BẢN THU HOẠCH CÁ NHÂN
ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM - NĂM THỨ III
PHẦN I. SƠ YẾU LÝ LỊCH:
1. Họ, tên sinh viên: LÂM BẢO LONG
+ Giới tính : Nam
+ Ngày tháng năm sinh: 28/02/1990
+ Chuyên ngành đào tạo: Cao đẳng sư phạm Thể dục- Sinh
+ Lớp: Thể dục - Sinh 13
+ Khoa : Tổ GDTC - GDQP
+ Trường CĐSP Sóc Trăng
+ Hệ đào tạo: Cao đẳng chính qui
+ Khoá đào tạo : 2007 đến 2010
+ Thực tập dạy học lớp: 6/1, 6/7, 6/9, 6/11
+ Thực tập chủ nhiệm lớp: 8/4
+ Tại trường THCS Phường 3 số 15 Trần Hưng Đạo Khóm 7 Phường 3 TPST
2. Các nhiệm vụ được giao:
- Nghe báo cáo về tình hình hoạt động của trường, hoạt động đội, hoạt động chủ nhiệm tại trường thực tập.
- Làm công tác chủ nhiệm lớp 8/4 trong 6 tuần, giáo viên hướng dẫn cô Hoàng Thị Minh
- Dự 4 tiết thao giảng của giáo viên hướng dẫn chuyên môn và 24 tiết của các bạn trong nhóm, dự 1 tiết sinh hoạt đội và 1 tiết sinh hoạt chủ nhiệm .
- Soạn giáo án thao giảng 8 tiết chuyên môn theo sự hướng dẫn, trong đó 5 tiêt thể dục và 3 tiết sinh học
- Dự 24 tiết thao giảng của các bạn trong nhóm.
- Soạn giáo án Sinh hoạt lớp, giáo án sinh hoạt đội, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo sự hướng dẫn, và duyệt giáo án của Cô Hoàng Thị Minh
- Dự tiết sinh hoạt lớp của 3 bạn trong nhóm.
- Hướng dẫn lớp chủ nhiệm lao động.
- Hướng dẫn sinh hoạt đội, tổ chức sinh hoạt ngoài giờ lên lớp.
- Hoàn thành hồ sơ sổ sách theo qui định.
- Tham gia các phong trào khác của nhà trường
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 26209 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản thu hoạch cá nhân đợt thực tập sư phạm - Năm thứ III, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CĐSP SÓC TRĂNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN THU HOẠCH CÁ NHÂN
ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM - NĂM THỨ III
PHẦN I. SƠ YẾU LÝ LỊCH:
Họ, tên sinh viên: LÂM BẢO LONG
+ Giới tính : Nam
+ Ngày tháng năm sinh: 28/02/1990
+ Chuyên ngành đào tạo: Cao đẳng sư phạm Thể dục- Sinh
+ Lớp: Thể dục - Sinh 13
+ Khoa : Tổ GDTC - GDQP
+ Trường CĐSP Sóc Trăng
+ Hệ đào tạo: Cao đẳng chính qui
+ Khoá đào tạo : 2007 đến 2010
+ Thực tập dạy học lớp: 6/1, 6/7, 6/9, 6/11
+ Thực tập chủ nhiệm lớp: 8/4
+ Tại trường THCS Phường 3 số 15 Trần Hưng Đạo Khóm 7 Phường 3 TPST
Các nhiệm vụ được giao:
- Nghe báo cáo về tình hình hoạt động của trường, hoạt động đội, hoạt động chủ nhiệm tại trường thực tập.
- Làm công tác chủ nhiệm lớp 8/4 trong 6 tuần, giáo viên hướng dẫn cô Hoàng Thị Minh
- Dự 4 tiết thao giảng của giáo viên hướng dẫn chuyên môn và 24 tiết của các bạn trong nhóm, dự 1 tiết sinh hoạt đội và 1 tiết sinh hoạt chủ nhiệm .
- Soạn giáo án thao giảng 8 tiết chuyên môn theo sự hướng dẫn, trong đó 5 tiêt thể dục và 3 tiết sinh học
- Dự 24 tiết thao giảng của các bạn trong nhóm.
- Soạn giáo án Sinh hoạt lớp, giáo án sinh hoạt đội, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo sự hướng dẫn, và duyệt giáo án của Cô Hoàng Thị Minh
- Dự tiết sinh hoạt lớp của 3 bạn trong nhóm.
- Hướng dẫn lớp chủ nhiệm lao động.
- Hướng dẫn sinh hoạt đội, tổ chức sinh hoạt ngoài giờ lên lớp.
- Hoàn thành hồ sơ sổ sách theo qui định.
- Tham gia các phong trào khác của nhà trường
PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO:
1.Tìm hiểu thực tiễn giáo dục :
+ Ý thức, tinh thần, thái độ tìm hiểu thực tiễn:
Với em là sinh viên thực tập, một giáo viên tương lai mà sự hiểu biết về thực tiễn giáo dục của em rất hạn chế đó là điều không thể chấp nhận được nên ngay từ đâù đã tích cực tìm hiểu về thực tiễn giáo dục để bù đắp lại những thiếu sót đó, cụ thể là em tìm hiểu giáo dục tại trường em thực tập –Trường THCS Phường 3 thông qua bản báo cáo của :
- Thầy hiệu trưởng: Phan Văn Tuấn.
- Cô phó hiệu trưởng chuyên môn : Tô Thị Ngọc Trang và Đoàn Thị Bích Thuỷ.
- Thầy tổng phụ trách đội : Cao Dương Tài.
- Chủ tịch công đoàn : Cô Trần Xuân Lưu Phương .
- Bí thư đoàn : Đào Hoàng Kim Phương.
Về cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường, mối quan hệ giữa các đoàn thể tổ chức Đội TNTP của trường …v.v. Trong việc quản lý giáo dục học sinh. Mặt khác em cũng chủ động tiếp xúc với giáo viên hướng dẫn chuyên môn và giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm, tiếp xúc với các giáo viên khác, chú bảo vệ, các em học sinh và quan sát thực tế để tìm hiểu cụ thể cặn kẽ hơn về thực tiễn giáo dục của trường về các mặt đạt được và chưa đạt được của trường, lớp trong công tác giáo dục.
