Bản tin khoa học

- Não bộ là nơi nhạy cảm với sự thiếu oxy nhất. Khi đeo khẩu trang liên lục gây tình trạng thiếu oxy có thể gây buồn ngủ, mất tập trung. Trẻ con không biết nói có thể bị miếng khẩu trang chặn ngang mũi chết ngạt mà không ai biết. - Người có chứng hôi miệng, có bệnh về nha chu sẽ phải hít vào hơi thở ô nhiễm từ miệng của mình gây viêm phổi.

pdf26 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bản tin khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở các khớp và khó di chuyển trong 2 tuần, bạn nên đi khám bác sĩ để xác định loại THK. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu đáng kể cơn đau và nguy cơ tàn phế. Hiện có 2 phương pháp điều trị: dùng thuốc và không dùng thuốc. Tùy theo thể trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp áp dụng thích hợp. Những khớp dễ bị thoái hóa. Làm gì để phòng ngừa THK? Để phòng ngừa và hạn chế các cơn đau do THK trong sinh hoạt cũng như ăn uống, bạn nên lưu ý những điều sau đây: Giảm cân: hãy giảm cân nếu cân nặng của bạn vượt chuẩn. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu, bởi nó sẽ giúp giảm áp lực cho khớp. - 4 - Tập luyện: tập luyện sẽ đem lại những ích lợi nhất định đối với người mắc chứng viêm khớp. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng, khi các cơn đau hoành hành thì càng ít hoạt động càng tốt, bởi điều đó sẽ chỉ làm cảm giác đau đớn kéo dài thêm. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp với sức khỏe bản thân. Ví như các động tác nhẹ nhàng có tác dụng thư giãn các khớp, tránh tình trạng để cho các khớp bị “ỳ”, ít hoạt động. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ từ phía các nhà vật lý trị liệu, để thực hiện các bài tập “chống lại” các cơn đau khớp. Hoặc áp dụng các biện pháp châm cứu. Chế độ ăn uống: trong chế độ ăn cũng nên lưu ý những điểm sau: - Hạn chế đồ uống có cồn. Bạn cần tránh sử dụng những loại đồ uống như rượu, bia và các đồ uống có chứa nhiều cồn khác. - Tránh ăn những thực phẩm có hàm lượng purin và fructozo cao như: cá trích, thịt gia súc, gan và thịt lợn muối. - Cần tránh tất cả món ăn làm tăng mỡ trong máu như: thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm bông và ngay cả bánh kẹo cũng nên hạn chế, vì sẽ làm gia tăng tình trạng viêm tấy. Nên ăn bổ sung thêm thực phẩm có chứa acid omega -3, tăng cường vitamin D qua chế độ ăn uống và uống viên nén sẽ có tác dụng giảm đau lâu dài. - Tăng cường các loại trái cây như: đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C, 2 hoạt chất có tác dụng kháng viêm. BS. Trọng Nghĩa ( TỰ XOA BÓP PHÒNG CHỒNG CẢM MẠO Cảm mạo (bao gồm cả bệnh cúm) là một bệnh chứng của y học cổ truyền bao hàm các bệnh lý cấp tính thuộc đường hô hấp do virut hoặc vi khuẩn gây nên trong y học hiện đại, đặc biệt là tình trạng viêm long đường hô hấp trên do virut. Những bệnh lý này thường khởi phát đột ngột, bệnh tình nặng nhẹ khác nhau nhưng đều có những triệu chứng chính như sốt, đau đầu, đau mình mẩy, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, hắt hơi, rát họng, sợ lạnh hoặc sợ gió ở các mức độ khác nhau... Trong y học cổ truyền, cảm mạo thường được chia làm hai thể: cảm mạo phong hàn và cảm mạo phong nhiệt. Trên thực tế lâm sàng, tùy từng thể bệnh khác nhau mà các thầy thuốc lựa chọn những phương pháp điều trị không giống nhau. Tuy nhiên, những biện pháp dân gian như cạo gió, đánh gió, sử dụng nồi xông, ăn cháo giải cảm, xoa bóp, bấm huyệt... vẫn có một giá trị khá quan trọng và nếu được kết hợp với các biện pháp khác của cả - 5 - Đông y và Tây y thì hiệu quả trị liệu chắc chắn sẽ nhanh chóng và chắc chắn hơn nhiều. Dưới đây xin giới thiệu một quy trình tự xoa bóp giải cảm để độc giả có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết. Chọn tư thế nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế tựa nhưng tốt nhất là tư thế nửa nằm nửa ngồi, thả lỏng cơ thể, thở nhẹ đều và sâu, tư tưởng tập trung vào các huyệt vị được xoa bóp. Dùng ngón giữa của cả hai bàn tay đặt chụm giữa trán rồi miết tỏa ra hai bên thái dương, làm sát lông mày trước rồi chuyển dần lên cho đến chân tóc trước trán rồi ngược lại, làm 10 lần như vậy. Tiếp đó, dùng ngón trỏ và ngón cái véo từ đầu lông mày tới đuôi lông mày mỗi bên 5 lần. Day ấn huyệt thái dương: dùng ngón tay giữa day ấn đồng thời hai huyệt thái dương từ nhẹ đến nặng trong 2 phút sao cho đạt cảm giác căng tức là được. Vị trí huyệt thái dương: ở đuôi mắt đo ra sau 1 thốn. Day ấn huyệt nghinh hương: dùng ngón tay giữa hoặc ngón tay trỏ day ấn đồng thời hai huyệt nghinh hương trong 1 phút, sao cho đạt cảm giác căng tức cả hai cánh mũi và gò má là được. Vị trí huyệt nghinh hương: từ chân cánh mũi ngang ra, huyệt ở trên rãnh mũi mép. Xát gáy và day ấn huyệt phong trì: dùng các ngón tay của cả hai bàn tay đan lại với nhau ôm sau gáy rồi kéo qua kéo lại 10 lần. Tiếp đó, dùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời cả hai huyệt phong trì trong 1 phút với một lực tương đối mạnh, sao cho đạt cảm giác căng tức cả vùng gáy và nửa đầu sau là được. Vị trí huyệt phong trì: ở chỗ lõm dưới xương chẩm, bên ngoài khối cơ nổi sau cổ, khi ấn có cảm giác tức nặng, mỗi bên một huyệt. Day ấn huyệt kiên tỉnh: dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa day ấn huyệt kiên tỉnh trong 1 phút, sao cho đạt cảm giác tức nặng cả hai vai và lan lên cổ là được. Vị trí huyệt kiên tỉnh: cúi cổ để xác định hai đốt xương gồ cao nhất ở cổ (C7 và D1), huyệt nằm ở điểm giữa đường thẳng nối khe của hai đốt xương này với mỏm cùng vai. Day ấn huyệt khúc trì: dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa day ấn huyệt khúc trì với một lực tương đối mạnh trong 1 phút, sao cho đạt cảm giác căng tức lan xuống bàn tay là được. Vị trí huyệt khúc trì: gập cẳng tay vào Day huyệt phong trì. - 6 - cánh tay, bàn tay để phía trên ngực cho nổi rõ nếp gấp khuỷu, đánh dấu đầu ngoài nếp gấp khuỷu để xác định vị trí huyệt rồi đặt tay lại cho cẳng tay vuông góc với cánh tay để day bấm. Day ấn huyệt hợp cốc: dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day ấn huyệt hợp cốc từng bên, mỗi bên 1 phút sao cho đạt cảm giác căng tức lan sang ngón tay út là được. Vị trí huyệt hợp cốc: ở