Báo cáo Thực tập môn học công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Đông Á

BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN HỌC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐÔNG Á Giới thiệu chung về công ty Phần 1: Nội dung thực tập về quản trị học 1.1. Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp 1.1.1. Hệ thống kế hoạch và quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp 1.1.2. Tìm hiểu và nhận diện chiến lược của doanh nghiệp 1.1.3. Các chính sách của doanh nghiệp 1.2. Cơ cấu tổ chức và các cấp quản trị của DN 1.2.1. Số cấp quản lý 1.2.2. Mô hình tổ chức quản lý 1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản trị Phần 2: nội dung về phân tích và quản lý dự án 2.1. Tính toán một số chỉ tiêu tài chính của dự án 2.2. Phân tích rủi ro của dự án 2.3. Phân tích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư 2.4. Quá trình quản lý dự án 2.4.1. Xây dựng các công việc thực hiện dự án 2.4.2. Lịch trình công việc của dự án 2.4.3. Biểu diễn các công việc qua biểu đồ GANTT và sơ đồ PERT Phần 3: Hoạt động marketing của DN 3.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường của DN 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 3.3. Hoạt động marketing mix của công ty. Phần 4: Nội dung về quản trị sản xuất 4.1. Quản lý dự trữ 4.2. Công tác lập kế hoạch điều độ sản xuất 4.3. Phương pháp dự báo của DN LỜI MỞ ĐẦU Việt nam đang trên đà hội nhập phát triển và giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 2007 Việt Nam chính thức ra nhập tổ chức thương mại Thế Giới WTO, đã đánh dấu bước phát triển quan trọng đối với nền kinh tế . Việc ra nhập WTO mang lại cho nền kinh tế nước ta những cơ hội và thách thức lớn. Gia nhập WTO, chúng ta sẽ được bình đẳng tham gia thị trường toàn cầu để phát triển kinh tế, thương mại, thu hút đầu tư và hàng hóa, dịch vụ sẽ không bị phân biệt đối xử, sẽ dỡ bỏ được nhiều rào cản và được hưởng những ưu đãi dành cho thành viên WTO. Bên cạnh đó các Doanh nghiệp phải đối mặt với việc gia tăng áp lực cạnh tranh; yêu cầu sản xuất các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn cao, cạnh tranh về giá, có chất lượng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Do đó để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường các Doanh nghiệp trong nước phải tìm cho mình hướng đi đúng đắn phù hợp với “nhu cầu và khả năng”. Muốn như vậy, trước hết các Doanh nghiệp trong nước phải thay đổi tư duy kinh doanh, thay đổi cách thức tổ chức quản lý và hiểu rõ tầm quan trọng của nó đối với sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Để từ đó Doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện và từng bước củng cố vị trí của mình không chỉ ở thị trường trong nước mà còn mở rộng ra thị trường thế giới. Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế nước ta, việc đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn là hết sức quan trọng . Công tác giáo dục và đào tạo cần thực hiện “học đi đôi với hành”. Xác định được điều này mỗi sinh viên phải tư rèn luyện cho mình những những kỹ năng cần thiết. Ngoài những kiến thức cơ bản được học trên nghế nhà trường chúng ta cần đi sâu hơn với thực tế để tích luỹ thêm kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân phục vụ tốt cho công việc sau khi ra trường. Và quá trình đi thực tập môn học tại các doanh nghiệp là bước đầu của sự vận dụng kiến thức đã học vào thực tế của mỗi sinh.

doc66 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2740 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập môn học công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, giá bán, giá sản phẩm mới, khung giá, giá giới hạn… Ra quyết định về điều chỉnh và thay đổi giá theo môi trường kinh doanh luôn biến đổi. Lựa chọn những cách sử lý thích hợp trước những hoạt động cạnh tranh qua giá cả. Để thấy rõ hơn về chính sách giá chúng tôi đưa ra một số bảng giá sau: Bảng giá phòng nghỉ: LOẠI PHÒNG MÔ TẢ ĐƠN GIÁ Loại phòng VIP 1 1 Giường đôi 950.000 VNĐ Loại phòng VIP 2 1 Giường đôi 550.000 VNĐ Loại phòng VIP3 1 giường đôi 350.000 VNĐ 2 giường đơn 3 giường đơn 420.000 VNĐ Loại phòng VIP 1 Giường đôi 350.000 VNĐ 2 giường đơn Loại phòng tiêu chuẩn 250.000 VNĐ Phòng karaoke : Phòng vip 150.000 VNĐ/ giờ Phòng tiêu chuẩn 80.000 VNĐ/giờ 2.1.3.8. chính sách tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đvt: VNĐ Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm 2008 Năm 2009 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 125.538.145.779 95.324.14.520 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 125.567.980 545.678.987 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 125.412.577.799 94.778.464.533 4.Giá vốn hàng bán 98.765.123.450 69.870.456.325 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 26.64..454.349 24.908.008.208 6.Doanh thu hoạt động tài chính 8.595.678.990 3.678.565.365 7.Chi phí tài chính 1.895.126.780 2.630.567.890 - Trong đó chi phí lãi vay phải trả 900.126.780 1.200.567.890 8.Chi phí quản lý kinh doanh 867.893.128 1.567.893.128 9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 32.480.113.431 24.388.112.555 10.Thu nhập khác 125.467.967 98.789.432 11.Chi phí khác 30.984.532 125.436.578 12.Lợi nhuận khác (40=31-32) 94.483.435 -26.647.146 13.Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40) 32.574.596.866 24.361.465.409 14.Chi phí thuế thu nhập (25%) 8.143.649.217 6.090.366.352 15.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp(60=50-51) 24.430.947.650 18.271.099.057 Qua báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 và 2009 ta thấy: doanh thu năm 2008 của công ty là 125.538.145.779đ, năm 2009 là 95.324.143.520đ. Năm 2009 doanh thu về hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ giảm 30.214.002.259 đồng so với năm 2008, là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho số lượng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của công ty giảm. Chi phí của hoạt động tài chính năm 2009 là 2.630.567.890 đồng so với năm 2008 là 1.895.126.780 đồng tức là tăng 735.441.110 đồng, ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. Do đó công ty đưa đã đưa ra một số chính sách tài chính trong 3 năm tiếp theo như sau: Tăng khả năng luân chuyển vốn. Để một lượng vốn nhất định duy trì sản xuất kinh doanh không bị ứ đọng vốn, doanh nghiệp phải lập ra kế hoạch tài chính cơ bản: báo cáo tài chính định kì, dự báo doanh thu hàng tháng, phân tích luồng tiền. Đưa ra chính sách trả chậm, trả góp để tăng lượng mua của khách hàng và thêm doanh thu tài chính cho công ty. Cắt giảm các khoản chi tiêu dư thừa và bảo vệ nguồn tiền cho những