Báo cáo Khảo sát, nghiên cứu về các hành vi cản trở tác nghiệp báo chí

Tương tự trường hợp Mexico là Armenia. Báo cáo thống kê về các vụ vi phạm quyền của nhà báo và khối truyền thông năm 2009 ghi nhận hàng chục vụ bạo lực xảy ra với nhà báo tại quốc gia này. Cũng trong năm 2009, Quốc hội Armenia đã phê chuẩn bổ sung Điều 164 trong Bộ luật Hình sự của Armenia về “tội cản trở các hoạt động nghiệp vụ hợp pháp của nhà báo”. Tuy nhiên, các nhà làm luật vẫn cho rằng cần phải tăng cường hơn nữa hành lang pháp lý này. Hiện nay, Quốc hội Armenia đang thảo luận những điều khoản nghiêm khắc hơn, đề xuất tăng nặng hình phạt đối với các hành vi tấn công hoặc đe doạ xâm phạm cuộc sống, sức khỏe của nhà báo và các thành viên trong gia đình nhà báo với mức phạt gấp 250-450 lần lương cơ bản, hoặc lao động cải tạo 2 năm, hoặc phạt tù tới 5 năm

pdf144 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2691 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Khảo sát, nghiên cứu về các hành vi cản trở tác nghiệp báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài viết trong mảng thông tin về hành hung, cản trở báo chí là khá khách quan. Với lý do ấy, các bài viết trên Pháp Luật TP.HCM về hiện tượng cản trở tác nghiệp báo chí được lựa chọn để phân tích, nghiên cứu, để làm rõ về góc nhìn của một tờ báo cụ thể hiện tượng này. Báo cáo khảo sát này tập trung vào các tin, bài liên quan các hành vi mang tính chất cản trở hoạt động bình thường của nhà báo, của tờ báo, hoặc có tính chất hành hung với nhà báo đang tác nghiệp, trên các tờ Pháp Luật TP.HCM xuất bản từ ngày 1/1/2008 đến 30/6/2011 (42 tháng). Báo cáo được xây dựng trên cơ sở tổng hợp, phân tích, so sánh các bài viết trên báo Pháp Luật TP.HCM, cả về nội dung tin, bài, thể loại – cách thức thể hiện thông tin, mối quan hệ giữa các tin, bài với nhau. 3.2. Kết quả khảo sát Tính trong thời gian từ 1/1/2008 đến 30/6/2011, Pháp Luật TP.HCM đã đăng tải hơn 30 tin, bài có nội dung liên quan đến vấn đề cản trở hoạt động tác nghiệp của nhà báo và hành hung nhà báo đang hoạt động nghề nghiệp. Về nội dung, các tin, bài thuộc các nhóm: - Phản ánh các vụ việc cản trở tác nghiệp báo chí: 12 bản tin. - Bình luận về tình trạng cản trở tác nghiệp báo chí: 4 bản tin. - Phản ánh chính sách liên quan đến bảo đảm hoạt động nghề nghiệp báo chí: 6 bản tin. - Góp ý xây dựng pháp luật, trong đó có nội dung bảo đảm hoạt động 121BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ nghề nghiệp báo chí: 7 bản tin. - Nghiên cứu, khảo sát, phản biện chính sách: 3 bản tin a) Nhóm thông tin vụ việc cản trở tác nghiệp báo chí Nhóm này có số lượng tin bài được thống kê là nhiều nhất. Thể loại chủ yếu là tin, mẩu ngắn. Vụ việc được phản ánh có lúc chỉ được đưa trong một bản tin, nhưng cũng có trường hợp được báo đề cập ở nhiều bản tin, phản ánh diễn tiến vụ việc cũng như quá trình giải quyết, xử lý của các cơ quan chức năng. Nội dung các bản tin cho thấy việc cản trở tác nghiệp báo chí xảy ra ở nhiều nơi, từ Hà Nội, Lạng Sơn ở phía Bắc; Nghệ An, Bình Thuận, Đak Lak ở miền Trung - Tây Nguyên, đến TP.HCM, Long An, Bình Dương ở phía Nam. Các bản tin này mô tả lại các vụ việc cản trở tác nghiệp báo chí chủ yếu dưới dạng hành hung phóng viên đang tác nghiệp bình thường, cưỡng đoạt phương tiện hành nghề (camera, máy ảnh…). Nhìn chung, các hành vi được phản ánh chủ yếu nhằm mục đích cản trở, gây khó khăn cho hoạt động tác nghiệp của nhà báo. Tuy nhiên, một số trường hợp dẫn tới hậu quả gây thương tích cho phóng viên, đôi lúc cho cả người cung cấp tin. Một số vụ việc được thông tin như sau: - Ngày 1/4/2008, tại phiên tòa dân sự do Tòa án Nhân dân TP Hà Nội tiến hành, xét xử vụ tranh chấp trong đó có một bị đơn tên Nguyễn Bích Thủy, trong lúc luật sư đang phát biểu quan điểm bảo vệ thân chủ là một đồng bị đơn khác, thì bà Thủy có lời lẽ không hay, xúc phạm luật sư. Luật sư đề nghị chủ tọa dừng phiên tòa, lập biên bản về hành vi vi phạm nội quy phiên tòa của bị đơn Thủy và mời bà này ra ngoài… Trong diễn biến căng thẳng ấy, bị đơn này đột ngột xông lên bàn luật sư, cướp tài liệu rồi tháo guốc bổ vào mặt luật sư… Phóng viên Dương Ngọc Thành, báo Khoa Học & Đời Sống tác nghiệp trong phiên tòa này. Khi anh đưa máy ảnh lên chụp cảnh bà Thủy hành hung luật sư, thì bị người phụ nữ này quay sang tấn công, cướp máy ảnh. Cả luật sư, phóng viên sau đó bị bà ta đuổi chạy vòng quanh từ phòng xử xuống sân cơ quan xét xử. Ngoài ra, phóng viên Thành còn bị cả con bà Thủy chửi, đánh túi bụi. Vụ việc nào động diễn ra trước cả trăm người đang có mặt ở trụ sở Tòa án Nhân dân 122 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ TP Hà Nội. Sự việc trên được Pháp Luật TP.HCM phản ánh trong một bài viết ngắn, ra ngày 2/4/2008. - Tại TP Buôn Ma Thuột, Đak Lak, chiều 7/3/2008, do có tư thù với nhà báo Hoàng Dưỡng (Đài Phát thanh-Truyền hình Buôn Đôn) về việc đưa thông tin đến khai thác gỗ lậu, lâm tặc Võ Văn Huy cùng 3 người khác đã tấn công, gây tổn hại sức khỏe 12% cho nhà báo này. Cuối tháng 9/2008, Tòa án Nhân dân TP Buôn Ma Thuột mở phiên tòa hình sự, tuyên án 3 năm tù cho bị cáo Huy và mức án 30 tháng tù, cho hưởng án treo với ba đồng phạm. Bị hại trong vụ án – nhà báo Hoàng Dưỡng – kháng cáo, cho rằng mình bị hành hung liên quan đến hoạt động công vụ, chứ không phải hiềm khích cá nhân; cấp sơ thẩm có dấu hiệu bỏ lọt vai trò một người đã bàn bạc với bị cáo Huy và dùng ô-tô chở nhóm này đi thực hiện hành vi hành hung gây thương tích. Giữa tháng 1/2009, Tòa án Nhân dân tỉnh Đak Lak mở phiên tòa phúc thẩm, bác kháng cáo của nhà báo Hoàng Dưỡng, đồng thời giảm hình phạt cho cả bốn bị cáo, trong đó bị cáo Huy được hưởng án treo như các đồng phạm khác. Sự việc này, Pháp Luật TP.HCM phản ánh bằng ba bản tin ngắn, ra các ngày 8/3/2008, 1/10/2008 và 18/1/2009, liền sau các thời điểm xảy ra vụ hành hung, phiên tòa sơ thẩm, và phúc thẩm. - Tối 14/12/2008, tại cao ốc Đất Phương Nam, phường 12, Bình Thạnh, TP.HCM, nghe tin báo có vụ xô xát giữa người dân với bảo vệ tòa nhà Đất Phương Nam, hai phóng viên Pháp Luật TP.HCM và Người Lao Động đến tìm hiểu thông tin. Họ vừa bước qua cửa, đề nghị được gặp Ban Quản lý tòa nhà, thì bị 5 bảo vệ vây đánh. Hậu quả, phóng viên Pháp Luật TP.HCM bị chấn thương phần mềm, xây xát nhiều chỗ. Pháp Luật TP.HCM có một bài phản ánh vụ việc, ra ngày 16/12/2008. - Tối 