ sung cho chữ “nhân” của Lưu Bị.Khổng Minh là người có học vấn uyên thâm ,nhìn xa trông rộng biết địch, biết ta,nhiều mưu mẹo, linh hoạt trong chiến thuật để đạt được chiến lược dài lâu. Khổng Minh là người nổi trội về cả mặt quân sự, chính trị và ngoại giao,một con người tài giỏi vẹn toàn. Khổng Minh luôn là người chủ động và tỉnh táo trong mọi tình huống để đánh thắng và vượt qua được các đối thủ xuất sắc như: Tào Tháo, Tư Mã Ý, Chu Du. Khổng Minh chính là “bộ não” của Lưu Bị, là minh chứng cụ thể cho mối quan hệ “minh quân-hiền tướng” của tâm thức Trung Hoa.Đây là nhân vật được La Quán Trung xây dựng làm điển hình mẫu cho con người mưu trí tuyệt vời,hình tượng Khổng Minh sống mãi trong lòng độc giả mấy thế hệ với câu thành ngữ dân gian “Mưu Gia Cát”,“kế Khổng Minh”… Sự nghiệp của phía Lưu Thục có được thắng lợi, là nhờ  trí tuệ của Khổng Minh và ngũ hổ  tướng. Quan Vũ , người đứng đầu ngũ hổ tướng ,người có tướng mạo mang đậm nét anh hùng, bộ mặt đỏ như táo, tay cắp thanh long đao yểm nguyệt, cưỡi ngựa xích thố chạy nhanh như bay. Với những chiến công hiển hách như: chém đầu Hoa Hùng trở về khi chén rượu còn nóng, chém Nhan Lương,..lòng dũng cảm phi thường của Quan Vũ khi ung dung ngồi đánh cờ để Hoa Đà rạch tay bị tên độc, cạo xương rác thuốc,một Quan Vũ thân ở trại Tào mà tâm vẫn ở bên Lưu Bị.Quan Vũ luôn thể hiện khí tiết kẻ trượng phu “Ngọc dẫu nát không đổi sắc trắng, trúc dẫu cháy gióng vẫn thẳng”.Quan Vũ trong tâm thức quần chúng ngàn đời nay vẫn là người anh hùng trung nghĩa, có sức khỏe phi thường , có ý chí kiên cường, võ nghệ vô địch, có đời sống tinh thần phong phú và cao thượng.  -Trương Phi là người đứng thứ hai trong ngũ hổ tướng “mình hổ, lưng vượn , tay báo”, “mắt ốc, râu hùm”, “cưỡi ngựa ô tay cầm bát xà mâu”. Trương Phi nóng nảy,khảng khái,bộc trực, ít chịu sự ràng buộc của lễ giáo đạo đức phong kiến. Ở con người này nóng vì xã hội còn nhiều ngang trái bất công, nóng vì muốn bảo vệ lẽ phải và đạo lý làm người.Ông đóng góp rất lớn cho sự ra đời của nước Thục.Ông nổi tiếng với võ nghệ siêu phàm,cùng với sự dũng cảm,coi thường cái chết.Ông là nỗi khiếp đảm của quân thù.Trong trận đánh cầu Trường Bản,tác giả miêu tả rằng ông quát mấy tiếng mà khiến Tào Tháo hoảng sợ mà lui quân.Viên quan theo hầu Tào Tháo là Hạ Hầu Kiệt đã hoảng sợ đến mức vỡ mật mà chết.Trương Phi cũng là một vị tướng có tài mưu lược,tuy không bằng tài cầm quân.Những hành động như tha cho Nghiêm Nhan,thu phục cho Thục một danh tướng,hay mẹo cột cành cây vào đuôi ngựa,quét cho đất cát tung mù để khiến địch nghi ngờ có quân phục binh đã chứng tỏ điều đó. Triệu Vân là một mãnh tướng vô địch, từ khi còn trẻ đến lúc về già, hình ảnh viên tướng mặc áo giáp trắng, cưỡi ngựa trắng, cầm cây thương múa tít đi lại giữa trăm vạn hùng quân của Tào Tháo, một mình cứu A Đẩu ở Trường Bản (hồi 41) đã cuốn hút độc giả ngàn năm. Hệ thống nhân vật bên phía Lưu Thục, tiêu biểu là Lưu Bị, Khổng Minh, Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân…đều là những người anh hùng, có sự nghiệp vĩ đại, giàu công tích trong thời kì đầy biến động.Bằng thủ pháp phóng đại,tác giả đã khắc họa ở họ những vẻ đẹp,phẩm chất phi thường.Họ trở thành những hình tượng nhân vật lí tưởng trong văn học.Họ là niềm an ủi, cổ vũ cho quần chúng lao khổ, họ cũng là khất vọng của quần chúng về một xã hội thanh bình, không loạn lạc, chiến tranh.  Câu 6 Nghệ thuật miêu tả chiến tranh của tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa thông qua trận Xích Bích. Bài làm: Chiến tranh vốn là mảng đề tài tiềm năng của văn học. Đó là nơi gồm chứa nhiều cảm xúc khác nhau, thậm chí trái chiều, là nơi xảy ra những điều bất ngờ nhất, khó tin nhất nhưng cũng thật nhất. Vẫn còn lưu lại những kiệt tác văn chương viết về chiến tranh Đông Tây kim cổ .Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là một trong số đó. Miêu tả về một giai đoạn phân tranh loạn lạc với nhiều trận chiến khác nhau, La Quán Trung đã làm say mê người đọc bao thế hệ. Đỉnh cao của nghệ thuật miêu tả chiến tranh của cuốn tiểu thuyết này hẳn là trận đại chiến Xích Bích – trận chiến hình thành thế chân vạc chia ba thiên hạ Nghệ thuật mô tả chiến tranh của Tam Quốc Diễn Nghĩa thông qua trận Xích Bích có những điểm chính sau đây: Kết hợp giữa đấu trí, đấu dũng, lấy đấu trí làm chính. Xích Bích là một chiến dịch tổng hợp vừa thuỷ chiến, hoả công, là chiến tranh ngoại giao, gián điệp, tâm lý. Đó không chỉ là chiến tranh giữa hai phe Tào Nguỵ với Đông Ngô mà còn là chiến tranh cân não giữa Chu Du và Gia Cát. Khác với những tác phẩm khác, thường nhìn chiến tranh qua súng đạn, qua chiến đấu, mô tả chiến tranh diễn ra trên chiến trường, Tam Quốc Diễn Nghĩa lấy đấu trí làm phần chính để triển khai mô tả chiến tranh, miêu tả vận dụng chiến lược chiến thuật. Sự vận dụng sách lược chính xác hay không sẽ liên quan đến toàn cục cuộc chiến tranh, còn vận dụng chiến thuật sai hay đúng sẽ liên quan cục bộ của cuộc chiến tranh. Tam Quốc Diễn Nghĩa có sự kết hợp chiến lược và chiến thuật , giữa toàn cục và cục bộ. Miêu tả chiến tranh đa dạng phong phú chứ sâu sắc chứ không đơn thuần chỉ là ghi chép thắng lợi đơn điệu. Trận Xích Bích là một ví dụ. La Quán Trung dung 9 hồi (từ hồi 42 đến hồi 51) để miêu tả trận đấu này, trong đó có 3 hồi tập trung miêu tả chiến lược sách lược. Sau khi thống nhất miền Bắc Trung Quốc, Tào Tháo kéo 83 vạn hùng binh xuống phương nam, Gia Cát Lượng tìm cách liên kết với Đông Ngô, ông đã “thiệt chiến quần nho” phân tích tình hình lợi hại, lợi dụng mâu thuẫn, tranh thủ đồng minh. Nội bộ tập đoàn Tôn Quyền nổ ra về cuộc tranh luận về chiến lược hoà hay chiến. Được sự ủng hộ của Chu Du và Lỗ Túc. Tôn Quyền từ chỗ do dự liên kết đến kiên quyết, thề sẽ sống mái với quân thù. Trong quá trình chiến đấu tác giả miêu tả hai phái Tôn Quyền và Lưu Bị, khi thì bắt tay nhau liên kết, khi thì đấu tranh mâu thuẫn với nhau; mâu thuẫn giữa hai phái chủ chiến và chủ hoà, mâu thuẫn trong nội bộ phái chủ chiến với nhau. Đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh chính trị, làm cho viuệc miêu tả chiến thuật càng thêm cụ thể sâu sắc. Miêu tả chiến tranh toàn cảnh Tam Quốc Diễn Nghĩa miêu tả khá đầy đủ các chiến dịch và những trận đánh nổi tiếng trong giai đoạn lịch sử này. Tác giả như nhà quay phim có hạng, vừa thể hiện được toàn cảnh chiến dịch vừa đặc tả những cảnh chiến đấu cụ thể. Ở trận Xích Bích vừa có hoả chiến , thuỷ chiến , có phục binh cướp trại lại có quân bao vây cứu viện, có đánh nhau bằng ngựa, bằng thuyền, bằng xe lại thậm chí có cả đánh giáp lá cà, tay không đấu võ ….Những trận đánh thiên biến vạn hoá, không trùng lặp, mỗi trận đánh có môt đặc điểm riêng. Ở mỗi trận chiến tác giả mô tả tính cách chủ tướng của các phái quân sự; miêu tả các thống soái thứ nhất như Tào Tháo,Tôn Quyền, Lưu Bị, miêu tả tổng chỉ huy mặt trận Gia Cát Lượng, Chu Du….Qua việc miêu tả các thống soái và những tổng chỉ huy mặt trận làm cho độc giả thấy được chiến tranh toàn cục, chiến lược, sách lược các bên.Chính vì vậy mà trong trận Xích Bích ban đầu ai cũng tin chắc rằng quân Tào với chỉ huy tài giỏi, quân sĩ hùng mạnh… như vậy dành thắng lợi là điều tất yếu, nhưng thông qua cách miêu tả tỉ mỉ, toàn cảnh diễn biến trận đấu của tác giả đã làm độc giả không ngỡ ngàng trước kết quả cuối cùng là quân Tào thất bại thảm hại. Tính toàn cảnh còn thể hiện vừa miêu tả quân sự, vừa miêu tả chính trị, vừa miêu tả đời sống quân sĩ, vừa miêu tả cuộc sống các nhà chính trị. Câc trận đấu không trùng lặp mỗi trận đấu có một nét riêng Sở dĩ các trận đánh không bị trùng lặp là bởi vì tác giả biết kết hợp miêu tả tránh đánh, vừa miêu tả nhân vật, đặc biệt nêu bật được tính cách khác nhau của các vị thống soái. Trận