Bài thu hoạch chuyến đi thực tế Hà Nội - Phong Nha – Nghĩa trang Trường Sơn – Huế - Mỹ Sơn – Hội An – Vinh – Làng sen – Hà Nội

Bài thu hoạch chuyến đi thực tế 1. Lý do tổ chức chuyến đi Trong thời đại công nghiệp hoá và hiện đại hoá ngày nay thì du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người. Bởi sau những ngày lao động mệt nhọc và căng thẳng thì khi có thời gian rỗi con người chỉ muốn được nghỉ ngơi thư giãn. Chính vì vậy nhu cầu được đi du lịch của con người ngày một tăng lên. Là những sinh viên của Khoa Du Lịch - Khách sạn Trường ĐH KTQD chúng tôi luôn luôn tự hào được các Thầy Cô giáo đào tạo các bài giảng về nghiệp vụ trong du lịch, cách sắp xếp tổ chức một chuyến đi cho khách, hướng dẫn viên, cách quản lý làm việc trong khách sạn để sau này khi chúng tôi ra trường và công tác trong lĩnh vực du lịch chúng tôi có thể mang lại niềm vui, sự thoải mái cho những giây phút nghỉ ngơi thư giãn của con người sau những ngày làm việc căng thẳng. Là những sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, nhằm nâng cao thêm kiến thức thực tế về lĩnh vực du lịch và đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh Du lịch và khách sạn, Ban chủ nhiệm khoa Du lịch và khách sạn đã tổ chức chuyến đi thực tế cho sinh viên K45, với sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Sau chuyến đi này thì mỗi sinh viên sẽ đưa ra những cảm nhận của bản thân mình về tất cả những hoạt động trong chuyến đi. 2. Kế hoạch tổ chức chuyến đi thực tế cho sinh viên K45 Bất kỳ chuyến hành trình nào muốn thành công một cách tốt đẹp thì không thể không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo. Với những kinh nghiệm dày dặn trong việc tổ chức chuyến đi du lịch thực tế cho sinh viên, các Thầy Cô giáo Khoa Du Lịch và Khách sạn đã đưa ra một số kế hoạch như sau: - Lựa chọn và đưa ra tuyến điểm đến với hành trình : Hà Nội - Phong Nha – Nghĩa trang Trường Sơn – Huế - Mỹ Sơn – Hội An – Vinh – Làng sen – Hà Nội. Việc lựa chọn những tuyến điểm đến này vì đây là những điểm du lịch có ý nghĩa về mặt thiên nhiên, về văn hoá lịch sử. - Thời gian của chuyến đi là 5 đêm 6 ngày ( từ ngày 06 /03 đến ngày 11 /03/2007) - Kinh phí: Ngoài phần hỗ trợ kinh phí tàu xe của nhà trường (100.000 VND),mỗi sinh viên phải đóng thêm 1.000.000VND cho việc ăn, ở, tham quan, giao lưư với các tổ chức, doanh nghiệp Du lịch tại các điểm tham quan trong chuyến đi. - Chuẩn bị các Công việc đặt ăn, đặt phòng, thuê xe. Phụ trách công việc này là Thầy Kiên và Thầy Nhân. - Tổ chức một buổi họp giưa Thầy Cô giáo và ban cán sự của 2 lớp trước khi đi vào ngày 02/3/2007, để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng lớp. Và nhắc nhở tất cả các sinh viên đưa những giấy tờ và đồ dùng cần thiết cho chuyến đi. - Sáng ngày 05/3/2007 gặp mặt toàn đoàn trước khi đi. Thầy Nhân và thầy Kiên phổ biến kế hoạch và những quy định cụ thể trong chuyến đi. Toàn đoàn gồm có: 88 sinh viên K45 ( trong đó có 41 sinh viên lớp Du lịch A, 47sinh viên lớp Du lịch B), cùng với 3 thầy cô giáo: T.s Nguyễn Văn Mạnh- trưởng đoàn; Th.s Trần Thị Hạnh; Thầy Hằng. 3. Lịch trình chi tiết chuyến đi của Khoa Du Lịch v Ngày thứ 01(thứ 3 ngày 06/3): Hà Nội – Quảng Bình, khoảng 530km. · 5h00: Xe đón tại Nhà Văn Hóa Đai học Kinh Tế Quốc Dân, đúng 5h15 xe chạy · 6h20: Cả đoàn nghỉ ăn sáng tại Phủ Lý- Hà Nam. · 12h00: Xe đến thành phố Vinh- Nghệ An · 13h10: Nghỉ ăn trưa tại nhà hàng Bến Thủy, số 41 Nguyễn Du, thành phố Vinh. · 14h00: Tiếp tục hành trình, đi Quảng Bình. · 18h00: Đến Quảng Bình, làm thủ tục nhận phòng tại khách sạn Công Đoàn Nhật Lệ (khách sạn 2 sao), đường Trương Pháp, phường Hải Thành, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình. · 19h00: Ăn tối tại khách sạn Công Đoàn Nhật Lệ, với sự tiếp đón rất nhiệt tình của anh Dũng – giám đốc Sở du lịch tỉnh Quảng Bình. · 20h00: Nghỉ ngơi, hoặc dạo phố biển tại khách sạn Công đoàn Nhật Lệ. v Ngày thứ 02 (thứ 4 ngày 07/3): Đồng Hới – Phong Nha – Huế, khoảng 200km. · 6h30: Ăn sáng tại khách sạn Công đoàn Nhật Lệ · 7h00: Làm thủ tục trả phòng khách sạn, xuất phát đi động Phong Nha - Quảng Bình. Tại đây sẽ được nghe thuyết trình của thuyết minh viên. Sau đó đi thuyền trên sông Son để vào thăm các động: Tiên Sơn, Phong Nha · 12h00: Ăn trưa tại nhà hàng Phong Nha, Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. · 13h00: Khởi hành đi Huế theo đường Hồ Chí Minh · 15h00: Viếng nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, thực hiện nghi lễ viếng và đi viếng mộ các anh hùng liệt sĩ. · 16h00: Tiếp tục hành trình đi Huế · 18h00: Đến Huế, làm thủ tục nhận phònh tại khách sạn Đồng Lợi, 19 đường Phạm Ngũ Lão, thành phố Huế. · 19h00: Ăn tối tại khách sạn Đồng Lợi · 20h00: Tổ chức chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ ( 08/03). v Ngày thứ 03 (thứ 5 ngày 08/3): Tham quan Huế. · 6h30: Ăn sáng tại khách sạn Đồng Lợi · 7h30: Tham quan nhà vườn An Hiên, chùa Thiên Mụ, tham quan Đại Nội: Ngọ Môn Quan, Điện Thái Hòa, Kinh thành Huế, Cửu Đỉnh · 12h00: Ăn trưa tại khách sạn Đồng Lợi · 14h00: Tham quan lăng Tự Đức, lăng Khải Định, chợ Đông Ba · 18h00: Ăn tối tại khách sạn Đồng Lợi · 22h00: Nghe hò Huế trên sông Hương. · 23h15: Nghỉ tối tại khách sạn Đồng Lợi. v Ngày thứ 04 (thứ 6, ngày 09/3): Huế – Hội An, khoảng 150km. · 6h00: Ăn sáng tại khách sạn Đồng Lợi, làm thủ tục trả phòng. · 7h00: Khởi hành đi Mỹ Sơn, tham quan Mỹ Sơn. · 13h00: Ăn trưa tại Tam Kỳ, quán Mười, Quốc lộ 1A, cầu Mống, Câu Lâu cũ, Diện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam. · 15h00: Đến Hội An, nhận phòng tại khách sạn Nhi Nhi, 60 đường Hùng Vương,Hội An . · 18h00: Ăn tối tại nhà hàng Kim Đô, 180 dường Trần Phú, Hội An. · Buổi tối, tự do tham quan phố cổ Hội An. v Ngày thứ 05(thứ 7 ngày 10/3: Hội An – Vinh. · 5h00: Trả phòng và xuất phát đi Đồng Hới, ăn sáng do các lớp tự chuẩn bị. · 12h00: Ăn trưa tại khách sạn Hữu Nghị, 22 Quách Xuân Kỳ, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình. · 13h00: Tham quan sông Nhật Lệ và tượng đài Mẹ Suốt · 14h00: Xe khởi hành về Vinh · 15h30: Nghỉ ngơi tại bãi biển Đá Nhảy, Quảng Bình. · 18h30: Tới khách sạn Bến Thủy, số 41 Nguyễn Du- TP Vinh- làm thủ tục nhận phòng. · 19h00: Ăn tối tại nhà hàng Bến Thủy · Buổi tối tự do đi tham quan quảng trường Hồ Chí Minh v Ngày thứ 6 (chủ nhật ngày 11/3): Làng Sen – Hà Nội. · 6h30: Ăn sáng tại khách sạn Bến Thủy · 7h30: Trả phòng, khởi hành đi tham Làng Sen · 8h30: Tham quan quê ngoại, quê nội và khu tưởng niệm Bác Hồ. Tham và viếng mô Bà Hoàng Thị Loan, mộ Bà nội Bác Hồ. · 11h15: Xuất phát về Hà Nội · 14h30: Ăn trưa tại nhà hàng Dạ Lan, số 01 phố Phan Chu Trinh, đường Điện Biên, TP Thanh Hóa. · 15h30: Xuất phát về Hà Nội, trên đường đi ghé thăm đền Sòng, Thanh Hóa. · 20h00: Về tới Hà Nội, kết thúc chuyến đi. Bảng tổng kết tài chính của chuyến đi Số lượng: 88SV

docx24 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7855 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thu hoạch chuyến đi thực tế Hà Nội - Phong Nha – Nghĩa trang Trường Sơn – Huế - Mỹ Sơn – Hội An – Vinh – Làng sen – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thu hoạch chuyến đi thực tế Lý do tổ chức chuyến đi Trong thời đại công nghiệp hoá và hiện đại hoá ngày nay thì du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người. Bởi sau những ngày lao động mệt nhọc và căng thẳng thì khi có thời gian rỗi con người chỉ muốn được nghỉ ngơi thư giãn. Chính vì vậy nhu cầu được đi du lịch của con người ngày một tăng lên. Là những sinh viên của Khoa Du Lịch - Khách sạn Trường ĐH KTQD chúng tôi luôn luôn tự hào được các Thầy Cô giáo đào tạo các bài giảng về nghiệp vụ trong du lịch, cách sắp xếp tổ chức một chuyến đi cho khách, hướng dẫn viên, cách quản lý làm việc trong khách sạn…để sau này khi chúng tôi ra trường và công tác trong lĩnh vực du lịch chúng tôi có thể mang lại niềm vui, sự thoải mái cho những giây phút nghỉ ngơi thư giãn của con người sau những ngày làm việc căng thẳng. Là những sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, nhằm nâng cao thêm kiến thức thực tế về lĩnh vực du lịch và đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh Du lịch và khách sạn, Ban chủ nhiệm khoa Du lịch và khách sạn đã tổ chức chuyến đi thực tế cho sinh viên K45, với sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Sau chuyến đi này thì mỗi sinh viên sẽ đưa ra những cảm nhận của bản thân mình về tất cả những hoạt động trong chuyến đi. Kế hoạch tổ chức chuyến đi thực tế cho sinh viên K45 Bất kỳ chuyến hành trình nào muốn thành công một cách tốt đẹp thì không thể không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo. Với những kinh nghiệm dày dặn trong việc tổ chức chuyến đi du lịch thực tế cho sinh viên, các Thầy Cô giáo Khoa Du Lịch và Khách sạn đã đưa ra một số kế hoạch như sau: Lựa chọn và đưa ra tuyến điểm đến với hành trình : Hà Nội - Phong Nha – Nghĩa trang Trường Sơn – Huế - Mỹ Sơn – Hội An – Vinh – Làng sen – Hà Nội. Việc lựa chọn những tuyến điểm đến này vì đây là những điểm du lịch có ý nghĩa về mặt thiên nhiên, về văn hoá lịch sử. Thời gian của chuyến đi là 5 đêm 6 ngày ( từ ngày 06 /03 đến ngày 11 /03/2007) Kinh phí: Ngoài phần hỗ trợ kinh phí tàu xe của nhà trường (100.000 VND),mỗi sinh viên phải đóng thêm 1.000.000VND cho việc ăn, ở, tham quan, giao lưư với các tổ chức, doanh nghiệp Du lịch tại các điểm tham quan trong chuyến đi. Chuẩn bị các Công việc đặt ăn, đặt phòng, thuê xe. Phụ trách công việc này là Thầy Kiên và Thầy Nhân. Tổ chức một buổi họp giưa Thầy Cô giáo và ban cán sự của 2 lớp trước khi đi vào ngày 02/3/2007, để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng lớp. Và nhắc nhở tất cả các sinh viên đưa những giấy tờ và đồ dùng cần thiết cho chuyến đi. Sáng ngày 05/3/2007 gặp mặt