Đề tài Phân tích và mô tả tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ Phần Mai Linh Miền Trung

Thực tập tại một công ty lớn, có bề dày lịch sử, có danh tiếng. Vì vậy, có số liệu tài chính đầy đủ, rõ ràng, chi tiết từng tài khoản. Các báo cáo của công ty đều được công bố trên trang web. Điều này, thuận lợi cho việc sử dụng số liệu để phân tích tài chính và phục vụ cho quá trình làm báo cáo công ty. Được các anh chị trong phòng tài chính – kế toán tạo điều kiện để trải nghiệm với những công việc thực tế nhất. Được làm từ những công việc đơn giản đến phức tạp. Thực tập với sự chỉ dẫn nhiệt tình và tỉ mỉ từ các anh chị trong phòng. Được chỉ dẫn sử dụng phần mềm kế toán tại đơn vị thực tập. Được hỗ trợ các tài liệu, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính và các tài liệu khác liên quan đến công ty từ người hướng dẫn thực tập tại công ty. Nhận được sự chỉ dẫn, và giúp đỡ sữa chữa, nhận xét về báo cáo thực tập từ người hướng dẫn tại đơn vị thực tập.

doc69 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5867 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và mô tả tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ Phần Mai Linh Miền Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng, doanh nghiệp phải trải qua một quá trình dài, cố gắng đem đến cho khách hàng những điều tốt nhất. Mai Linh là một công ty có thương hiệu mạnh. Với quá trình hình thành và phát triển gần 20 năm, Mai Linh đã trở thành một thương hiệu taxi lớn tại Việt Nam. Mai Linh được tất cả mọi người ở mọi vùng miền đất nước biết đến khi nhắc đến thương hiệu taxi. Khách hàng Ngành vận tải taxi có đặc trưng là khách hàng của công ty không tập trung, số lượng nhiều, phân tán ở nhiều nơi. Khách hàng của ngành vận tải taxi chủ yếu là nhỏ lẻ, ít có khách hàng lớn. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của khách hàng cũng khá cao. Bởi vì, khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn nhiều nhà cung cấp khác nhau. Bởi trong ngành vận tải – taxi chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của khách hàng là thấp, thậm chí là không có. Khách hàng của Mai Linh có thể là cá nhân và tổ chức. Thông thường, thì một số cơ quan, đơn vị kinh doanh…thường xuyên có nhu cầu sử dụng xe taxi và xe khách của Mai Linh thì sẽ kí các hợp đồng với công ty. Khách hàng thường xuyên của công ty sẽ nhận được một số lợi ích và ưu đãi. Trong cơ cấu khách hàng của công ty: Khách hàng MCC: Chiếm 10.3% Khách hàng cứng của lái xe (Liên lạc trực tiếp với lái xe): Chiếm 3% Khách hàng từ các điểm tiếp thị: Chiếm 20% Khách hàng vãng lai, dân cư: Chiếm 66.7% Biểu đồ 7: Cơ cấu khách hàng của Mai Linh Miền Trung Đối với các điểm tiếp thị, nhóm khách hàng chủ lực của Mai Linh bao gồm: Nhà ga, sân bay, Resort, Khách sạn lớn, Bệnh viện…và phần nhiều trong số đó được ký hợp tác độc quyền với Mai Linh. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, Mai Linh luôn luôn nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, và đáp ứng nhanh chóng, mang lại sự hài lòng lớn nhất cho khách hàng. Đồng thời, công ty luôn luôn cải tiến dịch vụ, áp dụng phần mềm điều hành tổng đài mới và nâng cao chất lượng, cũng như số lượng xe. Nhà cung cấp Đối với ngành vận tải – taxi, thì nhà cung cấp của các công ty trong ngành chủ yếu là các công ty sản xuất xe ô tô, và các công ty cung cấp vật tư phục vụ thay thế, bảo dưỡng xe ô tô. Các nhà cung cấp vật tư, phụ tùng cho công ty thường là nhà cung cấp lâu dài, thường xuyên với chất lượng sản phẩm tin cậy. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp đối với ngành vận tải – taxi không cao. Vì công ty có thể dễ dàng thay đổi nhà cung cấp, đặc biệt là các nhà cung cấp phụ tùng, vật tư. Đặc biệt khi có sự chênh lệch giá đầu vào và chất lượng từ các nhà cung cấp là khác nhau. Công ty sẽ cân nhắc để chuyển đổi nhà cung cấp, sao cho mang lại lợi ích lớn nhất cho công ty. Đối với Mai Linh Miền Trung, các nhà cung cấp vật tư phụ tùng chủ yếu cho công ty như Công ty Sản xuất và thương mại Mai Linh (MTC), công ty tư vấn phụ tùng và sữa chữa ô tô (ASC), Công ty Sản xuất và Thương Mại Bích Hiền, Công ty Kinh doanh tổng hợp Ân Điển... Nhà phân phối Đặc điểm của ngành vận tải – taxi là cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng. Vì vậy, đối với ngành này, vai trò của các nhà trung gian phân phối hầu khác ngành hầu như không có. Chủ yếu, các công ty trong ngành thường khi mở rộng phạm vi kinh doanh, sẽ thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện ở những thị trường mới. Điều đó sẽ tạo điều kiện để dễ dàng tiếp cận với nhu cầu của khách hàng. Hầu hết các công ty kinh doanh trong ngành vận tải – taxi đều cố gắng để tạo ra mạng lưới phân phối rộng, đến gần hơn với khách hàng. Tập đoàn Mai Linh là công ty có mạng lưới phân phối rộng khắp. Mai Linh có mặt hầu hết ở mọi tỉnh thành trên cả nước. Là công ty con của tập đoàn Mai Linh, công ty Cổ phần Mai Linh Miền trung đã và đang mở rộng phạm vi ra các tỉnh miền Trung. Hiện nay, công ty có đến 8 công ty con và chi nhánh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH HIỆN TẠI CỦA ĐƠN VỊ Dữ liệu phân tích: Từ các báo cáo tài chính của công ty được công bố trên trang web www.mailinh.vn. Bao gồm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng cân đối kế toán Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo tài chính của công ty trong vòng 5 năm (từ 2007 đến 2011) được trình bày ở phần phụ lục tham khảo. Báo cáo tài chính của công ty Cổ phần Mai Linh Miền Trung được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính riêng của công ty, và các báo cáo tài chính của 8 công ty con do công ty kiểm soát. Báo cáo tài chính của công ty được kiểm toán bởi công ty TNHH Kiểm toán Mỹ với ý kiến chấp nhận toàn bộ. Những dữ liệu trên sẽ là cơ sở để sử dụng trong việc phân tích tài chính, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của công ty. