Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống hoa cúc bất tử với điều kiện khí hậu miền Bắc

Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống hoa cúc bất tử với điều kiện khí hậu miền Bắc”. 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Nội dung nghiên cứu Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÂY HOA CÚC BẤT TỬ 2.1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại của cây hoa cúc bất tử 2.1.1.1. Nguồn gốc 2.1.1.2. Vị trí phân loại của cây cúc bất tử 2.1.2. Đặc điểm thực vật học và nông học của cây hoa cúc bất tử 2.1.2.1. Đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc bất tử 2.1.2.2. Đặc điểm nông học của cây hoa cúc 2.1.2.3. Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của cây hoa cúc 2.1.4. Tình hình sản xuất và phát triển hoa cúc trên thế giới và Việt Nam 2.1.4.2. Tình hình sản xuất và phát triển hoa cúc ở Việt Nam 2.2. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HOA CÚC 2.2.1. Khái quát về một số yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc 2.2.1.1. Nhiệt độ 2.2.1.2. Ánh sáng 2.2.1.3. Ẩm độ 2.2.1.4. Dinh dưỡng 2.2.2. Khái quát về các kỹ thuật gieo trồng cây hoa cúc 2.2.2.1. Thời vụ trồng 2.2.2.2. Làm đất 2.2.2.3. Bón phân 2.2.3.5. Kỹ thuật chăm sóc cây hoa cúc Phần 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi và cách sử lý số liệu 3.2.2.1. Các chỉ tiêu theo dõi 3.2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Phần 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

doc39 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5505 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống hoa cúc bất tử với điều kiện khí hậu miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cúc nói chung và cúc bất tử nói riêng đã được trồng thành các vùng chuyên canh. Hiện nay, Đà Lạt có diện tích trồng hoa cúc lên tới trên 5.000ha; Hà Nội đã hình thành những vùng trồng cúc chuyên canh như xã Tây Tựu (Từ Liêm) diện tích xấp xỉ 200ha, quận Tây Hồ diện tích 70ha…, đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng (Nguyễn Quang Thạch, 2002; Hiện nay cả trên thế giới và tại Việt Nam có rất ít tài liệu nói về nguồn gốc, đặc điểm thực vật học cũng như kỹ thuật chăm sóc, trồng cây hoa cúc bất tử. Tài liệu tôi thu nhận được về loài hoa này chủ yếu là trên một số Website tin cậy của nước ta. Theo thông tin tại Website thì cây hoa cúc bất tử có nguồn gốc ở Autralia, được gây trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc và vùng núi cao miền Nam. 2.1.1.2. Vị trí phân loại của cây cúc bất tử Cây cúc bất tử thuộc: Giới : Plantae Ngành : Hạt kín - Angiospermatophyta (Magnoliophyta) Lớp : 2 lá mầm - Dicotyledoneae (Magnoliopsida) Phân lớp : Hoa cúc - Asteridae Bộ : Cúc - Asteraleae Họ : Cúc - Asteraceae (Compositae) Chi : Helichrysum Loài : H.brateatum ( Họ Cúc Asteraceae là một trong những họ lớn nhất của Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta), thực vật hạt kín (Angniospermatophyta) (Takhtajan, A.L., (1987). Qua hai cuộc hội thảo quốc tế về họ Asteraceae năm 1967 và 1994 mang tên “Sinh học và hóa học của họ cúc” đã có sự thống nhất tương đối về hệ thống học của họ Asteraceae. Họ Cúc trên thế giới xếp trong 2 phân họ, 13 tông (Kere Bremer, (1994), Việt Nam có 2 phân họ và 12 tông, nhưng hiện tại chia làm 17 tông. Họ Cúc có khoảng 1.550 chi với 23.000 loài (Takhtajan, A.L., 1987, Lê Kim Biên, 2007, Nguyễn Nghĩa Thìn, năm). Tuy nhiên có rất nhiều số liệu khác nhau về số lượng loài hoa cúc. Theo GS.TS. Khoa học Nguyễn Nghĩa Thìn thì họ cúc có 2.500 loài và 1.100 chi (Nguyễn Nghĩa Thìn) . Theo Trần Lan Phương và cộng sự, hoa cúc có hơn 3.000 loài với kích thước, màu sắc khác nhau (Trần Lan Hương – 2006). Nghiên cứu của Anderson (1987), Langton (1989) cho biết trên thế giới có hơn 7.000 giống cúc đã đưa vào sử dụng với sự đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc (Anderson, N.O (1987), Langton, F.A (1989). Tính riêng chi Helichrysum ước tính bao gồm một 600 loài, nguồn gốc từ châu Phi (với 244 loài ở Nam Phi), Madagascar, Úc và Âu Á. Các loài của chi này có thể là cây một năm, cây lâu năm thân thảo hoặc cây bụi, chiều cao cây đạt khoảng từ 60 - 90 cm. Một vài loài được trồng làm cây cảnh, và cho hoa khô. Helichrysum bracteatum là cây bản địa lâu năm ở Úc, nó phát triển ở tất cả các vùng trên đất nước này. Helichrysum là một loài hoa nổi tiếng biểu tượng của thành phố Baguio, Philippines ( Theo Hilllard (1983) thì sự phân loại chi này không đồng nhất. Ông cho rằng chi này là một chi lớn bao gồm 30 nhóm hình thái khác nhau. Nhưng chi này vẫn đang gây tranh cãi và được xem như là một chi nhân tạo. Một số loài có nguồn gốc từ Australia, chẳng hạn như H. acuminatum và H. bracteatum, đã được phân loại lại trong chi Xerochrysum năm 1991, như X. subundulatum và X. bracteatum . Năm 1989, loài lệch của Helichrysum được phân loại lại trong Syncarpha. Năm 2004, A. Miller xác định các loài có khả năng chưa được công bố nhưng có mặt trong danh sách đỏ IUCN, nằm trong phạm vi giới hạn của họ Yemen. Các họ được phân chia như sau: Helichrysum sp. nov. A - môi trường sống tự nhiên của loài này là các khu vực núi đá. Nó nằm trong trong tình trạng "cần được bảo tồn" của IUCN. Helichrysum sp. nov. B - môi trường sống tự nhiên của loài là cận nhiệt đới hay nhiệt đới khô, cây bụi và các khu vực núi đá. Nó nằm trong tình trạng "cần được bảo tồn". Helichrysum sp. nov. C - môi trường sống tự nhiên của loài là các khu vực núi đá. Nó bị đe dọa bởi mất môi trường sống như hiện nay. Nó đang nằm trong tình trạng "nguy cấp". Helichrysum sp. nov. D - môi trường sống tự nhiên của loài là các khu vực núi đá. Nó nằm trong tình trạng "nguy cấp". Helichrysum sp. nov. E - môi trường sống tự nhiên của loài là các khu vực núi đá. Nó đang nằm trong tình trạng "cần được bảo tồn". 