toàn đoàn trước khi đi. Thầy Nhân và thầy Kiên phổ biến kế hoạch và những quy định cụ thể trong chuyến đi. Toàn đoàn gồm có: 88 sinh viên K45 ( trong đó có 41 sinh viên lớp Du lịch A, 47sinh viên lớp Du lịch B), cùng với 3 thầy cô giáo: T.s Nguyễn Văn Mạnh- trưởng đoàn; Th.s Trần Thị Hạnh; Thầy Hằng. Lịch trình chi tiết chuyến đi của Khoa Du Lịch Ngày thứ 01(thứ 3 ngày 06/3): Hà Nội – Quảng Bình, khoảng 530km. 5h00: Xe đón tại Nhà Văn Hóa Đai học Kinh Tế Quốc Dân, đúng 5h15 xe chạy 6h20: Cả đoàn nghỉ ăn sáng tại Phủ Lý- Hà Nam. 12h00: Xe đến thành phố Vinh- Nghệ An 13h10: Nghỉ ăn trưa tại nhà hàng Bến Thủy, số 41 Nguyễn Du, thành phố Vinh. 14h00: Tiếp tục hành trình, đi Quảng Bình. 18h00: Đến Quảng Bình, làm thủ tục nhận phòng tại khách sạn Công Đoàn Nhật Lệ (khách sạn 2 sao), đường Trương Pháp, phường Hải Thành, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình. 19h00: Ăn tối tại khách sạn Công Đoàn Nhật Lệ, với sự tiếp đón rất nhiệt tình của anh Dũng – giám đốc Sở du lịch tỉnh Quảng Bình. 20h00: Nghỉ ngơi, hoặc dạo phố biển tại khách sạn Công đoàn Nhật Lệ. Ngày thứ 02 (thứ 4 ngày 07/3): Đồng Hới – Phong Nha – Huế, khoảng 200km. 6h30: Ăn sáng tại khách sạn Công đoàn Nhật Lệ 7h00: Làm thủ tục trả phòng khách sạn, xuất phát đi động Phong Nha - Quảng Bình. Tại đây sẽ được nghe thuyết trình của thuyết minh viên. Sau đó đi thuyền trên sông Son để vào thăm các động: Tiên Sơn, Phong Nha… 12h00: Ăn trưa tại nhà hàng Phong Nha, Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. 13h00: Khởi hành đi Huế theo đường Hồ Chí Minh 15h00: Viếng nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, thực hiện nghi lễ viếng và đi viếng mộ các anh hùng liệt sĩ. 16h00: Tiếp tục hành trình đi Huế 18h00: Đến Huế, làm thủ tục nhận phònh tại khách sạn Đồng Lợi, 19 đường Phạm Ngũ Lão, thành phố Huế. 19h00: Ăn tối tại khách sạn Đồng Lợi 20h00: Tổ chức chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ ( 08/03). Ngày thứ 03 (thứ 5 ngày 08/3): Tham quan Huế. 6h30: Ăn sáng tại khách sạn Đồng Lợi 7h30: Tham quan nhà vườn An Hiên, chùa Thiên Mụ, tham quan Đại Nội: Ngọ Môn Quan, Điện Thái Hòa, Kinh thành Huế, Cửu Đỉnh… 12h00: Ăn trưa tại khách sạn Đồng Lợi 14h00: Tham quan lăng Tự Đức, lăng Khải Định, chợ Đông Ba 18h00: Ăn tối tại khách sạn Đồng Lợi 22h00: Nghe hò Huế trên sông Hương. 23h15: Nghỉ tối tại khách sạn Đồng Lợi. Ngày thứ 04 (thứ 6, ngày 09/3): Huế – Hội An, khoảng 150km. 6h00: Ăn sáng tại khách sạn Đồng Lợi, làm thủ tục trả phòng. 7h00: Khởi hành đi Mỹ Sơn, tham quan Mỹ Sơn. 13h00: Ăn trưa tại Tam Kỳ, quán Mười, Quốc lộ 1A, cầu Mống, Câu Lâu cũ, Diện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam. 15h00: Đến Hội An, nhận phòng tại khách sạn Nhi Nhi, 60 đường Hùng Vương,Hội An . 18h00: Ăn tối tại nhà hàng Kim Đô, 180 dường Trần Phú, Hội An. Buổi tối, tự do tham quan phố cổ Hội An. Ngày thứ 05(thứ 7 ngày 10/3: Hội An – Vinh. 5h00: Trả phòng và xuất phát đi Đồng Hới, ăn sáng do các lớp tự chuẩn bị. 12h00: Ăn trưa tại khách sạn Hữu Nghị, 22 Quách Xuân Kỳ, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình. 13h00: Tham quan sông Nhật Lệ và tượng đài Mẹ Suốt 14h00: Xe khởi hành về Vinh 15h30: Nghỉ ngơi tại bãi biển Đá Nhảy, Quảng Bình. 18h30: Tới khách sạn Bến Thủy, số 41 Nguyễn Du- TP Vinh- làm thủ tục nhận phòng. 19h00: Ăn tối tại nhà hàng Bến Thủy Buổi tối tự do đi tham quan quảng trường Hồ Chí Minh Ngày thứ 6 (chủ nhật ngày 11/3): Làng Sen – Hà Nội. 6h30: Ăn sáng tại khách sạn Bến Thủy 7h30: Trả phòng, khởi hành đi tham Làng Sen 8h30: Tham quan quê ngoại, quê nội và khu tưởng niệm Bác Hồ. Tham và viếng mô Bà Hoàng Thị Loan, mộ Bà nội Bác Hồ. 11h15: Xuất phát về Hà Nội 14h30: Ăn trưa tại nhà hàng Dạ Lan, số 01 phố Phan Chu Trinh, đường Điện Biên, TP Thanh Hóa. 15h30: Xuất phát về Hà Nội, trên đường đi ghé thăm đền Sòng, Thanh Hóa. 20h00: Về tới Hà Nội, kết thúc chuyến đi. Bảng tổng kết tài chính của chuyến đi Số lượng: 88SV Đơn vị tính: VND Ngày STT Nội dung chi phí Chi phí cố định FC Chi phí biến đổi VC 1 1 Thuê xe ôtô 32.000.000 2 Ăn trưa KS Bến Thủy 30.000 3 Ăn tối KS Công Đoàn Nhật Lệ 30.000 4 Khách sạn Công Đoàn Nhật Lệ 40.000 2 5 Ăn sáng KS Công Đoàn Nhật Lệ 10.000 6 Vé tham quan Phong Nha 30.000 Hướng dẫn viên Phong Nha 100.000 7 Thuê thuyền 1.190.000 8 Vé vào động Tiên Sơn 20.000 9 Ăn trưa tại nhà hàng Phong Nha 30.000 10 Ăn tối KS Đồng Lợi – Huế 30.000 11 Khách sạn Đồng Lợi 40.000 3 12 Ăn sáng KS Đồng Lợi 10.000 11 Vé tham quan Đại Nội 35.000 12 Nhà vườn An Hiên 100.000 13 Ăn trưa KS Đồng Lợi 30.000 14 Vé tham quan Lăng Tự Đức 30.000 15 Vé tham quan Lăng Khải Định 30.000 16 Hướng dẫn viên Huế 200.000 17 Thuê thuyền trên sông Hương 1.920.000 18 Ăn tối KS Đồng Lợi 30.000 19 Khách sạn Đồng Lợi 40.000 4 20 Ăn sáng KS Đồng Lợi 10.000 21 Hướng dẫn viên Mỹ Sơn 100.000 22 Thuê xe ôtô vào Mỹ Sơn 10.000 23 Ăn trưa tại Bà Mười 30.000 24 Ăn