Báo cáo Thực tập Chuyên đề thú y

- Con giống kém chất lượng nên khả năng chống chọi với các stress môi trường và sức đề kháng với các mầm bệnh kém, dẫn đến vụ nuôi thất bại. - Xác định tính cộng hưởng của virus đốm trắng và các nhóm mầm bệnh khác. - Con giống mang mầm bệnh, đặc biệt là các mầm bệnh virus nguy hiểm như đốm trắng, đầu vàng hầu hết đều làm cho vụ nuôi bị thất bại. Ðồng thời cũng có ảnh hưởng lớn trong việc lây lan các mầm bệnh nguy hiểm cho ao nuôi và vùng nuôi ở các vụ nuôi sau. - Dịch bệnh đốm trắng sẽ bùng nổ không quá 10 ngày sau khi ghi nhận sự xuất hiện mầm bệnh trên tôm nuôi dưới tác động của một số yếu tố làm tăng tính mẫn cảm của virus này. Các yếu tố khác như sự ổn định của môi trường ao nuôi góp phần quan tọng trong việc kéo dài thời gian tiềm ẩn của virus đốm trắng.

doc40 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5572 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập Chuyên đề thú y, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập chuyên đề thú y Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU Em xin chân thành cảm ơn BGH trường ĐẠI HỌC QUY NHƠN ,ban chủ nhiệm khoa Sinh- KTNN đã tạo điều kiện cho chuyến đi thực tế này. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biêt ơn sâu sắc đến thầy giáoVõ Văn Toàn, thầy giáo Võ Minh Thứ đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho chúng em hoàn thành tốt chuyến đi thực tế vừa qua. Qua chuyến đi thực tế nhằn nắm bắt tình hình sản xuất nông nghiệp, và các mô hinh sản xuất nông nghiệp có hiệu quả.Chuyến đi thực tế của tập thể lớp Nông học k30 kéo dài hai tuần từ ngày (15/3 đến ngày 26/3/2010).Qua chuyến đi các bạn học hỏi được nhiều điều ,nắm bắt được tình hình sản xuất ,và cac mô hình nông nghiệp áp dụng KHKT tiên tiến ,hiệu quả.Chuyến đi thực tế này tạo niêm tin cho các bạn về ngành nghề mình đã chọn và giúp cho các bạn định hình hướng đi riêng cho bản thân mình. Chương I:Kết Quả Thực Tế CHI CỤC THÚ Y BÌNH ĐỊNH (16/03/2010) 1/ Giới thiệu, tên cơ quan, đơn vị: Chi cục thú y Bình Định được thành lập vào ngày 06/8/1976 theo quyết định số 29/QĐ của UBND CM tỉnh Bình Định với tên gọi ban đầu là: Trạm thú y trực thuộc ty Nông nghiệp Bình Định. Đến ngày 27/4/1990 UBND tỉnh Bình Định có Quyết định số 444/QĐ-UB về việc chuyển Chi cục thú y Bình Định từ đơn vị SXKD thành đơn vị sự nghiệp có thu. 2/ Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ: */Cơ cấu tổ chức bộ máy: Tổng số biên chế được giao năm 2009 là 98 biên chế; Trong đó: * Bộ phận thú y thủy sản có 22 biên chế. * Còn lại Chi cục thú y có: 72 biên chế.     - Lãnh đạo chi cục: Gồm có 04 người ( 1 Chi cục trưởng và 03 chi cục phó).    Gồm có 5 Phòng và 12 Trạm:           + Phòng Tổ chức-Hành chính tổng hợp;           + Phòng thanh tra pháp chế,           + Phòng  chẩn đoán xét nghiệm;    + Phòng kiểm dịch – kiểm soát giết mổ và vệ sinh thú y;           + Phòng dịch tể thú y;           +  12 Trạm ; Trong đó có 11 trạm huyện, thành phố.    Riêng Trạm vật tư thuốc thú y.  Có 05 cán bộ, viên chức, là đơn vị cung ứng thuốc thú y, hoạch toán độc lập với Chi cục thú y.    *Nhiệm vụ , chức năng : -Ngăn chặn dập tắt các ổ dịch. -Ngăn chặn dịch bệnh ở các đầu mối giao thong. -Thường xuyên kiểm tra các quầy thuốc thú y. -Tổ chức kiểm tra thống kê động để cung cấp lượng vacxin kip thời. -Tuyên truyền phổ biến nghiệp vụ , đào tạo cán bộ. -Quản lý các đơn vị trực thuộc (có 11 trạm huyện , thành phố ). *Phòng chống dịch bệnh: Nhiệm vụ quan trọng là tiêm phòng. Đai trà: tháng 3-tháng 9. Lở mồm long móng: tháng 4-tháng 10 hàng năm. -Nguyên nhân: do thu mua , vận chuyển gia cầm , mua bán một cách bưa bãi. Cần phải tuyên truyền cách phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm. Chủ trương nâng cao phòng chống dịch để nâng cao hiệu quả kinh tế. Phải ưu tiên các bệnh do virus gây ra, sau đó đến vi trùng(tụ huyết trùng, ecoli). Ngoài tiêm phòng cần phải tăng cường biện pháp thú y , nuôi dương chăm sóc tốt để tăng sức đề kháng cho con vật, thức ăn phải đảm bảo không bị ôi thiu ,mốc , nước uống là phải dùng nước sạch đảm bảo vệ sinh. - Công tác tuyên truyền cũng rất quan trọng: tuyên truyền thong qua các phương tiện truyền thong như: đài, báo , truyền hình. *Thách thức tồn tại: chưa xây dựng được lò mổ tập trung vì thiếu nguồn kinh phí. Ngoài ra còn phải áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi. Không nên dùng các loại thuốc tăng trưởng. *Phòng sinh học phân tử : ngiên cứu bệnh đốm trắng trên tôm. -Qui trình: nhận mẩu –tiến hành tách chiếc-nghiền- đun sôi trong vòng 7 phút- hạ lạnh trong 7 phút-kít mẩu đem li tâm- chạy PCA (máy khuếch tán llaij gen)chạy trong 2h-lấy mẩu đem vào điện di trong 30-35 phút rồi chạy trên bàn đọc IV (để so sánh với mẩu không bệnh) Mỗi một bênh phải có một bộ kít riêng. *Một số hình ảnh: TRẠI THỤ TINH NHÂN TẠO AN NHƠN (17/03/2010) 1/Các giốngđang nuôi: a/Giống Landrace: Xuất xứ từ Đan Mạch, có nguồn gốc lai tạo từ heo Yuotland Đức và Yorkshire. Lông da màu trắng, tai to, cụp về phía trước che lấp mặt, dài đòn, mông nở, mình thon, trông ngang ta thấy giống hình cái nêm. Heo nái đẻ sai từ 10 –12 con/lứa, nuôi con giỏi, nhưng giống heo này kén ăn và tương đối đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao và phải có điều kiện chăm sóc tốt. Trọng lượng trưởng thành con đực đạt 270-400kg/con, con cái 200-320kg/con. Dùng để làm nguyên liệu dòng đực tạo heo cái F1 hoặc đực lai để sản xuất heo thịt thương phẩm (cho lợn nội). b/Giống Yorkshine: Xuất xứ từ vùng Yorkshire ở Anh. Do