Xích Bích và trận Hạo Đình có nét giống nhau nhưng do tính cách hai thống soái của hai trận khác nhau nên ta thấy không trùng lặp. Ở trận Xích Bích, Tào Tháo thua là vì chủ quan kiêu ngạo, ở trận Hạo Đình Lưu Bị quá giận mất sang suốt nên thất bại. Tác phẩm thoát được tệ công thức đơn giản của người xưa, phản ánh được tính chất đa dạng của chiến tranh. Trong các trận chiến đấu căng thẳng, tác giả biết chen vào những cảnh “thảnh thơi”, thủ pháp này gọi là “nhất khẩn nhất tùng” tạo nên tính hấp dẫn của tự sự. Tác giả đã kết hợp một cách tài tình giữa thủ pháp hư và thực để mô tả chiến tranh. La Quán Trung không tiếc bút mực và công sức để mô tả trận Xích Bích và liên minh Tôn Quyền và Lưu Bị. Tác giả mở rộng tình tiết câu chuyện một cách tỉ mỉ đã để 6 hồi dài miêu tả quá trình chuẩn bị trận đánh mà chỉ để mấy dòng nói về trận đánh. Đó là điều hợp lý vì ngọn lửa bén ngọn là chiến dịch kết thúc, cái khó là quá trình nhen nhóm ngọn lửa. Nhưng, đối với quân thua trận là quân Tào thì tác giả chỉ tường thuật một cách đơn giản với cách mô tả hợp lý ấy, đỡ tốn bút mực lại làm nổi bật được trọng điểm của vấn đề. Tuy chiến tranh thường là căng thăng kịch liệt, hiểm nguy, nhưng trọng trận Xích Bích, chiến tranh không thê thảm mà đượm vể hiên ngang của sử thi anh hùng. Đôi khi có vẻ ung dung khoan thai như Bàng Sỹ Nguyên khêu đèn đọc sách “trong động có tĩnh” tạo nên dư vị vô cùng vô tận. Miêu tả trận Xích Bích tác giả không chỉ tỏ ra tài năng nghệ thuật hơn người, mà còn tỏ rõ năng lực quan sát của ông đối với sự kiện lịch sử. Miêu tả trận chiến mà không đi lại tính chân thực của lịch sử lại đấy sức hấp dẫn lịch sử. Ông hiểu được tính phức tạp của cuộc sống và tính khốc liệt của chiến tranh, không đơn giản hoá mà mô tả chiến tranh đa dạng thành một cuộc bày binh bố trận của hai bên. Tóm lại, Tam Quốc diễn nghĩa và nhất là thông qua trận Xích Bích xứng đáng là một bộ sách miêu tả chiến tranh sinh động vào loại bậc nhất của Trung Quốc và cũng là bộ sách hiếm thấy trong văn học thế giới. Câu 7 : Nghệ thuật xây dựng nhân vật Bài làm        Ở Trung Quốc, ai ai cũng biết kiệt tác văn học cổ điển “Tam Quốc Diễn Nghĩa”. Trong mấy thế kỷ qua, cảnh tượng chiến tranh như sóng tràn bờ, hình tượng nhân vật sinh động, tình tiết câu chuyện đấu trí đấu dũng, sinh động lý thú trong bộ “Tam Quốc Diễn Nghĩa” luôn được nhân dân Trung Quốc ưa thích, và cũng là vấn đề nhiều học giả nghiên cứu trường kỳ. Bộ “Tam Quốc Diễn Nghĩa” kể câu chuyện lịch sử phức tạp trong 100 năm từ năm 184 đến năm 280 công nguyên. La Quán Trung thu thập nhiều tài liệu lịch sử, tạp ký, những truyện ít ai biết đến, tiểu thuyết dã sử và truyền thuyết dân gian về Tam Quốc, dung hợp hoài bão chính trị và sự từng trải cuộc sống chiến tranh khi tham gia quân khởi nghĩa nông dân của mình, tái hiện sinh động lịch sử đấu tranh chính trị và quân sự giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô. Bộ “Tam Quốc Diễn Nghĩa” đạt thành tựu nghệ thuật trong các mặt. Thông qua kể lại các cuộc đấu tranh khủng khiếp về chính trị và quân sự, bằng các loại phương pháp nghệ thuật, tác giả đã xây dựng thành công hàng loạt hình tượng nhân vật rõ rệt. Trong hơn 400 nhân vật trong bộ sách, tác giả ra sức miêu tả mấy chục nhân vật có tính cách nhân vật rõ rệt. Khắc họa nhân vật là một tài năng nổi bật của La Quán Trung .Trước hết, nhân vật của ông được khắc họa theo quan niệm tướng số-kì hình dị tướng là người tài.Ta có dễ dàng thấy sự khắc họa này qua hình tượng ba anh em Luu Bị ,Quan Vũ,Trương Phi. Lưu Bị, tên chữ là Huyền Đức, là dòng dõi Trung Sơn Tĩnh Vương, cháu chắt xa của Hiếu Cảnh Hoàng đế (Các Hoàng đế đầu tiên nhà Hán là Cao Tổ, Hiếu Huệ đế, Văn Đế, Cảnh đế, Vũ đế ...). Thực chất Huyền Đức là tầng lớp quý tộc suy vi của Hán tộc, truyền đến đời Huyền Đức thì đã suy, nên Huyền Đức sinh ra trong nghèo khổ, cha