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của Mai Linh Miền Trung Công ty Cổ phần Mai Linh Miền Trung từ khi thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh chủ yếu là hoạt động vận tải – dịch vụ vận chuyển hành khách bằng taxi. Ngoài ra, công ty còn tham gia vào kinh doanh trong một số lĩnh vực liên quan. Cụ thể như sau: Vận tải hành khách bằng taxi, xe buýt. Vận tải hàng hóa, hành khách bằng ô tô Kinh doanh taxi nước, tàu du lịch Bán lẻ xăng dầu, ô tô, phụ tùng ô tô và các phương tiện vận tải khác Dịch vụ dầu khí Sữa chữa cơ khí ô tô và đóng mới các phương tiện đường thủy, đường bộ. Vận tải khách theo hợp đồng và vận tải khách theo tuyến cố định bằng xe chât lượng cao Express. Du lịch lữ hành nội địa và quốc tế, sữa chữa đóng mới phương tiện vận tải thủy, bộ. Đại lí vé tàu hỏa, tàu cánh ngầm, taxi nước. Đại lí bán ô tô, phụ tùng ô tô và các phương tiện vận tải khác. Dạy nghề ngắn hạn Tư vấn quản lí chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Dịch vụ cho thuê xe ô tô, phương tiện vận tải. Phân tích tình hình kinh doanh và tài chính hiện tại của công ty Tình hình doanh thu, lợi nhuận, chi phí của công ty Tình hình doanh thu, lợi nhuận của công ty từ 2007 đến 2011 Về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 5 năm gần đây (từ 2007 – 2011) TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐVT: VND Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Doanh thu thuần 64,555,836,033 134,533,705,601 189,759,759,473 279,281,533,598 347,705,862,635 Lợi nhuận gộp 14,681,641,260 37,910,441,950 46,482,110,733 214,310,164,572 265,666,798,535 EBIT 897,028,589 16,175,932,190 19,859,241,150 30,698,882,200 42,515,762,060 Lợi nhuận sau thuế 1,036,971,432 1,251,858,852 6,616,986,766 7,373,693,123 9,850,519,388 Ta thấy, doanh thu của công ty tăng khá nhanh, công ty đang mở rộng phạm vi kinh doanh, nên việc tăng trưởng doanh thu là điều phù hợp. Trong năm 2011, tình hình kinh tế thế giới chưa thể phục hồi. Ở trong nước, Việt Nam tuy có tăng trưởng GDP nhưng chất lượng không cao, lãi suất cơ bản, lam phát và tỉ giá đô la tăng làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của đơn vị. Trước tình hình đó, chiến lược của công ty là mở rộng phạm vi kinh doanh bao phủ các tỉnh ở Miền Trung để tận dụng hết thị trường. Công ty đã mở các chi nhánh và công ty con ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Do đó, trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, doanh thu của công ty vẫn tăng nhanh. Điều đang nói là không chỉ có doanh thu, mà các chỉ tiêu lợi nhuận của công ty đều tăng. Dưới đây là biểu đồ về tốc độ tăng của doanh thu và các chỉ tiêu lợi nhuận của công ty. Biểu đồ 8: Tốc độ tăng doanh thu và các chỉ tiêu lợi nhuận của công ty Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng khá chậm so với tốc độ tăng của doanh thu. Nguyên nhân có thể kể đến là do chi phí lãi vay của công ty khá lớn. Điều này do công ty sử dụng lượng nợ khá cao. Doanh thu, lợi nhuận của công ty theo lĩnh vực hoạt động Mai Linh Miền Trung hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các quyết định quản lí của công ty chủ yếu dựa trên các loại sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp, chứ không phải dựa trên khu vực địa lí mà công ty hoạt động. Do vậy, ta sẽ xét doanh thu của công ty theo từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, bao gồm: Dịch vụ taxi Dịch vụ xe buýt Dịch vụ xe cho thuê Dịch vụ hành khách đường bộ Bán vật tư, phụ tùng Thu sửa chữa xe Bán các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản Kinh doanh xăng dầu Thu quản lí xe thương quyền Dịch vụ khác Xét trong cơ cấu doanh thu của công ty theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh ta thấy: DOANH THU THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG ĐVT: VNĐ Lĩnh vực 2007 2008 2009 2010 2011 Dịch vụ taxi 64,668,376,310 133,634,008,679 178,724,397,970 245,337,373,344 292,622,531,256 Dịch vụ xe buýt - - - 13,007,437,000 20,142,258,000 Dịch vụ cho thuê xe - - 1,818,872,429 8,177,636,127 3,994,604,552 Dịch vụ hành khách đường bộ - - 2,585,584,596 800,655,916 2,846,266,596 Bán vật tư, phụ tùng - - 1,306,222,610 179,617,070 252,038,358 Thu sửa chữa xe - - - 2,329,220,391 3,231,509,067 Bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi - 1,034,896,500 2,622,327,100 5,690,202,000 10,899,068,000 Kinh doanh xăng dầu - - - 1,530,546,978 8,483,342,502 Thu quản lí xe thương quyền - - - - 2,265,722,229 Dịch vụ khác - - 2,752,700,927 2,228,844,772 2,968,522,075 Tổng 64,668,376,310 134,668,905,179 189,810,105,632 279,281,533,598 347,705,862,635 Biểu đồ 9: Doanh thu theo từng lĩnh vực hoạt động của Mai Linh Miền Trung Trong cơ cấu doanh thu của công ty, doanh thu từ hoạt động taxi là chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn. Tuy nhiên, nhìn vào quá trình kinh doanh của công ty trong 5 năm vừa qua, ta thấy được, công ty đang có chiến lược đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này thể hiện rõ trong cơ cấu doanh thu.Phần tỉ trọng doanh thu của công ty trong lĩnh vực từ taxi có xu hướng giảm. Từ năm 2007 doanh thu từ hoạt động taxi chiếm 100%, cho đến 2011 đã giảm xuống dưới ½ tổng doanh thu toàn công ty. Từ năm 2008, công ty bắt đầu có xu hướng kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác, trong năm này ta thấy có sự xuất hiện của doanh thu từ bán thành phẩm từ trang trại ở Quảng Bình. Đặc biệt, hoạt động xe buýt chỉ mới có doanh thu từ 2010 nhưng có xu hướng tăng nhanh. Công ty đang có xu hướng mở rộng kinh doanh sang nhiều lĩnh vực, kinh doanh đa ngành với lĩnh vực chính là dịch vụ vận tải, taxi. Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh của công ty Dưới đây là bảng cơ cấu từng loại chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. TỈ TRỌNG CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH THEO TỪNG YẾU TỐ (ĐVT: VND) Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Chi phí nguyên vật liệu 18,364,159,563 33.6 32,862,390,504 32.0 47,872,396,254 28.2 75,034,248,182 30.3 111,837,104,667 36.6 Chi phí nhân công 15,246,541,268 27.9 30,748,108,584 30.0 70,553,909,614 41.5 93,047,584,472 37.5 108,032,894,082 35.4 Chi phí khấu hao tài sản cố định 10,335,371,201 18.9 20,481,592,708 20.0 24,024,849,475 14.1 35,536,420,344 14.3 41,506,519,824 13.6 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6,566,361,075 12.0 13,312,315,941 13.0 16,475,894,684 9.7 36,149,657,643 14.6 38,138,029,562 12.5 Chi phí khác bằng tiền 4,173,008,335 7.6 5,226,446,880 5.1 10,973,468,295 6.5 8,275,034,179 3.3 5,675,552,436 1.9 Tổng 54,685,441,442 100 102,630,854,617 100 169,900,518,322 100 248,042,944,820 100 305,190,100,571 100 Ta thấy, chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Là một công ty hoạt động với lĩnh vực kinh doanh chính là dịch vụ taxi, thì nhu cầu về số lượng nhân công rất lớn. Công ty phải có đội ngũ lái xe đông đảo, đảm bảo phục vụ được khách hàng nhanh chóng, không để tình trạng thiếu lái xe. Tỉ trọng chi phí nhân công của công ty có xu hướng tăng từ 2007 đến 2009, sau đó giảm xuống. Trong khi đó, như đã phân tích ở trên, doanh thu của công