chỗ lõm giữa hai xương bàn tay thứ nhất và thứ hai (ngón cái và ngón trỏ), dùng ngón tay cái ấn men theo bờ xương bàn tay thứ hai tìm điểm khi ấn có cảm giác đau tức nhất và lan sang ngón tay út thì đó là vị trí của huyệt. Cũng có thể xác định bằng cách: xòe rộng ngón tay cái và ngón tay trỏ, lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón tay cái bên kia để vào hố khẩu tay này, đặt áp đầu ngón tay cái lên mu bàn tay, giữa 2 xương bàn tay 1 và 2, đầu ngón cái ở đâu chỗ đó là huyệt. Quy trình trên có thể làm từ 1 - 2 lần trong ngày, cường độ day bấm phải tương đối mạnh, tiến hành càng sớm thì hiệu quả càng cao. Sau khi làm thủ thuật, cơ thể sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và dễ chịu, nếu có mồ hôi thì dùng khăn khô lau sạch, ăn cháo hành, tía tô nóng có đập 1 quả trứng gà rồi nằm nghỉ nơi kín gió là được. ThS. Hoàng Khánh Toàn ( TRỊ CHỨNG KHÓ NGỦ BẰNG HOA HOÈ Hoa hoè màu trắng hay vằn lục nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành. Mùa hoa vào tháng 5 đến tháng 8. Thu hoạch hoa hoè lúc còn nụ, phơi hay sấy khô; dùng sống hay sao hơi vàng để pha nước uống, hoặc cho vào nồi đất đun to lửa, sao cháy tồn tính (80%) để cầm máu. Theo Đông y, hoa hoè vị đắng, tính hơi lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lương huyết và chỉ huyết, thường được dùng để chứa các chứng bệnh như tràng phong tiện huyết (đại tiện ra máu), trĩ huyết (trĩ chảy máu), niệu huyết (tiểu tiện ra máu), huyết lâm (đái ra máu, bụng dưới trướng đau), băng lậu (băng huyết, băng kinh, rong huyết, rong kinh), nục huyết (chảy máu mũi hoặc chảy máu ở các khiếu như nhãn nục là chảy máu ở mắt, nhĩ nục là chảy máu ở tai...), xích bạch lỵ (kiết lỵ phân ra màu trắng đỏ xen lẫn nhau), trị mụn nhọt, viêm loét... Theo nghiên cứu Dược học cho thấy: Hoa hoè có các tác dụng nâng cao sức Day huyệt hợp cốc. - 7 - bền thành mạch, cầm máu; kháng khuẩn và chống viêm, chống co thắt cơ trơn ở đường ruột và phế quản; hưng phấn nhẹ và tăng cường sức co bóp cơ tim, hạ huyết áp, hạ mỡ máu và làm chậm quá trình vữa xơ động mạch; lợi niệu, chống phóng xạ, bình suyễn và chống viêm loét. Đơn thuốc có sử dụng hoa hoè: Trị vảy nến: Hoa hòe sao vàng tán bột mịn, luyện mật làm hoàn mỗi lần uống 3g, ngày 2 lần, dùng nước sôi để nguội uống sau bữa cơm. Chữa viêm loét: Hoa hoè 15g, kim ngân hoa 15g, sắc với 2 bát rượu uống cho ra mồ hôi. Với tổn thương viêm loét về mùa hè có thể dùng hoa hoè 60g sắc đặc rồi dùng bông thấm dịch thuốc bôi lên nơi bị nhiều lần trong ngày. Trị mụn nhọt mùa hè: Dùng hoa hòe khô 30 - 60g cho nước 1500ml sắc lấy nước, lấy bông thấm nước rửa tại chỗ, nước có thể hâm nóng mỗi ngày rửa 2 - 3 lần, bã thuốc đắp vào chỗ đau. Chữa tăng huyết áp: Hoa hoè 25g, tang ký sinh 25g, hạ khô thảo 20g, cúc hoa 20g, thảo quyết minh 20g, xuyên khung 15g, địa long 15g, sắc uống ngày một thang, ngày uống 3 lần. Nếu mất ngủ gia thêm toan táo nhân sao 15g, dạ giao đằng 25g; đau ngực gia đan sâm 20g, qua lâu nhân 25g; có cơn đau thắt ngực gia huyền hồ sách 12g, phật thủ 20g, bột tam thất 7,5g. Đại tiện ra máu: Hoa hoè, trắc bá diệp, kinh giới và chỉ xác, mỗi vị 45g, sấy khô, tán bột, mỗi lần uống 6g với nước cơm. Hoặc: Hoa hoè 60g, địa du 45g, thương truật 45g, cam thảo 30g, sao thơm sấy khô, tán bột uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6g. Chữa băng huyết, khí hư: Hoa hoè lâu năm 30g, bách thảo sương 15g, tán bột, uống mỗi lần 9-12g với rượu ấm để chữa băng huyết; hoa hoè sao, mẫu lệ nung, mỗi vị 30g, tán bột, uống mỗi lần 9g với rượu ấm để chữa bạch đới (khí hư máu trắng). Trị bệnh trĩ: Hoa hòe 12g, trắc bá than 12g, kinh giới 8g, chỉ xác 12g tán bột mịn uống với nước sôi nguội hoặc làm thang uống. Chữa khó ngủ: Hoè hoa, hạt muỗng mỗi vị 40g, sấy khô, tán bột, mỗi lần uống 5g, ngày dùng 8g, uống làm 2 lần. Bác sĩ Minh Hằng ( VIÊM TUỴ CẤP CÓ THỂ GÂY TỬ VONG Viêm tụy cấp là một bệnh lý cấp tính của tuyến tụy, có thể thay đổi từ viêm tụy phù nề cho đến viêm tụy xuất huyết và hoại tử. Tần suất xuất hiện bệnh thay đổi tùy theo từng nước và phụ thuộc vào các yếu tố nguyên nhân như rượu, sỏi, do thuốc... Ở Việt Nam thường do sỏi hoặc do giun đũa chui vào ống tụy, - 8 - tuy nhiên trong những năm gần đây tỷ lệ viêm tụy cấp do rượu đang tăng lên rõ rệt. Nguyên nhân gây bệnh Có nhiều nguyên nhân trong bệnh sinh viêm tụy cấp, nhưng cơ chế chủ yếu của viêm tụy cấp đến nay vẫn chưa được hoàn toàn biết rõ. Trong đó nguyên nhân đầu tiên là do các yếu tố tắc nghẽn đường dẫn mật tụy như do sỏi, giun, u, do chèn ép từ ngoài đã làm viêm tụy cấp hoặc do kích thích tiết quá nhiều dịch tụy như ăn quá nhiều, nhất là sau một thời gian nhịn đói, sự tắc nghẽn này thường kèm theo sự trào ngược dịch ruột và dịch tụy đã được hoạt hóa khi đến tá tràng có thể kèm theo dịch mật là những yếu tố gây hoạt hóa men tụy. Nguyên nhân thứ hai là do rượu, rượu có thể gây viêm tụy cấp nhưng cũng có thể gây viêm tụy mạn. Sau phẫu thuật, nhất là sau phẫu thuật bụng. Sau chấn thương vùng bụng. Sau nội soi mật tụy ngược dòng. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như nhiễm khuẩn (sau quai bị, viêm gan virut), do dùng thuốc (thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, thuốc ngừa thai...). Biểu hiện của bệnh Khởi phát cấp tính, đột ngột với cơn đau bụng cấp - triệu chứng chính thường gặp. Đau có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng mà bệnh nhân không chịu nổi, đau thường xuyên và có cơn trội hẳn lên. Đau ở vùng thượng vị và ở vùng quanh rốn hoặc hạ sườn trái, tương ứng vùng tụy, đau lan lên ngực trái hoặc ra sau lưng, đau tăng khi nằm ngửa, giảm khi cúi gập mình ra phía trước. Đau có thể làm bệnh nhân vật vã bất an, toát mồ hôi hoặc choáng ngất. Với biểu hiện đau này gần giống với đau bụng cấp trong bệnh lý dạ dày - tá tràng, nhất là xuất hiện sau khi uống rượu bia nhiều sẽ làm chúng ta chủ quan không đi khám bác sĩ ngay, nhiều trường hợp đã để lại những hậu quả nghiêm trọng. 