Tiểu luận Phổ biến vũ khí hạt nhân là một vấn đề toàn cầu

Việt Nam khẳng định ủng hộ các kế hoạch, sáng kiến liên quan của cộng đồng quốc tế, trong đó có những đề nghị của các nước Không liên kết và đề nghị 5 điểm của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon. Việt Nam đề nghị nhấn mạnh giải trừ quân bị hạt nhân và ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, tiến tới loại bỏ vũ khí hạt nhân là yêu cầu cấp thiết, là nguyện vọng chính đáng của nhân loại. Các nước có vũ khí hạt nhân, các liên minh quân sự và các nước có tiềm lực quân sự lớn có trách nhiệm hàng đầu trong vấn đề này. Việt Nam chia sẻ mong muốn chung của cộng đồng quốc tế là các cuộc thương lượng song phương, đa phương, các kế hoạch đơn phương sớm đưa đến cắt giảm mạnh các kho vũ khí hạt nhân, đảm bảo an ninh cho những nước không có vũ khí hạt nhân chống lại việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng loại vũ khí này.

pdf17 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4242 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phổ biến vũ khí hạt nhân là một vấn đề toàn cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Phổ biến vũ khí hạt nhân là một vấn đề toàn cầu Lời Mở Đầu Theo bản thông cáo hồ hởi thắng lợi của thông tấn xã KCNA, ngày thứ hai 9 tháng mười 2006, nước Cộng hoà Nhân dân Triều Tiên đã tiến hành "thành công và an toàn" một cuộc thử nghiệm hạt nhân dưới mặt đất, và như thế đã gia nhập câu lạc bộ khép kín của các quốc gia có vũ khí nguyên tử. Thông tin này, nếu được xác nhận, sẽ là một sự kiện chiến lược quan trọng, làm thay đổi thế quân bình chính trị - quân sự ở Đông Á,?Và có thể phá vỡ sự ổn định của thế giới ở chân trời 2050? Kịch bản Bắc Triều Tiên làm người ta liên tưởng tới kịch bản Iran, chỉ khác biệt về thời gian : cũng chần chừ với IAEA, cũng trì hoãn với các cường quốc Tây phương, cũng rút khỏi hiệp ước NPT trên thực tế, cũng ngoan cố chế tạo vũ khí nguyên tử... Mặc dù, sau ngày 9.10,Tehran khẳng định lần nữa rằng "Iran chống lại việc sản xuất và sử dụng vũ khí hạt nhân và huỷ diệt" Nhưng ai có thể tin vào lời nói đó : nếu chương trình nguyên tử của Iran có mục đích thuần tuý dân sự, thì họ chỉ cần đi theo hướng xử lí "nước nhẹ",sản xuất năng lượng mà không chế tạo ra (quá nhiều) chất đốt phóng xạ có thể sử dụng vì mục đích quân sự. Và trong hồi kí mới đây của tướng Musharraf, người ta được biết rằng mạng lưới quan hệ của Abdul Qadeer Khan ("cha đẻ" của quả bom A Pakistan và có lẽ là người "phát tán" (vũ khí hạt nhân) vĩ đại nhất trên thế giới) đã chuyển giao máy li tâm P2 (tức là loại máy tối tân nhất) cho Bắc Triều Tiên và Iran, còn những bí mật kĩ thuật nào nữa thì không ai biết? Vấn đề thực chất được đặt ra là : phải chăng bất cứ nước nào cũng có quyền sở hữu vũ khí nguyên tử ? Câu lạc Bộ Bom Nguyên Tử đã mở rộng pham vi toàn cầu của mình? Vũ Khí Nguyên Tử đã chăng là cuộc chơi của'Câu Lạc Bộ 9 nước'**?Nhưng một điều rõ ràng nhất là từ ngày 9 tháng Mười kể trên , chúng ta đã sống trong một thế giới nguy hiểm hơn. **Có năm nước chính thức có "quyền" (theo hiệp định NPT) trang bị vũ khí hạt nhân : Hoa Kì, Nga, Trung Quốc, Pháp và Vương quốc Anh. Ba nước khác có vũ khí hạt nhân và không kí kết hiệp định : Ấn Độ, Pakistan và Israel (mặc dù Israel không công khai thừa nhận là mình có bom). Bắc Triều Tiên kí