ty có xu hướng tăng trong 5 năm qua. Cho thấy, trong mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí nhân công, thì việc quản lí chi phí nhân công khá tốt. Chi phí khấu hao tài sản cố định của công ty có xu hướng tăng đều nhất trong tất cả các loại chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí khấu hao có tốc độ tăng trong vòng 5 năm qua là 32%, đây là một con số khá cao. Công ty đang khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Công ty đang có chiến lược đầu tư mở rộng thị trường, vì vậy tài sản cố định của công ty đang tăng lên, do đó chi phí khấu hao cũng tăng theo. Về cơ cấu chi phí thì sự biến đổi giữa các năm là nhỏ, không có xu hướng rõ ràng. Phân tích khả năng sinh lợi của công ty từ 2009 đến 2011 Trong bối cảnh kinh tế giai đoạn từ 2009 đến 2011 gặp nhiều khó khăn. Nền kinh tế nước ta vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009. Tình hình lãi suất và lạm phát tăng cao. Các doanh nghiệp đứng trên bờ vực khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh, thậm chí phải giải thể, phá sản. Trong bối cảnh đó, tình hình hoạt động kinh doanh của Mai Linh Miền Trung cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Các thông số về khả năng sinh lợi của công ty đều có xu hướng giảm. Dưới đây, là bảng số liệu về các thông số khả năng sinh lợi của công ty trong giai đoạn 2009 đến 2011. (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011) KHẢ NĂNG SINH LỜI – MAI LINH MIỀN TRUNG (ĐVT:%) Năm 2009 2010 2011 Lợi nhuận hoạt động biên 0.0511 0.0375 0.0223 Lợi nhuận ròng biên 0.0349 0.0351 0.0212 ROE 0.0773 0.1081 0.0774 ROA 0.0226 0.0279 0.0187 Lợi nhuận hoạt động biên và lợi nhuận ròng biên đều có xu hướng giảm. Tuy nhiên, ta thấy mức độ giảm của lợi nhuận ròng biên lớn hơn. Nguyên nhân chính là do chi phí tài chính của công ty tăng mạnh (Năm 2011 tăng 56,74% so với năm 2010). Để biết được tình hình hoạt động kinh doanh của Mai Linh so với những công ty trong cùng nhóm ngành. Ta so sánh chỉ tiêu Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản (ROA), và Lợi nhuận ròng/Tổng vốn chủ sở hữu (ROE) với đối thủ cạnh tranh của Mai Linh là Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (VINASUN). Biểu đồ 10: Biểu đồ so sánh các chỉ tiêu sinh lợi của Mai Linh Miền Trung với Vinasun Nhìn vào biểu đồ so sánh trên ta thấy: ROA và ROE của Mai Linh nhìn chung nhỏ hơn so với Vinasun trong vòng cả 3 năm. Đây là sự so sánh về khả năng sinh lợi. Hiện tại thì khả năng sinh lợi của Vinasun tốt hơn so với Mai Linh. Nhưng Mai Linh đang trong quá trình mở rộng phạm vi hoạt động, nên sự đầu tư vào tài sản cố định và cơ sở vật chất là rất lớn. Mai Linh đã vươn lên để có mặt ở hầu hết mọi tỉnh thành trong cả nước. Còn Vinasun chỉ hoạt động nhiều nhất ở khu vực phía Nam (chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh). Vì vậy, xét về quy mô và phạm vi hoạt động thì Mai Linh có doanh thu lớn hơn nhiều so với Vinasun. Phân tích EPS Ta thấy khả năng sinh lợi hiện tại của Mai Linh miền Trung chưa tốt, thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh của mình. Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của công ty, ta so sánh thông số EPS của công ty so với trung bình ngành. Nó được tính bằng (Lợi nhuận thuần sau thuế TNDN – Cổ tức ưu đãi)/ Số cổ phiếu lưu hành trong kì. Thông số EPS cho biết công ty có thể thu được bao nhiêu tiền từ mỗi đồng tiền cổ đông đầu tư. Dưới đây là biểu đồ so sánh EPS của Mai Linh Miền Trung so với trung bình ngành. (Số liệu ngành lấy từ www.cophieu68.com) Biểu đồ 11: So sánh EPS của Mai Linh Miền Trung với trung bình ngành So sánh với trung bình chung của toàn ngành dịch vụ vận tải – taxi ta thấy: EPS của Mai Linh Miền Trung nhìn chung thấp hơn so với toàn ngành. Cho thấy hiệu quả tạo ra thu nhập trên mỗi cổ phiếu phát hành của Mai Linh Miền Trung thấp hơn. Tuy nhiên EPS của công ty vẫn tăng trong 5 năm qua, tạo ra một tín hiệu khá tốt cho nhà đầu tư. Tốc độ tăng EPS của Mai Linh Miền Trung là 34.4%. EPS của Mai Linh Miền Trung tăng khá đều, đến năm 2011 có giảm nhẹ. Các thông số tài chính và khả năng đảm bảo lãi vay Một số tỉ số tài chính Mai Linh Miền Trung là công ty có cơ cấu nguồn vốn với tỉ lệ nợ chiếm tỉ trọng cao. Dưới đây là bảng phân tích về một số chỉ tiêu tài chính của Mai Linh. Biểu đồ 12: Một số chỉ tiêu tài chính của Mai Linh Miền Trung Các tỉ số tài chính: Nợ/tổng tài sản, nợ/vốn chủ và nợ tài chính/vốn chủ đều có xu hướng tăng đều. Trong đó tỉ lệ nợ/vốn chủ tăng ít nhất. Mặt khác, ta thấy được thông số đòn bẩy tài chính của công ty có tốc độ tăng nhanh hơn so với thông số nợ/vốn chủ (Tốc độ tăng của đòn bẩy tài chính/vốn chủ là 23.9%, trong khi tốc độ tăng của thông số nợ/vốn chủ là 19.7%). Cho thấy, công ty ngày càng có xu hướng sử dụng những khoản nợ có phí tổn để dùng cho sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ làm gia tăng rủi ro tài chính của công ty. Để hiểu thêm về điều này, ta sẽ tìm hiểu về thông số khả năng đảm bảo lãi vay của công ty. Khả năng đảm bảo lãi vay Dưới đây là đồ thị về số lần đảm bảo lãi vay của công ty trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2011. Biểu đồ 13: Số lần đảm bảo lãi vay của Mai Linh Miền Trung từ 2007 đến 2011 Thông số này cho biết mối quan hệ của chi phí tài chính với khả năng đáp ứng, trang trải của chúng. Số lần đảm bảo lãi vay = EBIT / Chi phí tài chính. Số lần đảm bảo lãi vay của công ty trong 5 năm qua khá tốt, trung bình là 2.47 lần. Cho thấy công ty có khả năng đáp ứng các khoản chi trả tiền lãi và tạo ra được sự an toàn cho các chủ nợ. Tuy nhiên, chỉ số này có xu hướng giảm dần trong 5 năm qua. Nguyên nhân chính là do chi phí lãi vay của công ty tăng, do công ty ngày càng sử dụng nhiều nợ tài chính để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh. Các thông số về khả năng thanh toán. Mai Linh là công ty sử dụng cơ cấu vốn với tỉ lệ nợ lớn. Điều này sẽ gia tăng rủi ro tài chính của công ty. Để đánh giá rõ hơn về rủi ro không trả được nợ, ta xét khả năng thanh toán của công ty. Dưới đây là bảng đánh giá về khả năng thanh toán của Mai Linh Miền Trung từ 2007 đến 2011. Biểu đồ 14: Đánh giá khả năng thanh toán của Mai Linh Miền Trung Ta thấy, khả năng thanh toán của công ty khá thấp. Và đặc biệt, biến đổi theo xu hướng giảm dần. Trong tất cả các thông số khả năng thanh toán, thì khả năng thanh toán tức thời (bằng tiền mặt) là ổn đinh nhất. Từ năm 2007 đến 2008, khả năng thanh toán giảm sút mạnh. Nguyên nhân chính của điều này là do tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm từ 2007 đến 2008, trong khi nợ ngắn hạn tăng nhanh (tăng xấp xỉ gấp đôi: Nợ ngắn hạn của công ty vào 2007 là 44,927,062,628 đồng, trong khi năm 2008 lên đến 88,721,200,110 đồng). Tuy nhiên, vào giai đoạn từ 2008 đến 2011, thông số khả năng thanh toán đã ổn định hơn, mặc dù vẫn còn thấp. Để hiểu rõ hơn lí do khiến cho khả năng thanh toán của công ty giảm, ta sẽ tìm hiểu thêm về cấu trúc tài sản và nguồn vốn của công ty ở phần sau. Phân tích thông số hoạt động Để đánh giá tình trạng hoạt động hiện tại của công ty, tiến hành phân tích sự biến động của các thông số hoạt động. Dưới đây là biểu đồ về sự biến đổi của các thông số kì thu tiền bình quân, kì thanh toán bình quân, chu kì chuyển hóa hàng tồn kho. Biểu đồ 15: Biểu đồ về sự thay đổi của các thông số hoạt động của Mai Linh Miền Trung Ta thấy, kì thu tiền bình quân của công ty có xu hướng giảm từ 2007 đến 2008 và sau đó khá ổn định. Và kì thu tiền bình quân của công ty khá nhỏ. Trung bình từ 2008 đến 2011 là 24 ngày. Năm 2007 đến 2009, kì thu tiền bình quân giảm xuống, nguyên nhân chính là do khoản phải thu của công ty đang giảm là chính (còn đối với doanh thu thì vẫn có xu hướng tăng đều trong 5 năm). Công ty đang quản lí tốt khoản phải thu khách hàng. Đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải – taxi thì kì thu tiền bình quân nhỏ là điều phù hợp. Do doanh thu của công ty chủ yếu là thu trực tiếp tiền mặt từ khách hàng, chỉ có một số khách hàng lớn (là các công ty, tổ chức) mới có khoản doanh thu tín dụng. Còn đối với khoản phải thanh toán cho người bán. Trừ giai đoạn từ 2007 đến 2008, có xu hướng giảm mạnh (do đã giảm được khoản phải trả người bán từ 2007 là 26,307,889,723 đồng so với 2008 là 4,930,578,201 đồng). Còn khoảng thời gian còn lại (từ 2008 đến 2011), kì thanh toán bình quân biến động không theo chiều hướng rõ rệt, và không biến động quá nhiều. Chu kì chuyển hóa hàng tồn kho từ 2007 đến 2011 có tăng, nhưng rất chậm. Tốc độ tăng là 17%. Cho thấy số ngày dự trữ hàng tồn kho của công ty ngày càng tăng. Sự tồn đọng hàng tồn kho tăng lên, một phần là do công ty đang có chiến lược mở rộng thị trường kinh doanh nên phải đầu tư nhiều vào tài sản cố định, xe cộ… làm cho lượng vật tư, hàng hóa mua về phục vụ sữa chữa, thay thế tăng theo. Tình hình tài sản, và cơ cấu nguồn vốn của công ty Phân tích cấu trúc tài sản Xét về giá trị, thì tài sản ngắn hạn và dài hạn của công ty đều tăng. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng với tốc độ là 3.7%. Trong khi tài sản dài hạn tăng rất nhanh với tốc độ là 22.9%. Trong cơ cấu tài sản của công ty, ta thấy, tài sản dài hạn chiếm tỉ trọng lớn hơn rất nhiều. Năm 2011, tỉ lệ tài sản dài hạn gấp hơn 4 lần tài sản ngắn hạn. Xu hướng tài sản dài hạn trong cơ cấu tổng tài sản ngày càng tăng. Cho thấy, công ty đang ngày càng đầu tư vào tài sản cố định. Điều này là do công ty đang có chiến lược mở rộng phạm vi kinh doanh, phủ kín phạm vi mà công ty đang hoạt động. Vì vậy, công ty sẽ đầu tư vào thêm đội ngũ xe taxi và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tại những địa bàn mà công ty hoạt động. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, các khoản mục hầu như biến đổi không theo một chiều hướng nào. Ngoại trừ, hàng tồn kho đang có xu hướng tăng lên. Một phần là do khi công ty đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn, thì sẽ cần nhiều vật tư, nguyên vật liệu để sữa chữa, thay thế xe cộ, thiết bị, dẫn tới hàng tồn kho tăng lên. Biểu đồ 16: Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Mai Linh Miền Trung Xét tài sản dài hạn. Như đã phân tích ở trên, thì sự tăng lên của tổng tài sản, do nguyên nhân chính là sự tăng lên rất nhiều của tài sản dài hạn. Vậy, ta xem xét xem những khoản mục nào là nguyên nhân khiến cho tài sản dài hạn tăng nhanh như vậy trong 5 năm qua. Theo biểu đồ cơ cấu tài sản dài hạn, ta thấy được, tài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản dài hạn (Năm 2007 xấp xỉ 50%, cho đến năm 2011 chiếm gần hết tổng tài sản dài hạn). Như vậy, xu hướng chung trong tài sản dài hạn là chủ yếu do khoản mục tài sản cố định của công ty chiếm tỉ trọng lớn và đang tăng lên nhanh. Biểu đồ 17: Cơ cấu tài sản dài hạn của Mai Linh Miền Trung Nói tóm lại, qua phân tích trên, ta rút ra, tổng tài sản của công ty đang tăng ngày càng tăng. Và nguyên nhân chính là do công ty ngày càng đầu tư vào nhiều tài sản cố định để phục vụ cho chiến lược mở rộng thị trường của công ty. Phân tích cơ cấu nguồn vốn Dưới đây là bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của Mai Linh Miền Trung từ 2007 đến 2011. Xét về số tiền, thì tổng nợ phải trả và tổng vốn chủ sở hữu của công ty đều tăng. Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng nhỏ hơn so với nợ phải trả (Nợ phải trả chiếm 57% vào 2007, và tăng lên đến 76% vào năm 2011). Mặt khác, thì trong việc sử dụng nợ, ở giai đoạn đầu, công ty sử dụng nhiều nợ dài hạn hơn. Điều này là khá tốt, đảm bảo về tính lâu dài và giảm rủi ro. Nhưng, chi phí sử dụng nợ sẽ cao hơn. Tuy nhiên, ta thấy được xu hướng nợ ngắn hạn đang tăng lên, nhanh hơn so với khoản nợ dài hạn. Và cho đến năm 2011, tỉ lệ nợ dài hạn và ngắn hạn xấp xỉ nhau (1:1). Trong điều kiện thị trường đang khó khăn như hiện nay, việc tìm và tiếp cận với nguồn vốn vay là điều khó khăn đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo kịp thời có đủ nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh, công ty đã tìm kiếm những nguồn vay nợ ngắn hạn. Việc sử dụng nhiều nợ ngắn hạn sẽ làm gia tăng rủi ro tài chính. Vốn chủ sở hữu của công ty đang tăng lên, nhưng không đáng kể so với mức tăng của nợ phải trả. Cho thấy công ty đang sử dụng nhiều nợ để tài trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Phân tích dòng ngân quỹ Tổng quan về ngân quỹ Nhìn vào các loại ngân quỹ của công ty ta thấy, công ty sử dụng ngân quỹ từ hoạt động kinh doanh và tài chính để tài trợ cho hoạt động đầu tư. Trong đó, lượng ngân quỹ huy động được từ hoạt động kinh doanh đang có xu hướng tăng lên. Năm 2011 hơn gấp đôi so với 2007. Ngược lại, ngân quỹ từ hoạt động tài chính đang có xu hướng giảm mạnh (giảm đến gần 65%). Ngân quỹ dùng cho hoạt động đầu tư cũng có xu hướng giảm xuống. Ngân quỹ của công ty còn lại sau khi dùng cho hoạt động đầu tư cũng có xu hướng tăng. Năm 2011 có giảm nhưng không ảnh hưởng nhiều. Để biết được từng chỉ tiêu nào trong từng loại ngân quỹ khiến cho tổng ngân quỹ có chiều hướng thay đổi như vậy, ta sẽ xét từng loại ngân quỹ. Ngân quỹ từ hoạt động sản