70 - 80% các trường hợp có nôn. Toàn thân có hội chứng nhiễm khuẩn, với các biểu hiện như sốt, đau đầu, môi khô, lưỡi bẩn; nhất là trong trường hợp do giun và sỏi có thể xảy ra ngày đầu hoặc ngày thứ hai, còn trong viêm tụy cấp do rượu, nhiễm khuẩn thường đến muộn sau 5 - 7 ngày do bội nhiễm. Ngoài ra nếu trong trường hợp có viêm tụy cấp hoại tử thì có thêm các biểu hiện khác như mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ, đầu chi lạnh, tím tái... Các biến chứng có thể xảy ra Thể viêm tụy cấp phù nề: điều trị tốt, kịp thời thì bệnh sẽ ổn sau 5 - 7 ngày, không để lại di chứng. Thể hoại tử từng phần: đáp ứng điều trị chậm chạp hơn, nếu không kịp thời - 9 - có thể tử vong, diễn tiến có thể dẫn đến áp - xe tụy hoặc nang giả tụy. Thể xuất huyết: tiên lượng nặng nề, tỷ lệ tử vong cao. Ngoài ra có thể gây các biến chứng nặng nề trên các cơ quan như gan, thận, tim mạch... Tuy nhiên các biến chứng này chủ yếu gặp ở các thể hoại tử, xuất huyết. Cụ thể: - Biến chứng ở phổi: tràn dịch màng phổi nhất là đáy phổi trái, xẹp phổi hoặc viêm đáy phổi trái. Biến chứng nặng nhất về hô hấp là hội chứng suy hô hấp cấp ở người lớn. - Biến chứng trên hệ tim mạch: giảm huyết áp, hoặc trụy tim mạch là do giảm thể tích tuần hoàn hoặc do sốc mà nguyên nhân là do phối hợp nhiều yếu tố, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, xuất huyết và thoát dịch. Có thể gây hội chứng đông máu rải rác nội mạch, như trong trường hợp viêm ruột xuất huyết hoại tử. - Biến chứng trên hệ tiêu hóa: đó là biểu hiện của viêm loét dạ dày - tá tràng cấp thường biểu hiện dưới dạng xuất huyết và được coi như là một biến chứng stress do đau và nhiễm khuẩn, nhiễm độc. - Trên thận: thiểu niệu hoặc vô niệu do suy thận chức năng vì giảm thể tích tuần hoàn, kèm theo urê máu cao, đây là một yếu tố tiên lượng nặng. Điều trị và dự phòng Phần lớn viêm tụy cấp là thể phù (85- 90%), điều trị chủ yếu bằng phương pháp nội khoa, bệnh sẽ thoái triển sau 5-7 ngày. Các biện pháp thông thường là: hút dịch vị, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch khi các triệu chứng đau giảm nhiều mới bắt đầu cho ăn dần, bắt đầu là nước đường, đến nước cháo đường, rồi cháo để giảm sự tiết dịch tụy; bù nước và điện giải để đảm bảo thăng bằng kiềm toan, tùy theo điều kiện và nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng các loại thuốc giảm tiết, kháng sinh cho phù hợp. Ở bệnh nhân có tiền sử sỏi hoặc giun chui đường mật, hoặc sau bữa ăn thịnh soạn có sử dụng nhiều rượu, mà xuất hiện đau bụng cấp, cần đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để khám và điều trị hợp lý, kịp thời tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Cách tốt nhất với mỗi chúng ta cần giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, định kỳ 6 tháng đến một năm tẩy giun một lần để tránh mắc ký sinh trùng đường ruột; ăn uống hợp lý, tránh việc sử dụng bia, rượu quá nhiều để đảm bảo cho cơ thể luôn luôn được khỏe mạnh. BS. Nguyễn Bạch Đằng ( BỆNH UNG THƯ LIÊN QUAN ĐẾN ĂN UỐNG? Hai nhà dịch tễ học nổi tiếng người Anh - Doll và Peto trong danh tác “nguyên nhân của ung thư (UT)” xuất - 10 - bản vào năm 1982 cho thấy: “Trong những ca tử vong do UT, có khoảng 35% liên quan đến bữa ăn và dinh dưỡng”. Nói khác đi, nếu thực hành dự phòng bằng bữa ăn đạt hiệu quả, có thể giúp bệnh UT giảm đi 1/3. UT tuyến vú Là khối u ác tính thường gặp nhất của nữ giới, vài năm gần đây được gọi là “sát thủ” số một của phụ nữ thành thị, bên cạnh độ tuổi phát bệnh có khuynh hướng trẻ hóa. Hàng năm cả thế giới có khoảng 1,2 triệu phụ nữ phát sinh UT tuyến vú, có 500 ngàn phụ nữ tử vong do UT tuyến vú. Cho dù cơ chế phát bệnh UT tuyến vú rất phức tạp, nhưng nếp sống và kết cấu ăn uống vẫn là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh. Nghiên cứu y học chứng minh, giới nữ thời gian dài ăn uống nhiều chất béo và giàu đạm dễ mắc UT tuyến vú. Thiếu nữ dinh dưỡng quá thừa, vượt cân và béo phì có thể làm cho kinh nguyệt lần đầu đến sớm, đều có thể tăng nguy cơ mắc UT tuyến vú sau khi trưởng thành. Phòng ngừa: - Ít ăn thức ăn giàu chất béo, nhất là chất béo động vật, không dùng thức ăn chiên mỡ, thức ăn ngâm, ủ, xông khói. - Khống chế chất đạm thích đáng. - Ăn nhiều rau cải, trái cây tươi, lương thực chứa các vitamin, chất khoáng và xơ. - Khống chế cân nặng nghiêm ngặt. UT thực quản Nguyên nhân gây UT thực quản cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn làm rõ, nhưng có liên quan đến những nguyên nhân ăn uống dưới đây: Nghiên cứu khám phá tầng thượng bì thực quản của người hút thuốc phì đại, tế bào biểu hiện tính không điển hình, thực trạng này tăng nặng tùy theo lượng thuốc hút và sự kéo dài của thời gian. Bản thân rượu không mang tính gây UT, nhưng có tác dụng “thúc đẩy”. Ethanol có thể xem là chất dung dịch dẫn đến UT, thúc đẩy chất UT đi vào thực quản. Tổn thương niêm mạc thực quản là điều kiện chế tác xảy ra UT thực quản. Hợp chất nitrosamine là một chất gây UT mạnh, có hơn 10 loại nitrosamine có thể gây UT thực quản ở động vật. Nghiên cứu cho thấy, thức ăn thô, ăn quá nhanh, ăn nóng thời gian dài… cũng là những nguyên nhân thúc đẩy UT thực quản. Phòng ngừa: - Bỏ thuốc lá, ít uống rượu. - Không ăn hay ít ăn thực phẩm ngâm, ủ, xông khói, quay, nướng… - Không ăn thức ăn thối rữa biến chất. - Không ăn thức ăn quá nóng, nhanh, thô. - Chú ý bổ sung đủ vitamin và chất khoáng. UT dạ dày - 11 - UT dạ dày là khối u ác tính thường gặp, đứng thứ tư về khối u ác tính ở các nước phát triển, đứng thứ hai ở các nước đang phát triển. Theo nghiên cứu dịch tễ học nước ngoài cho biết, UT dạ dày phát sinh có liên quan đến những nguyên nhân dưới đây: Thức ăn trong quá trình xông khói, quay, nướng sẽ sản sinh nhiều chất polycyclic aromatic hydrocarbons, trong đó có chứa benzpyrene là chất gây UT mạnh, nó có thể thấm đến toàn bộ thức ăn. Trong quá trình chế biến, chất đạm dưới nhiệt độ cao nhất là khi nướng khét sẽ phân giải sản sinh thành phần gây UT. Hàm lượng nitrate, nitrite trong nước uống và lương thực hơi cao; Nitrate trong dạ dày có thể kết hợp với amin, hình thành nitrosamine, đây là chất gây UT rất mạnh. Khám phá lương thực và thực phẩm của vùng phát bệnh UT dạ dày cao bị ô nhiễm nấm mốc nghiêm trọng, thậm chí trong dịch vị của người bệnh cũng kiểm thấy được nấm mốc và độc tố. Nghiện rượu gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm dạ dày mạn tính. Ethanol thúc đẩy hấp thu chất gây UT, tổn hại