hiệp định, nhưng đến năm 2003 đã rút chữ kí. Nếu đúng là BTT đã thử bom ngày 9.10.2006 thì CHNDTT là thành viên thứ 9 của "câu lạc bộ" các nước có vũ khí hạt nhân. I,Phổ biến vũ khí hạt nhân là một vấn đề toàn cầu: I.1 Lý thuyết về vấn đề toàn cầu: Khái niệm những vấn đề toàn cầu xuât hiện phổ biến từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu của các trường phái khoa học, các trường phái trào lưu tư tuởng ,các bài diễn văn quan trọng của một số nguyên thủ quốc gia,các báo cáo thươngfng niên của nhiều tổ chức quốc tế khác nhau…trên khắp thê giới,kể cả trong văn kiện của tổ chức c quốc tế lớn nhất hiện nay là Liên Hợp Quốc . Trong giới nghiên cứu,đã có nhiều định nghia cho khái niệm 'Vấn đề toàn cầu', tuy nhiên vì nhiều lí do khách quan và chủ quan, tới nay chưa có một định nghĩa thống nhất nào được chấp nhận hoàn toàn.Thế nhưng trong việc xác định tiêu chí như thế nào là một vấn đề toàn cầu ,các quan điểm nghiên cưú lại tương đối gần gũi nhau,nhìn chung lại đều thống nhất dựa vào:Pham vi của vấn đề;Mức độ và Năng lực giải quyết vấn đê-Một vấn đề dựa vào các tiêu chí này, xét trên bình diện quốc tế nếu thỏa mãn thì kết luận được đó là một vấn đề toàn cầu.Nói cách khác'',những vấn đề toàn cầu hiện nay là sản phẩm của quá trình toàn cầu hóa,phát sinh từ quá trình toàn cầu hóa,biểu hiện ra với tính cách là một phức hợp của các vấn đề khoa học kỹ thuật và các vấn đề chính tri-xã hội của thời đại chúng ta nếu muốn giai quyết chúng thì cần phải sự nỗ lực và hợp tác của cộng đống thế giới.'' Việc phân chia các nhóm vấn đề toàn cầu thường dựa trên tiêu chí chủ thể quan hệ:Nhóm thứ nhất là cụm các vấn đề phát sinh trong quan hệ giưã các quốc gia,dân tộc,nhóm thứ 2:là cụm các vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa xã hội và cá nhân;nhóm thứ 3:cum các vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa cá nhân,con người xã hội và thiên nhiên.Không khó để phát hiện ra muốn giải quyết các vấn đề trên cần phải xử lí tốt mối quan hệ giữa các chủ thể cá nhân,xã hội,quốc gia,thiên nhiên nói ở trên. I.2: Vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân là vấn đề toàn cầu điển hình. Vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân nếu xác định theo bất kỳ tiêu chí nào được trình bày phần phía trên hiển nhiên có thể khẳng định nó là một vấn đề toàn cầu -mức độ vấn đề,ảnh huởng và tầm giải quyết vấn đều thể hiện có tính điển hình và mang bản chất quốc tế..Phổ biến vũ khí hạt nhân thuộc cụm các vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc với nhau,tình hình và chuyển biến và hướng phát triển của vấn đề này có ảnh hưởng lớn tới thế giới và nhân loại.Không quá khi nói rằng,nếu nhân thức về vấn đề này sai lệch có thể gây ra một hậu quả nguy hiểm hơn tất cả các vấn đề nhức nhối khác đang tồn tại hiện nay. II, HIện trạng vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân: 1. Lịch sử vấn đề: *Vũ khí hạt nhân (tên tiếng Anh là Nuclear Weapon) là loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt mà năng lượng của nó do các phản ứng nhiệt hạch hoặc phân hạch gây ra.Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí có sức công phá lớn hơn bất kỳ loại vũ khí quy ước nào. **Phổ biến vũ khí hạt nhân là quá trình mở rộng chuyển giao, mua bán và đầu tư phát triển công nghệ hạt nhân với mục đích quân sự giữa nhiều quốc gia, nhiều tổ chức chính trị và quân sự trên quy mô toàn cầu. Những vũ khí -hạt nhân đầu tiên được Hoa Kỳ (Mỹ) nghiên cứu và chế tạo cùng với sự giúp đỡ của nước Anh trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Dự án đó được biết đến với tên “Manhattan”.Nguyên nhân để người Mỹ nói riêng và quân Đồng Minh nói chung muốn nghiên cứu về vũ khí hạt nhân là do sự lo sợ của họ về việc quân đội của nước Đức quốc xã cũng đang nghiên cứu và có thể chế tạo được loại vũ khí nguy hiểm này trước cả quân Đồng Minh. Đến năm 1949, Liên Xô đã chế tạo và thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân.Sự kiện này đã phá vỡ thế độc quyền của Hoa Kỳ về sở hữu công nghệ nguyên tử và vũ khí hạt nhân. Kể từ ngày ra đời cho tới nay, mới chỉ có duy nhất hai quả bom hạt nhân được chính thức sử dụng như một loại vũ khí: quả bom thứ nhất có tên là Little Boy, được thả xuống Hiroshima (Nhật Bản) vào ngày 6 tháng 8 năm 1945; và quả bom thứ hai có tên là Fat Man được được thả ở Nagasaki (cũng ở Nhật Bản) vào 3 ngày sau đó. 2. Vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân trên thế giới: Việc xuất hiện vũ khí hạt nhân đã là một điều khủng khiếp đối với toàn thể nhân loại.Vậy mà chỉ sau khi cuộc chiến tranh Thế giới kết thúc chưa bao lâu, nhân loại lại phải đối diện với một thực tế là sự tồn tại của những kho vũ khí chất đầy những loại vũ khí còn khủng khiếp và tinh vi hơn 2 quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Sự hình thành của trật tự thế giới mới, từ hai cực chuyển sang đa cực khiến các cực đều muốn sở hữu Vũ khí hạt nhân như một “con át chủ bài” quyết định vị trị của mình trong Quan hệ quốc tế. Vì thế số lượng các quốc gia sở hữu Vũ khí hạt nhân không chỉ dừng ở Mỹ và Nga mà còn lan rộng ra toàn thế giới. Cho đến nay, vũ khí hạt nhân đã xuất hiện ở hầu hết các châu lục trên toàn thế giới (ngoại trừ Châu Mỹ La Tinh). Hiện nay trên thế giới có 5 quốc gia lớn đã cho nổ và sử dụng vũ khí hạt nhân và được Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) xem là "các quốc gia có vũ khí hạt nhân", bao gồm Hoa Kỳ, Nga (trước đó là Liên Xô), Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Pháp và Trung Quốc. Ngoài các nước lớn là Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc thì các quôc gia khác cũng đã manh nha có những dự án về vũ khí hạt nhân từ khá sớm. Một số nước không ký vào hiệp định NPT nhưng vẫn thực hiện các thí nghiệm cho nổ vũ khí hạt nhân là Ấn Độ, Pakistan, Israel, Iran và Bắc Triều Tiên. Ấn Độ và Pakistan đã được xác nhận là cường quốc hạt nhân. Ấn Độ và Pakistan đã công khai tuyên bố đã sở hữu vũ khí hạt nhân cũng như đã cho kích nổ chúng trong các cuộc thử nghiệm, Ấn Độ tiến hành thử nghiệm lần đầu năm 1974 và Pakistan năm 1998. Ước tính Ấn Độ tồn trữ nguyên liệu đủ để chế tạo 100–150 đầu đạn, còn Pakistan đủ cho 60–100 đầu đạn. Israel vẫn đang phát triển vũ khí hạt nhân tại căn cứ Dimona trong sa mạc Negev kể từ năm 1958. Người ta tin rằng nước này đang tồn trữ 100–200 đầu đạn hạt nhân. Iran đã nhập ít nhất 4 đầu đạn hạt nhân từ nước cộng hòa Kazactan( Liên Xô) vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Năm 1992, trong bản báo cáo của chính phủ Mỹ đã nói Iran nhập uranium đậm đặc và 4 đầu đạn hạt nhân do các xã hội đen của Nga vận chuyển. Năm 1998, Iran đã thử thành công tên