tối NH Kim Đô 30.000 25 KS Nhi Nhi 50.000 5 26 Ăn sáng 10.000 27 Ăn trưa KS Hữu Nghị 30.000 28 Ăn tối Bến Thủy 30.000 29 KS Bến Thủy 40.000 6 30 Ăn sáng KS Bến Thủy 10.000 31 Hướng dẫn viên 100.000 Ăn trưa NH Dạ Lan 2 - TH 30.000 31 Chi phí khác Quà + băng zôn Hương hoa 880.000 340.000 Tổng 36.930.000 745.000 Tính giá thành cho 1 khách Z/khách = Vc + = 745.000 + 36.930.000/ 88 = 1.164.660 VND Tính tổng chi phí cho cả đoàn khách Tc = Vc*Q + Fc = 745.000*88 + 36.930.000 = 102.490.000 VND Trên đây là giá tour áp dụng cho sinh viên khoa DL, trường DH KTQD. Nếu tour này được sử dụng để làm chương trình bán cho khách du lịch thì ta không thể bán với mức giá này được mà mức giá bán cần phải được tính theo công thức sau: G = Z + T + Cb + Ck + P + VAT Trong đó: G là giá bán Z là giá thành T là khoản thuế phải nộp Cb là chi phí bán Ck là chi phí khác P là lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp Giả sử T = 10% Z Cb = 10% Z Ck = 20% Z P = 5 % Z Đặt Gdn = Z + Cb + Ck + P + T = (1 + 0.1 + 0.1 + 0.2 + 0.05)*Z = 1.45*Z = 1.45*1.164.660 = 1.688.657 VND VAT = 10% Gdn G = Gdn  + VAT = 1.688.657 * 1.1 = 1.857.632,7 = 1.857.633 VND Các điểm tham quan Những điểm tham quan chúng tôi được đến là Phong Nha Kẻ Bàng, Nghĩa trang trường sơn, Cố đô Huế, Mỹ Sơn, Hội An, Làng Sen. Đây là những điểm tham quan thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Bởi vẻ đẹp thiên nhiên của nó như Phong Nha Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, và những giá trị văn hoá cũng như lịch sử của các điểm đến như Cố Đô Huế, Hội An… 4.1. Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng – Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng cách thành phố Đồng Hới khoảng 50km về phía Tây Bắc. Từ Đồng Hới, theo đường bộ đến xã Sơn Trạch, sau đó đi thuyền trên sông Son khoảng 30 phút thì đến. Ngồi thuyền trên dòng sông Son thơ mộng, được chiêm ngưỡng cảnh đẹp và sự hùng vĩ của núi rừng nơi đây, đoàn đã được vào thăm các động Tiên Sơn, Phong Nha, hang Tiên và hang Cung Đình. Hệ thống hang động nơi đây thật tuyệt đẹp. Quần thể hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng được đánh giá là một trong những cảnh quan đẹp nhất thế giới với các đặc trưng có sông ngầm dài nhất, các hang có chiều cao và rộng nhất, các bãi cát trong hang dài nhất và có thạch nhũ đẹp nhất. Đây cũng có thể coi là thiên đường cho bộ môn hang động học và du lịch hang động. . Đây là di sản thế giới thứ 5 tại Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003. Sự độc đáo của động Phong Nha còn ở chỗ đây là một động nước lớn, với dòng sông ngầm dài ngót 14km, khi chảy ra khỏi động trở thành dòng sông Son tạo nên con đường chính đưa du khách vào thăm động. Lần đầu tiên được đến với Phong Nha, không ít bạn rất ngạc nhiên bởi vẻ đẹp và sự hùng vĩ của núi rừng nơi đây, vẻ đẹp của Phong Nha mà thiên nhiên ban tặng cần được bảo vệ, giữ gìn và đồng thời cũng là lợi thế để Du lịch Quảng Bình phát triển. Nghĩa trang Liệt Sĩ Trường Sơn Nghĩa trang tọa lạc trên sáu quả đồi như một bông hoa sáu cánh tại xã Vĩnh Trường, huện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Tổng diện tích khu nghĩa trang là 106ha, trong đó diện tích chính đặt 10 263 ngôi mộ liệt sĩ là 39,8ha, chia thành 6 khu vực: Khu trung tâm (có tượng đài chính) và 5 khu đặt mộ liệt sĩ theo địa chỉ nhóm địa phương mà chúng em nhìn thấy ngay trên bản đồ khi bắt đàu vào cổng Nghãi trang. Giữa khu 4 và 5 có tượng đài biểu trưng tinh thần chiến đấu anh dũng của đoàn 559 và tình đoàn kết Việt – Lào. Tại đây có một cây bồ đề thiêng, mà theo người phụ trách nơi đây cho biết: Không ai trồng, tự cây mọc lên ở nơi đây, cành lá xum xuê như muốn che bóng mát cho sự yên nghỉ vĩnh hằng của các anh hùng đã quên thân vì nước Năm tháng sẽ trôi qua nhưng đóng góp của bộ đội Trường Sơn, thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến vào công cuộc chi viện cho các chiến trường sẽ mãi ghi trang sử oanh liệt của dân tộc ta, của quân đội ta như một anh hùng ca bất diệt. Chúng em những sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc dân, những chủ nhân tương lai của đất nước nguyện noi gương các đồng chí đã ngã xuống vì sự nghiệp cao cả, ra sức làm tròn hai nhiệm vụ chính trị của quân đội: Bảo vệ Tổ Quốc và xây dựng đất nước Cố Đô Huế - Di sản văn hoá nhân loại Những điểm đến ở Huế mà chúng tôi được đi tham quan là : Đại Nội, Chùa Thiên Mụ, nhà vuờn An Hiên, lăng Tự Đức, lăng Khải Định, nghe hò trên sông Hương, thăm Đồi Vọng Cảnh, nghe hò trên sông Hương, … Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11 tháng 12 năm 1993. Huế có đặc thù ưu việt đó là sự đa dạng cảnh quan thiên nhiên. Thiên nhiên cộng với yếu tố nhân tạo đã tạo cho Huế một nét đẹp hài hòa, phản ánh đầy đủ những thắng cảnh của một đất nước Việt Nam thu nhỏ. Huế là một vùng đất cổ, nơi đây đã được vua Quang Trung của triều đại Tây Sơn (1788-1802), vua Gia Long chọn làm kinh đô của triều Nguyễn(1802-1945).Trong hơn 400 năm, Huế đã là trung tâm chính trị, văn hóa của nhà nước phong kiến Việt Nam. Chính vì vậy nơi đây còn lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa mà nổi bật nhất là các cung điện, lăng tẩm của các vua chúa Nguyễn. _ Đến với Đại Nội: Mặt bằng Đại Nội xây theo hình gần vuông, thành chung quanh xây bằng gạch. Bên ngoài thành có hệ thống hào, gọi là Kim Thuỷ Hồ, để bảo vệ thành. Mỗi măt thành trổ một cửa để ra vào. Có 10 cầu đá bắt qua hào để thông thương trong ngoài. Nhìn chung, trải qua 13 đời vua từ Gia Long đến Bảo Đại (1802 – 1945), tất cả mọi công trình kiến trúc trong Đại Nội đều đã được thêm bớt, cải tiến thay đổi vị trí và tính chất nghệ thuật một phần tuỳ theo sở thích, sở trường, sở đoản của từng đời vua cũng như của từng thời đại. Tuy nhiên, cái cốt cách chính của nó vẫn là của thời Gia Long và Minh Mạng. Với hơn 100 công trình kiến trúc đẹp, gồm cung điện, lầu gác, đình tạ, nhà cửa, hồ ao… Mặt bằng đại nội được chia ra thành nhiều khu vực khác nhau, giữ các chức năng riêng biệt, và quanh mỗi khu vực đều có xây tường cao quá đầu người để ngăn cách nhau. Cung điện Huế có phong cách kiến trúc riêng. Vật liệu chính là gỗ, các cung điện làm theo kiểu nhà kép. Trang trí nội ngoại thất đều rất phong phú bằng hình ảnh và thơ văn. Trạm trổ tỉ mỉ, công phu tinh tế. Cung điện ở đây có một “Thức” kiến trúc độc đáo, một thần thái đặc biệt _ Đến với lăng Tự Đức: Lăng được xây dựng trong trong một bối cảnh lịch sử cực kỳ khó khăn của đất nước và của chính bản thân nhà vua. Đứng trong thời đại ngày nay nhìn lại hoàn chảnh khó khăn lúc bấy giờ của đất nước, quy mô kiến trúc lớn lao tốn kém của lăng vua. Trong số 13 vua Nguyễn, vua Tự Đức là người uyên thâm nhất về nền học vấn Đông Phương nhất là nho học. Các kiến trúc thời Tự Đức đã lợi dụng nguồn nước tự nhiên của 1 con suối nhỏ để nới rộng, đào sâu và uốn nắn các thế đất lại, tạo nên hồ Lưu Khiêm và đắp thành đảo Tịnh Khiêm thơ mộng. Nhìn chung các kiến trúc trong lăng Tự Đức đều mang những đường nét khác nhau về tạo hình: không trùng lặp và rất sinh động. Cách phân bố các khu vực và cách bố trí các công trình kiến trúc trong từng khu vực ở lăng Tự Đức đã phá bỏ thông lệ giữ gìn đối xứng cổ điển ở một số lăng khác. Tại đây còn có những lối đi uốn lượn mềm mại theo thế đất tự nhiên hoặc do bàn tay con người tạo dáng. Đường nét kiến trúc thật phóng khoáng hài hoà với thiên nhiên có sẵn, hoặc cải tạo lại cho phù hợp với nghệ thuật kiến trúc phong cảnh. Kiến trúc và thiên nhiên ở đây gây được nhiều cảm xúc thẩm mĩ mới lạ cho người đến tham quan và phản ánh được tâm hồn lãng mạn trữ tình của một ông vua thi sĩ. Lăng Tự Đức là 1 bài thơ tuyệt tác, một bức tranh sơn thuỷ hữu tình, gợi cho du khách một hồn “êm thơ mộng” Đến với lăng Khải Định: So với 6 khu lăng khác của các vua nhà Nguyễn, lăng Khải Định là lăng sau cùng, và mặt bằng kiến trúc nhỏ hẹp nhất , nhưng đây lại là công trình đòi hỏi nhiều nhất về thời gian, công sức, và tiền của. Lăng Khải Định giống như 1 toà lâu đài ở châu âu vì được xây dựng bằng bê tông trên một sườn núi. Các vật liệu truyền thống của bản địa như gỗ, đá, gạch, vôi ở đây chỉ là 1 số lượng không đáng kể. Những cánh của gạch carô, ngói ác đoa, cột thu lôi, những tháp nhọn là những thứ ngoại lai. Giá trị nghệ thuật cao nhất của lăng này là ở phần trang trí nội thất cung Thiên Định là công trình kiến trúc chính của lăng. Những bức hoạ long vân với diện tích hàng chục mét vuông trên trần, ba phòng giữa của cung Thiên Định đang được các hoạ sĩ Việt Nam hiện đại công nhận là những bức hoạ hoành tráng có giá trị mĩ thuật cao nhất của nền hội hoạ nước ta. Về nghệ thuật ghép mảnh lên tường, những bàn tay vàng của các nghệ nhân đầu thế kỉ 20 đã dùng hàng vạn mẫu sành, sứ, thuỷ tinh đủ màu để đắp nổi thành hàng ngàn hình ảnh cung đình và dân gian sinh động, sống sít, vui mắt: các bộ tranh tứ thời, ngũ phúc, bộ khay trà, mâm ngũ quả vv… Mọi hình ảnh tuy được kết cấu bằng những vật liệu cứng nhưng nhờ vào sự tạo hình khéo léo nên trông vẫn thanh nhã, mượt mà, óng ả, long lanh. Với tượng đồng bia đá, với cung Thiên Định giống như một viện bảo tàng, với ngoại cảnh thiên nhiên bao la hùng vĩ, lăng Khải Định là một tác phẩm nghệ thuật tổng hoà của nhiều dòng văn hoá, một điểm giao thoa giữa mĩ thuật kim cổ đông tây. Nó phản ánh rõ nét phong cánh sống thích chưng diện của vua Khải Định lúc sinh thời và đánh dấu giai đoạn giao thời giữa hai nên văn hoá Á – Âu của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ. Tuy kiến trúc các Lăng tâm cũng như cung điên ở Huế rất đẹp và có giá trị cao, nhưng sẽ không tránh khỏi sự phá hủy của thời gian, vì vậy sở du lịch Huế cần có những biện pháp bảo vệ và trùng tu thường xuyên. 