Báo cáo Đánh giá tác động xã hội

MỞ ĐẦU Đánh giá tác động xã hội đã được phát triển như một công cụ cho các nhà lập kế hoạch hiểu được người dân sẽ tác động và bị tác động như thế nào bởi các hoạt động phát triển. Nó được thực hiện để xác định những người liên quan chính và thiết lập một khung phù hợp cho sự tham gia của họ vào việc lựa chọn, thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá dự án. Đánh giá tác động xã hội cũng nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu và động lực cho sự thay đổi có thể được chấp nhận bởi đa số người dân là những người dự kiến sẽ được hưởng lợi từ dự án và nhằm xác định sớm khả năng tồn tại của dự án cũng như những rủi ro có thể xảy ra. Một số vấn đề cần tìm hiểu trong đánh giá xã hội bao gồm: (i) những tác động nào của dự án đến các nhóm khác nhau, đặc biệt là phụ nữ và nhóm dễ bị tổn thương; (ii) có các kế hoạch giảm thiểu tác động bất lợi của dự án không; (iii) những rủi ro xã hội nào có thể ảnh hưởng đến sự thành công của dự án; (iv) những sắp xếp về tổ chức cần thiết cho sự tham gia và phân bổ dự án; có các kế hoạch đầy đủ để xây dựng năng lực được yêu cầu ở các cấp tương ứng không. Đánh giá xã hội của dự án đã được Viện Xã hội học Việt Nam thực hiện với sự hỗ trợ của Ban quản lý trung ương dự án thủy lợi (CPO) thuộc Bộ NN&PTNT, UBND các tỉnh dự án và các Ban QLDA tỉnh, UBND các huyện và UBND các xã dự án. Đặc biệt, các cán bộ và chuyên gia của Ngân hàng thế giới đã có những đóng góp quan trọng cho việc hoàn thành đánh giá này. Báo cáo này được gọi là Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) cho Dự án quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nó được xem như là một tài liệu chuẩn phù hợp với yêu cầu và thủ tục của Ngân hang thế giới. Báo cáo cung cấp thông tin và kết quả đánh giá tác động xã hội của dự án cho việc chuẩn bị các tài liệu về chính sách an toàn như Khung quản lý môi trường và xã hội (ESMF), Khung chính sách tái định cư (RPF), Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF), Kế hoạch hành động tái định cư (RAP), Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP), và Kế hoạch quản lý môi trường của dự án. MỤC LỤC MỞ ĐẦUi Phần I: Giới thiệu. 10 1.1 Giới thiệu dự án. 10 1.1.1 Mục tiêu của dự án. 10 1.1.2 Các hợp phần của dự án. 10 1.1.3. Những khu vực dự án. 10 1.2 Mục tiêu và phương pháp luận đánh giá tác động xã hội11 1.2.1 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 11 1.2.2 Phương pháp luận đánh giá. 13 1.2.3 Mẫu nghiên cứu. 13 1.2.4 Tổ chức thực hiện nghiên cứu. 14 Phần II: Tổng quan kinh tế, xã hội vùng dự án. 15 2.1. Tổng quan kinh tế xã hội vùng ĐBSCL. 15 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và cơ sở hạ tầng. 15 2.1.2. Đặc điểm dân số, nhân khẩu xã hội, văn hóa, giáo dục và y tế. 16 2.1.3. Đặc điểm kinh tế, mức sống:17 2.1.4. DTTS, Giới, Nghèo. 17 Phần III: Đặc điểm kinh tế, xã hội các hộ khảo sát18 3.1. Vốn con người18 3.1.1 Nhân khẩu và lao động. 18 3.1.2 Nghề nghiệp. 20 3.1.3. Trình độ học vấn nguồn nhân lực. 21 3.1.4. Sức khỏe của nguồn nhân lực. 23 3.1.5 Các nhóm yếu thế: DTTS, nữ chủ hộ, nghèo. 24 3.2 Vốn tài nguyên. 27 3.2.1 Đất sản xuất27 3.2.2 Các nhóm yếu thế (DTTS, nữ chủ hộ và nghèo)30 3.3 Vốn vật chất32 3.3.1. Nhà ở, nước sạch và vệ sinh. 32 3.3.2. Phương tiện sinh hoạt, sử dụng năng lượng. 36 3.3.3 Phương tiện sản xuất-kinh doanh. 37 3.3.4. Các nhóm yếu thế (DTTS, nữ chủ hộ, nghèo)38 3.4 Vốn tài chính. 41 3.4.1. Thu nhập hộ gia đình. 41 3.4.2. Tình trạng nghèo khổ. 42 3.4.2 Vay vốn. 47 3.4.3 Các nhóm yếu thế (DTTS, nữ chủ hộ, nghèo)47 3.5 Vốn xã hội51 3.6 Hoạt động sinh kế. 52 3.6.1. Hoạt động sinh kế của hộ gia đình. 52 3.6.2. Các nhóm yếu thế (DTTS, nữ chủ hộ và nghèo)57 Phần IV: Tác động kinh tế, xã hội tiềm năng của dự án đến các hộ gia đình. 59 4.1 Tác động đến sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. 59 4.2 Tăng cường tiếp cận đến nước sạch và vệ sinh nhờ dự án cung cấp nước sạch. 64 4.3 Sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu. 66 4.4 Tác động thu hồi đất và tái định cư. 66 Phần V. Kết luận và đề xuất68 1. Kết luận. 68 2. Một số đề xuất70

doc78 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4950 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nội trợ - 5,5%. Cấu trúc nghề nghiệp như trên của các hộ đã phản ánh nguồn lực sinh kế chính của các cộng đồng dân cư vùng dự án là đất đai (vốn tự nhiên) và lao động có kinh nghiệm (vốn con người) trong lĩnh vực nông - ngư nghiệp, nhưng trình độ học vấn của lao động thấp và hầu như không có trình độ chuyên môn nào khác. Việc đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi và giao thông nông thôn, trong khi nhu cầu về lĩnh vực này của cộng đồng rất lớn, là làm tăng khả năng sinh lợi của đất đai- nguồn lực vật chất chủ yếu của cộng đồng, hỗ trợ cho sự phát triển nguồn sinh kế chính – nông - ngư nghiệp của họ. Đó là một định hướng đúng đắn của dự án. Xã này nông nghiệp cũng bấp bênh không ổn định. Thời tiết thất thường mưa nắng biết đâu mà nói, nên năng suất thì cũng bấp bênh. Thì có hai vụ đó. Tôi thì cũng chẳng làm thêm gì, chỉ có nhiêu ruộng đó thôi. Xã nhiều hộ nghèo lắm, đa số nghèo là do không có đất làm. TLN dân xã Phú Mỹ- Huyện Mỹ Tú- Sóc Trăng Phước Hậu Nghèo do đất bị chua phèn nhiều khó làm ăn, dân cư lại đông, xa trung tâm, kênh rạch chằng chịt, đi lại khó khăn, bà con dân tộc nhiều…Năm nay thời tiết thất thường, thiệt hại hết cả lúa cả tôm. Khi thu hoạch, các hộ có lo giữ lại đủ lương thực trong năm, còn lại bán cho tu thương đưa ghe vào tận nhà mua. Nhưng cũng có nhiều hộ bán hết, rồi lại mua, nên khi lương thực lên cao gặp khó khăn, rồi bỏ đi làm mướn. TLN dân xã Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu Mức sống rất thấp. Thu nhập của người dân không biết đâu mà nói, lênh bênh. Nghèo chủ yếu là người dân tộc không có ruộng, đông con, loay hoay không biết làm ăn sao cho đặng. TLN dân xã Châu Hưng A – huyện Vĩnh Lợi – Bạc Liêu Do tình trạng không ổn định thu nhập nông nghiệp (một phần năm số hộ), cũng như tổng thu nhập hộ (một phần tư số hộ), đặc biệt ở nhóm thu nhập thấp nhất (tỷ lệ không ổn định thu nhập nông nghiệp lên tới trên 30%), cùng với mức thu nhập thấp, nên đa dạng hóa nghề nghiệp và nguồn thu nhập là con đường tất yếu của một bộ phận lớn trong cộng đồng dân cư vùng dự án. Đa dạng hóa nghề nghiệp và nguồn thu nhập có thể bằng cách làm nghề phụ, làm thuê, làm mướn, buôn bán, thuê mướn đất đai... Nghề phụ Kết quả khảo sát cho thấy có 16,2% trong số 5.633 thành viên các hộ gia đình tham gia làm nghề phụ. Riêng trong số các chủ hộ-phần lớn đóng vai trò chủ chốt về kinh tế của gia đình, có18,5% làm nghề phụ. Trong cơ cấu nghề phụ của 911 thành viên các hộ khảo sát, có 36,3% làm nông, ngư nghiệp, gần một phần tư (23,3%) làm buôn bán dịch vụ, 37,9% làm thuê, 1,1% - tiểu thủ công, 0,4% làm công nhân thời vụ. Những người làm thuê chủ yếu cũng làm thuê trong nông nghiệp, ngư nghiệp cho các trang trại hay hộ gia đình. Như thế, cơ cấu nghề phụ cũng phù hợp với cơ cấu nghề chính, nhưng có khác là tỷ lệ làm thuê rất cao và là xu hướng việc làm của một bộ phận đông đảo người dân như một hoạt động kinh tế không chính thức ở nông thôn. Việc thực hiện dự án phát triển hệ thống thủy lợi có khả năng làm gia tăng số lượng việc làm nghề phụ, bởi khả năng tăng vụ lớn, mở rộng mô hình kết hợp lúa tôm, lúa cá hay diện tích thâm canh cây trồng năng suất cao sử dụng nhiều nước, như kế hoạch dự kiến của một bộ phân đông đảo người dân trong cộng đồng (xem thêm phần tác động của dự án về kinh tế). Bảng 75: Cơ cấu nghề nghiệp chính và nghề nghiệp phụ của người lao động (tính tất cả các thành viên của hộ gia đình có tham gia lao động) (% số lao động) Nông nghiệp Lâm nghiệp Ngư nghiệp Buôn bán Dịch vụ Cán bộ nhà nước Tiểu thủ công Công nhân Nội trợ Làm thuê Cơ cấu nghề nghiệp chính 51,6 0,0 12,4 5,4 3,3 4,7 0,2 3,2 5,5 13,7 Cơ cấu nghề nghiệp phụ 22,1 0,4 13,8 15,1 8,2 0,9 1,1 0,4 - 37,9 Trong nghề nghiệp phụ của các tiểu vùng, Cà Mau tập trung vào buôn bán dịch vụ, với tỷ lệ cao nhất là 51,3%, còn tỷ lệ làm thuê thấp nhất-26,9%, làm ngư nghiệp cao nhất 18,0%, làm nông nghiệp thấp nhất 2,6%. OM-XN lại tập trung vào làm thuê, với hai phần năm số hộ, tiếp theo là nông nghiệp và ngư nghiệp. QL-PH và Bắc Vàm Nao có sự cân bằng tương đối về cơ cấu nghề phụ giữa nông-ngư nghiệp, buôn bán-dịch vụ và làm thuê (với mỗi lĩnh vực xấp xỉ trên dưới 30%). Trong các tỉnh dự án, Hậu Giang nổi bật ở tỷ lệ nghề làm thuê-50%, Sóc Trăng với buôn bán dịch vụ: 53%, còn Kiên Giang có ngư nghiệp và làm thuê đều là 36%. Bảng 76: Nghề nghiệp phụ của người lao động (tính tất cả các thành viên của hộ gia đình có tham gia lao động) (% số lao động) Nông nghiệp Lâm nghiệp Ngư nghiệp Buôn bán Dịch vụ Cán bộ nhà nước Tiểu thủ công Công nhân Làm thuê Tổng mẫu 22,1 0,4 13,8 15,0 8,2 0,9 1,1 0,4 38,0 Theo tiểu vùng OM-XN 23,4 0,5 17,5 9,8 6,1 0,5 0,0 0,5 41,6 Bắc Vàm Nao 32,9 0,0 1,3 17,7 10,1 1,3 0,0 1,3 35,4 QL-PH 21,7 0,5 6,7 23,2 8,3 1,6 5,2 0,0 33,0 Cà Mau 2,6 0,0 18,0 29,5 21,8 1,3 0,0 0,0 26,9 Theo tỉnh An Giang 32,9 0,0 1,3 17,7 10,1 1,3 0,0 1,3 35,4 Kiên Giang 16,5 1,2 36,0 6,1 3,5 0,0 0,0 0,4 36,4 Hậu Giang 28,9 0,0 1,6 9,8 8,3 1,6 0,0 0,0 50,0 Cần Thơ 30,5 0,0 1,0 19,1 8,6 0,0 0,0 1,9 39,1 Bạc Liêu 26,3 0,0 7,7 18,6 7,7 1,9 5,1 0,0 32,7 Sóc Trăng 2,6 2,6 2,6 42,1 10,5 0,0 5,3 0,0 34,2 Cà Mau 2,6 0,0 18,0 29,5 21,8 1,3 0,0 0,0 26,9 Theo nhóm thu nhập + Nhóm 1 (nghèo nhất) 20,2 0,0 22,4 9,0 8,2 1,5 2,2 0,0 36,6 + Nhóm 2 17,4 0,6 18,0 6,4 9,9 0,6 1,2 0,0 45,9 + Nhóm 3 18,2 0,0 14,1 19,7 8,1 2,0 0,5 1,0 36,4 + Nhóm 4 25,9 0,0 5,2 15,1 9,0 0,0 1,4 0,9 42,5 + Nhóm 5 (giàu nhất) 27,2 1,5 13,3 22,1 6,2 0,5 0,5 0,0 28,7 Nhóm thu nhập thấp nhất tập trung vào hai lĩnh vực hoạt động nghề phụ: nông ngư nghiệp (42,54%) và làm thuê (36,6%), trong đó nổi bật là ngư nghiệp (22,4%). Nhóm thu nhập dưới trung bình có hoạt động chủ yếu từ làm thuê - 45,9% và sau đó mới là nông ngư nghiệp: 35,8%. Nhóm giầu nhất có tỷ lệ hoạt động kinh tế phụ nhiều nhất là nông ngư nghiệp-42,1%, sau đó là buôn bán dịch vụ-28,3% và làm thuê: 28,7%. Đáng ngạc nhiên là nhóm thu nhập trên trung bình có tới 42,5% làm thuê, một phần ba nông ngư nghiệp và một phần tư buôn bán dịch vụ, trong nghề phụ. Điều đó cho thấy thu nhập từ nghề phụ có vai trò rất quan trọng trong cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình, không chỉ các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp mà cả hộ khá và giàu. Biểu đồ 19: Cơ cấu nghề phụ theo nhóm thu nhập 20% Làm thuê Nghề làm thuê phổ biến bởi một bộ phận lớn nông dân không có đất. Lý do không có đất có thể là do nghèo khổ phải bán đất, cầm cố đất hay do sự gia tăng dân số nhanh, trong khi đất đai canh tác ngày càng thu hẹp dẫn tới nhiều hộ gia đình trẻ, mới ở riêng nhưng không được cha mẹ chia đất, hoặc cha mẹ đã bán hết đất nên không có đất để chia. Những hộ gia đình trẻ không có đất sản xuất như thế dễ có nguy cơ trở thành hộ nghèo „truyền kiếp“ - nghèo từ đời này sang đời khác. Kinh tế thì phát triển chậm do những người không có đất cũng nhiều. Có người không có đất hoặc hoàn toàn không có đất do bán đi hoặc cha mẹ không để lại tý đất nào. Những người mới có gia đình, mà cha mẹ không cho cũng không có đất, mà không có đất thì nghèo thôi. TLN xã Phú Mỹ- Huyện Mỹ Tú- Sóc Trăng Ấp này là ấp nghèo nhất, người Kh’mer không à. Dân nghèo vì chẳng có đất đai, đi làm mướn, cắt lúa thuê. ... Nhà nước cũng hỗ trợ nhiều mà không lên. Đất có đâu mà lên. TLN xã An Hiệp – Châu Thành- Sóc Trăng Những người có nghề nghiệp chính là làm thuê chiếm tỷ lệ cao ở tiểu vùng Bắc Vàm Nao (An Giang)-32,0%, nhóm DTTS-31,5%, nhóm chủ hộ nữ-18,8%, cả 4 nhóm thu nhập ngũ vị phân (13%-15%), trừ nhóm giầu nhất, nhưng cũng trên 10%. Làm thuê như một nghề phụ cũng chiếm tỷ lệ cao, gần 2 phần năm số lao động trong các hộ và tập trung ở OM-XN-41,6%, Hậu Giang-50%, nhóm chủ hộ nữ-41,3% và nhóm dân tộc Kinh-38,5% (Bảng 76). Như vậy, làm thuê được xem như một xu hứơng đa dạng hóa việc làm và nguồn thu nhập phổ biến ở vùng dự án. Công việc làm thuê khá đa dạng: thu hoạch lúa, mía và nuôi hải sản, hay lên các thành phố làm phụ hồ, giúp việc nhà... Làm thuê có cả thanh niên nam và nữ chưa kết hôn và cả phụ nữ có chồng... Trong ấp nhiều người lên thành phố HCM và Sóc Trăng để làm hải sản đó. Nói chung cả nam lẫn nữ, phân biệt chi đâu. TLN dân xã An Hiệp – Châu Thành- Sóc Trăng Người di cư thì nhiều lắm cả nam lẫn nữ. Đi khắp nơi, Sài Gòn, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Khi về địa phương thì cũng không khá gì hơn vì vật giá lên quá cao, tiền lại chẳng đủ. Ở đây người ta đi làm xa cũng nhiều đó, kinh tế chắc cũng được cải thiện. Trai gái gì đi tất à. Thanh niên thì thích đi làm xa, họ trả nhiều hơn làm ruộng. Đúng là ở đây đi làm xa nhiều đấy. Nhà có lao động chính là em. Vợ đi làm mướn thêm. Hai con còn nhỏ lắm. Đi làm mướn xa cũng tốt chứ, có thêm thu nhập TLN dân xã Châu Hưng A- Vình Lợi – Bạc Liêu Mua bán, thuê mượn ruộng đất Các hoạt động mua bán, thuê và cho thuê đất là một phần của chiến lược đa dạng hóa nghề nghiệp và nguồn thu nhập. Hoạt động mua bán đất trong khảo sát chỉ tính trong vòng 6 tháng trước thời điểm điều tra, nên tỷ lệ khá thấp. Nếu xem xét trong vòng 3-5 năm thì có thể phản ánh tình hình mua bán đất tốt hơn. Chỉ có 0,6% trường hợp bán đất và 1,3% mua đất được ghi nhận và chủ yếu là đất trồng cây hàng năm và đất vườn, thổ cư. Tuy nhiên, kết quả thảo luận nhóm dân cho thấy tình trạng bán đất rất nhiều và phổ biến ở người Khơme. Số hộ bán ruộng đất rơi nhiều vào người Khơ me. Như bên ấp Thọ Hậu, có 90 hộ Khơme, thi có đến 60 – 70% hộ bán đất để đi làm mướn. PVS nam xã Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Lý do nghèo chủ yếu là do thiếu đất canh tác nên phải đi làm thuê, làm mướn theo thời