Xã hội phát triển với nền kinh tế hội nhập, hàng hóa Việt Nam đang có xu hướng xuất khẩu để tìm chỗ đứng trên thị trường thế giới, thế nhưng chúng ta luôn phải đối mặt với các vụ kiện về bán phá giá cũng như gặp phải những rào cản kĩ thuật gây nên nhiều trở ngại. bài tiểu luận là một phần nhỏ để giúp các bạn biết thêm về các vấn đề đó.
14 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4076 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bán phá giá và các rào cản kĩ thuật Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các vấn đề Kinh tế quốc tế
VẤN ĐỀ 1:
Phân loại bán phá giá, Các biện pháp chống bán phá giá, Các vụ kiện chống bán phá giá trên thế giới và Việt Nam.
Định nghĩa:
Bán phá giá là hiện tượng hàng hóa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với giá thấp hơn giá của mặt hàng đó ở thị trường nước xuất khẩu với mục đích loại trừ đối thủ cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phảm ở nước ngoài hoặc tìm kiếm ngoại tệ khẩn cấp.
Phân loại:
Bán phá giá gồm 2 loại:
Bán phá giá chớp nhoáng (bán phá giá độc quyền): là hình thức bán giá xuất khẩu tạm thời thấp hơn giá nội địa để tăng sức cạnh tranh, loại trừ đối thủ. Khi đã đạt được mục đích thì mức giá sẽ được nâng lên ở mức giá độc quyền. Phá giá độc quyền là hành vi vi phạm thô bạo nguyên tắc cạnh tranh vì bản chất của nó là hành vi nhằm độc quyền hóa. Phá giá độc quyền làm hủy hoại cạnh tranh và là nguyên nhân trực tiếp gây ra những bất ổn về kinh tế.
Phá giá độc quyền chia làm 2 loại:
Phá giá chiến lược: là hành vi bán phá giá nằm trong một chiến lược cạnh tranh tổng thể của nước xuất khẩu
Phá giá cướp đoạt: là hành vi định giá thấp nhằm mục đích đẩy đối thủ cạnh tranh vào tình trạng phá sản để giành vị trí độc quyền tại nước nhập khẩu
Bán phá giá không độc quyền: biểu hiện ở loại hình thức:
Bán phá giá bền vững: hay còn gọi là chính sách phân biệt về giá cả. bán phá giá bền vững là xu hướng bán sản phẩm trên thị trường thế giới với giá thấp hơn giá nội địa nhằm cực đại lợi nhuận của nhà sản xuất, xuất khẩu.
Bán phá giá không thường xuyên (Phá giá chu kì): là bán giá xuất khẩu thấp để tránh rủi ro của hị trường thế giới và giải quyết vấn đề khó khăn về tài chính mà công ty đang cần giải quyết gấp. Đây là hình thức phá giá mà nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm giải quyết hậu quả của việc sản xuất quá dư thừa loại hàng hóa đó.
Ngoài ra trên thực tế còn có 2 hình thức bán phá giá khác là:
Bán phá giá đảo ngược (bán phá giá mở rộng thị trường): là định giá đối với thị trường nước ngoài cao hơn so với trong nước. Đây là việc nhà sản xuất bán hàng hóa với giá cao ở trong nước nhằm hỗ trợ cho giá thấp ở thị trường xuất khẩu.
Bán phá giá qua lại: bán phá giá qua lại tạo ra sự chênh lệch về giá (khi hàng hóa trong nước và nước ngoài không có sự khác biệt về giá), từ đó thương mại quốc tế sẽ xảy ra.
Các biện pháp chống bán phá giá:
Biện pháp chống bán phá giá là tất cả các biện pháp mà nước nhập khẩu có thể sử dụng để chống lại hiện tượng bán phá giá của hàng nhập khẩu (sau khi có kết luận cuối cùng khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại đáng kể). Trong đa số các trường hợp, biện pháp chống bán phá giá là áp đặt thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu (thuế phần trăm giá trị sản phẩm hoặc thuế cố định trên đơn vị sản phẩm). Biện pháp chống bán phá giá còn có thể là các hạn ngạch nhập khẩu hoặc kết hợp giữa hạn ngạch nhập khẩu và thuế chống bán phá giá.