+ Những kết quả cụ thể :
Thông qua bản báo cáo của trường em biết đuợc tình hình hoạt đông của trường THCS Phường 3 ,cụ thể là :
I. VỊ TRÍ TRƯỜNG THCS PHƯỜNG 3:
- Trường THCS phường 3 nằm ngay trung tâm thành phố, trên con đường Trần Hưng Đạo là một trong những con đường chính của thành phố.
- Xung quanh trường là cơ quan: Liên đoàn lao động Tỉnh, Ban dân tộc Tỉnh, Trung tâm ngoại ngữ & tin học. Đặt biệt kế bên trường là nhà hàng Khánh Hưng, ồn ảnh hưởng việc học tập học sinh.
- Ngoài ra, phía trước và phía sau trường là hai con đường Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo nên xe cộ qua lại nhiều, rất ồn, các em học rất khó khăn.
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA PHƯỜNG:
♦ Phường III nằm phía Nam Thành Phố Sóc Trăng, Đông giáp phường 9, Tây giáp phường 2, Nam giáp phường 10 và Mỹ Xuyên, Bắc giáp Phường 1. Có diện tích 617.03. Dân số Phường có 20.958 người với 4.622 hộ gia đình. Cơ cấu kinh tế của Phường là “ Dịch vụ thương mại – Tiểu thủ công ngiệp – nông nghiệp”.
♦ Có 2.838 hộ khá giàu (tỷ lệ 61,18%), hộp trên cận nghèo 1.084 hộ ( tỷ lệ 23.45%), hộ cận nghèo 575 hộ ( tỷ lệ 12.44%), hộ nghèo 149 ( tỷ lệ 3,22%).
♦ Trình độ dân trí: cao đẳng đại học trở lên 277 người, cấp III : 3,891 người, cấp II : 5,020 người.
♦ Phường 3 diện tích khá rộng có 9 khóm, có 4 khóm vùng ven Thành Phố (1;2;8;9)
♦ Dân tộc khơme 722 hộ với 15,62% người tập trung nhiều ở khóm 9. Dân tộc Hoa 446 hộ chiếm 9,64% người. Dân tộc khác 9 hộ với 0,19% người.
♦ Phường 3 có 3 trường phổ thông : 01 THCS ( Trường THCS Phường 3), 2 tiểu học ( Trường TH NTMK, Trường TH Lê Hồng Phong), 01 trường mẫu giáo (Trường MG Phường 3), 01 trường PTTH chuyên NTMK.
III. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG:
1) Thuận lợi :
- Trường có đội ngũ CB- GV- CNV đa số nhiệt tình, có ý thức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm rất cao.
▪ Năm 2008-2009 xét thi đua có 70/ 106 CB-GV- CNV đạt danh hiệu LĐTT.
▪ Các đoàn thể trong nhà trường có kết hợp chăt chẽ với Ban giám hiệu để tham gia tốt các phong trào và giáo dục đạo đức học sinh.
▪ Ban đại diện CMHS rất nhiệt tình, chăm lo giáo viên và học sinh, có tinh thần trách nhiệm cao.
▪ Được sự quan tâm của Phòng GD & ĐT, chính quyền địa phương.
2) Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi, nhà trường gặp rất nhiều khó khăn.
▪ Khó khăn lớn nhất là về cơ sở vật chất. Số lớp học không đủ yêu cầu phát triển học sinh.
▪ Có lớp 50 học sinh/ lớp.
▪ Không đủ phòng học phải mượn 5 phòng học của trường chuyên Nguyễn Thị Minh Khai khối 9 chia ra học lớp 5 buổi sang và 5 lớp buổi chiều việc bồi dưỡng học sinh giỏi phải học thứ bảy, chủ nhật……
▪ Sân chơi, bãi tập thể dục chật hẹp ( 3.474m2/ 1.906 x 2 = 3,64 / 1Hs. So với quy định của Điều lệ nhà trường PT là 6m2/1HS) → Học sinh chạy giỡn… dễ đụng nhau.
▪ Đạo đức học sinh còn một số em lười học, không muốn học, do gia đình ép buộc nên học yếu, thường trốn học, mạo giấy phép gia đình để đi chơi, chưa chấp hành tốt nội quy.
▪ Về học tập, nhiều em về nhà không chịu học thuộc bài, không làm bài tập hạn chế sự tiếp thu bài mới, mất căn bản ….
▪ Học lực yếu: 21,52% ; Học lực kém 2.68%.
▪ Đa số học sinh là con gia đình lao động nghèo và học sinh dân tộc nên hạn chế sự đóng góp xây dựng cho nhà trường.
3) Thành tích nhà trường:
▪ Là trường tiên tiến nhiều năm liền. Năm qua trường đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp Tỉnh. Ngoài ra, trường còn nhận cờ thi đua lần 2 do UBND tỉnh tặng, nhận 01 bằng khen của Bộ giáo dục – ĐT, 01 bằng khen của Bộ Văn Hoá- Thể Thao và Du lịch.
▪ Trường tuy nhỏ, chất lượng giảng dạy đạt kết quả cao.
◦ Tỉ lệ học sinh giỏi ngày càng tăng.
▪ Học sinh giỏi Tỉnh năm nào cũng có giải nhất, nhì, ba, ở các bộ môm, số học sinh giỏi cấp Tỉnh hẳng năm tăng dần lên, Năm qua HSG đạt cấp thành phố 21 em, số học sinh dự thi cấp tỉnh đạt 4 em ( trong đó có 01 giải nhất, 02 giải ba, 01 giải khuyến khích).
▪ Tỉ lệ học sinh lớp 9 xét tốt nghiệp THCS 413/420 đạt tỷ lệ 98,33%.
▪ Thi giải toán nhanh trên máy tính casio, năm nào cũng có 2 đội lớp 8, 9 dự thi và có giải. Đơn cử năm học 2008-2009 có 11/20 học sinh khối 8, 9 ( 7 em có ở khối 9, 4 em ở khối 8) đạt cấp Thành Phố, số HS dự thi cấp tỉnh đạt 07/07 ( 01 giải nhất, 02 giải nhì, 02 giải KK). Thi cấp khu vực đạt 01/02 giải khuyến khích.