xuất kinh doanh Ở phần phân tích tổng quan, ta thấy ngân quỹ từ hoạt động kinh doanh có xu hướng tăng lên. Dưới đây là bảng phân tích dòng ngân quỹ từ hoạt động kinh doanh. Dựa vào bảng trên ta thấy, các khoản mục chính, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng ngân quỹ từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận trước thuế, khấu hao tài sản cố định và tăng lên các khoản phải trả. Trong đó, lợi nhuận trước thuế có xu hướng tăng lên, tốc độ là 34%. Khoản khấu hao tài sản cố định cũng tăng lên rất nhiều. Điều này sẽ tạo sự ổn định, ngân quỹ từ hoạt động kinh doanh tăng lên do sự tăng lên lợi nhuận trước thuế. Đó chính là do kết quả kinh doanh của công ty đang cải thiện dần, chứ không phải do sự thay đổi một số yếu tố khác. Đối với ngân quỹ thu được từ việc tăng các khoản phải trả, thì đang có xu hướng giảm dần (trừ năm 2011 tăng lên nhiều). Ngân quỹ từ hoạt động đầu tư Đối với dòng ngân quỹ từ hoạt động đầu tư, xu hướng chung là đang giảm xuống. Trong ngân quỹ từ hoạt động đầu tư, công ty chủ yếu dùng ngân quỹ vào việc mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, và chi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác. Trong đó số tiền dùng để chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và tài sản dài hạn khác khá ổn định, có tăng, nhưng không đáng kể. Ngân quỹ từ hoạt động đầu tư giảm xuống là do chủ yếu tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác giảm xuống rất nhanh, tốc độ giảm là 53.5%. Ngân quỹ từ hoạt động tài chính Ở phần phân tích tổng quan, ta thấy ngân quỹ từ hoạt động tài chính của công ty có xu hướng giảm xuống. Để hiểu rõ hơn, ta sẽ tìm hiểu các khoản mục trong ngân quỹ từ hoạt động tài chính. Trong cơ cấu ngân quỹ từ hoạt động tài chính. Thì nguồn ngân quỹ lớn nhất đó là từ tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được. Nguồn này chiếm đến gần 50% của tổng ngân quỹ từ hoạt động tài chính. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được đang có xu hướng tăng lên, tốc độ tăng là 41.7%. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được tăng lên, trong khi đó ngân quỹ từ hoạt động tài chính lại giảm mạnh (đến khoảng 65%). Nguyên nhân chính là do công ty phải dùng nhiều tiền để chi trả nợ gốc vay, và chi trả nợ tài chính. Điều này phù hợp với việc công ty sử dụng khá nhiều nợ trong cơ cấu nguồn vốn. Kết luận chung về tình hình tài chính của công ty Từ những phân tích trên, ta rút ra kết luận về tình hình tài chính của công ty: Về kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu công ty đang tăng rất nhanh, công ty đang có chiến lược mở rộng thị trường kinh doanh. Trong khi đó lợi nhuận sau thuế của công ty tăng khá chậm, hầu như không tăng. Nguyên nhân chính là do công ty sử dụng nhiều nợ, nên chi phí lãi vay lớn. Ngoài ra, một phần do chi phí quản lí lớn. Trong cơ cấu tài sản: Tài sản dài hạn chiếm tỉ trọng lớn hơn nhiều so với tài sản ngắn hạn. Và tốc độ tăng của tài sản dài hạn cũng cao hơn so với tài sản ngắn hạn. Do công ty đang đầu tư vào nhiều tài sản cố định, để phục vụ cho việc mở rộng quy mô, thị trường. Điều này nhất quán với chiến lược phát triển của công ty. Về khả năng sinh lợi: ta thấy khả năng sinh lợi của công ty chưa thật sự tốt. Lợi nhuận hoạt động biên và lợi nhuận ròng biên đều giảm. ROA, ROE khá nhỏ và có xu hướng giảm nhẹ. Về khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán của công ty vẫn đang nằm trong vùng phủ xám. Thông số khả năng thanh toán đang có xu hướng giảm. Công ty đã phát hành cổ phiếu để có thể tăng vốn chủ sở hữu. Nhưng do thị trường chứng khoán đang gặp khó khăn, nên công ty chưa thể tăng vốn bằng cách này. Vì vậy, để phục vụ yêu cầu vốn cho đầu tư, công ty đã phải huy động vốn qua việc vay nợ từ các tổ chức, ngân hàng, cá nhân. Vì vậy, lượng nợ của công ty tăng lên. Do đó khả năng thanh toán giảm xuống. Tuy nhiên, đối với một công ty đang chiếm lĩnh thị trường như Mai Linh. Có thị phần cao nhất trong ngành. Việc mở rộng quy mô kinh doanh là chiến lược có thể nói là phù hợp. Vì vậy, tuy điều kiện tài chính hiện nay chưa thực sự tốt, nhưng về lâu dài, kết quả kinh doanh có thể cải thiện hơn. MÔ TẢ PHÒNG BAN THỰC TẬP Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cổ Phần Mai Linh Miền Trung là một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc công ty Cổ Phần tập đoàn Mai Linh (MLG). Công ty áp dụng hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Về hoạt động kinh doanh, công ty có nhiều chi nhánh, công ty con phân bố khắp trên các tỉnh miền Trung. Vì vậy, công ty tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán để đảm bảo quản lí chặt chẽ, luân chuyển chứng từ kịp thời để hạch toán đầy đủ, chính xác và cung cấp số liệu kịp thời tham mưu cho ban lãnh đạo. Phòng tài chính - kế toán ở công ty thực hiện các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến doanh nghiệp và các bộ phận khác không tổ chức kế toán, đồng thời thực hiện việc tổng hợp các tài liệu kế toán từ các chi nhánh, công ty con gửi đến và lập báo cáo tài chính chung cho toàn đơn vị. Bộ máy kế toán của công ty Cổ phần Mai Linh Miền trung được tổ chức thành các phần hành sau: Phần hành kế toán tiền mặt Phần hành kế toán tiền gửi ngân hàng Phần hành kế toán phải thu khách hàng Phần hành kế toán công nợ phải trả Phần hành kế toán tổng hợp (các phần hành kế toán còn lại và lập báo cáo tài chính). Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty: Thủ quỹ Kế toán tại các chi nhánh, công ty con KÝ CHUNG Phó phòng TCKT Kế toán Trưởng Kế toán Tổng hợp Kế Toán Tiền Mặt Kế Toán Tiền gửi Ngân hàng Kế toán Công nợ phải trả Kế Toán phải thu khách hàng Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Biểu đồ 17: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần Mai Linh Miền Trung Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Chức năng, nhiệm vụ của phòng tài chính – kế toán: Thực hiện công việc tổ chức công tác tài chính, kế toán, tập hợp, xử lí các thông tin kinh tế trong toàn công ty theo đúng chế độ, chính sách của nhà nước. Xây dựng kế hoạch tài chính cho công ty, kiểm soát thu chi, hạch toán các khoản nợ, nộp ngân sách nhà nước. Kiểm soát luồng lưu chuyển tiền tệ tại công ty. Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí: Kế toán trưởng: Tổ chức công tác kế toán. Có nhiệm vụ quản lí, kiểm tra và chịu trách nhiệm toàn bộ về kế toán, tài chính của công ty. Phó phòng tài chính – kế toán: Hỗ trợ, giúp kế toán trưởng trong việc điều hành mọi hoạt động và quản lí các nhân viên kế toán của các phần hành. Kế toán tổng hợp: Theo dõi, tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh trong công ty, cuối kì đối chiếu số liệu cùng kế toán chi tiết. Lập sổ tổng hợp và kế toán chi tiết hàng tháng. Lập báo cáo tài chính cho công ty theo quy định (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo KQHDDKD, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính). Cách ghi chép: Thực hiện tổng hợp trên phần mềm kế toán các nghiệp vụ phát sinh trong từng tháng từ các kế toán của từng phần hành. Cuối kì lập các báo cáo tài chính. Kế toán tiền mặt: Có nhiệm vụ theo dõi và thực hiện các nghiệp vụ thu chi bằng tiền và các khoản thanh toán tiền mặt tạm ứng khi có chỉ đạo của cấp trên. Thanh toán lương, thanh toán tạm ứng cho nhân viên. Thu tiền kí quỹ, kí cược của nhân viên, lái xe. Cách ghi chép: Thực hiện các công việc thu chi tiền bằng phần mềm kế toán. In ra các phiếu thu chi tiền mặt, đính kèm với các chứng từ liên quan để lưu chứng từ. Kế toán tiền gửi ngân hàng: Thực hiện các nhiệm vụ kế toán thông qua ngân hàng về các khoản tiền gửi, nộp tiền vào tài khoản ngân hàng, ủy nhiệm chi, rút tiền gửi về nhập quỹ, chi cho các nghiệp vụ bằng tiền gửi ngân hàng. Kế toán công nợ phải trả: Có nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải trả của công ty. Cách ghi chép: Tổng hợp các hóa đơn mua hàng hóa, vật tư, phiếu nhập kho tương ứng. Sau đó nhập hóa đơn mua hàng vào máy và định khoản. Theo dõi các khoản thanh toán cho nhà cung cấp của công ty. Kế toán phải thu khách hàng: Theo dõi việc bán hàng và doanh thu của công ty. Có nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải thu của công ty. Có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc việc thu hồi nợ kịp thời, giải quyết dứt điểm các khoản nợ không có khả năng thanh toán. Cách ghi chép: Kiểm tra toàn bộ các bưu vận chuyển của lái xe và khách hàng đưa về công ty, tiến hành xuất hóa đơn bán hàng trên phần mềm. Sau đó theo dõi tình hình công nợ phải thu khách hàng. Thủ quỹ: Theo dõi tình hình thu chi bằng tiền mặt, kiểm kê báo cáo quỹ hàng ngày. Chịu trách nhiệm cất giữ tiền mặt. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty Công ty đã sử dụng máy tính phục vụ cho công tác hạch toán kế toán trên hệ thống phần mềm kế toán Oracle theo hình thức: Chứng từ ghi sổ. Dưới đây là quá trình luân chuyển chứng từ tại công ty SÔ (THẺ) CHI TIẾT Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHỨNG TỪ GỐC SỔ QUỸ CHỨNG TỪ GHI SỔ SỔ CÁI BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ Ghi chú : Ghi hằng ngày Đối chiếu Ghi định kỳ cuối tháng Biểu đồ 18: Quá trình luân chuyển chứng từ tại đơn vị Quá trình luân chuyển chứng từ tại đơn vị như sau: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra chính xác, xác thực, dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng kí Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, kế toán tổng hợp khóa sổ, tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng kí chứng từ ghi sổ. Tính ra tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có, và số dư của từng tài khoản trên sổ Cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp số liệu, số liệu ghi trên sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính. MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ VỊ TRÍ THỰC TẬP Vị trí thực tập Đơn vị thực tập: Công ty Cổ Phần tập đoàn Mai Linh Miền Trung Phòng: Tài chính – kế toán Thời gian thực tập: từ 13/8/2012 đến 23/11/2012 Vị trí thực tập: Nhân viên thực tập phòng tài chính – kế toán Trưởng phòng: Anh: Đoàn Triệu Chu Luân Người hướng dẫn trực tiếp: Anh: Dương Trung Tình - Chức vụ: kế toán tổng hợp Mô tả công việc tại vị trí thực tập Mục đích Làm quen với môi trường làm việc tại công ty. Thực hiện nghiệp vụ kế toán theo sự hướng dẫn, phân tích các báo cáo tài chính của công ty. Sắp xếp, kiểm tra, đối chiếu chứng từ, hóa đơn giữa chi tiết và tổng hợp, và giữa các chứng từ liên quan với nhau. Thực hiện các công việc khác theo hướng dẫn và phân công. Nhiệm vụ Thực hiện các nghiệp vụ tài chính – kế toán dưới sự hướng dẫn của các anh chị trong phòng tài chính – kế toán, bao gồm: Xuất hóa đơn bán hàng, lập phiếu nhập, xuất vật tư. Sắp xếp, đối chiếu số liệu, thông tin giữa các chứng từ. Cập nhật, ghi chép số liệu theo sự phân công của người hướng dẫn. Kiểm tra tính hợp pháp, đầy đủ của các hóa đơn, chứng từ, đề xuất vật tư. Cập nhật thông tin, số liệu vào sổ sách kế toán. Lập bảng kê khai thuế GTGT. Sắp xếp và đóng chứng từ nội bộ, chứng từ ghi sổ theo từng quý, từng tháng. Lập và phân tích báo cáo tài chính. Phối hợp với các nhân viên thực hiện công việc trong phòng tài chính – kế toán. Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn tại vị trí thực tập Thuận lợi Thực tập tại một công ty lớn, có bề dày lịch sử, có danh tiếng. Vì vậy, có số liệu tài chính đầy đủ, rõ ràng, chi tiết từng tài khoản. Các báo cáo của công ty đều được công bố trên trang web. Điều này, thuận lợi cho việc sử dụng số liệu để phân tích tài chính và phục vụ cho quá trình làm báo cáo công ty. Được các anh chị trong phòng tài chính – kế toán tạo điều kiện để trải nghiệm với những công việc thực tế nhất. Được làm từ những công việc đơn giản đến phức tạp. Thực tập với sự chỉ dẫn nhiệt tình và tỉ mỉ từ các anh chị trong phòng. Được chỉ dẫn sử dụng phần mềm kế toán tại đơn vị thực tập. Được hỗ trợ các tài liệu, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính và các tài liệu khác liên quan đến công ty từ người hướng dẫn thực tập tại công ty. Nhận được sự chỉ dẫn, và giúp đỡ sữa chữa, nhận xét về báo cáo thực tập từ người hướng dẫn tại đơn vị thực tập. Khó khăn Là sinh viên trong kì thực tập, thuộc chuyên ngành quản trị tài chính. Vì vậy, còn không chuyên về những nghiệp vụ trong phòng kế toán, khiến mới đầu thực hiện công việc còn nhiều bỡ ngỡ, gặp một số khó khăn. Vị trí thực tập ở phòng tài chính – kế toán, chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ kế toán và phân tích tài chính. Còn những vấn đề về quản trị tài chính công ty thuộc quyền hạn của giám đốc tài chính. Vì vậy, bản thân chưa có cơ hội để trải nghiệm và thể hiện hết tất cả các kiến thức về tài chính được học như thẩm định dự án, chính sách cổ tức, vấn đề cổ phiếu và một số lí thuyết khác đã học. NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỪ VỊ TRÍ THỰC TẬP Nhận diện vấn đề Sau hơn 3 tháng thực tập tại công ty Cổ phần Mai Linh Miền Trung, với vị trí là một nhân viên phòng tài chính – kế toán. Qua việc tìm hiểu, học hỏi và kết quả từ việc