mất sớm, phải đi làm nghề dệt chiếu đóng dép để kiếm ăn. Sinh thời, Huyền Đức là một người con có hiếu, thờ Lư Thực và Trịnh Huyền làm thầy, kết bạn với Công Tôn Toản. Lưu Bị đã sớm bày tỏ ý chí của mình "Sau này lớn lên ta làm vua cũng sẽ làm cỗ xe như thế" (hồi 1 - nói về cây dâu nhà Huyền Đức). Tướng mạo Lưu Huyền Đức đã thấy một người khác thường "mình cao tám thước, tay dài quá đầu gối, mắt nhìn thấy tai", quả thật khác thường. Tính Huyền Đức nghiêm trang, nhưng khoan dung, không thích đọc sách. Nhiều người không thích nhân vật này bởi cho rằng Huyền Đức là người không biết lãnh đạo, lại có vẻ đạo đức giả và an phận chờ thời. Tuy nhiên, ta cần nhìn khách quan về nhân vật này, rằng ông ta cũng xứng là một anh hùng như Tào Tháo khen ngợi vậy.Lưu Bị tuy mới xuất hiện trên vũ đài chính trị chưa làm nên công cán gì nhưng được Tào Tháo quả quyết:anh hùng trong thiên hạ chỉ có sứ quân(Lưu Bị) và Tháo mà thôi.Năn 28 tuổi Lưu Bị kết giao cùng với Quan Vũ và Trương Phi, làm nên chiến công đầu tiên là đánh tan đạo quân 5 vạn của Trình Viễn Trí tại Trác Quận.Tiếp theo là chiến công ở thành Thanh Châu.Lưu Bị từ hai bàn tay trắng,làm đến Hán Trung Vương ,lên ngôi hoàng đế,chia ba thiên hạ. Nói tóm lại, ta nên đánh giá tài năng và anh hùng một cách khách quan. Xét về mặt tài năng, Lưu không có cái tài thơ phú hay cầm quân như Tào Tháo, không có mưu lược như Khổng Minh, cũng không chói ngời trung nghĩa như Quan Vũ, lại chẳng thẳng ruột ngựa như Trương Phi, nhưng Lưu Bị phải thừa nhận là người khoan dung, biết dựa vào lòng dân và dựa vào  nhân tài, biết nhìn người và sử dụng người. Cái anh hùng của Lưu Bị ở chỗ đó. Chúng ta không thích ông ta vì không có những tính cách chói ngời, nhưng đừng vì thế mà đánh giá ông ta kém cỏi không anh hùng. Hình ảnh của Quan Công ,con người mặt đỏ như quả táo chín,bộ râu dài hai thước,cưỡi ngựa Xích Thố ngày đi nghìn dặm,cắp thanh long đao,oai phong lẫm liệt…in sâu vào trí nhớ độc giả.Con người ấy làm nên những viêc lẫy lừng trong thiên ha:ném đầu Hoa Hùng trươc mặt chư hầu,một mình một đao tới hội,nách kẹp Lỗ Túc lôi xuống bờ sông trước mặt binh tướng Đông Ngô,treo ấn trả vàng qua năm cửa quan chem. Đầu sáu tướng giỏi của Tào Tháo.Không vì vàng bạc ,mĩ nữ mà quên lời thề kết nghĩa vườn đào,tay trái đánh cờ với Mã Lương ,tay phải đưa cho Hoa Đà nạo xương rắc thuốc. Bên cạnh hình tượng Quan Vũ trung nghĩa tác giả xây dựng một hình tượng nhân vật Trương Phi,tín nghĩa rõ rang ,bạn thù rành mạch.Trương Phi có vẻ ngoài mình hổ,lưng vượn ,tay báo ,mắt ốc,râu hùm,cưỡi ngựa ô,tay cầm bát xà mâu. Ông là một người rất khẳng khái, bộc trực và rất nóng nảy. Ông đã đóng góp rất nhiều cho sự ra đời của nước Thục. Ông nổi tiếng với võ nghệ siêu phàm cùng với sự dũng cảm coi thường cái chết. Ông thật sự là nỗi khiếp đảm của quân thù. Như trận đánh cầu Trường Bản, ông đã quát mấy tiếng khiến Tào Tháo hoảng sợ mà lui quân. Khi ấy ông chỉ có vài mươi kị sĩ còn Tào Tháo có trăm vạn hùng binh. Trong trận ấy, viên quan theo hầu Tào Tháo là Hạ Hầu Kiệt đã hoảng sợ đến mức vỡ mật mà chết. Ngoài ra, ông là một trong 2 tướng đã từng đơn độc giao chiến với Lã Bố mà chưa bị thua chạy hoặc bị giết (người còn lại là Hứa Chử). Trong trận Hổ Lao, để cứu Công Tôn Toản, ông đã đấu với Lã Bố hơn 50 hiệp bất phân thắng bại trước khi Quan Vũ và Lưu Bị ra trợ chiến. Trương Phi trong con mắt nhiều người là 1 vị tướng có vẻ như hữu dũng vô mưu nhưng hoàn toàn không có chuyện như vậy. Ông cũng là 1 tướng có mưu lược dù không nổi bật như tài năng võ nghệ của mình.Những hành động như tha cho Nghiêm Nhan thu phục cho Thục 1 danh tướng hay mẹo cột cành cây vào đuôi ngựa quét cho đất cát tung mù làm quân Tào nghi ngờ có phục binh tại cầu Trường Bản chứng tỏ ông cũng là người có mưu lược. Một trong những nghệ thuật La Quán Trung đã sử dụng để xây dựng nhân vật là -        Đặt biệt hiệu cho nhân vật để thể hiện cho tính cách . Ví dụ : Nhân vật Trương Phi tự là Rực Đức thể hiện tính cách nóng nảy.             