6/1/2010, phóng viên Trần Thế Dũng, báo Người Lao Động trong lúc thực hiện bài điều tra theo yêu cầu tòa soạn về nạn buôn lậu trên biên giới Lạng Sơn trong những ngày giáp Tết, thì bị một số người khống chế đưa lên ô-tô đánh đập, gây thương tích. Sau khi hành hung, những người này chở nạn nhân đưa vào trụ sở Công an 123BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ thị trấn Đồng Đăng, nói là gặp người lạ bị đánh trên đường, chở giúp đến công an. Trong lúc anh Dũng đang choáng, chưa kịp phản ứng thì nhóm côn đồ bỏ đi. Ngày 22/3/2010, Công an huyện Cao Lộc, Lạng Sơn thông báo kết quả điều tra vụ việc, kết luận không khởi tố vụ án gây thương tích với phóng viên Thế Dũng. Phóng viên Thế Dũng khiếu nại kết luận này, đồng thời Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Thông tin - Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam cũng có văn bản gửi các cơ quan chức năng Lạng Sơn đề nghị chỉ đạo, xử lý vụ việc nghiêm minh. Đến tháng 4/2010, Công an Cao Lộc ra quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án, đồng thời ra quyết định khởi tố vụ án, chuyển hồ sơ cho Công an tỉnh Lạng Sơn giải quyết. Công an Lạng Sơn sau đó đã khởi tố bị can với Phan Bình An, người có hành vi tấn công gây thương tích với nhà báo Thế Dũng. Vụ việc này, từ tháng 1 đến tháng 5/2010, Pháp Luật TP.HCM có 8 tin, bài phản ánh vụ việc cũng như diễn tiến quá trình xác minh, xử lý. - Ngoài những vụ việc trên, Pháp Luật TP.HCM còn phản ánh ba vụ hành hung nhà báo khác, trong đó có hai vụ liên quan đến tác nghiệp của phóng viên trong vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên. Cụ thể, ngày 28/6/2010, hai phóng viên báo Pháp Luật Việt Nam (cơ quan thuộc Bộ Tư pháp) và báo Đối Ngoại (Bộ Công thương) đang quay phim bãi rác gây ô nhiễm ở phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM thì bị một số thanh niên ở đó tấn công bằng gạch, gậy sắt, cướp camera. Vụ việc này chỉ được phản ánh bằng một tin ngắn. Vụ thứ hai xảy ra ngày 21/3/2010, tại thị trấn Tân Thạnh, tỉnh Long An. Hai phóng viên báo Pháp Luật TP.HCM đang làm bài điều tra về việc khai thác đất mặt đất nông nghiệp trái phép để san lấp mặt bằng, vừa phá hủy đất nông nghiệp, vừa cản trở lưu thông đường bộ, thì bị nhóm người tấn công, giật máy ảnh. Một người dân địa phương tới can thiệp cũng bị đánh, phải đi cấp cứu. Phản ánh vụ việc kèm theo phân tích, bình luận Song song với việc phản ánh các vụ việc cản trở, hành hung nhà báo đang tác nghiệp, Pháp Luật TP.HCM triển khai một số bài có tính 124 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ chất bình luận, phân tích về các vụ việc ấy. Như trong vụ phóng viên Thế Dũng, báo Người Lao Động bị hành hung ở Lạng Sơn, ngày 1/4/2010, Pháp Luật TP.HCM có bài ghi nhận ý kiến các chuyên gia pháp lý, lãnh đạo cơ quan quản lý báo chí mổ xẻ, phân tích sự việc dưới góc độ cản trở, hành hung nhà báo khi họ đang tác nghiệp có phải là chống người thi hành công vụ không. Trong bài viết này, nhóm chuyên gia đến từ Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng ở Việt Nam không có báo chí tư nhân; nhà báo tác nghiệp là thực hiện nhiệm vụ cơ quan giao, là việc công chứ không phải việc tư. Vì vậy, hành vi cản trở hoạt động tác nghiệp của báo chí phải được xem xét như là hành vi chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên, nhóm chuyên gia pháp lý đến từ Tòa án Nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp, Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội… băn khoăn là khó có thể xác định trong các hoạt động của báo chí, hành vi nào là công vụ. Có ý kiến cho rằng các cơ quan chức năng cần có văn bản hướng dẫn vấn đề này. Còn trong vụ việc phóng viên Pháp Luật TP.HCM và báo Người Lao Động bị hành hung khi đang tác nghiệp một vụ xô xát khác ở tòa nhà Đất Phương Nam, Pháp Luật TP.HCM có đăng ý kiến của Chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM Nguyễn Thị Hằng Nga. Trong đó, bà Nga nói: “Đánh một người dân thường đã là vi phạm pháp luật. Nhà báo cũng là một công dân nhưng họ hành nghề trong điều kiện đặc biệt hơn. Họ luôn phải lao vào những nơi có sự kiện nóng hổi, có mâu thuẫn gay gắt, kèm theo đó là sự cố. Các cơ quan bảo vệ pháp luật phải có biện pháp nghiêm minh đối với các hành vi côn đồ xảy ra, đặc biệt là với người làm báo. Nếu phóng viên đang thi hành nhiệm vụ một cách nghiêm túc thì phải bảo vệ họ chứ!”. Bà Nga cũng đề nghị các nhà báo bị hành hung gửi tường trình với Hội, để Hội kiến nghị với các cơ quan chức năng địa phương xác minh, xử lý hành vi của những người hành hung phóng viên. Ngoài hình thức đăng tin, bài phản ánh vụ việc, ghi nhận ý kiến chuyên gia, áp dụng các công cụ của truyền thông đa phương tiện, Pháp Luật TP.HCM còn đưa lên trang mạng phapluattp.vn những thông tin dưới dạng file âm thanh, clip hình ảnh, hoặc tạo sự tương tác giữa bạn đọc báo điện tử với báo giấy. Chẳng hạn, trong vụ cản trở nhà báo điều tra việc khai thác đất mặt đất nông nghiệp trái phép tại Tân Thạnh, Long An, phapluattp.vn đã đăng tải kèm theo video 125BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ clip mà phóng viên quay được về vụ hành hung. Trang bạn đọc đăng tải nhiều ý kiến dư luận mà báo nhận được thông qua mail điện tử và tương tác ở trang mạng phapluattp.vn. Thông qua đó, bạn đọc bày tỏ thái độ bức xúc với những người có hành vi hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp, chia sẻ với những rủi ro, nguy hiểm mà nhà báo có thể gặp phải trong hoạt động nghề nghiệp, tạo áp lực với cơ quan chức năng để khẩn trương xác minh, xử lý nghiêm sai phạm trong việc khai thác đất nông nghiệp trái luật cũng như hành vi cản trở nhà báo. Hành vi cản trở tác nghiệp báo chí không phải là hành hung Tổng hợp các tin, bài về vụ việc cản trở tác nghiệp báo chí trên Pháp Luật TP.HCM cho thấy tuyệt đại đa số vụ việc được nêu phản ánh hành vi hành hung. Còn các dạng hành vi cản trở tác nghiệp báo chí khác rất ít được đề cập, phân tích. Duy nhất một trường hợp được nêu là việc Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ dự thảo một quy chế quản lý báo chí ở địa phương này, trong đó có những nội dung sai Luật Báo chí. Đây không phải là một hành vi cản trở cụ thể, nhưng bằng việc xây dựng văn bản mang tính quy phạm ở địa phương trái luật, rất có thể hoạt động báo chí ở địa phương đó không thể suôn sẻ được. Bài báo “Dự thảo