4.4 Mỹ Sơn- Di sản văn hóa thế giới. Khu di sản văn hóa Mỹ Sơn thuộc đại bàn xã Duy tiên, huyện Duy Xuyên, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía tây nam, cách thị xã Hội An khoảng 40km. Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng kín đáo, có đường kính chừng 2km, xung quanh là đồi núi. Với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13, Mỹ Sơn trở thành trung tâm kiến trúc quan trọng nhất của Vương quốc Chămpa. Vào năm 1898, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp tên là M.C Paris. Với những công trình kiến trúc sớm nhất của vương quốc Chămpa nơi đây, khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào tháng 12 năm 1999. Do sự phá hủy của thời gian và tự nhiên nên các công trình rất dễ bị đổ vỡ, vì vậy nhà nước nên có các chính sách bảo vệ các công trình kiến trúc này. 4.5 Phố cổ Hội An – Di sản văn hóa thế giới Đến với phố cổ Hội An là sự cảm nhận một nét văn hóa rất cổ của đô thị Việt Nam xưa, có lẽ mỗi nơi có một vẻ đẹp riêng, nhưng Hội An để lại trong lòng du khách không ít lưu luyến. Với những ngôi nhà cổ tuổi đời hàng trăm năm, kiến trúc nơi đây thật độc đáo, khách du lịch hầu hết là khách quốc tế. Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999, Hội An đã và đang thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Phố cổ Hội An hầu như vẫn giữ những nét nguyên vẹn từ khi hình thành cho đến nay, nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, nên Hội An ngày càng thu hút khách du lịch. Người dân ở Hội An rất hiền hòa, miến khách, và họ có nét gì đó rất cổ.Hơn nữa, kiến trúc độc đáo, các ngôi nhà làm bằng các loại gỗ quý, trong nhà treo toàn hoành phi, câu đối, cột nhà trạm trổ hoa văn rất cầu kỳ… Ngoài ra nét văn hóa ẩm thực độc đáo, các sản phẩm địa phương như đèn lồng và các sản phẩm làm bằng đất nung, tranh sơn mài độc đáo… 4.6 Làng sen Đến với Làng Sen nơi sinh ra Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người đã hy sinh cả cuộc đời vì nền độc lập, tự do cho quê hương, đất nước, người được tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới. Với những đức tính cao quý của người, chúng ta phải cám ơn mảnh đất và con người đã sinh ra Bác Hồ kính yêu.. Và khi nghe chị thuyết trình viên giới thiệu, không ít bạn đã xụt xùi khi biết những cố gắng của cha mẹ, ông bà, và cả những hy sinh, phấn đấu vĩ đại của Người. Được lên viếng mộ mẹ Bác bà Hoàng Thị Loan một người đã hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho chồng cho con, chúng em càng hiểu hơn sự hy sinh cao cả cho chồng, con của người phụ nữ xưa. 5.Nhận xét về chuyến đi 5.1. Nhận xét về thời gian của chuyến đi - So với chương trình mà khoa đã đưa cho các sinh viên vào chiều ngày 05/03/2007 thì lịch trinh của chuyến du lịch bắt đầu khởi hành vào lúc 6 giờ sang ngay 06/03/2007 đã có sự thay đổi quá đột ngột vào tối 05/03/07 là đoàn sẽ khởi hành vào 5 giờ sang thay vì là 6 giờ như thông báo sau khi chương trình đã được đưa cho sinh viên. Nhung rất may là thông tin thay đổi này vẫn tới được tât cả gần 90 sinh viên tham gia chuyến đi. - Do muốn tham quan được nhiều di sản nên thời gian dưng lại tại mỗi điểm dừng chân đều tương đối gấp gáp. Đăjc biệt là tại những điểm đoàn dừng lại ăn trưa cũng chỉ được có 1 giờ tính từ lúc xuống xe tới khi xe khởi hành đi tiếp nên mấy ngày đầu tiên chưa thích nghi được với sự thay đổi, nhiều sinh viên có cảm giác mệt mỏi nhất là các sinh viên nữ phần lớn thời gian trên ô tô là để ngủ vì mệt thay vì là được ngắm quang cảnh trên đương ôtô đi qua. -Thời gian dừng chân qua đêm tại các khách sạn: Phải đến tầm 7-8 giờ tối thì đoàn mới tới khách sạn, 15-20 nhận phòng và lên cất đồ sau đó xuống nhà hàng ăn cơm, ăn xong thì lúc đó cũng khoảng hơn 9h mới lên phòng để tắm gội và thay đồ. thời gian còn lại để đi dạo thành phố vào ban đêm không còn nhiều chỉ có thể đến các địa điểm gần khách sạn và không có cơ hội thăm quan và thưởng thức hết các đặc sản tại điểm dừng chân đó. Chẳng hạn như tối thứ 4 ở phố cổ chỉ có 1 tối sáng hôm sau đã phải lên đường sớm về Vinh nên mới chỉ được trông thấy phố cổ với những ngôi nhà cổ bằng gỗ lim treo rất nhiều đèn lồng đủ các kiểu dáng, bên trong thì tấp nập khách tây vào ăn uống và mua đồ là chính, còn khách Việt Nam thì rất ít. Con quang cảnh phố cổ vào ban ngày, và cuộc sống của người dân nơi đây như thế nào thì chúng em vẫn cần có một chuyến đi nữa. - Thời gian tham quan tại các điểm du lịch: Gồm có thời gian sinh viên được nghe hướng dẫn viên thuyết trình và thời gian cho sinh viên tự tìm hiểu thêm. Nhìn chung thời gian tham quan là tương đối ăn khớp với lịch trình, chỉ có duy nhất một điểm đó là tại thánh địa Mỹ Sơn. Do đoàn tới nơi hơi muộn (khoảng 11 giờ mới tới nơi) nên lúc đó nhiều bạn đã mệt lại thêm đói nên quay về xe trước, tốp còn lại mặc dù mệt nhưng vẫn tiếp tục đi theo hướng dẫn viên nghe giảng giải về những giá trị có từ cách đây mẩy trăm năm trước con người đã làm được những điều mà ngày nay