quá trình lai tạo giữa heo địa phương với dáng đi linh họat, sắc lông toàn thân màu trắng có ánh vàng, nuôi con khéo, đẻ sai từ 10-12 con/lứa, chịu được kham khổ, thích nghi cao trong điều kiện khí hậu Việt Nam, không nhạy cảm với stress. Trọng lượng trưởng thành con đực 250 - 400kg/con, con cái 180 - 320kg/con. Dùng để làm nguyên liệu dòng đực hay dòng cái tạo heo cái F1 hoặc đực lai để sản xuất heo thịt thương phẩm. c/Giống Bidu: d/Giống Durock: Heo Duroc bắt nguồn từ vùng Đông Bắc của Mỹ, phát triển mạnh ở New York và New Jersey. Duroc có màu lông hung đỏ hoặc nâu đỏ, 4 móng chân và mõm đen. Thân hình vững chắc, tai xụ từ nửa vành phía trước, dài đòn, chân chắc và khỏe. Khả năng sinh sản của nái không cao, đẻ khoảng 7-9 con/lứa, nuôi con kém, tỷ lệ nạc cao. Trọng lượng trưởng thành con đực trên 300kg/con, con cái 200 - 300kg/con. Sử dụng làm nguyên liệu dòng đực để lai tạo với lợn nái lai F1(Yorkshire x Landrace) tạo heo thịt thương phẩm cho tỷ lệ nạc cao..(54-56%). 2.Kỹ thuật lấy tinh: lấy tinh bằng giá nhảy và lấy bằng tay. Lấy tinh vào khoảng 4h30-5h. Một ngày lấy được 35-45 lượng tinh và mỗi ngày lấy 2 con. Mỗi con thì sau 4 ngày lấy lại một lần/con. Sau khi nhảy lên giá thì sau khoảng 15 phút mới xuất tinh , mỗi lần xuất tinh từ 150-500ml/con. *Phòng sử lý tinh dịch: -Công thức môi trường pha loãng tinh dịch: stt Tên hóa chất Đơn vị Khối lượng Ghi chú 1 Đường glucoza g 40,6 2 Citrat-natri g 6 3 Trilon-b g 1,250 4 bicacbonatnatri g 1,250 5 kaliclorua g 0,750 6 penicilin hi 500.000 7 Nước cất ml 1000 *sử lý tinh dịch: Sau khi lấy tinh ta đem kiểm tra qua hoạt lực để xác định nồng độ sau đó xác định tỉ lệ pha. Tiến hành pha loãng tinh dịch để bbaor toàn và nuôi sống tinh trong thời gian dài . Nếu không pha loãng thi trong vòng 2h sẽ chết . Sau khi pha loãng tiến hành phân chia lượng tinh khoảng 10-20 liều. * Ba chỉ tiêu quan trọng: V: thể tích được xác định thong qua cốc chia độ. A :hoat lực (lấy một giọt tnh nhỏ lên kinh đưa lên kính hiển vi quan sát để xác định số lượng tinh trùng). C :nồng độ được xác định qua máy so màu. V.A.C :tổng lượng tinh có trong một lần xuất tinh. Đối với heo nái ngoại ta dùng một lọ tinh 80ml và một liều tinh phải có 2 tỷ tinh trùng Tinh trung sau khi đươc pha loãng và phân theo liều thì ta đưa vào máy bảo quản trong 2-3 ngày ở nhiệt độ 18-20. ở nhiệt độ thường 28-30 thi chỉ trong vòng 24h. Ví dụ: V =250ml A =0,8 C =200 triệu/ml V.A.C = 250.0,8.200000000=40 tỷ. *Một số hình ảnh Trại thực nghiệm vật nuôi gia cầm trực thuộc trung tâm vật gia cầm ,thủy cầm (17/03/2010) 1.con giống: Gà sao,gà hơ mông ,gà ai cập. Khảo sát nghiên cứu khả năng nuôi,quy trình nuôi,chuyển đến các huyện nuôi (nếu được mới chuyển giao) Giống vịt cakicombeo: nhập từ Thái một gia đình khoảng 30 con .chia làm nhiều gia đình để phối giống tránh đồng huyết .muốn thay đổi giông chuyển từ gia đình này đến gia đình khác .Năng suất cao hơn vịt thường. Chọn giống :nhìn bộ lông xù xì(đẻ tốt)màu xậm hơn ,chân .mỏ màu bạc hoặc màu đen ,ít bi thay đổi bởi môi trường .Bộ lông như thế nào buồng trứng như thế ấy .Cắt ăn từ 3-5 ngày chỉ cho uống nước để nghỉ đẻ.Khi bức lông hết cho ăn dần lên.Lượng trứng một năm khoảng 280 quả/năm.Muốn vịt đẻ nhiều phải định thức ăn dinh dưỡng ,đảm bảo thời tiết. Đặc điểm hình thái:con đực chân vàng ,lông quăn trên đuôi.Con cái màu đen Khôi lương trứng :trung bình từ 68-70g/quả Nhiệt độ tối ưu là 18-22 độ ấp 28 ngày nở ra vịt con.Tỉ lệ đực ,cái là 1/10( 1 đực :10 cái) Nhân đàn thì dùng con đực chuyển từ gia đình này sang gia đình kia ,một năm thay một đàn ,khai thác hai năm Cho ăn 150g/ngày đên/con . Gà :1m2 khoảng 30 con .Gà phải hạn chế nước Gà sao đẻ 120- 150 trứng/năm 2.Máy bán công nghiệp tự động phần nhiệt Nhiệt độ:37,50c, 2h đảo trứng một lần Gà thì 19- 21 ngày nở Vịt từ 27- 28 ngày nở Máy ấp: Gà ;17 ngày Vịt:25 ngày Nhiệt độ máy:37,5oc Máy ấp chứa 20000 quả trứng Máy nở: Nhiệt độ:37,2oc Độ ẩm:66-68% *Một số hình ảnh: Trung tâm nuôi cấy mô, ứng dụng KHKT tỉnh Bình Định (17/03/2010) 1.kỹ thuật: Một mô,bộ phận ,1 tế bào vào hệ thống vô trùng(kiểm soát được hàm lương chất khoáng,dinh dưỡng ,nhiệt độ) *Ứng dụng:Trong thực tế ứng dụng lớn là sản xuất tạo ra quy trình lớn trong thời gian ngắn với diện tích nhỏ.loại bỏ virut của cây . Tạo một số lượng cây con từ một bộ phận mô ban đầu .Nuôi từ đỉnh sinh trưởng ,chồi cành ,từ một tế bào đơn ,tế bào trần ,hạt phấn hoặc nuôi cấy tạo mô sẹo. *Các bước:gồm 4 bước: Bước 1:nuôi cấy đỉnh sinh trưởng ,chồi nách ,chồi bên. Bước 2:tạo rễ nhân giống invi trô tạo ra nhiều chồi Bước 3:nhân giống invi trô :phát triển về chồi Bước 4:tạo được cây hoàn chỉnh, ươm trồng .Điều kiện khi trồng :nhiệt độ.cường độ ánh sáng ,độ ẩn. *Ba nguyên tắc khi nuôi cấy mô: Chọn và sử lý mẫu . Trong suốt quá trình phải đảm bảo đọ vô trùng. Chuẩn bị được môi trường phù hợp với các loại cây.Lay ơn ,chuối ,cúc ,huệ,bạch đàn (môi trường tạo rễ có than hoạt tính) Mỗi giai đoạn chuyển một môi trường,một số giống trong một giai đoạn có thể cần hai môi trường *Đảm bảo độ vô trùng : Phải có :3 phòng chính :phòng chuẩn bi môi trường,phòng cấy, phòng nuôi. -Phòng chuẩn bị môi trường :khi pha môi trường đền hấp(nếu không đủ tiêu chuẩn cây sẽ bị nhiễm) -Phòng cấy: phụ thuộc vào thao tác cấy ,và một số dung cụ như nắp ,bì ,nút đậy,(không hơ lửa ,không hấp) -Phòng nuôi :điều kiện không bi vô trùng (điều kiện thường) *Dụng cụ:dung dịch ,cân phân tích,cân kỹ thuật,máy khuấy từ ,máy chuẩn độ p H ,nồi hấp vô trùng .