Nhân vật Gia Cát Lượng  tự Khổng Minh thể hiện con người tài giỏi, am hiểu.             Nhân vật Quan Vũ tự Vân Trường thể hiện con người nhanh nhẹn chí khí. Bên cạnh đó nghệ thuật xây dựng tính cách qua ngôn ngữ và hành động cũng là một trong những nghệ thuật đặc sắc mà La Quán Trung đã sử dụng. Tào Tháo là nhân vật điển hình cho nghệ thuật này.Tào Tháo là con đẻ của thời đại loạn Tam quốc với tính cách phức tạp tàn bạo,đa nghi và xảo quyệt,với chủ nghĩa lợi kỉ cực đoan của giai cấp thống trị.Điều này được thể hiện ngay ở câu nói nổi tiếng của y:ta thà phụ người chứ không để người phụ ta.(hồi 4) Tào Tháo có tài quân sự ,chính trị ,có chí ôm trùm thiên hạ nên tính tàn bạo nham hiêm của hắn hiện lên càng đáng sợ.Nễ Hành chửi Tháo trước mặt mọi người ,Tháo không giết,Dương Tu không chửi Tào Tháo lần nào nhưng lại bị Tháo giết.Tác giả để Tào Tháo tự bộc bạch:Người chửi ta ai cũng biết cả, không giết họ,ta được mọi người cho là độ lượng,nhưng người rõ được ỷ nghĩ riêng của ta mà không giết là nguy.Vì khi người khác biết được ý nghĩ của mình thì không thể đánh lừa ai được nữa. Đã là kẻ nham hiểm thì bao giờ cũng có tính đa nghi .Trước khi chết Tháo dặn vợ con đắp 72 cái mộ bỏ không ngoài thành phòng sau này có kẻ đào trộm.Hoặc vì đa nghi ,sợ kẻ khác ám hại mà dặn đầy tớ:trong ngủ mê,tao hay giết người,bọn bay đừng đến gần.Để lời bịa đặt có hiệu nghiệm Tháo giết tên hầu cận khi nó đắp chăn cho mình.Sự dộc ác của hắn cũng thể hiện qua một loạt hành động khác như giết mấy chục vạn trai gái ở Tứ Thủy.Các huyên Thử Lự ,Huy Lăng …sinh linh đều bị giết sạch.Bên cạnh đó Tào Tháo còn dung một số thủ đoạn gian ác như: Dùng tóc thay thủ cấp Do phải hành quân qua một ruộng lúa nên Tào Tháo căn dặn không ai được làm tổn hại dù chỉ là một nhành lúa trên cánh đồng. Nhưng con ngựa của Tào Tháo sau đó lại bị bầy chim đang ăn trên ruộng lúa chợt bay vút lên khiến nó hoảng sợ giẫm đạt nát một góc ruộng, Tào Tháo rút gươm kề cổ mình trong tư thế chuẩn bị tự sát thì quan quân xúm lại can ngăn, ông bèn cắt chỏm tóc trên đầu và nói "ta tạm tha tội cho mình, nhưng dùng tóc để thay đầu". Đây cũng là một trong những kỹ xảo chính trị của Tào Tháo. Mượn thủ cấp để mua lòng quân Đây là một việc làm bá đạo, trong một lần đánh chiếm thành trì, do không đủ lương thực nên ông đã sai người cấp phát lương thực làm cái đấu đong gạo nhỏ lại để đong ít số gạo kéo dài thời gian, sau đó ông đổ tội cho viên quan trông coi việc cấp phát là Vương Hậu rồi đổ tội cho Hậu, chém đầu để trấn an lòng quân. Vì việc làm trên Tào Tháo đã trả công cho sự hy sinh oan uổng của viên quan ngày đó bằng cách nhận phụng dưỡng suốt đời gia đình của ông ta. Không nhắc lỗi lầm của thủ hạ Trong trận Quan Độ, Tào Tháo phá tan đại quân Viên Thiệu. Thiệu thu tàn quân bỏ chạy qua sông Hoàng Hà, trong lúc vội vã hoảng sợ, công văn giấy tờ bỏ lại hết. Tào Tháo kéo tới, bắt được đống công văn đó. Nghe báo cáo của cấp dưới, ông biết trong đống công văn có nhiều thư từ của những người cấp dưới mình từng tư thông với Viên Thiệu. Các thuộc hạ của ông đề nghị nên đối chiếu tên từng người để về Hứa Xương sẽ bắt trị tội. Nhưng Tào Tháo xua tay, ra lệnh hãy đốt cả đi. Sự độ lượng của Tào Tháo khiến những người cấp dưới vô cùng khâm phục, những người từng manh tâm phản ông cũng hết sức cảm kích. Về điểm này, nhiều chính trị gia đương thời và sau ông chưa thể so sánh được. Chọn điểm dừng thích hợp Năm 216, Tào Tháo gần như lùi hẳn về Bắc củng cố thế lực rồi dâng biểu ép vua phải phong mình là Ngụy Vương để có đủ uy quyền mà trấn áp quân Đông Ngô. sao ông Việc Tào Tháo so mình với Tây Bá Hầu Cơ Xương đời nhà Chu vì ông không muốn mang tiếng soán ngôi nhà Hán, nhưng đã sắp đặt cho con cháu mình sẽ là người kế tục sự nghiệp đế vương sau này. Lấy lòng tướng sĩ Một trong những ưu điểm của Tào Tháo là biết nhìn người và rất biết cách dùng người. Trong quá trình chinh chiến, Tào Tháo đã thu phục được nhiều hào kiệt cả văn lẫn võ làm người hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển cơ nghiệp của mình. Sở dĩ như vậy vì ông khéo lấy lòng họ. So với Tôn Quyền và Lưu Bị, hàng ngũ tướng sĩ của Tào Tháo đông và mạnh hơn. Ngoài những tướng trong họ có tài như Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên, Tào Nhân, Tào Hồng; còn những người ngoài họ, trong đó bên văn có Tuân Úc, Tuân Du, Trình Dục, Quách Gia, Lưu Hoa, Giả Hủ, Mãn Sủng, Mao Giới, Hứa Du, Chung Dao; bên võ có Điển Vi, Hứa Chử, Lý Điển, Nhạc Tiến, Vu Cấm, Trương Liêu, Trương Cáp, Từ Hoảng... Lực lượng hùng hậu đó giúp Tào Tháo luôn ở thế mạnh hơn trong những trận giao tranh với phe Lưu Bị và Tôn Quyền. Trong bài Tam Quốc diễn ca cuối tác phẩm, La Quán Trung viết về ông: Tào Tháo mới gian hùng quỷ quyệt Khéo dùng người, thu hết anh hào Đường đường tướng phủ ngôi cao, Uy quyền hống hách ai nào dám đương? Một việc điển hình là trong trận Uyển Thành, Tào Tháo mất con cả Tào Ngang, cháu Tào An Dân và tướng Điển Vi; nhưng tới khi nhớ tới trận này, ông khóc Điển Vi nhiều hơn cả. Trong trận Quan Độ, khi Hứa Du bỏ Viên Thiệu sang theo hàng, ông không kịp xỏ giày mà đi chân đất ra đón. Trương Phi và Quan Vũ cũng là những nhân vật thể hiên rất xuất sắc nghệ thuật xây dựng nhân vât bằng ngôn ngữ và hành động.Chẳng hạn như trong đoạn trích: Hồi trống cổ thành là một ví dụ điển hình. Sau khi giới thiệu nhân vật và sự việc thì mở ra mâu thuẫn, rồi mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm rồi được giải quyết bằng một hành động nào đó. Trong đoạn Hồi trống Cổ Thành, mở đầu tác giả giới thiệu việc Quan Công đang trên đường tìm về Nhữ Nam gặp Lưu Bị, ngang qua Cổ Thành biết được Trương Phi ở đó bèn đưa hai chị dâu vào. Đồng thời tác giả cũng giới thiệu cảnh ngộ của Trương Phi. Mâu thuẫn bắt đầu khi Trương Phi nghe tin Quan Công đến, vác xà mâu, lao ngựa ra đánh Quan Công, và được đẩy lên cao hơn khi quân mã Sái Dương xuất hiện. Là câu chuyện đậm màu chiến trận nên mọi mâu thuẫn giữa các nhân vật đều được giải quyết bằng hành động. Mâu thuẫn giữa Quan Công và Trương Phi xuất phát từ sự hiểu lầm của Trương Phi nhưng cũng được giải quyết bằng hành động. Hành động chém đầu tướng giặc. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi đầu Sái Dương rơi xuống đất, còn mọi lời giải thích đều không có ý nghĩa gì. Truyện kể ít quan tâm đến diễn biến tâm lí và suy nghĩ nội tâm của nhân vật. Tính cách nhân vật được bộc lộ qua hành động và cử chỉ. Tác giả ít xen vào lời giới thiệu hoặc bình luận. Nếu bình luận một trận đánh hoặc một sự việc, hành động nào đó của nhân vật thì tác giả trích một bài thơ, một bài vịnh nào đó của người đời sau. Và tên mỗi chương bao giờ cũng là câu văn đối ngẫu tóm tắt sự việc chính xảy ra trong hồi đó. Nội dung của câu chuyện Hồi trống Cổ Thành được tóm tắt trong câu : "Chém Sái Dương anh em hoà giải ; Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên". Đoạn trích này đã thể hiện khá rõ những đặc sắc nghệ thuật trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa. Những nét tính cách không thường nổi bật trong tác phẩm của hai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã được thể hiện trong đoạn trích. Quan Công vốn rất tự phụ, ít khi nhún nhường ai, nhưng trong trường hợp đặc biệt này, trước cơn giận của Trương Phi, lại rất nhũn nhặn, mềm mỏng. Ở đây hiện lên một Quan Công oai hùng trong tư thế chém đầu tướng giặc nhưng cũng lại là một người anh chín chắn, đúng mực. Còn Trương Phi tính tình vốn xốc nổi, đơn giản nhưng mối nghi ngờ đã làm cho vị anh hùng này thận trọng hơn. Đó là những nét tính cách khác tạo nên sự đa chiều trong nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của tác giả. Dù thế nào thì mỗi nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa vẫn có một tính cách đặc trưng rất cá tính, không thể trộn lẫn vào đâu được. Đoạn trích này ca ngợi tài năng phi thường của Quan Công, lòng dạ thẳng ngay củaTrương Phi và trên hết là lòng trung nghĩa sắt son của cả hai người.             