chúng ta không thể. Trong khi chú hướng dẫn viên vẫn rất miệt mài thuyết trình thì đoàn không thể tiếp tục theo được nữa. Đoàn ra về nhưng vẫn còn tiếc nuối một cái gì đó mà chúng ta vẫn chưa lý giải được. Trong quá trình tham quan đã có sự thay đổi lịch trình vào sáng ngày 8/3. Thay vì đoàn sẽ xuất phát vào 8h sáng theo lịch trình cũ, nhưng thông báo thay đổi lịch trình từ tối 7/3 là xuất phát vào 7h sáng đã có rất nhiều bạn sinh viên không hề biết. Vì tối hôm đó không tham dự chương trình chào mừng ngày quốc tế phụ nữ cho các sinh viên nữ trong khoa hoặc do không để ý. Nên sáng mồng 8/3 khi đúng 7h xe bắt đầu khởi hành đến chùa Thiên Mụ, nhà vườn An Nhiên và Đại nội, đã có 4-5 sinh viên bị bỏ lại khách sạn và phải tự bắt xe ôm duổi theo đoàn. Em thấy đây cũng không hẳn là lỗi của tất cả các bạn sinh viên trên. Từ đó chúng ra rút ra được kinh nghiệm là khi dẫn khách mỗi khi có thông báo về sự thay đổi lịch trình thì người dẫn đoàn phải đảm bảo được là tất cả mọi người trong đoàn đều đã được thông báo khi đó trách nhiệm sẽ không thuộc về người hướng dẫn 5.2. Nhận xét về các dịch vụ lưu trú và ăn uống * Dịch vụ ăn uống: Bữa trưa đầu tiên đoàn dừng chân tại nhà hàng Bến Thuỷ để ăn, ở đây đồ ăn ngon nhưng một số món gia vị cho hơi cay mang hương vị miền trung nhưng sinh viên ở các vùng khác nhau nên có nhiều người không ăn cay được. Các bữa ăn tiếp theo tại khách sạn Nhật Lệ của tỉnh Quảng Bình, nhà hàng Phong Nha, khách sạn Đồng Lợi ở thành phố Huế, Nhà Hàng Kim Đô ở Hội An, quán cô Mười ở tỉnh Đà Nẵng, nhà hàng Dạ Lan ở thành phố Thanh Hoá. Nhìn chung với mức giá là 30 000 đồng cho các hai bữa ăn chính và 10 000 đồng cho bữa sáng thì mọi người cũng đã được thưởng thức các món đặc sản của vùng đó như canh hến Huế, phở bò Huế, và nhiều món ăn khác. Đồ ăn ở các điểm này có đặc điểm chung là có ít nhất một món hải sản của địa phương khai thác. Các mon ăn rất hợp với khẩu vị mọi người, hầu như là không có ai là bị dị ứng hay không ăn được, món ăn đưa ra không còn thừa nhiều vì sau những giờ đi chơi thì các bạn sinh viên đều rất mệt và đói nhiều khi nhà hàng còn không mang cơm ra kịp nữa. Riêng ở khách sạn Đồng Lợi của Huế sinh viên kêu nhiều về món bột lọc bọc tôm không hề ngon chút nào, nhiều người con nói đó là tôm từ hôm trước còn họ đem chế biến lại. Nhìn chung là do đi đường mệt, giờ ăn lại tương đối muộn nên hầu như không có tình trạng thừa thãi thức ăn nhiều. về phần ăn uống em vẫn cảm thấy ấn tượng nhất là ở nhà hàng Kim Đô ở Hội An, ấn tượng đầu tiên khi bước vào nhà hàng là đội ngũ nhân viên phục vụ quá ổn. Những cô gái với chiếc áo bà ba đặc trưng của vùng sông nước, tuổi khoảng trên dưới 30. Món ăn được bày và bố trí tương đối đẹp mắt. Tiếp đền là nhà hàng Hoàng Lan ở Thanh Hoá, khách sạn Hữu Nghị ở Quảng Bình, đồ ăn ở đây rất ngon. Em đánh giá thấp nhất là công tác phục vụ tại nhà hàng Đồng Lợi ở Huế, đồ ăn thì cũng được nhưng tổ chức phục vụ thì quá kém. bữa trưa ngày 8/3 trong khi sinh viên đang rất đói mới hết một tô cơm thì phải ngồi đợi đến 10 phút sau vẫn chưa có cơm mang tới, bởi vậy đã có những bạn phải đứng dậy mặc dù vẫn còn đói. *Dịch vụ lưu trú Với tiêu chuẩn ở tại khách sạn 1 - 2* nếu nói là tuyệt vời thì không được, nhưng nhìn chung là phòng ngủ tương đối đẹp, trang thiết bị cũng tương đối đầy đủ, phòng nào cũng có điều hoà, mini bar, tivi, dịch vụ giặt là trong khách sạn, bình nước nóng lạnh, sà bông tắm cho mỗi người, kem và bàn chải đánh răng cho từng người nhưng vẫn còn một số điều em chưa ưng lắm. Ngày đầu tiên khi đến khách sạn Nhật lệ đã có sự xáo trộn phòng so với sắp xếp ban đầu là 4 người một phòng, nhưng khách sạn lại phân vào phòng có 3 giường đơn và phải ở tới 6 người một phòng nên phải ghép phòng này với phòng khác. Khăn trải giường và chăn đắp cũng chưa đạt tiêu chuẩn. khăn trải giường màu trắng đã ngả màu trông cũ, riêng ở khách sạn Bến Thuỷ thì màu của rèm cửa và màu của khăn trải giường, chăn đắp không đồng nhất và hài hoà với nhau; rèm cửa màu xanh thẫm, trải giường màu trắng, chăn màu nõn chuối. Sự kết hợp không hoà này không toát nên tính không chuyên nghiệp trong ngành kinh doanh dịch vụ. Phòng tắm: phòng tắm trong các khách sạn không có bồn tắm mà chỉ tắm bằng vòi hoa sen trừ khách sạn Nhi Nhi ở Hội An là có bồn tắm. Còn phòng tắm ở khách sạn bến thuỷ thì đã quá cũ (phòng em ở còn các phòng khác thì tốt hơn), bình nóng lạnh không hoạt động, nền đá trong phòng màu sẫm có vẻ làm từ khá lâu nên khi bước vào có cảm giác không thoải mái, khăn trong phòng tắm thì đã chuyển màu hết khiến khách không dám sủ dụng. Vị trí của khách sạn cũng tương đối thuận lợi, nằm ngay tung tâm của thành phố rất gần với các điểm du lịch. Có bãi để xe gần với khách sạn và đường đi vào khách sạn cũng rộng rãi trừ khách sạn Đồng Lợi ở Huế là đường vào hơi nhỏ rất khó quay đầu xe và không thể dừng lại lâu được vì sẽ làm ách tắc giao thông. 