chi trả cần thiết 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp: 2.2.1. Số cấp quản lý: 5 cấp quản lý - Hội đồng quản trị - Ban giám đốc, ban kiểm soát - Các phòng chức năng - Các chi nhánh - Các phân xưởng, đội 2.2.2. Mô hình tổ chức quản lý HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP PHÒNG TƯ VẤN THIẾT KẾ PHÒNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHI NHÁNH TƯ VẤN XÂY DỰNG CHI NHÁNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG PHÒNG TƯ VẤN THIẾT KẾ PHÒNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC ĐỘI SẢN XUẤT CÔNG TRƯỜNG + XƯỞNG Sơ đồ 02: sơ đồ bộ máy quản trị của công ty. 2.2.3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản trị. 2.2.3.1. Hội đồng quản trị: * Hội đồng quản trị: Là bộ phận cao nhất quyết định mọi chủ trương đường lối hoạt động của công ty. Các thành viên trong hội đồng quản trị có quyền hạn cao nhất đối với công ty. Mọi hoạt động mua bán của công ty đều phải thông qua hội đồng quản trị. - Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kê hoạch kinh doanh hàng năm của công ty - Kiến nghị loại cổ phần và bán cổ phần được quyền chào bán của từng loại. - Quyết định bán cổ phần mới trong phạm vi cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết đinh huy động thêm vốn theo hình thức khác. - Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty. - Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Điều lệ này. - Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của luật doanh nghiệp và điều lệ công ty. - Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính được gần nhất của công ty. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng đối với giám đốc và người quản lý quan trọng khác, quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó, cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của người đó. - Giám sát Tổng Giám đốc và người quản lý khác trong công việc điều hành kinh doanh hàng ngày của công ty. - Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. Duyệt chương trình, nội dung phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định. - Trình báo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội cổ đông. - Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết đinh thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh. - Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp lấy ý kiến bằng văn bản. Mổi thành viên hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết. Khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, hội đồng quản trị tuân thủ đúng quy đinh của pháp luật, điều lệ công ty và đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp quyết định do hội đồng quản trị thông qua trái với quy đinh pháp luật hoặc điều lệ công ty, gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên chấp thuận thông qua quyết đinh đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đó và đền bù thiệt hại cho công ty. Thành viên phản đối thông qua quyết định nói trên được miễn trừ trách nhiệm. Trong trường hợp này cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất một năm có quyền yêu cầu. Hội đồng quản trị đình chỉ thực hiện quyết đinh nói trên. * Chủ tịch hội đồng quản trị: - Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng quản trị. - Chuẩn bị hoặc tổ chức chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp hội đồng quản trị. - Tổ chức việc thông qua quyết định của hội đồng quản trị. - Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết đinh của hội đồng quản trị. - Chủ tọa hội đồng cổ đông Trường hợp chủ tịch hội đồng quản trị vắng mặt thì ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của chủ tịch hội đồng quản trị theo nguyên tắc chỉ định. Trường hợp không có người được ủy quyền hoặc chủ tịch hội đồng quản trị không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thơi giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số quá bán. 2.2.3.2. Ban giám đốc: * Tổng giám đốc điều hành: Tổng giám đốc điều hành công ty được hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm, là người đại diện pháp nhân của công ty, có quyền điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng điều lệ của công ty và pháp luật nhà nước. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, pháp luật Nhà nước về mọi hoạt động của công ty như điều lệ đã quy định. * Các phó tổng giám đốc điều hành: - Giúp việc cho tổng giám đốc trong việc quản lý bộ máy sản xuất, kinh doanh theo lĩnh vực được tổng giám đốc phân công. - Điều hành doanh nghiệp thay tổng giám đốc khi tổng giám đốc đi vắng hoặc được uỷ quyền chung và uỷ quyền từng lĩnh vực. - Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc công ty và pháp luật về kết quả các công việc được giao. 2.2.3.3. Ban kiểm soát Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty. Ban kiểm soát bao gồm có 3 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn và do các cổ đông đề cử theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của Công ty. 2.2.3.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của các trưởng phòng: - Chấp hành và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ của tổng giám đốc công ty theo từng lĩnh vực chuyên môn. - Quản lý kiểm tra hướng dẫn, chỉ đạo các đội thực thuộc công ty về chuyên môn, đề xuất giải quyết các tồn tại phát sinh. - Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về việc tổ chức thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn của phòng được Tổng Giám đốc công ty phân công theo chức năng của phòng mình tổ chức. - Được quyền đề nghị với Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm phó phòng giúp việc và tuyển nhân viên dưới quyền. - Bị miễn nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn. Không lãnh đạo được nhân viên hoàn thành được nhiệm vụ được giao. 2.2.3.5. Phòng Kế hoạch – kĩ thuật: - Có trách nhiệm tham mưu cho Tổng giám đốc điều hành về công tác kế hoạch, kỹ thuật, ATLĐ. - Giúp Tổng giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty. - Giúp Tổng Giám đốc công ty lập KH BHLĐ hàng năm và chương trình huấn luyện ATLĐ đối với công nhân hợp đồng thời vụ. - Lập biện pháp, tiến độ thi công tổng hợp. - Khảo sát lập hồ sơ đấu thầu và chọn thầu các công trình công ty giao. - Lập hồ sơ, hợp đồng kinh tế A-B, quản lý và kiểm tra thủ tục ban đầu về công tác thi công công trình. - Lập hợp đồng kinh tế nội bộ với các đội khi công trình đã có đầy đủ hồ sơ thủ tục xây dựng cơ bản (Hồ sơ dự toán - thiết kế, các quyết định, văn bản pháp lý) và các biện pháp kỹ thuật, an toàn thi công. - Tổ chức kiểm tra và nghiệm thu nội bộ các bước nghiệm thu giai đoạn xây lắp, nghiệm thu tổng thể