và làm suy giảm chức năng giải độc của gan. Thích ăn nóng, ăn nhanh, ăn không đúng giờ cũng là nguyên nhân gây UT dạ dày. Phòng ngừa: - Ít uống rượu hay bỏ rượu. - Không ăn hay ít ăn thực phẩm xông khói, quay, nướng, nhiều muối… - Không ăn thực phẩm thối rữa biến chất. - Không ăn nóng, quá nhanh, thô. - Ăn cơm đúng giờ đúng liều. - Chú ý uống nước vệ sinh. - Chú ý bổ sung đủ vitamin và chất khoáng. - Điều trị thiếu máu ác tính. UT gan Theo thống kê, hàng năm cả thế giới có khoảng 315.000 người mắc UT gan nguyên phát, với vùng Đông-Nam châu Phi là cao nhất, kế đến là Đông- am Á và Trung Quốc, hàng năm Trung Quốc có tỷ lệ tử vong do UT gan là 20.370/100.000 ca bệnh UT. Nguyên nhân gây UT gan đến nay chưa xác định, thông qua điều tra dịch tễ học và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm khám phá ra một vài nguyên nhân ăn uống có liên quan đến UT gan như sau: Độc tố aflatoxin quan hệ mật thiết với UT gan. Nghiên cứu khám phá, độc tố aflatoxin có thể bộc phát UT gan. Ngoài ra, aflatoxin với viêm gan, nghiện rượu có tác dụng “đồng hành” gây UT, nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, tiếp xúc với aflatoxin cùng lúc nhiễm phải virus viêm gan siêu vi B là nhân tố nguy hiểm gây bệnh UT gan. - 12 - Tùy vào mức độ nước uống bị ô nhiễm nặng, tỷ lệ phát bệnh UT gan cũng tương ứng nâng cao. Chuyên gia cho rằng, điều này có liên quan đến một số hợp chất hữu cơ nào đó có trong nước. Vài năm gần đây khám phá, độc tính trong nước của tảo và tảo xanh có tác dụng thúc đẩy UT. UT gan cũng liên quan đến nghiện rượu, thiếu nguyên tố vi lượng. Phòng ngừa: - Ít uống rượu hay bỏ rượu. - Không ăn hay ít ăn thực phẩm ngâm, ủ, hun khói, quay, nướng, nhiều muối… - Không ăn thực phẩm thối rữa biến chất, nhất là đậu phộng, hạt bắp bị mốc… - Chú ý uống nước vệ sinh. - Chú ý bổ sung vừa đủ vitamin và nguyên tố vi lượng. UT tuyến tụy UT tuyến tụy là một khối u ác tính chủ yếu đến từ tế bào ống tụy, vài năm gần đây tỷ lệ phát bệnh tăng lên thấy rõ, do bệnh này khó chẩn đoán thời kỳ đầu, mức độ ác tính cao, phát triển nhanh chóng, tỷ suất sống còn tự nhiên thường không vượt quá nửa năm. Nguyên nhân UT tuyến tụy, trước mắt vẫn không khẳng định được, những nguyên nhân liên quan đến ăn uống gồm: Hút thuốc, uống rượu lâu dài là nguyên nhân quan trọng gây UT tuyến tụy. Ăn uống hấp thu quá nhiều chất béo và đạm động vật. Phòng ngừa: - Bỏ rượu và thuốc lá. - Khống chế lượng hấp thu chất béo và đạm từ động vật. - Không ăn hay ít ăn thức ăn mang tính kích thích, thức ăn rác. - Ăn nhiều thực phẩm giàu xơ như rau cải, trái cây, lương thực. - Tránh nhiều bữa ăn no. - Bổ sung thích đáng vitamin và nguyên tố vi lượng. Lương y Bàng Cầm ( CÁ MỰC – MÓN ĂN NGON, VỊ THUỐC QUÝ Cá mực còn gọi là mực nang, mực mai, mực ván, ô tặc ngư, mặc ngư, thuộc họ mực nang (Sepiidae), tên khoa học là Sepia spp. Cá mực là loại động vật không xương sống, cơ thể chia làm 2 phần: đầu và thân. Phần đầu có 8 – 10 tay với những hàng giác bám, tay xúc giác dài hơn thân. Miệng ở dưới bụng. Phần thân mềm chiếm 70% trọng lượng, có hình bầu dục, mặt lưng có nhiều vân gợn sóng. Mai mực là lớp vỏ trong bằng đá vôi xốp bọc một lớp sừng mỏng. Mực nang có nhiều ở vùng biển nhiệt đới, chúng sống ở tầng nước sâu có độ mặn cao, thành từng đàn ở dưới đáy. Mực nang ăn cá, giun và các động vật nhỏ hơn. Mùa sinh đẻ vào tháng 4 – 9. Bộ phận dùng làm - 13 - thuốc chủ yếu là mai mực với tên gọi là ô tặc cốt hay hải phiêu tiêu. Mùa khai thác vào tháng 6 – 8. Mực đem về mổ lấy thịt, giữ lại mai, rửa sạch muối bám ở ngoài, phơi khô. Khi dùng cạo sạch vỏ cứng ở ngoài mai, cắt thành miếng nhỏ hoặc tán bột, rây mịn. Trong mai mực có các muối canxi dưới dạng carbonat, phosphat, sulfat, các chất hữu cơ và chất keo. Mai mực có vị mặn, chát, mùi hơi tanh, tính ấm, không độc, có tác dụng chỉ huyết, làm se. Thịt cá mực cũng được dùng làm thuốc nhưng không phổ biến. Trong thịt mực có protid, lipid, Ca, P, Fe, vitamin B1, B2, B6, PP. Thịt cá mực có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng bổ trung, ích khí, điều kinh. Thuốc chữa bệnh từ mai mực Chữa ho ra máu, phụ nữ bị băng huyết, trẻ em chậm lớn: Ngày uống 4 – 8g bột mai mực, có thể đến 12g. Dùng liền 7 – 10 ngày, nghỉ một tuần, sau lại tiếp tục nếu cần thiết. Đại tiện ra máu: Mai mực nướng vàng, tán bột, mỗi lần uống 4 – 8g với nước sắc cây mộc tặc (Nam dược thần hiệu). Đau mắt hột: Mai mực vót nhọn ngâm vào dung dịch rễ hoàng liên với tỷ lệ 1 – 5%, rồi đánh mắt. Chữa bỏng: Mai mực đốt thành than, rây bột mịn, trộn với dầu vừng hoặc dầu dừa, bôi ngày 2 lần. 1 tuần sau vết loét sẽ se lại. - Chữa lở loét ở âm hộ: Mai mực đốt thành than trộn với lòng trắng trứng gà, bôi hằng ngày. Chữa cam tẩu mã, loét mũi, viêm tai chảy nước: Mai mực 12g, hoàng liên 12g, thanh đại 12g, hồng đơn 12g, ngũ bội tử 12g, tế tân 12g, nhân trung bạch 12g, phèn phi 8g, mai hoa 4g. Sao riêng từng vị (trừ hồng đơn, mai hoa, thanh đại) rồi tán nhỏ mịn, trộn đều. Khi dùng rắc vào vết thương, vết loét. Thở khò khè, thở gấp, đờm nhiều: Mai mực sấy khô, mỗi lần uống 15g với một ít đường đỏ. Chữa đau loét dạ dày, tá tràng, ợ chua, đại tiện táo: + Mai mực 20g, cam thảo 12g, thổ bối mẫu 6g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g vào trước bữa ăn 30 phút. + Mai mực 60g, mẫu lệ nung 30g, gạo tẻ 30g (sao vàng), hoàng bá 20g (sao vàng), màng mề gà 20g (sao vàng), cam thảo 20g, hàn the 10g (phi). Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 2 lần, người lớn mỗi lần 8g, trẻ em 5 – 10 tuổi mỗi lần 2g, trẻ em trên 10 tuổi mỗi lần 4g. + Mai mực 120g, cam thảo 200g, màng mề gà 20g, hương phụ 20g, chế với giấm và nước tiểu, sao vàng, lá cà độc dược khô 12g, hàn the 10g (phi), phèn chua 10g (phi), vỏ quýt 8g. Tất cả tán bột, rây mịn. Ngày uống 2 – 3 lần giữa hai bữa ăn. Người lớn mỗi lần 4g chiêu với nước ấm. Lưu ý: phụ nữ và trẻ nhỏ không được dùng. - 14 - Thuốc từ thịt cá mực Chữa tắc kinh: Thịt cá mực tươi 1 con, nhân hạt đào 15g, nấu chín, ăn hết một lần. Bổ máu, tăng cường thể lực cho phụ nữ sau sinh: Thịt cá mực tươi 250g, rửa sạch, thái nhỏ, xào chín với ít muối và 1 – 2 thìa nước gừng, ăn trong bữa cơm hằng ngày. Thanh nhiệt, giải độc, giảm mỡ, hạ huyết áp: Thịt cá mực tươi 50 – 100g thái miếng, luộc chín, để ráo, cho vào bát cùng với gừng 5g, hành 10g, giấm 10g, dầu vừng đen 10g, muối ăn 5g. Tất cả trộn đều, ăn trong ngày. BS. Nguyễn Văn Trường ( RƯỢU TỎI GIÚP NGĂN NGỪA BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ UNG THƯ Rượu tỏi từng được người Trung Quốc sử dụng như một loại thuốc dân gian nhằm chống lại chứng viêm phổi và các chứng bệnh về đường ruột. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu của các nhà khoa học Nga, ngoài tác dụng nêu trên, rượu tỏi còn có thể được sử dụng như thuốc nhằm chữa trị các vết rắn cắn, bệnh truyền nhiễm và bệnh dịch trong đó có dịch cúm. Nhóm các nhà khoa học Nga đã tìm thấy trong thành phần của tỏi có chứa một hàm lượng lớn chất allicin - một chất có tác dụng kháng khuẩn cao cho cơ thể. Bản thân tỏi cũng có chứa rất nhiều các phân tử tự do, nhờ đó giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự viêm nhiễm. GS. Mirelman - người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết: việc cho thêm một lượng 10 - 15g tỏi vào chế độ ăn hằng ngày đối với bệnh nhân tăng huyết áp sẽ giúp giảm huyết áp. Ngoài ra ở những bệnh nhân bị ung thư dạ dày, uống 10 - 15 giọt rượu tỏi có thể giúp hạn chế quá trình phát triển của các khối u ác tính. Với người khỏe mạnh, thì loại rượu này sẽ có tác dụng phòng ngừa ung thư nhờ vào các thành phần như selen, nguyên tố germani, kẽm... Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy: trong tỏi có chứa nhiều tinh dầu, glycoside allicin, ngoài ra còn có các vitamin B, C, carbonhydrat, kẽm, canxi, clo, phospho, iod, các lysozym và các nguyên tố vi lượng khác có tác dụng rất tốt đối với việc tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể. Lê Huy (Theo Pravda, 2009) SIÊU ÂM SÀNG LỌC UNG THƯ BUỒNG TRỨNG Khi một khối u buồng trứng được phát hiện, bác sĩ thường cho thử máu để xem nồng độ protein CA-125 có cao không để xác định khối u là lành tính hay ác tính. Tuy nhiên, mới đây các nhà nghiên cứu Bỉ đã khẳng định siêu âm chẩn đoán chính xác hơn thử nghiệm máu. Công trình nghiên cứu nhắm đến việc khảo sát hình thái trên hình ảnh siêu âm để phân loại khối u buồng trứng. Cuộc nghiên cứu được thực hiện trên - 15 - 1.000 phụ nữ đã được phẫu thuật để cắt bỏ khối u. Tất cả các bệnh nhân này đều được khám siêu âm trước khi phẫu thuật và hầu như đều được thử máu. Các nhà nghiên cứu đã phân tích các mẫu máu để định lượng CA-125 cũng như phân tích các kết quả siêu âm. Sau đó họ đã so sánh kết quả giữa 2 bên. Kết quả cho thấy siêu âm đã chẩn đoán xác định được 93% trường hợp khối u là lành tính hay ác tính. Trong khi đó thử nghiệm CA-125 chỉ xác định được 83% trường hợp các khối u. Với kết quả này các nhà nghiên cứu hy vọng cộng đồng y học sẽ khuyến cáo việc sử dụng siêu âm rộng rãi hơn nữa trong chẩn đoán sản phụ khoa. (Theo DrKoop.com, 2009) BS. Nguyễn Văn Thông MỐI NGUY HẠI TỪ THUỶ NGÂN Thủy ngân (TN) ký hiệu hóa học là Hg, xuất xứ từ tiếng Hy Lạp: Hydrargyrum (trong đó Hydros: nước và argyros: bạc). Đó là một trong 3 kim loại (TN, chì, cadmium) được coi là nguy hiểm nhất đối với con người, đã thế nó còn là một chất không có chức năng gì đối với cơ thể. TN có mặt ở khắp nơi và mức độ gây hại đang ngày một nghiêm trọng hơn những gì các nhà khoa học từng đánh giá về nó cách đây vài năm. ở dạng nguyên chất, mức độc chỉ ở dạng trung bình vì nó lưu chuyển nhanh, khắp cơ thể khiến cho ít bộ phận nào kịp có thời gian hấp thu nó. Nguy hiểm là nó làm nhiễm bẩn không khí, chuyển thành dạng methyl TN, bền vững và bám dính trong quá trình chuyển hóa một thời gian dài trong cơ thể. Methyl TN là chất độc thần kinh rất mạnh. Người bị nhiễm độc TN thường có những triệu chứng lâm sàng như: - Thể nhẹ: nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, khó ngủ, tanh mùi kim loại ở miệng, khó thở, đau thắt ngực. Khám thấy: viêm lợi, mi mắt co giật liên tục, tính tình cáu gắt, hưng phấn khác thường. - Thể vừa: Tổn thương viêm tủy sống hay các dây thần kinh, nếu nặng sẽ bị viêm não, viêm tủy sống, viêm dây thần kinh, có khi liệt tứ chi. Trí nhớ bị giảm sút, tập trung tư tưởng kém, lao động suy yếu, ăn mất ngon, không ngủ được. Cuối cùng dẫn tới hội chứng bệnh não. - Thể mạn: rối loạn thần kinh thực vật và tim mạch. Chức năng chống độc của gan giảm, hàm lượng TN trong nước tiểu tăng: 0,04 - 0,10mg/l. TN còn ảnh hưởng rõ rệt đến thai nhi: mù, điếc, dị dạng, trí thông minh giảm sút... Những trường hợp ngộ độc thủy ngân Trong mỹ phẩm Thời trung cổ, nhiều phụ nữ đã chết một cách kỳ lạ mà không ai hiểu tại sao. Ngày nay, khoa học, sau khi đã phân tích kỹ và chính xác - đã kết luận - 16 - nạn nhân bị tử vong do đã sử dụng các mỹ phẩm trong đó có chứa các chất độc: TN, chì, asen... Việc phân tích các mẫu xương còn lại của một số nữ hoàng, công chúa, công tước được lưu lại tại các hầm mộ từ thế kỷ 15 ở Nga cho thấy mức độ tập trung TN và chì cao gấp hàng trăm lần so với mức bình thường. Một trong những nghi án lớn nhất của lịch sử Nga là cái chết của Sa hậu Anatassia Romanova (vợ Ivan bạo chúa) qua đời khi mới ở tuổi 25, nổi tiếng lạm dụng mỹ phẩm. Phân chất trong bím tóc màu nâu của bà, thấy muối thuỷ ngân có tỷ lệ cao (4,8mg/g). Bà chết vào năm 1560, khi còn rất trẻ và gây tai họa cho nhiều người vì Ivan bạo chúa cho rằng có kẻ đã ám sát vợ mình (!). Những cuộc khai quật hầm mộ ở Ai Cập, thu được những túi nhỏ mỹ phẩm trong mộ phần của nhiều phụ nữ, phân tích thấy có chứa nhiều TN, chì... Trong các thuốc tráng dương, trường sinh bất tử Các vua chúa và các nhà quyền quý ưa chuộng các loại tân dược được chế tạo từ khoáng vật, thực vật... nhằm kéo dài tuổi thọ, tăng cường khoái cảm, tráng kiện, hoạt động tình dục không biết mỏi mệt. Cái chết của Hán Thành tổ Lưu Ngao (thế kỷ I trước CN) được coi là ông vua đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa băng hà vì lạm dụng đan dược, được chính sử ghi chép lại. Nguyên liệu luyện đan thường có các khoáng thạch: hùng hoàng, tiêu thạch, vân mẫu, chu sa, thần sa... Trong các thuốc này có chứa hàm lượng cao: TN, chì, asen..., như chu sa chứa selenua thủy ngân. Trong động vật Tiến hành thử nghiệm trên các loài chim di trú ở miền Đông Bắc nước Mỹ, các nhà nghiên cứu phát hiện mức thủy ngân tiềm ẩn trong máu của hơn 175 loài từng được coi là "chim sạch". TN còn tồn tại trong cơ thể gấu Bắc cực, chồn nước, rái cá, báo. Các nhà khoa học Hokkaido (Nhật Bản) đã phát hiện trên 26 mẫu gan cá voi, lượng TN trung bình cao hơn 900 lần lượng cho phép (0,4mcg/g). Bác sĩ Jane Hightower (California - Mỹ) đã đưa ra nhận xét: Qua xét nghiệm máu của 123 người, có triệu chứng tóc rụng, mệt mỏi, nhức đầu, mất trí nhớ, do thường ăn cá biển loại to (cá mũi kiếm, cá ngừ), nhận thấy 90% có hàm lượng TN cao hơn mức cho phép của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), trong đó hơn 50% cao gấp đôi, gấp 3 hoặc 4 lần. Ngừng ăn các loại cá to này một thời gian dài các triệu chứng khó chịu trên sẽ biến mất. Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc của Mỹ (FDA) khuyến cáo: các bà mẹ mang thai hay đang có dự định mang thai, không nên ăn các loại cá: mũi kiếm, ngừ, thu, mập... hoặc hạn - 17 - chế ăn cá (dưới 200g một tuần). Khuyến cáo này đã được phổ biến tại 45 tiểu bang, các quầy bán cá phải có bảng cảnh báo về TN có trong cá bán. Trong một số hóa chất bảo quản Ở Pakistan, năm 1971 có hơn 6.000 người chết vì thóc bảo quản bằng chất có chứa oxyd TN. Đáng tiếc hơn là sau sự kiện trên không được rút kinh nghiệm, nên năm 1972 lại gây cho 300 người dân Irak chết vì lý do tương tự. Trong nha khoa và một số dụng cụ y khoa Việc dùng Amalgam để trám răng đã có từ 1833 do hai anh em người Pháp tên là Crawcowz tìm ra: hợp chất độn amalgam bằng bạc có chứa tới 50% TN. Qua khảo sát thấy trong máu một số nha sĩ có tỷ lệ TN cao hơn mức bình thường, một số ít có biểu hiện rối loạn thần kinh trung ương và ngoại biên. Còn với người bệnh được trám răng, có ý kiến cho rằng: các miếng trám amalgam đã được nhốt kín trong chất này nên an toàn nhưng nếu không làm đúng quy trình kỹ thuật thì TN sẽ rò rỉ, ngấm trực tiếp vào máu và gây hại. Có ý kiến là các nha sĩ nên lưu ý bệnh nhân sau trám amalgam nên nhai kẹo cao su để có thể lấy đi phần nào TN phóng thích từ răng trám. Một nghiên cứu ở Đức năm 1996 thấy nước bọt của 90% bệnh nhân trám răng bằng loại amalgam trên có tỷ lệ TN cao gấp 5 lần tiêu chuẩn cho phép TN có trong nước uống của châu Âu. ở Pháp đã có một số nha sĩ bị bệnh nhân kiện vì họ có triệu chứng nhiễm độc TN. ở một số nước Đức, Canada, Úc, Thụy Điển... đã cấm dùng loại amalgam trên và thay bằng các loại nhựa tổng hợp. Sự thay thế này còn gây nhiều tranh cãi vì dùng loại nhựa này đắt gấp 5 lần và phải thay trong vòng 2-3 năm nhất là tính vô hại của chúng chưa được chứng minh. TN có trong một số dụng cụ y khoa: Huyết áp kế, nhiệt kế. Riêng nhiệt kế do thân làm bằng thủy tinh nên dễ vỡ, làm TN có trong đó thoát ra ngoài thành những hạt tròn nhỏ lăn tròn trên mặt đất. Nếu không sớm thu hồi, xử lý thì chúng sẽ bốc hơi vào không khí, xâm nhập vào cơ thể người bằng con đường hô hấp, thấm qua da, gây độc. Kiểm soát nguồn tạo TN Thủ phạm gây ô nhiễm TN còn xuất xứ từ các xưởng hóa chất, từ các bãi khai thác vàng, từ các nhà máy điện chạy bằng than đá, từ các vùng rừng đầm lầy, các lò thiêu, các đồ phế thải ở các bãi rác (pin, bình điện, đèn huỳnh quang, hộp đựng sơn...). Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới gây ra nạn ô nhiễm TN. Với 440 nhà máy chạy điện bằng than đá đã tạo ra khoảng 48 tấn TN/năm, các lò thiêu và ngành công nghiệp khai thác đã phun vào bầu khí quyển khoảng 150 tấn TN/năm. Thấy được vấn đề này, cuối - 18 - nhiệm kỳ của B. Clinton, chính phủ nước này đã đưa ra kế hoạch cắt giảm 50% lượng TN thải ra từ các nhà máy điện vào năm 2008. Nhiều chính quyền ở các tiểu bang nước Mỹ cũng đặt ra luật riêng nhằm kiểm soát ô nhiễm của TN. Nhiều quốc gia châu Âu, Canada, Australia và Nhật đã bắt tay vào kiểm soát ô nhiễm TN và giảm mức sử dụng kim loại này từ 5-10 năm nay. Hy vọng từ những động thái tích cực trên, mối nguy hại của TN đối với con người ngày càng giảm, tạo sự trong lành cho môi trường sống của con người và động, thực vật... Phạm Hương KHUYẾN CÁO MỚI TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM XƯƠNG KHỚP GỐI BS. Weiya Zhang, Trường Đại học Nottingham, Anh, trên cơ sở các bằng chứng của các nghiên cứu từ năm 1950- 2008, với sự đồng thuận của 17 chuyên gia về viêm xương khớp từ 12 nước, đã trình bày các khuyến cáo mới về chẩn đoán viêm xương khớp gối ở EULAR 2009 (Hội nghị châu Âu hàng năm về thấp khớp) gồm 3 khuyến cáo: - Các yếu tố nguy cơ viêm xương khớp gối gồm: giới nữ, độ tuổi, thừa cân, chấn thương khớp, sai lệch khớp, khớp lỏng lẻo, sử dụng khớp trong nghề nghiệp và trong giải trí, tiền sử gia đình, các nốt Heberden’s (quá phát của xương) ở các khớp ngón xa của ngón tay. - Chẩn đoán lâm sàng gồm: 3 triệu chứng: đau khi sử dụng khớp, cứng khớp vào buổi sáng trong thời gian ngắn, hạn chế chức năng và 3 dấu hiệu: tiếng răng rắc, cử động hạn chế, và xương to ra. Dựa vào 3 triệu chứng và 3 dấu hiệu có thể nhận dạng chính xác đến 99% các trường hợp viêm xương khớp gối. - Phim chụp khớp gối: chụp khi có mang nặng, góc bán duỗi, nghiêng và theo đường chân trời. Biểu hiện gồm: các khoảng hẹp, các chồi xương và xơ cứng xương dưới sụn. Chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm và chụp nhấp nháy đồ hiếm khi cần thiết. Đây là tiêu chuẩn tham khảo vì một số bệnh nhân có hình ảnh tổn thương trên phim chụp X-quang có thể không có các triệu chứng và một số bệnh nhân có triệu chứng lại có thể không có bằng chứng tổn thương trên phim chụp X-quang. Các khuyến cáo có ứng dụng hữu ích trên lâm sàng với các bác sĩ chẩn đoán ban đầu vì tính an toàn, đơn giản và chính xác. Tài liệu đầy đủ về 10 khuyến cáo sẽ được sớm công bố. (Theo medscape) BS. LÊ THỊ THANH HÀ TĂNG CƯỜNG SỨC MIỄN DỊCH ĐỂ PHÒNG CHỐNG CẢM CÚM - 19 - Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vận động dều dặn phối hợp với chế độ ăn có bổ sung một số thực dưỡng có tác dụng giải độc và tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp nâng cao sức đề kháng để phòng chống dịch cúm. Thông tin về đại dịch cúm A/H1N1 hiện nay đã cho biết một số trường hợp dương tính với cúm H1N1 nhưng không có triệu chứng gì rõ ràng. Trong điều kiện hội nhập