phân tích kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty, tôi nhận thấy những vấn đề tại công ty như sau: Công ty đang duy trì cơ cấu nguồn vốn với tỉ lệ vay nợ cao hơn nhiều so với vốn chủ. Vì vậy, công ty đang chịu áp lực từ chi phí lãi vay lớn. Công ty Cổ phần Mai Linh Miền Trung hiện nay bao gồm một số lượng công ty con khá lớn. Ở mỗi công ty con lại có phòng kế toán và hạch toán riêng. Vì vậy, sẽ gia tăng chi phí quản lí của công ty. Về cơ cấu tổ chức, ở công ty, còn chung giữa những vấn đề liên quan đến tài chính và kế toán. Bộ phận tài chính và kế toán ở công ty còn chung ở một phần, cần tách riêng ra thành 2 phòng riêng, và như vậy sẽ rõ ràng hơn tới vấn đề tài chính. Phòng tài chính sẽ cụ thể hơn trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ riêng của mình. Đây là một vấn đề có tầm quan trọng chiến lược đối với các công ty, tập đoàn lớn như Mai Linh. Vì vậy, nên tổ chức bộ phận quản trị tài chính doanh nghiệp do giám đốc tài chính đứng đầu. Đề xuất giải pháp Từ những vấn đề nhận diện được ở vị trí thực tập, tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ thể tương ứng với từng vấn đề như sau: Từ việc chi phí lãi vay cao, và áp lực trả nợ lớn. Công ty nên cố gắng để gia tăng tỉ lệ vốn chủ sở hữu, huy động nguồn vốn chủ sở hữu mới. Một số giải pháp như phát hành trái phiếu chuyển đổi, hợp tác đầu tư xe thương quyền, hạn chế trả cổ tức bằng tiền mặt mà nên trả cổ tức bằng cổ phiếu và giữ lại lợi nhuận tái đầu tư. Để hạn chế chi phí quản lí, công ty nên tinh giảm bớt nhân sự. Có thể sáp nhập một số công ty con tại các tỉnh nhỏ, nhu cầu thấp. Chuyển một số công ty con tại các tỉnh thành nhỏ thành hình thức chi nhánh, văn phòng đại diện trong khu vực Miền Trung để tiết kiệm chi phí. Công ty nên thành lập phòng tài chính, tách ra từ phòng tài chính – kế toán để thực hiện những chức năng riêng, đảm bảo tư vấn, hỗ trợ đắc lực cho giám đốc tài chính và tổng giám đốc của công ty. Phòng này thực hiện một số chức năng như: Đưa ra quyết định tài trợ vốn cho công ty. Tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu nguồn vốn huy động tối ưu cho doanh nghiệp, phù hợp với tình trạng hoạt động kinh doanh và tình hình thị trường trong từng thời kì. Tìm kiếm nguồn tài trợ. Cách thức để thu hút nguồn vốn đầu tư. Thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận một cách hợp lí đối với doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm về chính sách cổ tức, tỉ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt và chi trả bằng cổ tức, tỉ lệ chi trả cổ tức và lợi nhuận giữ lại tái đầu tư. Quản lí và kiểm soát việc sử dụng các tài sản trong doanh nghiệp, tránh tình trạng sử dụng lãng phí. Thẩm định dự án, dòng tiền ra và vào của dự án. Đánh giá tính hiệu quả và sinh lợi của những dự án được đưa ra ở các phòng có liên quan như phòng phát triển kinh doanh. Để tránh những trường hợp dự án đưa ra mà không thực hiện được. Đưa ra quyết định đầu tư dựa vào điều kiện, tình hình tài chính hiện tại của công ty. Đầu tư bao nhiêu xe cộ, phương tiện mới vào các thị trường. Duy trì lượng tiền mặt cần thiết là bao nhiêu. Duy trì cơ cấu tài sản hợp lí giữa tài sản dài hạn và ngắn hạn. Đưa ra quyết định nên đầu tư, thay thế hay không với các tài sản, xe cộ có giá trị kinh tế giảm. Đưa ra chính sách quản lí khoản phải thu, chính sách quản lí kỳ thu tiền bình quân, vòng quay tài sản cố định, hàng tốn kho. Xây dựng chính sách tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng, hạn mức tín dụng, thời gian thu tiền và chính sách chiết khấu với từng đối tượng khách hàng. Và thực hiện một số chức năng tài chính khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách: Phân tích tài chính_quan điểm chiến lược Tác giả: GS: James M.Wahlen. ĐH Indiana GS: Stephen P.Bginski. ĐH Georgia PGS: Mark T. Bradshaw. Boston College Quản trị tài chính Chủ biên: TS. Nguyễn Thanh Liêm. ĐH Kinh tế Đà Nẵng Quản trị chiến lược Chủ biên: TS. Nguyễn Thanh Liêm. ĐH Kinh tế Đà Nẵng Tài liệu: Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của công ty Cổ Phần Mai Linh Miền Trung từ 2007 đến 2011 tại trang web: www.mailinh.vn PHỤ LỤC Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (hợp nhất) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MAI LINH MIỀN TRUNG ĐVT: VND Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 64,668,376,310 134,668,905,179 189,810,105,632 279,328,265,687 347,770,561,749 Các khoản giảm trừ 112,540,277 135,199,578 50,346,159 46,732,089 64,699,114 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 64,555,836,033 134,533,705,601 189,759,759,473 279,281,533,598 347,705,862,635 Giá vốn hàng bán 49,874,194,773 96,623,263,651 143,277,648,740 214,310,164,572 265,666,798,535 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 14,681,641,260 37,910,441,950 46,482,110,733 64,971,369,026 82,039,064,100 Chi phí bán hàng 889,340,562 7,185,498,664 8,201,688,746 10,601,296,709 12,281,964,508 Chi phí quản lí doanh nghiệp 10,065,579,215 14,549,011,312 18,421,180,836 23,671,190,108 27,241,355,528 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3,726,721,483 16,175,931,974 19,859,241,151 30,698,882,209 42,515,744,064 Thu nhập khác 9,146,364,786 6,869,107,041 12,896,931,806 15,667,316,983 12,731,992,238 Chi phí khác 9,138,319,108 7,971,107,160 12,455,837,677 12,528,687,474 10,445,640,019 Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi 3,734,767,161 15,073,931,855 20,300,335,280 33,837,511,718 44,802,096,283 Doanh thu tài chính 4,730,494,637 6,372,851,840 6,859,275,904 6,073,729,942 6,477,244,879 Chi phí tài chính 6,145,341,084 17,603,773,721 17,028,903,155 26,304,003,517 41,228,990,999 Trong đó: Chi phí lãi vay 5,043,835,561 17,603,773,721 16,796,057,235 26,019,789,484 40,877,377,803 Lợi nhuận kế toán trước thuế 2,319,920,714 3,843,009,947 10,130,708,029 13,607,238,143 10,050,368,163 Thuế TNDN hiện hành 1,278,495,887 2,596,095,582 3,508,776,803 3,756,718,755 3,010,412,868 Thuế TNDN hoãn lại 4,453,396 (4,944,460) 4,944,460 - (333,737,828) Lợi nhuận sau thuế TNDN 1,036,971,432 1,251,858,852 6,616,986,766 9,850,519,388 7,373,693,123 Lợi ích của cổ đông thiểu sổ - (4,433,921) 222,852,306 45,707,587 456,301,730 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ 1,036,971,432 1,256,292,773 6,394,134,460 9,804,811,801 6,916,391,393 Lãi cơ bản trên cổ phần 225 239 1,067 1,397 986 Bảng cân đối kế toán BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT MAI LINH MIỀN TRUNG TỪ 2007 - 2011 ĐVT: VNĐ Năm 2007 2008 2009 2010 