vụ. Lý do thiếu đất hoặc không có đất là do khi ốm đau hoặc vì lý do cá nhân nào đó đã bán đất cho các chủ đất khác và trở thành người làm thuê. Trong xã cũng nhiều người vay nợ rồi cho mướn đất để đóng lãi. Nghèo thì là do không có đất. Có đất mà mần ăn lỗ cả 2 vụ thì cũng nghèo luôn, rồi lại nợ tín dụng nên phải bán đất để trả nợ. TLN dân xã Long Hưng- Mỹ Tú- Sóc Trăng Trong số các hộ được khảo sát, việc thuê và cho thuê đất trồng cây hàng năm, đất vườn và thổ cư là phổ biến chiếm khoảng 8,1% số hộ canh tác lúa màu và khoảng 1,5% số hộ đang sử dụng nhà đất tại địa phương. Việc thuê và cho thuê đất canh tác tập trung ở 3 tiểu vùng BVN: 3,3% thuê và 5,4% cho thuê, OM-XN: 4,8% thuê và 3,9% cho thuê, và QL-PH: 4,5% thuê và 3,7% cho thuê, còn ở Cà Mau tình trạng thuê và cho thuê là không đáng kể. Có sự cân bằng tương đối giữa tỷ lệ hộ cho thuê và đi thuê đất (53 hộ thuê và 50 hộ cho thuê) (Bảng 77). Việc cho thuê đất trồng cây lâu năm và ao hồ mặt nước ở vùng dự án là không đáng kể. Bảng 77: Số hộ cho thuê đất và thuê đất trồng cây hàng năm, đất vườn và thổ cư Đất trồng cây hàng năm Đất vườn và thổ cư Số hộ thuê đất Số hộ cho thuê đất Số hộ thuê đất Số hộ cho thuê đất Tổng theo mẫu 53 hộ 4,2% 50hộ 3,9% 25hộ 1,3% 4hộ 0,2% Theo tiểu vùng OM-XN 34 4,8% 31 4,4% 11 1,2% 1 0,1% BVN 3 3,3% 5 5,4% 6 2,8% 0 0% QL-PH 16 4,5% 13 3,7% 5 1,2% 2 0,5% Cà Mau 0.0 0.0 1 0,8% 3 0,9% 1 0,3% Diện tích trung bình đất trồng cây hàng năm được thuê là 6.028 m2 và cho thuê là 7.367 m2. Tiểu vùng Bắc Vàm Nao có diện tích cho thuê trung bình lớn nhất-15.000m2. Diện tích đất vườn và thổ cư trung bình được thuê là 669 m2 và cho thuê khoảng 1.075 m2. Bắc Vàm Nao thuê với diện tích trung bình rất thấp-41m2 và không có cho thuê. Diện tích thuê cao nhất thuộc về Cà Mau 1.483 m2 và cho thuê cao nhất là OM-XN-2.000m2 (Bảng 78). Bảng 78: Diện tích đất trung bình thuê và cho thuê (m2) Diện tích đất thuê và cho thuê bình quân (m2) Đất trồng cây hàng năm Đất vườn và đất ở DT thuê DT cho thuê DT thuê DT cho thuê Trung bình 6028 7367 669 1075 Theo tiểu vùng: OM-XN 6000 6971 993 2000 BVN 5166 15000 41 0 QL-PH 6250 5902 220 1000 Cà Mau 0 500 1483 300 3.6.2. Các nhóm yếu thế (DTTS, nữ chủ hộ và nghèo) Cơ cấu nghề phụ của các nhóm dân tộc đều tập trung vào nông ngư nghiệp, làm thuê và buôn bán dịch vụ. Nhóm DTTS có nhiều thành viên làm nông nghiệp hơn nhóm Kinh (31,6% so với 21,7%), nhưng nhóm Kinh làm ngư nghiệp cao hơn hẳn, với 13,8% so với 2,6% của nhóm DTTS. Nguyên nhân là do làm ngư nghiệp đòi hỏi kỹ năng và kiến thức mà nhóm DTTS ít có khả năng đáp ứng được. Nhóm DTTS có tỷ lệ làm buôn bán dịch vụ nhiều hơn nhóm Kinh (29,0% và 23,0%), nhưng lại có tỷ lệ làm thuê thấp hơn (26,3% so với 38,5%). So sánh cơ cấu nghề chính và nghề phụ của DTTS thì tỷ lệ người tham gia nghề phụ trong lĩnh vực nông nghiệp giảm đi ( từ trên một nửa giảm xuống còn hơn một phần ba) và tỷ lệ làm thuê giảm nhẹ (26,3% so với 31,5%). Nhưng tỷ lệ tham gia nghề phụ-buôn bán dịch vụ tăng lên mạnh từ 7,0% lên 29,0% ở nghề chính. Đối với nhóm chủ hộ nữ có tỷ lệ làm nghề phụ-nông ngư nghiệp cao hơn và buôn bán dịch vụ thấp hơn nhóm chủ hộ nam (Bảng 79). Dự án phát triển hệ thống thủy lợi sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho các nhóm yếu thế như DTTS, nữ chủ hộ như tạo thêm nhiều nghề phụ trong nông ngư nghiệp, hay làm thuê trong lĩnh vực này. Bảng 79: Nghề nghiệp phụ của người lao động (tính tất cả các thành viên của hộ gia đình có tham gia lao động) theo dân tộc và giới chủ hộ Nông nghiệp Lâm nghiệp Ngư nghiệp Buôn bán Dịch vụ Cán bộ nhà nước Tiểu thủ công Công nhân Làm thuê Tổng mẫu 22,1 0,4 13,8 15,0 8,2 0,9 1,1 0,4 38,0 Theo dân tộc + Kinh 21,7 0,5 14,3 14,9 8,1 0,8 0,8 0,5 38,5 + DTTS 31,6 0,0 2,6 18,4 10,5 2,6 7,9 0,0 26,3 Theo giới chủ hộ Nam 20,5 0,5 14,7 16,0 8,6 0,9 1,3 0,1 37,3 Nữ 29,7 0,0 9,7 10,3 6,5 0,7 0,0 1,9 41,3 Phần IV: Tác động kinh tế, xã hội tiềm năng của dự án đến các hộ gia đình Đánh giá tình trạng nghèo khổ của vùng dự án ở trên đã xem xét sự biến đổi của một số yếu tố trong vùng dự án trong 2 năm qua như dịch vụ y tế, giáo dục, giao thông vận tải, việc làm, tiếp cận vốn vay, dịch vụ khuyến nông, và giá cả nông sản hàng hóa. Trong các tiểu vùng dự án, cộng đồng Cà Mau dường như có đánh giá tích cực (tốt lên) và lạc quan hơn 3 tiểu vùng kia. QL-PH có nhiều yếu tố bị đánh giá bi quan (kém đi) hơn cả, thậm chí tỷ lệ kém đi ở nhiều yếu tố gấp hai ba lần các tiểu vùng khác. Tiểu vùng này có đến trên hai phần năm đánh giá đường xá thủy bộ kém đi, gần một phần ba cho là khả năng tìm kiếm việc làm kém hơn, một phần năm nói thu nhập giảm sút. Tác động xấu đi của thời tiết, thiên tai đối với tiểu vùng này được trên dưới một nửa số hộ nhận biết so với tỷ lệ chung toàn mẫu (khoảng 25%-35%). Việc đầu tư dự án vào các tiểu vùng sẽ có những tác động tích cực và tiêu cực đến đời sống và sản xuất của người dân. Những tác động đó cần được xác định, xem xét và phân tích để đề ra những giải pháp thích hợp nhằm phát huy những tác động tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực để khai thác hiệu quả nhất những lợi ích mà dự án sẽ mang lại cho cộng đồng. 4.1 Tác động đến sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp Tác động 1: Gia tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp nhờ tăng cường thủy lợi hóa, áp dụng giống mới, giảm thiểu rủi ro thiên tai. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ đất canh tác trong vùng dự án được thủy lợi hóa thấp (chỉ 11,7 % số hộ có đất được thủy lợi hóa). Đa số các hộ phải tự bơm nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản dẫn đến chi phí sản xuất cao. Tình trạng đất nhiễm mặn, lũ lụt hay thiếu nước ngọt phổ biến ở nhiều nơi đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của người dân. Thủy lợi chưa khép kín, ruộng bị thiếu nước tưới nên ảnh hưởng đến mùa vụ. Tình hình tưới tiêu nói chung còn nhiều bất cập. TLN dân xã An Hiệp – huyện Châu thành- Sóc Trăng Có đủ các kênh lớn nhưng hệ thống tưới tiêu nội đồng còn nhiều bất cập do vấn đề cầu cống chưa đảm bảo. TLN dân xã Long Hưng- Mỹ Tú- Sóc Trăng Thủy lợi tồi lắm. Nước đâu có tiêu nổi. Mất mùa hết rồi đó. Giờ cấy lại lần nữa mà chết là bỏ luôn đó. Mỗi người tự mướn máy mà bơm, mỗi ngày đổ xăng 1-2 trăm ngàn. Giá mà lên cũng chết luôn đó. Gần Tết, gặt xong rồi thì ruộng lại bị mặn. Hệ thống ngăn xâm nhập mặn kém lắm. Nếu tốt thì mặn đâu có vô. TLN dân Khơ me, xã Châu Hưng A-huyện Vình Lợi – Bạc Liêu Thủy lợi ở đây chưa khép kín. Tháng 1-2 hàng năm là không đủ nước tuới. Xâm mặn nữa. Chính quyền và dân cũng có đắp đê để ngăn xâm mặn, khá hiệu quả nhưng việc đó lại gây khó khăn cho thương lái. Kênh mương bị bồi lắng khá cao đó, 2-3 năm phải nạo vét một lần. Thuận lợi thì cũng không thể nói là không thuận lợi nhưng kiên cố hóa thì chưa. Các công trình hiện còn mang tính tạm bợ, thời điểm, làm để giải quyết tạm thời những bức xúc của