Báo cáo Hợp phần triển khai kế hoạch bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Vải

Thuộc chương trình : Chương trình tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường tỉnh BR-VT Chuyên đề 1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG SÔNG THỊ VẢI I. TÍNH CHẤT MÔI TRƯỜNG VẬT LÝ: I.1. Đặc điểm khí hậu: I.2. Các đặc điểm chung của chế độ thủy văn: I.3. Mức ngập nước và dòng chảy: II. CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG SÔNG THỊ VẢI: 1. Chất lượng môi trường nước: 2. Một số tính chất hóa học của bùn đáy sông Thị Vải III. MÔI TRƯỜNG SINH HỌC SÔNG THỊ VẢI: 1. Vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm trong nước song khu vực cảng Gò Dầu 2.1. Tổng lượng Coliform 2.2. Các loại nấm 2. Diễn biến hệ thực vật phiêu sinh (TVPS) sông Thị Vải 2.1. Đặc điểm khu hệ thực vật phiêu sinh ở sông Thị Vải 2.2. Diễn biến số lượng TVPS trên sông Thị Vải: 2.3. Diễn biến độ đa dạng của TVPS trên sông Thị Vải 2.4. Nhận xét chung 3. Diễn biến của khu hệ Động vật phiêu sinh và động vật đáy trên sông Thị Vải 3.1 Động vật phiêu sinh 3.2 Phân tích sự phát triển của các loài ưu thế 3.3. Động vật đáy Chuyên đề 2 HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HUYỆN TÂN THÀNH I. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HUYỆN TÂN THÀNH: 1. Thực trạng ngành công nghiệp – TTCN: 2.1. Tình hình tăng trưởng ngành công nghiệp thời kỳ 1996 - 2005: 2.2. Thực trạng phân bố và cơ cấu phân ngành công nghiệp II. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HUYỆN TÂN THÀNH ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020: 1. Đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp huyện Tân Thành: 2. Ý đồ chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh, của Trung ương trên địa bàn: 3. Định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2010, 2015 và 2020 4. Quy hoạch một số ngành công nghiệp chủ yếu: 5. Dịch vụ cảng biển, vận tải: III. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT: 1. Bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển huyện Tân Thành: 2. Quy hoạch sử dụng đất đai: Chuyên đề 3 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT DỌC SÔNG THỊ VẢI I. CÁC DỰ ÁN TRONG CÁC KCN DỌC SÔNG THỊ VẢI: II. CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT NGOÀI KCN: Chuyên đề 4 CÁC NGUỒN THẢI VÀO LƯU VỰC SÔNG THỊ VẢI I. CÁC NGUỒN Ô NHIỄM TỪ CÁC KCN: II. CÁC NGUỒN Ô NHIỄM TỪ NGOÀI CÁC KCN:

doc28 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3319 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hợp phần triển khai kế hoạch bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Vải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG SÔNG THỊ VẢI I. TÍNH CHẤT MÔI TRƯỜNG VẬT LÝ: Nghiên cứu các đặc điểm khí hậu thủy văn, cơ chế ngập, cơ chế vận chuyển nước và vật chất sông Thị Vải là rất quan trọng đối với việc giải thích tình hình diễn biến chất lượng môi trường nước, không khí và nền đáy sông và tìm biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường sông Thị Vải. Sông Thị vải dài khoảng 76 km, chiều rộng trung bình 400 - 650 m, độ sâu trung bình 22 m, nơi sâu nhất 60 m. Cả lưu vực sông với địa hình trũng thấp tạo thành khu chứa nước mặn rộng lớn khi triều cường. Vì thế, sông Thị Vải mang tính của một vũng biển hay một phần vịnh Gành Rái ăn sâu vào nội địa. Biên độ triều rất cao, khoảng 492 cm, lưu tốc dòng chảy trung bình từ 50 - 100 cm/s, cực đại là 133 cm/s. Sông Thị Vải chịu tác động lớn của thủy triều từ biển nên có ảnh hưởng rất lớn tới sự vận chuyển của chất thải. Chế độ thủy triều: Triều lên lúc 4 - 9h sáng và 16 - 23h đêm, triều xuống lúc 9 - 16h và 23 - 4h sáng hôm sau. Mực nước sông trung bình thay đổi từ 39 - 35 cm. Mực nước cao nhất đã quan trắc được là +180 cm, mực nước thấp nhất là - 329 cm. Giá trị trung bình của độ lớn thủy triều là 310 cm, độ lớn thủy triều lớn nhất là 465cm và độ lớn thủy triều nhỏ nhất là 141cm. Lưu lượng nước cực đại pha triều rút là 3.400m3/s. Lưu lượng nước cực đại pha triều lên là 2.300m3/s. Lưu lượng nước mùa khô là 200m3/s thấp nhất 40 -50m3/s. Lưu lượng nước mùa mưa 350 - 400 m3/s. Tốc độ dòng chảy lớn nhất có thể đạt tới 150 cm/s. Sông Thị Vải xuất phát từ Long Thành (Đồng Nai) chảy qua huyện Tân Thành (Bà Rịa-Vũng Tàu) trước khi đổ ra biển Đông qua vịnh Gành Rái. Ở phía hạ lưu sông có các nhánh nối liền với hệ thống sông Sài Gòn, sông Đồng Nai. Lưu vực sông Thị Vải là nguồn tiếp nhận nước thải từ các khu công nghiệp Gò Dầu, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Cái Mép. I.1. Đặc điểm khí hậu: Môi trường sông Thị Vải hình thành và phát triển trên nền tảng các điều kiện tự nhiên nhất định trong đó có khí hậu. Sông Thị Vải nằm trong vùng chí tuyến Bắc, có vị trí địa lý 10029’ vĩ độ Bắc và 107010’ kinh độ Đông, khí hậu mang tính khí hậu ven biển với 2 mùa gió hàng năm. Cơ chế gió trong mùa gió mùa Đông Bắc luôn tạo ra dòng giáng từ trên xuống và có thể chuyển tải không khí từ phía Bắc xuống. Do vậy, việc quy họach các KCN có thải nhiều chất ô nhiễm không khí cần lưu ý đến đặc điểm này trong mùa gió Tây Nam cũng đồng thời là mùa mưa của khu vực này. Ngòai ra nó còn chịu tác động của gió Briz (gió đất – biển, có chu kỳ là một ngày). I.2. Các đặc điểm chung của chế độ thủy văn: Sông Thị Vải không giống bất kỳ con sông nào ở Nam bộ Việt Nam. Đặc điểm thủy văn của nó có những nét hòan tòan riêng biệt như sau: 1. Sông Thị Vải có nguồn gốc là một vịnh biển hẹp: Dựa vào số liệu bình độ tỷ lệ 1:100000 (Công ty tư vấn giao thông phía Nam đo đạc năm 1990, 1994) và các số liệu do Viện sinh học Nhiệt đới đo đạc vào năm 1997, phần sông ở gần cửa Cái Mép khá sâu (độ sâu lớn nhất đạt đến 55m tại ngã ba sông Gò Gia – Cái Mép – Thị Vải). Đáy sông có độ dốc lớn. Độ sâu sông này giảm dần khi tiến lên hướng Bắc. Khi đạt đến ngã ba Đồng Kho – Thị Vải, độ sâu chỉ còn khỏang từ 9-10 m. Tuy nhiên, đôi khi độ sâu tăng lên và giảm xuống rất đột ngột. Với địa hình như vậy, chế độ vận chuyển của nước và vật chất tại đây càng trở nên phức tạp. 2. Sông Thị Vải là một hệ thống tương đối biệt lập nhờ các giáp nước và nối với Vịnh Gành Rái. Vịnh này là một vùng biển nông và tương đối khép kín. Đường bờ sông Thị Vải khá quanh co. 3. Đáy sông là sét rắn lẫn san hô chết và ít bùn so với các sông rạch của huyện Cần Giờ thuộc hạ du sông Đồng Nai bên cạnh. 4. Theo số liệu khảo sát sông Thị Vải trong 30 năm qua, lòng sông Thị Vải ít thay đổi. 5. Sông Thị Vải rộng khỏang 40-600 m. Bờ phải của phần phía Bắc sông Thị Vải là khu chứa nước rộng lớn. Càng đi vào sâu, dòng sông càng trở nên phước tạp với vô số các cù lao và bãi cạn. 6. Sông Thị Vải có phần thượng nguồn rất nhỏ bé và có thể coi nói là một sông cụt nếu so sánh phần ảnh hưởng của thượng nguồn này với ảnh hưởng của phần hạ nguồn. 