Bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án Gia công và sữa chữa cơ khí Lê Việt

1/ Địa điểm thực hiện: số 424 khóm 1, thị trấn Long Hồ, huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long. 2/ Vị trí địa lý: Dự án Gia công - sữa chữa cơ khí Lê Việt được xây dựng trên thửa đất số 615 Tờ bản đồ số 14 của chủ sở hữu là ông Lê Việt Trí được UBND huyện Long Hồ cấp giấy chứng nhận QSD đất chính thức; với diện tích 95,2m2 và mặt bằng 50m2 thuê dài hạn của ông Nguyễn Phúc Hồng toạ lạc tại Khóm 1, thị trấn Long Hồ, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, nằm cặp Quốc lộ 32 (có sơ đồ kèm theo), có vị trí giáp tứ cận như sau: - Phía Đông giáp hộ Ông Võ Thanh Cự. - Phía Tây giáp hộ Bà Nguyễn Thị Ánh và hộ Ông Huỳnh Phú Hoà. - Phía Nam giáp Bà Nguyễn Thị Chói. - Phía Bắc giáp Quốc lộ 53. 3/ Nguồn tiếp nhận chất thải: a/ Bụi, khí thải và tiếng ồn: Trong hoạt động của dự án, lượng bụi, khí thải bẩn và tiếng ồn phát sinh đều thải vào môi trường không khí xung quanh. b/ Nước thải: Nước thải của cơ sở chủ yếu là nước thải sinh hoạt của gia đình và công nhân, nước thải này sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn sau đó thoát vào hệ thống cống chung của khu vực. c/ Chất thải rắn: - Rác thải sinh hoạt được thu gom đưa về bãi rác tập trung. - Rác thải là bao bì, chai nhựa, sắt vụn được thu gom để tái chế, tái sử dụng và bán phế liệu.

doc18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8032 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án Gia công và sữa chữa cơ khí Lê Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG 1/ Tên Dự án: Gia công và sữa chữa cơ khí Lê Việt 2/ Tên chủ đầu tư: Doanh nghiệp tư nhân cơ khí Lê Việt 3/ Địa chỉ liên hệ: số số 424 khóm 1, thị trấn Long Hồ, huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long. 4/ Chủ Doanh nghiệp: Nguyễn Thị Hoanh, sinh năm 1957. 6/ Điện thoại: 070.850333 CHƯƠNG II MÔ TẢ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN 1/ Địa điểm thực hiện: số 424 khóm 1, thị trấn Long Hồ, huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long. 2/ Vị trí địa lý: Dự án Gia công - sữa chữa cơ khí Lê Việt được xây dựng trên thửa đất số 615 Tờ bản đồ số 14 của chủ sở hữu là ông Lê Việt Trí được UBND huyện Long Hồ cấp giấy chứng nhận QSD đất chính thức; với diện tích 95,2m2 và mặt bằng 50m2 thuê dài hạn của ông Nguyễn Phúc Hồng toạ lạc tại Khóm 1, thị trấn Long Hồ, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, nằm cặp Quốc lộ 32 (có sơ đồ kèm theo), có vị trí giáp tứ cận như sau: - Phía Đông giáp hộ Ông Võ Thanh Cự. - Phía Tây giáp hộ Bà Nguyễn Thị Ánh và hộ Ông Huỳnh Phú Hoà. - Phía Nam giáp Bà Nguyễn Thị Chói. - Phía Bắc giáp Quốc lộ 53. 3/ Nguồn tiếp nhận chất thải: a/ Bụi, khí thải và tiếng ồn: Trong hoạt động của dự án, lượng bụi, khí thải bẩn và tiếng ồn phát sinh đều thải vào môi trường không khí xung quanh. b/ Nước thải: Nước thải của cơ sở chủ yếu là nước thải sinh hoạt của gia đình và công nhân, nước thải này sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn sau đó thoát vào hệ thống cống chung của khu vực. c/ Chất thải rắn: - Rác thải sinh hoạt được thu gom đưa về bãi rác tập trung. - Rác thải là bao bì, chai nhựa, sắt vụn được thu gom để tái chế, tái sử dụng và bán phế liệu. CHƯƠNG III NHỮNG THAY ĐỔI VỀ NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN I. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG, KINH DOANH 1/ Qui mô hoạt động: - Thời gian bắt đầu hoạt động kinh doanh là: tháng 12/2003. - Tổng diện tích thực hiện: 145,2 m2. Trong đó: + Xưởng (95,2 m2 ): Khu vực hoạt động chính của cơ sở + Khu vực sơn (50 m2): Nơi dùng để sơn các sản phẩm sau khi gia công và sữa chữa. - Hoạt động chủ yếu của cơ sở là gia công và sữa chữa cửa sắt, cửa nhôm, cửa inox, nhà tiền chế … từ các nguyên liệu là sắt, tole, nhôm, inox … - Công suất hoạt động của cơ sở mỗi năm khoảng: + Sản xuất: 2.150 m sản phẩm + Gia công: 700 m Sắt + Sơn: 3.000 m sản phẩm 2/ Lao động Tổng số nhân viên là 06 người, bao gồm: + Kế toán: 01 người + Thợ: 05 người 3/ Danh mục các máy móc, thiết bị : TT  Tên thiết bị  Nhãn hiệu  Chủng loại  Số lượng  Nơi sản xuất   1  Máy tiện  -  1,6 m  1  Balan   2  Máy hàn  HỒNG KÝ  300 A  3  Việt Nam   3  Máy hàn xách tay  JASIC  220A  3  Nhật   4  Máy khoan  FUSO  1 HP  2  Hunggari   5  Máy mài tay  GEPGYAHA  0,25 HP  5  Trung Quốc   6  Máy cắt  HỒNG KÝ  2 HP  2  Việt Nam   Tất cả các thiết bị nêu trên đều sử dụng 40%. II. NHU CẦU NGUYÊN - NHIÊN LIỆU VÀ ĐIỆN NƯỚC SỬ DỤNG 1/ Danh mục nguyên - nhiên liệu (đơn vị/năm) TT  Loại nguyên-nhiên liệu  Số lượng nhập  Đơn vị  Nguồn gốc   1  Sắt hộp (các loại)  120.000  Kg/năm  Hồng Ký VL   2  Sắt V (các loại)  110.000  Kg/năm  Hồng Ký VL   3  Tole phẳng  2.000  Kg/năm  Hồng Ký VL   4  Sắt ống (các loại)  2.000  Kg/năm  Hồng Ký VL   5  Sắt U  500  Kg/năm  Hồng Ký VL   6  Nhôm  1.000  Kg/năm  Minh Vũ VL   7  Inox  50  Kg/năm  Lộc Đào VL   8  Đá mài  500  Viên/năm  Dũng Phát VL   9  Đá cắt  120  Viên/năm  Dũng Phát VL   10  Đũa hàn  170  Hộp/năm  Dũng Phát VL   11  Bản lề  2.200  Cái/năm  Dũng Phát VL   12  Kiếng  300  m2/năm  Tòng VL   13  Xăng  4.000  lit/năm  Trạm xăng dầu LH   14  Nước sơn  200  lit/năm  Vạn Phúc LH   2/ Nhu cầu điện - nước sử dụng: a/ Nhu cầu sử dụng điện: - Nguồn điện được sử dụng từ đường dây trung thế 3 pha 22KV. - Mức tiêu thụ hàng tháng khoảng 500 kWh. b/ Nhu cầu sử dụng nước: Nhu cầu dùng nước của cơ sở chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt ước tính sử dụng nước máy khoảng 15 m3/tháng và nước mưa trong hồ chứa (V=8.000 lit). CHƯƠNG IV THAY ĐỔI VỀ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN I. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1/ Các loại chất thải phát sinh: a/ Khí thải và bụi: Khí thải và bụi trong hoạt động cơ khí ở đây chủ yếu là: - Khí thải sinh ra chủ yếu là khói hàn, CO, CO2, SO2, bụi Silic, nhiệt lượng … trong quá trình hàn, cắt, dập kim loại. - Bụi kim loại - mạc sắt, gỉ sắt, bụi nhôm, mạc phôi tiện sinh ra trong quá trình cắt gọt kim loại. - Bụi sơn phát sinh trong quá trình sơn sản phẩm. Bụi sơn là loại bụi hoá học tổng hợp các loại hoá chất, đáng lưu ý là chì và thuỷ ngân rất có hại cho sức khoẻ. - Ngoài ra còn có khí thải sinh ra từ các thiết bị vận hành, các phương tiện vận chuyển ... Các chỉ tiêu ô nhiễm