và giao lưu phát triển như hiện nay, việc bảo đảm cách ly, không tiếp xúc với nguồn bệnh không phải lúc nào cũng dễ dàng. Mặt khác, một số người nhiễm bệnh mà hệ miễn dịch tốt “Người mắc bệnh tự hồi phục, không cần chăm sóc y tế đặc biệt cũng có thể tự khỏi”i[i]. Nói chung, khi cơ thể khoẻ mạnh, sức đề kháng tốt, nguy cơ nhiễm bệnh sẽ ít hơn. Những yếu tố làm cơ thể suy yếu bao gồm tuổi già, hút thuốc, stress, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, mệt mỏi, thiếu ngủ hoặc làm việc quá lao lực. Ngược lại, ngoài những nhóm chất căn bản, việc bổ sung một số thức ăn có tác dụng giải độc và tăng cường hệ miễn dịch kèm theo chế độ vận động đều đặn sẽ giúp nâng cao sức đề kháng để phòng chống bệnh tật bao gồm các chứng cảm cúm. Vận động trung bình và đều đặn giúp gia tăng sức kháng bệnh. Nhiều nghiên cứuii[ii] cho thấy vận động trung bình liên quan đến những đáp ứng miễn dịch tích cực, sự gia tăng tạm thời những đại thực bào, loại tế bào chủ chốt có nhiệm vụ tấn công những vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Trong khi vận động, tế bào miễn dịch di chuyển nhanh hơn và khả năng đối kháng với vi trùng cũng tốt hơn. Sau khi vận động, hệ miễn dịch thường trở lại tình trạng bình thường trong vòng vài giờ. Tuy nhiên, theo Giáo sư David Nieman, trường Đại học Appalachian, vận động đều đặn hàng ngày hoặc gần như hàng ngày có tác dụng tích luỹ dẫn đến gia tăng những đáp ứng miễn dịch dài hạn. Nghiên cứu của ông đã cho thấy những người vận động trung bình và đều đặn trên cơ sở 40 phút mỗi ngày đã giảm được phân nửa số ngày nghỉ bệnh do cảm cúm và đau họng so với những người không vận động. Các hoạt động không cố sức như đi bộ, đi xe đạp, tập aerobics, chèo thuyền . . được xem là vận động trung bình. Vận động quá sức làm suy giảm hệ miễn dịch. Nghiên cứu cũng cho thấy những vận động viên tập luyện ở cường độ cao với thời gian quá 90 phút thường dễ nhiễm bệnh trong vòng 72 giờ sau khi tập. Điều nầy rất có ý nghĩa đối với những người phải tập luyện hoặc tham gia những đợt thi đấu dài ngày. Các - 20 - nhà khoa học cho rằng vận động quá sức làm giảm sút tạm thời chức năng miễn dịch. Điều nầy liên quan đến hoạt động nội tiết. Một số hormon stress như cortisol, adrenaline có tác dụng làm tăng áp huyết, gia tăng độ cholesterol và làm suy giảm hệ miễn dịch. Như vậy, không chỉ những stress vật lý khi lao lực hoặc vận động quá độ, những căng thẳng tâm lý trong cuộc sống gây tăng tiết nội tiết tố stress cũng làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể và làm gia tăng nguy cơ bị cảm nhiễm bởi vi trùng, vi khuẩn. Áp lực tâm lý nầy cũng góp phần làm suy giảm sức đề kháng ở những vận động viên phải luyện tập hoặc thi đấu dài ngày. Nói chung, trong những lúc cuối của một giai đoạn căng thẳng hoặc những lúc phải đáp ứng với những cao điểm của công việc, nhiều người dễ bị cảm, cúm vì stress làm suy giảm sức miễn dịch. Vận động và thư giãn, ngủ nghỉ là 2 yếu tố tương phản luôn cần được thực hành điều hòa để giữ gìn sức khỏe. Một số thực dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài những thực dưỡng hàng đầu như nhân sâm, hoàng kỳ, kỷ tử, hoa cúc, một số thực phẩm sau đây thường được đánh giá cao trong vai trò tăng cường tính miễn dịch. Nước súp gà. Súp gà, cháo gà với một số gia vụ như tiêu, hành hoặc một vài loại rau, củ để cung cấp thêm nhiều sinh tố, chất chống oxy hóa là một loại thực dưỡng chống cảm và giải cảm thông dụng của y học dân gian. Kết quả nghiên cứu của bác sĩ Stephen Rennard thuộc trường Đại học Nebraska, Mỹ cho biết nước súp gà giúp làm tan những chỗ sung huyết, phù nề, làm loãng dịch tiết và giảm tình trạng nghẹt mũi. Các nhà khoa học còn cho biết nước súp gà có thành phần của cysteine, một amino acid có thể phối hợp với những sinh tố C, E và chất selenium trong tác dụng chống oxy hoá. Cysteine còn có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu trong hoạt động miễn dịch, đặc biệt là có khả năng làm loãng và đánh tan những chỗ ngăn nghẹt do đờm dịch đọng lại ở bộ máy hô hấp. Tỏi. Tỏi có hàm lượng những chất chống oxy hoá mạnh nhất trong số những gia vị thông dụng. Tỏi vị cay, tính ấm, có thể tăng cường sự lưu thông khí huyết, sát trùng, sát khuẩn, cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cường sức đề kháng để phòng chống nhiều loại bệnh khác nhau bao gồm các chứng cảm cúm. Mỗi bửa ăn nên ăn một vài tép tỏi dưới hình thức xắt lát móng hoặc đập dập dùng với nước chấm hoặc ăn với rau trộn trong bửa ăn hàng ngày. Trong những đợt dịch cúm - 21 - có thể sử dụng dung dịch tỏi pha loãng nhỏ mũi giúp ngừa cúm và ngặn chận một số chứng nhiễm trùng hoặc các loại bệnh lây lan qua đường hô hấp. Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50g nước sôi khoảng nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2 hay 3 giọt, ngày 2 hoặc 3 lần. Cũng có thể hít hơi tỏi qua mũi sau khi đun sôi khoảng 200g tỏi giã nát trong 300cc nước khoảng 10 phút. Hít thở sâu khi nước tỏi còn nóng thông qua 1cái phễu úp trên miệng ấm khi vừa bắt xuống. Độ nóng và hít sâu vừa với khả năng chịu đựng của cơ thể để tránh bị phỏng. Sữa chua. Từ lâu người ta đã biết sữa chua là một nguồn dinh dưỡng giàu calcium và những chất đạm dễ tiêu hoá, nhất là đối với những người có cơ địa không dung nạp đường lactose họăc dị ứng với những protein có trong sữa. Sữa chua cũng là một món ăn tự nhiên giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và tăng cường khả năng miễn dịch. Sữa chua đặc biệt hữu ích cho người già, trẻ em, những bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp hoặc những trường hợp rối loạn khuẩn đường ruột do tiêu chảy, kiết lỵ hoặc dùng thuốc kháng sinh dài ngày. Sữa chua tốt nhất là loại sữa chua ít chất béo có thêm trái cây nghiền nát để được bổ sung thêm nhiều chất chống oxy hoá. Các loại cá, hải sản, nhất là hàu, ốc. Ngoài những loại chất đạm và chất béo hữu ích, những loại thực phảm nầy, nhất là hàu, có hàm lượng rất cao khoáng chất kẽm, yếu tố cần thiết cho việc sản xuất và hoạt hoá những tế bào của hệ miễn dịch. Chế độ ăn thiếu kẽm có liên quan đến việc suy giảm chức năng sinh dục cà cả khả năng miễn dịch của cơ thể. Không chỉ kẽm, những loại hải sản