Trương Phi nổi tiếng là người ngay thẳng, nóng nảy và trung thực. Nên mọi lí lẽ với Trương Phi đều không có sức thuyết phục. Người như Trương Phi không bao giờ chấp nhận và cũng khó có thể hiểu được những uẩn khúc trong việc Quan Công về ở với Tào Tháo. Vì thế khi nghe tin Quan Công đến Cổ Thành, Trương Phi đã phản ứng rất quyết liệt : "Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa…". Nhìn thấy Quan Công thì không thèm nói một lời, "Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công". Không có lời bình luận, không miêu tả tâm lí nhân vật nhưng tính nóng nảy và sự tức giận của Trương Phi được thể hiện rất rõ qua hành động, nét mặt, lời nói. Phản ứng của Trương Phi thể hiện tính trung thực, yêu ghét rõ ràng. Lời thanh minh của Quan Công, lời giải thích của Cam phu nhân, Mi phu nhân đều chỉ như dầu đổ vào lửa. Trương Phi không thích nghe lí lẽ, chỉ tin vào những điều mắt trông thấy. Cơn giận đang ngùn ngụt lại trông thấy quân mã kéo tới. Cơn giận của Trương Phi được đẩy lên đỉnh điểm "múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công". Nhân vật của tiểu thuyết cổ điển tuy có tính cách rất rõ nét nhưng vẫn mang tính ước lệ của văn học trung đại. Vì vậy, hành động của nhân vật bao giờ cũng minh hoạ cho tính cách và tư tưởng giai cấp chứ không nhất thiết tuân theo lôgic tâm lí. Tam Quốc Diễn Nghĩa là một bức tranh sinh động về hình tượng các nhân vật.Mỗi nhân vật đều mang ngôn ngữ,phong thái và diện mạo khác nhau.Có thể nói đó là tài năng xuất chúng của tác giả.Mỗi một nhân vật đều rất đặc sắc từ tên gọi đến hình ảnh. Tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa có khoảng 400 nhân vật được xây dựng , trong đó có vài chục nhân vật được miêu tả rõ nét. Điển hình rõ nét nhất là một số nhân vật như : Tào Tháo – độc ác, gian xảo, đa mưu túc chí ; Lưu Bị - tài đức ; Trương Phi – nóng nảy, hữu dũng vô mưu ; Quan Vũ – trọng nghĩa khí, chí khí, điềm đạm ; Gia Cát Lượng – là một hiền tài, thông minh , am hiểu, nghĩa khí... Chính nhờ những nghệ thuật xây dựng truyện và nhân vật điển hình như vậy mà Tam Quốc Diễn Nghĩa đã trở thành một kiệt tác không chỉ của Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Câu 8: Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết " Tam quốc diễn nghĩa " của La Quán Trung Bài làm: Kết cấu tác phẩm là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều tư tưởng nhất định. " Tam quốc diễn nghĩa " hấp dẫn không chỉ bởi tính hiện thực cao và tính nhân dân sâu sắc mà còn phải kể tới tài năng tổ chức nghệ thuật của những nghệ nhân nhân dân và cao hơn hết là tài năng của nhà văn thiên tài La Quán Trung. Có thể kể đến những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu trong " Tam quốc diễn nghĩa " sau đây. 1/ " Tam quốc diễn nghĩa " là tác phẩm có kết cấu hùng vĩ nhưng mạch lạc, rõ ràng. Sở dĩ nói tác phẩm có kết cấu hùng vĩ vì đây chính là câu chuyện trăm năm, ghi chép muôn việc, có hơn 400 nhân vật, hàng trăm trận đánh lớn nhỏ khác nhau. Tính mạch lạc trước hết thể hiện ở khuynh hướng yêu ghét rõ ràng "ủng Lưu phản Tào ", thể hiện ở quan niệm triết học về lịch sử " hợp lâu tất phân, phân lâu tất hợp ". Tác giả đã công phu dàn dựng, sắp xếp để người đọc không bị rối loạn bằng cách mỗi sự việc, mỗi con người đều được sắp xếp trong một trận tuyến phục vụ cho một chủ đích. Đồng thời xen kẽ vào đó là nhiều mâu thuẫn phức tạp. Ở đây có mâu thuẫn giữa ba tập đoàn, mâu thuẫn trong nội bộ tập đoàn, mâu thuẫn giữa ý đồ của