dân thôi, phục vụ những mục đích không lâu dài TLN dân ấp thị trấn Châu Hưng – Vính Lợi - Bạc Liêu Người dân trong vùng dự án đã nêu các khó khăn trong sản xuất nông nghiệp liên quan đến nguồn nước. Có 7,5% số hộ nói đến thiếu nước ngọt, 11,7% đề cập tới lũ lụt, 9,6% nói về đất nhiễm mặn, 11,2% về ô nhiễm nguồn nước, 0,9% về thiếu nứơc mặn nuôi trồng thủy sản. Các nguồn nước trong huyện có bị ô nhiễm, ô nhiễm ngày càng tăng. Do nhiều đoạn bị cạn nước, không thoát được, dân cư thải đủ thứ xuống kênh, có đoạn nước quẩn thành ao tù, bốc mùi hôi thối. Vấn đề này không chỉ ban môi trường giải quyết được, còn là tuyên truyền, ý thức người dân, làm sao để tránh ô nhiễm. Tất nhiên, nếu dự án nạo vét kênh mương được thực hiện xong thì cũng đỡ ô nhiễm, nhưng công tác bảo vệ môi trường đòi hỏi nhiều hơn thế. Gần đây, nước mặn ngược chảy vào nhiều hơn, đã ảnh hưởng tới sản xuất lúa và tôm của nông dân. TLN cán bộ tỉnh Bạc Liêu Điều đó cho thấy hệ thống thủy lợi tại địa phương cần được nâng cấp, xây dựng mới nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, ngăn mặn, giảm ô nhiễm nguồn nước. Mặt khác, để khắc phục tình trạng thiếu đất canh tác (16,5% số hộ thiếu đất canh tác) thì một trong các giải pháp là tăng vụ. Muốn vậy thì điều kiện thủy lợi tưới tiêu phải đảm bảo chủ động, kịp thời và đầy đủ. Dự án sẽ đáp ứng nhu cầu đó bằng việc đầu tư hàng loạt các hạng mục ở các tiểu vùng như: xây lắp các cống dưới đê bao ngăn mặn ở OM-XN, xây dựng hệ thống đê bao ở Đông nàng Rền (Bạc Liêu), nạo vét hàng trăm kilomet kênh cấp 2 ở Cà Mau và Bắc Vàm Nao, xây dựng các cầu giao thông ở QL-PH. Nếu dự án được thực hiện và phát huy hiệu quả trong những năm sắp tới như cung cấp đủ nước sản xuất, hệ thống giao thông thủy, bộ và cầu trên kênh được cải thiện thì trên một phần ba số người được khảo sát đã dự định kế hoạch sản xuất của họ. Điều này cho thấy tác động tiềm năng của dự án tới sản xuất của người dân vùng dự án. Trước hết là vùng lúa 3 vụ sẽ được mở rộng với 17,8% tổng số người được hỏi dự kiến trồng tăng vụ, khi được cung cấp đủ nước tưới. Kế họach này là hợp lý bởi trong vùng dự án còn 10,1% hộ sản xuất lúa 1 vụ và 42,2% sản xuất lúa 2 vụ. Do vậy, nhu cầu tăng vụ lúa của vùng dự án là lớn, nhưng có thể phải đối mặt với việc gia tăng dịch bệnh trên lúa dẫn đến việc sử dụng tăng thêm thuốc trừ sâu và phân hóa học, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, sự gia tăng sản lựơng lúa sẽ làm tăng áp lực giải quyết các vấn đề sau thu hoạch, như chế biến, bảo quản, cũng như tổ chức tiêu thụ, nhằm làm cho nông dân được hưởng lợi nhiều hơn trong chuỗi giá trị của cây lúa. Sự kết hợp 4 nhà (nhà nông, nhà nước, nhà khoa học, doanh nhân) sẽ là giải pháp tốt cho vùng dự án. Vùng này cũng có xâm mặn. Nếu được bao bằng con đê thì sẽ lọt vô vùng nước ngọt và không ngập úng nữa. Dự án rất cần thiết với địa phương. Nước ngọt về thì sẽ canh tác được 3 vụ lúa. TLN dân thị trấn Châu Hưng – Vĩnh Lợi - Bạc Liêu ...không thấy bất cập gì, chỉ có lợi cho dân thôi. Khi hoàn thiện hệ thống đê bao khép kín thì khả năng dân sẽ chuyển được sang ba vụ lúa. Sản lượng nông nghiệp tăng thì mức sống tăng, KT-XH phát triển PVS cán bộ thị trấn Châu Hưng– Vĩnh Lợi - Bạc Liêu Dự án sẽ có tác động rất lớn đối với người dân địa phương, cụ thể: + Chúng ta có thể chủ động trong việc tưới tiêu phục vụ sản xuất. + Chủ động ngăn mặn, giữ ngọt + Đem lại nhiều lợi ích về giao thông thủy cũng như giao thông bộ. + Đem lại một số lợi ích khác cho người dân như chăn nuôi, đa dạng hóa mùa vụ. PVS cán bộ huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang Thứ hai là diện tích và sản lượng thủy sản sẽ tăng với 2,3% người dự kiến chuyển sang nuôi trồng thủy sản và 10,2% kết hợp trồng lúa và nuôi trồng thủy sản, 0,7% áp dụng mô hình lúa cộng màu, và khoảng 4,4% chuyển sang trồng các loại cây trồng năng suất cao, cần sử dụng nhiều nước. Việc áp dụng các mô hình lúa-cá, lúa-màu có khả năng làm tăng thêm hoạt động chăn nuôi quy mô trang trại hộ gia đình nhằm tận dụng các sản phẩm, phụ phẩm của trồng trọt hay của nuôi trồng thủy sản. Tác động xã hội của sự gia tăng và chuyển đổi các hoạt động kinh tế như trên trong điều kiện dự án cung cấp đủ nước cho nhu cầu sản xuất, có thể là tạo thêm nhiều việc làm, đặc biệt đối với nhóm làm thuê, giảm thời gian nông nhàn và góp phần giảm nghèo. Nhưng đây là một dự án lớn, được dân đồng tình cao, giải quyết việc làm tại chỗ, hình thành những con đường mới,tốt hơn, tạo điều kiện để giao lưu văn hóa giữa các địa phương. Dự án hoàn thành chắc chắn sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực hơn. Địa phương đề nghị trung ương đầu tư vào công nghiệp nhằm dịch chuyển lực lượng lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và phi nông nghiệp. PVS lãnh đạo huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang Tuy nhiên, nếu việc quản lí sản xuất không tốt có thể dẫn đến nguy cơ môi trường nước bị ô nhiễm nhiều hơn bởi sự gia tăng sử dụng các loại phân bón và thuốc trừ sâu, thức ăn nuôi trồng thủy sản. Ngược lại, sẽ có cơ hội giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước nếu quản lí sản xuất tốt và vận hành hệ thống thủy lợi hợp lí cũng như áp dụng các mô hình sản xuất mới thân thiện với môi trường như lúa - cá, tôm… Tỷ lệ hộ thuộc nhóm thu nhập thấp nhất có dự kiến kế hoạch sản xuất, khi được cung cấp đủ nước, cao hơn nhiều các nhóm thu nhập khác (50% số hộ so với khoảng trên dưới 30% ở các nhóm thu nhập khác). Nhóm thu nhập thấp nhất tập trung vào hoạt động tăng vụ lúa lên 3 vụ (23,2%) - lĩnh vực dường như họ có nhiều kinh nghiệm, cũng như do phần lớn họ chỉ có đất 1 hay 2 vụ lúa. Hoạt động thứ hai mà nhóm này hướng đến nhiều là kết hợp trồng lúa và nuôi thủy sản-18,9%. Hướng kế hoạch thứ hai có thể có tính bền vững hơn so với hướng tăng vụ, nhưng dường như hướng thứ nhất dễ thực hiện hơn đối với nhóm thu nhập thấp nhất. Bảng 80: Kế hoạch sản xuất của hộ nếu được cung cấp đủ nước tưới theo nhóm thu nhập Nhóm thu nhập (%) Trung bình (%)  Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Trồng 3 vụ lúa 23.2% 16.2% 17.3% 17.0% 15.2% 17.8% Chuyển sang nuôi trồng thủy sản 3.0% 2.2% 2.5% 2.2% 1.5% 2.3% Kết hợp trồng lúa và nuôi thủy sản 18.9% 9.0% 8.8% 7.2% 7.2% 10.2% Trồng các loại cây năng suất cao cần nước tưới 5.1% 3.7% 4.5% 3.5% 5.0% 4.4% Khác .0% .2% .5% .7% .0% .3% Lúa – màu (crop) .5% 1.0% .8% .2% .7% .7% Chưa có kế hoạch 49.2% 67.6% 65.8% 69.1% 70.4% 64.5% Trong các tiểu vùng, tỷ lệ hộ có kế hoạch sản xuất, khi dự án cung cấp đủ nước, cao nhất ở QL-PH-62,9%, thấp nhất ở Cà Mau-10,6%. Hai tiểu vùng OM-XN và Bắc Vàm Nao tỷ lệ này tương ứng là 35,1% và 21,1%. Bảng 81: Kế hoạch sản xuất nếu được cung cấp đủ nước tưới theo tiểu vùng (%) Tiểu vùng Tổng OM-XN BVN QL-PH Cà Mau Trồng 3 vụ lúa 19,8 17,9 26,7 0,3 17,8 Chuyển sang nuôi trồng thủy sản 2,7 0 2 2,9 2,3 Kết hợp trồng lúa và nuôi thủy sản 7,6 1,8 26 2,3 