Báo cáo Thực tập tại Công ty CP Bê tông và xây dựng Thái Nguyên

Lời nói đầu 2 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THÁI NGUYÊN 3 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 3 1.1.1. Tên, địa chỉ đơn vị thực tập 3 1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng của công ty từ khi hình thành cho tới thời điểm hiện tại 3 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị thực tập 5 1.3. Công nghệ sản xuất chủ yếu 6 1.4. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty 8 1.5. Khái quát về công tác kế toán của Công ty 9 1.5.1. Cơ cấu bộ máy kế toán 9 1.5.2. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên 11 1.6. Đặc điểm tình hình lao động của Công ty 12 1.7. Một chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của Công ty 14 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THÁI NGUYÊN 18 2.1. Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 18 2.1.1. Các quy định về quản lí lao động, tiền lương tại công ty 18 2.1.2. Chứng từ sổ sách kế toán sử dụng 20 2.1.2.1. Tài khoản kế toán sử dụng 20 2.1.2.2. Chứng từ kế toán sử dụng 20 2.1.2.3. Trình tự luân chuyển của chứng từ 21 2.1.3. Trình tự hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 24 2.2. Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 27 2.2.1. Đặc điểm và thực trạng công tác quản lí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 27 2.2.1.1. Đặc điểm về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 27 2.2.1.2. Công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 27 2.2.2. Thủ tục nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 27 2.2.2.1. Thủ tục nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 27 2.2.2.2. Phương pháp tính giá vật tư 28 2.2.3. Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng 28 2.2.4. Trình tự hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 29 2.2.4.1. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ 29 2.2.4.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ 29 CHƯƠNG III: ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THÁI NGUYÊN 35 3.1. Ưu nhược điểm. 35 3.1.1. Ưu điểm: 35 3.1.1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán và nguồn nhân lực. 35 3.1.1.3. Về hệ thống chứng từ, sổ sách và phương pháp hạch toán các phần hành kế toán. 35 3.1.2. Nhược điểm. 35 3.2. Một số giải pháp khắc phục 36 Lời nói đầu Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên là trường có lịch sử phát triển lâu đời, cho đến nay trường vẫn đang làm tốt công tác đào tạo sinh viên đáp ứng nhu cầu của xã hội. Cùng với việc đổi mới phương pháp đào tạo theo quy chế tín chỉ nhà trường đã và đang rất thành công trong phương pháp đào tạo này. Lớp K43KTDN.01 của chúng em là lớp kế toán đầu tiên mà trường đào tạo theo hệ thống tín chỉ Được đào tạo những năm trong ghế nhà trường trên sách vở, trên bài giảng , trên lý thuyết thì việc đi thực tập , thực tế về nghành nghề mình đã được học , là môt viêc không thể thiếu cho mỗi sinh viên trong trường nói riêng và các nghành trong nền kinh tế quốc dân nói chung . Đặc biệt là các nghành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế và kế toán là một nghành như vậy. Đặc trưng của nghành kế toán là cần rất nhiều các kinh nghiệm thực tế của người trong nghành. Nắm được thực tế như vậy trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên nhà trường đã mở đợt thực tập cho lớp K43KTDN.01, nhóm chúng em đã được phân đi thực tập tại Công ty CP Bê tông và xây dựng Thái Nguyên. Đây là công ty có rất nhiều phần hành cho sinh viên kế toán thực tâp, thực tế. Bài báo cáo thực tập này được làm về 2 phần hành: kế toán tiền lương , nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ của công ty CP Bê tông và xây dựng Thái Nguyên. Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 chương: Chương I: Khái quát chung về Công ty CP Bê tông & XD Thái nguyên Chương II: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty CP Bê tông & XD Thái Nguyên. Chương III: Nhận xét và một số biện pháp khắc phục công tác kế toán tại Công ty CP Bê tông & XD Thái nguyên.