nầy còn có hàm lượng cao selenium, một chất chống oxy hoá mạnh. Selenium cũng có tác dụng kích thích hoạt động của hệ miễn nhiễm. Rau quả sậm màu, màu vàng, màu đỏ. Quá trình sinh hoạt, môi trường ô nhiễm và chế độ ăn uống, nhất là ăn uống nhiều thịt động vật thực phẩm công nghiệp làm tích luỹ nhiều cặn bả độc hại là 1 nguyên nhân quan trọng làm suy giảm hệ miễn dịch. Chế độ ăn nhiều rau quả vừa giúp thanh lọc cơ thể vừa tăng cường tính kiềm để ổn định độ PH giúp duy trì khả năng bình thường của chức năng miễn dịch. Đặc biệt, các loại loại rau quả sậm màu, màu vàng, màu đỏ như các loại rau xanh, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, bông bí, bầu, quả gấc, nho tím, dâu tây . . có hàm lượng cao những sinh tố C, A, chất beta caroten và nhiều hợp chất chất chống oxy hoá khác có khả năng trung hoà những gốc tự do, bảo vệ - 22 - màng tế bào giúp tăng cường sức chống bệnh. Rong biển. Ngày nay, các loại rong biển cũng được các nhà dinh dưõng đánh giá rất cao trong vai trò giải độc và cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng giúp phòng chống bệnh tật. Bên cạnh hàm lượng đạm dễ chuyển hóa rất cao, rong biển còn có nhiều sinh tố A và những carotenoids là những chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng kháng viêm, bảo vệ màng tế bào. Những polysaccharides trong rong biển có tác dụng tăng cường tính miễn dịch và nâng cao sức chịu đựng của cơ thể đối với những thay đổi của môi trường. Các nhà khoa học Nhật bản cũng xác định được polysaccharide Sprulan (Ca-Sp) trong rong biển có tác dụng kháng virus HIV và virus Herpes. (ykhoanet.com) MỘT TRONG NHỮNG PHƯƠNG THỨC PHÒNG CHỒNG CÚM …PHẢN KHOA HỌC VÀ LÀM GIÀU CHO “CON BUỐN” Nguyễn Đình Nguyên "Cho đến nay, chưa có một bằng chứng nào cho thấy việc đeo khẩu trang cho người chưa mắc cúm ngoài cộng đồng có thể ngăn ngừa được bất kỳ loại cúm nào, thậm chí có nghiên cứu còn cho thấy có hại hơn là không đeo! ( ticlerender.fcgi?tool=pubmed&pubme did=19193267) Tổ chức Y tế Thế giới cũng như Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Mỹ (CDC) cũng ra khuyến cáo là KHÔNG NÊN đeo khẩu trang để ngăn ngừa cúm. Ấy thế mà... Khuyến cáo của WHO về khẩu trang: s/ Adviceusemaskcommunity.pdf Một trí năng bình thường nhìn vào các cảnh này cũng thấy rằng mang khẩu trang còn nguy hại hơn là không! Chẳng thể nào bắt các cháu phải "có ý thức" được cả trong việc ngừa lây bệnh, vô hình chung các cháu cứ phải khư khư cái khẩu trang của mình, đôi tay vấy bẩn mới là thủ phạm. Và như thế thì nguy cơ lây lan và mắc bệnh là ở đây! Các quan y tế "dạy" là không được cho tay lên mặt, mặt khác bắt các cháu phải dùng cả hai tay mà chụp lấy mũi và ôm chặt cái khẩu trang!!!" Ơ hay sao hai "quan" không chịu mang khẩu trang mà cười toe thế???!!! Trích lời "quan ngự y", Tiến sĩ Nguyễn Công Tảo: "Chúng tôi khuyến cáo NÊN đeo khẩu trang THƯỜNG - 23 - XUYÊN, KHÔNG NHỮNG ở công sở, trường học MÀ cả những khu vực công cộng. Người dân không hoang mang trong giai đoạn hiện nay, mà phải bình tĩnh thực hiện đúng theo các khuyến cáo của ngành y tế." Ôi! Tội nghiệp cháu bé, hy vọng là cháu không quá đỗi ngạt vì thiếu khí thở (Nên nhớ rằng buồng phổi của trẻ con rất nhỏ, chứa ít khí, trong khi đó nhu cầu trao đổi khí của trẻ cao gấp nhiều lần so với người lớn nếu tính trên tỷ trọng cơ thể. Cho nên đối với trẻ nhỏ, chỉ cần thiếu thông khí trong một thời gian ngắn là có thể ảnh hưởng đến nuôi dưỡng não bộ rồi!!!) Nguồn: Khuyến cáo của CDC về khẩu trang: m Nói thêm của YKHOANET: - Bác sĩ ngoại khoa khi mổ cho bệnh nhân phải đeo khẩu trang không phải là để tự bảo vệ mình mà là bảo vệ cho bệnh nhân. Người ta lo ngại rằng nước bọt, nuớc mũi của bác sĩ sẽ văng vào vết mổ gây nhiễm trùng. Nếu lỡ bác sĩ có ngứa mũi hắt hơi thì chất đàm nhớt, nuớc bọt sẽ dính ngay vào khẩu trang và tự bác sĩ ... ngửi lấy. - Virus có kích thước nhỏ bằng một phần ngàn hạt bụi. Khi ta thở, không khí không được lọc qua khẩu trang dù là một lớp hay 3 lớp. Ta vẫn hít thở không khí qua các khe hở bên cạnh mũi, dưới hàm. Và vì vậy, nếu còn thở thì virus vẫn ra vào thoải mái, không hề có chút gì gọi là cản trở. Bạn không tin thì hãy lấy miếng khẩu trang bịt cho kín các khe hở xung quanh xem có thở được không? - Não bộ là nơi nhạy cảm với sự thiếu oxy nhất. Khi đeo khẩu trang liên lục gây tình trạng thiếu oxy có thể gây buồn ngủ, mất tập trung. Trẻ con không biết nói có thể bị miếng khẩu trang chặn ngang mũi chết ngạt mà không ai biết. - Người có chứng hôi miệng, có bệnh về nha chu sẽ phải hít vào hơi thở ô nhiễm từ miệng của mình gây viêm phổi. Cùng bạn đọc! Bản tin khoa học của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh là một hình thức chuyển tải những thông tin khoa học thiết yếu tới CBGV của nhà trường, được phát hành theo Quyết định số 119/QĐ-CĐYT, ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh. Việc phát hành Bản tin khoa học là một cố gắng của nhà trường; nhằm tạo ra một diễn đàn để chia sẻ và tiếp nhận những thông tin khoa học hữu ích; góp phần phát triển các kỹ năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho đội ngũ CBGV của trường, đặc biệt là kỹ năng viết các bài báo khoa học, tham luận, bình luận và phản biện khoa học. Để hoàn thành sứ mạng của mình, Bản tin khoa học mong nhận được sự hưởng ứng tích cực của các độc giả bằng cách: 1. Ứng dụng thông tin thu được từ Bản tin khoa học để nghiên cứu cải thiện năng xuất và chất lượng công việc hàng ngày của mình. 2. Tích cực tham gia viết và gửi bài cho Bản tin khoa học: - Bài gửi đăng tải có thể là bài báo khoa học, bài tham khảo chuyên đề, bài tham luận, bình luận hoặc phản biện khoa học, hoặc các thông tin định hướng cho sự phát triển kỹ năng nghề nghiệp của các CBGV của nhà trường. - Bài gửi đăng tải có thể là bài do tác giả biên soạn, biên dịch hoặc sưu tầm. Nếu là bài biên dịch hoặc sưu tầm cần ghi rõ nguồn gốc thông tin. - Nên gửi bài dưới dạng file điện tử được đánh máy bằng mã UNICODE, font chữ TIME NEW ROMAN, cỡ chữ 13. 3. Phản hồi, góp ý để Bản tin khoa học ngày càng hoàn thiện hơn về nội dung và hình thức. Trân trọng ! Ban biên tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnskh_01_7656.pdf
Luận văn liên quan