10,2 Trồng các loại cây trồng năng suất cao cần nước tưới 4 0,5 6,9 4,6 4,4 Khác 0,3 0 0,4 0,3 0,3 Lúa - màu 0,6 0,9 0,9 0,3 0,7 Chưa có kế hoạch 64,9 78,9 37,1 89,4 64,5 100 100 100 100 100 Đối với các tiểu vùng, tác động của dự án có thể là: Tăng diện tích canh tác lúa 3 vụ mạnh nhất ở QL-PH (với kế hoạch của 26,7% số hộ), tiếp theo là OM-XN-19,8%, Bắc Vàm Nao-17,8%. Điều đó làm tăng sản lượng lúa và thu nhập của hộ trong các tiểu vùng. Tăng diện tích kết hợp lúa và thủy sản, chủ yếu là ở QL-PH- 26,0% số hộ và OM-XN-7,6%. Tăng nhẹ diện tích trồng cây năng suất cao, sử dụng nhiều nước tại QL-PH: 6,9%, OM-XN-4,0% và Cà Mau 4,6%. QL-PH là vùng tập trung nhiều hộ thuộc nhóm thu nhập thấp nhất và cộng đồng DTTS, nên dường như dự án có nhiều tác động tích cực về kinh tế nhất. Những sự thay đổi hoạt động kinh tế như trên có thể tạo thêm nhiều việc làm, đặc biệt cho những người làm thuê, người không có hoặc có ít đất sản xuất, góp phần giảm nghèo. Ấp có khoảng 10 – 15% hộ không có ruộng đất. Phần nhiều là do bố mẹ được chia trước đây đã bán, nên khi tách hộ không còn đất nữa. Khoảng 10% – 20% làm nghề nông nghiệp, nhưng chủ yếu làm mướn, cả nông nghiệp và ngoài nông nghiệp, kiếm được việc gì thì làm thôi. TLN dân xã Phước Long, Phước Long, Bạc Liêu Tác động 2: Gia tăng sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nhờ phát triển nông nghiệp, giao thông thuận lợi, giảm chi phí vận chuyển và gia tăng thu nhập, mức sống. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp dưới tác động của dự án như phân tích ở trên làm tăng mạnh diện tích lúa 3 vụ, diện tích kết hợp lúa-cá, lúa-tôm..., trồng cây ăn trái năng suất cao... sẽ làm tăng nhu cầu vật tư, dịch vụ nông nghiệp, chế biến, vận chuyển, thương mại... Điều đó sẽ tạo cơ hội để phát triển các hoạt động phi nông nghiệp phục vụ cho sự gia tăng sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, các hoạt động kinh tế gia tăng sẽ tạo nhiều việc làm, gia tăng thu nhập cho các hộ dân dẫn đến thúc đẩy các ngành dịch vụ phục vụ đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng và kích thích tiêu dùng. Tác động 3: Đi lại và vận chuyển hàng hóa thuận lợi nhờ nâng cấp thủy lợi và cầu đường. Hệ thống giao thông của vùng dự án chưa thuận lợi cả về đường thủy lẫn đường bộ tại nhiều địa phương. Hai phần năm hộ được phỏng vấn cho rằng giao thông đường bộ không thuận lợi, 18,4% đánh giá đường thủy cũng có tình trạng như thế. Nhu cầu cải tạo nâng cấp, xây dựng mới giao thông thủy tại địa phương được trên ba phần tư (75,4%) hộ đề xuất. Giao thông phục vụ sản xuất vẫn còn những bất cập, xe tải trọng lớn chưa lưu thông được. Giao thông đường thủy vẫn là chủ yếu trong phục vụ sản xuất, vận tải bằng tàu bè là chính. Đường bộ thì hơi hẹp, không có tác dụng phục vụ sản xuất mấy. Nói chung là cũng phải nâng cấp cải tạo. Nếu bắc cầu mới cho xe lớn chạy chuyên chở phục vụ sản xuất thì rất tốt TLN dân xã Long Hưng- Mỹ Tú- Sóc Trăng Từ ấp Phước Hậu lên trung tâm UBND xa chừng 8 km, đường khó đi như ông đã vừa đi. Từ đây lên chợ vùng cũng phải 3km. Do đi lại khó khăn, nên bà con làm được gì khó mang đi bán. Khi kênh rạch cạn càng khó khăn hơn. Bà con bán lúa, tôm tại nhà, tư thương đi ghe vào mua nên thường bị ép giá. TLN dân xã Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Biểu đồ 22: Đánh giá về hệ thống giao thông đường thủy theo tiểu vùng Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, Dự án sẽ xây dựng khoảng 72 cây cầu ở 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, hơn 76 km đường bộ và đường thủy nội đồng ở Bắc Vàm Nao... Hệ thống kênh mương được nạo vét, nâng cấp vừa phục vụ tưới tiêu, vừa thúc đẩy giao thông đường thủy. Nhiều công trình được người dân đánh giá sẽ có tác động tích cực đến vận chuyển hàng hóa thuận tiện và an toàn giao thông. Tuy nhiên, việc thực hiện dự án tại địa phương sẽ gây ra một số vấn đề như xây dựng cầu mới tại những nơi người dân đã đóng tiền và thực hiện xây dựng cầu nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết về đi lại; cản trở đi lại trong thời gian thi công; hoặc ảnh hưởng đến các chợ buôn bán bên cạnh cầu khi mở rộng cầu. Dự án của NHTG trước kia đã không xây lại các cây cầu bị phá dỡ để phục vụ nạo vét kênh. Do bức xúc về nhu cầu đi lại, người dân không thể chờ đợi lâu hơn nữa nên đã cùng với chính quyền địa phương đóng góp vốn và sức dân xây lại một số cây cầu trong số hàng loạt cầu bị phá dỡ. Phần lớn các cây cầu này có tổng kinh phí đầu tư không lớn nên chưa đạt chuẩn. Đề nghị dự án xây cầu mới của cần xem xét kỹ vấn đề này. PVS lãnh đạo xã Phú Mỹ - huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng Chúng tôi hy vọng tới đây việc đi lại sẽ thuận lợi hơn, đường sá sẽ thông thoáng hơn. Hiện nay đi lại rất khó khăn, nhất là vào mùa mưa. TLN dân xã Hòa Thuận - Giồng Riềng - Tỉnh Kiên Giang Tác động 4: Gia tăng mức sống nhờ tăng cường sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và phi nông nghiệp. Nhiều người trong vùng dự án đánh giá cao tác động của dự án đến sự phát triển nông nghiệp cũng như phát triển sản xuất kinh doanh dẫn đến nâng cao đời sống của người dân. Giao thông đường bộ sau khi dự án hoàn thành sẽ trở nên tốt hơn. Đường giao thông liên xã, liên ấp khá thuận tiện, phục vụ đi lại tối thiểu của người dân. Đường liên ấp chưa to, cầu qua các con kênh còn nhỏ nên chưa có tác dụng phục vụ sản xuất. Vì vậy, cải tạo và xây dựng hệ thống đường giao thông phù hợp tình hình phát triển của nông thôn mới là nhu cầu cấp thiết của người dân trong xã. PVS lãnh đạo xã Phú Mỹ - huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng Tác động 5: Tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục và y tế nhờ đi lại thuận tiện từ nâng cấp hệ thống thủy lợi và cầu đường. Trong ấp Ba Râu thì đi học khó khăn, đường xấu lắm. Trẻ con lội bộ khá xa, đôi khi phải đón quá giang. Nói chung điều kiện đi học trong đó là chưa thuận lợi. Mỗi khi dự án về chúng tôi mừng chứ. Chưa có cầu con cái đi ghe xa, khổ lắm. Nếu có cầu đi gần sướng hơn. TLN dân ấp An Tập, ấp Giòng Chùa - xã An Hiệp – Châu Thành- Sóc Trăng Ấp có 1 trường tiểu học, 1 trường mầm non, còn trường cấp 2 nằm trên ấp Phú Tân, từ trung tâm ấp này đi sang trường học cũng phải 2,5 – 3km. Trường cấp 3 nằm ở thị trấn Ngang Dừa. Từ ấp đi học 9km, ấp Kè đi học cấp 3 xa nhất, 12km. Vì thế, những hộ gia đình ở xa con em bỏ học cũng nhiều, do đi lại khó khăn. Trạm y tế xã cũng nằm trên ấp Phú Tân (cách ấp 3km). Về điện, ấp vẫn còn 15% hộ chưa có điện, do ở xa, rải rác, khó cắm cột kéo dây… PVS cán bộ xã Ninh Qưới, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Trên ấp có 1 trường tiểu học (cấp 1), không có cấp 2. Số học sinh tiểu học bỏ học tôi không biết, nhưng đến cấp 2 thì bỏ nhiều, vì phải đi học xa 3 – 4km, đường lại khó đi. PVS nam xã Ninh Qưới, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu Ốm đau ở đây tiếp cận dịch vụ y tế hơi khó. Đường