Các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu được quy định trong luật bán phá giá.
Ở Việt Nam theo điều 4 Pháp lệnh chống bán phá giá của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 có quy định:
Điều 4: Các biện pháp chống bán phá giá:
Áp dụng thuế chóng bán phá giá.
Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuát trong nước nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam đồng ý.
Một số vụ kiện chống bán phá giá ở Việt Nam và trên thế giới:
Theo số liệu của Ban Thư ký WTO, từ năm 1995 đến hết năm 2004 trên thế giới đả tiến hành 2647 cuộc điều tra về chống bán phá giá, đứng đầu danh sách là Ấn độ (399 vụ) Hoa Kỳ (354 vụ) và EU (303 vụ). Trong số 97 nước bị kiện, các nước đứng đầu là Trung Quốc (386 vụ) Hàn Quốc (94 vụ) Hoa Kỳ (146 vụ)... Đối với Việt Nam tính đến tháng 3/2006 đã phải đối phó với 21 vụ kiện chống bán phá giá, trong đó có 13 vụ Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá. EU là nước khởi kiện Việt Nam nhiều nhất (8 vụ) với mức thuế cao nhất lên đến 93% đối với mặt hàng Oxyde kẽm. BÁN PHÁ GIÁ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM – Lâm Minh Châu
Trong đó vụ kiện bán phá giá cá basa, cá tra giữa hiệp hội các nhà nuôi cá catfish của Mỹ (CFA) và hiệp hội nuôi trồng và chế biến thủy sản của Việt Nam (VASEP) là vụ kiện lớn nhất. Điều đáng chú ý là số lượng các cuộc điều tra chống bán phá giá tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Những mặt hàng của Việt Nam bị kiện bán phá giá: “Lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế”- PGS.TS Nguyễn Phú Tụ
Năm
Nước
Mặt hàng
Kết luận cuối cùng của phía nước ngoài
1994
Colombia
gạo
không đánh thuế, mặc dù có bán phá giá 9,07%
1998
EU
mì chính
đánh thuế chống bán phá giá mức 16,8%
1998
EU
giày dép
không đánh thuế, thị phần nhỏ
1998
Ba Lan
bật lửa
đánh thuế chống bsan phá giá mức 0,09€/chiếc
2001
Canada
tỏi
thuế chống bán phá giá 1,48 CAD/kg
2002
Canada
ủng
có bán phá giá, khong thiệt hại: hoàn thuế: 20/72/187%
2002
EU
bật lửa ga
đã điều tra và rút đơn kiện
2002
Hoa Kì
cá tra, cá ba sa
có bán phá giá
2002
Hàn Quốc
bật lửa
đã điều tra, rút đơn kiện
2002
EU
vòng kim loại
áp dụng AD: 325 €/1000 chiếc, sản phẩm khác: 78,8%
2003
Thổ Nhĩ Kì
săm lốp
đang điều tra
2003
Hoa Kì
tôm
2004
EU (EBMA)
xe đạp
2004
EU
khóa inox
dự kiến tiến hành điều tra
2005
Ai Cập
đèn huỳnh quang
dự kiến biên độ 75% thuế
2005
EU
giày da
thuế sơ bộ 16,8%
2005
EU
đèn huỳnh quang
thuế 66,1%
Một số vụ kiện trên thế giới:
Năm
Nguyên đơn
Bị đơn
Mặt hàng
Kết quả
2000
Brazil
Thổ Nhĩ Kì
ống nối bằng sắt thép
Không thông báo giải quyết vụ kiện
2000
Costa Rica
Trinidad và Tobago
Mỳ ống và Mỳ sợi
không thông báo giải quyết vụ kiện
2003
Trung Quốc
Cộng đồng châu Âu, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ
Chất Chloroform
Áp dụng các cam kết về giá
2002
EU
Trung Quốc
Chất para-cresol
Áp dụng thuế chống bán phá giá
2000
Hàn Quốc
Philipines
Nhựa thông Polypropylene nhập khẩu từ Hàn Quốc
Bãi bỏ thuế chống bán phá giá của philipines
2001
EU
Argentina
Thuế chống bán phá giá cả Argentina đối với bìa Carton nhập khẩu từ Đức và gạch Ceramic nhập khẩu từ Italia
quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá bị khiếu kiện
2004
Ấn Độ
EU
Thuế chống phá giá đối với thép cán cuộn phi hợp kim từ Ấn Độ
2 bên thỏa thuận theo điều khoản 3.6 quy tắc giải quyết tranh chấp.
