Báo cáo Thực tập nhận thức tại Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến

Trong suốt thời gian thực tập tại doanh nghiệp tư nhân Kim Yến, tôi đã được trải nghiệm những công việc thực tế và học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quí báu cho bản thân.Tôi nghĩ đây là khoảng thời gian vô cùng quý báu.Tuy nhiên, qua những mục tiêu tôi đề ra có những mục tiêu tôi hoàn thành tốt và những mục tiêu tôi chưa hoàn thành tốt. - Mục tiêu 1: Áp dụng kiến thức đã học vào môi trường thực tế  Hoàn thành: 70%  Tôi đã áp dụng được một số kiến thức đã học vào công việc bán hàng và đạt đươc một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, khi tham gia vào công việc thực tế, tôi cảm thấy lúng túng vì không biết nên áp dụng kiến thức gì và như thế nào để mang đến kết quả tốt nhất. - Mục tiêu 2: Tìm hiểu hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh trang sức vàng và ngành kinh doanh trang sức vàng  Hoàn thành: 80%  Qua nhiều tuần thực tập, tôi đã quan sát cũng như học hỏi được phương thức hoạt động của một doanh nghiệp kinh doanh trang sức từ khâu sản xuất, gia công, bán hàng, thu mua lại và tái sử dụng. Tuy nhiên, có một số kiến thức quá chuy ên môn nên tôi chưa thể nắm bắt được một cách trọn vẹn nhất. - Mục tiêu 3: Nâng cao kĩ năng bán hàng và giao tiếp với khách hàng  Hoàn thành: 90%  Công việc bán hàng mặt hàng trang sức giúp tôi luôn tiếp xúc trực tiếp với nhiều khách hàng hằng ngày , điều này cho tôi nhiều cơ hội thực hành và tích lũy được kinh nghiệm. Tôi nhận thấy rằng bản thân hiện tại đã tự tin và chuyên nghiệp hơn rất nhiều khi giao tiếp với khách hàng so với thời gian đầu thực tập.

pdf40 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4637 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập nhận thức tại Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên cơ quan thực tập: Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến Thời gian thực tập: 07/01/2013_17/03/2013 Người hướng dẫn: Bà Phan Thị Yến Giảng viên hướng dẫn: Cô Trần Thị Minh Ngọc Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Xuân Hiếu Mã số sinh viên: 100726 Lớp: TV101 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Tháng 3/2013 Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Tên cơ quan thực tập: Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến Thời gian thực tập: 07/01/2013_17/03/2013 Người hướng dẫn: Bà Phan Thị Yến Giảng viên hướng dẫn: Cô Trần Thị Minh Ngọc Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Xuân Hiếu Mã số sinh viên: 100726 Lớp: TV101 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức ii TRÍCH YẾU Thực tập nhận thức thật sự là một cơ hội rất tốt để giúp tôi tiếp xúc với môi trường kinh doanh thực tế.Điều này là cực kì quan trọng cho nghề nghiệp cũng như những hoạch định trong tương lai. Thế nên, trước khi tham gia vào khóa thực tập này tôi đã tự đưa ra cho mình những mục tiêu bao gồm: Nắm rõ được phương thức làm việc của doanh nghiệp kinh doanh trang sức, học hỏi, trau dồi và nâng cao nghiệp vụ bán hàng, tạo mối quan hệ tốt với doanh nghiệp và khách hàng và nâng cao hiểu biết về ngành kinh doanh trang sức. Trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp tư nhân Kim Yến, tôi thực sự đã học hỏi được rất nhiều từ sự hướng dẫn của các nhân viên trong doanh nghiệp và từ những trải nghiệm thực tế.Quả thật, lí thuyết khác rất xa so với thực tế, không những phải biết lựa chọn kiến thức đã học để vận dụng mà còn phải vận dụng kiến thức đó một cách linh hoạt để xử lí những tình huống khác nhau.Tôi được thực tập tại bộ phận bán hàng của doanh nghiệp, có thể nói đây là bộ phận rất quan trọng và là bộ mặt của doanh nghiệp.Bộ phận bán hàng là một phần trong quyết định mua trang sức của khách hàng và họ cũng là bộ phận có trách nhiệm giữ chân khách hàng.Qua đợt thực tập này, tôi thấy rằng làm việc tại bộ phận bán hàng là rất có lợi cho một sinh viên ngành Quản trị kinh doanh.Tôi đã học hỏi được các kĩ thuật chuyên môn trong ngành kinh doanh trang sức, kinh nghiệm nắm bắt tâm lí khách hàng và những kĩ thuật xử lí tình huống. Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô của trường Đại học Hoa Sen đã tận tình giảng dạy để tôi có được những kiến thức quý báu áp dụng trong suốt quá trình thực tập tại doanh nghiệp tư nhân Kim Yến, cũng như nghề nghiệp tương lại. Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn cô Trần Thị Minh Ngọc và thầy Lê Ngọc Đức đã cung cấp cho tôi những kinh nghiệm và lời khuyên bổ ích trong suốt quá trình thực tập. Ngoài ra, tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của mọi người trong doanh nghiệp tư nhân Kim Yến, đặc biệt là trưởng bộ phận bán hàng bà Phan Thị Yến đã hướng dẫn tận tình và chỉ bảocho tôi những kinh nghiệm bổ ích trong quá trình bán hàng. Nhờ có sự quan tâm và giúp đỡ của mọi người trong doanh nghiệp, tôi có thể học hỏi nhiều điều, hoàn thành tốt công việc và có được những tài liệu quí giá cho đợt thực tập nhận thức. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên tôi tham gia vào công việc kinh doanh thực tế nên có thể còn nhiều vụng về và sai sót.Tôi hy vọng nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô và Quý doanh nghiệp cũng như các bạn sinh viên để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức iv MỤC LỤC TRÍCH YẾU ........................................................................................................ ii LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... iii MỤC LỤC .......................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................. vii DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................. viii NHẬP ĐỀ ............................................................................................................ 1 I. Giới thiệu tổng quan về Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến .............................. 2 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp tư nhân Kim Yến .................... 