đảm bảo nhiệt độ 1210c trong 20 p,áp suất 1at. Ươm: Cải cúc:trấu với đất phù xa 1:1. Trại thực nghiệm gia súc lớn và đồng cỏ Long Mỹ(17/03/2010) *Thỏ :khảo nghiệm và nuôi ,giống thỏ từ Califocnia và Niugieland Thỏ Califotnia thân trắng Tuổi đồng dục:4,5-5 tháng .Đẻ từ 6-7 lứa /năm.Đẻ từ 6-7 con/lứa Thỏ Niugieland:thân trắng, tai tím. Thức ăn:củ quả(cà rốt ,khoai lang, bí đỏ,bầu ,đu đủ)cỏ (rau lang,cỏ họ đậu,cỏ hỗn hợp) Con đực :4,5-kg Con cái:4-4,5 kg Heo rừng lai: Heo Thái lai với heo rừng Việt Nan tạo ra giông heo có thân có sọc. Thức ăn:củ quả mì,cỏ voi,sản phẩm phụ của nông nghiệp,giá trị sử dụng rất cao. Khi heo đạt khối lượng từ 35-40 kg thì suất Heo từ 8-12 tháng thì trưởng thành .11-12 tháng thì đẻ. Dê: Ấn Độ ,Bích thảo,dê po(Úc ,Mỹ) dê bo năng suất khối lượng cao Bò sữa:8 con Viện KHKT nông nghiệp DHNTB (18/03/2010) 1/Tổ chức bộ máy: Tổng số cán bộ hiện có 102 cán bộ, trong đó có: 06 tiến sĩ, 09 thạc sĩ và 73 đại học. Viện trưởng: TS. Hoàng Minh Tâm. Phó viện trưởng: Ths. Lại Đình Hoè. Ths. Hồ Huy Cường Các Phòng nghiệp vụ: a) Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, b) Phòng Phòng Quản lý tổng hợp Các Phòng có Trưởng Phòng và Phó Trưởng phòng. Các Bộ môn nghiên cứu: a) Bộ môn Nghiên cứu Cây Lương thực; b) Bộ môn Nghiên cứu Cây thực phẩm; c) Bộ môn Nghiên cứu Hoa cây cảnh; d) Bộ môn Khoa học đất và môi trường; e) Bộ môn Hệ thống nông nghiệp; f) Bộ môn Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông; Các Bộ môn có Trưởng Bộ môn và Phó Trưởng Bộ môn. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện: a) Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây lâu năm (cây lâu năm bao gồm: cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp); Trụ sở đặt tạ xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định; b) Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây trồng bán khô hạn; Trụ sở đặt tại xã Phước Nam, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận; Các Trung tâm có Giám đốc và Phó Giám đốc; được sử dụng con dấu riêng, mở tài khoản theo uỷ quyền của Viện trưởng và quy định của pháp luật. 2/Chức năng nhiệm vụ: 2.1/Chức năng: 1. Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung Bộ được thành lập trên cơ sở Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung bộ theo mục "i" Khoản "1" Điều 2 của Quyết định số: 220/QĐ-TTg ngày 09/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ Thành lập Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 2. Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung Bộ là đơn vị sự nghiệp khoa học, trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. 3. Viện được Nhà nước đầu tư và cấp kinh phí hoạt động, được sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.  2.2/ Nhiệm vụ: a. Xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ dài hạn, năm năm và hàng năm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ (dưới đây gọi tắt là Vùng), trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. b. Thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực: * Nghiên cứu chọn, tạo sản xuất giống cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thức ăn gia súc, hoa và cây cảnh có năng suất, chất luợng phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của Vùng; *Nghiên cứu cơ sở khoa học, xây dựng biện pháp thâm canh, chất lượng nông sản, nông lâm kết hợp, cải thiện và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước và bảo vệ môi trường;  * Nghiên cứu các vấn đề phát triển nông thôn và thị trường nông lâm sản trong Vùng; * Nghiên cứu phát triển chăn nuôi hợp lý và hiệu quả trong Vùng; * Nghiên cứu chế biến Nông Lâm Sản và bảo quản Sau thu hoạch. c. Thực hiện nhiệm vụ khuyến nông Vùng. d. Thực hiện hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác chuyên gia và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của Nhà nước. e. Liên kết hợp tác về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thử nghiệm kỹ thuật mới, đào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực được giao với các tổ chức trong nước theo quy định của pháp luật. f. Sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. g. Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân thực, kinh phí, tài sản được giao đúng quy định của pháp luật. 3/Thành tựu đạt được: - Tuyển chọn và đưa vào sản xuất trên 20 giống lúa thuần và lúa lai năng suất cao, chất lượng tốt: X21, Xi23, NX30, HT1, DH78, ĐB6, BM2002, BM9962, HYT83, HYT100, Nhị ưu838, Bắc ưu 903…; Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống lúa lai F1 của các tổ hợp: HYT83, Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, Bắc ưu 903. - Đề xuất được các giải pháp: giảm mật độ sạ từ 200Kg xuống 120Kg/ha và sử dụng hạt giống phẩm cấp cao trong sản xuất để tăng năng suất và hiệu quả kinh tế đối với lúa. - Đề xuất chuyển đổi cơ cấu 3 vụ bấp bênh sang 2 vụ lúa ăn chắc. - Tuyển chọn được trên 10 giống đậu đỗ các loại: Lạc LDH01, L14, MD7, L23 năng suất 30-40 tạ/ha; Đậu tương ĐT12, ĐT26, ĐT27, PC19 năng suất 25-30 tạ/ha; Đậu xanh NTB01, ĐX14, ĐL01 năng suất 20-25 tạ/ha. - Tuyển chọn và bảo tồn tập đoàn điều trên 800 dòng, trong đó các dòng ĐDH66-14, ĐDH67-15, ĐDH54-117, ĐDH102-293, ĐDH07 cho năng suất 20 tạ/ha. - Tuyển chọn giống xoài Ấn Độ lai đạt năng suất trên 15 tấn/ha, chất lượng phù hợp với thị hiếu sử dụng và xuất khẩu; Bình tuyển được 20 cây xoài đầu dòng của các giống: đá trắng, cát bồ trắng, cát bồ vàng; và 15 cây ăn quả đặc sản (bưởi trụ, bòn bon) đầu dòng của vùng Nam trung bộ. - Xây dựng và hoàn thiện qui trình nhân giống vô tính cây