▪ Phong trào giáo viên giỏi: có 27 giáo viên dự thi đạt 21 giáo viên giỏi cấp cơ sở.
IV. HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG:
1/ Tổ chức nhà trường
▪ Nhà trường có tổng số CB-GV- CNV: 106 Nữ: 78.
▪ Ban giám hiệu: 03 Nữ: 02
◦ Hiệu trưởng: Phan Văn Tuấn
◦ Phó hiệu trường chuyên môn: Tô Thị Ngọc Trang ( Sáng +Tổ khoa học tự nhiên)
◦ Phó hiệu trưởng chuyên môn: Đoàn Thị Bích Thuỷ ( Chiều +Tổ khoa học xã hội)
◦ Tổng số giáo viên trường trực tiếp giảng dạy : 115 Nữ: 84
◦ Tổng số CNV trường : 06 Nữ: 03
◦ Số giáo viên chuẩn hoá: 111/115 đạt tỉ lệ: 97,39%
◦ Số giáo viên tốt nghiệp đại học xong: 63
◦ Đang học đại học: 24 ( Toán: 05; Hoá: 02 Sử: 01; Sinh: 04;GDCD: 02;Vật lý: 01; MT: 01; Văn: 07; TD: 01).
◦ Trình độ tay nghề: Dưới 5 năm: 17, tỷ lệ: 14,78%; Từ 5 năm đến dưới 10 năm: 42, tỷ lệ: 36,52%; Từ 10 năm đến dưới 20 năm: 28, tỷ lệ: 21,34%; Từ 20 năm đến dưới 30 năm: 22, tỷ lệ: 19,13%; Trên 30 năm: 06, tỷ lệ: 5,21%.
◦ Đánh giá vể chất lượng chuyên môn năm học 2008- 2009: Giỏi: 46, tỷ lệ: 48,93%; Khá: 46, tỷ lệ: 48,93%; Trung bình: 02, tỷ lệ 2,12%.
◦ Nhà trường chia làm 9 tổ chuyên môn để cùng Ban giám hiệu trường phối hợp chỉ đạo công tác chuyên môn.
◦ Tổ chuyên môn: Đây là tầm quan trọng nhất ở nhà trường: quản lý về chuyên môn giảng dạy ở các tổ( dạy- học-thao giảng – chuyên đề- kiểm tra chuyên môn ở tổ).
◦ Các tổ trưởng chuyên môn:
- Tổ Toán : 23 thành viên Tổ trưởng Thầy Nguyễn Bạch Ngọc.
- Tổ Sử- Địa: 10 thành viên Tổ trưởng Cô Lâm Kim Thuận
- Tổ Hoá- Sinh: 14 thành viên Tổ trưởng Cô Khương Thu Hà
- Tổ Văn: 14 thành viên Tổ trưởng Cô Trần Bích Kiên
- Tổ Anh văn: 12 thành viên Tổ trưởng Cô Ông Thị Cúc Hương
- Tổ NT- TD: 12 thành viên Tổ trưởng Thầy Triệu Cảo Kía
- Tổ VP: 08 thành viên Tổ trưởng Thầy Lâm Thế Trung.
- Tổ GDCD: 08 thành viên Tổ trưởng Cô Trương Thị Thanh Tuyền.
- Tổ Lý- Tin- CN 09 thành viên Tổ trưởng Tổ trưởng Thầy Lê Hoàng Liêm.
2/. Các đoàn thể trong nhà trường:
◦ Chi đội Đảng:
- Đây là tổ chức lãnh đạo chỉ đạo nhà trường tập trung các thành viên ưư tú nhất của trường, để chỉ đạo các hoạt động, đưa nhà trường tiến lên.
Đạt danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu 3 năm liền.
- Trường có 42 Đảng viên - Nữ 28.
▪ Chi ủy có 05: - Bí thư: Thầy Phan Văn Tuấn
- Phó bí thư: Trần Xuân Lưu Phương.
◦ Chi uỷ viên : Cô Trương Thị Thanh Tuyền, Thầy Triệu Cảo Kía; Thầy Cao Dương Tài.
◦ Công đoàn:
- Đây là một tổ chức vận động công đoàn viên và cả nhà trường hưởng ứng các phong trào thi đua ở nhà trường.
- Là một tổ chức gần gũi với giáo viên – chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho toàn thể giáo viên nhân viên nhà trường.
- Công đoàn tiên tiến xuất sắc.
- Tổng số CĐV ở trường là: 124 Nữ: 89
- BCH/ CĐ có: 07 thành viên
- Chủ tịch công đoàn: Cô Trần Xuân Lưư Phương Tổ Hoá- Sinh.
- Phó chủ tịch công đoàn: Trương Thị Thanh Tuyền Tổ Giáo dục Công dân.
◦ Đoàn Thanh niên:
- Chỉ đạo các hoạt động đội TNTP HCM.
- Vận động đoàn viên, thanh niên tổ chức các phong trào nhà trường góp phần ổn định nề nếp và học tập- hạnh kiểm.
- Tổng số đoàn viên giáo viên: 46 Nữ: 37
- Ban chấp hành đoàn: 05
- Bí thư đoàn: Đào Hoàng Kim Phương - Tổ Hóa Sinh
- Phó bí thư : Trần Hồng Hân - Tổ Hoá Sinh
▪ Đội thiếu niên tiền phong HCM.
- Phong trào học sinh → phong trào đội ở nhà trường hoạt động rất mạnh.
- Phong trào thi đua học sinh- Rèn luyện học sinh học lực - hạnh kiểm.
- Tổ chức các chuyên đề về đội có hiệu quả: Uống nước nhớ nguồn, viết các tin cho đài truyền thanh Thành phố, phát thanh măng non ở trường…. Các chỉ tiêu ở trên đề ra, đội điều có kết quả.
- Năm nào cũng đạt liên đội xuất sắc.
- Trường có một liên đội và 45 chi đội.
- Tổng số đội viên: 1868.