khi bàn giao trước khi tổ chức nghiệm thu với bên A, kiểm tra thủ tục pháp lý cần thiết phục vụ cho công tác nghiệm thu thanh quyết toán công trình. - Hướng dẫn cho kỹ thuật đội lập biện pháp thi công, tiến độ thi công và biện pháp an toàn cho từng công trình trước khi thi công. 2.2.3.6. Phòng kế toán tổng hợp: - Quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của công ty. - Tổ chức thực hiện hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh tế trong công ty. Lập kế hoạch tài chính phục vụ sản xuất. - Lập số liệu báo cáo quyết toán theo Luật kế toán giữa công t và các cơ quan quản lý cấp trên. - Kiểm tra giám sát các chế độ chính sách trong quản lý kinh tế của nhà nước đối với việc thực hiện của các chế độ chính sách. - Quyết toán tài chính với các đội xây lắp và chi nhánh tư vấn xây dựng, quyết toán hạch toán chi phí giá xây lắp các đội. - Kết hợp với các đội thu hồi công nợ các công trình của toàn công ty. - Báo cáo thực hiện giá trị sản lượng hàng tháng, quý, năm và báo cáo chi phí sản xuất, chi phí trung gian giá trị tăng thêm lên Hội đồng quản trị. - Xây dựng quỹ tiền lương hàng năm của công ty. - Hướng dẫn các đội thực hiện đúng các thông tư hướng dẫn về tiền lương Nhà nước ban hành. - Hướng dẫn các đội làm hợp đồng lao động cho công nhân hợp đồng thời vụ đúng quy định của Bộ luật lao động. - Tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác tổ chức. - Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để nâng cao năng lực, hiệu quả công tác. - Tuyển chọn đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kỹ sư có năng lực bổ sung cho công ty. - Thực hiện công tác nâng bậc lương hàng năm cho các cổ đông người lao động theo quy định của Bộ luật lao động. - Thảo các quyết định khi Tổng Giám đốc điều hành yêu cầu. - Có trách nhiệm theo dõi thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động theo quy định của Bộ luật lao động. Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác thi đua, khen thưởng và toàn bộ hành chính của bộ máy quản lý. - Lập sổ quản lý cổ đông của công ty. - Quản lý lưu trữ hồ sơ nhân sự, hồ sơ cổ đông của công ty. - Có trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản văn phòng của công ty. - Thực hiện các công việc hành chính tại văn phòng công ty. - Lập hồ sơ quản lý sức khoẻ cho người lao động, thực hiện khám sức khoẻ định kỳ theo quy định. - Lập hồ sơ cho người lao động đi khám sức khoẻ, giám định tai nạn lao động. - Quản lý sử dụng tủ thuốc cấp cứu tại cơ quan. - Lập sổ bảo hiểm y tế cho cổ đông và người lao động hàng năm. - Kiểm tra, hướng dẫn các đội thanh quyết toán tiền lương đúng và kịp thời. - Cung cấp kịp thời đầy đủ các thông tin và báo cáo tiền lương cho các phòng có liên quan. - Lập sổ và quản lý: sổ bảo hiểm xã hội, sổ lao động. - Làm thủ thục nghỉ chế độ (hưu trí, thôi việc, tai nạn LĐ, tử tuất) cho người lao động. - Xác định và quản lý danh sách các cổ đông trích nộp BHXH, BHYT và BH thất nghiệp. - Phối hợp với các phòng chức năng thực hiện công tác nâng bậc lương hàng năm cho người lao động. 2.2.3.7. Các chi nhánh. * Nhiệm vụ quyền hạn của các Giám đốc chi nhánh: Giám đốc các chi nhánh là do Tổng Giám đốc điều hành công ty đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Là người đại diện cho chi nhánh, có quyền điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh theo quy chế tổ chức quản lý của chi nhánh đã được Hội đồng quản trị phê chuẩn. Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc công ty. HĐQT, pháp luật nhà nước về mọi mặt hoạt động của chi nhánh (các chi nhánh có quy chế riêng). 2.2.3.8. Các đội. * Nhiệm vụ, quyền hạn của các đội trưởng đội xây lắp: - Quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đội mình. - Tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm từng công trình, nhiệm vụ kế hoạch của đội từng thời kỳ kế hoạch. - Triển khai thực hiện sự hướng dẫn chuyên môn của phòng chức năng. - Tự chủ trong phân công lao động của đơn vị để phù hợp với phương án sản xuất của đơn vị. - Chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về chi phí trực tiếp phần đội được hưởng. - Chịu trách nhiệm trước giám đốc và tập thể người lao động về kết quả SXKD của đội mình, về đời sống, chế độ quyền lợi của cổ đông và người lao động trong đội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với doanh nghiệp. - Bị miễn nhiệm khi: trong thời gian liền kề hai năm liên tục không hoàn thành kế hoạch được giao; Vi phạm hoặc không thực hiện tốt trách nhiệm người quản lý đã quy định. PHẦN III: NỘI DUNG VỀ PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN Dự án công ty xây dựng: khách sạn, nhà nghỉ 5 tầng. 3.1. Căn cứ pháp lý: - Căn cứ Luật xây dựng số: 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Căn cứ nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Căn cứ Nghị định số: 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; - Căn cứ Thông tư số: 08/2005/TT-BXD ngày 06/05/2005 về hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07//5/2005. - Căn cứ quyết định số 1755/2006/QĐ-UBND ngày 22/08/2006 của UBND Tỉnh Thái Nguyên V/v: Ban hành quy định về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng và thiết kế - dự toán xây dựng đối với các công trình thuộc nhóm B,C trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Căn cứ quyết định số 278/QĐ-TTg ngày 02/11/2005 của UBND Thủ tướng chính phủ về việc: Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. - Căn cứ chứng chỉ quy hoạch số 26/CCQH ngày 21/08/2006 của Sở xây dựng Thái Nguyên cấp. 3.2. Phân tích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư: 3.2.1. Mục tiêu của dự án: - Xây dựng công trình dân dụng cấp 3 trên khu đất xây nhà 2 tầng để xe đã có trong dự án làm khách sạn, nhà nghỉ 5 tầng và văn phòng làm việc của công ty nhằm phục vụ cho nhu cầu ngủ, nghỉ của khách khi qua thăm và làm việc tại thành phố Thái Nguyên. Giải quyết thêm nguồn thu nhằm nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên công ty. - Xây dựng một khu văn phòng làm việc tiện nghi cho toàn bộ công nhân viên công ty. 3.2.