2.1.2. Đặc điểm thực vật học và nông học của cây hoa cúc bất tử 2.1.2.1. Đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc bất tử Theo thông tin tại Website thì cây hoa cúc bất tử về cơ bản có những đặc điểm thực vật học như sau: - Rễ: rễ là cơ quan sinh sản dưới mặt đất, có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng và nước cho cây, giữ cho cây không đổ. Cây trồng chủ yếu bằng hạt, ươm gieo như các loại hoa cúc một năm khác. Hiện nay các nhà ươm tạo ra được nhiều chủng có cụm hoa màu sắc hoa khác nhau, nếu trồng xen kẽ nhau hay xếp chúng vào một bó, cắm lọ rất đẹp. - Thân: Cây thuộc loại thân cỏ, nhỏ, cứng, sống hàng năm, vươn cao, đôi khi phân nhánh, thẳng đứng nhẵn. Kích thước thân cao hay thấp, to hay nhỏ, sự phân cành mạnh hay yếu phụ thuộc vào giống. - Lá: Hoa bất tử có ít lá, dáng thon nhỏ dài, đầu lá nhọn, lá ngắn dần khi tới gần ngọn cây. Lá không cuống, dạng thuôn hình giáo, thu hẹp ở gốc. Mầu sắc xanh nhạt hay đậm phụ thuộc vào giống, trong một chu kì sinh trưởng cây hoa cúc bất tử có từ 30 - 50 lá trên thân. - Hoa: Cụm hoa hình đầu ở đỉnh thân, cành, đường kính 3 - 6cm, ngoài có nhiều lá bắc dạng vảy, cứng, khi khô không héo và giữ được màu sắc (vàng, hồng, tím, trắng, đỏ,...) bền. Hoa bên trong hoàn toàn hình ống màu vàng nhạt hay hơi hồng. Hoa nở từng bông ở đầu cành và đầu các nhánh phụ phía dưới. Màu chính của hoa là màu vàng tươi. Nhưng ngày nay hoa cúc bất tử được người ta tạo cho nhiều màu sắc: cam đỏ, cam đậm, cam tươi, hồng, trắng... Hoa có nhiều lớp cánh, vẻ đẹp sắc sảo. Đầu cánh hoa nhọn, cong lên, thường sậm màu. Phần cánh sát nhụy đổi màu nhạt hơn, bao quanh khoanh nhụy vàng khá lớn, thu hút ong bướm. Khi hoa mãn khai, những cánh hoa xòe nở dang ngang, đám nhụy sậm màu, ngả sắc nâu. Cánh hoa bất tử trơn nhẵn, cứng láng bóng. Đặc biệt hoa không tàn phai. Phơi khô, hoa vẫn giữ được nguyên hình dáng, màu sắc ban đầu ( 2.1.2.2. Đặc điểm nông học của cây hoa cúc Hoa cúc có nguồn gốc ôn đới nên đa số ưa khí hậu mát mẻ. Ở Việt Nam cúc được trồng chủ yếu vào mùa thu, nhiệt độ thích hợp dao động từ 15 - 20oC, bên cạnh đó có một số giống chịu nhiệt 30 - 35oC. Cúc bất tử được xếp vào loại cây ngắn ngày, ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân hóa mầm hoa và sự nở hoa. Ngày dài có ảnh hưởng đến sự ra hoa của cúc. Nắm được đặc điểm trên khi trồng hoa cúc có thể che lưới để giảm bớt cường độ nóng cho cúc sinh trưởng tốt. Cúc là cây trồng cạn, không chịu được úng nhưng đồng thời có sinh khối lớn, bộ lá to, do vậy cũng chịu hạn kém. Độ ẩm đất từ 60 - 70%, độ ẩm không khí 55 - 65% thuận lợi cho cúc sinh trưởng. Ngoài ra đất và dinh dưỡng cũng là những yếu tố quan trọng cho sự sinh trưởng của cúc. Đất cung cấp nước, dinh dưỡng, không khí cho cây, đất trồng phải cao ráo, thoáng, không ngập úng. Ngoài ra, các loại phân như đạm, lân, kali cũng cần cho sự sinh trưởng, phát triển, hình thành nụ và hoa. Bên cạnh đó các phân vi lượng và canxi không thể thiếu được cho bộ rễ, cũng như quá trình phát triển của cây (Nguyễn Quang Thạch, 2002). 2.1.2.3. Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của cây hoa cúc Hoa cúc có giá trị trang trí, trồng làm cảnh, theo những nền văn hóa khác nhau cũng có những cách sử dụng rất khác nhau, điều đó khiến cho hoa cúc ngày càng được ưa chuộng hơn trong cuộc sống. Ở một số nước châu Âu (Pháp, Ba Lan, Croatia….) hoa cúc trắng được sử dụng trong những đám tang, nhưng ở một số nước khác nó đại diện cho sự trung thực. Ở Chicago (Mỹ) năm 1961, hoa cúc chính thức được coi là hoa của thành phố. Ở Trung Quốc có một số loài hoa cúc được sử dụng như là một loại trà, thậm chí cúc được sử dụng làm thuốc trừ sâu thân thiện với môi trường… Ở Mỹ thường được coi là sự tích cực…. người Nhật Bản thường coi cúc là một người bạn tâm tình và có một “lễ hội của hạnh phúc” là để kỷ niệm hoa… Ở Việt Nam hoa cúc có mặt trong các vườn hoa, công viên, trong phòng khách, bàn làm việc, trong lễ thăm viếng (Nguyễn Quang Thạch 2002), Không chỉ làm cảnh, theo Lê Kim Biên (2007) thì họ cúc có 374 loài trong đó có tới 181 loài đã biết giá trị sử dụng chiếm gần 50% số loài: - Làm thuốc: cây hoang dại 85%, 16 loài trồng. - Làm cảnh: 30 loài (toàn bộ là nhập nội có nguồn gốc nước ngoài) - Rau ăn: 31 loài tự nhiên, 4 loài trồng. - Thuốc trừ sâu: 3 loài (không gây độc). - Phân xanh: 1 loài, cúc quỳ ở Mỹ được sử dụng phủ đất trống bạc mầu. - Chất béo và tinh dầu: 12 loài, đặc biệt phải kể đến cây thanh hao. Cây thanh hao hay còn gọi là cây thanh hao hoa vàng có tên khoa học là Artemisia annua L. có tác dụng chữa sốt rét , có chứa chất Artemisinin một loại tinh dầu quý mà không tìm thấy ở những cây cùng loại trong họ cúc. Riêng với chi Chrysanthemum có cúc Đại đóa: với nhiều loài, hoa có màu sắc khác nhau: vàng, trắng, đỏ tía, tím. Bông lớn, dáng đẹp, hoa nở nhiều vào dịp tết, nhưng gần đây một số loài trồng gần như quanh năm, phục vụ nhu cầu trang trí vào những ngày lễ. Một số loài khác của chi Chrysanthemum như cúc vàng hay kim cúc (C. indicum L.) có bông nhỏ hơn, dùng để pha chè, ngâm rượu, cũng trồng làm cảnh; cúc trắng hay bạch cúc (C. morfolium ramat) còn dùng để pha chè, ngâm rượu, hoặc làm thuốc chữa nhức đầu, đau mắt; rau cải cúc (C. coronarium L.) thường trồng làm rau ăn (Hoàng Thị Sản, 2006). Ngoài việc phục vụ cho những nhu cầu trên, hoa cúc đồng thời cũng là nguồn lợi kinh tế quan trọng. Kim ngạch xuất khẩu hoa cúc nói chung quý 3 năm 2008 của Việt Nam đạt tới hơn 1,4 triệu USD ( Trong những tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hoa các loại sang thị trường Nhật Bản đạt khá cao. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hoa tươi, hoa khô và các loại lá trong tháng 3/2009 đạt hơn 1 triệu USD, tăng 36% so với tháng trước và tăng tới 54,1% so với cùng kỳ năm 2008. Tính chung 3 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hoa các loại đạt hơn 2,3 triệu USD, tăng 35% so với cùng kỳ 2008. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hoa Cúc trong tháng 3/2009 đạt cao nhất với 672,7 nghìn USD; tiếp đến là hoa Cẩm chướng với kim ngạch đạt 140,8 nghìn USD; hoa Hồng đạt 74,6 nghìn USD và Lan Hồ Điệp là 29,7 nghìn USD ( Xuất khẩu hoa các loại tiếp tục tăng cao trong 10 tháng năm 2010 với kim ngạch đạt 11,5 triệu USD, tăng 37,9%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hoa cúc các loại đạt cao nhất với 7 triệu USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ 2009 ( Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt (Công ty Rừng hoa Đà Lạt), đang xúc tiến kế hoạch xuất khẩu hoa cúc cắt cành sang Nhật Bản trong năm 2010. Đây là lượng hoa của Liên minh sản xuất hoa cúc - gồm Công ty Rừng hoa Đà Lạt và 41 hộ trồng hoa cúc ở địa phương - hợp tác sản xuất trong khuôn khổ dự án cạnh tranh nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ với tổng vốn trên 5,4 tỉ đồng trong thời gian 18 tháng. Hiện liên minh này có khoảng 10ha chuyên sản xuất hoa cúc ở Đà Lạt và dự kiến bước đầu xuất khẩu khoảng 40.000 cành hoa cúc/tuần ( Đáng chú ý, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm hoa khô trang trí tại thị trường Nhật Bản đang tăng lên rất mạnh, đạt 551,6 nghìn USD, tăng 49,4 lần. Giá trung bình xuất khẩu hoa khô trang trí cũng tăng cao so với cùng kỳ, hiện ở mức 0,56 USD/cành, tăng 40,8%. Hiện nay, người tiêu dùng Nhật Bản đang có xu hướng thích chơi hoa khô vì vẻ đẹp và hiệu quả sử dụng rất cao. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu hoa trong nước đáp ứng nhu cầu của thị trường khó tính này. Hiện mỗi bông hoa hồng khô xuất khẩu sang Nhật có giá khoảng 1 USD, gấp 10-12 lần so với xuất hoa tươi. Mỗi lẵng, giỏ hoa hoàn chỉnh có giá từ 80 đến 600 nghìn đồng, thậm chí từ 1-2 triệu đồng nếu thực hiện theo đơn đặt hàng (www.rauhoaquavietnam.vn). Thực tế cho thấy việc sản xuất kinh doanh hoa cúc cho phép người trồng hoa thu được nhiều lợi nhuận trên mỗi đồng vốn đầu tư. Số liệu điều tra về tình hình phát triển hoa của Hà Nội những năm gần đây cho thấy tỷ lệ diện tích trồng hoa cúc các loại ngày càng tăng lên không ngừng qua các năm chiếm khoảng 42,8%, trong khi hoa hồng 29,8%, hoa đào 12,5% và các hoa khác 15,3%. Trên một sào đất trồng cây hoa cúc với mật độ trung bình 40 - 45 cây/m2 có thể thu thập từ 3,0 - 4,0 triệu đồng, kể cả chi phí chăm sóc cho đất, chăm sóc, vật tư ban đầu, mất 1,5 - 2,0 triệu đồng tiền vốn. Trong khi đó với cây lúa thu nhập trên một sào đạt 300 - 400 nghìn đồng. Giá bán hoa cúc dao động từ 500 - 1.500 đồng/bông. Giá bán ở một số nước như Australia 15.000 - 21.000 đồng/bông, Hà Lan 8.000 - 12.000 đồng/bông, Nhật Bản 7.000 - 10.000 đồng/bông. Vì vậy, nếu xuất khẩu được thì hiệu quả trồng hoa cúc có cơ hội phát triển hơn nữa (Nguyễn Quang Thạch, 2002). Hiện nay cả trên thế giới và Việt Nam đều chưa có tài liệu nào nói về giá trị sử dụng cũng như giá trị kinh tế của cây hoa cúc bất tử. Hoa cúc bất tử có những đặc điểm rất thích hợp với mục đích sử dụng hoa khô. Như trên đã trình bày, hiện nay hoa khô rất được ưa chuộng ở các thị trường lớn như Nhật Bản, vì vậy nếu nước ta có những chính sách đầu tư , phát triển hợp lý loài hoa này và xuất khẩu được sang các thị trường nước ngoài thì hiệu quả của chúng là rất lớn. Tuy nhiên ở Việt Nam, loài hoa này mới chỉ được trồng phổ biến ở Đà Lạt với mục đích phục vụ khách thăm quan và du lịch, song với tình hình sản xuất và phát triển hoa cúc bất tử như hiện nay loài hoa này có tiềm năng phát triển mạnh trên thị trường trong và ngoài nước. 2.1.4. Tình hình sản xuất và phát triển hoa cúc trên thế giới và Việt Nam Với sự đa dạng về chủng loại, hình thái, mầu sắc, hương thơm lâu tàn, dễ dàng bảo quản, vận chuyển tiêu thụ hoa cúc là một mặt hàng đặc biệt hấp dẫn các nhà sản xuất kinh doanh hoa. Đồng thời việc nghiên cứu cũng rất được quan tâm nhằm tạo được nhiều giống mới phục vụ cho nhu cầu của con người cũng như nghiên cứu phục vụ cho mục đích thương mại và y học. 2.1.4.1. Tình hình sản xuất và phát triển hoa cúc trên thế giới Tuy cây hoa cúc có nguồn gốc từ lâu đời nhưng đến năm 1688 Jacob Layn người Hà Lan mới trồng, phát triển mang tính thương mại trên đất nước của ông và đến tận thế kỷ XX nó mới có ý nghĩa thương mại trên thế giới. Những năm 1961 - 1970 cúc được trồng rất nhiều và là cây hoa quan trọng nhất đối với Trung Quốc, Nhật Bản và là cây quan trọng đứng thứ hai sau hoa hồng ở Hà Lan. Hàng năm kim ngạch giao lưu buôn bán về hoa cúc trên thế giới ước đạt tới 1,5 tỉ USD (Nguyễn Quang Thạch, 2002). Một số nước nhập và xuất khẩu hoa cúc trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp, Đức, Nga, Mỹ, Xingapore, Isaren… Trong đó dẫn đầu là Hà Lan phục vụ cho thị trường tiêu thụ rộng lớn gồm 80 nước trên thế giới với diện tích trồng cúc chiếm tới 30% tổng diện tích trồng hoa tươi. Bốn nước sản xuất chính là Hà Lan 80 triệu cành cúc mỗi năm, Colombia 600 triệu cành cúc mỗi năm, tiếp theo là Ý 500 triệu cành, và Mỹ 300 triệu cành (Nguyễn Quang Thạch, 2002). Năm 1982, Hà Lan đã sản xuất 3.119.000 cây cúc từ nuôi cấy trong ống nghiệm đến năm 1986 con số này đã tăng tới 73.650.000 cây. Công nhệ nhân giống tiên tiến này đã trở thành nền tảng cho ngành sản xuất hoa và cây cảnh của Hà Lan cũng như các nước sản xuất hoa trên thế giới. Bằng phương pháp này, người ta đã sản xuất được một lượng lớn cây giống khỏe, sạch bệnh và hoàn toàn đồng nhất về mặt di truyền. Ở châu Á, Nhật Bản đang là nước dẫn đầu về sản xuất hoa cúc, mỗi năm Nhật Bản sản xuất được khoảng 200 triệu cành phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu (Yahe.H and Y.Tsukamoto (1985). Bên cạnh đó ước tính năm 2007, sản lượng hoa cúc ở Trung Quốc có thể lên đến 35 triệu bông. Diện tích trồng cúc phát triển ở hơn 1.000mu (đơn vị diện tích ở Trung Quốc, 1mu = 1/15 ha). Ngoài ra phải kể đến Thái Lan, cúc trồng quanh năm với sản lượng cành cắt/năm là 50.841.500 cành. 2.1.4.2. Tình hình sản xuất và phát triển hoa cúc ở Việt Nam Ở nước ta hiện nay hoa cúc có mặt ở khắp mọi nơi từ vùng núi cao đến đồng bằng, từ nông thôn đến thành thị. Xét về chủng loại, trước những năm 1997 diện tích trồng hoa hồng nhiều nhất (31%) nhưng từ năm 1998 trở lại đây với trên 15.000ha trồng hoa cúc trên cả nước, diện tích trồng hoa cúc đã vượt lên (chiếm 42% trong đó hồng chỉ còn 29,4%). Hiện nay hoa cúc là loại hoa có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hoa cây cảnh của cả nước ( Những vùng sản xuất chính có thể kể đến: Đà Lạt, Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó Đà Lạt là nơi lý tưởng cho việc sinh trưởng và phát triển hầu hết các loại hoa cúc, diện tích trồng cúc nói chung trên 5.000ha chiếm 25 - 30% diện tích trồng hoa vùng này. Hoa cúc của Đà Lạt không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang Trung Quốc. Tháng 6 năm 2008, Hiệp hội hoa Đà Lạt đã cử một đoàn thanh niên của Hiệp hội đi thăm quan việc trồng và xuất khẩu hoa cúc ở cao nguyên Cameron - Malaysia. Đoàn thăm quan nhận thấy rằng với những điều kiện tự nhiên như độ cao, khí hậu và đầu tư cơ sở kỹ thuật của bạn tương lai như Đà Lạt, họ đã sản xuất hoa cúc có chất lượng cao để xuất khẩu. Với diện tích canh tác 40ha trong năm 2006, họ xuất khẩu được 300 triệu cành hoa cúc các loại, trong đó 100 triệu cành xuất khẩu sang thị trường khó tính là Nhật Bản ( Bên cạnh đó, với địa hình đồi núi cao, chia cắt mạnh đã tạo nên những tiểu vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới, hoa là cây trồng đang trở thành ưu thế trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Lào Cai, đặc biệt là những loại hoa ôn đới có giá trị kinh tế cao như hoa cúc. Lào Cai có 97,5ha hoa các loại, đạt giá trị 16.033 triệu đồng, riêng hoa cúc các loại chiếm 5,1ha diện tích trồng và sản lượng đạt 1,53 triệu bông trồng tập trung tại thị xã Lào Cai và huyện Bảo Thắng ( Ngoài ra phải kể đến vùng Trung du và miền núi phía Bắc, trong tổng diện tích gần 136ha trồng