Bài thuyết trình về Virus HIV

3) Đối sử với những người HIV/AIDS. - Mọi người đều cos thể bị nhiễm HIV/AIDS nếu không chú ý giữ gìn - Không nên kì thị ,xa lánh người nhiễm HIV/AIDS: Người nhiễm HIV/AIDS vẫn có thể sống chung với gia đình và cộng đồng vì HIV/ AIDS không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường như:bắt tay,đi chung tàu xe,dùng chung dụng cụ ăn uống,tắm chung,dùng chung nhà vệ sinh. hoặc bị côn trùng cắn 4) Lời khuyên cho người chung sống với HIV/AIDS - Sóng lành mạnh, không mặc cảm và chánh lây nhiễm HIV cho người khác - Thông báo với chung tâm y tế để được chăm sóc - Phụ nữ nhiễm HIV không nên có con vì sức khỏe của bà mẹ và vì tương lai đúa trẻ sinh ra.

doc13 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 10006 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết trình về Virus HIV, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP BÀI THUYẾT TRÌNH VỀ VIRUS HIV Lớp CD 10-Trường Viện Đại Học Mở Hà Nội NHÓM 2:Nguyễn Thị Hải Phạm Thị Hiền Nguyễn Ngọc Hiệp Vũ Văn Hợp Đặng Văn Huấn Phan Thị Thanh Huyền Đỗ Thị Lan Lê Hải Liễu I) TỔNG QUAN: 1) khái niệm: HIV -virus gây suy giảm miễn dịch ở người ,là 1 lentivirus( thuộc họ retrovirus) có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải(AIDS) 1 tình trạng làm hệ miễn dịch của con người bị suy giảm cấp tiến, tạo điều kiện cho những nhiễm trùng cơ hội làm đe dọa mạng sống của ung thư phát triển mạnh. 2) Lịch sử: 5/6/1981 ghi nhận những trường hợp viêm phổi do pneumocystis Carinii ở nam thanh niên đồng tính. Thời diểm này ghi nhận thêm 5 trường hợp tương tự và 26 trường hợp ung thư kaposi sacroma. Đây là những bệnh thường gặp ở đối tượng suy giảm miễn dịch. Và tất cả những trường hợp này đều xảy ra ở đàn ông do quan hệ tình dục đồng giới 1982: AIDS được đặt tên cho bệnh suy giảm miễn dịch này thay thế cho cái tên GRID (Gay related Immune Deficiency) trước đó. 1983: siêu vi HIV được tìm ra và được chứng minh là tác nhân gây AIDS. Thời điểm này, dịch bệnh HIV/AIDS xuất hiện ở người hoạt động tình dục dị tính ở Châu Phi 1985: Thử nghiệm đầu tiên tìm kháng thể HIV. 1988: thuốc trị bệnh AIDS đầu tiên Zidovudine được sử dụng tại Mỹ 2003: WHO và UNAIDS đặt kế hoạch phát thuốc HIV cho 3 triệu người khó khăn kinh tế trên thế giới II) Nội dung: 1) Tên chủng và cấu dạng của virus HIV: HIV thuộc nhóm Lentivirus ,và giống như mọi virus thuộc typ này, nó tấn công hệ miễn dịch. lentivirus lại thuộc vào 1 nhóm virus lớn hơn gọi la Retrovirus. Lentivirus có nghĩa là virus chậm càn có nhiều thời gian để tác dụng có hại cho cơ thể. nhóm virsus này gặp ở nhiều loài động vật khác nhau, như mèo,cừu,ngựa và trâu bò. Tuy nhiên typ Lentivirrus mà ta quan tâm khi nghiên cứu nguồn gốc của HIV là SIV(Simian Immunodeficiency Virus)gây bẹnh ở loài khỉ. HIV là 1 virus có tính thay đổi cao,đột biến dễ dàng.