Tài liệu tham khảo:
Giáo trình “Kinh tế quốc tế” – GS.TS Hoàng Thị Chỉnh, PGS.TS Nguyễn Phú Tụ, Th.S Nguyễn Hữu Lộc.
Giáo trình: “Lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế”- PGS.TS Nguyễn Phú Tụ
Pháp lệnh chống bán phá giá.
VẤN ĐỀ 2:
Tìm hiểu rào cản kĩ thuật mà hàng hóa xuất khẩu của VN thường gặp phải khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ
Khái quát về thị trường Hoa Kỳ.
Các rào cản kĩ thuật khi xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào Hoa Kỳ.
Khái quát về thị trường Hoa Kỳ:
Hoa Kỳ là một đất nước liên bang rộng lớn với 50 bang và dân số là 311.020.592 người (năm 2011)
. Cách mạng công nghiệp bắt đầu ở châu Âu vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, và đã nhanh chóng lan sang nước Mỹ. Nền công nghiệp được đô thị hóa ban đầu chỉ giới hạn ở vùng Đông Bắc; sản xuất vải bông là ngành công nghiệp hàng đầu, tiếp đến là các ngành sản xuất giầy, vải len và chế tạo máy cũng được mở rộng. Nhiều công nhân mới là người nhập cư. Từ năm 1845 đến 1855, mỗi năm có gần 300.000 người nhập cư châu Âu đến đây. Sau cuộc nội chiến (1861 – 1865) nền công nghiệp ở miền Bắc, vốn dĩ đã phát triển rất nhanh do nhu cầu của chiến tranh, nay nổi lên dẫn đầu. Các nhà công nghiệp trở thành người chi phối nhiều lĩnh vực của đời sống quốc gia, bao gồm cả các hoạt động chính trị và xã hội. trải qua hai cuộc thế chiến, Mỹ ngày càng áp đặt thế lực về kinh tế lẫn chính trị của mình lên các nước khác bằng các nguồn viện trợ, cho vay… đã có lúc tưởng chừng hoàn toàn sụp đổ sau các kì đại khủng hoảng, điển hình là năm 1930, thời kì suy thoái dài (1873) và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 tuy nhiên nền kinh tế anh cả này vẫn duy trì vực dậy và tạo thế đứng cho nên kinh tế quốc tế bằng khả năng ứng phó nhanh và kịp thời cũng như những biện pháp kinh tế hợp lí mới mẻ chưa từng có tiền lệ của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ. Cụ thể . Chính phủ Liên bang và Cục
Dự trữ Liên bang - Ngân hàng Trung ương của Mỹ - đã nắm quyền kiểm soát hai công ty cầm cố địa ốc lớn nhất và giải cứu cho các ngân hàng và một công ty bảo hiểm chính. Những động thái này về mặt chính trị là khó có thể tưởng tượng ra được trước cuộc khủng hoảng. Một kế hoạch giải cứu ngân hàng trị giá 700 tỷ đô-la cũng đã được cả hai đảng thông qua tại Quốc hội. Kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu diễn ra vào năm 2008, các cơ quan Chính phủ Hoa Kỳ và Ngân hàng Trung ương đã cung cấp đến 12,8 nghìn tỷ đô-la - gần bằng toàn bộ sản lượng kinh tế Hoa Kỳ hàng năm - cho các khoản nợ, mua các khoản nợ và bảo lãnh tín dụng nhằm chặn đà tuột dốc tự do của thị trường tài chính. Cục Dự trữ Liên bang cũng cam kết sẽ mua hơn 1 tỷ đô-la trái phiếu được đảm bảo bằng các khoản vay thế chấp nhà đã bị mất giá. Một nhà kinh tế học hàng đầu đã nhận định rằng “không một nước nào - kể cả Trung Quốc - có bảng cân đối kế toán đủ lớn” để đưa ra biện pháp đối phó như vậy. kết quả nền kinh tế Hoa Kỳ đã thực sự chống lại những thử thách đó và khiến cho nhiều nước vẫn coi Hoa Kỳ là khu vực đầu tư ổn định nhất trong thời kì đỉnh điểm của khủng hoảng bằng việc mua các loại công khố phiếu chính phủ với mức hoàn vốn tưởng chừng là 0. Năm 2010, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,8%, sau khi giảm 2,6% trong năm 2009. Nền kinh tế Mỹ trong quý 4 năm 2009 tăng trưởng 2,8% so với 1 năm trước đó, thấp hơn so với dự báo do chính quyền bang và địa phương thực hiện cắt giảm sâu hơn trong chi tiêu.