lửa tầm trung “seehap 3” có thể mang đầu đạn hạt nhân. Vào năm 2003, dưới sức ép của quốc tế, Iran đã ngừng chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của mình vào mùa thu năm 2003, nhưng hiện nay vẫn tiếp tục làm giàu uranium. Và cuối cùng, tình trạng phổ biến vũ khí hạt nhân tại CHDCND Triều Tiên đang là vấn đề nổi cộm mà cả thế giới quan tâm. Bỏ qua những khuyến cáo của Liên hiệp quốc và các cường quốc, Bắc Triều Tiên đã tiến hành cuộc thử vũ khí hạt nhân đầu tiên vào sáng thứ hai 9.10.2006. Các quan chức tình báo Mỹ ước tính cường độ của vụ thử hạt nhân thứ nhất của Triều Tiên rất thấp, chưa bằng 1.000 tấn TNT. Chính vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng vụ thử hạt nhân thứ nhất của CHDCND Triều Tiên đã không mấy thành công.Không dừng lại ở đó, vào ngày 25.5.2009, Bắc Triều Tiên đã có vụ thử hạt nhân thứ hai. Các quan chức quốc phòng Nga cho biết nước này đã đo được cường độ của vụ thử bom hạt nhân của Triều Tiên là 20 kiloton, tương đương với 20.000 tấn TNT, nghĩa là lớn hơn nhiều so với quả bom nguyên tử 12.500 tấn TNT mà Mỹ ném xuống Hiroshima trong Thế chiến II. Không chỉ lớn hơn vụ ném bom Hiroshima, vụ thử hạt nhân thứ hai của Triều Tiên có cường độ mạnh hơn gấp hàng chục lần so với vụ thử bom hạt nhân đầu tiên năm 2006 của nước này.Thực tế về việc vụ thử hạt nhân thứ hai có cường độ được cho là gấp đến 20 lần vụ thử thứ nhất đã chứng tỏ sự lớn mạnh vượt bậc của Triều Tiên trên con đường phát triển vũ khí hạt nhân. 3. Quan điểm quốc tế về vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân. Nhận định về tình hình hạt nhân hiện nay trên thế giới, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cho rằng: “Hiện nay, môi trường an ninh quốc tế phức tạp, khó lường. Vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân vẫn nổi cộm. Nhiệm vụ giải trừ vũ khí hạt nhân vẫn nặng nề. Để xây dựng một thế giới an ninh rộng khắp, trước hết, chúng ta cần phải thoát khỏi mối đe dọa về chiến tranh hạt nhân”. Ông Mohamed el-Baradei, Giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA cũng phát biểu: "Thật nguy hiểm khi những người mua hàng ngày hôm qua lại trở thành người bán hàng ngày hôm nay. Một ngày nào đó, Triều Tiên sẽ bán những kiến thức về bom nguyên tử, hoặc Iran sẽ bán công nghệ cho Syria. Và thị trường buôn bán công nghệ hạt nhân ngầm trở thành một khu chợ ồn áo náo nhiệt. Công nghệ hạt nhận sẽ thoát khỏi chiếc hộp đựng và người ta sẽ không thể bắt nó trở lại nữa. Khi mà việc sở hữu vũ khí nguyên tử trở thành công cụ không thể thiếu để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế thì chắc chắn người ta sẽ trả mọi giá để mua được nó, dù phải "ăn rau hay lá cây". Điều này có nguy cơ gây ra một cuộc xung đột hạt nhân thế giới trong tương lai mà nhãn tiền là cuộc khủng hoảng nguyên tử Iran và Triều Tiên hiện nay". Như vậy, tình hình thế giới hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều điểm nóng hạt nhân, như Iran, Bắc Triều Tiên hay bộ đôi Ấn Độ - Pakistan…Câu hỏi người ta vẫn băn khoăn là thế giới sẽ phải làm gì để giảm việc phổ biến vũ khí hạt nhân trên thế giới? Câu hỏi này đang là đề tài xôn xao dư luận và đòi hỏi các nhà làm luật, các nhà hoạch định chính sách, các nước lớn – “nhạc công của Quan hệ Quốc tế” và cả các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc phải