Điều này có nghĩa là ngay trong cơ thể của 1 người bị nhiễm cũng có nhiều chủng HIV. Dụa trên những điểm tương tự và di truyền ta có thể phân loại vô số các chủng virus khác nhau đó thành typ, nhóm và phân typ Có 2 typ HIV :HIV-1 và HIV-2.Cả 2 typ đều lây truyền qua quan hệ tình dục qua đường máu và từ mẹ sang con. Cả 2 typ này dường như lây bệnh cảnh lâm sàng AIDS khá giống nhau khó phân biệt. Tuy nhiên, HIV-2 không dễ lây như HIV-1 và thời gian kể từ lúc bắt đầu nhiễm cho tới khi xuất hiện bệnh dài hơn trường hợp HIV-2. Phân nhóm HIV Trên toàn thế giới, HIV-1 là nhóm gây đại dịch AIDS, và khi nói nhiễm HIV mà không kèm theo typ tức là đang nói đến HIV-1. HIV-2 ít gặp,chủ yếu khu trú tại Tây Phi, ít khi thấy ở nơi khác. HIV-2 có 8 nhóm phụ từ A đến H. Typ: HIV-1 HIV-2 Nhóm : M N C Phân typ: A B C D F H J K CRFs A B C D E F G H Các chủng HIV-1 có thể phân làm 3 nhóm :nhóm M(nhóm chính),nhóm O( nhóm ngoài rìa, nhóm N( nhóm mới). 3 nhóm này đại diện cho 3 đợt du nhập riêng rẽ của virus HIV gây suy giảm miễn dich của khỉ sang người. Nhóm O thì khu trú tại Tây phi,nhóm N thì cực kỳ hiếm. Chủ yếu thuộc nhóm M. Trong HIV-1 nhóm M, có ít nhất là 9 phân typ:A,B,C,D,F,G,H,J và K. Loài Độc lực Khả năng lây truyền Mức độ lây lan Nguồn gốc (suy đoán) HIV-1 Cao Cao Toàn cầu Tinh tinh thông thường HIV-2 Thấp hơn Thấp Tây Phi khỉ Sooty Mangabey 2)Cấu tạo của virus HIV Virus HIV có genom la ARN và có enzym phiên mã ngược thuộc nhóm Retrovirus. Bao ngoài là một lớp màng lipid kép, dưới màng có gai là các glycoprotein trọng lượng phân tử 120 kilođanton (KD) ký hiệu là gp120 hay còn gọi là Protein màng ngoài. Xuyên qua các lớp lipid kép là các lớp glycoprotein gp41 (Protein xuyên màng) gp120 và gp41 gắn với nhau tạo thành các phân tử gp160. Vỏ Protein: có dạng hình cầu gồm các phân tử Protein có trọng lượng phân tử 18KD, p18. Lõi: có dạng hình trụ được bao bọc bằng một lớp protein p24. Trong lõi có hai sợi ARN đơn, có enzym phiên mã ngược và một số phân tử protein phân tử lượng nhỏ. Trong mỗi sợi ARN của Virus này có 3 gen cấu trúc là gen GAG- gen mã hoá cho các protein trong của Virus; gen pol mã hoá cho các enzyme phiên mã ngược và gen env mã hoá cho protein bao ngoài của Virus gp120.. 3) Vòng đời của virus HIV: Để cho virus tái sinh, chúng phải lây nhiễm vào một tế bào. Để tạo ra những virus mới chúng phải tấn công vào một tế bào và sử dụng nó để tạo ra những virus mới. giống như là cơ thể của ta liên tục tạo ra những tế bào da mới hoặc những tế bào máu mới, mỗi một tế bào thường tạo ra những protein mới để sống và tự nó tái sinh. những con virus giấu DNA của chúng trong DNA của tế bào và sau đó khi tế bào cố gắng tạo ra các protein mới thì nó cũng ngẫu nhiên tạo ra các con virus mới và như vậy HIV hầu như lây nhiễm vào các tế bào trong hệ miễn dịch. Sự lây nhiễm: Một số loại tế bào khác nhau có các protein trên bề mặt của nó, nó gọi là các cơ quan nhân cảm CD4. Virus HIV tìm kiếm các tế bào có các cơ quan nhận cảm bề mặt CD4, bởi vì protein đặc biệt này có khả năng làm cho virus kết hợp với tế bào. mặc dù HIV lây nhiễm một loạt các tế bào, nhưng mục tiêu chính của nó vẫn là tế bào lympho T4(còn được gọi là tế bào trợ giúp T), một loại tế bào bạch cầu có nhiều cơ quan nhận cảm CD4. Tế bào T4 có trách nhiệm cảnh báo cho hệ miễn dịch của bạn rằng đang có kẻ xâm lược trong cơ thể Sự tái tạo: Mỗi khi virus HIV kết hợp được với một tế bào, nó giấu DNA của nó vào bên trong DNA của tế bào, điều này biến tế bào vô tình trở thành một nhà máy sản xuất HIV Dưới đây là một số buớc trong vòng đời của virus HIV 1. Virus luân chuyển tự do trong cơ thể 2. HIV tấn công vào một tế bào 3. HIV làm rỗng tế bào(lây nhiẽm tế bào) 4. Sử dụng enzyme sao chép ngược biến đổi mã gen của virus HIV là RNA thành DNA 5. Enzyme integrase đã giúp cho DNA của virus HIV được hình thành trong DNA của tế bào bị nhiễm 6. Khi tế bào bị nhiễm tái sinh, nó kích hoạt DNA của virus HIV, cái mà làm nguyên liệu thô cho những virus HIV mới. 7. Các gói nguyên liệu cho việc hình thành các tế bào mới xuất hiện 8. Các virus non chui ra khỏi tế bào nhiễm trong một quá trình gọi là”quá trình sinh sôi” 9. Các virus chưa trưởng thành ngăn cản sự hoạt động của tế bào bị nhiễm 10. Đối với một virus trưởng thành: các nguyên liệu thô được cắt bởi enzyme protease và được tổng hợp thành một virus đầy đủ chức năng 4) Cơ chế hoạt động của virus HIV Bước 1: Gắn kếtmột virus bao gồm 1 vỏ bọc protein,chất béo, đường ở bên ngoài bao phủmột bộ gen(trong trường hợp của HIV,thông tin gen được mang theo là RNA thay vì là DNA) và những enzyme đặc biệt HIV có các protein trên vỏ bọc, nó cuốn hút mạnh mẽ cơ quan nhận cảm bề mặt CD4+ ở bên ngoài tế bào T4. khi HIV kết hợp với 1 cơ quan nhận cảm bề mặt CD4+, nó kích hoạt các protein khác trên bề mặt của tế bào, cho phép vỏ bọc HIV làm ngừng hoạt động ở bên ngoài của tế bào. Bước 2: Sao chép ngược Các gen của virus HIV đưa vào 2 sợi của RNA, trong khi nguyên liệu gen của tế bào người đươc tìm thấy ở trong AND. Để virus có thể lây nhiễm vào tế bào, 1 quá trình được gọi là”sao chép ngược” tạo ra 1 phiên bản DNA của RNA của virus. Sau quá trình kết hợp, nhân của virus được đưa vào trong tế bào chủ. 1enzyme virus gọi là sao chép ngược tạo ra 1 phiên bản DNA của RNA. DNA mới này được gọi là DNA tiềm virus Bước 3: Sự hoà nhập DNA của virus sau đó được đưa vào trong nhân của tế bào, đó là nơi cất giữ DNA của tế bào. Sau dó 1 enzyme virus khác được gọi là men tổng hợp”integrase” dấu DNA tiềm virus vào trong DNA của tế bào. Sau đó khi tế bào cố gắng tạo ra các protein mới thì nó ngẫu nhiên tạo ra các con virus HIV mới Bước 4: Sự sao chép mỗi khi nguyên liệu gen của virus được đặt vào bên trong nhân của tế bào, nó điều khiển tế bào sản xuất ra virus HIV mới. Những sợi DNA đã nhiễm virus trong nhân riêng và các enzyme đặc biệt tạo ra 1 sợi nguyên liệu gen bổ sung được gọi là sứ giả RNA hay mRNA(chỉ thị để tạo ra virus mới)Bước 5: Sự biến đổi mRNA đưa chỉ thị tạo ra các protein nhiễm mới từ nhân tế bào tới 1 loại phân xưởng trong tế bào. mỗi một phần của mRNA tương ứng với 1 khối protein có sẵn để tạo ra 1 phần của virus khi mỗi một sợi mRNA được xử lý thì 1 chuỗi các protein tương ứng cũng được tạo ra. Quá trình này tiếp tục cho đến khi sợi mRNA bị biến đổi