hoa, diện tích trồng hoa cúc lớn thứ hai với 14,5ha với sản lượng 5 triệu cành/năm ( Theo chương trình phát triển sản xuất hoa của Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến năm 2010, Việt Nam sẽ xuất khẩu 1 tỷ cành hoa các loại trong đó hoa hồng, cúc và phong lan chiếm 85%. Theo chương trình này diện tích trồng hoa của cả nước sẽ đạt 8.000ha cho sản lượng 4,5 triệu cành. Doanh thu từ xuất khẩu hoa đạt 60 triệu USD. Trong đó ngoài Đà Lạt, Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Thái Bình….. Hà Nội sẽ là một trong những vùng tập trung trồng hoa chính với xã Tây Tựu dự kiến mở rộng diện tích lên 500ha trở thành làng hoa thay thế cho những vùng trồng hoa truyền thống đang bị đô thị hóa như Ngọc Hà, Nhật Tân ( Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là vùng trồng hoa mà còn là thị trường tiêu thụ hoa lớn của Việt Nam, nhu cầu hoa cắt trong ngày từ 25.000 - 30.000 cành. Hiện nay thành phố vẫn phải nhập những loại hoa cắt, trong đó có cúc chùm từ Hà Lan, Đài Loan, Singapore… đặc biệt là các loại cúc đơn từ Hà Nội vào với giá từ 400 - 600 đồng/cành (Nguyễn Quang Thạch, 2002). Để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ hoa trong nước cũng như trên thế giới đòi hỏi các nhà sản xuất hoa của Việt Nam phải có kế hoạch đầu tư và phát triển một cách thích hợp, đặc biệt là trong công tác chọn tạo giống và nhân giống… công nghệ đóng gói bảo quản để nâng cao năng xuất chất lượng hoa. Hiện nay cả trên thế giới và Việt Nam đều chưa có tài liệu nào nói về tình hình sản xuất và phát triển hoa cúc bất tử do loài hoa này hiện nay vẫn chỉ dùng ở mức độ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa được đầu tư thích hợp và mới chỉ được trồng chủ yếu ở Đà Lạt. Đây cũng là vấn đề khó khăn mà chúng tôi gặp phải khi nghiên cứu đề tài này. 2.2. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HOA CÚC 2.2.1. Khái quát về một số yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc Theo Nguyễn Xuân Linh và cs (2005) về cơ bản cây hoa cúc có một số về yêu cầu ngoại cảnh như sau: 2.2.1.1. Nhiệt độ Cây hoa cúc có nguồn gốc ôn đới, nên ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt dộ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển là từ 15 - 20oC, cúc có thể chịu được nhiệt độ từ 10 - 35oC, nhưng nhiệt độ trên 35oC và dưới 10oC sẽ làm cho cúc sinh trưởng phát triển kém. Ở thời kì cây con cúc yêu cầu nhiệt độ cao hơn. Đặc biệt trong thời kì ra hoa, đảm bảo cho cúc nhiệt độ cần thiết thì hoa sẽ to và đẹp. Ban ngày cây cần nhiệt độ cao để quang hợp, còn ban đêm nếu nhiệt độ cao sẽ thúc đẩy quá trình hô hấp làm tiêu hao chất dự trữ trong cây. 2.2.1.2. Ánh sáng Cúc là loại cây ngắn ngày, ưa sáng. Thời kỳ đầu các mầm non mới ra, rễ cây cần ít ánh sáng, có khi không cần, bởi vì cây còn sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ. Sau khi tiêu hao hết chất dinh dưỡng cây chuyển sang giai đoạn tự dưỡng, đặc biệt là vào thời kì chuẩn bị phân cành cây cần nhiều ánh sáng để quang hợp tạo nên chất hữu cơ cần thiết cho hoạt động sống của cây. Nhưng ánh sáng quá mạnh cũng làm cho cúc chậm lớn. Ngoài ra đối với cúc thời gian chiếu sáng rất quan trọng, hầu hết các giống cúc vào thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng cần ánh sáng ngày dài trên 14 giờ còn trong thời gian trỗ hoa cây chỉ cần ánh sáng ngày ngắn từ 10 - 11 giờ và nhiệt độ không khí thấp trên dưới 20oC. Thời gian chiếu sáng dài, cây cúc sinh trưởng mạnh, cây cao, hoa to và đẹp, bởi vậy nên cúc rất thích hợp với thời tiết thu đông và đông xuân. 2.2.1.3. Ẩm độ Độ ẩm đất từ 60 - 70% và độ ẩm không khí 55 - 65% là rất thuận lợi cho cúc sinh trưởng. Nếu độ ẩm không khí trên 80% cây sinh trưởng mạnh nhưng lá dễ bị mắc một số bệnh nấm. Đặc biệt vào thời kỳ thu hoạch hoa cúc cần thời tiết trong xanh và khô ráo, nếu độ ẩm không khí quá cao sẽ làm cho hoa bị thối do nước đọng lại trong các tuyến mật của hoa, hoặc cây chứa nhiều nước dễ bị đổ non, việc thu hoạch thường gặp khó khăn và hoa lá thường bị dập nát. 2.2.1.4. Dinh dưỡng Đối với cây hoa nói chung và hoa cúc nói riêng phân bón phải đảm bảo đầy đủ và cân đối. Nếu thiếu phân cây sẽ còi cọc và hoa nhỏ, dễ bị sâu bệnh phá hoại. Nhưng nếu phân bón thừa thân cây sẽ vống cao, dễ bị đổ, khả năng chống chịu kém. Các loại phân mà cây hoa cúc cần bao gồm phân vô cơ như đạm, lân, kali, phân hữu cơ như phân bắc, phân chuồng, phân vi sinh và các loại phân vi lượng như Cu, Fe, Zn, Mn…. - Phân vô cơ: Đạm (N): Đạm là thành phần cơ bản của chất nguyên sinh trong tế bào, quyết định sự sinh trưởng của cây, tham gia cấu tạo chất diệp lục của lá, là thành phần chính cho sự quang hợp. Vai trò của đạm đặc biệt quan trọng nhất là trong thời kì sinh trưởng và phát triển, liên quan đến mầu sắc và kích thước của hoa. Thiếu đạm cây cằn cỗi, lá úa vàng, hoa nhỏ và xấu, nhưng nếu bón nhiều đạm cho cúc, cành nhánh sẽ phát triển nhiều, thân béo mập có thể không ra hoa. Lượng N nguyên chất sử dụng cho 1 ha đất trồng cúc bất tử tử 140 - 160 kg/ha. - Lân (P): Lân rất cần thiết để hình thành chất nucleoproteit của nhân tế bào, toàn bộ cơ thể hoa quả đều cần lân. Cây đủ lân bộ rễ phát triển mạnh, cây con khỏe, tỷ lệ sống cao, thân cứng, hoa bền màu sắc đẹp, chóng ra hoa, giúp cho cây hút đạm nhiều hơn và tăng khả năng chống rét cho cây. Lượng P nguyên chất cần bón cho 1 ha từ 120 - 140 kg/ha. Trong đó 3/4 dùng để bón lót còn 1/4 dùng để bón thúc hoặc có thể dùng bón lót toàn bộ. - Kali (K): Kali giúp cho sự tổng hợp và vận chuyển các chất đường bột trong cây, giúp cho cây chịu hạn, chịu rét và chống chịu sâu bệnh. Cùng với lân, K đảm bảo quá trình quang hợp của cây có hiệu quả. Thiếu kali màu sắc của hoa sẽ không tươi thắm, mau tàn. Cây cúc cần kali vào thời kì kết nụ và ra hoa. Lượng K nguyên chất cho 1ha trồng cúc là từ 100 - 120 kg, 2/3 lượng phân này dùng để bón lót còn 1/3 dùng để bón thúc. Tóm lại, việc sử dụng phân lân vô cơ cây hấp thụ dễ dàng cho hiệu quả cao và nhanh, nhưng nếu bón không hợp lí sẽ ảnh hưởng xấu đến cấu tượng của đất, làm cho đất chua và chai cứng bởi vậy cần phải sử dụng phối hợp cả phân hữu cơ. - Phân hữu cơ: Bao gồm các loại phân xanh, phân bắc, phân rác, khô dầu, đậu tương ngâm ủ, xác bã của các loại động thực vật. Loại phân này vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa cung cấp các chất mùn cải tạo lý tính của đất. Phân bắc, nước giải có hiệu quả nhanh vì đạm ở dạng dễ tiêu nhưng cần chú ý bón phân bắc trong nhiều năm sẽ làm cho đất chua và cứng nên phải kết hợp với bón phân chuồng và hầu hết các loại phân này đều phải được ủ hoai để loại bỏ các mầm mống gây bệnh và làm giảm nồng độ muối trong đất. Sử dụng phân hữu cơ có nhược điểm cây hút chậm nên chủ yếu dùng để bón lót. - Phân vi lượng: tuy cây cần rất ít nhưng không thể thiếu và cũng không thể thay thế được. Đối với loại phân này không nên bón thẳng vào đất vì ít có lợi mà thường bón qua lá vào thời kì cây con với nồng độ thấp từ 0,01 - 0,02%. Hiện nay loại phân này được dùng để tưới phun qua lá rất dễ sử dụng như Antormik, Komix, PBL, Thiên nông…. 