Báo cáo Môn học: Kinh tế học vĩ mô
Phân tích nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, việc vận dụng lý thuyết kinh tế học vĩ mô của Lucas vẫn có ý nghĩa thiết thực.
Lạm phát hiện nay có yếu tố kỳ vọng. Những cố gắng tác động vào đường tổng cầu sẽ trở nên vô vọng thậm chí có thể có những tác động tiêu cực trong dài hạn. Sản lượng có thể giảm quá mức không cần thiết vì những biện pháp can thiệp thông qua đường tổng cầu trong khi lại bỏ qua các biện pháp tác động đến đường tổng cung có thể đạt hiệu quả như mong muốn hơn.
27 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2610 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Môn học: Kinh tế học vĩ mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO Môn học: Kinh tế học vĩ mô 1. Phạm Thanh Tâm 2. Nguyễn Hồng Phong 3. Phạm Thị Kim Pha 4. Bùi Thị Kiều Oanh 5. Nguyễn Ngọc Quang 6. Võ Quang Phúc 7. Ngô Hoàng Sơn 8. Trần Bá Quang 9. Thái Kiều Mỵ 10. Phạm Thị Hồng Như 11. Võ Ngọc Niên 12. Nguyễn Hoàng Phương 13. Đỗ Thị Bích Sơn 14. Nguyễn Văn Pin NHÓM 3 - Phần III: Kết luận - Phần II: Các quan điểm về kinh tế học vĩ mô của Robert E.Lucas,JR 2.1. Sẽ không có sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp 2.2. Các công cụ chính sách kinh tế không mang lại hiệu quả và không thể cải thiện được tình hình kinh tế - Phần I: Sơ lược tiểu sử, sự nghiệp của Robert E.Lucas,JR PHẦN ISƠ LƯỢC TIỂU SỬ, SỰ NGHIỆP CỦA ROBERT E.LUCAS Robert E. Lucas sinh năm 1937 trong một gia đình trung lưu ở Yakima, Washington. Năm 1959, Lucas tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành lịch sử tại trường Đại học Chicago. Học cao học lịch sử tại Berkerlay. Ông đã chuyển sang nghiên cứu lịch sử kinh tế trong thời gian này. PHẦN ISƠ LƯỢC TIỂU SỬ, SỰ NGHIỆP CỦA ROBERT E.LUCAS Sau đó, ông làm việc tại trường Đại học Chicago. Năm 1964, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Từ năm 1963 - 1974, Lucas giảng dạy tại Trường Đại học Carnegie, Mellon. Vào năm 1995, Lucas nhận giải Nobel kinh tế, do đóng góp của ông về kỳ vọng hợp lý trong kinh tế học vĩ mô. PHẦN ISƠ LƯỢC TIỂU SỬ, SỰ NGHIỆP CỦA ROBERT E.LUCAS Những thành tích của Lucas 1959 - 1960 Học bổng nghiên cứu sinh Woodrow Wilson 1963 Học bổng nghị luận Woodrow Wilson 1964 Tiến sĩ kinh tế 1966 - 1967 Học bổng nghiên cứu sinh viên quỹ Ford 1974 - 1975 Giáo sư kinh tế cho quỹ Ford ĐH Chicago 1976 Nghiên cứu sinh viên toán kinh tế xã hội PHẦN ISƠ LƯỢC TIỂU SỬ, SỰ NGHIỆP CỦA ROBERT E.LUCAS Những thành tích của Lucas (tt) 1980 Nghiên cứu sinh viên tại American Academy of Arts and Sciences 1981 Thành viên của Học viện khoa học quốc tế (National Academy of Sciences) 1981 -1982 Nghiên cứu sinh viên tại Guggenheim 1981 - 1982 Giáo sư kinh tế tại Northwestern 1995 Đoạt giải thưởng Nobel về Khoa học ktế. PHẦN II: CÁC QUAN ĐIỂM VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CỦA ROBERT E.LUCAS,JR Các nhà kinh tế học thời kỳ trước cho rằng kỳ vọng là thích nghi với những thay đổi trong quá khứ. Lucas tin rằng con người sáng suốt hơn trong việc hình thành kỳ vọng. Với “kỳ vọng hợp lý” người ta sẽ nhìn cả về quá khứ lẫn tương lai. Hai kết quả chính của ông về kỳ vọng hợp lý là: - Sẽ không có sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp - Các công cụ chính sách kinh tế không mang lại hiệu quả và không thể cải thiện được tình hình kinh tế. Hai kết quả này khởi đầu cho cái gọi là “trường phái cổ điển mới”. Yếu tố kỳ vọng, hay sự lo ngại đã chi phối hành vi kinh tế. PHẦN II: CÁC QUAN ĐIỂM VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CỦA ROBERT E.LUCAS,JR 2.1. Sẽ không có sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp 2.1.1 Lạm phát - Keynes cho rằng lạm phát là sự mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư. - Milton Friedman cho rằng lạm phát đơn thuần chỉ là hiện tượng tiền tệ. Giả sử có 1 cú sốc xảy ra, đường AS sẽ dịch chuyển sang trái => P0 -> P1 => Y0 -> Y1. Lúc này lạm phát xảy ra. => Chính phủ có thể thực hiện các biện pháp AD hoặc AS 2.1. Sẽ không có sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp (tt) Đồ thị 2.1.1a: Mối quan hệ lạm phát và kỳ vọng của công chúng Mặc dù có làm giảm lạm phát đôi chút nhưng hậu quả là làm sản lượng bị giảm thêm. Đồ thị 2.1.1b: Lạm phát thay đổi khi tác động đến tổng cầu Tác động vào AD: Thông qua chính sách tài chính (giảm G, giảm T…). 