điều bằng phương pháp ghép đạt tỷ lệ cây xuất vườn trên 80%. - Xây dựng và chuyển giao cho sản xuất các quy trình: Thâm canh cải tạo vườn điều cũ năng suất thấp, cải tạo vườn xoài cũ năng suất thấp bằng phương pháp ghép thay giống. - Đề xuất được nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững trên đất dốc và đất cát cho vùng Duyên hải Nam trung bộ và Tây Nguyên 4.Nội dung nghiên cứu Giống lúa DH 64 thay thế DV 48 bị rầy nâu. Giống lúa BM 9855 BM 9862 Các giống chịu điều kiện ngoại cảnh : lúa pc 60 năng suất 65-70 tạ /ha Sh2 :năng suất :65-70 tạ/ha Giông lúa năng suất cao ,chống chịu tốt với điều kiện khó khăn:giống AN13 :năng suất từ 65-70 ta/ha.Sinh trưởng 100-110 ngày Một số giống lúa triển vọng cho vùng khó khăn . Giông OM5796 DH 46-1 Giông chống chịu ngập :IR 46-sub 1.sinh trưởng 100-110 ngày .Năng suất 5-5,5 tấn /ha(đong xuân) 4,5 -5 tấn /ha(hè thu).Chất lượng gạo ngon.Khi gieo xuống ngập nước trong thời gian dài vẫn sống. Giống lúa co khả năng kháng rầy nâu RNT .3 thời gian sinh trưởng 110-115 ngày HT 90-95 ngày .Năng suất trung bình từ 6-7 tấn/ha ,chất lượng gạo khá. Cơ cấu chuyển đổi từ 3 vụ lúa bấp bênh sang 2 vụ lúa ăn chắc : Vụ đông xuân gặp rét vụ đông xuân ăn chắc Vụ hè thu thiếu nước. Vụ 3 ngập lụt. vụ hè thu ăn chắc Vụ đông xuân gặp rét lúa đông xuân Vụ hè Vụ 3 ngập lũ đậu tương và ngô vụ hè Cơ cấu chuyển đổi từ hai vụ lúa năm sang lạc đông xuân và lúa hè thu Lúa đông xuân lạc che phủ nilon vụ hè thu Lúa hè thu lúa hè thu +các giông ngô: Giông ngô lai. +các giông sắn mới:năng suất cao ,chất lượng tốt ,và thích nghi với điều kiện khí hậu,đát đai vùng DHNTB Và Tây Nguyên. Giông sắn 3M 275-18 là giống sống trên đất cát ,nghèo dinh dưỡng vùng DHNTB.Thời gian sinh trưởng 8_9 tháng.Năng suất tươi trung bình 30 tấn/ha. Biện pháp canh tác sắn bền vững với môi trường đất Lạc xen sắn Sắn thuần ,đậu xanh xen xắn Lợi ích từ biện pháp :hạn chế sói mòm,rửa trôi đất ,giữ ẩm cho đất,tăng hiệu quả kinh tế. Một số mô hình trồng xen:đậu tương xen mía ,đậu tương xen cafee ,đậu xanh xen ngô. +Đậu tương: Giống DT 26 :thời gian sinh trưởng 90-95 ngày ,năng suất từ 35-40 tạ /ha Giống DVN-5 DT.22-4 hình rễ quạt Một số giống đậu tương triển vọng G11,số 1 +Cây khoai lang: Giống DV1 vừa ăn lá vừa ăn củ ,thời gian sinh trưởng 110 ngày .Năng suất 30-32 tấn/ha Giống khoai lang trển vọng:KMT9, kMT7 +Cây môm sáp :năng suất 20 tấn/ha Giống SDK 350/10845:năng suất 20 tấn/ha,tuyển chọn từ năm 2005 trồng xen vườn cao su. +Cây rau: Giống ớt :9955-15:thời gian sinh trưởng 90 ngày .Năng suất 10-12 tấn /ha +Nghiên cứu hoa:lily ,lao kèn ,lay ơn . +Một số cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày Quy trình thân canh nâng cao năng suất vườn xoài Sử dụng phương pháp ghép chồi ,cắt cành sau thu hoạch để tạo quả năm sau. Trồng điều thâm canh :sử dụng đồng bộ các giải pháp về : Giống điều ghép cao sản Cân bằng dinh dưỡng khoáng Bảo vê thực vật +cỏ trồng trên nilon Chuẩn bị :lớp nilon mặt đáy ,lót nilon sâu 50-60cm kết hợp với tưới phun ,năng suất đạt 270 tấn /ha /năm. +Trồng sương rồng nopal Là nguồn rau xanh ,và là nguồn thức ăn cho dê ,cừu . +Cây dược liệu:sa nhân tím vùng DHNTB và Tây Nguyên. 5.Hợp tác quốc tế : Hợp tác với IRRI:về vấn đề thiếu hụt dinh dưỡng và bón kẽm cho lúa ,lúa ngập nước tại Bình Định vụ thu 2008 Hợp tác với ACIAR :cải tiến việc sử dung đất và nước cho cho sản suất cây trồng vùng DHVN.Nghiên cứu giải pháp kĩ thuật tưới nước cho điều ,xoài ở thời kì kinh doanh.Nghiên cứu ảnh hưởng của Biochar tới khả năng giữ ẩm của đất trồng điều +Định hướng nghiên cứu khoa học trong thời gian đến ở vùng DHNTB 1.chọn tạo và phát triển giống theo hướng năng suất ,chất lượng và chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường . 2.Thu thập ,bảo tồn và phat triển tài nguyên 6.Một số hình ảnh: Trung tâm giống thủy sản Bình Định (Ngày 19/03/2010) Trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến 1.Chức năng nhiệm vụ: nghiên cứu, thực nghiệm, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ thủy sản. Hiện nay sản xuất tôm sú giống, tôm thẻ chân trắng, cua xanh, ương chình bông bột thành giống. *Tôm sú và tôm thẻ chân trắng: Quy trình: tôm cái kích thích mới có trứng, 2 ngày đêm lột xác một lần. Cua xanh :Gồm 4 loài ,tỉnh Bình Định có 3 loài :Lửa ,Sen ,Xanh. Công nghệ:tiếp nhận công nghệ 2006 ,sản xuất cấp giống chất lượng cao cho tỉnh và các tỉnh khác. Đặc điểm sinh học:ăn động vật Tuyển chọn tôm bố mẹ:màu sắc tươi sáng ,trưng ở giai đoạn 5 ,200-500g ,gấp 10-12 ngày ,nở ra ấu trùng zoa,mỗi lần lột xác kích thước tăng 2 lần *Cá Chình: -Kích thước từ 0,2g trở lên ,ươm 8 tháng tăng 2-3g (giai đọan hương) hương lên giống mật đọ thưa hơn 200 con/m2. -Giai đoạn bột:thức ăn 1-2 tháng đầu ăn các loại động vật nổi,trùn chỉ. -Giai đoạn hương:trùn Quế và và các loại cá,Giống: khoảng 10g -Cá Chình chưa sinh sản nhân tạo được,là một loại dị hình giới tính.Sống ở nước ngọt và ra ngoài khơi sinh sản . -Nhiệt độ:thích hợp 24 trở lên -Ánh sánh:cường độ thích hợp 500-700. Khu trại chăn nuôi tập trung Nhơn Tân (21/03/2010) Khu Nhân Tân có diện tích 200 ha.Có 15 trang trại ,có 11 trang trại hoạt động . Mục đích:phát triển đàn bo sữa là chính ,bò thịt và heo. Tổng đàn bò sữa co 450 con ,rinami 350 con ,heo thịt có 1500 con . Bò sữa;tạo sưã phục vụ lợi ích cho con người ,lương sữa bình quân một ngày 10-12 lít ,sau khi vắt sữa 1-2 h phải đưa đến nhà máy sữa CÔNG TY CHÈ BÀU CẠN (ngày 23/3/2010) Năm 1927 chính thức trồng chè ,từ năm 1976 đến nay bắt đầu trồng và chế biến chè .Năm 