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây: Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đất nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới, công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước với mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang được phát triển mạnh mẽ. Từ những thay đổi đó cơ cấu nền kinh tế nước ta có những bước chuyển dịch lớn, tỷ trọng nền kinh tế nông nghiệp giảm đi rõ rệt, tỷ trọng công nghiệp và thương mại dịch vụ tăng đáng kể. Trong những năm tới Đảng và Nhà nước ta chủ trương tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại sẽ chiếp 60% giá trị GĐP vào năm 2010. Sự gia tăng tỷ trọng cơ cấu thương mại, dịch vụ sẽ góp phần giải quyết, khai thác được nguồn vốn ngoài quốc doanh là rất đáng kể, góp phần hoàn thành chỉ tiêu kinh tế của cả nước. 3.2.3. Sự cần thiết phải đầu tư: Do nhu cầu nghỉ ngơi của khách gửi xe và mọi người dân tới thành phố Thái Nguyên công tác và làm việc nên rất cần có một khu nghỉ ngơi tiêu chuẩn. Do nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Đông Á cũng rất cần một khu văn phòng làm việc mới, đảm bảo cho hoạt động của công ty. 3.3. Quy mô xây dựng – các giải pháp thiết kế 3.3.1. Quy mô xây dựng: 1/ Tên công trình: Khách sạn, nhà nghỉ 5 tầng. 2/ Vị trí địa điểm xây dựng: Trên khu đất đã được UBND tỉnh Thái Nguyên cho thuê tại quyết định số 3050QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2006 để sử dụng vào mục đích kinh doanh thuộc tổ dân phố số 2, phường Đồng Quang thành phố Thái Nguyên. 3/ Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Đông Á 4/ Nguồn vốn đầu tư: - Vốn tự có của doanh nghiệp: 4.000.000.000 đồng. - Vốn vay ngân hàng: 300.000.000 đồng. 5/ Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới 100%. 6/ Quy mô xây dựng: - Diện tích xây dựng: 830 m - Tổng diện tích sàn: 4.135 m - Số tầng: 05 tầng. - Chiều cao công trình: 18,6 m - Loại công trình: dân dụng. - Cấp công trình: cấp 3. 3.3.2. Giải pháp thiết kế. 1/ Giải pháp thiết kế tổng mặt bằng: Trên khu đất đã được UBND tỉnh Thái Nguyên cho thuê tại quyết định số 3057-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2006, để sử dụng vào mục đích kinh doanh thuộc tổ dân phố số 2, phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên. Khu khách sạn, nhà nghỉ và văn phòng công ty là khối nhà 5 tầng được nằm gọn ở phía Đông Nam khu đất, chiếm 1/4 diện tích đất trong bãi đỗ xe tại vị trí dự kiến xây dựng khu nhà hai tầng đã có trong dự án. Công trình được thiết kế phù hợp với diện tích khu đất và đảm bảo các tiêu chuẩn quy phạm trong thiết kế cũng như quy hoạch của khu vực. 2/ Giải pháp kiến trúc hỗn hợp khối gồm 2 đơn nguyên; từ tầng 1 đến tầng 5 diện tích sàn mỗi tầng là 830 m, tầng 1 chủ yếu bố trí các phòng làm việc và họp của đơn vị, từ tầng 2 đến tầng 5 mỗi tầng bố trí 8 phòng nghỉ cá nhân có diện tích trung bình là 25 m đến 30 m và 3 phòng nghỉ tập thể có diện tích trung bình từ 50 đến 60 m, các phòng đều có vệ sinh khép kín, các phòng đều có cửa sổ hoặc ban công tiếp xúc với thiên nhiên nhằm tận dụng ánh sáng tự nhiên và tạo cảm giác mát mẻ và thân thiện cho khách nghỉ. 3/ Giải pháp kết cấu: - Phần móng: móng cột BTCT bê tông mác 200 chịu lực phía dưới được ép cọc BTCT và kết hợp móng băng bằng gạch chỉ đặc vữa xi măng mác 50 cùng hệ giằng móng BTCT mác 200 dày từ 300 đến 400. - Phần thân nhà: Hệ thống kết cấu chịu lực: khung, cột BTCT đổ toàn khối kết hợp tường bao che và tường ngăn xây bằng gạch chỉ loại A vữa xi măng mác 50. 4/ Giải pháp cấp điện, cấp thoát nước. - Hệ thống cấp điện, cấp thoát nước được thiết kế đồng bộ, hoàn chỉnh. - Nguồn cấp điện được lấy từ mạng điện thành phố theo thoả thuận cung cấp điểm đầu nối của chi nhánh điện lực thành phố. - Nguồn cung cấp nước sạch được lấy từ mạng cấp nước thành phố theo thoả thuận cung cấp điểm đầu nối của công ty kinh doanh nước sạch Thái Nguyên. - Hệ thống thoát nước mặt, nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý qua bể tự hoại rồi thoát và hệ thống mương thoát nước chung của thành phố đã được phòng tài nguyên môi trường đồng ý và sở xây dựng quy hoạch cấp phép. 5/ Giải pháp về phòng cháy, chữa cháy. - Hệ thống phòng cháy chữa cháy nổ cho công trình được thiết kế tuân thủ theo các quy định tiêu chuẩn hiện hành và được thẩm duyệt của cơ quan phòng chữa cháy công an tỉnh Thái Nguyên gồm: + Hệ thống cấp nước chữa cháy cho công trình. + Các bình bọt, bình khí chữa cháy đặt ở nơi thuận tiện để phục vụ cho chữa cháy ban đầu. 6/ Giải pháp về bảo vệ môi trường. - Công trình xây dựng được thiết kế phù hợp với cảnh quan khu vực, có bố trí hệ thống cây xanh, vườn, tiểu cảnh để làm đẹp cho khu phố. - Trong quá trình thi công toàn bộ các rác thải xây dựng được thu gom lại một chỗ rồi cho chuyển tới nơi đổ rác quy định. Các xe chở vật liệu ra vào đúng giờ quy định và phải che phủ bạt tránh bụi và tiếng ồn cho khu vực. Giờ làm việc theo đúng quy địnhcủa tổ dân phố để không làm ảnh hưởng tới nhu cầu nghỉ ngơi của dân cư. - Trong quá trình hoạt động kinh doanh, toàn bộ nước thải sinh hoạt, nước mặt của khu nhà được xử lý trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực. Chất thải sinh hoạt được thu gom đổ đúng nơi quy định. 3.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế: 3.3.3.1. Tổng vốn đầu tư xây dựng: 1/ Chi phí phần xây lắp (I): 5.582.250.000đ 2/ Chi phí thiết bị (II): 500.000.000đ 3/ Các chi phí khác (III): a) Chi phí lập báo cáo KTKT + Bản vẽ thiết kế thi công = tổng vốn xây lắp × 2,58% = 5.582.250.000đ × 2,58% = 144.022.000 đ b) Chi phí khác = 5.582.250.000đ × 6,33% = 353.358.000đ Tổng cộng (III) = 497.380.000đ 4/ Tổng chi phí (I + II + III): 6.579.630.000đ 5/ Dự phòng (IV): 420.370.000đ 6/ Tổng số vốn đầu tư xây dựng (I + II + III + IV): 7.000.000.000đ Bằng chữ: bảy tỷ đồng./. 3.3.3.2. Dự kiến chi phí và doanh thu năm đầu. Bảng 04: dự kiến chi phí và doanh thu năm đầu của dự án ĐVT: đồng 1/ Phục vụ cho nhà nghỉ 446.000.000đ - Chi phí nguyên nhiên vật liệu 80.000.000đ - Tiền điện 120.000.000đ - Tiền nước 54.000.000đ - Lương nhân viên 6 người: 2000.000đ/ng/tháng * 12 tháng 144.000.000đ - Điện thoại tạm tính 3.000.000đ/tháng * 12 tháng 36.000.000đ - Chi phí khác 12.000.000đ - Doanh thu 30 phòng * 300.000 * 20 người * 12 tháng 2.160.000.000đ 2/ Phục vụ cho kinh doanh ăn uống 982.000.000đ - Nguyên liệu chế biến 576.000.000đ - Điện 46.000.000đ - Nước 60.000.000đ - Ga bếp: Mỗi tháng hết 10 bình * 300.000đ/bình * 12 tháng 36.000.000đ - Chi phí khác 24.000.000đ - Lương nhân viên: 10 người*2.000.000đ/người/tháng*12 tháng 240.000.000đ - Doanh thu 5.000.000đ/người * 20* 12 tháng 1.200.000.000đ - Vốn đầu tư ban đầu: 7.000.000.000đ - Doanh thu trước thuế của dự án: 3.360.000.000đ - Tổng chi phí hoạt động năm đầu (chưa bao gồm khấu hao và thuế thu nhập): 1.428.000.000đ - Nguồn khấu hao hàng năm: 500.000.000đ - Thu nhập bình quân người lao động: 2000.000đ/tháng Trên đây là dự kiến doanh thu và chi phí năm đầu của dự án, trong những năm tiếp theo doanh thu và chi phí của dự án sẽ tăng dần theo bảng sau: Bảng 05: dự tính doanh thu và chi phí 6 năm của dự án ĐVT: triệu đồng năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 doanh thu 3360 3400 3672 3821 3945 4271 chi phí 1428 1621 1793 1898 1923 2019 3.3.3.3. Bảng tổng hợp dòng tiền phân tích tài chính. 