chủ yếu sinh ra như khí NO2, SO2, CO … * Bảng kết quả phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm của bụi và khí thải sinh ra từ cơ sở (Phiếu kết quả đo đạc MT số: 82/KQKN.2010, ngày 18/3/2010 của Sở KH&CN Vĩnh Long) BỤI: VỊ TRÍ ĐO ĐẠC  ĐƠN VỊ TÍNH  KẾT QUẢ  TIÊU CHUẨN      Khu sản xuất  Khu dân cư   Hộ Nguyễn Thị Ánh, cách cơ sở khoảng 1m (thời điểm đang hoạt động)  mg/m3  0,2  6  0,3   Hộ Huỳnh Phú Hòa, cách cơ sở khoảng 10m (thời điểm đang hoạt động)  mg/m3  0,1     ( Ghi chú: - Bụi khu sản xuất: 505 BYT/QĐ – Tiêu chuẩn giới hạn tối đa cho phép nồng độ bụi trong không khí. - Bụi khu dân cư: TCVN 5937-2005 - Chất lượng không khí-Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. ( Nhận xét: Hàm lượng bụi tại tại 2 vị trí lấy mẫu cách cơ sở 1m và cách cơ sở 10m đều thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. KHÍ: TÊN CHỈ TIÊU  PHƯƠNG PHÁP THỬ  KẾT QUẢ  TCVN 5937-05 (Trung bình 1 giờ)     M1  M2    SO2 (mg/m3)  TQKT (Trang 479-484)  KPH  0,01  0,35   NO2 (mg/m3)  TQKT (Trang 466-470)  0,01  0,05  0,20   CO (mg/m3)  TQKT (Trang 451-456)  2,4  2,0  30   ( Ghi chú: - TCVN 5937 – 2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn không khí xung quanh. - Vị trí lấy mẫu: + M1: Hộ Nguyễn Thị Ánh, cách cơ sở khoảng 1m (thời điểm đang hoạt động). + M2: Hộ Huỳnh Phú Hòa, cách cơ sở khoảng 10m (thời điểm đang hoạt động). - KPH: không phát hiện. ( Nhận xét: Nhìn chung các chỉ tiêu ô nhiễm không khí tại 2 vị trí lấy mẫu đều nhỏ hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. b/ Tiếng ồn: Tiếng ồn là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng lớn nhất trong các tác nhân ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt động cơ khí. Tiếng ồn sinh ra chủ yếu từ máy cắt gọt kim loại, máy khoan, máy hàn, máy tiện, máy mài, quá trình dập sắt … * Bảng kết quả đo đạc tiếng ồn phát ra từ cơ sở: VỊ TRÍ ĐO ĐẠC  KẾT QUẢ  KHU SẢN XUẤT (TCVN 3985-1999)  KHU DÂN CƯ (TCVN 5949-1998)      6-18h  18-22h  22-6h   Hộ Nguyễn Thị Ánh, cách cơ sở khoảng 1m (thời điểm đang hoạt động)  81  85  60  55  50   Hộ Huỳnh Phú Hòa, cách cơ sở khoảng 10m (thời điểm đang hoạt động)  57       ( Ghi chú: - Thời điểm lấy mẫu lúc 8 giờ 30. - TCVN 3985-1999: Âm học - Mức ồn cho phép tại vị trí làm việc (trực tiếp sản xuất). - TCVN 5949-1998: Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép. ( Nhận xét: - Tiếng ồn trước cửa nhà bà Nguyễn Thị Ánh, cách nơi gia công khoảng 1m vượt tiêu chuẩn khu dân cư 1,35 lần. - Tiếng ồn tại nhà ông Huỳnh Phú Hòa, cách nơi gia công khoảng 10m thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Do đó trong quá trình hoạt động, cơ sở sẽ chú ý hơn nữa đến các biện pháp kiểm soát - hạn chế các loại khí thải và tiếng ồn sinh ra nhằm mục đích không gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt trước mắt và sức khoẻ lâu dài của những hộ dân sống xung quanh. c/ Nước thải : Hoạt động cơ khí không sinh ra nhiều loại nước thải. Chủ yếu là nước thải sinh hoạt của thợ và 2 người trong gia đình. Lượng nước thải tính theo đầu người: 45 lít/người.ngày (theo tiêu chuẩn ngành xây dựng). Như vậy, mỗi ngày có khoảng 0,5 m3 nước thải sinh