2 1.1.1 Giới thiệu chung ............................................................................................ 2 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển .................................................................. 2 a) Quá trình hình thành ................................................................................. 2 b) Phát triển................................................................................................... 3 1.2 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân Kim Yến .............................................. 4 1.2.1 Sơ đồ tổ chức ................................................................................................. 4 1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận .......................................................... 4 a) Chủ doanh nghiệp ..................................................................................... 4 b) Bộ phận bán hàng...................................................................................... 4 c) Bộ phận kiểm kê và trưng bày ................................................................... 4 d) Bộ phận gia công ...................................................................................... 4 1.3 Tổ chức bộ phận bán hàng .................................................................................... 5 II. Thực trạng hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến ........................... 6 2.1 Thông tin sản phẩm của doanh nghiệp .................................................................. 6 2.2 Quy trình làm việc của doanh nghiệp .................................................................... 7 2.3 Thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp .............................. 8 2.3.1 Thị trường ...................................................................................................... 8 2.3.2 Khách hàng .................................................................................................... 8 2.3.3 Đối thủ cạnh tranh ......................................................................................... 8 2.4 Thông tin tình hình kinh doanh trong thời gian gần đây của doanh nghiệp ............ 8 2.5 Phân tích SWOT ................................................................................................... 9 III. Công việc thực tập nhận thức tại Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến ........... 10 Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức v 3.1 Nhóm công việc liên quan đến bán hàng ............................................................. 10 3.1.1 Thực hiện ghi nhớ đơn vị tính trọng lượng vàng ........................................... 10 3.1.2 Thực hiện bán hàng mặt hàng nhẫn .............................................................. 10 3.1.3 Thực hiện bán mặt hàng bông tai ................................................................. 11 3.1.4 Thực hiện bán mặt hàng dây chuyền ............................................................ 11 3.1.5 Thực hiện bán mặt hàng vòng tay................................................................. 12 3.1.6 Thực hiện tính giá tiền các mặt hàng ............................................................ 12 3.1.7 Thực hiện ghi hóa đơn bán hàng .................................................................. 13 3.1.8 Thực hiện xem kí hiệu của doanh nghiệp và cân nặng hột đóng trên món trang sức........................................................................................................................ 14 3.1.9 Thực hiện thu mua lại trang sức cũ .............................................................. 15 3.2 Nhóm công việc liên quan đến thẩm định ........................................................... 16 3.2.1 Quan sát thử vàng thật giả và thử tuổi vàng .................................................. 16 3.2.2 Thực hiện đo tuổi vàng bằng hệ thống .......................................................... 17 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA ĐỢT THỰC TẬP............................................... 18 1. Thuận lợi .......................................................................................................... 18 2. Khó khăn .......................................................................................................... 18 3. Kinh nghiệm đạt được ...................................................................................... 18 4. Tự đánh giá, nhận xét ....................................................................................... 18 a) Ưu điểm .................................................................................................. 18 b) Nhược điểm ............................................................................................ 19 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... ix PHỤ LỤC ............................................................................................................ x Phụ lục A: Định nghĩa và phân biệt vàng 24K và 18K ................................................ x 1. Định nghĩa .................................................................................................... x 2. Phân biệt vàng 24K và 18K .......................................................................... x Phụ lục B: Chứng từ minh họa ................................................................................... xi NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN .............................................. xv NHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP THỰC TẬP ........................................... xvi THÔNG TIN LIÊN HỆ SINH VIÊN ................................................................ xvii Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức vi Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1-Bảng đơn vị trọng lượng vàng ................................................................ 