2.2.2. Khái quát về các kỹ thuật gieo trồng cây hoa cúc 2.2.2.1. Thời vụ trồng Tùy theo đặc điểm của giống có khả năng chịu rét hay không và phản ứng của giống đối với thời gian chiếu sáng mà xắp xếp các thời vụ, ngoài ra còn phải căn cứ vào điều kiện thời tiết của từng năm mà điều chỉnh cho hợp lý. 2.2.2.2. Làm đất Do cúc có bộ rễ chùm ăn ngang, phát triển mạnh vầ nhiều các rễ phụ nên đất thích hợp nhất cho cúc là đất thịt nhẹ, tơi xốp, hay đất sét pha nhiều mùn, có tầng canh tác dày, tương đối bằng phẳng, hơi dốc về một phía, có hệ thống tưới tiêu tốt và độ pH từ 6 - 6,5. Đất kiềm và đất chua thường không thích hợp với cúc, không nên trồng cúc ở nơi trũng thấp, quá ẩm, thoát nước chậm và nước ứ đọng sẽ làm cho đất thiếu oxi làm ảnh hưởng đến sự hô hấp của bộ rễ và trong điều kiện thiếu không khí các vi sinh vật trong đất hoạt động yếu. Việc phân giải các chất hữu cơ chậm làm cho việc hút dinh dưỡng của cây bị cản trở, cúc sẽ bị thối rễ, lá úa vàng, ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Đất trồng cúc cần phải được cày sâu, bừa kỹ rồi phơi ải để tăng cường sự hoạt động của vi sinh vật háo khí, tăng cường sự lưu thông khí trong đất, làm đất giữ nước, giữ phân tốt. Ngoài ra cày sâu là yêu cầu quan trọng khi muốn tăng số cây trên một đơn vị diện tích. Vì mật độ trên một đơn vị diện tích càng lớn thì thể tích do bộ rễ chiếm được trong đất sẽ càng nhỏ đi cho nên cày sâu, phơi ải kết hợp với bón phân sẽ tạo điều kiện cho bộ rễ ăn sâu xuống đất được dễ dàng, nhưng không nên làm đất quá nhỏ, quá vụn sẽ phá vỡ cấu tượng của đất làm cho đất dễ bị đóng bánh khi mưa hoặc tưới đẫm làm ảnh hưởng đến bộ rễ. Trước khi trồng phải cày đảo lại rồi mới lên luống cao 20 - 30 nhưng tùy theo thời vụ mà lên luống cao hay thấp. Vụ thu đông trời khô hanh, làm luống thấp có thể giảm bớt ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Vụ xuân do độ ẩm cao, mưa nhiều lên luống cao để dễ thoát nước, có thể đào hốc hoặc rạch luống rồi bón phân lót trước khi trồng từ 10 - 12 ngày. Phân lót gồm có phân chuồng hoai mục và một phần phân hóa học N, P, K. Nên tăng cường bón phân chuồng để làm cho đất thuần thục, cải tạo kết cấu của đất. 2.2.2.3. Bón phân Đây là một trong những kỹ thuật quan trọng góp phần làm tăng năng suất, phẩm chất hoa. Khi bón phân phải xét đến nhu cầu dinh dưỡng và khả năng hấp thụ của cây, tác dụng của các loại phân bón đến chất lượng hoa, đặc điểm của đất để quyết định lượng phân bón, thời kì bón, cách bón…… Nguyên tắc bón phân cho cúc là phải đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng. Lượng phân bón thực tế phải cao hơn lượng phân bón lý thuyết vì sau khi bón phân vào đất cây không sử dụng được hết mà một phần bị đất giữ lại, một phần bị rửa trôi. Việc bón phân cho cúc bao gồm bón lót và bón thúc vì cúc là loại cây rất phàm ăn nên việc bón lót rất cần thiết, không những cung cấp chất màu sớm cho cây con đâm rễ mà còn giữ nước cho cây, củng cố cấu tượng của đất. Do sự phân giải chậm của các loại phân hữu cơ nên cần phải bón lót trước khi trồng. Cần lưu ý khi trộn phân hỗn hợp phải trộn đúng các loại nếu không sẽ làm giảm chất lượng của phân như không trộn vôi và tro trước 5 - 7 ngày, sau đó mới bón loại phân hữu cơ. Lượng phân bón tốt nhất cho cúc là 30 tấn/ha. Đi đôi với bón lót, trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cần phải bón thúc các loại phân có hiệu quả nhanh như N, P, K… phân bắc, nước giải có tác dụng quyết định tăng năng suất và phẩm chất của hoa. Ngoài ra việc bón phân cho cúc còn phụ thuộc vào từng giống, từng thời vụ và điều kiện thời tiết khi bón. 2.2.3.5. Kỹ thuật chăm sóc cây hoa cúc Đối với cây hoa cúc công việc chăm sóc cần chú ý đúng mức vì không những đảm bảo cho sinh trưởng và phát triển của cây được cân đối mà còn làm tăng chất lượng hoa. Công việc chăm sóc bao gồm: - Bấm ngọn: Việc bấm ngọn hay không thường căn cứ vào mục đích, ý thích của người trồng và người chơi hoa. Nếu muốn cây cúc có hoa to, ta không bấm ngọn mà chỉ tỉa bỏ hết các cành nhánh phụ mọc từ nách lá, chỉ để 1 nụ chính trên thân (hoặc thêm 1 nụ phụ) đề phòng khi nụ chính bị gãy hoặc hỏng. Tất cả các nụ còn lại phải được loại bỏ hết. - Tưới nước: Do đặc điểm cây hoa cúc có khả năng chịu hạn hơn chịu úng, nên phải trồng cúc ở những nơi cao thoát nước, tránh nơi trũng thấp và ứ nước. Việc tưới nước cũng chỉ cần vừa phải để giữ ẩm cho cây, không nên tưới nhiều vì sẽ làm cho cây phát triển cành lá, hoa bé và xấu. Ngoài ra tưới nhiều sẽ làm cho đất mùn dễ bị rửa trôi, hoặc thấm sâu xuống các tầng đất xa rễ hoặc khi tưới nhiều nước thoát không kịp làm cho cây bị bệnh vàng lá, ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và ra hoa của cây. - Vun xới, làm cọc dàn: Trong quá trình trồng phải tiến hành xới đất, vun gốc kết hợp với làm cỏ. Việc xới xáo xung quanh gốc chỉ làm khi cây cúc còn nhỏ nhĩa là sau khi bấm ngọn làn 1, còn khi cây đã lớn nhất là sau khi bấm ngọn lần 2, lúc này cây đã phân cành nhánh mạnh nên hạn chế việc xới đất vì cúc có bộ rễ chùm ăn ngang, phát triển nhiều rễ phụ. Nếu xới xáo sâu và nhiều sẽ làm đứt rễ ảnh hưởng đến việc hút chất dinh dưỡng của cây. Lúc này chỉ nên nhổ cỏ, vun, tỉa các lá già xung quanh gốc. nhưng cũng không nên vun gốc quá cao vì sẽ làm phát sinh nhiều mắt rễ, khiến gốc xù xì, thân cây không đẹp ảnh hưởng đến chất lượng cành mang hoa. - Tỉa cành bấm nụ: Trong quá trình sinh trưởng và phát triển các cành nhánh phát sinh ở nách lá rất nhiều, các mầm chồi mọc nhiều ở gốc cây. Sau khi bấm ngọn và định các cành trên cây ta cần phải bấm, tỉa bỏ hết các cành và nụ ra sau để khỏi ảnh hưởng đến sức cây, tập trung chất dinh dưỡng để nuôi cành nhánh chính và cũng là để tạo tán cho cây, riêng đối với cúc cành nên tỉa hoa ở thân chính để tạo điều kiện cho các hoa bên phát triển cân đối. - Sử dụng một số chất kích thích sinh trưởng Chất kích thích sinh trưởng có tác dụng làm tăng năng suất, chất lượng hoa. Một số loại thuốc Spray - N - Grow (SNG) của Mỹ, GA3 của Trung Quốc, kích phát tố hoa trái (KPTHT) và GA3 của Công ty hóa