- Tổng phụ trách đội: Cao Dương Tài ( là tổng phụ trách đội giỏi cấp Tỉnh nhiều năm liền )
- Kiêm hội trưởng Hội chữ thập đỏ.
3. Tình hình trường lớp- học sinh.
- Trường có 43 lớp: hiện có 1.868 học sinh
◦ Khối 9: 10 lớp: 424 học sinh
◦ Khối 8: 10 lớp: 434 học sinh
◦ Khối 7: 10 lớp: 499 học sinh
◦ Khối 6: 10 lớp: 511 học sinh
- Học sinh dân tộc Khơrme: 306 học sinh
- Học sinh dân tộc Hoa: 167 học sinh
- Con liệt sĩ: /
- Con thương binh: 11 ( không loại 1)
- Đa số các em ở địa bàn Phường 2, Phường 3, Phường 10.
- PHHS rất quan tâm con em học ở trường, chỉ còn một số ít chưa quan tâm.
▪ Đại hội PHHS trên 90% đi họp, tham gia phát biểu ý kiến rất tốt.
▪Từ đầu năm đến nay đã 01 lần đại hội, họp PHHS lần 2 (17,18/01/2009).
▪Tháng 3 Đại hội PHHS Khối 9.
▪ Hội trưởng PHHS: Chú Nguyễn Hữu Châu.
- Chủ tịch rất quan tâm đến trường- Học sinh cá biệt- Trưởng ban đại diện hội đến gặp gia đình.
V/. CÁC SINH HOẠT TRƯỜNG:
- Trường học 6 buổi/ tuần → sáng tập trung 6h45, chiều 12h45 tập trung, thứ bảy học 2 tiết.
- Thứ 7 đầu tháng họp HĐSP
- Họp tổ và thao giảng chuyên đề theo thời khoá biểu có xếp mỗi tổ/ tuần có 2 tiết trống cả tổ để họp.
- Thao giảng tổ/ 1 tháng 1 tiết.
- Chuyên đề: mỗi tổ 1 chuyên đề/ 1 năm.
- Dư giờ giáo viên: 2 tiết/ tháng.
- Hằng tháng tổ trưởng chuyên môn kiểm tra hồ sơ giáo viên → giáp điều mỗi học kỳ một lần.
- Báo giảng hàng tuần của giáo viên, tổ trưởng kiểm tra- Ban giám hiệu kiểm tra 1 tháng/ lần.
- Ban giám hiệu kiểm tra toàn diện giáo viên xoay vòng. Học kỳ 1 đã kiểm tra 15 giáo viên ( Kiểm tra toàn bộ hồ sơ, dự 2 tiết và đánh giá rút kinh nghiệm )
- Ngoài ra, giáo viên mới về trường, Ban giám hiệu tăng cường dự giờ, rút kinh nghiệm, dự giờ đột xuất).
- Kiểm tra sổ chủ nhiệm giáo viên 1 năm 2 lần,
- Giáo viên chủ nhiệm gởi sổ liên lạc về PHHS 1 năm/4 lần.
v Các công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng : ( Số liệu căn cứ vào Học kỳ 1 NH: 2008-2009)
1. Công tác giảng dạy:
Giáo viên:
◦ Chỉ đạo giáo dục thực hiện ngiêm túc các quy định về chuyên môn. Chỉ đạo phong trào thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên trong nhà trường.
◦ Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng dạy học. Tổ chức tốt các phong trào thua đua giảng dạy: Hội giảng, thao giảng, dự giờ, chuyên đề.
Tổ chức các tổ chuyên môn làm đồ dùng thêm để phục vụ giảng dạy.
Tổ chức phong trào thi giáo viên giỏi: hiện có 32 giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, trong đó có 5 giáo viên giỏi cấp tỉnh.
▪ Động viên, tạo điều kiện cho giáo viên đi học bồi dưỡng, nâng cao đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
* Kết quả:
- Tồ chức thao giảng được: 37 tiết.
- Báo cáo được 3 chuyên đề có chất lượng, áp dụng được trong chuyên môn,
- Tổng số tiết giáo viên dự giờ lẫn nhau: 991 tiết.
- Thực hiện nghiêm túc khâu thanh tra chuyên môn: Kiểm tra hồ sơ sổ sách của giáo viên: 100% đầy đủ, kiểm tra toàn diện được 15 giáo viên ( có 9 tiết giỏi, 6 tiết khá), đảm bảo 100% kế hoạch thanh tra .
- Dự giao lưu chuyên môn với các trường bạn trong Thành phố ( môn toán 9, Anh 9, Lý 9, Tin học 6 ).
- Tổ chức 01 tiết thao giảng bằng GAĐT ( môn Tin 7 ).
- Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ Văn học khối 9 với 1054 cổ động viên.
Trong năm học 2007- 2008 BGH khuyến khích GV ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy. Tính đến nay trường đã có 115 giáo viên biết sử dụng vi tính( tỷ lệ 47,5% ). Việc ứng dụng công nghệ thông tin chủ yếu xây dựng ngân hàng, quản lý và lưu trữ bảng điểm, đánh giá và xếp loại học sinh theo QĐ 51/2008/ QĐ-BGD&ĐT, soạn giáo án trên máy tính…
* Học sinh:
▪ Đã kết hợp với chuyên môn xây dựng nề nếp học sinh học tập tốt, xây dựng nề nếp ôn bài đầu giờ, hướng dẫn các em tự giác học tập ở nhà, tự nghiên cứu tài liệu chiếm lĩnh tri thức.
▪ Mở các lớp năng khiếu nâng cao cho học sinh giỏi khối 8,9 và các lớp phụ đạo học sinh yếu kém các bộ môn chính ở các khối 6, 7, 8, 9.
▪ Tổ chức phong trào thi học sinh giỏi bộ môn, đã chuẩn bị 34 học sinh dự thi cấp thành phố.
▪ Trong kì học sinh giỏi cấp thành phố ,Trường có 20 học sinh dự thi,kết quả đậu 19 em đạt tỉ lệ : 90%
▪ Dự thi “ Văn hay chữ tốt” có 4 em.