vào cuộc và cùng nhau tìm ra những cách giải quyết hợp lý nhầt, công bằng nhất và hiệu quả nhất. Trong tương lai, việc tìm ra một cơ chế hoàn thiện, có sự tham gia của tất cả các quốc gia trên thế giới và có một qui định chung thật chặt chẽ về việc quản lý kho Vũ khí hạt nhân, tiến tới giải trừ toàn bộ kho vũ khí ấy là điều mà cộng đồng quốc tế, cũng như các quốc gia nhất thiết phải tìm ra. Điều đó không chỉ giúp cho loài người bớt đi một nỗi lo, một nối ám ảnh mà còn là chìa khoà để đưa các nước tiến lại gần nhau hơn, hoá giải những mâu thuẫn trong quan hệ giữa các quốc gia và trong khu vực, đảm bảo cho một thế giới hoà bình và ổn định. III.Nguy cơ và tác hại của việc phố biến vũ khí hat nhân: III. 1, Nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân: Trước hết, cần nhấn mạnh rằng Vũ khí hạt nhân chỉ là công cụ, cho nên bản thân nó không gây hại cho ai. Vũ khí hạt nhân chỉ trở thành nguy hiểm khi nó phục vụ cho mục đích xấu như chủ nghĩa đế quốc,các nước lớn hiếu chiến, các thế lực khủng bố, ....Phổ biến vũ khí hạt nhân mà tác hại của nó có ảnh hưởng tới toàn bộ quan hệ quốc tế. a, Nguy cơ chạy đua hạt nhân giữa các quốc gia: Vũ khí hạt nhân từng là biểu tượng cho sức mạnh quân sự và sức mạnh quốc gia.Sáu mươi năm trước, nước Mỹ độc quyền sở hữu những quả bom A cỡ nhỏ. Ngày nay, hàng ngàn quả bom hạt nhân với đủ kích cỡ chất đầy kho các siêu cường hạt nhân Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung quốc và các "tiểu cường" Ấn Độ, Pakistan, Israen ... Chưa kể những quốc gia như CHND Triều Tiên, Iran … đã có trong tay hay đang bị nghi ngờ muốn có loại vũ khí này. Bên cạnh bom A (bom phân hạch), còn có bom khinh khí hay bom H (bom tổng hợp nhiệt hạch). Bên cạnh bom "macro" mạnh gấp hàng trăm lần loại bom thả xuống Hiroshima và Nagasaki là bom mini hay bom chiến thuật chỉ sát thương phạm vi hẹp, bom nơtron hay "bom sạch" chỉ giết người mà không phá huỷ nhà cửa và "nền văn minh nhân loại". Bên cạnh phương tiện ném bom là máy bay đủ loại, còn có tên lửa đủ kiểu, đủ tầm gần xa, có thể đưa thần chết đến bất cứ địa điểm nào trên trái đất. Hiện nay, Châu Á đang được coi là một điểm nóng hạt nhân nhất trên thế giới. Khi mà ở các châu lục khác đã bớt đi những tranh chấp xung đột, thì ở Châu Á người ta vẫn thấy những mâu thuẫn ở khắp nơi, Ấn Độ và Pakistan, Isarel và Palestin… Cộng đồng quốc tế buộc lòng phải lo lắng về một cuộc chạy đua vũ trang mới ở Châu Á, và tất nhiên, điểm mấu chốt trong các cuộc chạy đua vũ trang lại chính là Vũ khí hạt nhân. Gần đây, sự kiện Bắc Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom nguyên tử có thể sẽ đem lại một viễn cảnh xấu cho châu Á. Trước hết nó có thể tạo tiền đề cho các nước láng giềng như Nhật Bản hay Hàn Quốc cũng phải trang bị vũ khí nguyên tử vì mục đích “tự vệ chính đáng”. Nếu mọi quốc gia trên thế giới đều sở hữu VKHN thì chiến tranh Hạt nhân chắc chắc sẽ xảy ra vì khi đó các quốc gia cực đoan hoặc các nước thuộc phong trào không liên kết sẽ có đủ tiềm lực để làm thay đổi cán cân quân sự với các cường quốc phương tây (hoặc thân phương tây) khi đó chạy đua quân sự là điều tất yếu, như vậy thì các hiệp ước không phổ biến VKHN 'NPT' không còn giá trị nữa. b, Nguy cơ sử dụng không kiểm soát vũ khí hạt nhân: Mọi quốc gia hạt nhân đều có chiến lược hạt nhân, mục tiêu của riêng họ với