1976 có 500 ha chè,cà phê có 300 ha. Kỉ thuật trồng chè:trồng hàng đơn từ 1,2-1,4m hàng cách hàng ,0,8m cây cách cây.Năng suất từ 4-4,5 tấn búp lá /ha .Sản lương chè khô từ 1500-2000 tấn/ha . Quá trình thu hái:bắt đàu từ tháng 5-11,cao điểm nhất là từ tháng 9-10,10-15 tấn /ngày. Đặc điểm sinh thái;độ cao phù hợp 500m so với mặt biển. Giá thành sản phẩm chè Bàu Cạn 48000đ. NUÔI ONG MẬT: Ong mật bắt đầu nuôi ở nước ta từ 1987. Riêng ở Gia Lai có 17000 đàn ong mật. Và sản lượng hàng năm là 2000-3000 tấn mật/năm. Giống được nuôi có nguồn gốc từ Ý ,Đức, Nga vì những giống này có tuyến mật phát triển. Sản phẩm của ngành nuôi ong mật là mật ong, sáp, sữa ong chúa và phấn hoa. Mật ong có nhiều màu khác nhau: vàng nhạt, vàng cánh dán. . . có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt và giàu năng lượng (1g mật cung cấp 3100-3500 kcal). Thành phần của mạt ong gồm:đường gluco-fructo(75,32%), đường saccaro(4,84%), mật hoa(1,07%), zechin, axit hữu cơ, muối khoáng và nước. Sáp ong dùng trong công nghiệp, y tế, nhuộm vải…gồm axit béo và hidrocacbon. Trong nuôi ong thi người nuôi ong dùng sáp để làm tổ ong bằng cách nấu lại sáp ong. Khi đó, ong chỉ lo lấy mật, không tốn thời gian để làm tổ. vì vậy mà giúp tăng sản lượng mật. Sữa ong chúa gồm protein, gluxit, lipit, muối khoáng và các nguyên tố vi lượng. Keo ong có gia trên thị trường là 50 usd/kg nhưng ở Việt Nam chưa khai thác. *một số hình ảnh: NÔNG TRƯỜNG IA SAO II: 1/ Cơ cấu tổ chức: Nông trường IA Sao II được thành lập ngày 10/6/1986 với tổng diện tích 1100 ha, trong đó trồng cà phê là 800 ha và 130 ha cao su. Hiện tại, nông trường có 452 lao động, bao gồm Ban Giám Đốc, phòng Tổ chức, phòng hành chính, phòng Tài vụ, 7 đội sản xuất( 6 đội trồng cà phê và 1 đội trồng cao su). Thuận lợi:nông trường nằm gần trung tâm thành phố, nông dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng cà phê. Bên cạnh đó nông trường cũng gặp phải một số khó khăn như diện tích nông trường trải dài nằm xen kẽ giữa các bản làng, cà phê đã qua thời kì sung mãn nhất độ phì nhiêu của đất kém vì trước đây nông trường là vành đai trắng. Năng suất năm 2008 là 14 tấn/ha, năm 2009 là 12,5 tấn/ha. 2/ Kỹ thật trồng: a/ đặc điểm sinh vật học: cà phê là cây có cành theo kiểu đối xứng, bao gồm 2 loại cành là cành vượt và cành ngang. Cành vượt mọc từ nách lá trên thân chính, không cho quả, không cho hoa gối vụ, có tính hướng quang. Cành ngang mọc từ chồi cành của cành vượt, cành này cho quả và thụ phấn theo lối thụ phấn chéo. Cà phê muốn ra hoa phải có thời gian khô hạn. Cây cà phê thích hợp với đất có độ mùn trên 3 %, mực nước ngầm không quá 1m, pH= 4-4,2, thích hợp với đất ở độ cao >1000m, nhiệt độ trung bình khoảng 28, lượng mưa tối thiểu 1500mm. b/kỹ thuật trồng: Mật độ khoảng 1333 cây/ha, cây cách cây là 3m. Chuẩn bị giống từ tháng 12 vì thời gian khô hạn ở Tây Nguyên bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 mà thời gian trồng thích hợp nhất là từ tháng 5 đến tháng 7. Chăm sóc ở giai đoạn xây dựng cơ bản: giai đoạn này tiến hành tỉa cành, hãm ngọn(tùy theo điều kiện chăm sóc và điêu kiện đất đai nhưng thường là khi cà phê cao được 1,2m là bắt đầu hãm ngọn), tạo hình( hãm ngọn của cành vòi voi). Chăm sóc ở giai đoạn kinh doanh: giai đoạn này cây đòi hỏi nhu cầu lớn về dinh dưỡng để ra hoa kết quả nên khâu chăm sóc ở giai đoạn này rất quan trọng. giai đoạn này tiến hành tạo hình cho cây(mỗi năm thực hiện công việc này 2 lần, lần 1 sau khi thu hoạch, lần 2 vào tháng 5-6), tưới nước(căn cứ vào điều kiện trồng và sự phân hóa mầm hoa mà có chế độ tưới thích hợp, thường là tưới vào trung tuần đến cuối tháng. Có nhiều cách tưới: tưới xả tràn 800m3 /ha, tưới phun mưa. Tưới lần hai sau lần một 15 ngày), bón phân(phân lân bón tất cả vào mùa mưa, còn phân còn lại chia làm 3 lần bón: lần 1 bón vào tháng 5 :40%N,30%K;bón lần 2 vào tháng 7: 30%N,40%K; lần 3 bón vào tháng 9: bón lượng còn lại. ngoài ra cần bón thêm các loại phân khác như phân vi sinh, phân rác , phân hữu cơ khoảng 20 tấn/ha/năm). Sâu bệnh: cà phê thường mắc phải bệnh ở rể do tuyến trùng (như thối rễ tơ, thối cổ rễ, gỉ sắt), bệnh khô cành, khô quả do thiếu dinh MỔ BÒ THỰC NGHIỆM Quan sát cấu tạo giải phẫu của bò đặc biệt là dạ cỏ,dạ tổ ong,lá sách TRẠM BẢO VỆ THỰC VẬT THỊ XÃ AN KHÊ: Tại đây, các thành viên trong lớp cùng đồng chí chi cục trưởng đã sôi nổi thảo luận về một số vấn đề cơ bản của công tác bảo vệ thực vật như chương trình IBM, 3 giảm 3 tăng, rau an toàn… IBM:là chương trình phòng trừ tổng hợp dịch hại trên rau màu mà mục đích cuối cùng là không sử dụng thuốc trừ sâu hoặc hạn chế sử dụng đến mức tối đa. Nguyên tắc của chương trình này là trồng cây khỏe, thường xuyên thăm đồng, bảo vệ thiên địch và nông dân trở thành chuyên gia. 3 giảm 3 tăng:đó là giảm giống, giảm phân đạm, giảm thuốc trừ sâu và tăng năng suất, tăng phẩm chất, tăng hiệu quả kinh tế. Rau an toàn: là rau đảm bảo các tiêu chuuaanr sau: Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhỏ hơn mức cho phép. Hàm lượng nitrat nhỏ hơn mức cho phép. Hàm lượng kim loại nặng nhỏ hơn mức cho phép. Hàm lượng vi sinh vật. Một số sâu bệnh hại trên rau: Họ thập tự: sâu tơ, sâu xanh da láng, sâu khoan, bệnh thối nhũn, thối cổ rễ.. Họ bầu bí: sâu vẽ bùa, bọ trĩ, bệnh héo rũ, thán thư, sương mai.. Họ cà: về cơ bản sâu bệnh giống họ bầu bí. Họ đậu: sâu đục quả, bệnh gỉ sắt, thán thư… CÁC KHÁI NIỆM TÔM TỐT VỀ NUÔI 1.MỤC TIÊU: - Nhằm giúp nuôi thủy sản giảm rủi ro ,sản phẩm không bị nhiễm bệnh hóa chất ,chất độc. -Nhằm tăng sản lượng