Tuy nhiên, GDP quý 4 cao hơn mức 2,6% trong quý 3. Nền kinh tế, không bao gồm hàng tồn kho, đã tăng trưởng với tốc độ 6,7%, cao nhất kể từ năm 1998.
Một sự đột biến trong giá dầu gây ra bởi cuộc khủng hoảng ở châu Phi và sự cắt giảm nhiều hơn của Chính phủ, đều là rủi ro ảnh hưởng tới sự tăng trưởng.
Tính cả năm 2010, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,8%, cao nhất trong 5 năm, sau khi giảm 2,6% trong năm 2009. Khối lượng của tất cả các hàng hóa và dịch vụ sản xuất tăng lên đến 13.370 tỷ USD trong quý cuối năm 2010.
Tiêu dùng hộ gia đình, chiếm khoảng 70% nền kinh tế, đã tăng lên 4,1%, mức cao nhất so với cùng kỳ năm 2006. Chi tiêu chính phủ liên bang và địa phương đã giảm 2,4% trong quý 4. Trong quý 3, chi tiêu chính phủ đã tăng 0,7%.
Nền kinh tế này cũng phải đối mặt với những thách thức đang diễn ra liên tục trong dài hạn. Mặc dù nhiều người Mỹ có sự bảo đảm về kinh tế và một số người tích lũy được rất nhiều của cải, nhưng còn một số lượng đáng kể - đặc biệt là các bà mẹ không chồng cùng con cái họ - tiếp tục sống trong cảnh nghèo khó. Chênh lệch về của cải, tuy không cao như một số nước khác, nhưng cũng lớn hơn so với rất nhiều nước. Chất lượng môi trường vẫn còn là mối lo ngại chính. Một số lượng đáng kể người Mỹ chưa có bảo hiểm y tế. Sự già đi của thế hệ đông đảo những người sinh ra trong giai đoạn bùng nổ dân số sau Chiến tranh thế giới thứ hai báo trước một gánh nặng đối với các hệ thống chăm sóc sức khỏe và lương hưu quốc gia vào đầu thế kỷ XXI. Sự hội nhập kinh tế toàn cầu mang đến những bất ổn nhất định bên cạnh các lợi thế. Đặc biệt, các ngành công nghiệp chế tạo truyền thống sa sút, quốc gia bị thâm hụt thương mại lớn và dường như không thể đảo ngược được trong buôn bán với các nước khác.