7. Sông Thị Vải không có các mùa kiệt và mùa lũ tương ứng với hai mùa khô và mùa mưa như các sông khác trong vùng Nam Bộ. Ở đây chỉ có thể các cơn lũ quét nhỏ, thời gian ngắn hay sự ngập úng do mưa lớn tại chỗ, nhưng tuyệt đối không có lũ dài ngày do nước từ thượng nguồn đổ về. 8. Mùa triều kiệt (tháng 6 và tháng 7) và mùa triều cường (tháng 11 và tháng 12) trên thềm lục địa Nam bộ đồng thời cũng là mùa nước cường và nước kém trong sông Thị Vải. Đó là thực tế về tính chất vật lý đặc biệt quan trọng đối với việc tiếp cận và nghiên cứu chế độ thủy văn sông Thị Vải. 9. Chế độ vận chuyển của nước và vật chất trong sông Thị Vải chủ yếu chịu sự chi phối của thủy triều biển Đông thông quan vịnh Gành Rái. Triều trong sông Thị Vải có cường suất lớn nhưng lại là bán nhật triều không đều, nên dòng chảy trong số có đến 4 lần đổi triều trong một ngày. Vì vậy, chất lượng nước phía sâu trong vùng Thị Vải rất khó được đổi mới. Đó là nét đặc biệt cần phải nghiên cứu chi tiết. Phần phía trong cảng Gò Dầu tương tự như hồ nước mặn lớn và gần biệt lập. Chất ô nhiễm từ biển khó xâm nhập vào và ngược lại, các chất ô nhiễm thải từ các KCN vào sông Thị Vải khó thóat ra ngòai biển để có thể pha lõang làm cho sông Thị Vải như một ao tù chứa nhiều chất ô nhiễm. Với nền tảng địa hình, cấu trúc lưu vực và vị trí đặc biệt của sông Thị Vải như nêu ở trên, nên thủy triều là cơ chế động lực quan trọng bậc nhất trong số các yếu tố thủy văn của sông Thị Vải. Nó có vai trò quyết định đối với quá trình trao đổi vật chất trong các thủy vực thuộc sông Thị Vải. Có thể nói, đối với sông Thị Vải, ảnh hưởng của thủy triều cũng chính là ảnh hưởng của chế độ thủy văn nói chung đối với diễn biến môi trường tại khu vực này. Ảnh hưởng này thể hiện ở ba cơ chế chính: cơ chế ngập nước và cơ chế vận chuyển của nước và vật chất theo pha triều. Khống chế và làm chủ được hai quá trình này, chúng ta mới có thể hình thành các phương án cải thiện chất lượng môi trường của chính nó. I.3. Mức ngập nước và dòng chảy: Căn cứ vào các đề tài nghiên cứu về sông Thị Vải, các dữ liệu đo đạc và biên hội từ nhiều nguồn khác nhau, cho thấy: 1. Số liệu thực đo: Kết quả phân tích 2 chuỗi số liệu mực nước giờ dài ngày tại hai vị trí quan trọng là trạm mực nứơc Gò Dầu (cảng Gò Dầu) dài 12 tháng (đầu tháng 8/1998 đến cuối tháng 7/1989) và trạm Bến Đình (Vũng Tàu) dài 14 năm liên tục (1981 -1995) như sau: Mực nước trung bình ngày tại hai trạm luôn biến thiên theo thời gian quanh năm tương tự nhau (hình 2). Đối với sông Thị Vải, yếu tố thủy triều đã che lấp hòan tòan hiệu ứng ngập nước do mưa và do nước từ thượng nguồn. Mức ngập nước tại đây được hiểu là mức ngập triều thuần túy, chế độ ngập phụ thuộc, tính chất bán nhật triều không đều. Trong một tháng có hai thời kỳ triều cường và hai thời ký triều kém và các thời kỳ này kéo dài khỏang 5 ngày liên tiếp. Hàng ngày có 2 chân triều: một chân triều thấp, một chân triều cao; một đỉnh triều cao và một đỉnh triều thấp xen kẽ giữa hai chân triều. Độ lớn dao động mực nước trong ngày triều cường có thể đạt tới 400 cm, cường suất các cưỡng bức của thủy triều về phía biển đối với sông Thị Vải trong thời kỳ này là rất lớn. Ngược lại vào các ngày triều kém độ dao động mực nước chỉ bằng từ 1/3 – 2/3 thời kỳ triều cường. Độ lớn của triều vào những ngày chuyển tiếp vào khỏang 250 – 300 cm. Theo kết quả nghiên cứu của đề tài “Đánh giá ô nhiễm môi trường hạ lưu sông Thị Vải, vùng rừng ngập mặn và đề xuất phương án quản lý môi trường” do Phân viện Sinh thái – Tài nguyên và Môi trường thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới thực hiện vào năm 1998, số liệu tần suất thời gian ngập nước cho các lọai địa hình từ nhỏ hơn -295cm đến +155cm với các chỉ số suất đảm bảo thời gian ngập (%), số giờ trung bình bị ngập hàng ngày và tích cho cả năm suối dọc sông Thị Vải. Các giá trị này cho phép ứng dụng trong quy họach mặt bằng, lập quy trình cấp thóat nước, quy họach vị trí đổ chất thải ra sông và lập chương trình dự báo mực nước giờ cho sông giúp cho việc chọn thời điểm đổ chất thải vào sông. 2. Số liệu tính tóan: Các phương pháp tính tóan cho thấy: Biên độ dao động mực nước triều tăng dọc sông (hình 3 – theo hướng từ cửa sông vào). Đây là hiện tượng lạ của một con sông, nhưng lại rất phổ biến đối với các vịnh dài và hẹp với phần cửa hướng dọc phương truyền triều. Điều này giúp khẳng định sông Thị Vải có tính chất của một vịnh biển hẹp hơn là một con sông. Thậm chí phần bên trong (phần thuộc tỉnh Đồng Nai) từ ngã ba tắt Nha Phương trở vàp có tính chất của một hồ chứa nước mặn hơn là sông: hiện tượng nước dền nhưng chảy yếu tại đây nói lên điều này. Khác với mực nước, trị số vận tốc dòng chảy tiết giảm rất nhanh dọc theo sông. Ở cuối sông Thị Vải trị số vận tốc chỉ bằng ½ trị số vận tốc tại cửa sông (20 – 30 cm/s so với 80 – 100 cm/s) (hình 3-4). Do sông Thị Vải khá sâu nên sự chênh lệch pha giữa hai đầu đọan sông (dài 28km) là không đáng kể, nhỏ hơn 1,7 giờ. Vùng nước từ cảng Phú Mỹ trở ra cửa Cái Mép có từ 4-8 giờ có trị số vận tốc dòng chảy vượt ngưỡng 50 cm/s. Do có cường suất dòng chảy mạnh, tại đây nước lưu thông khá tốt. Chất lượng nước được thay đổi thường xuyên, ít gây lắng đọng. Ngược lại phần cuối sông Thị Vải, phía trên tắt Nha Phương phần lớn thời gian trong ngày vận tốc dòng chảy có trị số nhỏ hơn 50 cm/s, dễ lắng đọng và tích tu chất ô nhiễm. Thêm vào đó, trong một ngày dòng chảy trong sông thay đổi đến 4 lần đổi chiều, làm cho chất lượng nước lại càng khó đổi mới và pha lõang các chất ô nhiễm (hình 5-8). II. CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG SÔNG THỊ VẢI: 1. Chất lượng môi trường nước: Hiện nay, nước sông Thị Vải đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất lơ lửng, mùi hôi và vi khuẩn. Nguyên nhân chủ yếu do nước thải công nghiệp của các cơ sở và KCN (các KCN: Nhơn Trạch 2, Nhơn Trạch 1, Gò Dầu, Nhơn Trạch 3 và Fomosa, Mỹ Xuân A, Phú Mỹ 1; Công ty Vedan, Nhà máy supe phốt phát Long Thành…) đang hoạt động trên lưu vực không được xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam cho phép (TCVN) đã thải xuống sông Thị Vải. Ngoài ra, nước sông