2.1. Sẽ không có sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp (tt) Tác động vào AS : - Muốn giá giảm chính phủ có thể can thiệp vào sản xuất để AS dịch chuyển sang phải bằng cách buộc doanh nghiệp phải áp dụng tiến bộ kỹ thuật,… - Nhưng điều này không dễ, vì cần phải có thời gian dài nên độ trễ lớn. 2.1. Sẽ không có sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp (tt) Nhưng nếu kỳ vọng hợp lý xảy ra, công chúng chuyển từ dự đoán bi quan sang lạc quan => họ cần thay đổi lại dự báo của mình. 2.1. Sẽ không có sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp (tt) Kết quả là đường AS’ sẽ dịch chuyển sang bên phải trở lại như trước khi có cú sốc lạm phát xảy ra. Đây có thể là biện pháp tốt nhất, sản lượng không bị giảm mà lạm phát vẫn được kiềm chế. 2.1.2 Thất nghiệp: Keynes cho rằng tổng cầu xác định cung của đầu ra và mức việc làm. và nhìn nhận thất nghiệp về cơ bản là không tự nguyện. Friedman thì cho rằng có một tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Kinh tế học cổ điển mới nhìn nhận thất nghiệp như là một hiện tượng mất cân bằng tạm thời và nó sẽ tự phục hồi. 2.1. Sẽ không có sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp (tt) Lucas cho rằng quyết định cung lao động như là một chọn lựa giữa lao động và nghỉ ngơi. Thất nghiệp được giải thích như là một sự lựa chọn tự nguyện của người công nhân. Nhà sản xuất cũng có quyết định tương tự dựa vào kỳ vọng về mức giá. Thất nghiệp nhìn chung chỉ là một hiện tượng do có sự nhầm lẫn về kỳ vọng trong tương lai do không có đủ thông tin. Tuy nhiên, vì con người là duy lý và họ nhìn về phía trước để xem kỳ vọng của họ hình thành như thế nào, nên ngay khi đó sự nhầm lẫn sẽ được sửa chữa, thất nghiệp sẽ được giải quyết. 2.1. Sẽ không có sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp (tt) 2.1.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp Keynes cho rằng tồn tại một sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát. Friedman cho rằng không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn. Thậm chí không những không có sự đánh đổi mà còn có vận động cùng chiều giữa lạm phát và thất nghiệp. 2.1. Sẽ không có sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp (tt) Lý thuyết kỳ vọng hợp lý được vận dụng để phân tích thị trường lao động. Theo lý thuyết này trình độ hiểu biết của người lao động sẽ ảnh hưởng tới tình hình thất nghiệp. Lucas chỉ ra rằng lập luận truyền thống của đường cong Philip giả định các chủ thể kinh tế vĩ mô không duy lý. Sau đó ông lý giải thích tại sao đường Phillips có dạng thẳng đứng trong dài hạn. 2.1. Sẽ không có sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp (tt) Nếu nhà chính sách cố gắng làm cho nền kinh tế mở rộng và mức thất nghiệp thấp hơn, họ sẽ tạo ra kỳ vọng về lạm phát cao hơn cho các tác nhân kinh tế. Công nhân sẽ không muốn làm việc nhiều hơn nếu họ được trả công thấp hơn -> việc làm sẽ không tăng và thất nghiệp sẽ không giảm. => Vì vậy, trong dài hạn chính sách kinh tế chỉ có thể làm thay đổi giá cả hay mức lạm phát, nó không cải thiện được tình trạng thất nghiệp. Nên sẽ không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp mà chỉ có tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. 