doc38 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5527 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty CP Bê tông và xây dựng Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên là trường có lịch sử phát triển lâu đời, cho đến nay trường vẫn đang làm tốt công tác đào tạo sinh viên đáp ứng nhu cầu của xã hội. Cùng với việc đổi mới phương pháp đào tạo theo quy chế tín chỉ nhà trường đã và đang rất thành công trong phương pháp đào tạo này. Lớp K43KTDN.01 của chúng em là lớp kế toán đầu tiên mà trường đào tạo theo hệ thống tín chỉ Được đào tạo những năm trong ghế nhà trường trên sách vở, trên bài giảng , trên lý thuyết thì việc đi thực tập , thực tế về nghành nghề mình đã được học , là môt viêc không thể thiếu cho mỗi sinh viên trong trường nói riêng và các nghành trong nền kinh tế quốc dân nói chung . Đặc biệt là các nghành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế và kế toán là một nghành như vậy. Đặc trưng của nghành kế toán là cần rất nhiều các kinh nghiệm thực tế của người trong nghành. Nắm được thực tế như vậy trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên nhà trường đã mở đợt thực tập cho lớp K43KTDN.01, nhóm chúng em đã được phân đi thực tập tại Công ty CP Bê tông và xây dựng Thái Nguyên. Đây là công ty có rất nhiều phần hành cho sinh viên kế toán thực tâp, thực tế. Bài báo cáo thực tập này được làm về 2 phần hành: kế toán tiền lương , nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ của công ty CP Bê tông và xây dựng Thái Nguyên. Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 chương: Chương I: Khái quát chung về Công ty CP Bê tông & XD Thái nguyên Chương II: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty CP Bê tông & XD Thái Nguyên. Chương III: Nhận xét và một số biện pháp khắc phục công tác kế toán tại Công ty CP Bê tông & XD Thái nguyên. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THÁI NGUYÊN 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1.1.1. Tên, địa chỉ đơn vị thực tập - Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên. - Địa chỉ: Ngõ 547 đường 3/2 tổ 12 - Phường Tân Lập – TP Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên. - Điện thoại: (0280) 947.170 – (0280) 240.940 – (0280) 947.171 - Fax : (0280) 947.161 – (0280) 947.170 - Tài khoản: 39010000000191 Tại: Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Thái Nguyên. Tài khoản: 102010000438430 Tại: Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên. Tài khoản: 8500211010076 Tại: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên. * Hội đồng quản trị: 1. Ông : Dương Đình Tập - Chủ tịch Hội đồng quản trị. 2. Bà : Nguyễn Thị Như Hoa. 3. Ông : Nguyễn Quốc Trinh * Tổng giám đốc điều hành: Ông Dương Đình Tập. - Vốn điều lệ: 32.000.000.000 đồng. 1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng của công ty từ khi hình thành cho tới thời điểm hiện tại Từ một đội mạnh của Công ty xây lắp điện Bắc Thái, đội xây lắp điện máy chuyên sản xuất phụ kiện phục vụ xây lắp và thực hiện công tác xây lắp các công trình theo đăng ký kinh doanh của Công ty xây lắp điện Bắc Thái. Đội đã không ngừng phát triển, với đội ngũ cán bộ công trình, công nhân lành nghề đã tham gia thi công đường dây 500KV đoạn Kon Tum vào năm 1992 và đường dây 500KV mạch 2 đoạn Pleiku – Phú Lâm, Pleiku - Thường Tín vào năm 2003, đường dây 110KV Thái Nguyên – Cao Bằng, trạm biến áp 110KV Mường La – Sơn La. Đội đã thi công xây lắp nhiều hạng mục công trình đạt chất lượng cao có uy tín. Năm 1995 đội được giao thêm nhiệm vụ sản xuất cột điện bê tông ly tâm và có tên là Xưởng cơ khí bê tông ly tâm. Với tốc độ phát triển nhanh, để hợp lý hoá quản lý và sản xuất kinh doanh năm 1998 Xưởng cơ khí bê tông ly tâm được Công ty xây lắp điện Bắc Thái thành lập Xí nghiệp cơ khí bê tông và xây dựng. Xí nghiệp đã sản xuất cột và các vật liệu phục vụ xây lắp công trình đường dây và các trạm biến áp. Sản phẩm cột điện của Xí nghiệp có chất lượng cao đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 5846 – 1994; TCVN 5847 – 1994. Sản phẩm đã được tiêu thụ trong tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh … Xí nghiệp cũng đã tham gia xây dựng các công trình điện, công trình giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước vv … tại nước bạn Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, trong và ngoài tỉnh có uy tín cao. Thực hiện chủ trương của Nhà nước về đổi mới quản lý doanh nghiệp. Tháng 11 năm 1999 Xí nghiệp đã thực hiện cổ phần hoá chuyển thành Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên. Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên không ngừng đổi mới quản lý, công nghệ, đầu tư và hiện đại hoá trang thiết bị thi công, phát triển ngành nghề kinh doanh để đáp ứng tốt việc sản xuất, cung cấp bê tông thương phẩm cho việc phục vụ xây dựng các công trình, đáp ứng nhu cầu của thị trường với mục tiêu đưa Công ty ngày càng lớn mạnh và có chỗ đứng vững chắc tại thị trường Thái Nguyên cũng như các tỉnh phí Bắc. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong công tác kinh doanh, đến nay Công ty đã thành lập được một số chi nhánh tại các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Sơn La, Cao Bằng, Tuyên Quang … Mở rộng thị trường ra hầu hết các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Để nâng cao khả năng thi công các công trình có tính phức tạp và đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật, Công ty đã đầu tư trang thiết bị, nhân lực phòng thí nghiệm vật liệu Las 686, liên tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên trong Công ty, đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ quản lý thường xuyên cử những cán bộ có năng lực tham gia lớp học Cao cấp, Trung cấp lý luận chính trị. Các khoá học về chuyên nghành bê tông và kiểm soát vật tư, vật liệu đầu vào như xi măng, cát, đá … Tổ chức học tập nâng cao tay nghề cho công nhân, hạn chế tối đa chi phí quản lý và tiết kiệm các chi phí trong khâu sản xuất. Do vậy tình hình sản xuất của Công ty ngày một phát triển được thể hiện qua khối lượng sản phẩm cụ thể như sau: Bảng 1.1: KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC CHÍNH CÔNG TY ĐÃ VÀ ĐANG THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN QUA TT Nội dung Đơn vị Khối lượng Thời gian thực hiện Thực hiện Hoàn thành 1 Cột bê tông ly tâm các loại. Cột 35.175 2008 2010 2 Cột bê tông vuông các loại. Cột 35.865 2008 2010 3 Sản xuất ống cống. M 13.045 2008 2010 4 Gia công kết cấu thép & xà giá công trình điện. tấn 25.000 2008 2010 5 Sản xuất tấm đan, bó vỉa, cấu kiện bê tông đúc sẵn các loại. SP 4.342 2008 2010 6 Sản xuất cọc móng các loại. cọc 4.500 2008 2010 7 Bê tông thương phẩm. m3 263.388 2008 2010 8 Gạch Block. m2 5.000 2008 2010 9 Công tác lắp dựng cột - Cột điện cao thế - Cột thu phát sóng truyền hình viba. cột 66.880 10 1999 2008 10 Công tác kéo dây - Kéo dây cao thế - Kéo dây hạ thế Km 2.027 1999 2008 11 Công tác lắp đặt trạm biến áp - Số trạm - Tổng công suất trạm KVA 660 55.000 1999 2008 12 Lắp đặt đường ống thoát nước km 15 1999 2000 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị thực tập Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên, được thành lập từ việc cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước Xí nghiệp cơ khí bê tông và xây dựng thuộc Công ty xây lắp điện Bắc Thái thành Công ty cổ phần theo quyết định số: 3584/QĐ – UB ngày 15 tháng 11 năm 1999 của UBND tỉnh Thái Nguyên. - Đăng ký kinh doanh mã số doanh nghiệp 4600215526 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 22 tháng 11 năm 1999 thay đổi lần thứ 10 ngày 18 tháng 01 năm 2011. Ngành nghề đăng ký kinh doanh: - Xây dựng dân dụng. - Xây dựng nhà công nghiệp. - Xây dựng các công trình giao thông. - Xây dựng các công trình thuỷ lợi. - Xây dựng các công trình cấp thoát nước. - Nền móng công trình. - San lấp mặt bằng. - Xây lắp đường dây và Trạm biến áp đến 500KV. - Xây lắp cột thu phát sóng phát thanh truyền hình, thông tin Vi ba. - Lắp đặt thiết bị, dây chuyền công nghiệp. - Xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. - Tư vấn thiết kế điện công trình (Dân dụng, công nghiệp, điện năng). - Dịch vụ kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng. - Gia công cơ khí. - Sản xuất và mua bán cột điện bê tông, thiết bị điện (bảng điện, cầu dao, cầu chì, dây điện). - Các cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm. - Mua bán sắt thép, xi măng, cát, đá, gạch Block. - Sản xuất mua bán gạch xây dựng. - Khai thác chế biến và mua bán đá và cao lanh. - Kinh doanh vận tải hàng hoá đường bộ. - Sản xuất và mua bán kết cấu thép. - Sản xuất, cán, kéo thép. - Khai thác và mua bán đất phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng. - Mua bán, sửa chữa, trung đại tu các loại xe ôtô và xe máy chuyên dùng. 1.3. Công nghệ sản xuất chủ yếu Công ty cổ phần Bê tông và xây dựng Thái Nguyên là một đơn vị hoạt động đa ngành, đa nghề nên sản phẩm của Công ty rất đa dạng, có thể kể đến là cột điện bê tông các loại, bê tông thương phẩm, các công trình, hạng mục công trình…Cụ thể quy trình sản xuất của sản phẩm cột điện bê tông như sau: Quay ly tâm, ép rung Thép Bột màu Kiểm tra Khung cốt thép Khuôn Bê tông Dưỡng hộ hơi Bảo dưỡng Tháo khuôn Kiểm tra Cột điện bê tông ly tâm Sơ đồ số 1.1 : Quy trình sản xuất cột điện Bê tông tại Công ty cổ phần Bê tông và xây dựng Thái Nguyên. Cột điện Bê tông chữ H Đầm Kiểm tra Dưỡng Tháo khuôn 1.4. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Công ty bao gồm: Tổng Giám đốc điều hành, giám đốc chi nhánh, các phó tổng giám đốc, các phòng nghiệp vụ và các đơn vị sản xuất. * Các chi nhánh trực thuộc Công ty: 1. Chi nhánh tại Lạng Sơn. 2. Chi nhánh tại Bắc Giang. * Các phòng ban, đơn vị nghiệp vụ: - Phòng kế hoạch – kinh doanh. - Phòng kế toán tài vụ. - Phòng vật tư - thiết bị. - Phòng tổ chức lao động tiền lương. - Phòng kỹ thuật. - Phòng hành chính. - Phòng thí nghiệm LAS 686. - Ban tiếp thị bán hàng – thu hồi công nợ. - Ban kế hoạch. - Xưởng sản xuất cột điện, ống cống bê tông, các cấu kiện bê tông đúc sẵn. - Xưởng gia công cơ khí chế tạo, sửa chữa và cơ điện. - Xưởng bê tông thương phẩm. (Trạm trộn Đa Phúc, trạm trộn An Khánh, trạm trộn Tân Lập). - Đội vận tải. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện tóm tắt qua sơ đồ sau: * Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: - Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát và quyết định mọi cổ phần có tổng số cổ phần được chào bán của từng loại. - Hội đồng quản trị: Gồm 5 thành viên do hội đồng cổ đông bầu ra. Hội đồng quản trị có quyền bầu và bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị với đa số phiếu bằng thể thức trực tiếp bỏ phiếu hoặc biểu quyết. - Tổng giám đốc: Chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng phương án sản xuất kinh doanh mà hội đồng quản trị đề ra và theo đúng điều lệ của Công ty. - Phó tổng giám đốc: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc hoàn thành nhiệm vụ mà hội đồng quản trị giao cho, được tổng giám đốc uỷ quyền và chịu trách nhiệm trong quản lý chuyên môn. - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về lĩnh vực tài chính - kế toán và tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc. - Phòng kế toán - Tài vụ: Quản lý điều hành toàn bộ hoạt động tài chính của Công ty theo đúng quy định quản lý kinh doanh và điều lệ Công ty. - Phòng kế hoạch - Thị trường: Xây dựng, giám sát kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty dựa trên yêu cầu của thị trường. - Phòng vật tư: Thực hiện mua vật tư phục vụ sản xuất và xây lắp, cung cấp kịp thời khi các tổ, đội, phân xưởng có nhu cầu. - Phòng tổ chức lao động - Tiền lương: Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác quản lý nhân sự, tiền lương, thi đua, khen thưởng … và các chế độ chính sách đối với người lao động. - Phòng hành chính - Tổng hợp: Tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc trong công tác quản lý hành chính, văn thư, lưu trữ các tài liệu, văn bản. - Phòng kỹ thuật: Thực hiện công nghệ sản xuất, cải tiến công nghệ, kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu (NVL) từ khâu mua vào đến chất lượng sản phẩm cuối cùng. - Phòng kinh doanh: Tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc trong công tác tìm hiểu thị trường, tìm hiểu khách hàng để ký kết các hợp đồng mua bán hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm. 1.5. Khái quát về công tác kế toán của Công ty 1.5.1. Cơ cấu bộ máy kế toán Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên xét về quy mô doanh nghiệp được xếp vào loại doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng của Công ty, đây là một nhân tố góp phần tạo nên những thành công lớn của Công ty. Để thực hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp trên trong lĩnh vực tài chính kế toán, Công ty đã xây dựng cho mình được một mô hình kế toán tập trung với sự phân công công việc cụ thể và rõ ràng tạo nên tính hiệu quả cao. Sơ đồ số 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. Kế toán trưởng Kế toán bán hàng Kế toán tiền lương Kế toán vật tư Kế toán tài sản cố định Thủ quỹ Kế toán thanh toán và tiền gửi ngân hàng Với sơ đồ tổ chức như trên thì nhiệm vụ của từng kế toán là: * Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung và điều hành toàn bộ hoạt động công tác kế toán của Công ty, trực tiếp chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và các cơ quan thẩm quyền về quản lý và sử dụng vật tư, tiền vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra phân tích số liệu vào cuối kỳ kinh doanh, đôn đốc mọi bộ phận kế toán chấp hành các quy định và chế độ kế toán do nhà nước ban hành. * Kế toán thanh toán và tiền gửi ngân hàng: Có trách nhiệm theo dõi sự biến động của các khoản vốn bằng tiền trong Công ty, thanh toán với người bán, theo dõi các khoản phải thu của khách hàng. * Kế toán vật tư: Theo dõi và phản ánh sự biến động về số lượng cũng như giá trị của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá. * Kế toán tiền lương: Quản lý tiền lương và các khoản thu nhập khác của cán bộ công nhân viên trong Công ty. * Kế toán tài sản cố định: Ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách đầy đủ và kịp thời về sự biến động của các loại tài sản cố định trong Công ty. * Kế toán bán hàng: Ghi chép các hoạt động liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty. * Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm trong việc quản lý hoạt động thu chi quỹ tiền mặt của Công ty. 1.5.2. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên Hiện nay để phù hợp với quá trình sản xuất và yêu cầu của công tác quản lý, nhằm theo dõi kịp thời, phản ánh đầy đủ tình hình nhập xuất vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá, Công ty đang áp dụng hình thức hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên, tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hàng ngày, toàn bộ công việc kế toán đều được thực hiện trên phần mềm máy vi tính STANDARD 5.0. Đây là phần mềm được thiết kế dựa theo nguyên tắc kế toán của hình thức kế toán Nhật ký chung. Niên độ kế toán: Từ 01/01 đến 31/12 hàng năm. Kỳ hạch toán: Hạch toán theo quí. Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Chứng từ gốc (bảng tổng hợp chứng) )từ gốc) Nhập dữ liệu vào phần mềm Standard 5.0 Sổ kế toán chi tiết Sổ cái tài khoản Sổ đối chiếu số phát sinh Báo cáo kế toán Nhật ký chung Bảng kê chứng từ Sơ đồ số 1.4 : Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào phần mềm máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy định của phần mềm kế toán, các thông tin đã cập nhật vào phần mềm sẽ tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (sổ cái) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối kỳ (hoặc bất cứ thời điểm nào cần thiết), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ, lập báo cáo tài chính, việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo tính chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Cuối kỳ (hoặc cuối năm), sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của sổ kế toán ghi bằng tay. 1.6. Đặc điểm tình hình lao động của Công ty Bên cạnh hai yếu tố tài sản và nguồn vốn thì số lượng cũng như chất lượng lao động là một trong những yếu tố cơ bản, quyết định quy mô, kết quả sản xuất của Công ty. Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ, công nhân viên, lao động đông đảo về số lượng, mạnh về chất lượng. Công ty liên tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ cán bộ quản lý, thường xuyên cử những cán bộ có năng lực tham gia lớp học Cao cấp, Trung cấp lý luận chính trị. Các khoá học về chuyên nghành bê tông và kiểm soát vật tư, vật liệu đầu vào như xi măng, cát, đá … Tổ chức học tập nâng cao tay nghề cho công nhân, hạn chế tối đa chi phí quản lý và tiết kiệm các chi phí trong khâu sản xuất. Đặc điểm trình độ lao động của Công ty thể hiển qua hai bảng sau: TT Công nhân lành nghề Số lượng Bậc 3/7 Bậc 4/7 Bậc 5/7 Bậc 6/7 Bậc 7/7 1 Công nhân điện 96 78 11 4 2 1 2 Công nhân cơ khí 108 89 12 3 2 2 3 Công nhân bê tông 55 34 10 6 5 4 Công nhân nề 16 7 5 2 2 5 Công nhân cầu đường 5 2 1 2 6 Lao động phổ thông 15 11 4 7 Lái xe 32 Bảng 1.2: Số lượng cán bộ kỹ thuật. TT Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật theo nghề Số lượng Theo thâm niên Ghi chú > 5năm > 10 năm > 15 năm I Thạc sỹ 02 II Đại học, cao đẳng 81 1 Kỹ sư, cao đẳng điện 30 20 6 4 2 Kỹ sư, cao đẳng cơ khí 18 14 3 1 3 Cử nhân kinh tế 18 13 5 4 Kỹ sư, cao đẳng giao thông 8 7 1 5 Kỹ sư, cao đẳng xây dựng 5 4 1 6 Kỹ sư cấp thoát nước 1 1 7 Kỹ sư thủy lợi 1 1 III Trung cấp 75 1 Trung cấp giao thông 3 2 1 2 Trung cấp điện 25 18 5 2 3 Trung cấp xây dựng 11 9 1 1 4 Trung cấp nghiệp vụ 10 7 3 5 Trung cấp cơ khí 26 17 7 2 Bảng 1.3: Số lượng cán bộ chuyên môn và kỹ thuật. 1.7. Một chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của Công ty Kết quả hoạt động của Công ty trong thời gian qua có thể phản ánh tóm tắt qua hai bảng sau: Bảng 1.4: DANH MỤC MỘT SỐ HỢP ĐỒNG LỚN CÔNG TY ĐÃ CẤP BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM TRONG 03 NĂM (2008 – 2010). Đơn vị : m3 TT Tên công trình Chủ đầu tư Khối lượng thực hiện Thời gian hợp đồng Khởi công Hoàn thành NĂM 2008 1 Khu công nghiệp Yên Phong Bắc Ninh Công ty Thiên Tân 20.000 2008 2009 2 Nhà máy xi măng La Hiên Thái Nguyên Công ty TNHH XNK Phục Hưng 10.000 2008 2009 3 Nhà máy xi măng Mai Sơn Sơn La Nhà máy xi măng Mai Sơn – Sơn La 50.000 2008 2009 4 Xây dựng dây chuyền 2 – Nhà máy Bút Sơn Hà Nam Công ty cổ phần Sông Đà 2 600 2008 2009 5 Nhà máy xi măng La Hiên Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và XNK Phục Hưng 9.000 2008 2009 NĂM 2009 1 Show room ôtô Trường Hải Công ty cổ phần đầu tư Khánh Thịnh 500 2009 2009 2 Nhà tập thể công nhân – Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG Công ty TNHH Tuấn Dương 600 2009 2009 3 Nhà KTX sinh viên K2 – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Công ty cổ phần xây dựng số 1 Thái Nguyên 500 2009 2009 4 Nhà ở sinh viên K3 – Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm 500 2009 2009 5 Trung tâm thương mại Thái Nguyên Công ty TNHH Prime Thái Nguyên 6.700 2009 2009 6 Thủy điện Hoa Thám Cao Bằng Công ty Năng lương Đông Bắc 45.000 2009 2009 Bảng 1.5: DANH MỤC MỘT SỐ HỢP ĐỒNG LỚN CÔNG TY ĐANG CẤP BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM TRONG NĂM 2010 - 2011 Đơn vị : m3 TT Tên công trình Chủ đầu tư Khối lượng thực hiện Thời gian hợp đồng Khởi công Hoàn thành NĂM 2010 1 Nhà máy xi măng Sơn La Công ty TNHH Song Việt 5.000 2009 2010 2 Nhà máy xi măng Sơn La Công ty cổ phần cơ khí xây dựng 121 2.500 2009 2010 3 Trường Cao đẳng Công Nghiệp Thái Nguyên Công ty CPĐT & XD 24 - ICIC 1.600 2009 2010 4 Trụ sở làm việc Cục thuế tỉnh Thái Nguyên Chi nhánh CIPC – Xí nghiệp xây lắp III 3.647 2009 2010 5 Nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại xã Hoàng Đồng Thành phố Lạng Sơn Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Công Nghiệp 3.000 2009 2010 6 Kiến trúc và thương mại Hạ Trang Công ty TNHH kiến trúc xây dựng và thương mại Hạ Trang 3.000 2009 2010 7 Nhà ở KTX sinh viên 11C trường cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Đông Á 1.000 2009 2010 8 Công ty CP xi măng Mai Sơn Công ty cổ phần xi măng Mai Sơn 20.000 2009 2010 9 Trụ sở Cục Hải Quan Lạng Sơn C.ty CP XD số 4 9.597 2010 2010 10 Nhà máy Shinwon Hà Nội – Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Hà Nội Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp 22.658 2010 2010 11 Dự án cải tạo nâng cao quốc lộ 37 đoạn Đình Trám – Phố Hương Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông 6.000 2010 2010 12 Dự án PK2 Hà Nội – Thái Nguyên Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 898 – CIENCO 8 4.200 2010 2010 13 Dự án đường Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hà Nội 44 21.705 2010 2010 14 Dự án PK2 Hà Nội – Thái Nguyên (Quốc lộ 3 mới) Công ty cổ phần xây dựng giao thông 820 5.400 2010 2011 15 Dự án PK2 Hà Nội – Thái Nguyên (Quốc lộ 3 mới) Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng số 10 Thăng Long 2.160 2010 2011 16 Dự án PK2 Hà Nội – Thái Nguyên (Quốc lộ 3 mới) Công ty cổ phần đầu tư xây dựng 808 5.400 2010 2011 17 Dự án PK2 Hà Nội – Thái Nguyên (Quốc lộ 3 mới) Công ty cổ phần đầu tư xây dựng MTV 2.200 2010 2011 18 Dự án PK2 Hà Nội – Thái Nguyên (Quốc lộ 3 mới) Công ty cổ phần xây dựng và thiết bị Hạ Long 5.305 2010 2011 19 Trụ sở Ngân hàng Đầu tư phát triển Thái Nguyên Công ty xây lắp và sản xuất công nghiệp số 5 2.000 2010 2011 20 Giảng đường trường Cao đẳng Giao thông Thái Nguyên Công ty TNHH Khánh Hưng 1.000 2010 2011 Kể từ khi thành lập đến nay, mặc dù đã trải qua nhiều khó khăn, nhưng tập thể cấp uỷ và Ban giám đốc Công ty đã có nhiều cố gắng, áp dụng các biện pháp hiệu quả trong định hướng sản xuất, ổn định và nâng cao chất lượng các mặt hàng truyền thống, có cơ chế phục vụ khách hàng nhiệt tình, thuận lợi, giá thành sản phẩm cạnh tranh tốt. Vì vậy Công ty đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định sự phát triển của đơn vị. 10 năm qua, Công ty đã được các bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen do có thành tích trong sản xuất, kinh doanh … Vào những tháng cuối năm 2010, cán bộ, công nhân Công ty đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra, trong đó tổng giá trị sản lượng tính đến hết tháng 10 đã đạt 95 tỷ đồng, bảo đảm việc làm ổn định cho 280 lao động và hoàn thành tốt nghĩa vụ ngân sách Nhà nước. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THÁI NGUYÊN 2.1. Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.1.1. Các quy định về quản lí lao động, tiền lương tại công ty P Tiền lương: là số thù lao mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho người lao động đủ để tái sản xuất sức lao động và nâng cao, bồi dưỡng sức lao động. P Phân loại lao động: Do lao động trong Công ty có nhiều loại khác nhau nên để thuận tiện cho việc quản lí và hạch toán, Công ty đã phân loại lao động dựa trên mối quan hệ với quá trình sản xuất. Theo cách phân loại này, lao động của Công ty bao gồm hai nhóm chính: + Lao động trực tiếp sản xuất: là bộ phận công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm. + Lao động gián tiếp: là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc bộ phận này có: Công nhân kỹ thuật, cán bộ, nhân viên các phòng ban quản lí kinh tế, hành chính của Công ty. P Quỹ tiền lương và hình thức trả lương của Công ty: + Quỹ tiền lương: là toàn bộ tiền lương mà Công ty phải trả cho tất cả lao động. Thành phần quỹ tiền lương bao gồm: lương thời gian, lương sản phẩm, phụ cấp và tiền thưởng. + Hình thức trả lương: - Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: Để kích thích năng suất lao động cũng như hiệu quả của sản xuất, Công ty áp dụng hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất dựa vào kết quả sản xuất thực tế trong tháng, tức là hình thức trả lương theo sản phẩm. Bên cạnh đó đối với những công việc không có khối lượng hoặc những công việc chưa được xây dựng đơn giá, hay