còn bị ảnh hưởng của các nguồn chất thải khác: sinh hoạt, nông nghiệp, vận tải thuỷ. Kết quả quan trắc qua các năm 2004-2006 cho thấy mức độ ô nhiễm trong nước sông Thị Vải như sau: - Ô nhiễm do các chất hữu cơ: thể hiện qua các thông số DO (ô xy hòa tan), COD (nhu cầu ô xy hóa học) và BOD5 (nhu cầu ô xy sinh hóa). Theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 5942:1995), nồng độ DO trong nước mặt không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt cũng phải lớn hơn 2 mg/lít; trong khi đó, tại khu vực bị ô nhiễm nặng nhất kéo dài 10 Km từ xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, có nồng độ DO ≤ 0,5 mg/lít, với hàm lượng ô xy thấp như vậy, các sinh vật dưới nước không thể sinh trưởng và phát triển được và vì vậy môi trường không còn khả năng tự làm sạch, BOD5 chỗ cao nhất tới 880 mg/l (TCVN 5942:1995 ≤ 25mg/l) vượt tiêu chuẩn 35,2 lần, … - Ô nhiễm do các chất dinh dưỡng: thể hiện qua các thông số nitơ và phốt pho, hàm lượng N-NH4+ chỗ cao nhất tới 9,8mg/l (TCVN ≤ 1mg/l) vượt tiêu chuẩn 9,8 lần. - Ô nhiễm do vi khuẩn: Tại hầu hết các điểm quan trắc đều có sự hiện diện của các loại vi khuẩn chỉ thị trong nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ. Tổng Coliform = 30.000 - 690.000 MPN/100ml (TCVN < 10.000 MPN/100ml) vượt từ 3 - 69 lần. - Giá trị pH cao: Kết quả đo nhanh bằng Hệ thống đo nước liên tục trên diện rộng khi triều cường và triều kiệt cho thấy có sự bất thường về các giá trị pH dọc theo sông Thị Vải. Giá trị pH diễn biến tỷ lệ nghịch với hàm lượng DO trong nước, ở vùng DO < 0,5 mg/l, pH luôn có giá trị cao từ 9 đến 10,5 (TCVN cho phép pH từ 5,5 đến 9,0). Ngoài ra, nước sông Thị Vải hiện còn bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi độ màu (màu nâu đen), cặn lơ lửng, mùi hôi,… Một nguyên nhân khác gián tiếp làm sông Thị Vải bị ô nhiễm kéo dài do khả năng chịu tải và tự làm sạch của sông kém, nguồn nước ngọt bổ sung nhỏ và chịu ảnh hưởng của chế độ dòng chảy bán nhật triều từ biển, các chất ô nhiễm có xu hướng tích đọng trong trầm tích đáy, luẩn quẩn trong khu vực. Kết quả phân tích chất lượng nước suối Thị Vải được thể hiện tại bảng sau. Bảng. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Thị Vải Tên chỉ tiêu  Tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995 (cột B)  Kết quả thử nghiệm     M1  M2  M3   1. Độ đục NTU 2. pH 3. DO mg/l 4. PO43- mg/l 5. Chất rắn lơ lửng mg/l 6. Tổng Nitơ mg/l 7. N-NO3- mg/l 8. Tổng Phospho mg/l 9. COD mg/l 10. BOD5 mg/l 11. Dầu, mỡ mg/l 12. Chì (Pb) mg/l 13. Phenol mg/l 14. Kẽm mg/l 15. Đồng (Cu) mg/l 16. Asen (As) mg/l 17. Sắt (Fe) mg/l 18. T.Coliform MPN/100ml 19. Ecoli MPN/100ml 20. N-NO2- mg/l 21. Clorua mg/l  - 5,5 – 9 > 2 - < 80 < 15 < 15 - < 35 < 25 < 0,3 < 0,1 < 0,02 < 2 < 1 < 0,1 < 2 <10.000 - < 0,05 -  420 4.77 3.1 0.045 92.3 <3 0.12 0.102 30.7 14.4 2.6 KPH 0.022 KPH KPH <0.1 1.69 1.100 460 0.03 6.4  285 4.66 4.1 0.067 14.0 <3 0.22 0.184 27.7 11 3.6 KPH 0.025 KPH <0.5 <0.1 1.62 24.000 1500 0.02 7.8  233 4.68 6.2 0.078 9.0 <3 0.14 0.201 44.9 18 1.6 KPH 0.017 KPH <0.5 <0.1 1.64 (-) (-) 0.21 7.8   Nguồn: WETI (tháng 12/2006) Ghi chú : Thời điểm quan trắc vào 12/2006. KPH : Không phát hiện, giới hạn phát hiện là: Zn = 0.006 mg/l, Cu = 0,015 mg/l, Pb = 0,05 mg/l. M1: Cảng dầu nhà máy điện Phú Mỹ. M2: Cảng Baria Serece. M3: Vị trí tại dự án Tân Cảng. So sánh với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt, TCVN 5942 – 1995, cột B, về giá trị giới hạn cho phép các chất ô nhiễm trong nước mặt, thì chất lượng nước mặt suối Thị Vải tại thời điểm lấy mẫu có 02 thông số vượt quá tiêu chuẩn, cụ thể là: chỉ tiêu pH, dầu mỡ. T.Coliform có ở mẫu M2 vượt quá tiêu chuẩn 2,4 lần, N-NO2- ở mẫu M3 vượt 4 lần. Bảng 11. Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Thị Vải năm 2006 tại khu vực cách điểm xả nước thải của công ty Vedan 1 km về phía hạ lưu Chỉ tiêu  Đơn vị  Keát quaû phaân tích  TCVN 5942 : 1995, loại B     Đợt I  Đợt II  Đợt III  Đợt IV    pH   7.24  7.29  6.90  7.34  5.5 – 9   SS  mg/l  10.0  2.33  15  12  80   DO  mg/l  < 0.3  < 0.3  < 0.3  < 0.3  ( 2   BOD5  mg/l  42.0  264  154  167  < 25   COD  mg/l  120  751  483  450  < 35   N-NH4+  mg/l  7.67  6.70  6.48  5.45  1   N-NO3-  mg/l  0.10  0.15  0.1  0.1  15   N-NO2-  mg/l  0.01  0.030  0.009  0.030  0.05   Zn  mg/l  KPH  0.036  0.143  0.112  2   Pb  mg/l  0.234  0.228  0.165  0.123  0.1   Cd  mg/l  0.032  KPH  < 0.020  KPH  0.02   T-Fe  mg/l  0.41  0.34  0.58  0.45  2   T-dầu  mg/l  3.8  6.4  0.8  1.2  0.3   T-Coliform  MPN/ 100ml  930  930  750  5.000  10.000   Nguồn: Đợt I, II, III – Trung tâm QT và Phân tích Môi trường tỉnh BR-VT Đợt IV – WETI Ghi chú: Thời điểm quan trắc đợt I vào ngày 08/6/2006, đợt II vào ngày 18/7/2006, đợt III vào ngày 12/10/2006. Đợt IV vào ngày 23/1/2007. KPH : Không phát hiện, giới hạn phát hiện là 0.006 mg/l. Bảng. Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Thị Vải tại khu vực cảng dầu Phú Mỹ năm 2006 Chỉ tiêu  Đơn vị  Keát quaû phaân tích  TCVN 5942 - 1995 (loại B)     Đợt I  Đợt II  Đợt III  Đợt IV    pH   7.41  7.47  6.91  7.23  5.5 – 9   SS  mg/l  23.3  7.00  13  14  80   DO  mg/l  1.6  3.2  < 0.3  1.3  ( 2   BOD5  mg/l  42.0  138  178  213  < 25   COD  mg/l  89.9  408  569  367  < 35   N-NH4+  mg/l  0.82  1.72  4.39  3.76  1   N-NO3-  mg/l  0.49  0.24  < 0.1  0.23  15   N-NO2-  mg/l  0.30  0.190  0.009  0.009  0.05   Zn  mg/l  KPH  0.034  0.092  0.091  2   Pb  mg/l  0.262  0.263  0.204  0.234  0.1   Cd  mg/l  0.034  < 0.020  < 0.020  <0.020  0.02   T-Fe  mg/l  1.15  0.43  0.38  0.41  2   T-dầu  mg/l  2.4  2.0  1.1  1.1  0.3   T-Coliform  MPN/ 100ml  (-)  230  240  240  10.000   Nguồn: Đợt I, II, III – Trung tâm QT và Phân tích Môi trường tỉnh BR-VT Đợt IV – WETI Ghi chú: Thời điểm quan trắc đợt I vào ngày 08/6/2006, đợt II vào ngày 18/7/2006, đợt III vào ngày 12/10/2006. Đợt IV vào ngày 23/1/2007. KPH : Không phát hiện, giới hạn phát hiện là 0.006 mg/l. (-): Âm tính. Qua so sánh kết quả quan trắc chất lượng nước sông Thị Vải năm 2006 với tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng để đánh giá như trên, nhận thấy tại thời điểm tiến hành quan trắc, chất lượng nước sông Thị Vải tại các vị trí như sau: Tại khu vực cách điểm xả nước thải của Công ty Vedan 1 km về phía hạ lưu: Đã bị ô nhiễm rất nặng chất hữu cơ trong đợt quan trắc I và II; ô nhiễm đặc biệt nặng trong đợt quan trắc III và IV. Đã bị ô nhiễm rất nặng chất dinh dưỡng trong đợt quan trắc