1/ Dự án vay: Tổng vốn đầu tư: 7000 triệu đồng Trong đó: Vốn tự có: 4000 triệu đồng Vốn vay ngân hàng: 3000 triệu đồng Công ty sử dụng doanh thu của những năm đầu làm kinh phí lưu động trong những năm tiếp theo. 2/ Khấu hao, kế hoạch trả nợ: - Nguồn khấu hao hàng năm: D = Trong đó: D: Mức khấu hao năm Icđ: Vốn đầu tư cố định là 7000 triệu đồng SV: Giá trị thanh lý 4000 triệu đồng n: Số thời đoạn tính toán là 6 năm Bảng 06: tính khấu hao TSCĐ 6 năm của dự án ĐVT: triệu đồng Năm Khấu hao 2009 500 2010 500 2011 500 2012 500 2013 500 2014 500 * Trả vốn đều hàng năm, trả lãi hàng năm tính theo số vốn vay còn: vay ngân hàng lãi suất 9% (A/P; 9%; 6)x3000= 0,2229 x 3000= 668,7 Bảng 07: Trả vốn và lãi hàng năm ĐVT: triệu đồng Năm vốn vay Trả vốn + trả lãi trả vốn trả lãi Vốn gốc còn 0 3000 3000 2009 668,70 398,70 270 2601,30 2010 668,70 434,58 234,12 2166,72 2011 668,70 473,70 195 1693,02 2012 668,70 516,33 152,37 1176,69 2013 668,70 562,80 105,90 613,90 2014 668,70 613,45 55,25 0 - Thời gian trả nợ gốc: Trong vòng 6 năm * Ta có tỉ suất i được xác định như sau: Do dự án sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó có vốn tự có là 4000 triệu đồng. Nếu không đầu tư vào dự án này mà đem gửi ngân hàng thì lãi suất một năm là 8% còn nếu đầu tư vào dự án khác thì tỉ suất lợi nhuận là 10%/năm. Tỉ suất i được tính theo công thức: i = ; trong đó: Ivay: Vốn vay ngân hàng Itc: Vốn tự có Iđt: Tổng vốn đầu tư i= = 0.09= 9% BẢNG TỔNG HỢP PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN ĐVT: triệu đồng tt năm 0 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1 vốn đầu tư 7000 2 vốn tự có 4000 3 vốn vay 3000 4 chi phí hoạt động 1428 1621 1793 1898 1923 2019 5 khấu hao 500 500 500 500 500 500 6 trả vốn 398,7 434,58 473,7 516,33 526,8 613,45 7 trả lãi 270 234,12 195 152,37 105,9 55,25 8 doanh thu 3360 3400 3672 3821 3945 4271 9 Giá trị thu hồi, thanh lý 4000 10 thuế thu nhập 290,50 261,22 296 317,66 354,03 424,19 11 tổng chi 4000 2387,20 2550,92 2757,70 2884,36 2909,73 3111,89 12 CFAT -4000 972,80 849,08 914,30 936,64 1035,28 5159,11 13 HSCK 1 0,9174 0,8417 0,7722 0,7084 0,6499 0,5963 14 CFAT (1+i) -4000 892,45 714,67 706,02 663,52 672,83 3076,38 15 cộng dồn CFAT (1+i) -4000 -3107,55 -2392,88 -1686,86 -1023,34 -350,52 2725,86 16 B(1+i) 0 3082,46 2861,78 2835,52 2706,80 2563,86 4932 18982,41 17 C(1+i) 4000 2190,02 2147,11 2129,50 2043,28 1891,03 1855,62 16256,55 3.3.3.4. Đánh giá chỉ tiêu phân tích tài chính dự án đầu tư: Giá trị hiện tại thuần (NPV): Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô lãi của dự án khi tính chuyển về mặt bằng thời gian hiện tại. Công thức tính NPV: NPV= Điều kiện để lựa chọn NPV: NPV> 0: Dự án có hiệu quả NPV< 0: Dự án không có hiệu quả NPV= 0: Tùy từng trường hợp để xem xét Từ bảng tổng hợp phân tích dòng tiền: = 18982,41(triệu đồng) = 16256,55(triệu đồng) Thay số vào công thức ta có: NPV= 2725,86 (triệu đồng) Ta thấy NPV> 0: dự án có hiệu quả Tỷ số lợi ích_chi phí (B/C): Đây là chỉ tiêu phản ánh ứng với mỗi đồng chi phí bỏ ra thì thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu khi tính chuyển về mặt bằng thời gian hiện tại. Công thức xác định: B/C= Tiêu chuẩn đánh giá: Nếu B/C> 1: Dự án có hiệu quả B/C< 1: Dự án không có hiệu quả B/C= 1: Tùy từng trường hợp xem xét Đối với dự án này: B/C= = 1,17 Ta thấy B/C> 1: Dự án có hiệu quả. * Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR=24% Đây là chỉ tiêu phản ánh mức lãi suất nếu dùng nó làm tỉ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu chi về hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi hay NPV= 0. * Thời gian hoàn vốn đầu tư (T): Là khoảng thời gian cần thiết để thu hồi vốn tự có đã bỏ ra hay là khoảng thời gian doanh thu vừa đủ bù đắp các khoản chi phí khi tính chuyển về mặt bằng thời gian hiện tại. Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 CFAT 972,80 849,08 914,30 936,64 1035,28 5159,11 HSCK 0,9174 0,8417 0,7722 0,7084 0,6499 0,5963 CFATPV 892,45 714,67 706,02 663,52 672,83 3076,38 cộng dồn -3107,55 -2392,88 -1686,86 -1023,34 -350,52 2725,86 t=5=> NPV= -350,52 t= 6 => NPV= 2725,86 T= T= 5,1262 năm Hay: T 5 năm 1 tháng 15 ngày 3.4. Đánh giá độ an toàn về tài chính của dự án: Đánh giá độ an toàn về nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn huy động phải đảm bảo không chỉ đủ về số lượng mà phải phù hợp với tiến độ thực hiện đầu tư đồng thời phải đảm bảo về mặt pháp lý và cơ sở thực tiễn của các nguồn huy động, phải xem xét các điều kiện cho vay vốn, hình thức thanh toán và trả nợ vốn vay. Ta có: Tỷ lệ vốn tự có/ vốn đầu tư = = > Chứng tỏ tiềm lực tài chính đảm bảo cho dự án đầu tư được thuận lợi. Phân tích độ nhạy của dự án: Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án khi các yếu tố có liên quan đến dự án thay đổi. Mục đích: Tìm ra yếu tố nào có tác động mạnh nhất, tích cực hay tiêu cực đến dự án để tìm biện pháp khắc phục rủi ro. Trước hết ta xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính là: vốn đầu tư, giá bán, chi phí vận hành. Sau đó ta tăng, giảm các yếu tố cùng 1 tỉ lệ %: Vốn đầu tư ban đầu tăng 10% Chi phí vận hành tăng 10%. Tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: NPV, IRR ta có bảng sau: Bảng 09: sự thay đổi của IRR và NPV khi vốn và chi phí vận hành thay đổi. Các đại lượng đầu vào thay đổi IRR(%) % thay đổi NPV % thay đổi Theo tính toán của dự án 24% 2725,9 Vốn đầu tư tăng 10% 20% -16,7 2049,49 -24,8 Chi phí vận hành tăng 10% 21% -12,5 2136,6 -21,6 Từ bảng tổng hợp tỷ lệ % thay đổi ta thấy: - NPV nhạy cảm nhiều hơn khi vốn đầu tư thay đổi, sau đó đến chi phí vận hành. - IRR nhạy cảm nhiều hơn khi vốn đầu tư thay đổi, sau đó đến chi phí vận hành. Kết luận: yếu tố vốn đầu tư có ảnh hưởng nhiều hơn đến các chỉ tiêu tài chính so với chi phí vận hành. 3.5. Biểu diễn các công việc qua biểu đồ GANTT và sơ đồ PERT Lịch trình công việc của dự án: Bảng 10: lịch trình, thời gian công việc của dự án STT Công việc Thời gian thực hiện Kí hiệu Thời gian (tháng) CV trước 1 Lập dự án 06/2007 - 09/2007 A 3 - 2 Thiết kế 07/2007 - 09/2007 B 2 - 3 Xin chứng nhận đầu tư 09/2007 - 10/2007 C 1 A 4 Xin giấy phép xây dựng 09/2007 - 10/2007 D 1 B 5 Huy động vốn 10/2007 - 01/2008 E 3 C,D 6 Chỉ định đơn vị xây dựng 12/2007 - 01/2008 F 1 C,D 7 Đào tạo nhân lực chủ chốt 01/2007 - 07/2008 G 6 E 8 Xây dựng phần thô 01/2007 - 07/2008 H 6 E,F 9 Hoàn thiện toàn bộ công trình 07/2008 - 10/2008 I 3 H 10 Tuyển dụng và huấn luyện nhân viên 07/2008 - 10/2008 K 3 G 11 Marketing và khai trương 10/2008 - 11/2008 L 1 I,K Sơ đồ 03: sơ đồ PERT của dự án. 1 3 4 6 8 2 5 7 9 10 A(3) B(2) C(1) D(1) E(3) F(1) H(6) I(3) K(3) L(1) G(6) Bảng 11: thời gian dự trữ của dự án. Công việc Thời gian ES EF LF LS Thời gian dự trữ toàn phần A 3 0 3 3 0 0 B 2 0 2 3 1 1 C 1 3 4 4 3 0 D 1 2 3 4 3 1 E 3 4 7 7 4 0 F 1 4 5 7 6 2 G 6 7 13 13 7 0 H 6 7 13 13 7 0 I 3 13 16 16 13 0 K 3 13 16 16 13 0 L 1 16 17 17 16 0 Đường GANTT: A-C-E-G-K-L Thời gian thực hiện dự án: 17 tháng PHẦN IV: HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi, nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. Cũng có thể hiểu Marketing là một dạng hoạt đông của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi. Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Đông Á ngay từ khi thành lập đã đề cao tính sáng tạo, tính nghệ thuật và kiến trúc hiện đại cho không gian mới, luôn đi sâu tìm hiểu thị hiếu của khách hành. Vì vậy, công ty luôn tập trung mọi nguồn lực nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng hoàn hảo nhất và thường xuyên cải tiến mẫu mã, kỹ thuật. Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đạt được mục tiêu đề ra, thì vấn đề xã hội cũng được công ty quan tâm. Chẳng hạn như: vấn đề về môi trường, vấn đề về bảo đảm an toàn cho người lao động (cung cấp cho thợ đồ bảo hộ lao động, công cụ, dụng cụ an toàn lao đông), tham gia đóng góp từ thiện ủng hộ quỹ chất độc màu da cam tỉnh Thái Nguyên bằng việc mua hàng của hội)… 4.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty. Định nghĩa nghiên cứu thị trường: “Nghiên cứu thị trường là sự thu thập và phân tích các dữ liệu về thị trường, con người, các hạn chế, kênh phân phối, đối tượng tham gia nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các quyết định Marketing” Công ty nhận thấy nghiên cứu thị trường là công cu kinh doanh thiết yếu và là công việc cần làm trong một thị trường cạnh tranh, nơi có quá nhiều sản phẩm phải cạnh tranh gay gắt để dành lấy sự chấp nhận mua hay sử dụng của khách hàng. Do đó công ty càng hiểu rõ được về thị trường và khách hàng tiềm năng và càng có nhiều cơ hội thành công hơn. Việc tìm hiểu về nhóm khách hàng mục tiêu và thói quen mua sắm của họ sẽ giúp cho công ty có nhiều biện pháp phù hợp để đưa sản phẩm của mình ra thị trường một cách thành công hơn. Việc nghiên cứu sẽ cung cấp những chi tiết rất quan trọng hỗ trợ cho công ty phát hiện ra thị trường “ngách” cho đến hoạch đinh một chiến lược tiếp thị sản phẩm có hiệu quả và nhờ nghiên cứu thì trường mà công ty không phải lãng phí tiền bạc và công sức cho những hi vong sai lầm. 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hoạt động Marketing tại công ty - Mặc dù chưa có phòng marketing riêng nhưng công ty Đông Á rất chú trọng marketing tới khách hàng. - Công ty có nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, các nhân viên làm việc tại lĩnh vực nào tự marketing cho lĩnh vực đó nên khi gặp khách hàng có trình độ, năng lực và rất am hiểu về lĩnh vực mà mình marketing, có thể giải thích, tư vấn giúp khách hàng lựa chọn những phương án tối ưu, thoả mãn được nhu cầu của khách hàng đến với công ty. — Tình hình lao động tại công ty Tổng số cán bộ trong biên chế của công ty là 220 người Trong đó : - Tốt nghiệp đại học: 42 người - Tốt nghiệp cao đẳng trung cấp: 28 - Nhân viên và công nhân lành nghề: 150 người Ngoài ra công ty còn có lực lượng công nhân xây dựng lành nghề không thường xuyên, sẵn sàng làm việc khi công ty cần. Nhìn chung tình hình lao động tại công ty đáp ứng được yêu cầu sản xuất đặt ra, song để đảm bảo chất lượng sản phẩm được tốt hơn, để mở rộng quy mô của doanh nghiệp trong tương lai, công ty nên chú ý đến việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động, tuyển dụng lao động phù hợp với chuyên môn, yêu cầu đặt ra. Công nghệ, trang thiết bị tại công ty Để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, công ty cũng cần chú ý tới việc đổi mới, cải tiến công nghệ, trang thiết bị phù hợp với tình hình sản xuất, nên tận dụng và phát huy tối đa năng suất lao động, khuyến khích công nhân nghiên cứu, đưa ra ý tưởng. Công ty có rất nhiều thiết bị ở các lĩnh vực kinh doanh của công ty, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng: Bảng 12: máy móc, thiết bị ở lĩnh vực xây dựng và văn phòng: Tên thiết bị (loại, kiểu, nhãn hiệu) Số lượng Năm sản xuất Số thiết bị từng loại Thiết bị thuộc sở hữu Đi thuê Công suất hoạt động I. Thiết bị thi công Máy lu Trung Quốc 03 2004 Công ty Máy xúc Hàn Quốc 05 2004 Công ty Xe tải 7 tấn 05 2005 Công ty Máy vận thăng 04 2003 Công ty 800kg Cần cẩu mi ni 02 2005 Công ty 150kg Máy phát điện Sanyo 02 2004 Công ty 100KVA Máy phát điện Honda 02 2005 Công ty 10KVA Máy bơm nước 05 2006 Công ty 10 m/h Máy mài Granito 08 2006 Công ty Máy cắt thép 02 2008 Công ty Máy uốn sắt GJ40 02 2008 Công ty Máy khoan đứng 02 2007 Công ty Máy đầm có Micasa 03 2006 Công ty Máy trộn BT điện 04 2004 Công ty 500 lít Máy trộn BT đầu nổ 05 2004 Công ty 250 lít Máy trộn vữa 06 2004 Công ty 150 lít Máy đầm dùi 12 2006 Công ty 0,8 kw Máy đầm bàn 10 2006 Công ty 1 kw Máy hàn điện 3 pha 03 2004 Công ty Máy hàn điện 2 pha 03 2004 Công ty Máy phun sơn 10 2004 Công ty 1 kw Máy cắt uốn thép 04 2002 Công ty 3 kw Máy cắt gạch 14 2004 Công ty 1,5 kw Máy cưa gỗ 08 2002 Công ty 1,5 kw Máy đục bê tông 02 2005 Công ty Máy cắt bê tông 02 2005 Công ty Bộ giáo thép chống 5.000 2004 Công ty Cốt pha định hình m 5.000 2004 Công ty II. Thiết bị văn phòng Xe ô tô con 05 2004 Công ty Máy vi tính 30 2004 Công ty Máy in lazer 12 2004 Công ty Máy photocopy 02 2006 Công ty Máy FAX 03 Công ty Máy điện thoại 20 Công ty Tình hình tài chính của công ty Để mở rộng quy mô, và tăng nguồn vốn chủ sở hữu, công ty cần thu hút thêm nhà đầu tư, các cổ đông tham gia.Cần có biện pháp làm giảm các khoản nợ phải trả, và có biện pháp thu nợ hợp lý 4.3. Hoạt động Marketing mix của công ty Hoạt động Marketing mix là: “Tập hợp bốn biến số chính( sản phẩm, giá, phân phối và hỗ trợ bán hàng) kết cấu thành Marketing của doanh nghiệp được gọi là Marketing hỗn hợp(Marketing mix). Bốn yếu tố của Marketing mix tác động tương hỗ, quyết định yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ba yếu tố còn lại”. Các yếu tố đó đã được công ty vận dụng như sau: 4.3.1 Sản phẩm, hàng hoá dịch vụ của công ty. Bảng 13:các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của công ty. STT Tên ngành Mã ngành (theo phân ngành kinh tế quốc dân) 1 Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước; Xây lắp điện đến 35KV; Dịch vụ môi trường; Mua bán sinh vật cảnh; Xử lý phòng chống mối mọt; Tư vấn giám sát chất lượng