▪ Dự thi giải toán nhanh trên máy tính Casio khối 8,9 có 18 em tham gia. Kết quả: đạt cấp thành phố 13 em ; có 6 em dự thi cấp tỉnh, đạt 6 em với 02 giải nhì, 03 giải ba và 01 giải khuyến khích. Đang bồi dưỡng chuẩn bị thi đấu khu vực 1 em.
● Kết quả học tập của HS Học kỳ 1:
Giỏi: 388 em đạt 20,77%
Khá: 459 em đạt 24,57%
TB 569 em đạt 30,46%
Yếu 402 em tỉ lệ 21,52%
Loại kém 50 em tỉ lệ 2,68%
Từ TB ↑ 1416 em/ 1866 đạt tỉ lệ 75,80%.
● Đánh giá học lực:
♦ Loại giỏi: So với đầu năm giỏi tăng 9,05%.
♦ Loại khá : So đầu năm khá tăng: 5,97%.
♦ Loại TB: So đầu năm tăng: 8,76%.
♦ Loại yếu: So đầu năm yếu giảm: 4,68%.
♦ Loại kém: So đầu năm yếu giảm: 20,72%.
2. Công tác chủ nhiệm lớp, giáo dục học sinh:
*Về công tác chủ nhiệm lớp:
- Hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm kế hoạch chủ nhiệm theo kế hoạch của nhà trường để đảm bảo được tính toàn điện theo hướng trường đề ra.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chung của lớp trong năm, kế hoạch hoạt động tháng tuần, phiếu liên lạc về gia đình một học kỳ kiểm tra 1 lần trên mỗi giáo viên.
- Chỉ đạo giáo viên khối 6, 7, 8, 9 thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tất cả giáo viên các khối đều thực hiện tốt.
* Kết quả
- Học sinh hạnh kiểm khá tốt: 1.906/1.906 tỷ lệ 100%
- So với đầu năm hạnh kiểm tốt tăng 1,44%, hạnh kiểm khá giảm 1,58% hạnh kiểm trung bình tăng 0,42%.
*Về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng:
- Triển khai đầy đủ các văn bản, nghị quyết, chế độ chính sách của Đảng, nhà nước đến giáo viên, học sinh.
- Tổ chức các ngày lễ lớn đảm bảo chất lượng về nội dung và hình thức.
- Phát động các phong trào thi đua hàng tuần theo chủ điểm tháng.
- Phát động trong giáo viên, học sinh tham gia các phong trào ở cấp trên theo tình hình thực tế như : Phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng. Tổ chức cho học sinh thi tìm hiểu về Luật an toàn giao thông, Luật phòng chống ma tuý, phòng chống tội phạm về tệ nạn xã hội… cho học sinh tham gia dưới nhiều hình thức.
- Phát động CB-GV-CNV thực hiện tốt cuộc vận động “ Dân chủ - Kỷ cương– Tình thương và trách nhiệm”. Chỉ đạo cuộc vận động: “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và nói không với việc đưa học sinh không đủ chuẩn lên lớp”. Thực hiện nghiêm túc chỉ thị 32/2007/NQ/CP ngày 29/06/2007 của Chính phủ “ Về một giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông”. Chỉ đạo hưởng ứng PT thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
* Kết quả:
♣ 100% CB- GV- CNV nhà trường đều có ý thức về tư tưởng, đạo đức, có tác phong tốt.
♣ Học sinh có ý thức kỉ luật, chấp hành tốt nội quy của trường.
♣ Trong cuộc thi viết “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có 1.117 bài viết của HS và 91 bài viết của GV.
3. Xây dựng tập thể sư phạm và tham gia các hoạt động khác:
- Giáo viên chấp hành tốt bồi dưỡng trong hè 100% tham gia.
- Thực hiện tốt các nhà chế độ chính sách, chăm lo đời sống CB- GV- CNV đạt tốt. Nhà trường đã thực hiện đúng các chế độ, chính sách cho CB- GV-CNV. Bằng nhiều hình thức nhà trường đã tạo nguồn quỹ phúc lợi và vận động trong PHHS, các nhà hảo tâm, các cơ quan kinh tế để chăm lo đời sống CB- GV- CNV nhân ngày 20/11, tết Nguyên Đán.
- Xây dựng được tập thể đoàn kết vững mạnh.
+ Bài học kinh nghiệm rút ra :
- Đối với bất kì một giáo viên nào muốn biết mình có đủ phẩm chất, năng lực trong công tác giáo dục hay không thì phải trải nghiệm qua thực tế. Đi vào thực tế thâm nhập vào các hoạt động giáo dục chúng ta mới hiểu, mới biết được bản thân mình còn thiếu sót chưa hoàn thiện ở những khía cạnh nào để từ đó mình có hướng phấn đấu, tự hoàn thiện bản thân nhằm mang lại lợi ích thiết thực, phục vụ một cách có ý nghĩa nhất cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người của đất nước .
- Qua việc tìm hiểu thực tiễn giáo dục của nhà trường của lớp, tiếp xúc với GV, HS biết dược bộ máy tổ chức nhà trường rất quan trọng nó chi phối toàn bộ các hoạt động giáo dục, đồng thời nó đóng vai trò chủ đạo trong việc kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để giáo dục HS hoàn thiện nhân cách, biết được nguyên tắc hoạt động của các tổ chức trong nhà trường giúp em thuận lợi hơn trong công tác giảng dạy cũng như chủ nhiệm lớp. Mặt khác, nếu sau này ra trường em có tham gia vào các tổ chức đoàn thể thì em sẽ có phương hướng hoạt động chủ động thực hiện các mục tiêu, kế hoạch do trường đề ra .
- Mỗi người giáo viên trong khối đoàn kết của nhà trường, tìm hiểu và rút ra kinh nghiệm cho bản thân lấy đó làm cơ sở cho hành trang giáo dục .
- Qua các hoạt động chính khóa hàng tuần của nhà trường luôn đảm bảo các nội dung giáo dục, nhà trường còn tổ chức thêm các hoạt đông của trường đưa chất lượng của nhà trường lên cao, hình thức tổ chức đa dạng, phong phú khoa học thật sự đáng cho em học hỏi , noi theo.