10 Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức vii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1-Bảng hiệu của doanh nghiệp tư nhân Kim Yến ......................................... 2 Hình 2-Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến ................................................................ 3 Hình 3-Trang sức vàng 24K và 18K tại Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến .............. 6 Hình 4-Trang sức vàng trắng của công ty PNJ ..................................................... 7 Hình 5- Hóa đơn bán hàng của Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến ........................ 13 Hình 6-Cân nặng hột và kí hiệu doanh nghiệp được đóng trên món trang sức .... 14 Hình 7-Bộ dụng cụ thử vàng............................................................................... 16 Hình 8-Hệ thống đo tuổi vàng của Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến.................... 17 Sơ đồ 1-Sơ đồ tổ chức của Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến .................................. 4 Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức viii DANH MỤC VIẾT TẮT TP.Mỹ Tho = Thành phố Mỹ Tho TNHH = Trách nhiệm hữu hạn DNTN = Doanh nghiệp tư nhân Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 1 NHẬP ĐỀ Thực tập nhận thức là một chương trình hay và quan trọng trong quá trình đào tạo của trường Đại học Hoa Sen. Qua đợt thực tập này, sinh viên có thể tham gia vào môi trường thực tế và học hỏi được những điều bổ ích không có trong sách vở. Tôi đã may mắn được tham gia vào đợt thực tập này và tích lũy được những kinh nghiệm và hoạch định cho nghề nghiệp bản thân trong tương lai. Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến là đơn vị tôi thực tập trong đợt thực tập nhận thức này. Đợt thực tập kéo dài từ ngày07/01/2013 đến ngày 17/03/2013.Thông qua kì thực tập này, tôi hy vọng có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, học hỏi được nhiều kinh nghiệm mới và chuẩn bị kĩ càng hơn cho nghề nghiệp trong tương lai. Những mục tiêu tôi đặt ra trong kì thực tập này là:  Áp dụng kiến thức đã học vào môi trường thực tế  Tìm hiểu hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh trang sức vàng và ngành kinh doanh trang sức vàng  Nâng cao kĩ năng bán hàng và giao tiếp với khách hàng  Làm quen với môi trường làm việc thực tế  Học hỏi và tích lũy thật nhiều kinh nghiệm bổ ích  Qua công việc thực tế biết được những thiếu hụt kiến thức của bản thân để trau dồi và học hỏi thêm Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức I. Giới thiệu tổng quan về Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp tư nhân Kim Yến 1.1.1 Giới thiệu chung - Tên công ty bằng tiếng Việt: Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến - Tên công ty bằng tiếng Anh - Năm thành lập: 1990 - Địa chỉ trụ sở chính: 28 Lê Văn Duyệt, P1, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang - Vốn điều lệ: 1.000.000.000đ (một tỷ đồng) - Mã số thuế: 1200511028 - Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp: Ông: NGÔ VĂN THÀNH Chức danh: Chủ doanh nghiệp - Bảng hiệu của doanh nghiệp: Hình 1-Bảng hiệu của doanh nghiệp tư nhân Kim Yến - Trụ sở chính: Địa chỉ: 28 Lê Văn Duyệt-P.1-TP. Mỹ Tho-Tỉnh Tiền Giang Điện thoại: (073) 3872079 Email Website 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển a) Quá trình hình thành Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến là một doanh nghiệp kinh doanh hộ gia đình, chuyên kinh doanh và gia công trang sức vàng 18K, 24K và vàng trắng.Doanh nghiệp được thành lập từ năm 1990, thời điểm đó tại TP.Mỹ Tho lĩnh vực này Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức còn chưa được phổ biến,nhận thấy nhu cầu làm đẹp của người dân ngày càng nhiều nên ông Ngô Văn Thành đã thành lập nên doanh nghiệp tư nhân Kim Yến chuyên về lĩnh vực kinh doanhvà gia công trang sức vàng 18K, 24K. Đến nay, doanh nghiệp đã có hơn 22 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc, đá quý. Từ lúc mới thành lập, doanh nghiệp luôn đặt ra tiêu chí là đặt chữ tín lên hàng đầu.Bên cạnh đó, doanh nghiệp luôn thay đổi từ mẫu mã, chất lượng trang sức ngày càng hoàn thiện hơn để hy vọng đáp ứng được nhu cầu làm đẹp của mọi người và góp phần tôn thêm vẻ đẹp của khách hàng. b) Phát triển Khimới thành lập, doanh nghiệp tư nhân Kim Yến chỉ là một cửa hàng trang sức 16 mét vuôngtại 35 Nguyễn Huệ, P.1, TP.Mỹ Tho. Năm 2003, ông Ngô Văn Thành đã di chuyển cửa hàng của doanh nghiệp sang số 28 Lê Văn Duyệt, P.1, TP.Mỹ Tho, với diện tích 48mét vuông. Khởi đầu với số vốn nhỏ và những trang thiết bị đơn sơ đến nay doanh nghiệp đã sở hữu một số vốn tương đối và trang bị thêm nhiều máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho việc gia công và mua bán trang sức vàng - Một tủ bày trí trang sức chiều dài 12 mét - Hệ thống đo tuổi vàng của Đại học Khoa học tự nhiên - Hệ thống gia công trang sức OPTEC nhập từ Đức - Hệ thống camera an ninh ... Hình 2-Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến Với nhiều sự cố gắng và nổ lực không ngừng, đến nay Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến đã tạo được thương hiệu uy tín trong lòng khách hàng và là một trong những doanh nghiệp kinh doanh trang sức vàng nổi tiếng và có thâm niên nhất tại thành phố Mỹ Tho. Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 1.2 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân Kim Yến 1.2.1 Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 1-Sơ đồ tổ chức của Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến 1.2.2 Chứcnăng nhiệm vụ của từng bộ phận a) Chủ doanh nghiệp - Định giá vàng mua vào và bán ra trong từng ngày - Quản lí tất cả các bộ phận - Kiểm tra tiền thu, chi trong ngày - Quản lí, kiểm tra trang sứccũ thu vào và giao lại cho thợ gia công - Đặt hàng cho những doanh nghiệp chuyên gia công trang sức b) Bộ phận bán hàng - Tư vấn và giao dịch với khách hàng - Thu tiền và ghi hóa đơn cho khách hàng - Thu mua lại trang sức cũ - Giải quyết các yêu cầu và phàn nàn từ khách hàng c) Bộ phận kiểm kê và trưng bày - Kiểm tra những mặt hàng đã hết hoặc thiếu để trưng bày thêm - Cân trọng lượng trang sức mới, ghi vào chân món trang sức đó - Trưng bày trang sức mới vào tủ - Xác định những mẫu trang sức đã hết để thông báo cho chủ doanh nghiệp đặt hàng thêm d) Bộ phận gia công - Làm mới lại trang sức cũ thu mua lại từ khách hàng - Sửa lại trang sức cho khách hàng - Chỉnh sửa trang sức theo yêu cầu khách hàng Chủ doanh nghiệp Bộ phận bán hàng Bộ phận kiểm kê và trưng bày Bộ phận thợ gia công Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 5 - Xi trắng và nhuộm màu vàng cho trang sức 1.3 Tổ chức bộ phận bán hàng - Bộ phận bán hàng gồm: Trưởng bộ phận bán hàng và 3 nhân viên bán hàng - Chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân  Trưởng bộ phận bán hàng  Quản lí và kiểm soát tất cả nhân viên bán hàng  Tư vấn và giao dịch với khách hàng  Định giá thu mua trang sức cũ không phải của doanh nghiệp  Chịu trách nhiệm giải quyết các yêu cầu và phàn nàn từ khách hàng  Nhân viên bán hàng  Tư vấn và giao dịch với với khách hàng  Thu mua trang sức cũ của khách hàng  Trực tiếp ghi hóa đơn cho khách hàng Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức II. Thực trạng hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến 2.1Thông tin sản phẩmcủa doanh nghiệp Doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng trang sứcvàng 18K, 24K và vàng trắng.Đối với trang sức 18K, 24K, doanh nghiệp tư nhân Kim Yến không tự gia công tại doanh nghiệp mà đặt hàng cho những doanh nghiệp chuyên gia công trang sức. Mỗi loại trang sức như nhẫn, lắc, vòng hay bông tai,...đều có một doanh nghiệp gia công chuyên về mặt hàng đó đảm nhận. Ngoài ra, doanh nghiệp còn kinh doanh trang sức 18K và vàng trắng của công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ.Duy nhất chỉ có mặt hàng nhẫn trơn 24K là được gia công trực tiếp tại doanh nghiệp. Hình 3-Trang sức vàng 24K và 18K tại Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức Hình 4-Trang sức vàng trắng của công ty PNJ Tất cả trang sức hay sản phẩm của doanh nghiệp đều phải được đóng kí hiệu “KY” (viết tắt của từ Kim Yến) và phải đạt chuẩn về độ sáng bóng, màu sắccủa doanh nghiệp trước khi được bày bán. 2.2 Quy trình làm việc của doanh nghiệp - Doanh nghiệp mua lại vàng khối 24K và 18K chưa qua gia công, sau đó đặt hàng cho những doanh nghiệp khác chuyên đảm trách việc gia công, làm ra những món trang sức cho doanh nghiệp. Đối với vàng trắng, doanh nghiệp sẽ mua trực tiếp trang sức vàng trắng từ công ty PNJ. - Trang sức sau khi nhận lại từ doanh nghiệp gia công và từ công ty PNJ sẽ được Bộ phận kiểm kê và trưng bày kiểm tra kí hiệu của doanh nghiệp, kí hiệu hột (nếu có), cân trọng lượng và trưng bày. - Sau đó, Bộ phận bán hàng sẽ bán trang sức cho khách hàng. Đồng thời, Bộ phận kiểm kê và trưng bày sẽ luôn kiểm tra để trưng bày thêm trang sức vào tủ và báo lại cho chủ doanh nghiệp những mặt hàng đã hết để đặt hàng gia công thêm. - Trang sức cũ thu lại từ khách hàng được chủ doanh nghiệp chia làm 2 loại: tái sử dụng được và không tái sứ dụng được. Loại tái sử dụng được sẽ được giao lại cho bộ phận gia công làm mới lại  Bán lại cho khách hàng. Loại không tái sử dụng được sẽ được nấu chảy ra thành khối vàng đặc  giao Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 8 cho doanh nghiệp gia công trang sức. Đối với vàng trắng thì loại không tái sử dụng được sẽ bán lại cho công ty PNJ. 2.3Thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp 2.3.1Thị trường Thị trường của doanh nghiệp tư nhân Kim Yến là thị trường kinh doanh trang sức vàng tại thành phố Mỹ Tho. 2.3.2 Khách hàng Hơn 70% khách hàng của DNTN Kim Yến là những khách hàng trung lưu, có thu nhập trung bình khá. Chính vì thế, doanh nghiệp chọn cho mình những trang sức có mẫu mã đẹp, sang trọng nhưng có giá cả phù hợp với khả năng chi trả của những khách hàng chính này. 2.3.3 Đối thủ cạnh tranh Hiện nay, ngành kinh doanh trang sức tại thành phố Mỹ Tho đang rất phát triển, có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân, công ty tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này. Một số đối thủ cạnh tranh nổi bậc nhất của doanh nghiệp tư nhân Kim Yến: Công ty TNHH vàng bạc đá quý Hồng Phúc, công ty TNHH vàng bạc đá quý Ngọc Thẫm. Đây đều là những công ty trẻ nhưng rất thành công và nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh trang sức tại thành phố Mỹ Tho. Mặc dù vẫn còn là một doanh nghiệp tư nhân gia đình nhưng với kinh nghiệm và uy tính lâu năm trong ngành, kết hợp với nổ lực luôn cung cấp cho khách hàng những mẫu mã mới, đẹp và chất lượng, đã giúp cho doanh nghiệp tư nhân Kim Yến luôn đứng vững trước những đối thủ cạnh tranh suốt 22 năm qua và tạo nên một thương hiệu uy tín trong lòng khách hàng. 2.4 Thông tin tình hình kinh doanh trong thời gian gần đây của doanh nghiệp Tính đến hiện nay, DNTN Kim Yến chiếm khoảng 20% thị phần trong ngành kinh doanh trang sức vàng tại TP.Mỹ Tho. Trong năm 2012, doanh nghiệp đạt: - Tổng doanh thu là 24.600.000.000đồng (dựa trên báo cáo thuế hàng tháng của doanh nghiệp) - Tổng chi phí khoảng9.500.000.000đồng - Lợi nhuận doanh nghiệp đạt trong năm 2012 là 15.100.000.000đồng Do DNTN Kim Yến không làm sổ sách thu chi hàng tháng nên tất cả các số liệu trên đều dựa vào báo cáo thuế hàng tháng của doanh nghiệp và thông tin do chủ doanh nghiệp ông Ngô Văn Thành cung cấp. Tuy những số liệu trên không hoàn toàn chính xác nhưng qua đó cũng cho thấy được rằng DNTN Kim Yến đang hoạt động rất tốt. Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 9 2.5Phân tích SWOT ĐIỂM MẠNH - Kinh doanh lâu năm trong ngành nên có nhiều khách hàng trung thành và một lượng khách hàng ổn định - Có một chỗ đứng vững chắc trong ngành kinh doanh trang sức tại TP.Mỹ Tho - Xây dựng được một hình ảnh uy tín trong lòng khách hàng - Trang sức có nhiều mẫu mã đẹp và chất lượng - Số vốn ổn định và lớn dần qua qua nhiều năm - Nhân viên có kinh nghiệm và thâm niên trong ngành - Mặt bằng rộng rãi và tọa lạc tại trung tâm thành phố ĐIỂM YẾU - Vẫn còn là một doanh nghiệp tư nhân gia đình nên phong cách làm việc chưa chuyên nghiệp - Chưa tự thiết kế, gia công trang sức cho doanh nghiệp - Không có kế toán quản lí thu, chi chặt chẽ - Thiếu nhân lực trẻ - Thiếu sự đổi mới và cải tiến trong cách quản lí nhân viên - Thay đổi còn khá chậm chạp so với sự phát triển của ngành - Cách làm việc còn khá thủ công CƠ HỘI - Khách hàng ngày càng có nhiều nhu cầu làm đẹp bằng trang sức  Sức mua lớn - Đối thủ chưa thực sự quá mạnh - Vàng là một mặt hàng không mất giá, tạo tâm lý an tâm cho khách hàng - Thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng lan rộng và được nhiều người trong và ngoài tỉnh lân cận biết đến THÁCH THỨC - Sự lớn mạnh ngày cành nhanh của các đối thủ - Ngày càng có thêm nhiều đối thủ trong ngành - Giá vàng ngày càng tăng cao - Trộm cắp, cướp giật ngày càng nhiều tạo tâm lí bất an cho khách hàng Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 10 III. Công việc thực tập nhận thức tại Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến 3.1 Nhóm công việc liên quan đến bán hàng 3.1.1Thực hiện ghi nhớ đơn vị tính trọng lượng vàng Trước khi trực tiếp bán hàng, tôi được giao công việc đầu tiên là phải ghi nhớ đơn vị tính trọng lượng vàng.Đây là điều cơ bản nhất nhưng lại quan trọng nhất khi bán trang sức vàng. - Kinh nghiệm đạt được: Đơn vị đo trọng lượng sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ Lượng Chỉ Phân Ly Dem 1 10 100 1.000 10.000 Bảng 1-Bảng đơn vị trọng lượng vàng - Thuận lợi: đơn giản và dễ nhớ - Khó khăn: đơn vị đo trọng lượng chuyên dụng trong lĩnh vực kinh doanhtrang sức nên chưa thông thạo, dễ nhầm lẫn 3.1.2 Thực hiện bán hàng mặt hàng nhẫn Tôi được giao công việc bán trang sức nhẫn cho khách hàng, sao cho nhẫn phải có ni1, mẫu mã, trọng lượng và giá tiền phù hợp yêu cầu của khách hàng. - Kinh nghiệm đạt được  Phải sử dụng nòng số2 để có thể dễ dàng tìm được nhẫn có kích thước phù hợp với cỡ tay của khách hàng  Không nên lấy quá nhiều chiếc nhẫn ra cùng một lúc vì mỗi chiếc nhẫn đều có chân3 ghi trọng lượng khác nhau nên rất dễ bị nhầm lẫn  Quan sát cỡ tay khách hàng để tư vấn cho khách hàng nhẫn có kích thước phù hợp để việc giao dịch trở nên nhanh hơn  Ghi nhớ từng cách phân chia khu vực trưng bày nhẫn: nhẫn không hột, nhẫn có mặt to và cầu kì, nhẫn có hột cao, nhẫn có trọng lượng nhẹ, nhẫn có kiểu đơn giản,...để hướng dẫn khách hàng  Ghi nhớ những mẫu mã còn bên trong, khi khách hàng thích mẫu đó nhưng không có ni phù hợp có thể tìm nhanh chóng - Thuận lợi:không đòi hòi trình độ chuyên môn cao, có thể sử dụng kiến thức đã được học trong môn kĩ năng giao tiếp và quản trị bán hàng - Khó khăn: 1Ni: Từ ngữ chuyên môn trong ngành kinh doanh trang sức, dùng để mô tả kích thước vòng tròn của chiếc nhẫn 2Nòng số: là dụng cụ để đo kích thước vòng tròng của chiếc nhẫn 3Chân nhẫn: là dụng cụ để trưng bày nhẫn, trên có ghi trọng lượng và tiền công của nhẫn Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 11  Đòi hỏi nhiều kinh nghiệm để có thể tìm nhanh được một chiếc nhẫn có đủ các yêu cầu của khách hàng  Rất dễ nhầm lẫn, mất bình tĩnh nếu nhiều khách hàng mua cùng một lúc  Do số lượng nhẫn quá nhiều nên khó ghi nhớ và nắm vững cách trưng bày của khu vực nhẫn 3.1.3 Thực hiện bán mặt hàng bôngtai Tôi được giao công việc bán trang sức bông tai, sao cho phải có mẫu mã, trọng lượng và giá tiền phù hợp với yêu cầu khách hàng. - Kinh nghiệm đạt được  Nắm rõ tất cả mẫu mã và cách bày trí khu vực trưng bày bông tai để hướng dẫn cho khách hàng  Bông tai có nhiều dạng: Khoen bật tròn, khoen bật vuông, móc cân, đít vặn, đít đẩy, kẹp tai, xỏ dây,...  Khi lấy ra cho khách xem phải gắn lại một chiếc trên chân bông4 hoặc ghi nhớ để không nhầm lẫn chân trong trường hợp lấy nhiều đôi ra cùng một lúc  Biết được cách mở của từng dạng bông tai khác nhau - Thuận lợi: bông tai thường rất dễ lựa chọn - Khó khăn: khách hàng thường yêu cầu đeo giúp nên phải biết rõ cách đeo của từng dạng bông tai - Đề xuất: doanh nghiệp nên trang bị một kiếng nhỏ để bàn trong khu vực bông tai vì trong quá trình bán hàng có rất nhiều khách hàng yêu cầu. Nó giúp khách hàng có thể tự đeo bông tai một cách dễ dàng 3.1.4 Thực hiện bán mặt hàng dây chuyền Tôi được giao công việc là bán trang sức dây chuyền cho khách hàng sao cho dây chuyền có mẫu mã, trọng lượng, độ dài và giá tiền phù hợp với yêu cầu của khách hàng. - Kinh nghiệm đạt được  Biết được các kiểu dây chuyền khác nhau: dây khoen lật, dây chữ công, dây ống tre, dây thẻ, dây chữ N, dây mì xoắn, dây mì vuông, dây dẹp,...  Các loại khóa dây chuyền: khóa tròn, khóa hộp, khóa chữ M  Cách mở của từng loại khóa  Khi đo độ dài dây chuyền, trong ngành kinh doanh trang sức, người ta thường sử dụng các từ ngữ như là 3 tấc, 4 tấc, 5 tấc rưỡi,...Trong đó, 3 tấc có nghĩa là tổng toàn bộ chiều dài của dây chuyền là 30cm - Thuận lợi: có thể sử dụng kiến thức trong môn quản trị bán hàng và kĩ năng giao tiếp - Khó khăn:Không có nhiều kinh nghiệm nên không thể nhìn dây chuyền mà biết ngay được độ dài dây, mất thời gian dùng thước đo. Nếu có nhiều khách hỏi cùng một lúc sẽ rất mất thời gian 4Chân bông: là dụng cụ dùng để trưng bày bông tai, trên có ghi trọng lượng và tiền công của đôi bông đó Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 12 3.1.5 Thực hiện bán mặt hàng vòng tay Tôi được giao công việc bán trang sức vòng tay, sao cho phải có mẫu mã, ni vòng5, trọng lượng và giá tiền phù hợp yêu cầu của khách hàng. - Kinh nghiệm đạt được  Vòng có hai dạng có khóa và không có khóa. Những dạng không có khóa thường phải dùng nước và chất tạo độ trơn để đeo vào  Cách đo ni vòng: dùng thước để đo đường kính vòng. Nếu vòng có đường kính 4,8cm