xá đi lại còn khó khăn, xa quá trời luôn. Cầu nhỏ, đường nhỏ, ô tô không vào được. TLN thị trấn Châu Hưng – Vính Lợi - Bạc Liêu Những khó khăn nêu trên về đường xá đi lại là một cản trở không nhỏ đến việc đi học, hay chăm sóc sức khỏe người dân ở vùng dự án, đặc biệt đối với trẻ em nghèo, khi thiếu phương tiện đi lại phù hợp. Dự án kết hợp cải tạo nâng cấp hệ thống thủy lợi và giao thông nông thôn là đáp ứng một phần nhu cầu cấp thiết của cộng đồng về giáo dục hay chăm sóc sức khỏe, trong đó mang lại lợi ích thiết thực cho trẻ em. 4.2 Tăng cường tiếp cận đến nước sạch và vệ sinh nhờ dự án cung cấp nước sạch Phần vốn vật chất đã trình bày về tình trạng sử dụng nước sạch của vùng dự án và nhu cầu cộng đồng về nứơc sạch. Kết quả thảo luận nhóm dân cũng cho thấy tình trạng khó khăn về nước sạch ở các xã vùng dự án. Bà con ở đây dùng nước giếng khoan và nước kênh rạch hết đó. Nước máy ở đây nói đến làm chi. TLN dân ấp Chà Bang 2- xã Châu Hưng A- Vình Lợi – Bạc Liêu Cả xã có 01 nhà máy nước nhỏ, không đủ cung cấp cho dân. Chủ yếu người dân dùng nước giếng khoan, nước mưa, tắm giặt thì dùng nước kênh rạch. TLN xã Phú Mỹ - huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng Nước ở đây thì không tiện để sài. Dùng nước mưa với nước kênh rạch thôi chớ tính sao. Nhà tui dùng chung nước giếng khoan của ông già. Ở đây chưa có ai có nước máy. TLN dân ấp An Tập, ấp Giòng Chùa - xã An Hiệp – Châu Thành- Sóc Trăng Đối với các dự án nước sạch đã triển khai tại đây có vấn đề về giá bán nước cao so với thu nhập người dân, đặc biệt các hộ thu nhập thấp. Trong điều kiện tập quán sử dụng nước kênh rạch còn khá phổ biến, thì giá bán nước có thể là trở ngại đáng kể đối với hiệu quả các dự án nước sạch. Vì thế, nên có đánh giá nghiêm túc về hiệu quả kinh tế dự án nước sạch cũng như phải kết hợp các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi hành vi sử dụng nước trong cộng đồng. Toàn xã có 04 nhà máy nước qui mô nhỏ nhưng dân cũng chưa sử dụng hết. Giá nước 2.500đ/m3 là mắc và dân chủ yếu sử dụng nước sạch để ăn uống. Tắm giặt và các nhu cầu khác được sử dụng bằng nước kênh rạch. Tỷ lệ sử dụng nước sạch là 42% so với qui định của chính phủ là phải đạt 75% TLN dân xã Long Hưng- Mỹ Tú- Sóc Trăng ... Nước sạch có nhưng hơi mắc. Khoan giếng đầu tư chút đỉnh ban đầu mà dùng thoải mái nên không có mua nước sạch.... Ai chẳng muốn có nước sạch, nhưng không phải ai cũng trả nổi tiền. Nói chung là nước sạch thì phải có tiền, mức sống cao. TLN dân xã Phú Mỹ- Mỹ Tú- Sóc Trăng Nước sạch ai mà không thích. Tùy theo dân thôi, có khi nhiều người thích dùng giếng khoan với nước mưa hơn vì kinh tế hơn. TLN dân ấp Nhà Thờ - thị trấn Châu Hưng – Vính Lợi - Bạc Liêu Nước sạch là vấn đề cấp thiết của vùng dự án và nhu cầu của cộng đồng về sử dụng nước sạch là rất lớn. Hai phần ba hộ chưa có nứơc sạch mong muốn đựoc sử dụng loại nước này, trong đó tiểu vùng OM-XN là cao nhất (82,4%), còn Cà Mau là thấp nhất-45,5%. Tuy nhiên, dường như mức độ đầu tư cho nước sạch của dự án tại 2 tiểu vùng là ngược lại Trong dự án, 59 hệ thống nước sạch dự kiến được xây mới hay nâng cấp, khoảng 90.000 hộ sẽ được sử dụng nước từ các hệ thống này. Với số nhân khẩu bình quân hộ trong mẫu khảo sát là 4,4 người, thì khoảng trên 400 ngàn người được hưởng lợi từ dự án nước sạch. Cà Mau được hưởng lợi nhiều nhất từ dự án với trên 60 ngàn hộ, nhưng theo số liệu khảo sát thì vấn đề nước sạch tại khu vực dự án của tỉnh này lại không trầm trọng như các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang An Giang và Sóc Trăng. Cà Mau chỉ có 0,3% hộ dùng nước ao hồ sông suối, kênh mương làm nước ăn uống mùa khô, trong khi chỉ số này lên tới gần một nửa số hộ ở Kiên Giang, 27,0% ở Hậu Giang... Nhưng dự án lại dành cho 2 tỉnh có vấn đề nước sạch trầm trọng nhất khá ít hộ hưởng lợi so với Cà Mau. Trong khi đó, 88,3% và 82,3% hộ chưa được dùng nứơc sạch của 2 tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang mong muốn được sử dụng loại nước này. Có thể các dự án nước sạch đã được tính toán đầu tư dựa trên các cơ sở kinh tế, kỹ thuật, tự nhiên và xã hội khác. Tuy nhiên, từ kết quả khảo sát có sự tham gia của cộng đồng, chúng tôi đề xuất rằng nên bổ sung và đầu tư mạnh mẽ hơn cho các địa phương Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu-nơi có vấn đề nước sạch trầm trọng. Bảng 82: Tình hình sử dụng nguồn nước ăn uống và dự án nước sạch tại các tỉnh Tình hình sử dụng nguồn nước ăn uống mùa khô Hoạt động dự án Nước máy riêng Giếng khoan, nước mưa Ao, hồ, sông, kênh Số hệ thống nước được xây dựng, nâng cấp Số hộ dân hưởng lợi Tổngtheo mẫu (%) 14,6 62,6 16,3 Theo tỉnh dự án (%) An Giang 49,5 15,1 18,8 15 15.455 Kiên Giang 4,3 47,0 46,4 22 14.838 Hậu Giang 19,3 51,6 27,0 8 18.788 Cần Thơ 26,9 53,8 9,5 20 15.133 Bạc Liêu 0,5 93,1 1,7 22 19.741 Sóc Trăng 18,2 43,2 13,6 17 14.321 Cà Mau 2,0 92,0 0,3 37 60.250 4.3 Sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu Có 1.204 hộ được khảo sát đã sử dụng phân bón để canh tác trong 2 năm qua, trong đó chỉ có 16 hộ không dùng phân hóa học. Mức độ sử dụng phân hóa học trung bình là 53,3 kg/công đất (1.000m2). Số lượng hộ dùng thuốc trừ sâu là 1.501 hộ và dùng với liều lượng trung bình là 160,5 ml/công đất. Đánh giá về tình hình sâu bệnh hại cây trồng có chiều hướng như cũ hay xấu đi nhiều hơn có hai phần ba số hộ cho là như cũ, 17,1% nói tăng lên, trong khi chỉ 12,1% cho là giảm đi. Mặt khác khi dự án cung cấp nhiều nước hơn, một tỷ lệ lớn hộ dự kiến sẽ tăng diện tích lúa lên 3 vụ. Điều này có thể sẽ làm gia tăng việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu. Vì vậy, cần áp dụng các mô hình sản xuất thân thiện với môi trường như sử dụng các lọai giống cây trồng có khả năng kháng bệnh cao, áp dụng phương thức phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, thay đổi cơ cấu cây trồng... để hạn chế việc gia tăng sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu trong vùng dự án, tránh ô nhiễm môi trường. 