phẩm Thiên Nông (Việt Nam) có thể sử dụng để điều khiển sự sinh trưởng cũng như việc ra hoa trái vụ nhằm tăng hiệu quả kinh tế của người trồng hoa. GA3 làm tăng trưởng các tế bào theo chiều dọc của thân và lá do đó có tác dụng mạnh ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, có thể dùng GA3 của Thiên Nông với liều lượng từ 10 - 15 g pha trong 10 lít nước sạch, phun từ giai đoạn cây con, định kì 7 - 10 ngày/lần cho đến khi cây có chiều cao như ý muốn. - Thu hoạch và bảo quản hoa: Sau khi cắt khỏi gốc cây mẹ, sự sống của cành hoa bắt đầu giảm và khả năng hút chất dinh dưỡng, hút nước không còn nữa. Cây chỉ sống nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ còn lại trong cành, dần dần sẽ héo tàn và khô chết do sự bốc hơi nước hay do nấm hoặc vi khuẩn xâm nhập vào các tế bào mô dẫn, làm thối rữa các mạch dẫn truyền. Muốn giữ hoa cúc được tươi lâu phải bảo vệ hoa ngay từ lúc chưa cắt đến khi cắt và cả khi vận chuyển đi xa. Bởi vậy kỹ thuật bảo quản hoa sau khi cắt là rất cần thiết nhằm hạn chế sự tiêu hao chất dinh dưỡng trong cây, sự thoát hơi nước, sự xâm nhập phá hại của nấm bệnh đồng thời cung cấp 1 phần thức ăn cho cây. + Trước và sau khi cắt hoa: Phải đảm bảo việc chăm bón đầy đủ. Trước khi cắt 1 ngày cần phải tưới nước đẫm để cho cây ở trạng thái tươi và chỉ tưới dưới gốc để cánh hoa không bị dập. Nên cắt hoa bằng dao, kéo sắc và cắt hoa vào lúc sáng sớm khi cành hoa còn sung nhựa nhiều nước hay vào lúc chiều râm mát để tránh sự thoát hơi nước của cây. Tuyệt đối không nên cắt vào giữa trưa vì lúc này nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh sẽ làm cho cành hoa héo tàn nhanh. Cần ngâm cành trong dung dịch dinh dưỡng để hoa tươi lâu hơn. Đưa vào nơi tối, mát và kín gió hoặc phòng lạnh để bảo quản trước khi đem đến nơi sử dụng. + Trong khi cắm hoa: Khi cắm hoa vào lọ cần cắt vát hoặc cắt xiên cành để làm tăng diện tích hút nước của cành. Bình hoa phải rửa sạch để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cành hoa, nước trong bình phải sạch, tốt nhất nên thay nước hàng ngày. Rửa sạch đoạn cuối của cành và cắt bỏ những vết cắt cũ bị thối, ngoài ra cũng có thể dùng dung dịch cắm hoa để hoa lâu tàn hơn. Phần 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu - Vật liệu sử dụng trong nghiên cứu này là giống hoa cúc bất tử do nhà vườn chuyên trồng hoa bất tử Nhật Thủy, thành phố Đà Lạt cung cấp. - Địa điểm nghiên cứu: tại Trại thực nghiệm sinh học, Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. - Điều kiện nghiên cứu: Các thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhà lưới chống côn trùng tại Trại Thực nghiệm sinh học với các điều kiện như sau: - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2010 đến tháng 04/2011. 3.2. Phương pháp nghiên cứu - Gieo hạt: Hạt cúc bất tử được gieo đều trên nền đất nhỏ mịn, mật độ khoảng 1000 hạt/m2, sau khi gieo được tưới nước giữ ẩm hàng ngày. - Cấy chuyển cây con sang luống mới: Sau 30 ngày tuổi cây con có chiều cao từ 3 - 4cm được cấy chuyển sang luống đất mới đã làm sẵn và đầy đủ phân bón. Trồng với mật độ cây cách cây 25cm, hàng cách hàng 30cm. Tưới nước và chăm sóc cẩn thận gian đoạn đầu. Nếu trời nắng quá hoặc hanh khô thì có thể dùng nilon che phủ 3-5 ngày đầu để giữ ẩm cho cây. - Cấy chuyển cây con sang chậu: Chậu trồng cây có kích thước 25x20cm, đất trồng và chế độ chăm sóc cũng giống như cây trồng trên luống. - Chăm sóc: Chăm sóc hoa cúc bất tử là một trong những công đoạn hết sức quan trọng để đảm bảo cho cây phát triển tốt và tăng chất lượng hoa. + Bón phân: Phân bón đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ phát triển và ra hoa của cây. Hoa cúc bất tử đòi hỏi nguồn dinh dưỡng thích hợp về số lượng và thành phần để cây có thể ra hoa. Hoa cúc bất tử tương đối dễ trồng, chúng cần ít chất dinh dưỡng. Chúng ta chỉ cần chú ý cung cấp dầy đủ chất dinh dưỡng cho cây vào thời kì gieo hạt và chăm sóc cây non. + Tưới nước: Tránh trồng nơi thấp, úng trũng và ứ nước. Lượng nước tưới nên vừa phải để giữa ẩm, không tưới quá nhiều làm cho nụ hoa bé và xấu, đất mùn bị rửa trôi, nước không kịp thoát dẫn đến bệnh vàng lá... + Vun xới: Đất phải được xới xáo thường xuyên, kết hợp làm cỏ. Nhưng khi cây đã phát triển mạnh và có nhiều rễ không nên xới sâu, chỉ cần nhổ cỏ và vun gốc là được. + Cơi ngọn: Khi cây được 35 ngày tuổi đã có 6 - 7 cặp lá, đồng thời các chồi nách ở lá 1, 2, 3 cũng vươn lên theo. Nên bấm đọt vào giai đoạn này để cây không vượt quá mức và giúp các chồi nách phát triển để tạo tán cây sau này sẽ có nụ hoa đều mặt và đẹp, chỉ nên để lại 5 - 6 cặp chồi nách sẽ tốt hơn. Khi cây được khoảng 55 ngày tuổi thì tất cả các ngọn đã có nụ, hãy tỉa bỏ tất cả các chồi nhỏ. Ở giai đoạn bắt đầu có nụ thì lượng phân bón giảm, tránh tình trạng để lạm phân làm cho cây chết héo, nụ hoa không lớn và không vun tròn. + Tỉa cành, bấm nụ: Sau khi bấm ngọn và định hình các cành trên cây cần bấm, tỉa hết các cành và nụ ra sau để khỏi ảnh hưởng đến sức sống của cây. Trong suốt vụ phải tỉa bỏ khoảng 3 - 5 lần những cành nhỏ không cần thiết, đồng thời cũng tỉa bớt các nụ xung quanh nụ chính để cho nụ hoa ra to, đều, có màu sắc đẹp. - Thu hoạch Hoa cúc bất tử thường được sử dụng với mục đích chính là làm hoa khô, vì vậy chủ yếu là thu hoạch nụ hoa giai đoạn nụ chuẩn bị nở có kích thước 1-1,5cm. Chúng ta có hai cách thu hoạch hoa, cụ thể như sau: + Thu hoạch nụ hoa: Cách này là hình thức thu hoạch nụ hoa trực tiếp, dùng kéo cắt ngay phần sát giữa cuống và đài hoa, thời điểm thu hoạch nụ hoa tốt nhất là khi hoa đang phát triển ở giai đoạn nụ chuẩn bị nở. Sau khi thu hoạch ta tiến hành cắm ngay nụ hoa vào những que tre khô hoặc các vật liệu khô khác nhau (dài ngắn tùy ý), có thể phơi nắng ngay sau khi cắm để giữ màu sắc hoa được bền và đẹp. Sau đó ta có thể sử dụng những nụ hoa cúc bất tử khô này với rất nhiều mục đích khác nhau như để trang trí, buôn bán, làm quà tặng…. + Thu hoạch cành: Kiểu thu hoạch này với mục đích cắt cành để cắm lọ là chủ yếu hoặc cũng có thể sử dụng để làm hoa khô. Khi thu hoạch hoa cúc bất tử theo kiểu cắt cành ta có một vài lưu ý sau: Cắt hoa vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Dùng dao, kéo sắc cắt riêng các cành hoa có 2/3 số cánh đã nở cách mặt đất 5-10cm. Thân hoa phải mềm ở ngay chỗ vết cắt vì các mô cứng có thể không hút nước tốt. Tuy nhiên có thể giải quyết vấn đề này bằng cách ép nhẹ phần cuối của thân. Ngắt bỏ phần lá ở cuối thân để tránh làm hôi nước. Hoa thu hoạch có độ dài và kích thước hoa bằng nhau được bó lại với nhau thành từng bó nhỏ 10-15 cành, bọc trong giấy nilon và cột bằng dây cao su. Đầu bó hoa được mở ra để không khí có thể lưu chuyển và bớt hơi nóng, tránh giập hoa. Sau đó cho bó hoa vào chậu nước. Sau khi thu hoạch phân loại hoa đã cắt theo từng loại chất lượng khác nhau bó riêng vận chuyển đến nơi tiêu thụ. 3.