quy chế quản lý báo chí ở Cần Thơ: Nhiều điểm sai Luật Báo chí” đăng ngày 31/5/2009 cho biết dự thảo này trao cho Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông Cần Thơ trong khi thanh tra, kiểm tra hoạt động báo chí trên địa bàn, có quyền “yêu cầu các đương sự, các bên liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ”. Quy định này trái với Luật Báo chí – chỉ Viện Kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh trở lên mới có quyền yêu cầu nhà báo cung cấp nguồn tin làm chứng cứ phục vụ giải quyết vụ án hình sự có liên quan tới nội dung bài báo. Với hoạt động họp báo định kỳ hàng quý UBND Cần Thơ, dự thảo còn “trói” lãnh đạo các cơ quan báo chí địa phương, trưởng đại diện các cơ quan báo chí đặt trên địa bàn phải “tham dự đầy đủ, đúng đối tượng và thời gian quy định. Vắng mặt phải báo cáo bằng văn bản”. Báo chí đưa tin về chủ trương, chính sách của thành phố phải căn cứ vào nguồn tin chính thức là người phát ngôn hoặc người có thẩm quyền… Bài báo nhận định những quy định như vậy vừa trái luật, 126 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ vừa gò bó, trái với quyền tự do báo chí đã được nêu trong Hiến pháp và Luật Báo chí. b) Nhóm phản biện chính sách, bình luận, góp ý xây dựng pháp luật Hàng loạt vụ hành hung nhà báo và các hiện tượng cản trở phóng viên tác nghiệp khác được nêu trên Pháp Luật TP.HCM góp phần vẽ nên bức tranh ảm đạm về những rủi ro mà nhà báo phải đối mặt. Các vụ việc xảy ra cũng thu hút sự quan tâm của các cơ quan chức năng. Trong năm 2010, đã có hai cuộc hội thảo lớn về vấn đề này được tổ chức, và Pháp Luật TP.HCM phản ánh thông tin đa chiều từ các cuộc hội thảo. Với cuộc hội thảo “Tình hình hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp” do báo Nhà báo & Công luận tổ chức ngày 26/4/2010, Pháp Luật TP.HCM trong số ra ngày sau đó đăng tải một bài tường thuật và một bài bình luận. Thông tin cho thấy, cho đến lúc ấy, chưa có trường hợp cản trở, hành hung báo chí nào được thống kê là đã bị xử lý hành chính, mặc dù Nghị định của Chính phủ có quy định chế tài này. Trong khi đó, chính những nhà báo có kiến nghị coi cản trở, hành hung nhà báo đang tác nghiệp là chống người thi hành công vụ, hoặc xây dựng riêng một tội danh cho loại hành vi này. Hội thảo cũng xuất hiện những kiến nghị về một quỹ hỗ trợ cho nhà báo bị hành hung, hoặc đưa vấn đề này ra chất vấn tại Quốc hội. Cũng trong số báo này, có bài bình luận “Ước ao của nguyên bộ trưởng” dẫn lại ý kiến của cựu bộ trưởng tư pháp Nguyễn Đình Lộc. Theo đó, từ khi xây dựng Bộ luật Hình sự 1999, trong Quốc hội đã có những đề nghị quy định riêng một tội danh về cản trở, hành hung nhà báo. Điều đó cho thấy vấn đề cản trở tác nghiệp báo chí cũng từng được đặt ra trên các diễn đàn chính thức của nhà nước. Đến 3/8/2010, vấn đề cản trở tác nghiệp báo chí tiếp tục được lấy làm chủ đề cho cuộc hội thảo “Tác nghiệp báo chí trong tình huống nóng” do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. Pháp Luật TP.HCM cũng tham dự và phản ánh thông tin từ hội thảo này. Nội dung bài báo ra ngay sau hôm ấy dẫn lại phân tích của một đại diện giới báo chí, rằng ngăn cản nhà báo tác nghiệp có nhiều cấp độ: không cung cấp thông tin, đe dọa, tấn công… Mục tiêu của việc cản trở này là không 127BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ cho nhà báo đưa thông tin. Thực tế có những thông tin nếu bị giấu giếm thì người bị thiệt hại là xã hội chứ không phải bản thân nhà báo. Phía Bộ Công an cũng có đại diện tham dự, nhận xét rằng mọi hành vi cản trở, gây khó khăn, xâm phạm, hành hung nhà báo đang tác nghiệp bình thường đều phải bị lên án, và cần chế tài đủ mạnh để răn đe, giáo dục người có hành vi vi phạm. Đáng chú ý, một sĩ quan công an là Tổng biên tập tạp chí Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm góp ý, chính nhà báo cũng cần trang bị kiến thức, kỹ năng để tự bảo vệ mình. Trong các cuộc hội thảo về đề tài này, ngoài dạng hành vi hành hung nhà báo đang tác nghiệp, các ý kiến nêu ra còn đề cập tới nhiều dạng cản trở khác, mà thực tế nhà báo vấp phải nhiều hơn. Điển hình là đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trả lời, thông tin cho báo chí. Vào dịp Hội nghị Báo chí toàn quốc, ngày 6/5/2011, Pháp Luật TP.HCM có bài bình luận “Xin lỗi phóng viên!”, đề cập tới một vụ việc hi hữu xảy ra việc nửa tháng trước đó, ông Giám đốc Sở Tài nguyên & môi trường tỉnh Thanh Hóa đã xin lỗi phóng viên báo Nông Nghiệp Việt Nam về việc không cung cấp thông tin. Cụ thể, phóng viên này điều tra về an toàn lao động tại các mỏ đá huyện Đông Sơn. Sau khi có dữ liệu thực tế, phóng viên đến gặp Sở Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước địa phương về an toàn lao động, thì lại bị chỉ sang Sở Công Tương. Đến Công Thương thì lại được hướng dẫn sang Sở Tài nguyên & Môi trường – cơ quan quản lý địa phương về khai khoáng. Tại đây, ông Giám đốc sở đã từ chối làm việc, kiên quyết không cung cấp bất cứ thông tin nào. Tờ báo đã phải sử dụng đến công cụ cuối cùng là gây sức ép bằng chính bài báo, phản ánh thái độ bất hợp tác của cơ quan có trách nhiệm của địa phương. Kết quả, vấn đề này được đưa ra tại cuộc giao ban báo chí của Tỉnh ủy Thanh Hóa, qua đó dẫn tới việc ông Giám đốc Sở Tài nguyên phải xin lỗi phóng viên. Vấn đề từ chối, gây khó khăn cho phóng viên trong tiếp cận thông tin như trên là khá phổ biến. Đối tượng từ chối lại chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước, vốn theo Luật Báo chí là có trách nhiệm thông tin đầy đủ, kịp thời những vấn đề mà báo chí quan tâm. Chính phủ đã chấn chỉnh bằng cách ra quy chế người phát ngôn làm đầu mối của cơ quan nhà nước thông tin cho báo chí. Tuy nhiên, không lâu 128 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ sau khi quy chế được ban hành, quá trình thực thi đã bộc lộ nhiều bất cập. Ngày 12/12/2009, Bộ Thông tin - Truyền thông mở hội thảo đánh giá thực hiện Luật Báo chí. Phản ánh nội dung hội thảo này, Pháp Luật TP.HCM có bài “Sửa Luật Báo chí: Cần quy định quyền miễn trừ cho nhà báo”, cho biết vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm nhất là báo chí khó tiếp cận thông tin. Đại diện nhiều tờ báo cho biết có nhiều thông tin công chúng quan tâm nhưng khi phóng viên đến cơ quan chức năng tìm hiểu thì người đứng đầu ở đó khất lần. Những thông tin yêu cầu tính chuyên môn thì cán bộ chuyên môn mới nắm rõ, nhưng thực tế từ khi có quy chế phát ngôn, các cơ quan đẩy hết trách nhiệm trả lời cho người phát ngôn, dẫn tới thông tin chung chung. Quy chế phát ngôn trở thành rào cản với báo chí trong tiếp cận thông tin. Lãnh đạo Bộ Thông tin - Truyền thông, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn thừa nhận có hiện tượng này, và cho rằng đó là do hiểu sai quy chế. Ông nhấn mạnh người phát ngôn chỉ là đại diện chính thức của cơ quan nhà nước trong việc phát biểu với báo chí. Mọi cá nhân, tổ chức khác đều có quyền cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm về thông tin đó. Vấn đề này tiếp tục được ông Doãn nêu ra hai năm sau đó, trong Hội nghị Báo chí toàn quốc tháng 5/2011. Ông đề nghị tổng kết quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Bên cạnh những bản tin mang tính chất phân tích, phản biện chính sách hoặc phản ánh quá trình nghiên cứu, sửa đổi hành lang pháp lý bảo vệ hoạt động tác nghiệp báo chí, Pháp Luật TP.HCM còn tham gia một số nghiên cứu về chủ đề này. Đáng chú ý là tháng 6/2011, tờ báo phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED Communication) khảo sát ý kiến bạn đọc trên trang phaplu- attp.vn về các dạng cản trở tác nghiệp báo chí cũng như nhận thức của đọc giả về nguyên nhân, giải pháp cho tình trạng này. Kết quả cho thấy có đến 62% bạn đọc yêu cầu nhà báo phải tự trang bị kỹ năng tự vệ khi hành nghề; 30% yêu cầu cơ quan quản lý báo chí nâng cao trách nhiệm; 29% yêu cầu cơ quan công an nâng cao trách nhiệm. Đặc biệt, 44% bạn đọc đề nghị làm rõ tính khả thi của chế tài hành chính và có tới 51% đề nghị thiết kế thêm tội “cản trở nhà báo” trong Bộ luật Hình sự. 3.3. Nhận xét 129BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ Là một tờ báo trực thuộc cơ quan cấp sở, số trang trên mỗi tờ báo không nhiều (18 trang), số lượng bài viết, bản tin về vấn đề cản trở tác nghiệp báo chí trên Pháp Luật TP.HCM là khá nhiều nêu so với các tờ báo khác. Nội dung phản ánh đa dạng, từ vụ việc cản trở cụ thể, đến phân tích, bình luận chính sách, đưa tin chính sách mới, đề xuất sửa đổi chính sách… Trong số các bản tin về đề tài này, chiếm tỷ lệ lớn nhất là tin, bài về các vụ việc cản trở tác nghiệp báo chí. Dạng hành vi được phản ánh chủ yếu là hành hung nhà báo đang tác nghiệp bình thường. Tuy nhiên, ở các bài viết mang tính tổng hợp khác lại cho thấy dạng hành vi cản trở nhiều nhất là từ chối, gây khó khăn trong cung cấp thông tin. Giải thích sự phản ánh thiên lệch này, có thể thấy rằng dạng hành vi hành hung nhà báo tác động trực tiếp, thô bạo tới phóng viên, gây hậu quả về sức khỏe, thiệt hại vật chất tới phương tiện hành nghề của phóng viên, nên thường được phản ánh ngay trên mặt báo. Còn các hành vi từ chối cung cấp thông tin, đùn đẩy cung cấp thông tin vì là chuyện hàng ngày nhà báo phải đối mặt, nên báo chí chấp nhận “sống chung với lũ”. Mặt khác, có thể có tâm lý ngại va chạm với cơ quan chức năng; cơ quan chức năng không cung cấp thông tin chính thức thì phóng viên tìm đường vòng khai thác thông tin… Các bài viết thuộc nhóm phân tích chính sách cũng có phần thiên lệch như vậy. Một tỷ lệ khá lớn bản tin thuộc nhóm này tập trung phân tích, đề xuất giải pháp bảo vệ nhà báo trươc hành vi hành hung phóng viên đang tác nghiệp bình thường. Các bài viết này đề cập nhiều tới kiến nghị hình sự hóa hành vi hành hung nhà báo, hoặc coi đó là hành vi cản trở người thi hành công vụ - một điều luật có sẵn trong Bộ luật Hình sự nhưng chưa bao giờ được áp dụng với các vụ việc hành hung nhà báo đang tác nghiệp. Còn các dạng hành vi cản trở tác nghiệp báo chí khác, nhất là từ chối, đùn đẩy cung cấp thông tin… thì một số bài báo có đề cập, xong chưa nêu ra được giải pháp, hướng khắc phục nào. Các vụ việc cản trở tác nghiệp báo chí được phản ánh trên Pháp Luật TP.HCM chủ yếu về nội dung sự việc. Diễn tiến quá trình giải quyết, xử lý hành vi cản trở tác nghiệp báo chí ít khi được theo đuổi. Vụ việc liên quan đến phóng viên Thế Dũng, báo Người Lao Động là sự việc duy nhất được tờ báo phản ánh sâu quá trình giải quyết của cơ quan 130 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ chức năng. Tuy nhiên, theo thông tin trên các bản tin này, diễn tiến quá trình xử lý chỉ đến khâu cơ quan công an ra quyết định khởi tố vụ án. Vụ án được kết luận thế nào, có xét xử hay không, cho đến nay không thấy đề cập. Điều đó khiến công chúng nghi ngờ, đặt dấu hỏi về kết quả xác minh, xử lý các vụ việc nhà báo bị cản trở tác nghiệp. Về hình thức bản tin, chủ yếu các tin, bài về đề tài cản trở tác nghiệp báo chí trên Pháp Luật TP.HCM được thực hiện dưới dạng tin, mẩu tin hoặc bài viết ngắn. Có một số bài dưới hình thức phỏng vấn, chủ yếu trong trường hợp phỏng vấn chuyên gia để phân tích về sự việc, hiện tượng cản trở tác nghiệp báo chí. Ngoài ra, còn có một số bài dưới dạng bình luận, thể hiện quan điểm của tờ báo về hiện tượng này. Đáng chú ý, Pháp Luật TP.HCM đã khai thác tính năng đa phương tiện của báo điện tử. Thông qua trang online: phapluattp.vn, tờ báo đã đăng tải những clip ngắn về sự việc cản trở báo chí, và khai thác khả năng tương tác giữa tờ báo với độc giả trên mạng, vừa tạo diễn đàn ý kiến công chúng về từng sự việc, vừa để tiến hành những khảo sát, nghiên cứu ý kiến bạn đọc về chủ đề này. Các phân tích trên cho thấy vấn đề cản trở tác nghiệp báo chí được báo Pháp Luật TP.HCM quan tâm, phản ánh bằng khá nhiều bản tin. Nội dung các bản tin cho thấy hiện tượng cản trở tác nghiệp báo chí trên thực tế là khá nghiêm trọng. Hiện tượng ấy đang thúc đẩy các cơ quan quản lý bổ sung, hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hoạt động báo chí. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ trong quá trình nghiên cứu, góp ý, đề xuất. Chưa thấy kết quả cụ thể về mặt chính sách, pháp luật được thể hiện trên mặt báo. 131BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ Thống kê một số bản tin về chủ đề cản trở tác nghiệp báo chí trên báo Pháp Luật TP.HCM S T T Nội dung Ngày tháng Tác giả 1. Bình Thuận: Hai nhà báo bị hành hung 28/2/2008 Phương Nam 2. Đak Lak: Một nhà báo bị đánh trọng thương 9/3/2008 T.Giang 3. Vụ đương sự đánh luật sư và nhà báo 4/4/2008 Thái Sơn 4. Dăk Lăk: Bắt một lâm tặc chủ mưu đánh nhà báo 25/4/2008 T.Bình - V.Dũng 5. Một nhà báo bị hành hung tại tòa 29/5/2008 T.Hiếu 6. Góp ý dự án Luật báo chí sửa đổi: 22/7/2008 PV 7. Góp ý dự án Luật báo chí sửa đổi: Băn khoăn chuyện “phải làm”, “được làm” của báo chí 25/7/2008 Trọng Mạnh 8. Đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật 27/7/2008 PV 9. Góp ý dự án Luật Báo chí sửa đổi: “Né” báo chí phải chịu chế tài 29/8/2008 Thùy Linh - Minh Cường 10. Ông Nguyễn Thế Kỷ: Phóng viên là người thi hành công vụ 05/09/2008 Lê Kiên 11. Phóng viên Pháp Luật TP.HCM yêu cầu khởi tố vụ án 16/12/2008 M.Cường-V. Sự 12. Báo chí phụng sự quyền được biết 21/6/2009 Viễn Sự 13. Dự thảo Quy chế quản lý báo chí ở Cần Thơ: Nhiều điểm sai Luật Báo chí 1/6/2009 Đào Văn 14. Cần phạt nặng người cản trở nhà báo tác nghiệp 25/9/2009 Mai Phương 15. Hai nhà báo háp Luật TP.HCM bị hành hung tại Long An 22/03/2010 PV 16. Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc: Đánh nhà báo là chống người thi hành công vụ 02/04/2010 Văn Tiến 17. Khởi tố vụ án hành hung phóng viên báo Người Lao Động 21/4/2010 V.Tiến 18. Vụ hành hung nhà báo ở Long An: Sẽ khởi tố vụ án 22/04/2010 LG 19. Cản trở nhà báo tác nghiệp chưa có trường hợp nào bị xử phạt hành chính 5/5/2010 Đức Minh 20. Hai phóng viên bị hành hung, cướp máy quay phim 01/07/2010 Q.Anh - An Danh 21. Cản trở nhà báo tác nghiệp: Xã hội thiệt hại 04/08/2010 Thu Hằng 22. Giải quyết không dứt điểm các vụ hành hung nhà báo 21/6/2011 Thanh Tú 23. Cản trở nhà báo tác nghiệp bị phạt tới 30 triệu đồng 10/1/2011 Nghĩa Nhân 24. Khảo sát ý kiến bạn đọc về các vụ cản trở, hành hung nhà báo đang tác nghiệp 25/06/2011 PV 25. Chế tài nào cho hành vi đe dọa, cản trở nhà báo? 20/6/2011 Vạn Bảo 132 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ 4. Hành vi cản trở nhà báo trên thế giới: thực trạng và một số giải pháp Cản trở nhà báo tác nghiệp là một hành vi có tính phổ biến ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Báo chí với vai trò của nó là giám sát xã hội, phanh phui những tiêu cực và yếu kém đương nhiên sẽ gặp phải không ít những cản trở từ những đối tượng bị giám sát. Khái niệm Theo những nghiên cứu của chúng tôi, cụm từ “cản trở nhà báo” của chúng ta theo quan niệm của các nước phát triển nằm trong một khái niệm rộng hơn được gọi chung là “sự tấn công vào báo chí”. Tấn công vào báo chí có nhiều mức độ và hành vi khác nhau, trong đó có rất nhiều hành vi có thể xếp vào hạng mục cản trở nhà báo theo cách hiểu của Việt Nam. Một số hành vi nặng nhất trong khái niệm “tấn công vào báo chí” như giết nhà báo, bỏ tù nhà báo không xét xử hay bắt cóc nhà báo “mất tích” không phổ biến ở nước ta nhưng lại rất nặng nề ở nhiều quốc gia đang phát triển khác. Riêng trong năm 2011, theo báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo quốc tế có trụ sở tại Mỹ, 22 nhà báo đã bị giết trên toàn thế giới. Từ năm 1992 tới nay, có ít nhất 868 nhà báo đã thiệt mạng. Tính chất nghiêm trọng của vấn đề khiến các nhà báo, những học giả nghiên cứu báo chí và các tổ chức bảo vệ nhà báo trên thế giới phải xếp toàn bộ những hành vi hành hung nhà báo từ nặng tới nhẹ vào khái niệm chung gọi là “sự tấn công vào báo chí”. Loại trừ những hành vi quá nặng không phổ biến ở nước ta như đã nói ở trên, chúng tôi liệt kê một số hành vi trong danh mục “tấn công vào báo chí” của thế giới mà chúng tôi cho rằng sát với cách hiểu “cản trở nhà báo” trong nghiên cứu này. - Bị giữ: hoặc bị bắt một thời gian bởi những thực thể phi chính phủ - Bị tấn công: đánh nhà báo dẫn tới bị thương; lục soát và phá hủy phương tiện tác nghiệp của nhà báo - Bị quấy rối: bị giới hạn hoặc từ chối tiếp cận, thu giữ hoặc phá bỏ tư liệu, không cho vào, tấn công hoặc đe doạ thành viên gia đình, bị đuổi việc hoặc hạ cấp (khi có chứng cứ rõ ràng do áp lực bên ngoài), ngăn cản tự do đi lại. 133BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ - Bị đe dọa: Uy hiếp bằng cách xâm phạm thân thể hoặc các hình thức báo thù khác Thực trạng và nguyên nhân Đa số các hành vi cản trở nhà báo như trên xảy ra khi đối tượng cản trở là những nhóm lợi ích không muốn cho nhà báo tiếp cận thông tin có thể ảnh hưởng tiêu cực tới họ. Các đối tượng có thể là chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân nhưng bản chất của việc cản trở thường giống nhau: nỗi lo sợ quyền lực giám sát của báo chí. Tình trạng tấn công nhà báo bằng cách này hay cách khác ngày càng gia tăng không chỉ ở trong vùng có chiến sự mà ở nhiều quốc gia hòa bình. Theo thống kê của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo Quốc tế, hơn 90% các vụ tấn công nhằm vào nhà báo đưa tin về các vụ việc nhạy cảm như tham nhũng, buôn lậu, vi phạm pháp luật, xâm hại quyền lợi của quốc gia, công chúng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình. Nghiên cứu tình huống 1: Lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ cản trở những nhà báo đưa tin về sự cố tràn dầu của BP – The Guardian – 5/2010 Trong vụ tràn dầu của BP trên Vịnh Mexico hồi tháng 4/2010, nhiều phóng viên ảnh và đoàn quay phim đã tỏ ra rất bức xúc khi bị cản trở tác nghiệp đưa thông tin về sự kiện này. Họ phàn nàn về việc các quan chức liên bang và địa phương của Mỹ, trong đó có cả lực lượng bảo vệ bờ biển, đã chặn lối đi tới các khu bờ biển nơi tác động của vụ tràn dầu thấy rõ nhất. Một đoàn làm phim của CBS TV thậm chí còn bị dọa bắt khi cố tình đến quay phim một bãi biển bị dầu tràn hồi tháng 5/2010. Phóng viên Mac McClelland bị cảnh sát gây khó dễ khi tới thăm một hòn đảo ở Louisiana. Cùng thời gian đó, phóng viên ảnh của tờ New Orleans Times – anh Picayune – cũng không thể hoàn tất chuyến bay qua đại dương tới khu vực tràn dầu do hãng hàng không này vừa nhận được lệnh cấm bay tạm thời sau khi các quan chức BP biết tin có một nhà báo cũng đang trên chuyến bay. Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ nhấn mạnh, nhân viên của cơ quan này 134 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ và BP đã cố gắng hết sức để tạo thuận lợi cho các nhà báo. Một phát ngôn viên của lực lượng bảo vệ bờ biển nói: “Khoảng 400 nhân viên của các cơ quan truyền thông đã được tổ chức các chuyến đi tới vùng bị tràn dầu hoặc bằng máy bay do BP thuê hoặc bằng chuyên cơ của lực lượng bảo vệ bờ biển”. Ông giải thích rằng lệnh cấm bay là một biện pháp đảm bảo an toàn cần thiết. Máy bay cá nhân phải được sự chấp thuận từ trung tâm chỉ huy của BP mới được bay qua phần lớn vùng Vịnh. Nhưng vấn đề là các phóng viên và nhiếp ảnh sẽ chẳng thể đánh giá cao sự nhiệt tình của BP. Họ được hộ tống bởi các quan chức BP trên tàu và máy bay do BP thuê. Do đó, công ty này có thể toàn quyền quyết định địa điểm và thời gian dẫn các phóng viên đi thăm. Bản chất của việc cản trở nhà báo là tương đối đồng nhất nhưng các hành vi cản trở lại hết sức đa dạng. Báo chí thế giới đặc biệt những tờ báo lớn chỉ nhắc tới những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng như giết nhà báo hay bắt cóc để hành hình. Một số tổ chức phi chính phủ có tôn chỉ bảo vệ báo chí ở phương Tây như Ủy ban Bảo vệ Nhà báo Quốc tế cũng thường lên tiếng về các vụ việc phóng viên bị đánh đập, bắt giữ hay tống giam. Tuy vậy, có rất nhiều những hành vi cản trở nhẹ hơn về mức độ thường ít được đề cập và bảo vệ ở nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển. Báo chí và bản thân các nhà báo cũng thường “im lặng” trước những vụ việc cản trở mang tính phổ biến nhưng ở mức độ nhẹ như thu giữ hoặc phá hủy phương tiện tác nghiệp hoặc từ chối tiếp xúc. Một hành vi đặc biệt nghiêm trọng thường bị bỏ qua là xâm phạm tình dục. Ủy ban Bảo vệ Nhà báo Quốc tế thừa nhận “chưa từng thông tin nhiều về những vụ xâm hại tình dục trong 30 năm qua: Không mấy phóng viên sẵn sàng nói về những gì đã xảy ra với mình. Chúng tôi quyết định đã đến lúc phải làm rõ tại sao những hành động nhơ bẩn như vậy mà báo giới thế giới lại im lặng và đăng tải những gì chúng tôi tìm hiểu được trong một báo cáo đặc biệt.” Sự “nhạy cảm” của hành vi cản trở cũng là một yếu tố khiến chính các nhà báo cũng ngại lên tiếng để bảo vệ mình. 135BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ Nghiên cứu tình huống 2: Nhà báo nữ lên tiếng vì bị tấn công tình dục – CNN – 06/2011. Bài của nhà Loren Wolfe, Biên tập viên cao cấp của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo.’ “Nhóm phiến quân nổi loạn đã cưỡng hiếp cô, tát và đánh đập cô trong khi cô đang tác nghiệp. Cô là một nhà báo người Tây Phi và đang muốn chia sẻ câu chuyện mà những tên lính này không muốn bị tiết lộ ra. Bốn năm sau vụ cưỡng hiếp tập thể, cô vẫn không thể nguôi nỗi đau này. Người phụ nữ xin được giấu tên do sợ bị trả thù, là một trong nhiều phóng viên địa phương và quốc tế bị xâm hại tình dục khi đang tác nghiệp. Vụ việc nổi tiếng nhất mới đây là vụ hiếp dâm nhà báo của hãng tin CBS Lara Logan tại Cairo hồi tháng Hai năm 2011. Nhưng Logan chắc chắn không phải là phóng viên duy nhất phải chịu những vụ tấn công như vậy. Tôi đã nói chuyện với hơn bốn chục phóng viên từ từ Trung Đông cho tới Nam Á, châu Phi đến châu Mỹ. Bảy trong số họ bị cưỡng hiếp trong khi một số khác bị đụng chạm bằng tay hay vật khác, sờ mó thô bạo và đe dọa cưỡng hiếp. Có thể xếp các xâm hại tình dục vào ba dạng: xâm hại tình dục nhằm vào một nhà báo cụ thể nào đó, thường là để trả thù những việc làm của nhà báo đó; xâm hại tình dục kiểu “đục nước béo cò” với phóng viên đưa tin về các sự kiện tập thể; và lạm dụng tình dục nhà báo trong thời gian bị giam giữ hoặc tạm giam. Xâm phạm tình dục cũng có những hình thức khác. Phổ biến nhất là sờ mó một số bộ phận trên cơ thể phóng viên khi người này đang tác nghiệp, với 22 trong số 25 phóng viên nước ngoài tôi phỏng vấn cho biết bọ bị đụng chạm rất nhiều lần. Họ thường đưa tin về các sự kiện tập thể như biểu tình hay các dịp lễ hội, nơi tình trạng lộn xộn khó kiểm soát. Khi tôi nói “sờ mó”, tôi muốn nói tới kiểu đụng chạm thô bạo, và đôi khi ở những khoảnh khắc khó ngờ nhất. Kate Brooks, một phóng viên ảnh tự do làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ, chia sẻ, một người đàn ông đã nắm đũng quần cô từ phía sau khi cô đang chụp ảnh một bàn bị cắt đứt tại hiện trường vụ đánh bom tự sát ở Afghanistan. 136 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ Một trong những phóng viên thẳng thắn nhất tôi tiếp xúc với là Ji- neth Bedoya. Riêng chuyện tôi có thể tiết lộ tên của cô cũng đã rất đáng nói – phóng viên bị lạm dụng tình dục thường chọn giấu kín danh tính do lo ngại những rắc rối xung quanh các vụ sự việc như thế. Nhiều phóng viên ngại tiết lộ tên trên báo do sợ sẽ mất việc hay vì rào cản văn hóa. Bedoya bị cưỡng hiếp tập thể khi đang đưa tin về lực lượng bán quân sự cánh hữu của Colombia hồi tháng 5/2000. Trong khi đang tác nghiệp cho tờ Bogotá daily El Espectador, nhóm thanh niên đã bắt cóc, trói, bịt mắt, và đưa cô tới một ngôi nhà ở thành phố miền trung Villavicencio, nơi cô bị đánh đập và cưỡng hiếp bởi rất nhiều người. Trong 11 năm kể từ vụ hiếp dâm, Bedoya đã gặp ít nhất ba phóng viên nữ bị cưỡng hiếp trả thù vì đưa tin. Những phụ nữ này chọn giữ im lặng vì những lý do văn hóa và nghề nghiệp, cô nói. Nhưng ngày 24/5, Bedoya đã đưa sự việc của mình ra Ủy ban Nhân quyền liên Mỹ. Cô hy vọng việc làm này sẽ khuyến khích đồng nghiệp mạnh dạn “nói về những gì đã xảy ra với mình và lên tiếng đòi công lý”. Phát biểu trong ngày Tự do Báo chí thế giới 2008, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Tuyên bố Thế giới về Quyền con người, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đã nói: “Tôi đặc biệt cảnh báo về các vụ hành hung nhà báo ngày càng gia tăng trên thế giới, và thấy thất vọng khi nhiều trong số các vụ việc đó không được điều tra và đưa ra xét xử. Tôi kêu gọi các quốc gia không bỏ qua các nỗ lực đưa ra công lý những kẻ tấn công nhà báo”. Tuyên bố của ông cho thấy cản trở và hành hung nhà báo đã trở thành một vấn đề bức thiết mang tính chất quốc tế và đang rất cần những sáng kiến và giải pháp thực tiễn để giải quyết”. Pháp luật quốc tế bảo vệ con người và nhà báo Nhà báo xét trên khía cạnh con người cũng là một công dân với đầy đủ những quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Con người và công dân đó được bảo vệ một cách bình đẳng theo đúng luật pháp quốc tế. Về pháp luật quốc tế, chúng tôi thấy rằng việc cản trở và xâm hại nhà báo chính là xâm phạm quyền tự do thân thể và an ninh thân thể đã được quy định rất rõ trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền 1948 (Điều 3) và Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (Điều 9.1). 137BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ Các quy định pháp luật quốc tế nhằm bảo vệ nhà báo, nghề báo được hình thành từ lâu qua các thông lệ và được ghi nhận trong Hiệp ước Hague 1899 và Công ước Geneva 1929 đối xử với tù binh chiến tranh trong đó có nhà báo. Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền viết: “Tất cả mọi người đều có quyền có ý kiến và bày tỏ ý kiến gồm các quyền tự do có ý kiến mà không bị can thiệp, tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin và ý tưởng qua bất cứ phương tiện thông tin và qua bất kỳ biên giới quốc gia nào”. Bản Tuyên ngôn là nguồn cơ bản và cơ sở tư tưởng để xây dựng nên các văn kiện, tổ chức và thủ tục giám sát quốc tế về quyền con người trên quy mô thế giới và khu vực, nền tảng để định hình hiến phápvà luật pháp của các quốc gia. Trên tinh thần của Tuyên ngôn, khoảng hơn 80 công ước, tuyên bố quốc tế về quyền con người đã được soạn thảo và ban hành, trong đó có Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị được hơn 140 quốc gia trên thế giới ký kết. Khi một công ước có hiệu lực thì tất cả các quốc gia tham gia ký kết và các cá thể trong mỗi quốc gia đó đều phải tuân thủ. Các quyền được ghi nhận trong Điều 19 trong Công ước này chỉ bị hạn chế vì mục đích tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác hoặc nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, sức khỏe cộng đồng và đạo lý xã hội. Trên phương diện lý thuyết, pháp luật quốc tế đưa ra một hành lang pháp lý đầy đủ nhằm bảo vệ nhà báo, nghề báo. Tuy nhiên tình hình bạo lực gia tăng trên thực tế đòi hỏi những sửa đổi và các cam kết cao hơn về mặt chính trị từ các quốc gia để khung pháp lý này hữu hiệu hơn. Hội nghị báo chí do UNESCO (cơ quan phụ trách mảng báo chí của Liên Hợp Quốc) tổ chức hàng năm khẳng định: Thất bại trong việc ngăn chặn các vụ tấn công nhà báo có nghĩa là các chính phủ và quan chức của quốc gia đang tước khỏi người dân quyền cơ bản được tiếp nhận thông tin. Thất bại này còn khiến những kẻ tấn công hay chủ mưu tiếp tục tồn tại và tin rằng sẽ không thể bị bắt. Theo thông số của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), công lý chỉ được thực thi cho khoảng 6,7% các vụ nhà báo bị giết hại khi đang làm nhiệm vụ trong giai đoạn 1/1/1992 đến 18/6/2007. 138 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ Vì lẽ đó, Hội nghị toàn phiên UNESCO phê chuẩn Nghị quyết 29 (năm 1997) lên án các hoạt động bạo lực chống lại nhà báo và kêu gọi các nước thành viên “sửa đổi khung pháp lý để có thể truy tố và kết án những kẻ chủ mưu hành hung những người thực hành quyền tự do ngôn luận”. Trong những nỗ lực cụ thể hơn, UNESCO đã ra Quyết định, 2008 yêu cầu các quốc thành viên có những nhà báo bị tấn công, giết hại trong năm 2006-2007 chấm dứt tình trạng “không trừng phạt” và tiến hành điều tra, truy tố những kẻ chịu trách nhiệm. Quyết định này còn khuyến khích việc thông báo tự nguyện tới UN- ESCO về các phán quyết của tòa án và đề xuất Hội đồng liên quốc gia tìm kiếm các giải pháp, dự án ưu tiên trong việc hỗ trợ các nỗ lực bảo vệ nhà báo. Pháp luật quốc gia bảo vệ con người và nhà báo Về pháp luật mỗi quốc gia, quyền tự do thân thể và an ninh thân thể cũng luôn được đảm bảo bởi đạo luật cao nhất là Hiến pháp và các quy định của luật hình sự, hoặc các án lệ ở các quốc gia theo hệ thống luật Anh-Mỹ. Các nhà báo và những người làm truyền thông không phải là ngoại lệ, vì vậy bất cứ hành vi đe doạ, uy hiếp tính mạng, tấn công thân thể, xúc phạm danh dự của các nhà báo đều là vi phạm pháp luật về các quyền cơ bản của con người. Quyền tự do thông tin cũng được hầu hết các quốc gia thể chế hóa trong văn bản mang tính chất pháp lý cao nhất như hiến pháp và các văn bản luật khác như luật báo chí, trong đó có Việt Nam. Một số quốc gia đưa các chế định về bảo vệ nhà báo, nghề báo vào trong Bộ luật hình sự. Pháp luật và sáng kiến bảo vệ nhà báo Tuy được pháp điển hóa trong cả luật quốc tế lẫn quốc gia, tình trạng tấn công và cản trở nhà báo dưới nhiều hình thức vẫn không thuyên giảm mà còn gia tăng ở nhiều nước và vùng lãnh thổ. Trước thực tiễn trên, nhiều giải pháp và sáng kiến đã được đưa ra, chúng tôi liệt kê một số cách thức phổ biến và những nghiên cứu tình huống gần đây. a) Luật riêng để bảo vệ nhà báo 139BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ Nhận thấy việc bảo vệ nhà báo chỉ được xếp lẫn vào các điều luật bảo vệ nhân quyền chung chung không đủ sức mạnh, nhiều nhà lập pháp và hoạt động xã hội đã lên tiếng mạnh mẽ đòi hỏi thông qua những đạo Luật riêng biệt cho nhà báo và nghề báo. Hai trường hợp điển hình nhất đang nỗ lực thúc đẩy việc thông qua các Luật bảo vệ Nhà báo riêng biệt này là Pakistan và Ấn Độ. Nghiên cứu tình huống 03: Pakistan trình dự luật bảo vệ nhà báo lên Quốc hội – The Nation – 7/2011 Mạnh mẽ lên án bạo lực ngày càng gia tăng đối với các nhà báo, tổng thư ký đảng Jamaat-e-Islami của Pakistan, ông Liaqat Baloch, đã kêu gọi chính phủ phải lập tức thông qua Luật Phúc lợi và Bảo vệ nhà báo tại Quốc hội. Nói chuyện với các phóng viên tại đây hôm 21/7, ông Baloch tiết lộ đảng này đã trình Dự luật Phúc lợi và Bảo vệ nhà báo lên thượng viện. Ông nhấn mạnh: “Dự luật này bao gồm 14 phần và chúng tôi tin rằng kỷ nguyên tự do báo chí mới sẽ mở ra tại đất nước này sau khi dự luật được thông qua”. Truyền thông ở Pakistan đang phải đối mặt với nhiều vấn đề và nhà báo bị cấm làm công việc của mình một cách có chủ ý; Đất nước này thiếu bất kỳ đạo luật nào để bảo vệ nhà báo-phóng viên trước những thảm họa mà họ phải đối mặt mỗi ngày. Liaqat cho rằng truyền thông là nguồn thông tin cơ bản đối với mọi người nhưng họ lại không được chính phủ bảo vệ. “Trong 10 năm qua, ít nhất 70 phóng viên đã thiệt mạng trong khi hơn 2000 người khác bị tấn công, bắt cóc và tra tấn”, ông dẫn một số thống kê. Ông nói thêm, các vụ quấy rối nhà báo như đưa ra lời đe dọa đã trở thành chuyện thường ngày và chính phủ cần phải khẩn cấp ban hành đạo luật này. Ông phê bình việc chính phủ dù luôn kêu gọi tự do báo chí ở trong nước nhưng lại không thể bắt được kẻ sát nhân giết hại bất kỳ một nhà báo nào, không ai bị truy tố trong các vụ ám sát nhà báo bất chấp những bất ổn và hoang mang trong cộng đồng báo chí. Tổng thư ký đảng Jamaat-e-Islami khẳng định, mạng sống của nhà 140 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ báo, thợ quay phim và nhà nhiếp ảnh truyền thông đều quý trọng như mạng sống của các bộ trưởng hay chính trị gia. “Mọi bộ trưởng hay thành viên chính phủ đều có bảo vệ vây quanh trong khi phóng viên đưa tin về các hoạt động của họ lại không