ra. Tải lượng nước thải sinh hoạt cho một người trong ngày đêm như sau: TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM  ĐƠN VỊ  TẢI LƯỢNG   Chất rắn lơ lững – SS  g/ngàyđêm  200   BOD5  g/ngàyđêm  45 - 54   COD  g/ngàyđêm  72 - 102   Tổng Nitơ  g/ngàyđêm  6 - 12   Tổng Phốtpho  g/ngàyđêm  0.8 - 4   Dầu mỡ  g/ngàyđêm  10 - 30   Tổng Coliform  cá thể  106 - 109   Fedal Coliform  cá thể  105 - 106   Trứng giun sán   103   (Theo Nguyên lý các qui trình xử lý nước thải, 2000, M.Sc Lê Hoàng Việt, ĐH Cần Thơ ) d/ Chất thải rắn: * Rác thải sinh hoạt: - Rác thải sinh hoạt sinh ra hàng ngày, khoảng 0,5 kg/ngày. - Thành phần và tính chất rác thải sinh hoạt ở xưởng chủ yếu là: bao bì sau sử dụng, nylon, giấy, thức ăn thừa … - Đây là chất thải hữu cơ dễ phân hủy gây mùi hôi nên nếu không có biện pháp thu gom và xử lý tốt sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan cơ sở và sức khỏe mọi người. * Rác thải sản xuất: Rác thải này phát sinh từ hoạt động sản xuất của xưởng, gồm có: - Rác thải không nguy hại: mãnh vụn kim loại, sắt vụn, giẻ lau thiết bị, các bao bì, hộp carton đã qua sử dụng … - Rác thải nguy hại: cặn dầu nhớt, thùng chứa hoá chất, các thiết bị sau sử dụng hư hỏng ( bóng đèn, các thiết bị điện …) 2/ Các tác động khác: a/ Sự cố cháy nổ, chập điện: Đây là nguy cơ mà chủ cơ sở luôn luôn quan tâm đúng mức, sự cố này có thể xảy ra và ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện kinh tế của cơ sở cũng như sức khoẻ và tính mạng của thợ làm việc. Sự cố có thể xảy ra tại xưởng – nơi trực tiếp làm việc – có nhiều thiết bị sử dụng điện; ngoài ra đường dây dẫn của khu vực lưới điện cũng có thể xảy ra tình trạng cháy nổ. b/ Tai nạn lao động: Nguy cơ này cũng là nỗi lo của chủ cơ sở vì tính đặc thù của ngành nghề là thợ làm việc phải lao động trực tiếp với các thiết bị máy móc, thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, khí, bụi phát sinh. Theo các chuyên gia, tất cả các loại bụi đều gây hại đối với đường hô hấp. Nếu thường xuyên hít thở nhiều bụi thì hệ thống phòng vệ của đường hô hấp bị quá tải. Bụi vô cơ, nhất là loại rắn và nhọn cạnh, có thể gây tổn thương đường hô hấp trên. Bụi có thể gây dị ứng ở phổi, gây hen suyển, viêm thuỳ phổi … Đặc biệt với bụi sơn nếu hít thở nhiều, phải tính đến khả năng bị nhiễm độc chì, thủy ngân. c/ Tai nạn giao thông: Do cơ sở có vị trí nằm ngay Quốc lộ 53, tuyến đường hướng từ Trà Vinh lên Thành phố Vĩnh Long, mật độ giao thông dày đặc. Do đó nguy cơ về tai nạn giao thông là không thể lường trước được nếu có sự thờ ơ của các cá nhân trong quá trình điều khiển phương tiện vận chuyển ra vào cơ sở có thể gây tai nạn đáng tiếc cho bản thân và ảnh hưởng không nhỏ đến cơ sở. d/ Ngoài ra dầu mỡ từ các phương tiện vận tải, thiết bị máy móc có thể rò rĩ gây ô nhiễm. Do đó hoạt động của xưởng sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới môi trường nếu không có biện pháp tích cực giảm thiểu ô nhiễm: khí thải, bụi, mùi hôi, ô nhiễm nguồn nước, làm mất vẻ mỹ quan môi trường, ảnh hưởng sức khỏe mọi người … II. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC Trong quá trình hoạt động cơ sở sẽ thải vào môi trường các loại: tiếng ồn, khí thải - bụi, nước thải sinh hoạt, chất thải rắn … các phương án xử lý và giảm thiểu đối với từng loại chất thải được trình bày sau đây: 1/ Xử lý chất thải: a/ Xử lý nước thải: * Nước thải sinh hoạt: Nước thải từ nhà tiêu (phân, nước tiểu) được xử lý bằng phương pháp sinh học bằng cách đưa toàn bộ vào hầm tự hoại. Vai trò của hầm tự hoại là lắng các chất rắn, phân huỷ yếm khí các chất hữu cơ và chứa cặn. Bể tự hoại có khả năng chịu tải trọng thay đổi và lớn không đòi hỏi bảo trì đặc biệt. Hiệu suất xử lý làm giảm khoảng 60% BOD so với đầu vào. Nước thải từ các hoạt động tắm giặt, nấu ăn, rửa tay … xả ra cống thoát công cộng. * Nước mưa chảy tràn: Thiết kế lắp đặt mái che hạn chế lượng nước mưa chảy tràn, nước mưa sẽ được thu gom bằng máng xối xả ra cống thoát công cộng. b/ Giảm thiểu tiếng ồn, khí thải - bụi - Tại xưởng, các loại máy móc, thiết bị được lau chùi sạch sẽ bằng giẻ lau, quét dọn xưởng mỗi ngày, giảm thiểu lượng lớn bụi phát tán. - Cơ sở không hoạt động vào ban đêm và giờ nghỉ trưa, đảm bảo giờ giấc ổn định để người dân nghỉ ngơi. - Trang bị đầy đủ khẩu trang, găng tay cho công nhân trong quá trình làm việc. - Khu vực xưởng được che chắn cẩn thận bằng tấm bạt, xây tường cao nhằm hạn chế tiếng ồn, khí và bụi sơn phát tán ra xung quanh. - Các phương tiện vận chuyển luôn trong tình trạng tắt máy khi nhập nguyên liệu và xuất hàng để hạn chế lượng COx sinh ra nhiều. - Kiểm tra, đánh giá môi trường định kỳ, thực hiện thu gom rác thải hàng ngày để không tạo ra mùi ẩm mốc trong quá trình hoạt động. - Luôn theo dõi xử lý tốt nguồn nước thải hạn chế sự phát triển của vi sinh vật yếm khí tạo ra các chất NH3, H2S. c/ Giảm thiểu ô nhiễm nhiệt: Ô nhiễm nhiệt tại khu vực gia công không phải là yếu tố ô nhiễm chủ yếu. Tuy nhiên, để tạo môi trường làm việc và đảm bảo sức khoẻ cho thợ, cơ sở sẽ quan tâm nhiều đến các biện pháp thông thoáng nhà xưởng (dùng quạt thổi mạnh, quả cầu hút nhiệt) nhằm đảm bảo môi trường vi khí hậu trong khu vực sản xuất đạt tiêu chuẩn đối với lao động trung bình. d/ Giảm thiểu cường độ rung: - Độ rung phát sinh trong lúc các thiết bị hoạt động nhưng điều này không đáng kể do các thiết bị máy móc đều có công suất tương đối nhỏ, nên độ rung tạo ra cũng không ảnh hưởng lớn. - Tuy nhiên, các máy móc, thiết bị thường xuyên được kiểm tra cẩn thận độ cân bằng của máy khi lắp đặt; bảo trì định kỳ, chú ý việc bôi trơn và thay thế, sữa chữa các chi tiết hư hỏng hoặc các dấu hiệu không đảm bảo hoạt động an toàn, ổn định. - Rung từ các phương tiện vận chuyển cũng được hạn chế do lúc nhập nguyên liệu cũng như xuất hàng, cơ sở luôn yêu cầu tắt tất cả động cơ máy nổ để không tác động xấu đến xung quanh. e/ Giảm thiểu chất thải rắn: Hoạt động của cơ sở sinh ra 2 loại rác thải: rác sinh hoạt và rác do hoạt động sản xuất. Biện pháp khống chế ô nhiễm được xử lý như sau: * Rác thải sinh hoạt: Lượng rác này được thu gom hàng ngày và cho vào bao nylon, sau đó để vào thùng rác. Doanh nghiệp có hợp đồng với đơn vị thu gom rác là công ty công trình công cộng định kỳ đến lấy rác và đem xử lý đúng nơi qui định. Mặt khác, cơ sở luôn tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của