2011 TÀI SẢN Tài sản ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền 2,566,629,168 3,640,138,961 6,024,006,907 11,179,231,498 5,145,300,446 các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 36,875,000,000 18,799,000,000 32,579,107,798 32,710,742,848 32,710,742,848 Phải thu ngắn hạn 16,218,624,235 17,529,723,833 8,885,139,999 8,071,054,173 21,672,375,731 Hàng tồn kho 1,059,580,047 4,483,719,677 7,770,082,136 9,228,024,060 12,391,321,565 Tài sản ngắn hạn khác 7,152,899,959 10,507,597,695 7,087,163,571 5,562,888,022 4,695,597,114 TỔNG TÀI SẢN NGẮN HẠN 63,872,733,409 54,960,180,166 62,345,500,411 66,751,940,601 76,615,337,704 Tài sản dài hạn Tài sản cố định 110,437,415,534 177,731,891,580 262,346,866,283 298,810,141,075 332,047,132,195 Giá trị hao mòn lũy kế (17,785,124,530) (33,226,654,500) (45,932,663,030) (69,906,189,060) (102,870,016,400) Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3,883,309,016 9,384,000,000 - - - Tài sản dài hạn khác 5,319,109,842 4,453,880,899 3,972,801,892 4,843,069,386 3,862,208,891 Lợi thế thương mại 1,070,000,000 4,857,359,125 4,317,652,556 3,777,945,987 3,238,239,417 TỔNG TÀI SẢN DÀI HẠN 120,709,834,392 196,427,131,604 270,637,320,731 307,431,156,448 339,147,580,503 TỔNG TÀI SẢN 184,582,567,801 251,387,311,770 332,982,821,142 374,183,097,049 415,762,918,207 NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ Nợ ngắn hạn 44,927,062,628 88,721,200,110 110,700,176,607 140,705,939,623 159,202,077,535 Vay ngắn hạn 5,271,161,024 50,057,458,337 78,237,075,865 103,189,955,174 123,255,941,338 Phải trả người bán 26,307,889,723 4,930,578,201 14,006,522,126 9,447,712,885 9,038,369,727 Các khoản phải trả khác 13,348,011,881 33,733,163,572 18,456,578,616 28,068,271,564 26,907,766,470 Nợ dài hạn 60,014,756,552 75,797,597,502 129,613,388,184 135,159,934,326 155,048,471,922 Tổng nợ 104,941,819,180 164,518,797,612 240,313,564,791 275,865,873,949 314,250,549,457 VỐN CHỦ SỞ HỮU Vốn chủ sở hữu 79,640,748,622 82,889,250,316 88,121,867,023 93,884,024,877 96,621,868,798 Nguồn kinh phí và quỹ khác - - 159,898,692 - - Tổng vốn chủ sở hữu 79,640,748,622 82,889,250,316 88,281,765,715 93,884,024,877 96,621,868,798 Lợi ích của cổ đông thiểu số - 3,979,263,842 4,387,490,636 4,433,198,223 4,890,499,952 TỔNG NGUỒN VỐN 184,582,567,802 251,387,311,770 332,982,821,142 374,183,097,049 415,762,918,207 Báo cáo luân chuyển tiền tệ BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ ĐVT: VNĐ Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận trước thuế 2,319,940,914 3,843,009,974 10,130,708,029 13,607,238,143 10,050,368,163 Điều chỉnh cho các khoản Khấu hao tài sản cố định 10,162,737,067 17,564,769,692 24,024,849,475 45,308,800,367 62,943,951,821 Các khoản dự phòng 24,170,534 (57,712,405) 157,043,688 35,536,420,344 41,506,519,824 Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện - (5,505,819) - (54,779,203) - Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư (4,224,607,486) (6,966,458,555) (9,516,587,972) (16,192,630,258) (19,439,945,806) Chi phí lãi vay 5,029,040,594 17,603,773,721 16,797,728,837 26,019,789,484 40,977,377,803 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động 13,311,281,623 31,981,876,608 41,593,742,057 58,916,038,510 72,994,319,984 Tăng, giảm các khoản phải thu (1,656,061,100) (4,463,544,319) 4,808,603,181 12,409,908,805 (16,516,230,231) Tăng, giảm hàng tồn kho (591,751,067) (3,234,558,573) (4,378,784,640) (1,484,734,424) (3,163,297,505) Tăng, giảm các khoản phải trả 14,263,546,476 (896,200,636) 9,779,428,621 8,798,633,202 40,068,197,871 Tăng, giảm chi phí trả trước (68,525,245) 1,453,430,614 (801,616,966) (1,303,513,777) (19,803,379) Tiền lãi vay đã trả (5,024,468,634) (17,623,716,878) (16,797,728,837) (26,019,789,484) (40,540,759,447) Tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (344,104,839) (1,867,957,720) (4,638,438,100) (4,179,664,295) (1,948,221,559) Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (732,055,279) 8,104,078,553 17,016,839,899 7,193,702,734 5,434,133,336 Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh (412,263,424) (12,356,042,572) (7,781,612,461) (5,597,543,137) (6,810,742,491) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh 20,209,709,069 1,097,365,078 38,800,432,754 48,733,038,134 49,497,596,579 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (75,305,165,285) (74,597,422,289) (115,601,349,894) (89,115,521,685) (79,790,969,905) Tiền thu từ thanh lí, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 5,410,365,250 5,742,701,112 11,788,397,124 13,975,940,737 10,763,850,751 Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác (42,395,911,338) (14,140,000,000) (6,227,116,811) (13,753,635,050) (4,971,955,715) Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 6,536,086,000 23,267,648,410 9,847,529,630 13,250,427,874 4,971,955,715 Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (4,292,421,630) - - - - Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 245,079,679 3,510,846,973 20,000,000 - - Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 934,943,767 498,506,284 7,698,129,472 9,592,740,498 6,285,589,447 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (108,876,023,557) (55,717,719,510) (92,474,410,479) (66,050,047,626) (62,741,529,707) Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 79,877,975,567 - - - - Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành - - - - - Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 36,923,550,395 99,085,095,356 132,808,089,372 170,444,313,202 211,643,045,056 Tiền chi trả nợ gốc vay (12,584,281,911) (41,811,532,662) (72,867,159,063) (143,826,181,119) (200,861,980) Tiền chi trả nợ tài chính (14,425,383,600) (1,947,900,000) (3,384,944,638) (1,305,000,000) (647,600,000) Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu - - (498,140,000) (2,840,898,000) (2,924,288,000) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 89,791,860,451 55,325,662,694 56,057,845,671 22,472,234,983 7,210,002,076 Lưu chuyển tiền thuần trong kì 1,825,368,674 705,308,262 2,383,867,946 5,155,224,591 (6,033,931,052) Tiền, tương đương tiền đầu kì 741,260,494 2,934,830,699 3,640,138,961 6,024,006,907 11,179,231,498 Ảnh hưởng của tỉ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ - - - - - Tiền và tương đương tiền cuối kì 2,566,629,168 3,640,138,961 6,024,006,907 11,179,231,498 5,145,300,446

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_thuc_tap_duong_bao_huyen_35k16_2_6381.doc
Luận văn liên quan