có nghĩa là ni 48, vòng có đường kính 5,2cm có nghĩa là ni 52  Biết được cách đeo những loại vòng khác nhau để đeo giúp khách hàng - Thuận lợi: không đòi chuyên môn cao, có thể áp dụng kiến thức của môn quản trị bán hàng - Khó khăn: đối với những loại vòng không có khóa phải quan sát và chọn vòng có ni phù hợp với tay khách hàng, vì loại vòng này rất khó đeo vào cũng như lấy ra. Việc quan sát ni vòng phù hợp tay khách hàng này đòi hỏi phải có kinh nghiệm lâu năm - Đề xuất: nhiều vòng do thiếu không gian nên để chồng chéo lên nhau khiến khách hàng rất khó quan sát và lựa chọn. Những chiếc vòng này nên được sắp xếp có thứ tự hơn nhưng vẫn phù hợp với không gian hẹp 3.1.6 Thực hiện tính giá tiền các mặt hàng Tính giá tiền trang sức là một trong những công việc quan trọng nhất của quá trình bán hàng. Công thức tính giá vàng (Giá bán ra x trọng lượng) + tiền công Nếu có đổi vàng cũ (là hàng của tiệm) lấy vàng mới: (Trọng lượng mới – trọng lượng cũ) = A  A>0: lấy (A x giá bán ra ) + tiền công  A<0: lấy (A x Giá mua vào) – tiền công Nếu có đổi vàng cũ (khác tiệm) lấy vàng mới [(Giá bán ra x trọng lượng) + tiền công] – (Trọng lượng cũ x Giá thu vàng khác tiệm)  Trường hợp nữ trang của doanh ngiệp hay tiệm vàng khác thì phải thử, sau đó mới tính giá mua vào  Nữ trang có hột thì khi cân phải trừ trọng lượng hột - Kinh nghiệm đạt được 5Ni vòng: kích thước vòng tròn của vòng Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức  Phải cẩn thận khi cộng hay trừ trọng lượng vàng với nhau. Ví dụ: 5 chỉ cộng 2 phân-3 li thì phải bấm máy tính là: 500 + 23= 523, nghĩa là 5 chỉ-2 phân- 3 li; 4 phân-6 li trừ 3 phân-5 li-5 dem thì phải bấm máy tính là: 460 – 355= 5, có nghĩa là 5 dem  Có thể phỏng đoán nhanh thành tiền của một món trang sức. Ví dụ: Giá vàng hôm nay là 2.800.000 đồng/chỉ thì thành tiền món trang sức 3 phân vàng vào khoảng 1.000.000đồng, món trang sức 4 chỉ vàng vào khoảng gần 13.000.000đồng. Cách này giúp tư vấn nhanh cho khách hàng giá tiền và có thể phát hiện sai sót khi bấm máy tính sai  Kiểm tra bằng cách bấm máy tính lại 2 hoặc 3 lần trước khi thông báo thành tiền với khách hàng - Thuận lợi: sử dụng những kiến thức toán học cơ bản và không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao - Khó khăn  Dễ nhầm lẫn và tính toán sai trong thời gian đầu  Cần phải nắm vững cách tính để có thể giải thích khi khách hàng thắc mắc  Luôn phải tập trung để tránh nhầm lẫn 3.1.7 Thực hiện ghi hóa đơn bán hàng Sau khi bán hàng cho khách việc cuối cùng phải làm là ghi hóa đơn cho khách hàng. Hóa đơn bao gồm số lượng, tên món trang sức, loại vàng (18K, 24K hoặc vàng trắng), trọng lượng, giá vàng, tiền công và thành tiền. Hóa đơn này giúp khách hàng có thể kiểm tra lại thành tiền, giúp doanh nghiệp biết được trọng lượng và trang sức của doanh nghiệp khi thu mua lại trang sức cũ. Hình 5- Hóa đơn bán hàng của Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp tư nhân Kim Yến, nếu khách hàng làm mất hóa đơn này, vẫn có thể đến bán hoặc đổi trang sức một cách bình thường vì tất cả trang sức đều đã được đóng kí hiệu: “KY18K”, “18KY” Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức hoặc “KIMYEN”. Chính điều này khiến cho khách hàng rất thoải mái và tin tưởng khi chọn mua trang sức tại doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những lí do khiến nhiều khách hàng gắn bó với doanh nghiệp tư nhân Kim Yến trong thời gian lâu dài. - Kinh nghiệm đạt được  Nhớ tên các mẫu mã trang sức để ghi tên món hàng trong hóa đơn  Không gạch bó hay tẩy xóa trong hóa đơn  Có thể ghi nhiều món hàng cùng một hóa đơn để khách hàng dễ bảo quản - Thuận lợi: đơn giản, dễ thực hiện - Khó khăn:  Không biết tên của tất cả các mẫu mã trang sức để điền vào ô “Tên món hàng” trong hóa đơn  Nhiều món trang sức không có tên nhất định nên khi ghi hóa đơn, tên món trang sức đều phụ thuộc vào cách mô tả của nhân viênghi hóa đơn  Một số món trang sức rất khó mô tả tên gọi , đặt biệt là trang sức nhẫn - Đề xuất: Doanh nghiệp nên quy định tên gọi cho từng món trang sức để giúp nhân viên bán hàng tránh được sự lúng túng khi ghi hóa đơn vào tạo hình ảnh chuyên nghiệp hơn cho doanh nghiệp 3.1.8Thực hiện xem kí hiệu của doanh nghiệp và cân nặng hột đóng trên món trang sức Xem kí hiệu của doanh nghiệp và cân nặng hột đóng trên món trang sức là một trong những bước cơ bản và quan trọng phục vụ cho công việc bán hàng. Đặc biệt là việc mua lại trang sức cũ từ khách hàng. Hình 6-Cân nặng hột và kí hiệu doanh nghiệp được đóng trên món trang sức - Cách đọc cân nặng hột trên món trang sức được quy ước như sau:  2: là 2 phân, thì có nghĩa là phải lấy trọng lượng trang sức trừ cho 2 phân trọng lượng hột Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 15  02: là 2 ly, thì có nghĩa là phải lấy trọng lượng trang sức trừ cho 2 ly trọng lượng hột. Tuy nhiên, một số món trang sức không có đóng số 0 này nên nhân viên cần phải quan sát kích thước hột để biết được trọng lượng hột đó tính là phân hay li - Cách đọc kí hiệu trên món trang sức: tất cá các món trang sức của Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến đều có đóng kí hiệu “KY”. Mỗi loại trang sức đều có một nơi riêng biệt để đóng kí hiệu. Đối nhẫn và vòng, kí hiệu thường được đóng trên bản của vòng tròn như hình trên bên trái (có thể bên trong hoặc bên ngoài vòng). Đối với dây chuyền, lắc, kí hiệu được đóng trên khóa như hình trên bên phải - Kinh nghiệm đạt được:  Cần phải chú ý và cẩn thận khi đọc cân nặng hột được đóng trên món trang sức để tráng nhầm lẫn  Ghi nhớ những nơi thường đóng kí hiệu của từng món trang sức để có thể dễ dàng tìm thấy - Thuận lợi: có thể dễ dàng quan sát bằng mắt, không đòi hỏi chuyên môn cao - Khó khăn: nhầm lẫn khi đọc trọng lượng hột, kí hiệu đóng trên món trang sức quá nhỏ hoặc quá mờ nên khó tìm thấy 3.1.9 Thực hiện thu mua lại trang sức cũ - Các bước mua lại trang sức cũ Bước 1: Xem kí hiệu đóng trên món trang sức để xác định trang sức của doanh