Xuyên suốt những biến động liên tục đó, nước Mỹ vẫn triệt để tuân theo một số nguyên tắc cơ bản trong các hoạt động kinh tế của mình. Thứ nhất, và là điều quan trọng nhất, nước Mỹ vẫn duy trì một “nền kinh tế thị trường”. Người Mỹ tiếp tục cho rằng một nền kinh tế nhìn chung vận hành tốt nhất khi các quyết định về sản xuất cái gì và định giá hàng hóa như thế nào được hình thành thông qua hoạt động trao đổi qua lại của hàng triệu người mua và người bán độc lập, chứ không phải bởi chính phủ hay những lợi ích cá nhân có thế lực nào. Người Mỹ tin rằng trong một hệ thống thị trường tự do, giá cả gần như phản ánh giá trị thật sự của đồ vật, và bởi vậy nó có thể là chỉ dẫn tối ưu cho nền kinh tế nên sản xuất cái gì cần thiết nhất.
Ngoài việc tin rằng các thị trường tự do làm gia tăng hiệu quả kinh tế, người Mỹ còn coi chúng là cách thức nâng cao các giá trị chính trị của mình - đặc biệt là sự cam kết của họ đối với tự do cá nhân và đa nguyên chính trị cũng như sự chống đối của họ đối với việc tập trung quyền lực thái quá. Quả thực, các nhà lãnh đạo chính phủ đã đưa ra một cam kết mới với các lực lượng thị trường vào các thập kỷ 1970, 1980 và 1990 bằng việc dỡ bỏ những quy định bảo hộ các ngành hàng không, ngành đường sắt, các công ty vận tải, các ngân hàng, các tổ chức độc quyền điện thoại, và ngay cả ngành dịch vụ điện cũng phải xuất phát từ cạnh tranh thị trường. Họ gây áp lực mãnh liệt với các nước khác nhằm cải cách những nền kinh tế này vận hành nhiều hơn nữa theo các nguyên lý thị trường.
Tuy nhiên, niềm tin của người Mỹ vào “doanh nghiệp tự do” không loại bỏ vai trò quan trọng của chính phủ. Đôi khi người Mỹ vẫn trông cậy vào chính phủ để ngăn chặn hoặc điều tiết các công ty xuất hiện khuynh hướng phát triển quá nhiều quyền lực đến mức không tuân theo các lực lượng thị trường. Họ dựa vào chính phủ để giải quyết những vấn đề mà kinh tế tư nhân bỏ qua, từ giáo dục cho đến bảo vệ môi trường. Và mặc dù ủng hộ tích cực các nguyên lý thị trường, nhưng thỉnh thoảng họ vẫn sử dụng chính phủ để nuôi dưỡng các ngành công nghiệp mới, và thậm chí để bảo vệ các công ty Mỹ trong cạnh tranh.
Chính những điều đó đã giúp cho Hoa Kỳ trở thành một thị trường đặc trưng và đầy lí tưởng để các nước trên thế giới luôn muốn đầu tư vào.
Các rào cản kĩ thuật khi xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào Hoa Kỳ:
Đạo luật mới về cải thiện an toàn sản phẩm tiêu dùng của Hoa Kỳ (CPSIA):
Việc thu hồi đồ chơi Trung Quốc đã gây chú ý của công chúng và quốc hội Hoa Kỳ về vấn đế an toàn thực phẩm đã cấp thiết yêu cầu Hoa Kỳ phải có thêm những quy định mới. Được phê chuẩn ngày 14/08/2008 và có hiệu lực từ ngày 12/11/2008, đạo luật hạn mức mới cho hàm lượng chì và phthalates trong sản phẩm cho trẻ em, quy định về việc kiểm định và chứng nhận đối với mọi loại sản phẩm và việc kiểm định của bên thứ ba đối với sản phẩm cho trẻ em cùng với những điều luật mới cho các sản phẩm, đồ chơi và các sản phẩm cụ thể khác cho trẻ em như: đạo luật an toàn sản phẩm tiêu dùng; đạo luật các chất gây hại liên bang; đạo luật vải sợi dễ cháy; đạo luật bao bì ngăn ngừa nhiễm độc; đạo luật an toàn hồ bơi và hồ nước massage; đạo luật ngăn ngừa bỏng xăng với trẻ em; đạo luật an toàn tủ lạnh... cũng như tăng mức phạt đối với các vi phạm.