2.1. Sẽ không có sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp (tt) Keynes nhấn mạnh vào chính sách tài chính để tăng chi tiêu và việc làm. Friedman lập luận rằng tiền tệ và chính sách tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong quyết định hoạt động kinh tế; ông ủng hộ cho tầm quan trọng của tiền tệ thông qua Lý thuyết về lượng tiền (MV = PQ). 2.2. Các công cụ chính sách KT không mang lại hiệu quả và không thể cải thiện được tình hình KT trong dài hạn Thực tế thì phê phán Lucas có nghĩa là hành vi kinh tế sẽ thay đổi khi chính sách thay đổi. Chắc chắn những cá nhân duy lý, những người cố gắng tối đa hóa lợi ích của mình cần phải thay đổi hành vi khi chính sách kinh tế thay đổi. Và những thay đổi hành vi này sẽ làm thay đổi các quan hệ kinh tế và làm cho các chính sách kinh tế vĩ mô trở nên không hiệu quả. 2.2. Các công cụ chính sách KT không mang lại hiệu quả và không thể cải thiện được tình hình KT trong dài hạn Tác động của chính sách tài chính và tiền tệ (nền kinh tế không có ngoại thương) * Chính sách tài chính: Tăng chi tiêu chính phủ (tăng G) Trong ngắn hạn, tăng G làm tăng SLTN Y nhưng về lâu dài chỉ để lại hậu quả là làm tăng r và P. (Do trong dài hạn thông tin sẽ đến tai công chúng và họ sẽ điều chỉnh hành vi, bởi tác động của kỳ vọng). => lạm phát tăng Khi chính phủ cắt giảm thuế sẽ làm tăng cầu về hàng hóa dịch vụ, nhưng làm cho thâm hụt ngân sách lớn hơn. Theo kỳ vọng hợp lý thì những tác nhân duy lý sẽ thấy rằng những khoản thâm hụt này phải được hoàn trả trong tương lai và chính phủ sẽ tăng thuế để thực hiện điều đó. Do vậy, người ta sẽ tiết kiệm hầu hết các khoản thuế được cắt giảm để có thể nộp thuế cao hơn trong tương lai. =>Như vậy, cắt giảm thuế không làm tăng tiêu dùng và công ăn việc làm, mà trái lại nó chỉ làm tăng tiết kiệm. Tác động của chính sách tài chính và tiền tệ (nền kinh tế không có ngoại thương) * Chính sách tài chính (tt): * Chính sách tiền tệ: Khi tăng lượng cung tiền M làm LM dịch chuyển sang phải và cắt IS tại E1. Khi M tăng => dự phòng và đầu cơ giảm => r giảm từ r0 -> r1 => I tăng => Y tăng Y0 -> Y1 => AD dịch chuyển AD -> AD’. Trong dài hạn, lượng cung tiền thực là cố định. Nên M tăng => P tăng từ P0 ->P1. Điểm cân bằng E2. Vậy M tăng => r và Y không đổi, P tăng. Tác động của chính sách tài chính và tiền tệ (nền kinh tế không có ngoại thương) Qua phân tích trên, các chính sách tài chính và tiền tệ không mang lại hiệu quả cho nền kinh tế trong dài hạn. Lucas ủng hộ các quy tắc cố định và có thể dự đoán được trong chính sách tài khóa và tiền tệ. Đối với chính sách tài chính, ông khuyến nghị ngân sách cân bằng và đối với chính sách tiền tệ ông cho rằng nên tuân thủ nguyên tắc tăng trưởng tiền tệ theo một quy tắc định sẵn. Tác động của chính sách tài chính và tiền tệ (nền kinh tế không có ngoại thương) Nhà kinh tế học Robert Lucas là người có ảnh hưởng nhất tới nền kinh tế vĩ mô, ông đã giải thích tác nhân kinh tế hình thành kỳ vọng ra sao và đến lượt nó, kỳ vọng này ảnh hưởng đến kết quả và hoạt động kinh tế như thế nào. Lucas giả thuyết chủ thể kinh tế có dự đoán hợp lý. Và với đóng góp về kỳ vọng hợp lý trong kinh tế học vĩ mô, ông được nhận giải Nobel năm 1995. Nhờ có những công trình của ông, cách tiếp cận cổ điển mới hay kỳ vọng hợp lý đã trở nên thống trị kinh tế học vĩ mô trong cuối thế kỷ 20. Phần III: KẾT LUẬN Phân tích nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, việc vận dụng lý thuyết kinh tế học vĩ mô của Lucas vẫn có ý nghĩa thiết thực. Lạm phát hiện nay có yếu tố kỳ vọng. Những cố gắng tác động vào đường tổng cầu sẽ trở nên vô vọng thậm chí có thể có những tác động tiêu cực trong dài hạn. Sản lượng có thể giảm quá mức không cần thiết vì những biện pháp can thiệp thông qua đường tổng cầu trong khi lại bỏ qua các biện pháp tác động đến đường tổng cung có thể đạt hiệu quả như mong muốn hơn. Phần III: KẾT LUẬN (tt)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_lucas_8441.ppt