Tóm lại: Qua việc tìm hiểu thực tiễn giáo dục tại trường em thực tập Trường THCS Phường 3 tuy chưa đầy đủ các mặt nhưng cũng có thể giúp em tự rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệm hữu ích từ hình thức tổ chức các hoạt động của trường, của lớp.
2.Thực tập dạy học:
+ Tinh thần thái độ, ý thức đối với hoạt động dạy học:
- Qua thời gian thực tập tại trường em luôn ý thức rằng mình phải cố gắng tiếp thu những gì giáo viên hướng dẫn đã chỉ bảo, những kinh nghiệm thầy truyền đạt em đều nghiêm túc tiếp thu và khắc phục những thiếu xót, sai lầm của mình trong quá trình lên lớp. Là người giáo viên tương lai không ngừng tự trang bị cho mình vốn kiến thức kỹ năng, nghiệp vụ , phẩm chất và năng lực, thật sự cần thiết ngay từ đầu. Dạy học là công việc chính của người giáo viên.
- Môn Thể Dục đây là một môn nhằm giúp cho các em giải trí , vui chơi , ngoài ra còn rèn luyện sức khỏe phát triển các tố chất thể lực cho các em .Đây là một môn đòi hỏi phải năng động , hòa đồng với các em , trong giảng dạy phải có phương pháp tích cực thu hút được các em học tập , gây hứng thú , tảo cảm giác vui vẽ , ưa thích môn học .Do vậy ,là một giáo tương lai em luôn ý thức rằng mình phải mang lại cho các em những hứng thú những nụ cười thoải mái sau những giờ học căng thẳng .Để làm được điều đó bản thân em là một giáo viên tương lai ,phải tìm ra những phương pháp mới những cách thưc tổ chức mới sau cho kích thích được nguồn hứng thú cho các em , bên cạnh đó củng phát triển tiềm năng của các em .
- Môn sinh học , đây là một môn đòi hỏi phải có kiến thức rộng .Môn học này được rất nhiều học sinh ưa thích vì nó đề cập tới các vấn đề xung quanh các em .Do đó đối với một giáo viên giảng dạy môn sinh học trong tương lai thì cần phải có kiến thức , có các kỹ năng truyền đạt khéo , có phương pháp giảng dạy thích hợp .muốn làm được như vậy thì đối với em phải luôn tìm tòi các sách báo , những tư liệu để cho các tiết dạy sinh học luôn thu hút được học sinh , luôn làm cho lớp sinh động , gây cảm giác các em ưa thích môn học .
+ Những công việc đã làm cho giáo viên và kết quả cụ thể (dự giờ, soạn giáo án, làm đồ dùng dạy học, lên lớp…):
- Dự giờ: Dự thao giảng nhóm theo lịch của nhà trường, gồm 30 tiết:
STT
Họ và tên
Ngày
Lớp
Môn
Tiết PPCT
Tên bài dạy
1
Trần Ngọc Mai
24/02/2010
8/5
TD
47
Nhảy xa – TTTC
2
Trần Thị Thanh Trang
25/02/2010
6/8
SH
49
Quyết – Cây dương xỉ
3
Nguyễn Ngọc Dũng
26/02/2010
6/9
TD
48
Bật nhảy – Chạy nhanh – Chạy bền
4
Lâm Phương Loan
27/02/2010
6/4
SH
50
Hạt trần – Cây thông
5
Cao Dương Tài
27/02/2010
6/3
SHĐ
6
Trương Thu Liên
27/02/2010
7/4
SHL
7
Dương Văn Ngọt
02/03/2010
6/11
TD
49
Bật nhảy – Chạy nhanh
8
Trần Nguyễn Hồng Khánh
02/03/2010
7/5
SH
52
Đa dạng của lớp thú (Bộ thú huyệt , thú túi , bộ dơi)
9
Dương Văn Ngọt
03/03/2010
6/7
SH
52
Lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm
10
Lương Hải Long
04/03/2010
8/10
TD
49
Nhảy xa – TTTC
11
Trần Nguyễn Hồng Khánh(trùng tiết)
04/03/2010
8/1
TD
50
Nhảy xa – TTTC – Chạy bền
12
Dương Văn Ngọt
08/03/2010
6/1
SH
53
Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật
13
Lương Hải Long
08/03/2010
7/3
SH
53
Đa dạng của lớp thú , bộ cá voi , bộ ăn sâu bọ , bộ gậm nhấm , bộ ăn thịt .
14
Dương Văn Ngọt
09/03/2010
6/9
TD
51
Bật nhảy – Chạy nhanh
15
Trần Nguyễn Hồng Khánh
09/03/2010
7/5
SH
54
Đa dạng của lớp thú (TT) ,Các bộ móng guốc và bộ linh trưởng.
16
Lương Hải Long
10/03/2010
8/7
TD
51
Nhảy xa – TTTC
17
Trần Nguyễn Hồng Khánh
10/03/2010
8/5
TD
51
Nhảy xa – TTTC
18
Dương Văn Ngọt
13/03/2010
6/11
TD
52
Bật nhảy – Chạy nhanh – Chạy bền
19
Dương Văn Ngọt
15/03/2010
6/1
SH
55
Nguồn góc cây trồng
20
Lương Hải Long
15/03/2010
7/3
SH
59
Môi trường sống và sự vận động di chuyển .