II, III và IV; ô nhiễm đặc biệt nặng trong đợt quan trắc I. Đã bị ô nhiễm nặng chì trong các đợt quan trắc I, II, III và IV. Đã bị ô nhiễm nặng Cadimi trong các đợt quan trắc I và III. Đã bị ô nhiễm nặng dầu mỡ trong đợt quan trắc I, II. Hàm lượng ôxy hoà tan rất thấp và không đạt giá trị tối thiểu mà tiêu chuẩn qui định trong cả bốn đợt quan trắc. Các chỉ tiêu đã tiến hành quan trắc như : pH, SS, N-NO2-, N-NO3-, T-Fe, Zn và T-Coliform còn chưa bị ô nhiễm. Tại khu vực cảng dầu Phú Mỹ : Đã bị ô nhiễm chất hữu cơ trong tất cả các đợt quan trắc, tuy nhiên ô nhiễm đặc biệt nặng trong đợt quan trắc III và IV. Đã bị ô nhiễm rất nặng chất dinh dưỡng trong cả bốn đợt quan trắc. Đã bị ô nhiễm nặng chì trong cả bốn đợt quan trắc. Đã bị ô nhiễm nặng Cadimi trong các đợt quan trắc I và II. Đã bị ô nhiễm rất nặng dầu mỡ trong cả bốn đợt quan trắc. Hàm lượng ôxy hoà tan trong các đợt quan trắc I, II và IV rất thấp và không đạt giá trị tối thiểu mà tiêu chuẩn qui định. Các chỉ tiêu đã tiến hành quan trắc như : pH, SS, N-NO3-, T-Fe, Zn và T-Coliform còn chưa bị ô nhiễm. 2. Một số tính chất hóa học của bùn đáy sông Thị Vải Theo kết quả nghiên cứu của Phân viện Sinh thái và Tài nguyên môi trường, tính chất hóa học của bùn đáy sông Thị Vải được tóm tắt như sau: Nguyên tố As: có giá trị tăng cao ở cửa sông, dưới Phú Mỹ, khu Gò Dầu và trũng thượng nguồn, có độ giàu từ 3-8 lần so với hàm lượng các nguyên tố trong bề mặt trái đất. Nguyên tố Pb: có gái trị tăng cao ở vùng cửa sông, khu Gò Dầu và độ giàu gấp 3,5 – 4,5 lần so với các hàm lượng nguyên tố trong cặn lắng đáy biển khơi và bề mặt trái đất. Nguyên tố Cd là nguyên tố có độc tính cao đối với thủy sinh. Các lòai cá dễ hấp thụ và tích lũy Cadimi trong cơ thể và càng có độc tính cao đối với con người. Hàm lượng Cadimi trong nước sông Thị Vải tương đối thấp 0,70 đến 2,1 mg/l, nhưng hàm lượng lắng đọng tăng cao ở vùng cửa sông. Tuy nhiên, mức độ tích lũy trong bùn có độ giàu từ 9-41 lần so với tài liệu đối chiếu. Cadimi phát thải từ ngành công nghiệp mạ, sơn và chất dẻo. Nguyên tố Br: thường được xem xét liên quan đến chất thải xăng dầu, hàm lượng tăng cao ở vùng Phú Mỹ - Rạch Mương, có độ giàu gấp 5-35 lần so với tài liệu đối chiếu. III. MÔI TRƯỜNG SINH HỌC SÔNG THỊ VẢI: 1. Vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm trong nước song khu vực cảng Gò Dầu Các nhận xét cảm quan và kết quả phân tích hàm lượng N, P cao của khu vực cảng Gò Dầu cho thấy nước khu vực này đã bị nhiễm một lượng chất hữu cơ, vô cơ khá lớn. Đây chính là nguồn chất dinh dưỡng thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật, đặc biệt là nhóm vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm. Sông Thị Vải trở thành bồn nuôi cấy vi sinh vật khổng lồ. Các khảo sát về sự hiện diện của vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm trong nước khu vực cảng Gò Dầu cho các kết quả được trình bày sau đây: 1.1. Vi khuẩn Coliform là chỉ tiêu vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm thường được sử dụng trong các phân tích về môi trường. Trên môi trường Deoxycholate Lactose Agar, khuẩn lạc Coliform có màu đỏ hồng bao quanh bởi một vành trắng nhạt do có sự kết tủa của nhóm muối mặn. Tổng lượng Coliform được trình bày trong bảng. Tổng lượng Colifrm hiện diện tại các điểm lấy mẫu trên khu vực cảng Gò Dầu đều rất cao, vượt quá ngưỡng cho phép của nước thải lọai B, TCVN 5942-1995 (cho giao thông thủy, tưới tiêu, bơi lội, thủy sản, trồng trọt) là 10.000/100ml từ 40 đến 7.550 lần theo phương pháp đểm khuẩn lạc trên đĩa môi trường Deoxucholate Lactose Agar, hoặc từ 46 đến 1,1x105 lần theo phương pháp MPN. Bảng. Tổng lượng Coliform trong nước khu vực cảng Gò Dầu Vị trí lấy mẫu (km)  Tổng lượng Coliform N/100    DLA  MPN (b)   Dòng thải từ nhà máy Vedan (7b)  75,5 x 106  1,1 x 109   Khu vực cảng (7a)  98,5 x 103  1,1, x 106   Bên trong rạch Nước Lớn (7c)  4,0 x 105  4,6 x 105   Ghi chú: (a) Xác định bằng phương pháp đếm khuẩn trên đĩa môi trường Deoxycholate Lactose Agar; (b) Xác định bằng phương pháp MPN. Đặc biệt, dòng nước thải của khu công nghiệp Vedan có mật độ Coliform rất lớn, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 7.550 đến 1,1x105 lần. Điều này cho thấy nước thải nhà máy Vedan là nguồn gây ô nhiễm quan trọng nhất trong khu vực này. Tuy nhiên, ngòai Coliform, nhiều vi sinh vật khác khi hiện diện trong nước cũng chỉ thị cho mức độ ô nhiễm nguồn nước. Các vi sinh vật chỉ thị này rất phong phú như các vi khuẩn họai sinh gây bệnh Salmonella, Streptococci, Staphylococci, Shigella, Vibrio, vi khuẩn kỵ khí sinh H2S, vi khuẩn biến dưỡng sulfat, các vi khuẩn tạo thành nấm nước thải (sewage fungus) như Sphaerotiluc natans, Zoogloea ramigera, các nhóm nấm mốc, nấm men gây bệnh khác. Salmonella: Trên môi trường chọn lọc xác định Brilliant Green Agar, Salmonella hình thành khuẩn lạc màu hồng đỏ rìa tròn đều xung quanh là vùng môi trường có màu đỏ hồng. Quan sát trên kính hiển vi, Salmonella là những tế bào hình que, di động. Salmonella là nhóm gây bệnh qua đường nước quan trọng nhất, có thể gây nên sốt thương hàn, nhiễm trùng màu, rối lọan tiêu hóa. Lượng Salmonella trong khu vực cảng Gò Dầu là khá lớn. Theo McCoy (1964) và Kristensen (1971) thì ở vùng cửa sông chứ khỏang 1 – 1.000 Salmonella/I là đã thể hiện mức độ ô nhiễm. Theo Grunner (1973) trong nước thải công nghiệp có thể chứa đến 2.000 – 10.000 Salmonella/I. Khu vực cảng Gò Dầu mật độ Salmonella lớn hơn giá trị theo Grunner từ 600 đến 4.000 lần. Điều này chứng tỏ sự ô nhiễm rất nặng. Streptococci: Là những cầu khuẩn, không di động, quan sát hiển vi thấy tập trung thành chuỗi. Trên môi trường Bile Esculin Agar, Streptococci sinh trưởng và thủy phân Esculin tạo nên một vùng màu nâu đậm bên ngòai môi trường thạch xung quanh khuẩn lạc Streptococci được xem là nhóm chỉ danh cho ô nhiễm phân, vì tất cả chúng đều cư trú trong hệ thống tiêu hóa của con người và động vật. Do vậy, sự hiện diện của nhóm này trong môi trường rất có ý nghĩa về mặt vệ sinh Bảng 11: Tổng lượng Coliform trong nước khu vực cảng Gò Dầu Vi sinh vật (N(a) /100ml)  Vị trí thu mẫu    Khu vực cảng (7a)  Dòng thải nhà máy Vedan (7b)  Bên trong rạch Nước lớn   Salmonella  15000x103  4000x103  600x103   Streptococci  20x103  - (b)  -   Shigella  400x 103  -  100x 103   Vibrio  410x103  -  -   Kỵ khí sinh H2S  1x103  6x103  -   Biến dưỡng Sulfat  523,5x103  1090x103  -   Nấm mốc  3x103  1x103  3x103   Nấm men  +(c)  +  +   Xạ khuẩn  -  9x103  -   Sphaerotiluc Natans  -  -  -   Zoogloea Ramigera  -  -  -   Ghi chú: a) N là tổng số vi sinh vật hiện diện trong 100ml mẫu nước được xác định bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trên đĩa môi trường đặc trưng cho từng vi khuẩn: Salmonella, đĩa môi trường Brilliant Green Agar; Streptococci, đĩa môi trường Bile Esculin Azid Agar, Staphylococci, đĩa mo6i trường Bromothymol Blue Lactose Agar, Shigella, đĩamôi trường Xylose Lysine Deoxucholate Agar, Vibrio, đĩa môi trường Thiosulfat Citrate Bile Sucrose Agar, Sphaerotilus Natans và Zoogloera Ramigera, môi trường Agarnine dịch thể bổ xung thạch, nấm mốc và xạ khuẩn trên môi trường thạch có bổ xung kháng sinh. b) Không phát hiện. c) Có sự hiện diện. Tại khu vực cảng Gò Dầu, mẫu nước thu tại dòng thải của nhà máy Vedan không có sự hiện diện của Streptococci nhưng cầu khuẩn này hiện diện với mật độ 20x103/100ml ở mẫu nước khu vực cảng. Vậy một bộ phận khu vực nước cảng Gò Dầu bị ô nhiễm phân có nguồn gốc từ các sinh họat của con người và cư dân khu vực cảng. Shegilla: Là nhân tố quan trọng trong các bệnh lây truyền nhiễm theo nguồn nước. Vi khuẩn này dễ mọc trên môi trường Xylose Lysine Deoxycholtae Agar kèm theo quá trình khử carboxyl của lysine thành những khuẩn lạc đỏ, rìa trơn, bóng. Mật độ hiện diện của Shigella là từ 100x103 – 400x103/100ml mẫu nước phân tích. Điều này cho thấy nước tại khu vực cảng không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, vì đây là nhóm vi khuẩn chỉ xuất hiện trong những điều kiện vệ sinh còn yếu, nhất là trong vùng nhiệt đới. Vibrio: Trên môi trường Thiosulfat Citrate Bile Sucrose Agar, Vibrio tạo thành khuẩn lạc lớn màu vàng (do khả năng phân giải sucrose sinh acid), hoặc xanh (do phản ứng sucrose âm). Vibrio là nhóm vi khuẩn thường gặp trong nước, thực phẩm,… Một số chúng là tác nhân gây bệnh quan trọng ở những vùng có diều kiện vệ sinh kém chủ yếu qua tiếp xúc, qua nước, qua thực phẩm,… Quan sát trên kính hiển vi, Vibrio là những trực khuẩn , hơi cong như hình phẩy, di động. Trong các mẫu nước thu tại 3 vị trí khác nhau của khu vực cảng Gò Dầu có một vị trí có sự hiện diện của Vibrio với mật độ khá lớn 410x103/100ml. Do vậy tại vị trí này bị ô nhiễm bởi sự họat động của sinh họat của con người tại khu vực cảng. Vi khuẩn kỵ khí sinh H2S (chủ yếu nhóm Clostridium) Trong môi trường thạch đứng Wilson – Blair, Clostridium tạo thành khuẩn lạc đen, lớn khoảng 1mm. Chúng được tìm thấy trong mẫu nước thu tại vị trí dòng chảy của nhà máy Vedan với mật độ 6x103/100ml. Mặc dù hiện diện với mật độ không cao, nhưng nhóm này có khả năng tồn tại rất lâu trong môi trường và có thể tạo ra một số độc tố, nên chúng cũng có ý nghĩa như là nhóm chỉ thị cho vấn đề vệ sinh môi trường kém chất lượng. Mặt khác, đây cũng là nhóm kỵ nghiêm ngặt, chúng chỉ phát triển ở những vùng thiếu oxy, Như vậy, ta có thể kết luận tại vị trí này nồng độ oxy hòa tan rất thấp. Vi khuẩn biến dưỡng lưu huỳnh Tại khu vực cảng Gò Dầu cũng tìm thấy sự hiện diện của nhóm vi khuẩn biến dưỡng lưu huỳnh. Chủ yếu nhóm tự dưỡng quanh năng và hóa năng. Hầu hết sống yếm khí, với mật độ khá lớn. Như vậy, nước tại đây có các hợp chất lưu huỳnh, có nguồn gốc một phần do vi khuẩn kỵ khí tạo thành, phần khác có thể do các nguồn thải hoặc có sẵn trong nước. Các vi khuẩn tạo thành sợi (nấm nước thải – sewage fungus) Như Sphaerotilus, Zoogloea Ramigera không hiện diện trong các mẫu nước thu tại cảng Gò Dầu. Mặc dù các nấm nước thải là một chỉ thị rất thường đề cập trong các tài liệu về vi sinh vật nước thải trên thế giới. 1.2. Nấm mốc và xạ khuẩn Trong các mẫu nước thu tại cảng Gò Dầu, thành phần các lọai nấm mốc không đa dạng, chỉ phát hiện 3 – 4 loài với mật độ không cao, chỉ từ 1x103 – 3x103/100ml. Xạ khuẩn hầu như không thấy hiện diện, ngọai trừ vị trí dòng thải của nhà máy Vedan có sự hiện diện của một vài nhóm với mật độ 9x103/100ml. 1.3. Nấm men Hai nhóm nấm men hiện diện trong các mẫu thu được là: Nhóm Candida: Đây là nhóm chỉ hiện diện khi nguồn nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ. Sự hiện diện của nhóm này chứng tỏ thêm khu vực cảng Gò Dầu bị ô nhiễm chất thải hữu cơ với lượng khá lớn. Nhóm nấm men giả: Hiện diện với mật độ không cao Các khảo sát về vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm trong nước khu vực cảng Gò Dầu trên sông Thị Vải được trình bày trên đây cho thấy sự hiện hiện ở mật độ rất cao hoặc cao của rất nhiều vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm. Điều này góp phầm khẳng định các kết quả khảo sát hóa lý về hiện trạng ô nhiễm nghiêm trọng của nước sông Thị Vải do họat động của các nhà máy khu công nghiệp Nhơn Trạch, Gò Dầu, Đồng Nai. Đặc biệt là nhà máy Vedan và do sinh họat của cư dân khu vực cảng Gò Dầu. 1.2. Mật độ vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm theo sông Thị Vải Để khảo sát phạm vi ảnh hưởng ô nhiễm gây ra do hoạt động của khu công nghiệp, các phân tích về vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm đã được tiến hành trên các mẫu nước được thu về phía hạ lưu và thượng lưu của cảng Gò Dầu. Để có kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm trong nước ớ các chế độ triều khác nhau, các mẫu nước được thu vào hai thời điểm tương ứng với nước lớn và nước ròng. 2.1. Tổng lượng Coliform - Khi nước lớn: Kết quả tổng lượng Coliform khi nước lớn được xác định theo phương pháp đếm trên đĩa môi trường thạch Deoxycholate Lactose Agar được trình bày trong bảng. Bảng. Mật độ hiện diện của Coliform trong các mẫu nước trên sông Thị Vải Số TT  Mẫu số (a)  Vị trí lấy mẫu (km)(b)  N(c)/100ml   1  1  0.0  30x103   2  2  2.5  20x103   3  3  5.0  50x 103   4  4  7.5  150x103   5  5  10.0  220x103   6  6  15.0  600x103   7  7a  20.0  790x03   8  7b  20.0  10.700x103   9  7c  20.0  150x103   10  8  27.5  220x103   11  9  30.0  20x103   Ghi chú: a) Mẫu được đánh số quy định khi lấy mẫu b) Khỏang cách tương đối tính bằng km so với mẫu số 1 từ hạ lưu c) N là tổng số Coliform hiện diện trong 100ml mẫu nước được xác định bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trên đĩa môi trường Deoxycholate Lactose Agar. Tổng Coliform có giá trị lớn nhất là 10.700 x 103 tại vị trí khu vực Cảng Gò Dầu vượt hơn 1.070 lần tiêu chuẩn cho phép (10.000/100 ml cho giao thông, tưới tiêu, bơi lội, nuôi trồng thủy sản – TCVN 5942-1995). Giá trị này tuy giảm dần về phía thượng lưu và hạ lưu nhưng ở vị trí hạ lưu mật độ Coliform vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép. - Khi nước ròng: Tổng lượng Coliform hiện diện trong các mẫu nước trên sông Thị Vải khi nước ròng được thể hiện qua bảng. Mật độ Coliform ở các vị trí 1, 2, 3 thấp hơn và bằng với tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, mật độ này gia tăng một cách đột biến kể từ vị trí lấy mẫu thứ 4 (Km+12,5 về phía thượng lưu kể từ mẫu số 1) từ 104 – 62x104, gấp 62 lần tiêu chuẩn cho phép và dao động không đáng kể cho đến vị trí cách cảng Gò Dầu 7,5 km về phía thượng nguồn. Bảng 13. Mật độ hiện diện của Coliform trong các mẫu nước trên sông Thị Vải khi nước ròng. Số TT  Mẫu số (a)  Vị trí lấy mẫu km (b)  N (CITES)/100ml   1  1  0,0  6 x 103   2  2  7,5  6 x 103   3  3  10,0  10 x 103   4  4  12,5  620 x 103   5  5  15,0  550 x 103   6  6  17,5  460 x 103   7  7  20,0  620 x 103   8  8  27,5  460 x 103   Ghi chú: Mẫu được đánh gía như quy định khí lấy mẫu Khỏang cách tương đối tính bằng km so với mẩu số 1 từ hạ lưu N là tổng số Coliform hiện diện trong 100 ml mẫu nước được xác định bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trên đĩa môi trường Deoxycholate Lactose Agar. So sánh lượng Coliform tại một số vị trí lấy mẫu trên sông Thị Vải khi nước lớn và nước ròng: Để đánh giá sự khác biệt về mật độ Coliform dọc sông Thị Vải trong điều kiện nước lớn và nước ròng, việc tiến hành so sánh mật độ Coliform trong các mẫu nước thu tại cùng một địa điểm khi thủy triều khác nhau cho ta nhận xét như sau: Nhìn chung, mật độ Coliform trong nước lớn luôn luôn cao hơn trong nước ròng, trừ trường hợp mẫu nước thu ở vị trí thượng lưu (Km+ 27,5 so với vị trí thu mẫu số 1 hay cách cảng Gò Dầu 7,5 km về phía thượng lưu), có mật độ Coliform khi nước ròng cao hơn trong nước lớn, điều này có thể giải thích như sau: Khi nước lớn, do ảnh hưởng của dòng triều biển Đông nên có sự khuấy động dẫn đến sự phân bố vi sinh từ mặt nước đến đáy là tương đối đồng đều, do vật sự biến thiên khi nước lớn là khá đồng đều. Nhưng khi triều cường thì nước bắt đầu ổn định và các thành phần trong nước sông có hiện tượng lắng đọng xuống khá sâu, do đó khí triềuu thấp, sự lắng đọng như vậy đã làm cho số lượng vi khuẩn giảm đi trên vùng nước mặt nên mật độ Coliform trong nước ròng luôn thấp hơn khi nước lớn. Tại vị trí 7.5km cách cảng Gò Dầu về phía thượng lưu , mật độ Ciliform khi nước ròng cao hơn khi nước lớn có nguyên nhân là do khi đi lên phía thượng nguồn, lòng sông trở lên hẹp và nhiều kinh rạch nhỏ, nên khi nước ròng vần còn hiện diện một số lớn các vi khuẩn tồn tại, và hiện diện cao hơn các địa điểm khác về phía thượng lưu. Bảng 14: So sánh mật độ hiện diện của Coliform khi nước lớn và khi nước ròng trong trên sông Thị Vải Vị trí lấy mẫu (km)(a)  N(b)/100    Nước lớn  Nước ròng   0.0  30 x 103 (1)(c)  6 x 103 (1)   7.5  150 x 103 (4)  6 x 103 (2)   10.0  220 x 103 (5)  10 x 103 (3)   15.0  600x103 (6)  550x103 (5)   20.0  790x103 (7)  620x103 (7)   27.5  220x103 (8)  460x103 (8)   Ghi chú: a) Mẫu được đánh số như quy định khí lấy mẫu. b) Khoảng cách tương đối tính bằng km so với mẫu số 1 từ hạ lưu. c) N là tổng số Coliform hiện diện trong 100 ml mẫu nước được xác định bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trên đĩa môi trường đặc trưng cho từng vi khuẩn; Salmonella, đĩa môi trường Brilliant Green Agar, Streptococci, đĩa môi trường Azid; Staphylococci, đĩa môi trường Bromothymol Blue Lactose Agar;Shegilla, đĩa môi trường Xylose Lysine Deoxycholate Agar; Vibrio, đĩa môi trường Thiosulfat Citrate Bile Sucrose Agar. d) Không phát hiện vi khuẩn. Ngoài ra, Shigella và Vibrio cũng hiện diện với mật độ cao hoặc khi nước lớn hoặc khi nước ròng tại hai vị trí có khoảng cách xa so với cảng Gò Dầu về phía thượng nguồn hoặc hạ lưu như đã nêu trên. 2.2. Các loại nấm Biến thiên mật độ các loại nấm sợi tại ba địa điểm khác nhau trên sông Thị Vải khi nước lớn và khi nước ròng được trình bày trong bảng. Trừ trường hợp xạ khuẩn hầu như không thấy hiện diện trong nước tại ba địa điểm thu mẫu, trong đa số mẫu có sự hiện diện của nấm mốc nhưng với số lượng không cao. Bảng. Mật độ các loại nấm sợi trên sông Thị Vải khi nước lớn và khi nước ròng Số TT  Vị trí lấy mẫu (km)  Nấm mốc (N/100ml)  Xạ khuẩn (N/100ml)     Nước lớn  Nước ròng  Nước lớn  Nước ròng   1  0.0  -  3x103 (1)  -  -   2  20.0  3x103 (7a)  3x103 (7)  -  -   3  27.0  -(d)   -  -   Ghi chú: a) Khoảng cách tương đối tính bằng km so với mẫu số 1 từ hạ lưu. b) N là tổng số nấm sợi hiện diện trong 100ml mẫu nước được xác định bằng phương pháp đểm khuẩn lạc trên môi trường đặc trưng cho xạ khuẩn và nấm. c) Chỉ số trong ngoặc đơn là ký hiệu mẫu được quy định trong khi lấy mẫu d: Không phát hiện vi khuẩn Nhìn chung, các khảo sát sự biến thiên mật độ các vi khuẩn chỉ thị ô nhiễm dọc theo sông Thị Vải cho thấy ô nhiễm tại dòng thải nhà máy Vedan và khu vực cảng Gò Dầu đã lan rộng đế khu vực cách 20km về phía hạ lưu và 7,7km về phía thượng lưu. Nói cách khác, sự ô nhiễm co qui mô lớn này xảy ra liên tục trong ngày, tuy mức độ có khác biệt khi nước lớn và nước ròng. Mức độ ô nhiễm đã vượt qua khả năng tự làm sạch của dòng sông. 1.3. Kết luận chung Các kết quả trên cho phép rút ra một số kết luận như sau: - Trong nước sông Thị Vải, đặc biệt tại khu vực cảng Gò Dầu, có sự hiện diện phong phú của các vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm giàu hữu cơ và thiếu oxy tan trong nước như Coliform, Salmonella, Shigella, Vibrio, vi khuẩn kỵ khí sinh H2S, vi khuẩn biến dưỡng lưu huỳnh, nấm men Candida và các nấm men giả. Mật độ hiện diện các vi sinh vật nói trên trong nhiều trường hợp là rất cao, vượt xa tiêu chuẩn cho phép (từ 7.550 đến 110.000 lần đối với Ciliform) hoặc lớn hơn rất nhiều lần so với tài liệu công bố (4.000 lần trong trường hợp Salmonella). Điều này góp phần chưng minh rằng nước sông Thị Vải, khu vực cảng Gò Dầu đanh bị ô nhiễm hữu cơ và thiếu oxy hòa tan một cách rất nghiêm trọng. Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là do nước thải của khu công nghiệp Vedan và một phần sinh họat của con người tại khu vực cảng Gò Dầu. - Hiện trạng ô nhiễm khu vực cảng Gò Dầu đã lan rộng đến 20km về phía hạ lưu và trên 7.5km về phía thượng lưu trên sông. Tại các vị trí này nước sông chứa nhiều vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm ở mật độ cao hơn mức cho phép. Hiện trạng này xảy ra khi nước lớn lẫn nước ròng đã vượt quá khả năng tự làm sạch của sông Thị Vải. 2. Diễn biến hệ thực vật phiêu sinh (TVPS) sông Thị Vải 2.1. Đặc điểm khu hệ thực vật phiêu sinh ở sông Thị Vải - Thành phần loài và sự phân bố TVPS: Kết quả các mẫu phân tích TVPS thu được ở sông Thị Vải trong các năm 1996 – 2005 đã xác định được 236 loài, 78 chi, 37 họ, 14 bộ thuộc 5 ngành tảo TVPS. Trong đó ưu thế là ngành tảo Silic (Bacillarriophyta) có 172 loài, 19 chi chiếm 73%, tảo giáp (Dinophyta) 23 loài, 6 chi chiếm 10%, tảo lục (Chlorophyta) 17 loài, 14 chi chiếm 7%, tảo lam (Cyanophyta) 14 loài, 5 chi chiếm 6% và ít nhất là tảo mắt 10 loài, 4 chi chiếm 4%. Kết quả phân tích cho thấy thành phần loài TVPS ở sông Thị Vải tương đối phong phú về số lượng, gồm các loài rộng muối ven bờ, pha trộn một số loài biển xa, một số ít loài nước ngọt và biến đổi nhiều cấu trúc. Trong đó, tảo Silic trung tâm (centrales) chiếm ưu thế 76 loài chiếm 68%, tảo lông chim (Pennales) chỉ có 36 loài chiếm 32%. Ngược lại trong mùa mưa, số loài thuộc tảo Silic trung tâm giảm thấp chỉ có 41 và 64 loài chiếm 58-63%, do vắng mặt một số loài có nguồn gốc biển , nhưng tảo silic lông chim tăng cao 37 – 46% như chi Navicula tăng lên 22 loài, nitzschia tăng 9 loài. Ngoài ngành tảo Silic có những biến đổi rõ rệt, còn có ngành tảo Giáp (Dinophyta) và tảo lam (Cynophyta) cũng góp mặt đáng kể làm cho thành phần loài TVPS ở sông Thị Vải biến đổi. Do tính chất địa hình, độ sâu dòng chảy, biên độ triều cộng với những dòng nước thải của các khu công nghiệp của sông Thị Vải diễn biến rất phức tạp làm cho độ đa dạng của loài và các chỉ số tương đồng giữa các quần xã TVPS trên các điểm khảo sát có giá trị khác nhau. Khu công nghiệp cảng Gò Dầu và kênh rạch cạnh nhà máy bột ngọt Vedan có số loài thấp nhất (18-34 loài) hầu như chỉ còn các loài thuộc tảo Silic lông chim như họ Vaviculaceae (13 loài), hoặc tảo lam có họ Oscillariaceae (8 loài). Thành phần loài ở đây khác biệt rõ ràng với cửa sông. Qua thành phần TVPS cho thấy cùng cửa sông cũng đã bị ảnh hưởng ô nhiễm của dòng nước thải công nghiệp chảy từ thượng nguồn. Trừ những loài rộng muối có mặt từ cửa sông tới thượng nguồn, số lượng và sự phân bố các giống loài trên sông Thị Vải cho thấy thành phần loài phong phú với các loài mặn, lợ mặn tập trung ở khu vực cửa sông. Ở đây có chỉ số tương đồng và độ đa dạng loài cao nhất. Còn khu công nghiệp Phú Mỹ và công nghiệp Gò Dầu có thành phần loài ít đa dạng hơn với những loài có tính lợ ngọt, ưa môi trường giàu dinh dưỡng. 2.2. Diễn biến số lượng TVPS trên sông Thị Vải: Thành phần loài TVS thay đổi theo mùa tương đối rõ ràng. Ngược lại số lượng của chúng không bị ảnh hưởng theo mùa vụ mà bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường. Môi trường nước ở mỗi giai đoạn khác nhau, số lượng TVPS phát triển khác nhau. Khu vực cửa sông vào tháng 8 năm 1996 số lượng TVPS dao động 345.000 – 9.500.000tb/m3. Loài Rhizosolenia Imbricata chiếm ưu thế ở nước lớn. Chaetoceros Lozenzianus chiếm ưu thế ở nước ròng. Đợt tháng 3 năm 1997 số lượng lớn hơn dao động 316.000 – 18.645.000tb/m3. Loài chiếm ưu thế là Skeletonema và Coscinodiscus Subtilis. Đợt tháng 9 năm 1997, cao vọt lên 30 – 160 triệu tb/m3 với loài ưu thế là Coscinodiscus Jonessianus và Oscinodiscus Geitleriana. Khu công nghiệp Phú Mỹ có số lượng 756.000 – 1.500.000tb/m3 ở tháng 8 năm 1997; 4 – 8 triệu tb/m3 ở tháng 3 năm 1997 và tăng cao 73 – 207 triệu tháng 9 năm 1997. Ưu thế là loài Oscinodiscus Geitleriana.Phát triển tạo những đỉnh cao về số lượng trên toàn vùng. Khu công nghiệp Gò Dầu số lượng TVPS cũng phát triển theo xu hướng giống những khu trên là thấp ở tháng 8 năm 1996: 805.000 – 2.200.000tb/m3. Cao dần ở tháng 3 năm 1997: 1.000.000 – 23.600.000tb/m3 và tăng vọt ở tháng 9 năm 1997: 53 – 238tb/m3. Loài ưu thế giống ở Phú Mỹ là loài Thalassiosira Pacifica và Cheatoceros Pseudocurvicetus ở tháng 3 năm 1997 và tháng 8 năm 1996; Oscillatoria Geitleriana ở tháng 9. Đây là những loài có kích thước nhỏ dễ nở hoa ở môi trường dinh dưỡng. 2.3. Diễn biến độ đa dạng của TVPS trên sông Thị Vải Độ đa dạng là mối tương quan giữa số lượng loài và số lượng cá thể mà ở đây là số lượng tế bào. Độ đa dạng được xem là một chỉ tiêu để đánh giá chấ lượng môi trường nước. Thực vật phiêu sinh ở sông Thị Vải có độ đa dạng biến thiên theo từng đoạn sông khảo sát. Ở cửa sông có độ đa dạng cao hơn cả, nhất là điểm số 3 có độ đa dạng: 1.051 – 0.055. Khu công nghiệp Phú Mỹ có độ đa dạng thấp hơn cửa sông và ngày một giảm dần: Tháng 8 năm 1996 (0.015 – 0.036) thấp dần ở tháng 3 năm 1997 (0.011 – 0.016) và rất thấp ở tháng 9 năm 1997 (0.002 – 0.003). Khu công nghiệp Gò Dầu có độ đa dạng thấp nhất so với tòan tuyến sông: tháng 8 (0.009 – 0.024); tháng 3 (0.004 – 0.016) và tháng 9 năm 1997 chỉ còn rất thấp (0.001 – 0.003). Điều đó cho thấy độ đa dạng của TVPS ở sông Thị Vải vào tháng 9 bị ảnh hưởng nhiều của các nguồn nước khác nhau đổ ra sông. Trong đó nước thải khu công nghiệp Gò Dầu là chủ yếu. Có thể đó là nguyên nhân chính làm cho một số loài thấp đi mà số lượng tế bào lại tăng vọt lên, hệ số đa dạng thấp dẫn đến môi trường mất tính ổn định sẽ bất lợi cho quần xã TVPS. Các khảo sát tính chất hóa nước cho thấy ở khu vựa Gò Dầu có độ pH thấp nhất, độ trong thấp, DO rất thấp nhưng có hàm lượng muối dinh dưỡng cao nhất: N: 1.9-3.17mg/I; P: 0.08-0.339mg/I , so với cửa sông gấp 3 lần. Chính vì vậy mà mật độ tảo ở đây cao nhất 2.000.000tb/m3 ở tháng 8 năm 1997; 23.000.000tb/m3 ở tháng 3 năm 1997 và 238.000.000tb/m3 ở tháng 9 năm 1997. Loài ưu thế là những loài rộng muối (thuộc các chi Chaetoceros, Oscillatoria) có kích thước nhỏ, dễ bị nở hoa ở môi trường dinh dưỡng. Vắng mặt các loài silic gốc biển ưa độ trong cao, vì vậy độ đa dạng ở đây thấp nhất dẫn đến môi trường ở đây không ổn định, bất lợi cho quần thể TVPS. Điều kiện mội trường giàu dinh dưỡng thúc đẩy 1-2 loài tảo thích hợp sẽ nở hoa, tạo nên những đỉnh cao về số lượng Oscillatoria Geitleriana vào tháng 9 năm 1997. 