những tham vọng và tính toán khác nhau. Vũ khí hạt nhân thể hiện sức mạnh và khả năng răn đe, góp phần nâng cao vị thế của quốc gia. Trong những năm gần đây, bên cạnh vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên, Iran, thế giới còn được chứng kiến những xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan. Thậm chí hai nước này còn có những xung đột nóng, đọ súng và tên lửa. Những cuộc tranh chấp xung đột này làm dấy lên nỗi lo sợ cho cộng đồng quốc tế cũng như nhân dân của 2 đất nước này mối lo ngại, liệu Vũ khí hạt nhân có được đem ra sử dụng hay không. Bởi vì cả hai nước này đều có công nghệ Vũ khí hạt nhân, và họ không hề bị rằng buộc bởi bất kì cơ chế hay hiệp ước nào. Liệu khi những mâu thuẫn của họ lên cao, và không bên nào còn đủ kiên nhẫn, thì ai có thể ngăn nổi việc họ sẽ đem sử dụng những loại vũ khí mà vốn được coi chỉ như “con bài chiến lược” với mục đích răn đe? Mỗi khi vòng đàm phán 6 bên về vấn đề Bắc Triều Tiên lâm vào bế tắc, thế giới lại nghe thấy những tuyên bố trừng phạt kinh tế, tuyên bố tấn công bằng hạt nhân của mỗi bên. Tất cả dấy lên nỗi lo xung quanh căng thẳng hạt nhân, hay chính xác hơn là sự phổ biến hạt nhân không vì mục đích hòa bình. Không chỉ là các nước lớn như Mỹ, Nga, các nước láng giềng bị đe dọa an ninh trực tiếp mà cả phần còn lại của thế giới cũng lên tiếng tránh một thảm họa hạt nhân nữa có thể xảy đến. Việc này tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế giữa các nước.Có thể nói chưa bao giờ Thế giới lại đứng trước hiểm họa hạt nhân to lớn và đầy tiềm ẩn như hiện nay. c, Nguy cơ khủng bố: Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hai khủng hoảng hạt nhân ở Triều Tiên và Iran có lẽ sẽ không ở đỉnh điểm căng thẳng như hiện nay nếu như nó không được một mạng lưới phổ biến vũ khí hạt nhận khổng lồ hậu thuẫn.Ông Mohamed el-Baradei, Giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA đã phát biểu: "Thật nguy hiểm khi những người mua hàng ngày hôm qua lại trở thành người bán hàng ngày hôm nay.[…] Công nghệ hạt nhận sẽ thoát khỏi chiếc hộp đựng và người ta sẽ không thể bắt nó trở lại nữa.[…] ". Chuyện gì sẽ xảy ra nểu như vũ khí hạt nhân rơi vào tay chủ nghĩa khủng bố? Đó là một câu hỏi mà không ai có thể dám chắc câu trả lời và tưởng tượng ra viễn cảnh tồi tệ của nó. III.2,Tác động của chiến tranh hạt nhân: Loài người từ khi ra đời và sinh sống trên Trái đất, dù cho điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt thì sự sống vẫn luôn được duy trì. Nhưng trong xã hội văn minh cao độ ngày nay, sự sống của loài người lại trở nên bấp bênh, có nguy cơ bị hủy diệt với sự đe dọa của chiến tranh hạt nhân. Vũ khí hạt nhân đã trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với loài người bởi nhân loại có thể bị huỷ diệt bởi loại vũ khí này chỉ bằng một động tác bấm nút.Nếu như điều mà chiến tranh xưa nay đe dọa chỉ là sinh mạng của một số người, thì điều mà chiến tranh hạt nhân đe dọa là sinh mạng của cả nhân loại, bởi vì trong một cuộc chiến tranh hạt nhân thế giới không có ai may mắn sống sót. Sự tồn tại của những kho vũ khí hạt nhân trên thế giới đủ sức hủy diệt Trái Đất nhiều lần, đặt các nước có vũ khí hạt nhân cũng như không có vũ khí hạt nhân trước nguy cơ bị tàn phá, huỷ diệt. Không những thế, nổ hạt nhân có thể phá hoại tầng ôzôn, ô nhiễm nước và đất, đặc