xây dựng. 4100; 4210; 4290; 4321; 2 Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng; Kinh doanh nhà 4311; 4312; 3 Trang trí nội, ngoại thất 4330; 4 Mua bán vật liệu xây dựng 4663; 5 Mua bán rượu, bia, thuốc là điếu; 4663; 4634; 6 Dịch vụ cho thuê và môi giới nhà đất; 7 Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ ăn uống. 55101; 55103; 8 Vận chuyển hành khách bằng xe ô tô (bao gồm cả vận chuyển khách du lịch); 4932; 9 Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa; 7911; 7912; 10 Kinh doanh dịch vụ văn hoá vui chơi thể thao (tennis, cầu lông, bi a); 9329; 11 Kinh doanh dịch vụ mát xa, xông hơi, vũ trường; 9610; 12 Dịch vụ vận chuyển hàng hoá, thư tín và bưu phẩm bằng đường bộ, đường hàng không; Đại lý bán vé máy bay trong nước và quốc tế 5229; 13 Kho bãi và lưu giữ hàng hoá; 5210; 14 Rửa xe ô tô; Mua bán ôtô, xe máy; 4541 4.3.2. Về giá Đánh giá sự cạnh tranh của công ty về hai mảng chính là xây dựng và thương mại dịch vụ -Về xây dựng: do công ty còn bỏ giá dự thầu chưa hợp lý do đó làm hạn chế khả năng thắng thầu. vì vậy, công ty nâng cao khả năng thắng thầu bằng cách nghiên đưa ra giá dự thầu hợp lý đảm bảo thấp hơn giá dự thầu của đối thủ cạnh tranh. - Về mặt thương mại và dịch vụ: +để tạo sự cạnh tranh trong kinh doanh thương mại của công ty thì công ty đưa ra chiến lược giá cả làm sao hạ thấp giá thành bằng cách xây dựng mối quan hệ gắn bó lâu dài và tin tưởng với các đơn vị cung ứng. +để đạt được kết quả trong dịch vụ thì công ty đưa ra các tua du lịch với các mùa và các gói du lịch trọn gói hoặc từng phần để đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng. Nghiên cứu các địa điểm tua du lịch và tạo sự liên kết với các đơn vị cung ứng để có được chi phí thấp tạo giá thành cạnh tranh với các công ty đối thủ. 4.3.3. Các hình thức xúc tiến bán hàng: : - Marketing trực tiếp: + Xây dựng: Bằng nhân viên tiếp thị trực tiếp gặp gỡ, sử dụng tài liệu chủ yếu là catalog những catolog những công trình đã thi công, những bản vẽ đẹp đó được khách hàng để ý và sử dụng. + Dịch vụ: marketing trực tiếp là chủ yếu, đặc biệt là về lĩnh vực du lịch, các nhân viên trực tiếp đi điều tra thị trường, gặp gỡ và giới thiệu, tư vấn cho khách hàng. 4.3.4. Phân phối. Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, là sản xuất sản phẩm theo từng hợp đồng, không có sản phẩm xác định về mẫu mã, kích thước, mầu sắc, giá cả cũng thay đổi theo từng thời điểm nên phải có sự giới thiệu và tư vấn về lĩnh vực du lịch và xây dựng, nên công ty sử dụng kênh phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. - Với bộ phận xây dựng: sau khi nhận hợp đồng bộ phận thiết kế sẽ phác thảo chi tiết công trình,sau đó đưa cho khách hàng tham khảo, nếu khách hàng đồng ý sẽ được bàn giao cho bộ phận thi công. - Với bộ phận du lịch: khi khách hàng có dự định đi du lịch, công ty sẽ gọi điện hoặc cho nhân viên trực tiếp đến tư vấn, hỏi về dự định của khách hàng sau đó mới tính giá để có lợi nhất cho khách hàng. - Với bộ phận nhà hàng, khách sạn: luôn luôn chú ý đến những nhu cầu của khách hàng để đáp ứng được tốt nhất. Kênh phân phối trực tiếp sẽ giúp công ty đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đồng hời khách hàng có thể trao đổi trực tiếp với công ty.Vì vậy Công ty sử dụng kênh phân phối trực tiếp PHẦN V: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 5.1.Quản lý dự trữ. Nhận thấy giá trị nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy quản lý tốt khâu thu mua , dự trữ nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho Công ty. Để thực hiện tốt điều đó Công ty đó triệt để tận dụng mỗi lần đặt hàng để giảm chi phí thuê xe. Toàn bộ nguyên vật liệu được thu mua từ nguồn cung cấp đáng tin cậy, có đăng ký kiểm định chất lượng và là hàng nhập khẩu chính gốc . Mô hình ABC mà công ty đang áp dụng trong quản lý dự trữ: Kỹ thuật ABC thường được sử dụng trong phân tích hàng hoá dự trữ nhằm xác định mức độ quan trọng của hàng hoá dự trữ khác nhau. Từ đó xây dựng các phương pháp dự báo, chuẩn bị nguồn lực và kiểm soát dự trữ cho từng nhóm hàng khác nhau. Trong kỹ thuật ABC, hàng hoá dự trữ được phân loại như sau: - Nhóm A: Bao gồm những hàng hoá có giá trị hàng năm chiếm từ 60%-70% so với tổng giá trị dự trữ, trong khi đó về số lượng chỉ chiếm khoảng 5%-10 % lượng hàng dự trữ. - Nhóm B: Bao gồm những loại hàng hoá có giá trị hàng năm ở mức trung bình từ 25%-30% ứng với số lượng khoảng 30% tổng số hàng hoá dự trữ - Nhóm C: Gồm những loại hàng có giá trị hàng năm chiếm khoảng 5%-10% nhưng số lượng chiếm khoảng 60%-70% tổng số lượng hàng dự trữ Bảng giá trị sản phẩm: (theo số liệu tại phòng vật tư) sản phẩm Chi phí đơn vị(1000đ) Số lượng(ĐV) Tổng giá trị(1000Đ) Tỷ lệ về giá trị(%) Tỷ lệ về số lượng(%) ống thép 24.2 488 11809.6 38.1 39.1 Hộp 10x10 18.5 598 11063 35.7 47.9 Inox cn 39.5 10 395 1.3 8 Inoox dẹt 30 25 750 2.4 2 kính 8 ly 92.6 15 1389 4.5 1.2 kính 10 ly 119 6 714 2.3 0.5 kính 4.2 ly 37 4 148 0.5 0.3 sơn lót 34.4 19 653.6 2.1 1.5 chất làm cứng 36 7 252 0.8 0.6 ván 9 ly 51 52 2652 8.6 4.2 sơn mika 32 10 320 1 0.8 sơn cn 49 2 98 0.3 0.2 khoá 63 14 2 28 0.1 0.2 khoá ama 60.5 4 242 0.8 0.3 sơn bóng 70 7 490 0.016 0.006 Tổng 1249 31004.2 100 100 Từ bảng trên ta phân loại sản phẩm theo các nhóm A, B, C như sau: Bảng phân loại sản phẩm: Sản phẩm Tỷ lệ về giá trị(%) Tỷ lệ về số lượng(%) Nhóm sản phẩm ống thép 38.1 39.1 A Hộp 10x10 35.7 47.9 ván 9 ly 8.6 4.2 B kính 8 ly 4.5 1.2 Inoox dẹt 2.4 2 kính 10 ly 2.3 0.5 sơn lót 2.1 1.5 sơn bóng 1.6 0.6 C Inox cn 1.3 0.8 sơn mika 1 0.8 chất làm cứng 0.8 0.6 khoá ama 0.8 0.3 kính 4.2 ly 0.5 0.3 sơn cn 0.3 0.2 khoá 63 0.1 0.2 Tổng 100 100 Việc phân loại sản phẩm theo mô hình giúp công ty đánh giá được tầm quan trọng của từng nhóm sản phẩm, từ đó có kế hoạch dự trữ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hợp lý. Tránh được tình trạng dư thừa hay thiếu các vật liệu phục vụi sản xuất. Từ đó giúp công ty sử dụng vốn một cách hiệu quả, tránh ứ đọng vốn, giám chi phí kho bãi….. 