hoặc “chuyển” tới các protein bị nhiễm mới cần để tạo ra những virus mới Bước 6: Tổ hợp virus và trưởng Thành Bước cuối cùng bắt đầu với sự tổ hợp của virus mới. Các chuỗi dài protein được cắt bởi 1 enzyme virus được gọi là protease thành các protein nhỏ hơn. Các protein này phục vụ 1 loạt các chức năng, 1 số trở thành các nguyên tố cấu trúc của virus mới, trong khi các số khác trở thành các enzyme, giống như là enzyme sao chép ngược mỗi khi các mảnh nhỏ virus mới được tổ hợp lại, chúng chui ra khỏi tế bào chủ và tạo ra 1 virus mới. Sau đó virus bước vào giai đoạn trưởng thành, nó liên quan đến chu trình của các protein virus. trưởng thành là bước cuối cùng trong chu trình và là lúc virus trở thànhcó thể lây nhiễm.Với sự tổ hợp thành công và trưởng thành, virus có khả năng lây nhiễm cho 1 tế bào mới. Và mỗi 1 tế bào nhiễm mới có thể sản sinh ra nhiều virus mới 4) Các triệu chứng khi nhiễm HIV: Tùy vào các giai đoạn bệnh lí mà có các triệu chứng khác nhau a) Giai đoạn cấp tính(giai đoạn sơ nhiễm): Kéo dài 2 tuần đến 3 tháng. Thường không có biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ. Những triệu chứng chính khi nhiễm HIV cấp tính: Nhiễm HIV thường xảy ra bằng cách đưa các chất dịch cơ thể từ người bị nhiễm bệnh vào cơ thể của một người không bị nhiễm bệnh. Giai đoạn virus nhân lên một cách nhanh chóng xảy ra ngay sau đó, dẫn đến có nhiều virus trong máu ngoại biên. Ở giai đoạn này, mức HIV có thể lên đến vài triệu hạt virus trong mỗi ml máu Phản ứng này đi kèm với việc lưu lượng tế bào T-CD4+ bị giảm đáng kể. Trong tất cả các bệnh nhân, mức virus này thực tế là do sự hoạt hóa của các tế bào T-CD8+ đã giết chết những tế bào bị nhiễm HIV, sau đó sản sinh các kháng thể hoặc biến đổi huyết thanh. Phản ứng của tế bào T-CD8+ được cho là quan trọng trong việc kiểm soát mức virus từ mức cao trở thành suy giảm dần, và phục hồi số lượng tế bào T-CD4+. Phản ứng của tế bào T-CD8+ tốt sẽ làm tiến triển bệnh chậm hơn và việc dự đoán bệnh tốt hơn, mặc dù nó không thể loại trừ được virus. Trong thời gian này (thường là 2-4 tuần sau khi phơi nhiễm), hầu hết các bệnh nhân (80-90%) sẽ mắc bệnh cúm hoặc bệnh gần giống như bệnh bạch cầu đơn nhân, gọi chung là nhiễm HIV cấp tính, có thể với các triệu chứng phổ biến bao gồm sốt, nổi hạch, viêm họng,phát ban, đau cơ, khó chịu, lở miệng và thực quản, và ít phổ biến hơn còn có các triệu chứng như nhức đầu, buồn nôn và nôn, sưng gan/lá lách, giảm cân, bệnh tưa miệng, và các triệu chứng thần kinh. Từng cá thể bị nhiễm bệnh có thể có 1 hoặc vài triệu chứng này, cũng có trường hợp không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Thời gian của các triệu chứng là khác nhau, trung bình kéo dài 28 ngày và ngắn nhất thường là một tuần. Do tính chất không rõ ràng của những triệu chứng này, cho nên bệnh nhân thường không nhận ra các dấu hiệu của nhiễm HIV. Ngay cả khi bệnh nhân đến bác sĩ hay bệnh viện, họ thường sẽ được chẩn đoán nhầm là bị một trong các bệnh nhiễm khuẩn thông thường với các triệu chứng tương tự. Hệ quả