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi và cách sử lý số liệu 3.2.2.1. Các chỉ tiêu theo dõi - Tỷ lệ nảy mầm của hạt Hạt được gieo trên nền đất nhỏ mịn, tưới giữ ẩm hàng ngày. Mỗi ô thí nghiệm có kích thước 0,2m2 gieo 200hạt, một lần thí nghiệm trên 3 ô. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Tỷ lệ nảy mầm được tính bằng công thức: b a = x 100 c a: Tỷ lệ % hạt nảy mầm b: Số hạt nảy mầm c: Tổng số hạt gieo - Tỷ lệ sống của cây: Cây con nảy mầm sau 20 ngày tuổi có 2 lá thật, kích thước lá dài 3-4cm được trồng sang sang các luống đất khác để theo dõi sinh trưởng và phát triển. Cs Cp = x 100 Ct Cp: Tỷ lệ % cây sống sau 10 ngày trồng Cs: Số cây sống sau 7 ngày cấy chuyển Ct: Tổng số cây trồng - Chiều cao cây: Chiều cao của các cây được theo dõi ở từng giai đoạn khác nhau, đo từ vị trí sát mặt đất đến đỉnh ngọn hoặc lá cao nhất của mỗi cây (cm). - Số lá/cây: Số lượng lá trên cây được đếm trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Số lá trên cây được đếm trên thân chính, từ lá gốc đầu tiên sau khi cấy chuyển đến lá cách đỉnh sinh trưởng 5cm. - Chiều dài lá: Đo chiều dài các lá ở từng thời điểm, đo 3 lá của mỗi cây cách đỉnh sinh trưởng 5cm. - Chiều rộng lá: Đo chiều rộng các lá ở từng thời điểm lấy số liệu, đo 3 lá của mỗi cây cách đỉnh sinh trưởng 5cm. - Số cành (nhánh)/cây: Số cành/cây được tính bằng số cành cấp 1 của phát sinh từ thân chính, số liệu được thống kê đến khi cây bắt đầu có nụ hoa đầu tiên. - Số nụ hoa /cây: Số hoa /cây được tổng hợp theo từng giai đoạn thu hoạch 3.2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được phân tích và sử lý theo các phương pháp thống kê sinh học. Quá trình tính toán sử lý số liệu được thực hiện theo chương trình Excel, phần mềm Irristat và được mô phỏng qua các bảng biểu, đồ thị. Phần 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Khả năng nảy mầm thành cây con của hạt là một trong những yếu tố rất quan trọng, nó đánh giá chất lượng thu hoạch và bảo quản hạt giống ở vụ trước và sức sống cũng như khả năng sinh trưởng phát triển của cây trong giai đoạn sau này. Bảng 1: Tỷ lệ hạt nảy mầm sau 30 ngày gieo STT Lần gieo hạt Số hạt gieo Số hạt nảy mầm Tỷ lệ hạt nảy mầm (%) 1 I 600 548 91,33 2 II 600 569 94,83 3 II 600 541 90,17 Tổng số 1.800 1658 TB: 92,11 Kết quả thu được ở bảng 1 và hình 1 cho thấy cả 3 lần gieo hạt đều có tỷ lệ nảy mầm cao, cao nhất ở lần gieo hạt thứ II có tỷ lệ là 94,83%. Tỷ lệ hạt nảy mầm trung bình cả 3 lần thí nghiệm đạt 92,11%. Như vậy trong điều kiện khí hậu ở miền Bắc, hạt giống hoa cúc bất tử vẫn nảy mầm đạt tỷ lệ cao và có sức sống tốt, sau khi hạt nảy mầm thì cây con sinh trưởng phát triển rất nhanh và khỏe, sau 30 ngày chiều dài toàn thân đã đạt 3-4cm. Tuy nhiên, trong thời gian cuối tháng 10 khí hậu miền Bắc bất đầu hanh khô, nên khi gieo hạt cần chú ‎ý chế độ nước để giữ ẩm cho tốt, nếu không thì cây con dễ bị khô héo làm ảnh hưởng đến sức sống sau này. Hình1: Cây con nảy mầm từ hạt sau 30 ngày 3.2. Tỷ lệ sống của cây con sau khi trồng Cây con sau 30 ngày tuổi có chiều cao 3-4 cm được cấy chuyển sang các chậu hoặc luống đất đã làm sẵn, nên trồng trên luống cao, dễ chống úng hạn. Giai đoạn đầu sau khi trồng cần chế độ chăm sóc đặc biệt vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức sống của cây cũng như năng suất và chất lượng hoa giai đoạn sau này. Bảng 2: Tỷ lệ cây sống sau 7 ngày cấy chuyển STT Lô thí nghiệm Số cây con cấy Số cây sống Tỷ cây sống (%) 1 I 90 87 96,66 2 II 90 85 94,44 3 II 90 88 97,77 Tổng số 270 260 TB: 96,29 Kết quả thu được ở bảng 2 cho thấy, cây con sau khi cấy chuyển có tỷ lệ sống khá cao, cao nhất ở lô thí nghiệm thứ II đạt 97,77%, tỷ lệ cây con sống trung bình là 97,77%. Nhìn chung cây cúc bất tử là cây hoa tương đối dễ trồng và chăm sóc, trong điều kiện nhà lưới cây sinh trưởng tốt và khá đồng đều. Hình 2: Cây cúc bất tử trồng trong nhà lưới sau 30 ngày cấy chuyển 3.3. Sự sinh trưởng cây cúc bất tử giai đoạn sinh dưỡng 3.3.1. Sự sinh trưởng về chiều cao cây Chiều cao của các cây được theo dõi ở từng giai đoạn khác nhau, bao gồm giai đoạn cây non, giai đoạn sinh dưỡng, giai đoạn sinh sản nhằm theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa cúc bất tử với điều kiện khí hậu tại Trại thực nghiệm sinh học nói riêng và điều kiện khí hậu miền Bắc nói chung. Hình 3: Cây cú bất tử trong nhà lưới giai đoạn ra hoa Bảng 3: Sự sinh trưởng về chiều cao cây STT Ngày đo số liệu Số ngày sau cấy chuyển* Cao cây (cm) 1 17/11/2010 15 8,92 ± 0.11 2 01/12/2010 30 20.91 ± 0.70 3 13/12/2010 42 29.30 ± 1.18 4 21/12/2010 54 33.97 ± 1.46 5 31/12/2010 64 39.70 ± 1.66 6 05/01/2011 69 44.58 ± 2.03 7 21/01/2011 85 51.30 ± 2.41 8 21/02/2011 116 66.97 ± 2.88 9 25/03/2011 150 101.91 ± 2.27 10 15/04/2011 170 130.33 ± 2.84 *Ghi chú: ngày cấy chuyển ra đất 2/11/2010 Số liệu thu được ở bảng 3 cho thấy, khi cấy chuyển chiều cao cây đạt khoảng 4cm, nhưng sau khi cấy chuyển trồng ra đất 15 ngày tuổi cây đã đạt chiều cao là 8,92cm, sau 30 ngày chiều cao cây đã đạt hơn 20cm. Sau đó chiều cao cây phát triển chậm dần, giai đoạn này cây tập trung tạo tán, phân cành và ra nụ hoa, có thể giai đoạn này khí hậu miền Bắc quá lạnh (có đợt lạnh dưới 12 độ kéo dài 7-10 ngày), đây cũng là yếu tố kìm hãm sự sinh trưởng phát triển của cây. Nhưng sau 116 ngày chiều cao cây tăng khá nhanh, thời gian này khí hậu miền Bắc đã ấm dần trở lại tạo điều kiện tốt cho cây phát triển, giai đoạn này cây phát triển nhanh và ra nhiều nụ hoa nhất. 3.3.3. Các chỉ tiêu về lá Sự sinh trưởng các chỉ tiêu về lá thể hiện sức sinh trưởng của cây ở giai đoạn sinh sản sinh dưỡng, đồng thời tạo tiền đề cho sự phát triển của cây trong giai đoạn tiếp theo. Bảng 4: Sự sinh trưởng và phát triển của lá STT Ngày đo số liệu Số ngày sau cấy chuyển Dài lá (cm) Rộng lá (cm) Số lá 1 17/11/2010 15 7.12 ± 0.41 2.15 ± 0.07 10.14 ± 0.72 2 01/12/2010 30 14.27 ± 0.31 3.50 ± 0.08 14.00 ± 0.50 3 13/12/2010 42 16.19 ± 0.50 4.05 ± 0.11 18.91 ± 0.65 4 21/12/2010 54 17.18 ± 0.43 3.46 ± 0.09 22.77 ± 0.96 5 31/12/2010 64 17.33 ± 0.40 3.57 ± 0.10 26.24 ± 0.85 6 05/01/2011 69 18.39 ± 0.43 3.59 ± 0.09 27.28 ± 0.93 7 21/01/2011 85 17.12 ± 0.29 3.56 ± 0.11 30.21 ± 0.93 8 21/02/2011 116 17.73 ± 0.28 3.15 ± 0.09 35.11 ± 0.52 9 25/03/2011 