5.2.Công tác lập kế hoạch điều độ sản xuất Thông thường các đội, chi nhánh sẽ tự kiểm tra nguyên vật liệu và báo lên bộ phận quản lý khi nguyên vật liệu trong kho gần hết. Do vậy tình trạng chậm thời gian tiến độ thi công và tình trạng các chi nhánh hết hàng rất ít xảy ra. Đối với những đơn hàng mà thời gian thực hiện ngắn, công ty phải thuê thêm lao động làm bán thời gian, hoặc lao động bên ngoài để đảm bảo việc thực hiện đúng tiến độ của dự án. 5.3. Phương pháp dự báo của doanh nghiệp: Việc dự báo nhu cầu, dù là dự báo tiêu thụ hay ước tính tiềm năng thị trường, có thể dựa trên nhiều phương pháp, từ những ước tính thô sơ tới những mô hình thống kê phức tạp. Dự báo đặc biệt quan trọng trong tình hình thị trường kinh doanh luôn luôn biến động. Một số phương pháp dự báo thường dùng của Công ty : Phân tích yếu tố thị trường : Để sử dụng yếu tố thị trường thành công, cần lựa chọn yếu tố thị trường đúng và tối thiểu hóa số lượng các yếu tố thị trường. Số lượng yếu tố thị trường càng nhiều thì càng có nhiều khả năng mắc lỗi trong dự báo và càng khó khăn hơn trong công việc xác định ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến nhu cầu. Điều tra ý định khách hàng: phương pháp này tiến hành một cuộc điều tra thăm dò ý kiến của các khách hàng tiềm năng để tìm hiểu về mức độ sẵn lòng sử dụng dịch vụ mà Công ty cung cấp với một mức giá cụ thể trong từng giai đoạn kinh doanh trong tương lai. Khi tham gia thực tế tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Đông Á thì chúng tôi đã được tham gia điều tra ý định khách hàng tiềm năng của công ty về lĩnh vực du lịch tại huyện Đại Từ để công ty thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Phân tích dữ liệu tiêu thụ quá khứ : Các dữ liệu tiêu thụ quá khứ bao gồm doanh số được tập hợp và lưu trữ từ quá khứ đến hiện tại. Các dữ liệu đó được tập hợp theo tháng, quý, năm và được gọi là dãy dữ liệu thời gian. Tổng hợp ý kiến của lực lượng bán hàng : được sử dụng để dự báo doanh số hay ước tính tiềm năng thị trường. Phương pháp này thu thập ý kiến về dự tính doanh số bán từ tất cả các nhân viên bán hàng của Công ty trong một giai đoạn nhất định. Tổng hợp tất cả các dự tính này sẽ tạo nên doanh số dự báo của Công ty. Phương pháp này tạo nên những dự báo khá chính xác khi Công ty có những nhân viên bán hàng có năng lực. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẬN XÉT. Qua quá trình tìm hiểu, đánh giá và phân tích công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng và Thương Mại Đông Á em thấy nhìn chung hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty trong những năm gần đây tương đối tốt, luôn đóng góp đầy đủ các khoản thuế cho nhà nước, nâng cao thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, luôn thanh toán đầy đủ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Nhưng do công ty mới thành lập nên vẫn còn tồn tại 1 số hạn chế: Cơ cấu tổ chức chưa thực sự hoàn thiện, các phòng ban trong công ty chưa có sự tách bạch rõ ràng. Còn tồn tại việc kiêm nhiệm, ôm đồm công việc của các nhân viên. Hoạt động Marketing của công ty chưa có sự chuyên nghiệp mà mới chỉ là hoạt động nhỏ lẻ của từng bộ phận riêng biệt. Và nó được thể hiện qua: Chính sách xúc tiến của công ty chưa được đa dạng. Công tác thu thập thông tin của công ty về khách hàng, đối thủ chưa được làm thường xuyên chỉ làm khi nào công ty thấy cần. Một số chính sách vẫn chưa thực rõ ràng. ĐỀ XUẤT 2.1. Về tổ chức. Công ty nên tổ chức lại bộ máy cơ cấu tổ chức, cần có sự tách bạch rõ ràng và có sự phần chia quyền hạn và trách nhiệm giữa các phòng ban, bộ phận. Tạo ra sự chuyên môn hóa trong công việc để nâng cao hiệu quả làm việc của từng nhân viên, từng bộn phận….từ đó nâng cao kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh của công ty. 2.2. Về chính sách tuyển dụng và đào tạo. Trong công tác tuyển dụng và đào tạo công ty nên tổ chức các khóa đào tạo hàng năm cho các nhân viên để năng cao nghiệp vụ, tiếp nhận các kiến thức mới. Không ngừng nâng cao bộ máy lãnh đạo tổ chức quản lý. Mạnh dạn đầu tư chiều sâu, hạch toán chính xác các chi phí, mở rộng thị trường tạo niềm tin vững chắc trong lòng khách hàng. 2.3. Về Marketing - Công ty cần cần đẩy mạnh hoạt động Marketing vừa để thâm nhập thị trường mới, vừa để cạnh tranh với sản phẩm trên thị trường hiện tại. Hoạt động này vừa góp phần mở rộng thị trường vừa thực hiện mục tiêu tăng doanh thu, tăng hiệu quả kinh doanh. Để thực hiện điều đó công ty cần tổ chức một phòng Marketing với các hoạt động tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, các sản phẩm hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh. Bộ phận Marketing có nhiệm vụ cung cấp thông tin về khách hàng để phục vụ công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty đồng thời hỗ trợ hoạt động tiêu thụ. Muốn bộ phận Marketing hoạt động tốt công ty cần tuyển dụng một số nhân viên chuyên nghành Marketing đồng thời bồi dưởng, đào tạo các cán bộ đó theo từng mảng thị trường. Công ty cần khai thác thông tin về thị trường mới từ khách hàng và tìm kiếm mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng để từ đó chuyện môn hoá trong sản xuất và cung cấp hàng hoá đáp ứng nhu cầu tốt hơn cho khách hàng và tăng lợi nhuận cho công ty. - Thương hiệu là yếu tố đầu tiên quyết mọi công ty có thể tồn tại và phát triển. Công ty nên tập trung cho việc chuyên nghiệp hóa tất cả các bộ phận, chủ động liên hệ, hợp tác với các công ty tư vấn, công ty PR… để tham khảo các bước đi đúng hướng nhằm giữ gìn và phát triển thương hiệu. Về hoạt động kinh doanh. Công ty nên đưa Thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đây là hình thức kinh doanh giúp công ty cắt giảm chi phí dịch vụ, đồng thời nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ và tăng tốc độ cung cấp dịch vụ cho khách hàng.( đối với công ty thì nên áp dụng Thương mại điện tử vào mảng thương mại dịch vụ: nhà hàng, khách sạn, du lịch, …..). 2.5. Về công tác quản lý lao động, tiền lương. Công ty nên tìm cách sao cho tiền lương của công nhân viên tăng và áp dụng thêm một số hình thức ưu đãi khác nhằm thúc đẩy cán bộ, công nhân viên cống hiến khả năng của mình cho sự phát triển của công ty. Ngoài ra công ty cần quan tâm nhiều hơn nữa đên đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên như thăm hỏi và tặng quà khi họ bị ốm, quan tâm đến gia đình họ khi họ gặp khó khăn, động viên con cái họ khi có thành tích học tập tốt và sẽ nhận vào công ty làm việc nếu như con cái họ có năng lực và nguyện vọng, có thể hỗ trợ con cái của cán bộ công nhân viên trong công ty học đại học khi họ không có điều kiện, hàng năm nên tổ chức các cuộc thi lành mạnh để thắt chặt thêm mối quan hệ của mọi người trong công ty. Để hoàn thành bài báo cáo này , ngoài sự nỗ lực của cá nhân .Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong công ty Đầu Tư Xây Dựng và Thương Mại Đông Á, và sự hướng dẫn nhiệt tình chu đáo của cô giáo - Thạc sĩ Nguyễn Vân Anh đã giúp em vận dụng được lý luận vào thực tiễn, trang bị cho em một phần kiến thức rất phong phú, cũng như tạo tiền đề cho em tốt nghiệp sau này .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập môn học công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại đông á.doc
Luận văn liên quan