2.4. Nhận xét chung Chất thải ở khu công nghiệp Gò Dầu, đặc biệt là chất thải của nhà máy bột ngọt Vedan là yếu tố chính đưa đến làm phú dưỡng hóa sông Thị Vải mà biểu hiện là sự ưu thế của Chaetoceros, Oscillatoria là những chi dễ phát triển mạnh trong môi trường có bổ xung chất hữu cơ. Nguồn thải từ khu công nghiệp Gò Dầu lan truyền từ thượng nguồng đến hạ lưu của sông Thị Vải. Thượng nguồn bị ô nhiễm nhiều hơn hạ lưu biểu hiện ở độ đa dạng thấp nhất vùng. Vùng trung lưu của sông, mặc dù bị ảnh hưởng nhiều của biển hơn thượng nguồn, song do khối nước thải từ phía trên đổ xuống liên tục nên những loài TVPS của biển cũng không thể phát triển mạnh ở đây mặc dù độ mặn S=18%. Vùng cửa sông tuy không bị ô nhiễm nhiều như vùng trung lưu nhưng không khỏi bị ảnh hưởng. So với các cửa sông thuộc hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai, cửa sông Cái Mép bị ô nhiễm hơn các cửa sông khác, luôn luôn có mật độ tế bào TVPS lớn nhất, độ đa dạng thấp nhất. Các chất thải hữu cơ được chuyển tải qua cửa Cái Mép đổ vào vịnh Gành Rái, kéo cả vùng nước này cũng có dấu hiệu ô nhiễm theo, cụ thể là cửa sông Ngã Bảy thuộc hệ thống sông Đồng Nai cũng đổ ra vịnh Gành Rái luôn có số tế bào TVPS cao (chỉ sau Cái Mép) và độ đa dạng loài cũng rất thấp (dự án quan trắc môi trường thành phố Hố Chí Minh). Qua sự biến đổi của thành phần, sự phân bố loài và biến đổi của độ đa dạng cũng như sự hiện diện của các loài ưu thế, chỉ thị TVPS cho thấy sông Thị Vải bị ô nhiễm nặng ở khu công nghiệp Gò Dầu và thượng nguồn, bắt đầu bị ô nhiễm ở vùng cửa sông. 3. Diễn biến của khu hệ Động vật phiêu sinh và động vật đáy trên sông Thị Vải 3.1 Động vật phiêu sinh Trước tháng 10 năm 1994, đã biết 19 loài và 4 dạng ấu trùng. Tương tự như thực vật phiêu sinh gồm các loài cửa sông ven biển. Số lượng động vật phiêu sinh tháng 9 năm 1989 và tháng 6 năm 1990 thấp, thường dưới 1000 con/m3, chỉ 1-2 mẫu có số lượng trên 1000 con/m3. Các loài ưu thế là Paracalanus Parvus, Acartia Clausi và ấu trùng tôm cua. Các mẫu thu tháng 7 năm 1994, số lượng động vật phiêu sinh lớn hơn rất nhiều so với hai lần thu mẫu kể trên, từ 4.311 – 17.868con/m3 Các loài ưu thế là Paracalanus Parvus, Oithona Plumifera, ấu trùng tôm cua và Nauplius Copepoda. Sự gia tăng số lượng động thực vật vào tháng 7 năm 1994 có thể liên quan đến việc sản xuất thử của nhà máy bột ngọt Vedan. Nước thải đả kích thích sự sinh sản và phát triển của thủy sinh vật. Điểm qua sự phát triển động vật phiêu sinh trong các lần thu mẫu: Tháng 10/1994: 561 – 13.702 con/m3 Tháng 12/1994: 0 – 7.108 con/m3 Tháng 1/1995: 0 – 29.903 con/m3 Tháng 3/1995: 0 – 2.737 con/m3 Tháng 4/1995: 612 – 150.000 con/m3 Tháng 9/1995: 4.828 – 11.305 con/m3 Tháng 10/1995: 918 – 9.452 con/m3 Tháng 8/1996: 170 – 17.833 con/m3 Tháng 3/1997: 3.502 – 22.610 con/m3 Tháng 9/1997: 884 – 36.176 con/m3 Từ sau ngày 02/10/1994, thành phần loài động vật phiêu sinh trên toàn tuyến sông Thị Vải hầu như không biến đổi so với trước. Từ cửa Rạch Mương đến Long Thọ, trong một số thời điểm, xuất hiện rất lớn các loài có lối sống họat sinh trong môi trường quá giàu chất hữu cơ và ăn lọc các chất lơ lửng kích thước nhỏ, như trùng tiêm mao Tintinnopsis vào tháng 4 năm 1995 và xuất hiện loài trùng bánh xe nước lợ điển hình Brachionus Plicatilis. Ở khu vực này số lượng ấu trùng giun nhiều tơ có xu hướng tăng lên rõ rệt, ứng với sự tăng số loài và số lượng giun nhiều tơ ở đáy bùn. Sự phân bố thành phần loài động vật phiêu sinh cũng theo xu hướng chia làm hai vùng từ của Cái Mép đến cảng Phú Mỹ và từ vùng cảng Phú Mỹ tới Long Thọ. Sự sai biệt của hai vùng phân bố này thể hiện ở các đặc điểm: Giảm số loài ở vùng trên: từ 10-14 loài ở vùng cửa sông, chỉ còn 6-7 loài ở vùng từ cảng Phú Lỹ - Long Thọ. Ở vùng nhiễm bẩn nặng thường xuất hiện các loài họai sinh và ăn lọc kích thước nhỏ. Loài trùng bánh xe Brachionus Plicatilis chỉ mới xuất hiện và phát triển mạnh về số lượng, liên quan đến sự gia tăng số lượng chất lơ lửng, vi khuẩn, thực vật phiêu sinh … Brachionus là một tác nhân quan trọng trong quá trình tự làm sạch sinh học ở quãng sông này. Do sự chênh lệch về độ mặn, độ dinh dưỡng và độ nhiễm bẩn nên giữa hai vùng có những sai khac về sự phân bố số lượng và loài ưu thế. + Ở vùng cửa Cái Mép, số lượng Động vật phiêu sinh khi nước lớn cao hớn khi nước ròng. Các loài ưu thế ở vùng cửa sông là Paracalanus Parvus, Oithona similis và ấu trùng Nauplius của chúng. + Ở vùng Gò Dầu – Long Thọ, các loài ưu thế là Acartia Clausi, Brachionus Plicatilis và ấu trùng Nauplius Copepoda. Nhình chung từ ngày bị nhiễm bẩn, số lượng động vật phiêu sinh tăng từ 5-10 lần so với trước. Các loài cửa sông ven biển đã thích ứng tốt với sự ô nhiễm bẩn, phát triển mạnh về số lượng trở thành các loài ưu thế. 3.2 Phân tích sự phát triển của các loài ưu thế - Brachionus Plicatilis: Chỉ phát triển từ khu vực cảng Phú Mỹ tới Long Thọ, khi nước lớn chỉ xuất hiện với số lượng lớn từ cửa rạch Mương trở lên. Sự sai khác này liên quan đến sự thay đổi độ mặn theo chu kỳ triều. Sự biến đổi chặt chẽ của loài Brachionus Plicatilis có quan hệ chặt chẽ với sự biến đổi của tổng Nitơ trong môi trường nước. Số lượng tăng từ khu vực cảng Phú Mỹ, thường lớn nhất ở khu vực cảng Gò Dầu và giảm xuống ở khu vực Long Thọ. - Acartia Clausi: Thích nghi tốt với môi trường nhạt muối và nhiễm bẩn sinh thái trong hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai. Mùa khô chúng di nhập rất sâu vào nội địa tới khu vực cảng Cát Lái, Nhà Rồng, cửa suối Cả trên hệ Thị Vải. Chúng thở thành loài ưu thế trong hai mùa ở khu vực Long Thọ. Tháng 8 năm 1996, A. Clausi chiếm ưu thế thuyệt đối ở khu vực Long Thọ chiếm 63.8-98.3% số lượng động vật phiêu sinh. - Oithona similis: Các lần thu mẫu năm 1989, 1990 loài này không phải là loài ưu thế ở sông Thị Vải. Lần thu mẫu tháng 7 năm 1994 loài này chiếm ưu thế trong 2/5 mẫu. Sau ngày 2 tháng 10 năm 1994: Oithona Similis và Nauplius Copepoda là các dạng Copepoda có kích thước nhỏ, chiếm ưu thế ở hầu hết các trạm thu mẫu.Môi trường đã chuyển biến lớn theo hướng giàu dinh dưỡng. Đáng lưu ý, ấu trùng Polychaeta lại trở thành một trong nhóm loài ưu thế của động vật phiêu sinh, hiện tượng này gắn liền với sự tăng đột biến số lượng các loài giun nhiều tơ sống định cư ở lớp bùn đáy khu vực từ cửa rạch Mương tới Long Thọ. Khi sử dụng đánh giá chất lượng môi trường nước bằng tỷ số: Số lượng Cyclopoida ----------------------------- (Kriuskova, 1982) Số lượng Calanoida Ta có thể thấy: Trước ngày 2 tháng 10 năm 1994 tỷ số Cyclopoida / Calanoida < 1, môi trường sông Thị Vải thuộc loại nghèo dinh dưỡng đến dinh dưỡng trung bình. Sau ngày 2 tháng 10 năm 1994 đến nay, tỷ số Cyclopoida / Calanoida > 1, mối trường thuộc loại giàu dinh dưỡng đến quá giàu dinh dưỡng. 3.3. Động vật đáy Trước ngày 2 tháng 10 năm 1994, đã biết 33 loài động vật đáy gồm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyen_de_1.doc
  • docchuyen_de_4.doc
  • docchuyen_de_2.doc
  • docchuyen_de_3.doc
Luận văn liên quan