là, những triệu chứng tiên phát này không được sử dụng để chẩn đoán nhiễm HIV, vì không phải tất cả các trường hợp nhiễm HIV đều xuất hiện những triệu chứng này và phần lớn lại giống triệu chứng của các bệnh thông thường khác. Tuy nhiên, nhận biết hội chứng có thể quan trọng, bởi vì bệnh nhân có thể dễ lây bệnh cho nhiều người trong giai đoạn này b)Giai đoạn mạn tính(giai đoạn không triệu chứng) Kéo dài 1-10 năm. Lúc này số lượng tế bào limpo TCD4 giảm dần. Sự bảo vệ mạnh mẽ của hệ miễn dịch sẽ làm giảm số lượng của các hạt virus trong máu, chuyển sang giai đoạn nhiễm HIV mạn tính. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 2 tuần cho đến 20 năm tùy theo từng trường hợp. Trong suốt giai đoạn mạn tính, HIV hoạt động trong các hạch bạch huyết, làm cho các hạch này thường bị sưng do phản ứng với một số lượng lớn virus bị kẹt trong mạng lưới các tế bào tua hình nang (FDC). Các mô giàu tế bào CD4+ xung quanh cũng có thể bị nhiễm bệnh, các hạt virus tích tụ cả trong các tế bào bị nhiễm và ở dạng virus tự do. Trong giai đoạn này bệnh nhân vẫn có khả năng lây bệnh, tế bào T CD4+ CD45RO+ mang theo tải lượng virus nhiều nhất, và việc bắt đầu sớm điều trị kháng retrovirus sẽ cải thiện đáng kể thời gian sống. d)Giai đoạn AIDS: các bệnh cơ hội xuất hiện. Cuối cùng dẫn đến cái chết. Khi số lượng các tế bào CD4+ giảm xuống dưới một mức 200 tế bào trên 1µL máu, sự miễn dịch qua trung gian tế bào bị vô hiệu và xuất hiện nhiễm trùng do một loạt các vi sinh vật cơ hội gây ra. Các triệu chứng đầu tiên thường bao gồm giảm cân vừa phải và không giải thích được, nhiễm trùng đường hô hấp tái phát (như viêm xoang, viêm phế quản,( viêm tai giữa, viêm họng), viêm tuyến tiền liệt, phát ban da, và loét miệng. Nhiễm trùng cơ hội và các khối u phổ biến ở người bình thường sẽ bị tế bào miễn dịch trung gian CD4+ khống chế sau đó chúng mới ảnh hưởng đến người bệnh. Đặc trưng của mất sức đề kháng là sẽ nhanh chóng bị nhiễm vi nấm Cadila species gây nên bệnh nấm miệng (còn gọi là đẹn trắng hay tưa miệng) hoặc nhiễm vi khuẩn hiếu khí Mycobacterium tuberculosis (MTB) gây bệnh lao. Sau đó, các virus herpes tiềm ẩn sẽ được kích hoạt gây tái phát ngày càng nặng hơn các tổn thương đau đớn phun trào do herpes simplex, bệnh zona, ung thư hạch bạch huyết do virus Epstein-Barr và ung thư Kaposi's sarcoma. Viêm phổi do nấm Pneumocystis jirovecii cũng phổ biến và thường gây tử vong. Trong giai đoạn cuối của AIDS, đáng chú ý là những bệnh nhiễm cytomegalovirus (một loại virus herpes) hoặc nhiễm Mycobacterium avium complex. Không phải tất cả các bệnh nhân AIDS đều bị tất cả các bệnh nhiễm trùng hoặc các khối u trên, nhưng có các loại khối u và các bệnh nhiễm trùng khác ít nổi bật hơn nhưng vẫn đáng kể. 5) Các con đường lây truyền HIV Ba đường lây truyền chính của HIV đã được xác định. HIV-2 có xác suất truyền qua đường mẹ sang con và quan hệ tình dục ít hơn HIV-1 a)Tình dục Phần lớn HIV lây qua đường quan hệ tình dục không được bảo vệ (quan hệ tình dục không an toàn). Việc chủ quan đối với HIV đóng