21
Trần Nguyễn Hồng Khánh
16/03/2010
8/1
TD
53
Nhảy cai – TTTC – Chạy bền
22
Dương Văn Ngọt
16/03/2010
6/7
TD
54
Bật nhảy – Chạy nhanh – Chạy bền
23
Lương Hải Long
16/03/2010
8/7
TD
53
Nhảy cao – TTTC – Chạy bền
24
Trần Nguyễn Hồng khánh
16/03/2010
8/8
TD
53
Nhảy cao – TTTC – Chạy bền
25
Lương Hải Long(trùng tiết)
17/03/2010
8/7
TD
54
Nhảy cao – TTTC
26
Trần Nguyễn Hồng Khánh
22/03/2010
7/3
SH
61
Tiến hóa về sinh sản
27
Dương Văn Ngọt
23/03/2010
6/9
TD
55
Bật nhảy – Chạy nhanh
28
Lương Hải Long
23/03/2010
7/5
SH
62
Cây phát sinh giới động vật
29
Trần Nguyễn Hồng Khánh
24/03/2010
8/7
TD
55
Nhảy cao –TTTC – Chạy bền
30
Lương Hải Long
25/03/2010
8/9
TD
56
Nhảy cao –TTTC – Chạy bền
- Soạn giáo án: em đã soạn tất cả 11 giáo án và nộp trước 3 ngày cho giáo viên hướng dẫn sửa và duyệt, nội dung như sau:
1. Giáo án Thể Dục 6 : Bật nhảy – Chạy nhanh
2. Giáo án Thể Dục 6 : Bật nhảy – Chạy nhanh
3. Giáo án Thể Dục 6 : Bật nhảy – Chạy nhanh
4. Giáo án Thể Dục 6 : Bật nhảy – Chạy nhanh – Chạy bền
5. Giáo án Thể Dục 6 : Bật nhảy – Chạy nhanh
6. Giáo án Sinh Học 6 : Lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm .
7. Giáo án Sinh Học 6 : Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật .
8. Giáo án Sinh Học 6 : Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
9. Giáo án Sinh hoạt lớp .
10. Giáo án Nghi thức đội
11. Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .
- Làm đồ dùng dạy học: em đã cùng các bạn trong nhóm làm tất cả 8 bản phụ và soạn những trò chơi để kiểm tra kiến thức của học sinh và thu hút sự hứng thú của học sinh
- Lên lớp:
Lên lớp chủ nhiệm mỗi 15 phút đầu giờ và những lần ra chơi để tìm hiểu học sinh, đôn đốc các em trong công việc học tập và giữ gìn nề nếp tác phong khi đến lớp.
Lên lớp giảng dạy thực hiện các tiết thi dạy theo lịch của nhà trường.
+ Mức độ nắm vững các nguyên tắc và phương pháp dạy học, các qui định của trường THCS:
Qua 3 tuần thực tập em đã nắm vững chính xác các nguyên tắc và phương pháp dạy học, các qui định của trường THCS để giúp cho em sau này có thể vận dụng một cách hợp lý, khéo léo để có thể truyền thụ tất cả những gì cần thiết cho học sinh một cách khoa học.
+ Những bài học kinh nghiệm được rút ra qua hoạt động dạy học.
- Cần cố gắng nhiều hơn nữa, nỗ lực nhiều hơn nữa trên con đường giáo dục.
- Khả năng bao quát được lớp trong tiết giảng dạy và sinh hoạt, tiếp tục cũng cố trao dồi nghiêp vụ sư phạm, kĩ năng nói trước lớp và chuyên môn.
- Qua các tiết dự giờ thao giảng của giáo viên hướng dẫn chuyên môn và các tiết thao giảng của các bạn sinh viên trong nhóm, em học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm. Từ cách soạn giáo án, phân bố thời gian phù hợp, các bước lên lớp hợp lí, áp dụng các phương pháp phù hợp với từng nội dung bài các phân môn.Và rút ra nhiều bài học quí báo khác trong hoạt động dạy .
3.Thực tập chủ nhiệm:
+ Ý thức, thái độ đối với công tác giáo dục nói chung,công tác chủ nhiệm nói riêng.
Em luôn cố gắng hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao của giáo viên chủ nhiệm và của nhà trường. Đặt niềm tin yêu vào học sinh, yêu trẻ, luôn luôn vì học sinh.Giáo dục học sinh thành con ngoan trò giỏi, có đức tính khiêm tốn giản dị, lễ phép thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và nội qui của trường ,lớp.
+ Khả năng vận dụng các phương pháp giáo dục trong công tác chủ nhiệm, những thành tích đạt được.
Được sự hướng dẫn tận tình của Cô chủ nhiệm, qua tim hiểu thực tế công tác chủ nhiệm và dự giờ tiết sinh hoạt mẫu toàn đoàn giúp em hiểu và áp dụng các phương pháp vào việc chủ nhiệm cụ thể là:
- Làm quen với lớp chủ nhiệm .
- Tiếp xúc với lớp, tìm hiểu sơ yếu lý lịch HS hòan cảnh gia đình ở mỗi em .
- Mỗi ngày phải có mặt quản lí HS 15 phút đầu giờ, kiểm tra bài HS, kiểm tra vệ sinh lớp, xếp hàng vào lớp, ra chơi, giữ trật tự cho lớp.
- Có mặt trong những giờ ra chơi nhắc nhỡ tìm hiểu hoàn cảnh của các em thông qua đó hiểu các em hơn.
- Động viên các em tham gia các phong trào của trường .
- Dặn dò, xếp hàng cho các em ra về cuối buổi học.
- Duy trì nền nếp lớp chủ nhiệm .
- Thông qua những buổi tập nghi thức đội, tập văn nghệ càng hiểu các en hơn
+ Những bài học kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh, nhất là với những học sinh cá biệt.
- Qua báo cáo công tác chủ nhiệm của Cô Trương Thu Liên, tiết sinh hoạt chủ nhiệm mẫu của cô và được sự chỉ dẫn tận tình của Cô hướng dẫn chủ nhiệm em học được một số kinh ngiệm:
Giáo viên lên kế hoạch dựa vào kế hoạch của trường để đảm bảo tính toàn diện cho hoạt động giáo dục.
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chung của lớp .
- Giúp em hiểu được công việc cần làm của một giáo viên chủ nhiệm .
Luôn theo sát học sinh của mình để kịp thời giáo dục, uốn nắn, xử lý những vụ việc của lớp để công việc sẽ nhẹ nhàng hơn khi vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm.
Xây dựng ban cán sự lớp mạnh làm việc có hiệu quả đễ giúp đỡ mình trong công tác quản lí lớp.
Kết hợp với giáo viên bộ môn, nhà trường, liên đội để quản lí và giáo dục các em về đạo đức và học lực ngày càng tốt hơn .
Xử phạt học sinh phải công bằng và xử lí cho sát đáng đúng việc đúng người. Làm cho các em kính trọng và nể phục.