5.3. Nhận xét về dịch vụ vận chuyển Ôtô được trang bị điều hoà, quạt thông gió nên mặc dù thơì tiết bên ngoài lúc nóng lúc lạnh nhưng trong xe thì mọi người luôn có cảm giác như thời tiết mùa thu mát mẻ. Ngoài ra trên xe con lắp một hệ thống dàn âm thanh rất hiện đại với những đĩa hát rất sôi động tao không khí vui vẻ trẻ khoẻ cho cả đoàn. 5.4. Đội ngũ hướng dẫn viên Rất tuyệt vời, đây không phải là lần đầu tiên em được nghe hướng dẫn viên thuyết trình nhưng trong chuyến đi này em phải công nhận một điều là thầy cô đã liên hệ được với một ngũ hướng dẫn viên thuyết trình rất có hồn lôi cuốn người nghe bởi cách dẫn dắt câu chuyện dí dỏm của chị Quỳnh Hương hướng dẫn viên ở Đại nội của Huế, lăng Khải Định, Lăng Tự Đức và chùa Thiên Mụ bằng giọng nói nhẹ nhàng của xứ Huế chị đã làm cho mọi người cảm thấy rất hứng thú trong suốt chuyến đi làm tan đi không khí mệt mỏi của hai ngày đường đến Huế, cứ mỗi khi đi qua một địa điểm nào của Huế chị lại giới thiệu qua về điểm đó, lúc đó mọi người đều hướng tất cả vể phía hướng tay chị để được quan sát. Trên dọc đường đi chị lần lượt hát các bài về Huế, kể chuyện tình của các đôi trai gái Huế trên đồi Vọng Cảnh, trên dòng sông Hương. Đến Thánh địa Mỹ Sơn ta lại bắt gặp một phong cách thuyết trình mới của chú hướng dẫn viên nơi đây đó là cách giải thích những điều kì lạ làm nên một Thánh Địa tồn tại mấy nghìn năm và được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới bằng những hiểu biết khoa học về tự nhiên, vật lý, kiến trúc, và hoá học. phong cách hướng dẫn tự tin cộng với một niềm say mê về công trình kiến trúc tuyệt vời này. Ngày cuối cùng đoàn về đến làng Sen quê Bác thăm căn nhà của ông bà ngoại. Tại quê ngoại của Bác mọi người lại xúc động nghẹn ngào trước những lời kể chứa chan tình yêu thương và thành kính của chị hướng dẫn viện nơi đây về hoàn cảnh gia đình Bác, cha bác đã được ông bà ngoại đón về nuôi như thế nào và sau đó lại gả con gái cho. Mẹ bác là một người phụ nữ tần tảo thương chồng thương con đã chấp nhận dời xa quê hương để đến Huế sinh sống, ngày đêm dệt vải để nuôi chồng nuôi con rồi bà lâm bệnh qua đời ở Huế khi tuổi mới có ngoài 30. Rồi cảnh Bác phải bế em đi khắp nơi xin sữa. Lời kể của chị hướng dân viên như nức nở, tình cảm như ứa đọng nơi cổ họng không nói thành lời, mắt chị nhoè đi như sắp khóc. Tất cả mọi người đều chăm chú lắng nghe. Đó là cái tài của người hướng dẫn, với một chất giọng xứ Nghệ cộng với một tình cảm thật chị đã truyền hết cảm xúc của minh cho người nghe và dẫn dắt người nghe theo lời kể của mình. 5.5. Các danh lam thắng cảnh Trên đoạn hành trình từ Hà Nội vào tới Đà nẵng, dọc đường là những hàng cây xanh biếc, những dãy Trường sơn trập trùng với những dải đèo nối tiếp nhau, những cánh rừng cao su, rừng thông bạt ngàn, những bãi cát trắng của thành phố quảng trị nổi tiếng về khí hậu khắc nghiệt. Đến mỗi nơi chúng ta lại được cảm nhận một điều mới mẻ mang đậm đặc tính của vùng đó. Được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp làm xao lòng du khách trong nước và quốc tế, đó là các di sản thiên nhiên và văn hoá đã được thế giới công nhận. Động phong nha với các hang động có những tảng nhũ được thiên nhiên tạo dựng nên từ những vận động địa chất của tự nhiên đã làm nên những tác phẩm nghệ thuật mà con người không thể làm đựơc. Đến với sứ Huế mộng mơ, suôi dòng trên dòng sông Hương và nghe hò Huế để ngắm cảnh Huế vào ban đêm thật yên bình và dịu dàng như những cô gái Huế, thăm những công trình kiến trúc lăng mộ của các vị vua nhà Nguyễn đã xây dựng để làm nơi an nghỉ cuối cùng. Đến Thánh Địa để được chứng kiến công trình kiến trúc kì diệu do chính bàn tay con người tạo ra từ các đây mấy nghìn năm trước con người đã làm nên được sự kì diệu mà ngày nay vẫn chưa giải thích hết được. Tại phố cổ Hội An chúng ta lại đựơc chứng kiến khu phố với những ngôi nhà gỗ lim cổ, những chiếc đèn lồng mang phong cách Trung Quốc vẫn tồn tại giữa những khu phố hiện đại của đất nước, một khung cảnh trái ngược hoàn toàn giữa một bên là cổ kính và một bên là hiện đại. 5.6. Hàng hoá: Dịch vụ hàng lưu niệm phục vu du khách thăm quan cũng tương đố đa dạng. Tại mỗi một điểm khách du lịch có thể mua cho mình những món hàng lưu niệm của riêng nơi đó như; mắm tôm chua của Huế, nón Huế, đèn lồng Hội An, các bức ảnh về khung cảnh nơi đến. các cuốn sách giới thiệu về điểm du lịch như; sách giới thiệu về Huế, các triều đại nhà Nguyễn, về Thánh Địa, Động Phong Nha, Về cuộc đời và gia đình Bác, huyền thoại về một người mẹi đã sinh ra người con vĩ đại của đất nước, những chiếc nón Huế dịu dàng, Những bộ quần áo làm từ chất lụa…Nhìn chung là các dịch vụ tương đối là đa dạng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBài thu hoạch chuyến đi thực tế Hà Nội - Phong Nha – Nghĩa trang Trường Sơn – Huế - Mỹ Sơn – Hội An – Vinh – Làng sen – Hà Nội.docx
Luận văn liên quan