biệt là “mùa đông hạt nhân” do bụi khói che lấp mặt trời, làm cho nhiệt độ toàn cầu hạ xuống ghê gớm (nhiệt độ bề mặt trái đất dưới -20 độ C) có thể làm đông cứng tất cả các sinh mạng còn sống sót sau vụ nổ hạt nhân. Hơn sáu thập niên đã đi qua, nhưng nhân loại, và trước hết là người dân Nhật chưa thể nào và có lẽ không bao giờ quên những ngày Thứ Hai đen tối và Thứ Năm kinh hoàng của năm 1945 khi hai quả bom nguyên tử được thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki. Sức huỷ diệt mạnh như 15 ngàn tấn thuốc nổ thông thường TNT, nó đã biến 92% thành phố thành gạch vụn và tro tàn, làm chết hơn 20 vạn người. Đó là bom ném xuống Hiroshima, lúc 8 giờ 15 phút sáng ngày thứ hai, 6 tháng 8 năm 1945, là loại bom Urani (chứa 1kg U235 giàu), dài 3,3 mét, đường kính 0,7 mét, nặng 4 tấn, có tên gọi mĩ miều là "Chú nhóc con" (Little Boy). Sức tàn phá không kém 21 ngàn tấn TNT, đã phá huỷ hoàn toàn 6,7 km2 nhà cửa (1/3 số nhà của Nagasaki) và sát hại 2/3 số dân thành phố (7,3 vạn người chết và 7,5 vạn người bị thương). Đó là quả bom nguyên tử thứ hai ném xuống Nagasaki, lúc 11 giờ 2 phút trưa ngày thứ sáu, 9 tháng 8,. Một quả bom nguyên tử loại khác, bom Plutonium (chứa Pu239), dài khoảng 3,25 mét, đường kính 1,52 cm, nặng 4,5 tấn, có tên gọi hài hước là "Chàng béo phì" (Fat Man), Những ngày định mệnh tháng 8/1945 đó, sự kiện tang tóc đối với 30 vạn dân lành Nhật Bản đó như một lời cảnh báo về một mối đe doạ, một nguy cơ khủng khiếp đối với toàn nhân loại - nguy cơ nguyên tử. Chiến tranh hạt nhân đe dọa sự sống còn của nhân loại là xét về hậu quả cuối cùng do nó gây nên. Nếu xét quá trình chạy đua vũ trang giữa các quốc gia thì nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của loài người. Việc duy trì, phát triển vũ khí hạt nhân đòi hỏi những khoản chi phí khổng lồ, có thể hàng nghìn tỉ USD, làm mất đi nguồn lực to lớn đáng lẽ ra nên được dùng để giải quyết các vấn đề cấp bách được cộng đồng quốc tế quan tâm như xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường… Sức hủy diệt của VKHN không những vô cùng lớn mà nó còn ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng tới cả sự di truyền của con người và môi trường thiên nhiên. Chất phóng xạ nguy hiểm phát ra từ các mảnh phân hạch khi nổ bom nguyên tử lan ra không khí sẽ gây nhiễm xạ môi trường, tác động nguy hại đến sức khỏe con người. Chúng ta vẫn chưa quên thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử loài người - Chernobyl xảy ra vào năm 2007 tại Ukraina. Một vụ nổ hơi đã làm nổ tung nắp lò nặng 1000 tấn, giải thoát một lượng phóng xạ gấp khoảng từ 100 đến 400 lần của quả bom nguyên tử mà người Mỹ thả xuống Hirosima, được vụ nổ hoá học và sự cháy graphit tung lên cao hàng nghìn mét. Đám mây bụi tử thần này được gió mang đi, về phía Bắc xa tới 500km, để lại hậu quả đến tận giờ. 31 người chết, 200.000 người phải sơ tán, 1.800 trẻ em bị ung thư tuyến giáp trạng. Còn về môi trường, vùng nhiễm xạ ước tính lên tới 150.000 km2 ở Bêlarut, Nga và Ukraina, tương đương với gần 1 nửa diện tích Việt Nam. Trong phạm vi 30 km tính từ nhà máy, tức khoảng 3 lần Hà Nội, là vùng cấm.Với những trải nghiệm ít ỏi của mình trong việc sử dụng Vũ khí hạt nhân, loài người cũng đã có đủ nỗi đau và những bài học để biết rằng không nên đưa Vũ khí hạt nhân ra sử dụng, cho dù chỉ trong 