mọi người về bảo vệ môi trường “xanh – sạch – đẹp”, giữ gìn vệ sinh chung, tránh tình trạng vứt rác bừa bãi. * Rác thải sản xuất: - Mãnh vụn kim loại, sắt vụn, giẻ lau thiết bị, các bao bì, hộp carton, chai nhựa … sau sử dụng được bán lại cho các cơ sở phế liệu. - Rác thải nguy hại: thu gom quản lý và đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo đúng qui định của Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT về danh mục CTNH sẽ hợp đồng các đơn vị thu gom, vận chuyển đúng qui định. 2/ Giảm thiểu các tác động khác: a/ An toàn lao động: - Do tính đặc thù của ngành nghề nên cơ sở luôn trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động như mặt nạ, khẩu trang, kiếng, găng tay, quần áo bảo hộ ... cho người trực tiếp làm việc trong hầu hết các công đoạn làm việc: hàn, tiện, khoan, sơn … để hạn chế bụi, khí thải, tia lửa hàn ảnh hưởng trực tiếp sức khoẻ công nhân. - Khả năng gây tai nạn lao động có thể xảy ra khi công nhân sử dụng những thiết bị, dụng cụ nhưng không am hiểu qui tắc vận hành trong quá trình làm việc. Do đó, để đảm bảo an toàn, doanh nghiệp luôn tập huấn đầy đủ cho thợ làm việc nắm rõ nguyên tắc vận hành của từng thiết bị. - Thường xuyên nhắc nhở thợ cẩn thận trong quá trình làm việc. - Định kỳ kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh lao động Việt nam. - Hàng năm khám sức khoẻ định kỳ cho toàn bộ cho những người trực tiếp làm việc. b/ Sự cố cháy nổ: - PCCC là công tác quan trọng của cơ sở, tuân thủ các yêu cầu về khoảng cách an toàn PCCC, giới hạn chịu lửa của cấu kiện. - Trang bị đầy đủ - thường xuyên kiểm tra các phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy và luôn ở trạng thái sẵn sàng gần khu vực có nguy cơ cháy nổ cao và dễ thao tác. - Hệ thống điện được thi công lắp đặt theo đúng bản vẽ thiết kế của cơ quan tư vấn. - Thường xuyên kiểm tra máy móc thiết bị có sử dụng điện … nếu có sự cố phát hiện kịp thời. - Tuyên truyền học tập và phổ biến đầy đủ các nội quy về PCCC cho tất cả nhân viên làm việc trong cơ sở. CHƯƠNG V CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG * Để đảm bảo hoạt động của cơ sở không gây tác động tiêu cực tới môi trường xung quanh và đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm. Cơ sở sẽ phối hợp với các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nhằm kiểm tra và giám sát ô nhiễm môi trường tại cơ sở . Từ đó đề ra các biện pháp khắc phục và phòng chống, góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn. * Giám sát chất lượng không khí, tiếng ồn. - Số lần thu mẫu: 2 lần/năm. - Chỉ tiêu: bụi, ồn, NOx, SOx, CO - Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn môi trường Việt nam. CHƯƠNG VI CAM KẾT THỰC HIỆN. Dự án Gia công và sửa chữa cơ khí Lê Việt sẽ thực hiện đầy đủ và nghiêm các biện pháp xử lý chất thải, giảm thiểu các tác động khác như nêu trong Bản cam kết. Chúng tôi cam kết xử lý đạt các tiêu chuẩn, qui chuẩn hiện hành về môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo qui định hiện hành của pháp luật Việt nam./. CHỦ DOANH NGHIỆP NGUYỄN THỊ HOANH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC CKBVMT Cơ khí.doc