4.4 Tác động thu hồi đất và tái định cư Kết quả kiểm đếm sơ bộ các thiệt hại do tác động thu hồi đất đến người dân của 5 tiểu dự án thực hiện trong năm thứ nhất cho thấy có khoảng 4.700 hộ với 22.065 người sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có 230 hộ DTTS. Tổng diện tích đất bị thu hồi vĩnh viễn là 48,98 ha, trong đó có 39,65 ha đất sản xuất và 9,43ha đất ở. Tổng diện tích đất mất tạm thời là 30,43 ha, trong đó đất sản xuất là 26,56ha và đất ở là 3,87ha. Các tỉnh bị thu hồi nhiều đất nhất là An Giang, Bạc Liêu và Hậu Giang. Bảng 83: Đánh giá sơ bộ tác động của dự án đến các hộ dân và tài sản của họ Địa phương Hộ BAH Số hộ Số người Hộ Khơ Me Hộ DTTS khác Hộ dễ bị tổn thương Diện tích mất đất vĩnh viễn Diện tích mất đất tạm thời Tổng (m2) Đất ở Đất sản xuất Đất khác Tổng (m2) Đất ở Đất sản xuất 1. TDA Kiên Giang 116 561 0 0 2 10.860 1.390 9.470 0 14.140 1.550 12.590 2. TDA An Giang: 1.456 6.886 2 8 211.523 2.555 208.968 57.929 2.921 55.008 Nạo vét kênh mương 1.231 5.931 2 6 198.203 2.080 196.123 51.120 745 50.375 Kiên cố hóa mặt đê 127 554 2 9.295 135 9.160 4.121 1.286 2.835 Nâng cấp các cống 98 401 4.025 340 3.685 2.688 890 1.798 3. TDA Sóc Trăng 133 606 64 1 25 14.572 3.960 10.612 0 15.391 2.951 12.440 4. TDA Cần Thơ 294 1.433 0 0 8 24004 3.886 19.700 418 20.060 1.180 18.880 5. TDA Hậu Giang: 1791 8195 24 12 40 53076,8 12585 41908,8 0 99936 19423 80513 Xây dựng kè tuyến kênh Xà No 1531 7090 23 2 26 4411 2063 3765 0 55293 7093 46610 Xây dựng Cầu Nước Đục 12 59 0 0 - 1551,8 215 1336,8 0 213 0 213 Xây dựng cống 248 1046 1 10 14 47114 10307 36807 0 46020 12330 33690 6. TDA Bạc Liêu: 909 4.384 125 0 74 175.793 69.982 105.811 0 96.863 10.713 86.150 Đông Nàng Rền 867 4.204 124 0 71 171.653 68.892 102.761 0 89.908 10.538 79.370 Cầu trên kênh cấp 2 42 180 1 0 3 4.140 1.090 3.050 0 6.955 175 6.780 7. TDA Cà Mau 1.000 4.400 Tất cả các TDA 5.699 26.465 213 15 157 489.829 94.358 396.470 418 304.319 38.738 265.581 Để giảm thiểu các tác động thu hồi đất, trong quá trình thiết kế chi tiết, Tư vấn thiết kế cần tham vấn cộng đồng địa phương để tìm các biện pháp giảm thiểu việc thu hồi đất và các tác động bất lợi khác đến người dân. Mặt khác, một Khung chính sách tái định cư và Khung chính sách DTTS cho toàn dự án và một Kế hoạch hành động tái định cư và Kế hoạch phát triển DTTS cho mỗi tiểu dự án đã được chuẩn bị để đảm bảo mọi thiệt hại của người bị ảnh hưởng do dự án gây ra đều được bồi thường thỏa đáng. Phần V. Kết luận và đề xuất 1. Kết luận Nguồn lực sinh kế của cộng đồng và hoạt động sinh kế của họ. Tình trạng phân bố không đồng đều các nguồn vốn tài nguyên, vốn vật chất, vốn tài chính trong các nhóm xã hội là một nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế và công bằng xã hội vùng dự án. Điều đó cũng ảnh hưởng và chi phối hoạt động sinh kế của các hộ gia đình thuộc các nhóm xã hội khác nhau. Hoạt động sinh kế linh hoạt và khá hiệu quả của nhiều hộ gia đình trong các nhóm yếu thế cho thấy, nếu được hỗ trợ tích cực và phù hợp, họ có nhiều cơ hội thoát nghèo thành công và nâng cao mức sống của mình. Hai nguồn lực sinh kế chủ yếu của cộng đồng vùng dự án là nhân lực và đất đai nông nghiệp. Dự án phát triển hệ thống thủy lợi và giao thông nông thôn vùng ĐBSCL (WB6) sẽ tạo cơ hội cho việc phát huy lợi thế hai nguồn lực sinh kế nói trên, mở rộng sản xuất nông nghiệp, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân. Qui mô nhân khẩu vùng dự án cao hơn mức trung bình của vùng ĐBSCL và lao động bình quân hộ lớn (hơn 3,0 lao động/hộ). Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển kinh tế nhưng cũng là thách thức lớn về vấn đề giải quyết việc làm ở vùng dự án. Lao động vùng dự án có trình độ học vấn thấp, chủ yếu làm nông nghiệp. Thanh niên có thể di cư lên các thành phố để làm việc trong các khu công nghiệp, xây dựng, giúp việc... Phụ nữ vùng dự án nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung có tỷ lệ tham gia lao động thấp hơn các vùng khác trong cả nước. Dự án phát triển hệ thống thủy lợi và giao thông nông thôn sẽ tạo ra cơ hội tăng vụ, mở rộng nghề thủy sản làm tăng nhu cầu lao động nông nghiệp ở địa phương, phù hợp với năng lực của phụ nữ. Mặt khác, khi nông nghiệp tăng trưởng cũng tạo thêm nhiều cơ hội phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực này. Giao thông nông thôn được nâng cấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lao động di chuyển mùa vụ, tìm kiếm việc làm (khi một bộ phận lớn là lao động làm thuê như là nghề chính hay nghề phụ). Trong tổng số 2.000 hộ điều tra, 69,6% số hộ hiện đang sử dụng đất sản xuất (các loại đất nông, lâm nghiệp, đất khác), 25,9% hộ có ao hồ, mặt nước để nuôi trồng thủy sản. 96,9% hộ trong mẫu khảo sát có đất vườn, đất thổ cư có thể làm nhà ở và trồng rau màu, cây ăn trái. Các nhóm thu nhập không có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ hộ có đất sản xuất, nhóm thu nhập dưới trung bình có tỷ lệ này thấp nhất 61,6%, so với 72,0% của nhóm nghèo nhất và 74,9% của nhóm giầu nhất. Ngay cả diện tích bình quân đầu người đất sản xuất cũng không có chênh lệch đáng kể giữa 4 nhóm thu nhập (trừ nhóm giầu nhất). Diện tích đất bình quân đầu người trong vùng dự án là 2,19 công đối với đất sản xuất, Như vậy trung bình một hộ cũng có khoảng xấp xỉ 1 ha đất sản xuất. Ao hồ mặt nước có chỉ số bình quân người là 2,42 công. Đất thổ cư có diện tích bình quân đầu người 279 m2. Tổng diện đất bình quân đầu người vùng dự án là 2,44 công. Chất lượng đất là vấn đề quan trọng, mà một biểu hiện của nó là được thủy lợi hóa hay khả năng tăng vụ. Vùng dự án có 42,2% đất lúa 2 vụ và 10,1% đất 1 vụ. Nhìn chung tỷ lệ đất nông nghiệp được thủy lợi hóa là rất thấp. Chỉ 11,7% hộ gia đình có đất canh tác được thủy lợi hóa, trong đó 5,4% là các mảnh ruộng dưới 5 công và 3,5% là ruộng trên 10 công. Nhóm DTTS có tình hình đất đai gần tương tự với nhóm dân tộc Kinh. Như vậy khả năng tăng vụ cao khi đất được thủy lợi hóa. Trên ba phần năm hộ, kể cả các nhóm yếu thế, nêu lên nhu cầu cấp thiết của hoạt động cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống thủy lợi. Dự án đã được xây dựng dựa trên cơ sở đất canh tác của vùng dự án có mức độ thủy lợi hóa rất thấp, trong khi có đến hơn 2/3 số hộ khảo sát đang sở hữu trung bình gần một hecta đất sản xuất, chủ yếu là đất 1, 2 vụ lúa và 1 phần tư số hộ sở hữu diện tích mặt nước. Dự án sẽ đáp ứng nhu cầu hết sức cấp thiết của cộng đồng về nước tưới. Điều đó làm cho lợi thế đất đai của họ tăng thêm khả năng sinh lợi, phục vụ lợi ích của mọi nhóm xã hội, kể cả các nhóm yếu thế. Vấn đề nước sạch và vệ sinh Hợp phần nước sạch sẽ mang lại lợi ích cho trên 400 ngàn người trong vùng dự án. Tuy nhiên dường như sự phân bố đầu tư dự án nước sạch chưa thực sự phù hợp với nhu cầu cấp thiết về nước sạch của mỗi địa phương. Cà Mau được hưởng lợi nhiều nhất từ dự án với trên 60 ngàn hộ, nhưng theo số liệu khảo sát thì vấn đề nước sạch tại khu vực dự án của tỉnh này lại không trầm trọng như các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng hay Bạc Liêu. Điều này có thể dẫn đến những khó khăn trong việc lắp đặt, vận hành và thu phí sử dụng nước ở Cà Mau và khả năng đáp ứng nhu cầu của người dân ở các tỉnh còn lại. Vấn đề nước hợp vệ sinh ở vùng dự án là cấp thiết nhằm nâng cao tỷ lệ hộ được sử dụng và lọai trừ hẳn việc sử dụng nước sông suối, ao hồ làm nước ăn, trong đó các tiểu vùng OM-XN và Bắc Vàm Nao, những tỉnh An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng và đặc biệt là Kiên Giang-có bộ phận lớn dân cư dùng nguồn nước mất vệ sinh này làm nước ăn. Vì vậy, cần đầu tư mạnh mẽ hơn cho việc cung cấp nước sạch tại những địa phương có vấn đề nước sạch trầm trọng nói trên. Hợp phần nước sạch nông thôn của Dự án có thể đáp ứng phần nào nhu cầu cấp thiết của các cộng đồng, trong đó nhóm DTTS chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, đang tồn tại hiện tượng người dân ở một số khu vực có hệ thống nước máy nhưng không sử dụng hay sử dụng rất hạn chế do phí sử dụng nước quá cao so với thu nhập của họ. Vì vậy, việc tính toán giá bán nước phù hợp với khả năng chi trả của nông dân, đặc biệt ngừơi thu nhập thấp cần được chú ý ngay từ giai đoạn nghiên cứu khả thi để có thể thu hút được nhiều người sử dụng. Bên cạnh đó cần đưa hoạt động truyền thông như một hợp phần của dự án nước sạch nhằm thay đổi nhận thức và chuyển đổi hành vi sử dụng nước sạch, thay đổi tập quán dùng nước và vệ sinh, cũng như việc chi trả chi phí cho sử dụng nước sạch. Tác động tiềm năng của dự án Dự án sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân, cụ thể là gia tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp nhờ tăng cường thủy lợi hóa, áp dụng giống mới, giảm thiểu rủi ro thiên tai; Gia tăng sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nhờ phát triển nông nghiệp, giao thông thuận lợi, giảm chi phí vận chuyển và gia tăng thu nhập, nâng cao mức sống; Các hoạt động đi lại, vận chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng hơn, việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thuận lợi, giảm chi phí vận chuyển; Tạo thêm nhiều việc làm, đặc biệt đối với các nhóm làm thuê như nghề chính hay nghề phụ, giảm thời gian nông nhàn và góp phần giảm nghèo; Tạo điều kiện thuận lợi nhằm tăng cường khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, giáo dục, đến các hoạt động giải trí của cộng đồng. Tuy nhiên, dự án cũng có những tác động tiêu cực như thu hồi đất của gần 6 ngàn hộ dân với tổng diện tích đất thu hồi vĩnh viễn là gần 50 ha và thu hồi tạm thời hơn 30 ha. Một số hộ sẽ phải di chuyển chỗ ở hay chuyển đổi nghề. Nếu các biện pháp giảm thiểu không được áp dụng hoặc áp dụng không tốt, chẳng hạn bồi thường không thỏa đáng, không hỗ trợ khôi phục sinh kế cho các hộ bị thu hồi đất sẽ dẫn đến nguy cơ một bộ phận người bị ảnh hưởng có thể phải đối mặt với nghèo khổ hay bần cùng hóa. Mặt khác, việc gia tăng sản xuất nông nghiệp như mở rộng diện tích trồng lúa 3 vụ và nuôi trồng thủy sản sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước do tăng nhu cầu sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu. 2. Một số đề xuất Nhìn chung, dự án phát triển hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn, nước sạch có tác động tiềm năng lớn đối với phát triển sản xuất nông nghiệp, tác động lan tỏa sang phát triển phi nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống cộng đồng vùng dự án. Dự án thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực sinh kế chủ yếu của các nhóm xã hội. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính, vật chất của dự án này hay các chương trình, dự án khác vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu thốn chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển và giảm nghèo bền vững. Vì thế cần lồng ghép hàng loạt các dự án, chương trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nhằm tích hợp các nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu trên. Đối với cộng đồng vùng dự án, những nguồn lực sinh kế của các nhóm xã hội còn nhiều yếu kém, thiếu thốn như vốn tài chính, đất đai canh tác, nước tưới tiêu, phương tiện sản xuất, năng lực con người... Vì vậy, việc lồng ghép nhiều chương trình, dự án phát triển trên địa bàn làm gia tăng khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn lực sinh kế của các nhóm xã hội trong cộng đồng, đặc biệt là các nhóm yếu thế. Chẳng hạn, để đối phó với tình trạng bấp bênh trong sản xuất lương thực, thì phát triển hệ thống thủy lợi là cần thiết nhưng không đủ mà cần phải kết hợp với các hoạt động khuyến nông, phòng trừ dịch bệnh, áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ sau thu hoạch, bảo hiểm nông nghiệp, tín dụng, tổ chức chế biến và tiêu thụ... Đây cũng là các giải pháp nhằm đảm bảo tính bền vững của sản xuất nông nghiệp. Vùng dự án nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung vẫn là một trong những vùng kém phát triển so với khu vực kề cận là Đông nam bộ hay so với ĐBSH. Nguyên nhân của tình trạng trì trệ là thiếu sự liên kết vùng. Vì thế cần có sự liên kết không chỉ hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi và giao thông, mà cả các qui hoạch, kế hoạch kinh tế - xã hội. Đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu, thị trường nhiều biến động, sự liên kết càng trở nên cần thiết. Một trong các mục tiêu của sự liên kết là nhằm giải quyết các vấn đề xã hội bức thiết như việc làm, hay phát triển khu vực kinh tế tư nhân như là một động lực chính để phát triển kinh tế vùng. Nhìn chung, nguồn lực con người của vùng dự án và vùng ĐBSCL còn nhiều yếu kém so với các lọai nguồn lực sinh kế khác, có ảnh hưởng trước mắt cũng như lâu dài đến việc giảm nghèo bền vững. Nâng cao nguồn lực con người là nhiệm vụ khó khăn và lâu dài. Những nguồn lực xã hội khác có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nguồn lực con người. Vì vậy, trong dự án cần thiết kế một chương trình nâng cao năng lực cộng đồng, tập trung vào các hoạt động tập huấn gắn liền với các hoạt động sinh kế chính của từng nhóm xã hội và cộng đồng ở từng vùng, cung cấp các khoản tín dụng nhỏ, tạo các quỹ quay vòng để hỗ trợ các hộ thực hiện các mô hình sản xuất thân thiện với môi trường, nhằm đảm bảo an sinh lương thực giảm nghèo và phát triển xã hội bền vững. Đối với dự án, nên xây dựng các hợp phần của dự án dựa trên lựa chọn các nhu cầu ưu tiên của cộng đồng, hạn chế ảnh hưởng bất lợi đến các hộ gia đình khi lựa chọn hướng tuyến hay vị trí các công trình, tiến hành thi công đồng bộ các công trình và đưa ngay vào sử dụng, không làm dàn trải hay từng phần dẫn đến làm giảm hiệu quả của dự án. Mặt khác, cần chú ý giảm thiểu các tác động bất lợi đến các hoạt động kinh tế, sinh hoạt, đi lại, và môi trường trong thời gian thi công. Tăng cường quản lí và giám sát của các bên liên quan, kể cả của người dân quá trình thực hiện dự án, đặc biệt là giám sát việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và khôi phục cuộc sống của người bị ảnh hưởng để đảm bảo mọi người dân đều được hưởng lợi từ dự án. Vì vậy, cần chuẩn bị một Khung chính sách tái định cư, Khung chính sách DTTS cho toàn dự án và Kế hoạch hành động tái định cư, Kế hoạch phát triển DTTS cho từng tiểu dự án. Tài liệu tham khảo VKHXHVN, Phát triển con người Việt nam 1999-2004 Những xu hướng chủ yếu. NXCTQG. 2006 TCTK, Điều tra mức sống hộ gia đình 2008,www.gso.gov.vn TCTK, Niên giám thống kê 2007, 2009, www.gso.gov.vn TCTK, Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009, www.gso.gov.vn Cổng thông tin điện tử các tỉnh ĐBSCL, www.dautumekong.vn Kết quả đánh giá tác động xã hội vùng dự án

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao danh gia tac dong xa hoi Vien XHH.doc
Luận văn liên quan