một vai trò quan trọng trong nguy cơ bị lây bệnh. Lây truyền qua đường tình dục có thể xảy ra khi chất tiết sinh dục của một bạn tình có chứa virus, tiếp xúc với niêm mạc sinh dục, miệng, hoặc trực tràng của người còn lại. Ở các quốc gia có thu nhập cao, nguy cơ nữ lây truyền cho nam là 0.04% cho mỗi lần quan hệ và nam truyền cho nữ là 0.08%. Vì những lý do khác nhau, nguy cơ này cao hơn từ 4 đến 10 lần ở các nước có thu nhập thấp.Người nhận trong giao hợp qua đường hậu môn có nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn nhiều, 1.7% cho mỗi lần quan hệ Các phân tích của các nghiên cứu năm 1999 về việc sử dụng bao cao su cho thấy rằng nếu sử dụng bao cao su đúng cách sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền qua đường tình dục của HIV khoảng 85%Tuy nhiên, chất diệt tinh trùng thực sự có thể làm tăng tỷ lệ lây truyền. Những thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên, trong đó, nam giới chưa cắt bao quy đầu được phân ngẫu nhiên để được giải phẫu cắt bao quy đầu trong điều kiện vô trùng và được tư vấn đã được thực hiện tại Nam Phi,Kenyavà Uganda kết quả cho thấy mức độ lây nhiễm HIV trong đường tình dục nữ truyền cho nam giảm xuống 60%, 53%, và 51%, tương ứng với từng quốc gia. Từ kết quả này, WHO và Ban Thư ký UNAIDSđã triệu tập một nhóm chuyên gia để "khuyến cáo rằng nam giới cắt bao quy đầu được công nhận như là một sự can thiệp bổ sung quan trọng để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong quan hệ tình dục dị tính luyến ái đối với nam giới".Đối với trường quy đầu sẽ bảo vệ chống lại nhiễm HIV hoặc nhiễm những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Các nghiên cứu về lây truyền HIV ở phụ nữ đã cắt bộ phận sinh dục (FGC) đã báo cáo các kết quả khác nhau, nhưng với một số bằng chứng cho rằng việc này làm tăng nguy cơ lây truyền. +Các sản phẩm máu Nói chung, nếu vết thương hở tiếp xúc với máu bị nhiễm HIV thì sẽ bị lây truyền. Các đối tượng dễ bị lây nhiễm qua đường máu là những người tiêm chích ma túy, những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn đông máu di truyền (bệnh ưa chảy máu), người nhận trong quá trình truyền máu (mặc dù hầu hết ở các nước thì máu khi dùng để truyền đều được xét nghiệm HIV) và các sản phẩm máu. Lây truyền HIV qua đường máu cũng là vấn đề lo ngại đối với những người được chăm sóc y tế tại các khu vực có vệ sinh không đạt tiêu chuẩn thông thường trong việc sử dụng các dụng cụ tiêm chích, chẳng hạn như việc tái sử dụng kim tiêm ở các nước thế giới thứ ba. Nhân viên y tế như y tá, nhân viên phòng thí nghiệm, và các bác sĩ cũng là đối tượng rủi ro cao, mặc dù hiếm xảy ra hơn. Kể từ khi việc lây nhiễm HIV qua đường máu được phát hiện thì các nhân viên y tế cần thiết phải bảo vệ mình không tiếp xúc với máu bằng cách sử dụng các biện pháp dự phòng phổ quát. Trong quá trình xăm,xâu khuyên, và rạch da thì cả người thực hiện lẫn người được làm cũng đều dễ bị lây nhiễm HIV qua đường máu. HIV được tìm thấy với nồng độ thấp trong nước bọt, nước mắt, và nước tiểu của các cá nhân bị nhiễm bệnh, nhưng không có trường hợp nào bị lây nhiễm bởi những chất tiết này được ghi nhận và nguy cơ tiềm năng lây truyền là không đáng kể. Muỗi không thể truyền HIV. +Mẹ truyền sang con Việc lây truyền virus từ mẹ sang con có thể xảy ra trong tử cung (trong thời kỳ mang thai), trong quá trình chuyển dạ (sinh con), hoặc thông qua việc cho con bú. Trong trường hợp không điều trị, tỷ lệ lây truyền giữa mẹ và con lên đến khoảng 25%. Tuy nhiên, với sự kết hợp điều trị bằng thuốc kháng virus và mổ lấy thai thì nguy cơ này có thể được giảm xuống thấp khoảng 1%.Sau khi sinh thì có thể ngăn ngừa lây truyền bằng cách tránh hoàn toàn nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên, điều này liên quan đáng kể đến các bệnh khác. Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và cung cấp điều trị dự phòng kháng virus mở rộng cho trẻ sơ sinh cũng có hiệu quả trong việc tránh lây truyền. UNAIDS ước tính có 430.000 trẻ em bị nhiễm HIV trên toàn thế giới trong năm 2008 (19% là các ca nhiễm mới), chủ yếu là từ đường mẹ sang con, và thêm 65.000 ca lây nhiễm đã được ngăn chặn thông qua việc cung cấp điều trị dự phòng kháng virus cho phụ nữ nhiễm HIV dương tính. 2)Cách phòng tránh nhiễm HIV a)Phòng nhiễm HIV lây qua đường tình dục. ●Không quan hệ tình dục-là cách an toàn nhất bảo vệ bạn không những chánh khỏi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS mà còn thể giúp bạn tránh lây nhiều bệnh khác. ● Thực hiện cuộc sống tình dục lành mạnh,chung thủy với 1 bạn tình duy nhất-là lá chắn ngăn chặn bệnh HIV và các bệnh khác. ● Thực hiện các hành vi tình dục an toàn hơn áp dụng kiểu tình dục không thâm nhập. ● Luôn sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục ●Tăng cường dịch vụ khám chữa bệnh lây qua đường tình dục có hiệu quả. b)phòng nhiễm HIV lây qua đường máu ● Đảm bảo truyền máu an toàn,sàng lọc người cho máu và sàng lọc các túi máu trước khi truyền. ● Chỉ truyền máu khi thật cần thiết. ● Thực hiện truyền máu tự thân hoặc truyền máu từng phần. ● Vận động hiến máu nhân đạo từ nhóm người có nguy cơ lây nhiễm thấp. ● Thực hiện vô trùng , tiệt trùng trong y tế là các dụng cụ lấy máu, các dụng cụ phẫu thuật,các dụng cụ hồi sức như các ống thông,ống dẫn lưu,ống nội khí quản,dụng cụ chữa răng... ● Aps dụng các biện pháp dự phồng trong môi trường chăm sóc như đeo găng tay khi có tiếp xúc với máu và dịch của người bệnh. ● Chuẩn đoán và điều trị sớm các bệnh có nguy cơ gây mất máu phải truyền máu . ● Sử dụng bơm kim tiêm 1 lần rồi bỏ đi. ● Không dùng chung bơm kim tiêm. ● Thực hiện vô trùng các dụng cụ xuyên trích qua da đúng phương pháp bằng cách : + Đun sôi 20 phút kể từ lúc sôi + Sát trùng bơm kim tiêm với dung dịch sát trùng c) Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. ● Xét nghiệm sàng lọc HIV trước khi kết hôn,khi quyết định có thai ● Người nhiễm HIV/AIDS không nên lập gia đình. ● Người nhiễm HIV/AIDS nếu lấy vợ,lấy chồng thì phải dùng bao cao su trong quan hệ tình dục để phòng có thai và liên kết HIV cho nhau. ● Người