nghiệp  Nếu là trang sức của doanh nghiệp thì giá vàng mua vào được được tính chênh lệch 100.000 đồng/chỉ so với giá vàng bán ra hôm nay. Ví dụ: Giá vàng 18K bán ra hôm nay là 2.800.000 đồng/chỉ, thì giá mua vào là 2.700.000 đồng/chỉ  Nếu là trang sức không phải của doanh nghiệp, xác định giá mua vào bằng cách thử tuổi vàng cao thấp. Thông thường giá mua vào của trang sức không phải của doanh nghiệp thấp hơn khoảng 200.000 đồng  500.000 đồng/chỉ đối với giá vàng mua vào hôm nay của doanh nghiệp Bước 2: Cân trọng lượng của món trang sức và trừ đi trọng lượng hột được đóng trên món trang sức đó. Đó chính là trọng lượng thực của món trang sức đó Bước 3: Tính thành tiền món trang sức mua vào với công thức sau Trọng lượng trang sức cũ x Giá vàng mua vào Bước 4: Ghi hóa đơn thu vào và gửi tiền cho khách hàng - Kinh nghiệm đạt được: nắm được các bước và thực hành thành thạo công việc mua lại trang sức cũ - Thuận lợi: việc tính toán đơn giản - Khó khăn Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức  Một số số khách hàng không chấp nhận trọng lượng món trang sức với nhiều lí do như trọng lượng không giống như lúc mua hoặc trang sức hao mòn quá nhiều  Khó khăn khi giải thích cho khách hàng về sự hao mòn của trang sức 3.2 Nhóm công việc liên quan đến thẩm định 3.2.1 Quan sát thử vàng thật giả và thử tuổi vàng Hình 7-Bộ dụng cụ thử vàng Bộ dụng cụ này giúp xác định vàng thật giả và vàng cao tuổi hay thấp. Bộ dụng cụ này gồm có: một miếng đá, axit trắng, axit vàng - Xác định vàng thật giả: dùng món trang sức cần xác định mài một đường nhỏ lên miếng đá. Sau đó chấm axit trắng vào đường vừa mài lên, nếu là vàng giả thì đường vừa mài lên sẽ bay khói trắng và biến mất hoàn toàn - Xác định tuổi vàng cao hay thấp: làm tương tự như trên, dùng món trang sức mài một đường nhỏ lên miếng đá. Sau đó, lần lượt chấm axit trắng và axit vàng lên đường nhỏ vừa mài đó  Nếu đường nhỏ mài lên chuyển sang màu đen thì đó là vàng thấp tuổi. Vàng thấp tuổi là vàng chứa nhiều hàm lượng tạp chất hơn  Nếu đường nhỏ mài lên không đổi màu thì đó là vàng cao tuổi. Vàng cao tuổi chức ít hàm lượng tạp chất - Kinh nghiệm đạt được  Nắm được cách xác định vàng thật giả và xác định tuổi vàng cao thấp  Cần phải quan sát cẩn thận từng biến đổi nhỏ của đường vàng được mài lên trong suốt quá trình thực hiện - Thuận lợi: tương đối dễ thực hiện - Khó khăn: sử dụng axit nên phải luôn tập trung cẩn thận Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 3.2.2Thực hiện đo tuổi vàng bằng hệ thống Đo tuổi vàng bằng hệ thống là cách xác định tuổi, trọng lượng của vàng nguyên khối không phải trang sức Phần mềm đo tuổi vàng của doanh nghiệp được phát triển bởi Đại học Khoa học tự nhiên Các bước đo tuổi vàng bằng hệ thống Bước 1: Bật máy in Bước 2: Ấn 3 lần phím ENTER để chuyển từ màn hình chờ sang trang đo vàng Bước 3: Cân trọng lượng với cân khô. Chờ đến khi màn hình hiển thị kết quả Bước 4: Cân trọng lượng với cân nước. Chờ đến khi màn hình hiển thị kết quả, máy tính sẽ tự động kết nối với máy in và cho giấy in kết quả. Kết quả gồm có trọng lượng vàng và hàm lượng vàng Hình 8-Hệ thống đo tuổi vàng của Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến - Kinh nghiệm đạt được: biết được cách đo tuổi vàng bằng hệ thống - Thuận lợi: thao tác dễ thực hiện, không đòi hỏi chuyên môn cao - Khó khăn: thao tác còn nhiều lúng túng do lần đầu thực hiện, cách đọc và hiểu kết quả khá phức tạp Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 18 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA ĐỢT THỰC TẬP 1. Thuận lợi - Nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của các nhân viên trong doanh nghiệp, giúp tôi nhanh chóng làm quen với công việc và môi trường xung quanh - Công việc giúp tôi tiếp xúc thường xuyên với khách hàng, vì thế nên tôi có nhiều cơ hội để nâng cao khả năng giao tiếp và có thêm kinh nghiệm ứng xử trước những tình huống với khách hàng - Cơ hội để áp dụng kiến thức trong môn Quản trị bán hàng và kĩ năng giao tiếp - Tích lũy kinh nghiệm thực tế, xây dựng mới quan hệ để giúp ích cho công việc trong tương lai - Có những hoạch định cho nghề nghiệp trong tương lai 2. Khó khăn - Làm quen với nhiều công việc chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh trang sức vàng - Chưa có nhiều kinh nghiệm nên thường lúng túng trước những câu hỏi của khách hàng - Áp lực khi phải tiếp nhiều khách hàng cùng một lúc - Phải luôn đảm bảo tất cả các tính toán trong mua bán đều chính xác - Trang sức vàng rất đắt tiền nên để tránh những trường hợp cướp giật và lừa đảo khi bán hàng cần phải tập trung cao 3. Kinh nghiệm đạt được - Thành thạo trong việc mua bán trang sức vàng 18K, 24K và vàng trắng - Biết được hoạt động của một doanh nghiêp kinh doanh trong lĩnh vực trang sức - Cải thiện và nâng cao kĩ năng giao tiếp với khách hàng - Có khả năng tự ứng phó được với một số tình huống với khách hàng - Tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc nắm bắt tâm lí khách hàng 4. Tự đánh giá, nhận xét a) Ưu điểm - Tích cực tìm hiểu và học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ các nhân viên trong doanh nghiệp - Tiếp thu nhanh những kiến thức mới được chỉ dạy - Áp dụng tốt kiến thức đã học vào trong công việc - Hòa đồng, vui vẻ tạo được thiện cảm từ mọi người trong doanh nghiệp và khách hàng - Giúp doanh nghiệp bán được nhiều trang sức trong thời gian thực tập Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 19 - Luôn cố gắng hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất b) Nhược điểm - Còn lúng túng trong cách giao tiếp và ứng xử với khách hàng - Đôi lúc còn mắc phải những sai lầm Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 20 KẾT LUẬN Trong suốt thời gian thực tập tại doanh nghiệp tư nhân Kim Yến, tôi đã được trải nghiệm những công việc thực tế và học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quí báu cho bản thân.Tôi nghĩ đây là khoảng thời gian vô cùng quý báu.Tuy nhiên, qua những mục tiêu