cá nhân, mâu thuẫn trong tính cách... Tác giả đã phát triển đến cùng các mâu thuẫn dẫn dắt người đọc, từ chỗ tối đến chỗ sáng, rồi lại từ chỗ sáng đến chỗ tối. 2/ " Tam quốc diễn nghĩa " là bộ tiểu thuyết chương hồi, kế thừa truyền thống truyện kể dân gian và bị khuôn định bởi nội dung lịch sử của tác phẩm, sự phát triển theo mạch thời gian, một chiều hướng, chứ không theo trục diễn biến tâm lý khiến người đọc dễ theo dõi sự kiện và dễ nhớ nhân vật. Theo trình tự thời gian: Các sự kiện trong tác phẩm phân ra theo trình tự thời gian từ năm 184 đến 280. Trong 97 năm đó đã diễn ra biết bao mưu mô, kế hoạch xâu chuỗi nhau thành một cốt truyện đồ sộ. Sự kiện nào diễn ra trước thì kể trước, sự kiện nào diễn ra sau thì kể sau, không có sự đảo lộn về trình tự thời gian. Đơn tuyến và một hướng : Thời gian của tiểu thuyết chỉ theo một chiều một hướng duy nhất và không quay trở lại để hồi tưởng cũng không biết nhảy cóc về tương lai như tiểu thuyết hiện đại. 3/ " Tam quốc diễn nghĩa " viết về cuộc đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị nên tác giả đã thể hiện cấu tứ hoành tráng của mình qua việc miêu tả chiến tranh. Bộ tiểu thuyết này viết về một loạt các cuộc chiến tranh lớn nhỏ, mở ra hết cảnh này đến cảnh khác, kinh hồn động phách. Dưới ngòi bút của tác giả, các cuộc chiến tranh này dường như thiên biến vạn hoá, không trùng lặp, không cứng nhắc mà đều có những đặc điểm độc đáo riêng nói lên tính phức tap và đa dạng của chiến tranh. 4/ " Tam quốc diễn nghĩa " có kết cấu vòng tròn. Đây là dạng kết cấu có sự lặp lại ở phần cuối tác phẩm, một lời văn, chi tiết... Mà đã xuất hiện ở đầu tác phẩm, cốt truyện diễn tả chu trình vòng quanh của sự sống, huỷ diệt và phục sinh... Để huỷ diệt, hợp - phân - hợp... Điều này được thể hiện từ dòng đầu tiên " Thế lớn trong thiên hạ, cứ tan lâu rồi lại hợp, hợp lâu rồi lại tan... ". Đến cuối tác phẩm lại lặp lại như vậy... " Thế lớn trong thiên hạ hợp lâu rồi lại chia, chia chán lại hợp..." Hai phát ngôn này đã làm nên toàn bộ nội dung của truyện Tam quốc. Chuyện của ba nước ( tam quốc ) nhưng lại vượt ra ngoài ranh giới thời gian của nó. Tác phẩm khởi đầu từ một trung hoa thống nhất dưới thời Linh Đế ( Lưu Hằng ) nhà Đông Hán, kết thúc không dừng lại ở cục diện chia ba Nguỵ- Thục - Ngô mà lại là một quốc gia hợp nhất dưới thời Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm. Song tính luận đề ở đây không chịu sự áp đặt khiên cưỡng như một số tác phẩm văn chương hiện đại. Nó có nền tảng lịch sử với biết bao sự kiện chân thật lắm mâu thuẫn. 5/ Khác với các bộ tiểu thuyết khác, kết cấu tiểu thuyết thường lấy nhân vật làm trung tâm để biểu hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm thì ngược lại trong Tam quốc lấy việc phản ánh mâu thuẫn giữa ba tập đoàn Nguỵ - Thục - Ngô là trung tâm, miêu tả những sự kiện đấu tranh chính trị, quân sự phức tạp trong xã hội lúc bấy giờ. Truyện còn khéo dùng thủ pháp phóng đại, so sánh, miêu tả những chi tiết đặc trưng để khắc hoạ tính cách nhân vật, thuật chuyện nhiều hơn miêu tả, phần văn vần trong truyện có nhiệm vụ bình phẩm và ca ngợi, thiên về thiên nhiên được mô tả sơ sài, ước lệ và có ít tác dụng đến tính cách nhân vật. 6/ Trong " Tam quốc diễn nghĩa " có một số tình tiết mang màu sắc lãng mạn, nhưng nhìn khuynh hướng chung thì đây là một tác phẩm hiện thực. Các số của đời sống xã hội phản ánh trong tác phẩm phù hợp với tình hình lịch sử và mạch phát triển lịch sử. Truyện dùng lối lặp lại, tuy nhiên mỗi lần lặp lại ở trong những tình thế khác nhau, vì vậy vẫn gây được được hứng thú cho người đọc. " Lưu Bị ba lần đến thăm Gia Cát Lượng , Gia Cát Lượng ba lần chọc tức Chu Du, Gia Cát Lượng sáu lần ra Kỳ Sơn, Gia Cát Lượng bảy lần bất Mạch Hoạch..."

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài thảo luận- Tam quốc diễn nghĩa - la quán trung.doc