và sản lượng sản phẩm nhưng đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm ,sức khỏe tôm cá ,bền vững môi trường và kinh tế xã hội . -Tăng sản lượng suất khẩu và nâng cao vị thé ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Sinh học cơ bản tôm sú Phân bố môi trường: Nhiệt đơí cạn nhiệt đới Nhiệt độ và độ mặn ảnh hương đến sự phân bố Thích nghi đọ mặn rông. Thích nghi nền đáy cát. Hình thái: Hai phần:bụng (7 đốt và đầu ngực 12 đốt). Cơ quan sinh dục: con đưc ở chân bơi một. con đưc ở chân bơi một. Con cái :chân ngực 4-5 Tập tính sống: Đơn độc nhưng lập đàn lúc di cư sinh vùi mình trong bùn lúc ban ngày. Vòng đời: Trứng-nauplii-zoea-mysis-post lavva. Sinh trưởng: Không liên tục Lớn lên nhờ lột xác. Khác nhau theo từng giai đoạn. Sinh sản: Tuổi thành thục khoảng 8-10 tháng Đến mùa lập đàn di cư giao phối và thành thục. TÔM GIAO VỸ-THÀNH THỤC-ĐẺ TRỨNG. Đẻ trứng: Âm thanh và ánh sáng ảnh hưởng đến đẻ trứng. Một tôm sú đẻ khoảng 500nghìn-1,5 triệu trứng/lần. Dinh dưỡng: Khac nhau theo giai đoạn. Ăn tạp và phát hiện mồi nhờ râu. Ban đêm vào 22h30-3.00h Thích nghi môi trường: tùy từng loài Các giai đoạn phát triển của tôm sú Giai đoạn 1: Nauplii (L1) Giai đoạn 2: Zoeal (L2) Giai đoạn 4: Post larva Giai loạn 3: Mysis (larva 3 Giai đoạn 5 trưởng thành: juvenile,  Tôm sú Chu kì sống của tôm sú -Các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm sú : giai đoạn đầu tiên từ trứng nở ra gọi là con nâu (nauplii) Nauplli: 6 giai đoạn: 36-51 giờ, các Nauplli bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ, lột vỏ 4 lần, mỗi lần khoảng 7 giờ, tự sống bằng noãn hoàng, không cần cho ăn N1: dài khoảng 0.40mm, dày 0.20mm N2: dài khoảng 0.45mm, dày 0.20mm N3: dài khoảng 0.49mm, dày 0.20mm N4: dài khoảng 0.55mm, dày 0.20mm N5: dài khoảng 0.61mm, dày 0.20mm Zoea: 3 giai đoạn: 105-120 giờ, các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 2 lần, mỗi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vất phiêu sinh. Z1: dài khoảng 1mm, dày 0.45mm, xuất hiện hai phần dầu và bụng rõ rệt. Z2: dài khoảng 1.9mm, xuất hiện mặt và chủy. Z3: dài khoảng 2.7mm, xuất hiện gai trên bụng. Mysis: 3 giai đoạn : 72 giờ, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước, đầu đi sau. M1: dài khoảng 3.4mm, có hình dạng của tôm trưởng thành, xuất hiện các cặp chân bụng, đuôi và quạt đuôi, các gai bụng thu nhỏ lại. M2: dài khoảng 4.0mm. M3: dài khoảng 4.4mm, chân bụng dài hơn, phân thành đốt nhỏ, xuất hiện răng trên chủy Juvenile: giai đoạn trưởng thành. Tuổi thành thục: tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái từ tháng thứ 8 trở đi. Xác định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh ở cơ quan sinh dục phụ. CẤU TẠO Nhìn từ bên ngoài, tôm gồm các bộ phận sau: - Chủy: dạng như lưỡi kiếm, cứng, có răng cưa. Với tôm sú, phía trên chủy có 7-8 răng và dưới chủy có 3 răng. - Mũi khứu giác và râu: cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm - 3 cặp chân hàm: lấy thức ăn và bơi lội - 5 cặp chân ngực: lấy thức ăn và bò - cặp chân bụng: bơi - Đuôi: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao hay xuống thấp. - Bộ phận sinh dục (nằm dưới bụng) Tôm sú con cái có kích thước to hơn con đực. Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài. Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực, bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2, lỗ sinh dục đực mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi. Con cái: Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm. PHÂN BỐ Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Racek - 1955, Holthuis và Rosa - 1965, Motoh - 1981, 1985) Nhìn chung, tôm sú phân bố từ kinh độ 30E đến 155E từ vĩ độ 35N tới 35S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaixia, Philippines và Việt Nam. Tôm bột (PL.), tôm giống (Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thánh di chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn. TẬP TÍNH ĂN -Tôm sú là loại ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn. Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thuỷ triều rút. Nuôi tôm sú trong ao, hoạt động bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối. Tôm bắt mồi bằng càng, sau đó đẩy thức ăn vào miệng để gặm, thời gian tiêu hoá 4-5 giờ trong dạ dày. mặ dù ăn tạp, nhưng tôm sú thường tha mồi đến vùng đáy sạch để ăn. Quá trình ăn hay cắn vỡ mồi, và ăn từng mảnh nhỏ. Đặc tính này tạo nên rất nhiều lượng thức ăn nhỏ lơ lửng nó không ăn được tải xuống hồ, cùng với phân tôm tải xuống hồ làm nước mau ô nhiễm lượng NH3, H2s... và phát sinh mầm bệnh. Để loại bỏ thức ăn thừa và vi thức ăn lơ lửng, chỉ có cách an toàn duy nhất là sử dụng men vi sinh phân huỷ các chất hữu cơ này LỘT XÁC Quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm. Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng. Khi quan sát tôm nuôi trong bể, hiện tượng lột xác xảy ra như sau: Lớp biểu bì giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực rút ra trước, theo sau là phần bụng và các phần phụ phía sau, rút ra khỏi lớp vỏ cứng, với động tác uốn cong mình toàn cơ thể. Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1-2 giờ với tôm nhỏ, 1-2 ngày đối với tôm lớn. Tôm sau khi mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống thay đổi đột ngột. Trong quá trình nuôi tôm, thông qua hiện tượng này, có thể điều chỉnh môi trường nuôi kịp thời. Hormone hạn chế sự lột xác lột xác (MIH, molt - inhibiting hormone) được tiết ra do các tế bào trong cơ quan của cuống mắt, truyền theo sợi trục tuyến xoang, chúng tích luỹ lại và chuyển vào trong máu, nhằm kiểm tra chặt chẽ sự lột xác. Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, điều này có ảnh hưởng tới tôm đang lột xác. THỨC ĂN CỦA ẤU TRÙNG Tên các loài Tảo (Manual on the Production and Use of Live Food for Aquaculture. FAO. M-44. ISBN 92-5-103934-8. 1996) xếp loại Chủng Ví dụ ứng dụng Bacillariophyceae Skeletonema PL, BL, BP Thalassiosira PL, BL, BP Phaeodactylum PL, BL, BP, ML, BS Chaetoceros PL, BL, BP, BS Cylindrotheca PL Bellerochea BP Actinocyclus BP Nitzchia BS Cyclotella BS Haptophyceae Isochrysis PL, BL, BP, ML, BS Pseudoisochrysis BL, BP, ML Dicrateria BP Chrysophyceae Monochrysis (Pavlova) BL, BP, BS, MR Prasinophyceae Tetraselmis (Platymonas) PL, BL, BP, AL, BS, MR Pyramimonas BL, BP Micromonas BP Cryptophyceae Chroomonas BP Cryptomonas BP Rhodomonas BL, BP Cryptophyceae Chlamydomonas Chlorococcum BL, BP, FZ, MR, BS BP Xanthophyceae Olisthodiscus BP Chlorophyceae Carteria BP Dunaliella BP, BS, MR Cyanophyceae Spirulina PL, BP, BS, MR PL, penaeid shrimp larvae; Ấu trùng tôm BL, bivalve mollusc larvae;- Ấu trùng loài 2 mảnh (sò...) ML, freshwater prawn larvae; ấu trùng tôm nước ngọt BP, bivalve mollusc postlarvae; các loại sò giống AL, abalone larvae; MR, marine rotifers (Brachionus); các phêu sinh vật nuôi tôm nhỏ BS, brine shrimp (Artemia);phiêu sinh vật nuôi tôm nhỏ Kỹ thuật nuôi tôm Kỹ thuật nuôi tôm *Địa điểm: Nơi xây dựng ao nuôi tôm sú phải theo đúng mức và yêu cầu Nguồn nước:vung ven biển có nguồn nước mặn,lợ,không bị nhiễm bẩn. Độ mặn:10-30% Độ trong:0,4-0,5 Độ cứng CaCO3:>80mg/l H2S:<0,02 mg/l NH3:<0,1mg/l Chất đất:Đất thịt hoặc thit pha cát,hoặc thịt pha mùn Mùa vụ và thời gian nuôi: Thời gian nuôi 1 vụ:3-4 tháng Số vụ nuôi trong năm:1-2 vụ Yêu cầu kĩ thuật đối với ao nuôi - Diện tích 0,5-1 ha - Hình dạng:hình vuông hoặc hình chữ nhật - Đáy ao:bằng phẵng,đươc đầm nén chặt độ dốc về phía công tiêu -Bờ ao:yêu cầu không rò rĩ,không sạt lở -Chiều cao:cao hơn mức nước lớn nhất trong ao 0,5 mm - Mặt rộng từ 2-2.5 m -Cống:2 cống -Độ sâu nước ao nuôi:1,5-2.0 m -Mương:có mương cấp và mương tiêu nước riêng biệt cho ao nuôi Chuẩn bị ao nuôi -Cải tạo ao cũ -Khử chua:bón vôi để khử độ chua của ao -Diệt tạp -Bón phân gây nuôi thức ăn tư nhiên cho tôm - Quản lí ao nuôi: Vệ sinh lưới chắn rác,lưới lọc nước,sàn ăn, cửa cống, quạt nước. Kiểm tra bờ ao,cống mương,ao nuôi hằng ngày. Bảo đảm lượng O2 hòa tan trong nước 5mg/l. + Định kì 10 ngày 1 lần lấy mẫu tôm nuôi(30 con/mẫu) để kiểm tra tôc độ sinh trưởng. Thả tôm giống: - Mật độ:từ 25-40 con/m2 - Quy cỡ giống thả:PL15-PL20 -Phương pháp thả: +Trước khi thả tôm phải tiếp tuc lấy nước đã xử lí qua lưới lọc vào ao để đạt mức nước ao 0,7-0,8m. +Thao tác thả tôm theo quy định tiêu chuẩn của ngành. *Thức ăn Sử dụng thức ăn có chất lượng cao,đạt yêu câu chất lượng theo tiêu chuẩn ngành *Giống Đạt yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn ngành Chăm sóc: Cho tôm ăn Rải đều khắp mặt ao .Mỗi lần cho ăn phải kiêm tra tình hình tôm sử dụng thức ăn để điều chỉnh thức ăn sao cho phù hợp MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TÔM SÚ 1 Bệnh thường gặp ở tháng nuôi đầu tiên: -Trên các ao theo dõi, có 4 nhóm bệnh xuất hiện trong giai đoạn này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và năng suất tôm nuôi. - Bệnh MBV: tôm nhiễm MBV ở các mức độ khác nhau với tần suất khá cao (>50% số ao). Tuy nhiên, nhìn chung tôm bị nhiễm MBV chỉ ở mức nhẹ và tập trung chủ yếu ở các ao cũ tại khu nuôi tập trung. - Bệnh đốm trắng bộc phát và gây thiệt hại toàn bộ cho ao nuôi ở ngay tháng nuôi thứ nhất, khi tôm 27-30 ngày tuổi. Tuy nhiên tần suất xuất hiện khá thấp (7,3%). Trong quần đàn tôm bị chết do bệnh đốm trắng có trường hợp ghi nhận tôm chết đi kèm với dấu hiệu nhiễm virus đầu vàng. - Bệnh nhiễm khuẩn: tôm bị nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nước ao và tôm bị phát sáng cũng được ghi nhận với tần suất xuất hiện khá thấp ( 50%, trong đó hầu hết các trường hợp đều đi kèm với mảng bám hoặc đóng rong. Có 4 trường hợp tôm bị nhiễm khuẩn và đỏ thân, các trường hợp này tôm đều nhiễm virus đốm trắng và bộc phát bệnh. - Bệnh hoại tử mắt: bệnh này làm cho tôm mất khả năng định vị phương hướng, chúng bơi lờ đờ sát mặt nước, không ăn được và chết. Bệnh xuất hiện ít, lẻ tẻ, số lượng tôm bị bệnh chỉ vài con. - Bệnh mềm vỏ: các trường hợp tôm bị mềm vỏ xảy ra ở tôm nuôi trong ao nước ngọt, độ kiềm và độ mặn rất thấp, tần suất xuất hiện khá thấp (<5%). - Bệnh đỏ thân kèm theo sự biến đổi bất thường của khối gan tụy đã được ghi nhận, tần suất xuất hiện khá thấp (<5%), các trường hợp này đều bị bộc phát bệnh đốm trắng một thời gian ngắn sau đó. 3. Bệnh thường gặp ở tháng nuôi thứ ba - Bệnh đóng rong: hầu hết các ao (95%) đều ghi nhận trường hợp có tôm bị mảng bám, một số nhỏ trường hợp tôm bị đóng rong và ký sinh trùng. Tuy nhiên số lượng tôm bị bệnh này không lớn, đa số chỉ xuất hiện rải rác tần suất xuất hiện khá nhỏ (<5%). - Bệnh nhiễm khuẩn: giai đoạn này bệnh nhiễm khuẩn nhìn chung tương đối phổ biến hơn và xuất hiện hầu như suốt thời gian trong tháng với cường độ nhiễm nặng, nhẹ khác nhau tùy thuộc nhiều vào điều kiện nước ao xấu hay tốt (chủ yếu là mức nhiễm bẩn hữu cơ). - Bệnh mềm vỏ: hầu như ở các ao theo dõi, trường hợp tôm bị bệnh mềm vỏ rất ít thấy trong giai đoạn này, nếu có chỉ là vài cá thể được phát hiện trong mỗi quần đàn, chủ yếu trong trường hợp tôm nhỏ hay yếu, ăn yếu, sức khỏe yếu dẫn đến vỏ mềm. - Bệnh MBV: ở hai tháng nuôi sau của vụ nuôi, MBV có thể nói là hầu như tác động không rõ ràng đến sức khỏe tôm nuôi. Số trường hợp ghi nhận có biểu hiện bệnh giảm rất nhiều, đồng thời số trường hợp nhiễm mầm bệnh cũng có xu hướng giảm rõ rệt so với 2 tháng nuôi đầu. - Bệnh đốm trắng: hội chứng đỏ thân đốm trắng và bệnh đốm trắng tiếp tục xảy ra đầu tháng nuôi thứ 3, ở độ tuổi 65-70 ngày, gây chết rất nhanh, dẫn đến thiệt hại toàn bộ ao nuôi, tuy nhiên tần suất xuất hiện bệnh không cao (9,7%). 