Theo những quy định mới thì hàng dệt may, may mặc, da giày chịu ảnh hưởng nhiều nhất vì theo đánh giá của Hoa Kỳ, Việt Nam trở thành một trong những nước đứng đầu về xuất khẩu hàng dệt, may mặc và da giày vào thị trường Hoa Kỳ năm 2010.
Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn HACCP:
HACCP là hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu. Đó là công cụ phân tích nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm. HACCP bao gồm những đánh giá có hệ thống đối với tất cả các bước có liên quan trong quy trình chế biến thực phẩm, đồng thời xác định những bước trọng yếu với an toàn chất lượng thực phẩm. Công cụ này cho phép tập trung nguồn lực kỹ thuật, chuyên môn vào những bước chế biến có ảnh hưởng quyết định đến an toàn chất lượng thực phẩm.
Hệ thống phân tích dựa trên 7 nguyên tắc cơ bản:
Phân tích mối nguy và các biện pháp phòng ngừa. Tiến hành phân tích mối nguy. Chuẩn bị sơ đồ quy trình sản xuất bao gồm các bước diễn ra trong quy trình. Xác định là lập danh mục các nguy hại. Chỉ ra các biện pháp phòng ngừa cho từng mối nguy.
Xác định các điểm kiểm soát trọng yếu (CCPs) trong quy trình bằng việc phân tích các mối nguy theo cây quyết định.
Thiết lập các ngưỡng tới hạn. Đây là các mức độ đặt ra và mức sai biệt có thể chấp nhận được để đảm bảo cho các điểm CCPs nằm trong vòng kiểm soát được.
Giám sát điểm kiểm soát tới hạn. Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát đảm bảo kiểm soát các CCPs bằng các thủ tục xét nghiệm, trắc nghiệm.
Thiết lập các biện pháp khắc phục kịp thời. Tiến hành những hoạt động điều chỉnh một khi các quan trắc theo dõi cho thấy một điểm CCP nào đó bị trệch ra khỏi vòng kiểm soát.
Thiết lập hệ thống kiểm tra đánh giá. Tiến hành những thủ tục thẩm tra xác nhận để khẳng định là hệ thống HACCP hoạt động hữu hiệu.
Thiết lập bộ hồ sơ và tài liệu HACCP. Tư liệu hóa tất cả các thủ tục đã tiến hành và các bộ hồ sơ liên quan đến các nguyên tắc và quá trình vận dụng những nguyên tắc này.
Theo đó, quy định của Mỹ khi áp đặt rào cản kỹ thuật nhập khẩu với hàng thủy hải sản, chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài nào đã thực hiện chương trình HACCP có hiệu quả mới được xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ. Đây là một hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm.
Đạo luật Lacey:
Đây là luật thường xuyên đưa ra những yeu cầu cấm buôn bán gỗ bất hợp pháp đầu tiên trên thế giới
Theo đó, các sản phẩm gỗ nhập khẩu vào quốc gia này sẽ được kiểm soát rất chặt chẽ về nguồn gốc, xuất xứ. Đạo luật Lacey sửa đổi có nhiều điều khoản ràng buộc để ngăn chặn sản phẩm được làm ra từ nguyên liệu gỗ bất hợp pháp như lấy trộm gỗ, gỗ lậu, thu hoạch khi không có phép, không trả tiền thuế, phí khai thác hoặc các loại phí được yêu cầu...
Đạo luật nông nghiệp
Đạo luật Nông nghiệp 2008 của Hoa Kỳ đã được Quốc hội Mỹ chính thức thông qua vào ngày 18/6/2008. Mang số hiệu H.R. 6124, Farm Bill 2008 có tên đầy đủ là “Đạo luật quy định về việc tiếp nối các chương trình nông nghiệp và các chương trình khác của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tới năm tài chính 2012, và quy định một số vấn đề khác”, tên ngắn gọn là “Đạo luật về Thức ăn, Bảo tồn, và Năng lượng năm 2008” (Food, Conservation, and Energy Act of 2008).