- Em còn hiểu thêm cách phạt học sinh viết tự kiểm, bài phạt giúp học sinh khác sâu hơn những việc sai trái mình đã làm để từ đó có cách điều chỉnh mang ý nghĩa tốt cho bản thân.
*Tóm lại: Qua sự hướng dẫn tận tình của Cô hướng dân chủ nhiệm em hiểu thật sự đầy đủ công việc của một giáo viên chủ nhiệm cần làm đối với học sinh cá biệt, chậm tiến bộ tuy nhiên có hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng kết quả đạt được còn thấp nên em cần học hỏi kinh nghiệm nhiều hơn nữa ở thầy cô, đặt biệt là giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm về cách xử lí các tình huống, quan tâm giúp đỡ học sinh, nhất là học sinh chưa ngoan , biết được tâm lí của từng em , hoàn cảnh gia đình những em khó khăn để tìm cách giúp đỡ, động viên các em học tập ngày càng tiến bộ hơn.
4. Thực hiện việc viết báo cáo thu hoạch cá nhân theo tinh thần nghiên cứu:
+ Nội dung báo cáo thể hiện đầy đủ các mặt hoạt động thực tập.
Trong bài thu hoạch em đã báo cáo đầy đủ các nội dung các mặt hoạt động của đợt thực tập qua các các nội dung trên theo yêu cầu của trường.
+ Sự vận dụng các phương pháp nghiên cứu để thu thập số liệu viết báo cáo thu hoạch.
Để hoàn thành bài báo cao thu hoạch cá nhân em thực hiện và vận dụng nhiều phương pháp để thu số liệu và kiến thức cần thiết .
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: thông qua các báo cáo tình hình hoạt động của trường THCS phương 3. Báo cáo ,công tác chủ nhiệm, báo cáo công tác đội, báo cáo tình hình cơ sở vật chất của trường .
- Phương pháp quan sát tình hình thực tế, lớp thông qua các hoạt động dạy học.
- Phương pháp trò chuyện : tiếp xúc với giáo viên hướng dẫn, thầy cô bộ môn, các em học sinh để tìm hiểu thực tiễn cụ thể đạo đức, học lực của học sinh .
- Phương pháp thực hành : Thông việc soạn giáo án thao giảng, dự giờ, hướng dẫn học sinh làm vệ sinh lớp hàng ngày, làm đồ dùng dạy học, làm công tác chủ nhiệm, hướng dẫn học sinh 8/4 tập nghi thức đội, tham gia vào công việc cần thiết để viết bài thu hoạch cá nhân .
+ Những kết luận sư phạm rút ra qua các hoạt động.
Qua những phương pháp đã vận dụng vào bài thu hoạch này em nhận thấy mình cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa trong việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu một cách khoa học và sáng tạo để hoàn thành bài báo cáo thu hoạch này một cách tốt nhất.
PHẦN III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU:
Một số thu hoạch lớn qua đợt thực tập sư phạm:
+ Mặt mạnh:
- Biết được những công việc cơ bản, trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách Đội, nhiệm vụ của mỗi giáo viên trong hội đồng trường THCS Phường 3.
- Cách tổ chức và hoạt động của nhà trường đã đi vào nề nếp giúp em có hướng phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng bản thân cả về phẩm chất và năng lực, nâng cao đối với ý thức nhà trường và hoạt động chuyên môn .
- Qua hoạt động dạy và học giúp em nắm vững các bước lên lớp, cách soạn giáo án và đặt câu hỏi phù hợp với từng nội dung bài học, khả năng tiếp thu bài,chuẩn bị đồ dùng cho đầy đủ, mang lại hiệu quả giáo dục cao .
- Hiểu được cơ cấu trong bộ máy nhà trường, mối quan hệ chặt giữa nhà trường và xã hội trong việc quản lí và giáo dục học sinh .
- Hoạt động đoàn đội trong nhà trường mạnh mẽ và hiệu quả, với đợt tập huấn nghi thức đội cho học sinh khối 6 .
- Hiểu và làm được hồ sơ sổ sách; sổ chủ nhiệm, sổ nhật kí, sổ dự giờ.
- Được sự hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn em đã tích luỹ được cho mình rất nhiều kinh nghiệm.
+ Mặt yếu:
- Bên cạnh những mặt mạnh em cần phải cố gắng nhiều hơn nữa vì còn tồn tại một số mặt yếu kém :
+ Khả năng quản lí học sinh còn yếu .
+ Xử lí tình huống sư phạm chưa dứt khoát.
+ Chưa có biện pháp tốt để giáo dục học sinh cá biệt .
+ Chưa tìm hiểu hết các hoạt động nhà trường .
+ Năng lực sư phạm còn nhiều hạn chế .
Tự đánh giá, xếp loại TTSP năm thứ III:
Trong đợt thực tập này em nhận thấy mình còn có những hạn chế trong dạy học chuyên môn và một số công việc khác. Nên em tự đánh giá mình đạt loại khá.
Phương hướng phấn đấu sau đợt thực tập năm thứ III:
Trong đợt thực tập này em đã thu được nhiều kết quả to lớn không chỉ về mặt kiến thức , giao tiếp mà còn trong cuộc sống thực tiễn .Sau khi trở về Trường Cao Đẳng Sư Phạm Sóc Trăng và củng như trở thành một giáo viên tương lai , em sẽ cố gắng hết mình , vừa tiếp thu vừa học hỏi để làm sao cho công tác giảng dạy được phát triển .Làm cho quê hương đất nước được tiến bộ phát triển .
PHẦN IV. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM HS-SV VÀ NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Nhận xét và kết luận của nhóm HS-SV ( nêu cụ thể ý kiến góp ý và kết luận của các thành viên trong nhóm)
………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Nhận xét kết luận của người hướng dẫn (ghi cụ thể những ưu điểm và hạn chế):
………..………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Sóc Trăng , ngày 08 tháng 02 năm 2010
Người làm bản thu hoạch
LÂM BẢO LONG
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bản thu hoạch cá nhân đợt thực tập sư phạm - năm thứ iii.doc