4. Bệnh thường gặp ở tháng nuôi thứ tư - Bệnh đóng rong: nhìn chung giai đoạn này hầu hết các ao đều ghi nhận tôm có bị mảng bám kết hợp với nhiễm khuẩn, ngay cả những ao tôm bình thường, tuy nhiên số lượng cá thể rất ít. Trong điều kiện ao nuôi bị nhiễm bẩn hữu cơ khá nặng, tôm bị stress nhiều, tôm yếu và giảm khả năng tự làm sạch có thể là nguyên nhân chính gây bệnh. - Bệnh MBV: trong giai đoạn này MBV có thể nói là hầu như tác động không rõ ràng đến sức khỏe tôm nuôi. Số trường hợp ghi nhận là có biểu hiện bệnh giảm rất nhiều, đồng thời số trường hợp nhiễm mầm bệnh cũng có xu hướng giảm rõ rệt so với 2 tháng nuôi đầu. - Bệnh đốm trắng: nhìn chung ở các ao theo dõi, giai đoạn này tôm không chết do bộc phát bệnh đốm trắng, chỉ ghi nhận trường hợp tôm yếu và bị tấp mé với số lượng rất ít cá thể mang dấu hiệu bệnh đốm trắng. Ðể phòng bệnh một cách có hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, bà con nuôi tôm có thể tham khảo một số nguyên nhân chính sau đây dẫn đến bộc phát dịch bệnh trên tôm sú nuôi: 1. Yếu tố ngoại cảnh - Vùng đất có kết cấu và tính chất không phù hợp cho hệ thống ao nuôi. Các vùng đất nhiễm phèn nặng hay quá kiềm dẫn đến khó cải tạo ao gây nên tôm bị stress hoặc ở vùng chứa nhiều mùn bã hữu cơ làm ao bị thẩm lậu, rò rỉ. - Không đủ nước cấp cho hệ thống nuôi dẫn đến việc tiến hành mùa vụ bị trậm trễ, không đủ nước thay khi ao bị bẩn hay xử lý hóa chất cần thay nước. Hệ thống kênh thoát không tốt dẫn đến việc thoát nước không kịp thời, hay tồn đọng nước bẩn gây nhiễm bẩn cho khu nuôi. Ðối với các khu nuôi bán thâm canh và thâm canh tập trung, việc không có hệ thống xử lý nước thải tốt là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến nhiễm bẩn hữu cơ nghiêm trọng cho vùng nuôi chỉ trong vòng 2-5 năm. - Không ngăn chặn sinh vật mang mầm bệnh (trong đó tôm hoang dã, giáp xác nhỏ, phù du sinh vật, ấu trùng, côn trùng) xâm nhập dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh, nhất là bệnh truyền nhiễm (đốm trắng, đầu vàng) tăng lên. 2. Yếu tố kỹ thuật Ðây là khâu quan trọng, nếu thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý ao, góp phần rất lớn cho vụ nuôi thành công. Các trở ngại thường gặp là: - Thiếu hệ thống thiết bị công trình phụ trợ phù hợp nhằm đảm bảo các điều kiện môi trường tối ưu cho tôm nuôi. - Không gây màu nước đạt yêu cầu (thường gặp ở các ao nuôi thâm canh hiện nay) dẫn đến tôm thiếu thức ăn tự nhiên trong giai đoạn đầu vụ nuôi. Ðây được xem là yếu tố rất quan trọng để tôm nuôi phát triển tốt trong giai đoạn tiếp theo. - Quản lý chất lượng nuớc ao: lượng ôxy hòa tan thấp, NH3 cao, dao động pH, nhiệt độ vượt khoảng cho phép...tất cả những yếu tố này đều tác động xấu đến sức khỏe tôm nuôi, tạo cơ hội cho mầm bệnh tấn công. - Quản lý thức ăn không hợp lý gây ô nhiễm, làm tôm bị mềm vỏ, chậm lớn hoặc mang mầm bệnh. - Quản lý sức khỏe tôm nuôi: quan sát và ghi nhận dấu hiệu, động thái và biểu hiện bên ngoài của tôm, kiểm tra sự xuất hiện các mầm bệnh nguy hiểm trên tôm (đốm trắng, đầu vàng) để từ đó có thể đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời. 3. Chất lượng con giống Ðây là yếu tố đầu vào quan trọng, quyết định sự thành bại của vụ nuôi. - Con giống kém chất lượng nên khả năng chống chọi với các stress môi trường và sức đề kháng với các mầm bệnh kém, dẫn đến vụ nuôi thất bại. - Xác định tính cộng hưởng của virus đốm trắng và các nhóm mầm bệnh khác. - Con giống mang mầm bệnh, đặc biệt là các mầm bệnh virus nguy hiểm như đốm trắng, đầu vàng hầu hết đều làm cho vụ nuôi bị thất bại. Ðồng thời cũng có ảnh hưởng lớn trong việc lây lan các mầm bệnh nguy hiểm cho ao nuôi và vùng nuôi ở các vụ nuôi sau. - Dịch bệnh đốm trắng sẽ bùng nổ không quá 10 ngày sau khi ghi nhận sự xuất hiện mầm bệnh trên tôm nuôi dưới tác động của một số yếu tố làm tăng tính mẫn cảm của virus này. Các yếu tố khác như sự ổn định của môi trường ao nuôi góp phần quan tọng trong việc kéo dài thời gian tiềm ẩn của virus đốm trắng. 4. Các yếu tố khác - Tiêu chuẩn hóa đối với các hệ thống công trình (hệ thống kênh mương, hệ thống ao nuôi, ao lắng, ao xử lý nước thải), các công trình hạ tầng phục vụ cho các khu vực nuôi bán thâm canh, thâm canh tập trung. - Hoạt động khuyến ngư và định kỳ tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật nuôi. - Ðề ra các giải pháp, các quy định bảo vệ cho cộng đồng khu vực nuôi khi có dịch bệnh xảy ra như: biển báo ao có tôm bị bệnh, thông báo việc thải nước từ các ao có tôm bị bệnh. - Xây dựng các khuyến cáo về tính mùa vụ cho người nuôi tôm. THU HOẠCH Thu hoạch: Phương Kiểm tra tôm trước khi thu hoạch.Nếu tôm đạt kích cỡ quy định bình quân lớn hơn 25g /1con thì thu hoạch. thúc thu hoạch: Nếu kiểm tra kích cỡ đồng đều ,có thể tiến hành thu toàn bộ tôm trong ao. Khi tôm trong ao có kích cơ không đồng đều,hoăc giá tôm trên thi trường đang tăng,có thể tiến hành thu tỉa những cá thể lớn,hoặc thhu một phần khối lương tôm trên ao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_tt_2010_3949.doc
Luận văn liên quan