tôi đề ra có những mục tiêu tôi hoàn thành tốt và những mục tiêu tôi chưa hoàn thành tốt. - Mục tiêu 1: Áp dụng kiến thức đã học vào môi trường thực tế  Hoàn thành: 70%  Tôi đã áp dụng được một số kiến thức đã học vào công việc bán hàng và đạt đươc một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, khi tham gia vào công việc thực tế, tôi cảm thấy lúng túng vì không biết nên áp dụng kiến thức gì và như thế nào để mang đến kết quả tốt nhất. - Mục tiêu 2: Tìm hiểu hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh trang sức vàng và ngành kinh doanh trang sức vàng  Hoàn thành: 80%  Qua nhiều tuần thực tập, tôi đã quan sát cũng như học hỏi được phương thức hoạt động của một doanh nghiệp kinh doanh trang sức từ khâu sản xuất, gia công, bán hàng, thu mua lại và tái sử dụng. Tuy nhiên, có một số kiến thức quá chuyên môn nên tôi chưa thể nắm bắt được một cách trọn vẹn nhất. - Mục tiêu 3: Nâng cao kĩ năng bán hàng và giao tiếp với khách hàng  Hoàn thành: 90%  Công việc bán hàng mặt hàng trang sức giúp tôi luôn tiếp xúc trực tiếp với nhiều khách hàng hằng ngày, điều này cho tôi nhiều cơ hội thực hành và tích lũy được kinh nghiệm. Tôi nhận thấy rằng bản thân hiện tại đã tự tin và chuyên nghiệp hơn rất nhiều khi giao tiếp với khách hàng so với thời gian đầu thực tập. - Mục tiêu 4: Làm quen với môi trường làm việc thực tế  Hoàn thành: 90%  Tôi đã làm quen được với môi trường làm việc của doanh nghiệp và làm việc như một nhân viên thực sự. - Mục tiêu 5: Học hỏi và tích lũy thật nhiều kinh nghiệm bổ ích  Hoàn thành: 95%  Trong suốt thời gian thực tập, tôi đã học hỏi được rất nhiều kinh ghiệm bổ ích cho bản thân. Đây là nững kinh nghiệm quí báu không thể nào tìm thấy Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 21 trongsách vở cũng như trên giảng đường đại học. Tôi tin rằng những kiến thức này sẽ giúp tôi rất nhiều trong nghề nghiệp tương lai. - Mục tiêu 6: Qua công việc thực tế biết được những thiếu hụt kiến thức của bản thân để trau dồi và học hỏi thêm  Hoàn thành: 95%  Qua công việc thực tế hằng ngày, tôi nhận ra được những kiến thức còn thiếu sót, tôi thường chủ động học hỏi kiến thức từ bà Phan Thị Yến- Trưởng bộ phận bán hàng. Ngoài ra, tôi thường học hỏi cách quan sát những nhân viên khác từ đó có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức ix TÀI LIỆU THAM KHẢO Cách viết báo cáo theo tiêu chuẩn ISO 5966 Các chứng từ, tài liệu của Doanh nghiệp tư nhân Kim Yến Website: Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức x PHỤ LỤC Phụ lục A: Định nghĩa và phân biệt vàng 24K và 18K 1. Định nghĩa Theo quy ước trên thế giới có 2 loại vàng chính thống được chấp nhận là vàng 24K và 18K. Karat- kí hiệu K, đơn vị đo dộ tinh khiết của vàng. 1K = 1/24 độ tinh khiết Vàng 24K chứa 99,99% vàng ròng, còn vàng 18K có hàm lượng vàng trong sản phẩm tương đương 75% hoặc 70%. Phụ liệu tham gia vào quá trình điều chế vàng từ vàng 24K thành vàng 18K...gọi là “hội” (Hợp kim – Alloy) như đồng, bạc... Ví dụ: vàng 75% thì trong đó đồng, bạc hoặc một “hội” khác chiếm 25% Vàng 18K (75%) thường được gọi là vàng 7 tuổi rưỡi Vàng 18K (70%) thường được gọi là vàng 7 tuổi Vàng 24K (99,99%) thường được gọi là vàng 10 tuổi Vàng 24K (90%) thường được gọi là vàng 9 tuổi 2. Phân biệt vàng 24K và 18K Vàng 24K còn gọi là vàng ròng, vàng nguyên chất. Vàng 24K có màu vàng ánh kim đậm nhất, nhưng khá mềm nên nữ trang làm bằng vàng 24K không được đa dạng vì khó gắn đá quý và đánh bóng Vàng 18K còn gọi là vàng 7 tuổi (70%) hay vàng 7 tuổi rưỡi (75%). Vàng 18K thường có màu ánh vàng ánh kim nhạt, nhưng khá cứng nên nữ trang 18K rất đa dạng vì có thể dễ dàng đánh bóng và gắn đá quý (Nguồn vn.answer.yahoo.com) Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức xi Phụ lục B: Chứng từ minh họa Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức xv NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN - Điểm: .......... - Nhận xét của giảng viên hướng dẫn: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Tp. HCM, ngày.…tháng.…năm 2013 Giảng viên hướng dẫn Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức xvi NHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP THỰC TẬP ....................................................................................... ....................................................................................... ....................................................................................... ....................................................................................... ....................................................................................... ....................................................................................... ....................................................................................... ....................................................................................... ....................................................................................... ....................................................................................... ....................................................................................... ....................................................................................... ....................................................................................... ....................................................................................... ....................................................................................... Xác nhận của doanh nghiệp Ngày.... tháng ... năm 2013 (thủ trưởng ký tên đóng dấu) Họ tên, chữ ký, chức vụ người nhận xét Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức xvii THÔNG TIN LIÊN HỆ SINH VIÊN Tên sinh viên: Ngô Thị Xuân Hiếu MSSV: 100726 Lớp: TV101 Điện thoại: 0979041780 Email: hieu.ntx0726@sinhvien.hoasen.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfttnt_hk12_1b_tv101_100726_ngothixuanhieu_2611.pdf
Luận văn liên quan