Theo đó khi xuất khẩu bất kỳ thực vật nào vào Mỹ các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải nộp một bản khai báo khi nhập khẩu bao gồm: tên khoa học (gồm tên chi- genus và loài- species của bất kỳ thực vật nào có trong hàng nhập khẩu; giá trị hàng nhập khẩu và số lượng thực vật trong đó (bao gồm đơn vị đo lường); tên của quốc gia- nơi thực vật đó được đốn hạ, thu hoạch).
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, phạm vi điều chỉnh của Farm Bill 2008 rất rộng, chắc chắn sẽ tác động nhiều tới các hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu các mặt hàng liên quan của Việt nam với thị trường Mỹ. Các bộ, ngành liên quan phía Hoa Kỳ trong thời gian tới sẽ có hướng dẫn bằng văn bản các vấn đề của đạo luật này. Hiện nay, vẫn chưa thể đánh giá một cách đầy đủ ảnh hưởng và tác động của Farm Bill 2008 đến các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Bộ Công Thương có khuyến cáo một số điểm các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ và thủy sản sang Hoa Kỳ cần lưu ý:
Sản phẩm thực vật sẽ phải khai báo nguồn gốc xuất xứ
Cá da trơn chú ý quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng
Dự kiến các quy định chi tiết mới sẽ đưa ra những tiêu chuẩn nuôi trồng khắt khe cho cá tra, cá basa bán vào Mỹ, giống như điều kiện nuôi cá tại Mỹ trong trường hợp hai loại cá này xếp vào loài cá da trơn (catfish). Nhưng theo các chuyên gia, những tiêu chuẩn này khá áp đặt vì điều kiện nuôi mỗi nước khác nhau, chưa kể khác nhau cả về con giống, thức ăn, môi trường tự nhiên…
Thời hạn áp dụng đạo luật hiện vẫn chưa được xác định, song cũng đã dấy lên mối lo cho những doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn Việt Nam.
Hiện tại cá tra, basa Việt Nam chủ yếu được nuôi trên khu vực sông Cửu Long. Do đó việc phải nuôi trong các ao nông và sử dụng nước giếng khoan không thể áp dụng được vì môi trường không phù hợp và chi phí quá lớn.
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, các cơ quan chức năng của Mỹ vẫn đang tranh cãi quanh việc xem xét định nghĩa tên gọi cá tra, basa Việt Nam có phải là cá da trơn hay không và áp dụng Farm Bill phải theo một lộ trình lâu dài. "Do đó Việt Nam nên tận dụng thời gian này để thương thuyết với chính phủ Mỹ đưa ra các quy định dễ đáp ứng hơn, phù hợp với điều kiện tự nhiên và năng lực cũng như tài chính của nông dân Việt Nam", ông Hòa nói.
Như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam phải đối mặt đó là Đạo luật Nông nghiệp 2008 (Farm Bill 2008) và Lacey của Mỹ và Hiệp định đối tác tự nguyện của EU (có hiệu lực từ năm 2009), thắt chặt hơn việc quản lý nguồn gốc sản phẩm gỗ.
Ngoài các đạo luật trên đây, hoa kì còn có nhiều rào cản kĩ thuật khác nhằm hạn chế lượng hàng nhập khẩu như : hệ thống quản trị môi trường ISO 14001:2000, hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP, tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000 ...
Có thế nói Hoa Kỳ là quốc gia có hệ thống luật pháp phức tạp và nhiều rào cản kỹ thuật đối với thương mại. Việc Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kì hiện gặp nhiều thách thức và trở ngại lớn. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội để chúng ta có thể phát triển và mở rộng nền kinh tế của chính mình.
Tài liệu tham khảo:
Giáo trình “Kinh tế quốc tế” – GS.TS Hoàng Thị Chỉnh, PGS.TS Nguyễn Phú Tụ, Th.S Nguyễn Hữu Lộc.
Giáo trình: “Lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế”- PGS.TS Nguyễn Phú Tụ
Khái quát về nền kinh tế Mỹ (ấn phẩm xuất bản năm 2009)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bán phá giá và các rào cản kĩ thuật việt nam gặp phải khi xuất khẩu.docx