được che chở”. Nghiên cứu tình huống 04: Ấn Độ dự thảo luật bảo vệ nhà báo – The LiveMint – 6/2011. Một tiểu ban nội các bao gồm thủ hiến các bang và Bộ trưởng sẽ được thành lập để soạn thảo luật về bảo vệ nhà báo trước các vụ tấn công bạo lực, thủ hiến bang Maharashtra, ông Prithviraj Chavan, phát biểu hồi giữa tháng 7/2011. Trước đó, phóng viên điều tra Jyotirmoy Dey của tờ Mid-Day, một tờ báo hằng ngày có tiếng của thành phố, đã bị ám sát bởi một tay súng không rõ danh tính tại vùng ngoại ô phía tây Powai. Vụ việc này lại một lần nữa khơi lại một đề tài nóng bỏng trong xã hội Ấn Độ: tấn công bạo lực nhằm vào nhà báo. Trong hai năm qua, Ấn Độ chứng kiến 175 vụ tấn công nhằm vào nhà báo và cơ quan báo chí. Các tổ chức nhà báo tại bang Maharashtra đang yêu cầu ban hành một đạo luật đặc biệt chống lại các vụ tấn công nhằm vào nhà báo và yêu cầu khép tội trên vào hành vi phạm tội không thể tại ngoại. Mặc dù Chavan từ chối đưa ra thời hạn chuẩn bị cho việc soạn thảo nhưng ông nói “chính phủ sẽ cố gắng ban hành dự luật sớm trong phiên họp quốc hội vào mùa thu sắp tới”. b) Đưa vào luật hình sự Mexico là một trong những quốc gia bị chỉ trích nhiều nhất về tình trạng tấn công các nhà báo. Đáp lại những yêu cầu của pháp luật quốc tế trong việc bảo vệ nhà báo và truy tố tội phạm, năm 2006 Mexico thành lập Văn phòng công tố đặc biệt về các tội danh chống lại nhà báo (FEADP) nhằm hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực này. Tháng 4/2009, Chính phủ Mexico đưa ra các cải cách pháp lý nhằm 141BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ xoá bỏ tình trạng “không xét xử” các hành vi chống lại nhà báo, gồm việc sửa đổi Bộ luật hình sự liên bang, bổ sung “tội xâm phạm quyền tự do thông tin được thực hiện thông qua hoạt động báo chí” trong đó quy định rõ các hành vi phạm tội và những chủ thể được bảo vệ. Thực tế ghi nhận số vụ tấn công không bị xét xử đã giảm hẳn. Đây là một động thái tích cực được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Và trong những năm gần đây, Mexico đã được đưa ra khỏi danh sách những quốc gia bị chú ý (của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo Thế giới) về các vụ tấn công nhà báo không được xét xử. Tương tự trường hợp Mexico là Armenia. Báo cáo thống kê về các vụ vi phạm quyền của nhà báo và khối truyền thông năm 2009 ghi nhận hàng chục vụ bạo lực xảy ra với nhà báo tại quốc gia này. Cũng trong năm 2009, Quốc hội Armenia đã phê chuẩn bổ sung Điều 164 trong Bộ luật Hình sự của Armenia về “tội cản trở các hoạt động nghiệp vụ hợp pháp của nhà báo”. Tuy nhiên, các nhà làm luật vẫn cho rằng cần phải tăng cường hơn nữa hành lang pháp lý này. Hiện nay, Quốc hội Armenia đang thảo luận những điều khoản nghiêm khắc hơn, đề xuất tăng nặng hình phạt đối với các hành vi tấn công hoặc đe doạ xâm phạm cuộc sống, sức khỏe của nhà báo và các thành viên trong gia đình nhà báo với mức phạt gấp 250-450 lần lương cơ bản, hoặc lao động cải tạo 2 năm, hoặc phạt tù tới 5 năm. c) Thành lập đường dây nóng và ủy ban điều tra Thành lập những đường dây nóng để các nhà báo có thể liên lạc khẩn cấp trong những tình huống bị nguy hiểm và tổ chức những cuộc điều tra nghiêm túc về nguyên nhân của các vụ xâm hại là hai trong số nhiều sáng kiến được áp dụng. Mexico lại là một hình mẫu được nêu gương về các giải pháp này. Nghiên cứu tình huống 05: Mexico nỗ lực bảo vệ nhà báo khỏi bạo lực – MSNBC – 9/2010 Năm 2010, tổng thống Felipe Calderon đã tuyên bố một kế hoạch bảo vệ nhà báo tại Mexico, nơi bạo lực nhằm vào các nhà báo gia 142 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ tăng mạnh kể từ khi chính phủ tiến hành cuộc càn quét những kẻ buôn lậu ma túy gần bốn năm trước đó. Theo tuyên bố từ văn phòng của ông Calderon, kế hoạch này bao gồm một hệ thống cảnh báo sớm, trong đó phóng viên sẽ liên lạc được ngay với chính quyền trong trường hợp bị đe dọa, thành lập hội đồng xác minh nguyên nhân đằng sau vụ tấn công nhằm vào các nhà báo cũng như cải cách tư pháp. Lời tuyên bố này được đưa ra một tuần sau khi một phóng viên ảnh bị sát hại trong thành phố biên giới bất ổn Ciudad Juarez, tuyên bố của ông Calderon được phát đi sau cuộc gặp với các thành viên Ủy ban bảo vệ nhà báo và Hội báo chí liên Mỹ. Bạo lực băng nhóm đã tăng vọt tại Mexico kể từ khi ông Calderon bắt đầu chiến dịch chống tội phạm có tổ chức khi ông nhậm chức hồi tháng 12/2006. Bạo lực liên quan tới các băng nhóm thuốc phiện đã cướp đi sinh mạng của hơn 28.000 người khi các phe phái cạnh tranh nhau và tiến hành các vụ tấn công nhằm vào lực lượng an ninh, quan chức chính phủ và nhà báo. Theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo tại New York, ít nhất 22 nhà báo Mexi- co đã bị giết và ít nhất 7 người khác mất tích trong 4 năm qua. Tờ báo lớn nhất của Ciudad Juarez kêu gọi ngừng bắn với các tập đoàn thuốc phiện tại thành phố vùng biên sau vụ sám sát nhà nhiếp ảnh thứ hai của tờ báo trong vòng chưa đầy hai năm. Khi các biện pháp như kế hoạch bảo vệ nhà báo được triển khai và chính quyền truy bắt kẻ giết người, một thông điệp rõ ràng đã được gửi tới các băng nhóm tội phạm: chúng sẽ phải lãnh nhận hậu quả vì những vụ tấn công này. d) Tăng vai trò tổ chức xã hội - nghề nghiệp Các tổ chức và hiệp hội nghề nghiệp quốc tế của các nhà báo như Viện An toàn Báo chí Quốc tế (INSI), Ủy ban Bảo vệ Nhà báo Thế giới (CPJ), Liên đoàn Báo chí Quốc tế (IFJ), tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RWB) cũng như các cơ quan bảo vệ nhà báo, câu lạc bộ nhà báo, quỹ bảo vệ nhà báo tại các quốc gia được thành lập. 143BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ Những tổ chức này hoạt động tích cực trong các lĩnh vực tăng cường nhận thức, phân tích các vấn đề pháp lý liên quan, báo cáo công khai về số vụ việc, hỗ trợ trực tiếp các nhà báo, nạn nhân và gia đình nạn nhân, và đặc biệt là thúc đẩy cải cách chính sách tại các quốc gia. Các nguồn viện trợ cũng ưu tiên các chương trình, dự án hướng tới tăng cường năng lực cho khối truyền thông, xây dựng và phổ biến các sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ hoặc sổ tay an toàn nghề nghiệp, thúc đẩy sự phối hợp với các cơ quan an ninh, công tố nhằm đảm bảo tối đa sự an toàn của nhà báo khi tác nghiệp.z BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_can_tro_pv_tac_nghiep_a5_5718.pdf
Luận văn liên quan