1 cuộc xung đột hay trong 1 cuộc chiến đều có tác hại giống nhau. *** Quan điểm của Việt Nam về vấn đề "Phổ biến vũ khí hạt nhân" Tại Phiên họp Thượng đỉnh,khóa hop 64 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với chủ đề “Không phổ biến vũ khí hạt nhân và giải trừ vũ khí hạt nhân”.Viêt Nam với tư cách là ủy viên không thường trực đã có bài phát biểu quan trong thể hiện rõ ràng quan điểm của mình trong vấn đề 'Không phổ biến vũ khí hạt nhân' Việt Nam trước sau như một khẳng định chính sách nhất quán là chống chiến tranh, phấn đấu thúc đẩy giải trừ quân bị, bảo vệ hòa bình. Đó chính là những mong muốn thiết tha của dân tộc Việt Nam có truyền thống hòa hiếu nhưng đã phải trải qua nhiều mất mát của chiến tranh và nay càng mong muốn có được hòa bình cho nhân dân Việt Nam và cho nhân loại. Việt Nam hiện là thành viên của tất cả các điều ước quốc tế về cấm vũ khí hủy diệt hàng loạt và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về việc nghiêm túc thực hiện các cam kết của mình, trong đó có những nghĩa vụ theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an về vấn đề này. Việt Nam khẳng định ủng hộ các kế hoạch, sáng kiến liên quan của cộng đồng quốc tế, trong đó có những đề nghị của các nước Không liên kết và đề nghị 5 điểm của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon. Việt Nam đề nghị nhấn mạnh giải trừ quân bị hạt nhân và ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, tiến tới loại bỏ vũ khí hạt nhân là yêu cầu cấp thiết, là nguyện vọng chính đáng của nhân loại. Các nước có vũ khí hạt nhân, các liên minh quân sự và các nước có tiềm lực quân sự lớn có trách nhiệm hàng đầu trong vấn đề này. Việt Nam chia sẻ mong muốn chung của cộng đồng quốc tế là các cuộc thương lượng song phương, đa phương, các kế hoạch đơn phương sớm đưa đến cắt giảm mạnh các kho vũ khí hạt nhân, đảm bảo an ninh cho những nước không có vũ khí hạt nhân chống lại việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng loại vũ khí này. [...] [...] Mục lục: Lời mở đầu IPhổ biến vũ khí hạt nhân-Vấn đề toàn cầu. I.1 Lý thuyết vấn đề toàn cầu. I.2 Vũ khí hạt nhân là vấn đề toàn cầu. II Hiện trạng phổ biến vũ khí hạt nhân: II.1 Lịch sử và vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân II.2 Quan điểm quốc tế. III.Nguy cơ và tác hại của việc phổ biễn vũ khí hạt nhân III.1 Nguy cơ III.2 Tác hại. IV Quan điểm của Việt Nam. Tài liệu tham khảo: 1: Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ XX-GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn. 2 Thế giới trong hai thâp niên đầu thế kỷ XXI- Nguyễn Duy Quý 3 Hai chủ nghĩa- Một trăm năm( Sách tham khảo) Tiêu Phong. … Tài liệu nguồn Internet: type=&aq=2&oq=hir search_type=&aq=0&oq=nagasaki+atomic+bomb … Bảng Tự Đánh Giá Nhóm Thảo Luận STT Họ và tên Công việc thực hiện Đánh giá a b c d 1 Nguyễn Nguyên Thảo(NT) * * * 9,5 2 Phạm Thị Lê Giang * * * 9,5 3 Trần Phan Vân Hà * * * 9,5 4 Bạch Trường Giang Sơn * * * 9 5 Nguyễn Đức Hoàng * * * 9,5 6 Phạm Hồng Hạnh * * * 9 7 Sinavong Phone * * * 9 **Nhóm công việc ký hiêu gồm những phần việc sau: a:Tìm tài liệu và lý thuyết tổng hợp. b:Đọc,tìm hiểu và tóm tắt tài liệu,lập dàn ý. c:Làm slide và các vấn đề kỹ thuật liên quan. d: Trình bày ,thuyết trình và tham gia phản biện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_nhom_1_653.pdf