150 16.82 ± 0.25 3.08 ± 0.07 39.21 ± 0.68 10 15/04/2011 170 16.85 ± 0.21 3.03 ± 0.08 42.18 ± 0.71 Kết quả trình bày trong bảng 4 cho thấy về chiều dài và chiều rộng lá sau 42 ngày cấy chuyển là khá ổn định, chiều dài trong khoảng 16,19 - 18,39cm. Ở giai đoạn khoảng 69 ngày tuổi tất cả các cây có kích thước về chiều dài và rộng lá là lớn nhất (dài 18,39 cm và rộng 3,59cm), đây là giai đoạn cây sinh trưởng sinh dưỡng phát triển nhất, thân chính bắt đầu phân nhánh mạnh, thân cây to, lá dày có màu xanh đậm. Sau 116 ngày thì các lá có chiều dài và chiều rộng ngắn hơn, giai đoạn này cây tập trung phân hóa nụ hoa. Số lá trung bình có trên cây là số lá đếm được trên thân cây chính. Số lá trung bình lớn nhất là 42,18 lá trên cây. Nhìn chung số lá trên thân chính tăng dần theo thời gian phát triển của cây. Cây cúc bất tử có số lá tương đối nhiều, đặc biệt các lá trên cành bên rất nhiều, nhưng do lá có kích thước nhỏ, càng gần phần ngọn góc lá càng hẹp, nên trong nghiên cứu này không thấy sự xuất hiện của sâu bệnh hay nấm mốc phát triển. Có thể do thí nghiệm được trồng trong điều kiện nhà lưới chống côn trùng, nên hạn chế được sự gây hại của côn trùng gây bệnh, thời gian trồng là mùa đông - xuân, thời tiết miền Bắc giai đoạn này rất thấp nên cũng hạn chế rất lớn sự phát triển của sâu bệnh. Hình 4: Cây cúc bất tử trồng trong chậu 3.3.4. Sự phát triển cành Cây cúc bất tử trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển các cành phát sinh ở nách lá rất nhiều, càng lên cao thì cành càng nhiều, đây cũng một trong những đặc điểm của các lọai cây hoa ra nhiều bông và liên tục nhiều lần. Tong nghiên cứu này chúng tôi chia làm 2 thí nghiệm: Thí nghiệm 1 bấm ngọn cây sau 40 ngày trồng ra đất và thí nghiệm 2 để cây phát triển tự nhiên không bấm ngọn. Bảng 5: Số lượng cành cấp I phát sinh STT Lô thí nghiệm Thí nghiệm 1 (bấm ngọn) Thí nghiệm 2 (không bấm ngọn) 1 I 5.49 ± 0.20 3.33 ± 0.08 2 II 4.83 ± 0.12 3.76 ± 0.07 Kết quả thu được ở bảng 5 cho thấy trong cả 2 lần thí nghiệm I và II thì số cành cấp I phát sinh ở thí nghiệm các cây có bấm ngọn nhiều hơn cây không bấm ngọn, số cành nhiều nhất là 5,49 cành, số cành ít nhất ở lô không bấm ngọn là 3,33 cành. Cây bấm ngọn bị ức chế sinh trưởng chồi đỉnh và kích thích phát sinh các chồi bên, vì vậy các cành bên sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên sau khi thu hoạch nụ hoa lần thứ nhất thì các cây không bấm ngọn và cây có bấm ngọn tiếp tục phát sinh nhiều chồi thứ cấp và tạo nhiều nụ hoa, nụ hoa của cây bấm ngọn to hơn và tán cây đẹp hơn. Vì vậy, khi trồng hoa cúc bất tử ta nên bấm ngọn ở giai đoạn trước khi cây phát sinh nụ hoa lần đầu (khoảng 50 ngày sau khi trồng) để tạo tán cây và chất lương nụ hoa tốt hơn. Hình 5: Cây cúc bất tử giai đoạn phân cành 3.3.5. Sự phát sinh nụ hoa Cúc bất tử là cây trồng để thu hoạch nụ hoa, vì vậy số lượng và chất lượng nụ hoa là yếu tố quyết định về năng suất và giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích. Người ta thường thu hoạch nụ hoa trước khi nở hoa, khi nụ có đường kính từ 1-1,5cm Bảng 6: Số lượng nụ hoa Lô thí nghiệm Lần thu hoạch* Thí nghiệm 1 (bấm ngọn) Thí nghiệm 2 (không bấm ngọn) Tỷ lệ I 1 10.11 ± 0.27 4.39 ± 0.14 2,30 2 16.70 ± 0.40 9.24 ± 0.25 1,80 II 1 12.71 ± 0.38 5.88 ± 0.14 2,16 2 18.34 ± 0.34 11.11 ± 0.25 1,65 *Ghi chú: Lần thu hoạch 1 cách lần thu hoạch 2 là 20 ngày Qua kết quả thu được ở bảng 6 cho thấy, ở thí nghiệm 1 cây có bấm ngọn thì số lượng hoa cao hơn hẳn, lần thu hoạch thứ 1 cao nhất có số nụ hoa trung bình là 12,71 nụ hoa/cây (gấp 2,16 lần so với cây không bấm ngọn), lần thu hoạch thứ 2 là 18,34 nụ hoa/cây (gấp 1,65 lần so với cây không bấm ngọn). Trong khi đó ở cây không bấm ngọn có số nụ hoa nhiều nhất ở lần thu hoạch thứ 2 là 11,11 nụ hoa/cây. Cây cúc bất tử có khả năng ra hoa liên tục, theo kinh nghiệm của người dân trồng hoa cúc bất tử ở Đà Lạt, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi và chăm sóc tốt thì có thể thu hoạch nụ hoa liên tục trong thời gian 4 tháng. Trung bình một cây cúc bất tử có thể cho thu hoạch 60 - 80 nụ hoa. Tuy nhiên trong suốt quá trình trồng và thu nụ hoa cần phải bón thêm phân, cung cấp đủ nước, cắt tỉa các cành già, loại bỏ các cuống hoa đã cắt... Qua theo dõi của nghiên cứu này cho thấy, trồng hoa cúc bất tử trong nhà lưới ở điều kiện khí hậu miền Bắc vụ đông-xuân năm 2010-2011 cũng đã thu được kết quả khả quan. Cây hoa sinh trưởng và phát triển tốt, không thấy xuất hiện sâu bệnh, cây tạo nhiều nụ hoa, thu hoạch nhiều lần, nụ hoa đều, to và đẹp, tổng số nụ hoa thu hoạch trung bình khoảng 50-60nụ hoa/cây. Tuy nhiên, vì mùa đông năm 2010 thời tiết lạnh sâu kéo dài, nên cũng ảnh hưởng một phần đến sinh trưởng phát triển của cây, như thời gian sinh trưởng dài, nụ hoa giai đoạn lạnh nhỏ và lớn chậm... a b Hình 6: Cây hoa bất tử trồng ngoài nhà lưới (a), trong nhà lưới (b) Kết luận và đề nghị Kết luận 1. Trong điều kiện nhà lưới tỷ lệ nảy mầm của hạt cao nhất là, tỷ lệ cây con cấy chuyển sống cao nhất là TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Lê Kim Biên, (2007), Thực vật chí Việt Nam 7, Họ Cúc – Asteraceae, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam: tr 7 – 30. 2. Trần Lan Hương – Trần Tuấn Anh – Phạm Thanh Hương (2006), Tìm hiểu về thế giới thực vật, NXB Giáo dục: tr 62. 3. Nguyễn Xuân Linh – Nguyễn Thị Kim Lý, (2005), Ứng dụng công nghệ trong sản xuất hoa, NXB lao động: tr 72 – 90. 4. Hoàng Thị Sản, (2006), Phân loại học thực vật, NXB Giáo dục: tr 222 – 223; tr 154. 5. Nguyễn Quang Thạch, Đặng Văn Đông, (2002), Cây hoa cúc và kỹ thuật trồng, NXB kỹ thuật: tr 1 – 24. 6. Nguyễn Nghĩa Thìn, Thực vật có hoa, NXB Đại học quốc gia Hà Nội: tr 242; tr 103. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 7. Anderson, N.O (1987), “Reclassification of genus Chrysanthemum”, Horticultural science, Euphytica, pp. 313 – 314. 8. Miller, A. 2004. Helichrysum sp. nov. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. 9. Hilliard, O. 1983. Flora of Southern Africa, Part 7 Inuleae, Fascicle 2 Gnaphaliinae. Government Printer, Pretoria, South Africa. 10. Kere Bremer, (1994), Asteraceae clasdistic and classification, New Yrok. 11. Langton, F.A (1989), “Inheritance in chrysanthemum morifolium ramat”, Heredity, 62:3, pp. 419 – 423. 12. Takhtajan, A.L., (1987), Sysyema Magnoliophytorum, Leningrad Nauka. 13. Yahe.H and Y.Tsukamoto (1985), Chrysanthemum (perenmial species), Japan, pp. 258 – 264. Website tham khảo: 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhần 1.doc
Luận văn liên quan