nhiễm HIV không nên có thai để tránh rủi ro sinh ra 1 đúa trẻ nhiễm HIV . Nếu muốn đẻ con thì người phụ nữ mang thai phải đến cơ sở sản khoa để được theo dõi,tư vấn để có được kết quả điều trị thuốc AZT nhằm giảm tỉ lệ lây truyền sang con. ● Sau khi sinh con, người mẹ nhiễm HIV không nên cho con bú sũa mẹ. Nếu không có khả năng nuôi trẻ bằng sữa thay thế, có thể cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau đó cai sữa và cho ăn sam. III) KẾT LUẬN 1)Thực trạng của HIV trên thế giới và Việt Nam. a) Trên thế giới: - số người chung sống với HIV năm 2005:tổng số là 4,3 triệu người,trong đó: người lớn chiếm 38 triệu người,phụ nữ là 17,5 triệu,trẻ em dưới 15 tuổi là 2,3 triệu. - số người nhiễm HIV trong năm 2005 là 4,9 triệu người. trong đó: ngưới lớn chiếm 4,2 triệu người;trẻ em dưới 15 tuổi là 700000 người. - số người tử vong vì AIDS trong năm 2005:3,1 triệu người. Trong đó,người lớn chiếm 2,6 triệu người và trẻ em dưới 15 tuổi là 570000 người. b) Ở Việt Nam: Tính đến 31/12/2006 cả nước có 116,565 người nhiễm HIV được báo cáo (dự tính thực tế số người nhiễm là 280000) trong đó có 20,195 trường hợp đã chuyển thành bệnh nhân AIDS và 11,802 bệnh nhân AIDS đã tử vong. Mỗi năm trên toàn quốc phát hện 10000 người nhiễm HIV. Tỉ lệ nam giới nhiễm HIV cao gấp 6 lần nữ giới chiếm 83,19%, nữ giới chiếm 16,29% Người nhiễm HIV trong độ tuổi 20-39 chiếm 78,15%. 2) phương pháp điều trị: Việc chữa trị cho người nhiễm HIV khá phức tạp và tốn kém nhưng chỉ có tác dụng kéo dao sự sống chứ không có tác dụng chữa khỏi bệnh. Gồm: a)Điều trị bằng thuốc - Thuốc chống virus:có tác dụng ngăn chặn làm giảm sự sinh sản của HIV và không cho HIV xâm nhập vào các tế bào . Các thuốc như AZT,DDL,DDC... - Thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh cơ hội:nhiều thuốc sủ dụng hiệu quả để phòng ngừa và điều trị 1 số bệnh cơ hội xuất hiện ở người nhiễm HIV/AIDS b) Trị liệu bổ sung: - Chế độ dinh dưỡng tốt, làm việc nghỉ ngơi điều độ - Liệu pháp vitamin,liệu pháp vi lượng và châm cứu... 3) Đối sử với những người HIV/AIDS. - Mọi người đều cos thể bị nhiễm HIV/AIDS nếu không chú ý giữ gìn - Không nên kì thị ,xa lánh người nhiễm HIV/AIDS: Người nhiễm HIV/AIDS vẫn có thể sống chung với gia đình và cộng đồng vì HIV/ AIDS không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường như:bắt tay,đi chung tàu xe,dùng chung dụng cụ ăn uống,tắm chung,dùng chung nhà vệ sinh... hoặc bị côn trùng cắn 4) Lời khuyên cho người chung sống với HIV/AIDS - Sóng lành mạnh, không mặc cảm và chánh lây nhiễm HIV cho người khác - Thông báo với chung tâm y tế để được chăm sóc - Phụ nữ nhiễm HIV không nên có con vì sức khỏe của bà mẹ và vì tương lai đúa trẻ sinh ra. ..... Vậy: - Hãy đối xử công bằng ,quan tâm chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS - Chúng ta hãy cùng chung sức phòng chống HIV/AIDS - Phòng chống nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình và của toàn xã hội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_thuyet_trinh_virus_hiv_4064.doc
Luận văn liên quan