những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết thì công ty sẽ trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo hình thức lương thời gian. - Đối với cán bộ, nhân viên các phòng ban: Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. P Trích trước lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất: Công ty không thực hiện trích trước lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất. P Các khoản trích theo lương: + Bảo hiểm xã hội (BHXH): Trích 22% trên tổng quỹ lương cơ bản để nộp vào quỹ BHXH, trong đó 16% tính vào giá thành, 6% còn lại do người lao động chịu dưới hình thức khấu trừ vào lương hàng tháng. + Bảo hiểm y tế (BHYT): Trích 4,5% trên tổng quỹ lương cơ bản để nộp vào quỹ BHYT, trong đó 3% tính vào giá thành, 1,5% còn lại cũng do người lao động nộp dưới hình thức khấu trừ vào lương hàng tháng. + Kinh phí công đoàn (KPCĐ): Trích 2% trên tổng lương thực tế phải trả người lao động để thành lập quỹ KPCĐ. + Bảo hiểm thất nghiệp: Công ty không tiến hành trích. P Các khoản phụ cấp lương: Để khuyến khích tinh thần trách nhiệm cho những người làm công tác quản lý sản xuất như tổ trưởng, tổ phó, công ty quy định khoản phụ cấp trách nhiệm cho những thành viên này. Mức phụ cấp hàng tháng cho tổ trưởng là 10%, tổ phó là 5% tính trên tổng lương sản phẩm. P Cách tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất. + Lương sản phẩm: Hiện tại, bộ phận kế hoạch của Công ty đã xây dựng hệ thống đơn giá tiền lương cho từng loại sản phẩm và hàng tháng căn cứ vào khối lượng sản phẩm nghiệm thu, kế toán tính ra tổng quỹ tiền lương của cả phân xưởng sản xuất. Căn cứ vào bảng chấm công của các thành viên trong phân xưởng, kế toán tính ra số tiền lương thực tế phải trả cho từng công nhân. Bước 1 : Tính ra quỹ lương tháng cho cả tổ sản xuất sản xuất theo công thức: Quỹ lương sản phẩm = Khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành x Đơn giá tiền lương tính cho 1 sản phẩm hoàn thành Bước 2 : Tính ra tiền lương sản phẩm của một công nhân trực tiếp sản xuất theo công thức: Lương sản phẩm bình quân 1 công/1công nhân = Tổng quỹ lương của cả tổ sản xuất Tổng số công của cả tổ Bước 3 : Tính ra tiền lương sản phẩm thực tế của một công nhân trực tiếp sản xuất (CNTTSX) trong tháng . Tiền lương của một CNTTSX = Lương bình quân một ngày công/1công nhân x Số công thực tế 1công nhân làm việc trong tháng + Lương thời gian: Lương thời gian của CNTTSX được xác định trên giá thỏa thuận giữa Công ty và người lao động là: Đơn giá lương thời gian/1công = 44.000 (đồng) Lương thời gian của 1công nhân = Đơn giá lương thời gian/1công x Số công làm việc theo thời gian 2.1.2. Chứng từ sổ sách kế toán sử dụng 2.1.2.1. Tài khoản kế toán sử dụng Để phản ánh tình hình thanh toán lương và các khoản trích theo lương, kế toán Công ty sử dụng các tài khoản sau : - TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) sản xuất. - TK 6411: Chi phí bán hàng. - TK 6421: Chi phí quản lí doanh nghiệp. - TK 6271: Chi phí sản xuất chung. - TK 141: Tạm ứng. - TK 3341: Phải trả người lao động. - TK 3382: Kinh phí Công đoàn. - TK 3383: BHXH. - TK 3384: BHYT. 2.1.2.2. Chứng từ kế toán sử dụng - Bảng chấm công. - Bảng than toán tiền lương. - Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành. - Bảng thanh toán khối lượng. … 2.1.2.3. Trình tự luân chuyển của chứng từ + Công nhân trực tiếp sản xuất: Cuối tháng, căn cứ vào “Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành” (biểu số 2.1) của từng tổ sản xuất và “Bảng đơn giá tiền lương sản phẩm” do Công ty xây dựng, kế toán tiền lương có trách nhiệm tính toán và lập “Bảng thanh toán khối lượng” (biểu số 2.2) cho từng tổ sản xuất. Sau đó căn cứ vào “Bảng chấm công” (biểu số 2.3) của từng tổ sản xuất, kế toán tiền lương tính ra số lương phải trả cho từng công nhân rồi lập “Bảng thanh toán tiền lương” (biểu số 2.4) cho từng tổ và “Bảng thanh toán tiền lương tổng hợp” của cả phân xưởng. Việc thanh toán tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty được tiến hành qua 2 đợt : * Đợt 1 - Tạm ứng lương: mức tạm ứng là 1000.000 (đồng)/công nhân/1tháng. Công việc tạm ứng lương thường được tiến hành vào những ngày đầu tháng. Để nhận được tiền tạm ứng, đầu tháng các tổ, đội, phân xưởng phải lập danh sách sách đề nghị tạm ứng lương để ban lãnh đạo Công ty và phòng Tổ chức lao động – tiền lương ký duyệt. Sau đó căn cứ vào bảng danh sách đề nghị tạm ứng đã được xét duyệt, kế toán tiền lương lập “Bảng thanh toán tiền lương tạm ứng” rồi lập phiếu chi tạm ứng để xuất tiền tạm ứng cho công nhân. * Đợt 2 - Quyết toán lương cho người lao động: Thanh toán số lương còn lại trong tháng cho người lao động. + Cán bộ, nhân viên các phòng ban: Cuối tháng, căn cứ vào bảng chấm công của các phòng ban, kế toán tiền lương tính ra số tiền lương phải trả cho từng cán bộ, nhân viên rồi lập “Bảng thanh toán tiền lương” cho từng phòng ban. Việc thanh toán lương cũng được tiến hành tương tự như của công nhân trực tiếp sản xuất. Biểu số 2.1 Đơn vị: Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên. Địa chỉ: Tổ 12, P.Tân Lập, TP.Thái Nguyên. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Thái Nguyên, ngày 30 tháng01 năm 2011 BIÊN BẢN NGHIỆM THU CỘT Các bên tham gia nghiệm thu : Ông : Nghiêm Văn Châu – Phó giám đốc. Bà : Phạm Thị Hiền- Kế toán tiền lương. Ông : Nguyễn Văn Thắng - Xưởng trưởng phân xưởng sản xuất cột. Ông : Đồng Thị Ngần - Trưởng phòng kỹ thuật - Thiết bị. Địa điểm nghiệm thu : Phân xưởng sản xuất cột Tên công việc nghiệm thu : Nghiệm thu cột điện bê tông ly tâm và Bê tông chữ H – Tháng 01 năm 2011. Thời gian nghiệm thu : Bắt đầu : 7giờ 30 phút ngày 30 tháng 01 năm 2011. Kết thúc : 10 giờ 30 phút ngày 30 tháng 01 năm 2011. Các bên đã tiến hành: 1. Kiểm tra chất lượng các loại cột đã sản xuất được trong tháng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật : - Cột điện bê tông ly tâm 10A : 42 - Cột điện bê tông ly tâm 16C : 38 2. Kiểm tra số lượng các loại cột sản xuất được trong tháng : - Cột điện bê tông ly tâm 10A: 42 - Cột điện bê tông ly tâm 16C : 38 10 giờ 30 phút ngày 10 tháng 11 năm 2010. (Các bên liên quan ký và ghi rõ họ tên) (Nguồn số liệu : Phòng kế toán – tài vụ) Biểu số 2.2 Đơn vị: Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên. Địa chỉ: Tổ 12, P.Tân Lập, TP.Thái Nguyên. BẢNG THANH TOÁN KHỐI LƯỢNG Tháng 01 năm 2011 Tổ ly tâm số 1 - Phân xưởng sản xuất cột Tổ trưởng: Tô Sỹ Long. TT Nội dung công việc ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Bê tông ly tâm 10A Cột 42 165.000 6.930.000 2 Bê tông ly tâm 10B Cột 18 96.000 1.728.000 3 Bê tông ly tâm 10C Cột 14 105.000 1.470.000 4 Bê tông ly tâm 14A Cột 38 140.000 5.320.000 5 Bê tông ly tâm 14B Cột 40 150.000 6.000.000 6 Bê tông ly tâm 16B Cột 25 180.000 4.500.000 7 Bê tông ly tâm 16C Cột 38 190.000 7.220.000 Cộng 33.168.000 8 Công việc khác 9 Vệ sinh xúc cát đá Công 6 44.000 264.000 10 Cào đá phục vụ trộn bê tông Công 3 44.000 132.000 11 Trực trộn bê tông Công 8 44.000 352.000 12 Hót bùn hố ga, rãnh nước Công 3 44.000 132.000 Cộng 20 880.000 Tổng cộng 34.0408.000 Ngày … tháng … năm 2011 Người lập biểu Xưởng trưởng duyệt Kế toán (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Nguồn số liệu: Phòng kế toán - tài vụ). 2.1.3. Trình tự hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương P Căn cứ vào “Bảng thanh toán tiền lương” tháng 01 năm 2011 của các tổ sản xuất, các phòng ban, kế toán tiền lương tiến hành: + Phản ánh số tiền thực tế phải trả cho người lao động: Nợ TK 6221 : Phải trả công nhân trực tiếp sản xuất, Nợ TK 6271: Phải trả nhân viên quản lí phân xưởng Nợ TK 6411: Phải trả bộ phận bán hàng. Nợ Tk 6421: Phải trả bộ phận quản lí doanh nghiệp. Có TK 3341 : Phải trả người lao động. + Tính toán và phản ánh số BHXH, BHYT khấu trừ vào lương của người lao động: Nợ TK 3341 : Phải trả người lao động. Có TK 3383 : Bảo hiểm xã hội. Có TK 3384 : Bảo hiểm y tế. + Tính toán và phản ánh số KPCĐ, BHXH, BHYT tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: Nợ TK 6221 : Chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK 6271: Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 6411: Chi phí bán hàng. Nợ TK 6421: Chi phí quản lí doanh nghiệp. Có TK 338.2 : KPCĐ. Có TK 338.3 : BHXH. Có TK 338.4 : BHYT. P Sau đó phần mềm sẽ tự động cập nhật thông tin vào các sổ chi tiết và sổ tổng hợp có liên quan như: Sổ chi tiết tài khoản 622, Sổ chi tiết tài khoản 3341, Sổ cái chi tiết TK 3341, Sổ cái chi tiết TK 6221 … Biểu số 2.5 CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THÁI NGUYÊN SỔ CÁI CHI TIẾT Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/01/2011 Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu: 622 Ngày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Nợ Có 00- 00 007 Số dư đầu kỳ - - 31-01 L Hạch toán tiền lương tháng 01 334 119.504.257 31-01 L Hạch toán tiền lương tháng 01 334 57.750.667 31-01 L Hạch toán tiền lương tháng 01 334 24.840.904 …. ….. ………………………… …. ………………. ………………. 31-01 L Hạch toán tiền lương tháng 01 334 7.748.972 31-01 K/C Kết chuyển cuối kỳ 154 395.067.943 Cộng số phát sinh Số dư cuối kỳ 395.067.943 - 395.067.943 - (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán – Tài vụ) Biểu số 2.6 CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THÁI NGUYÊN SỔ CÁI CHI TIẾT Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/01/2011 Tên tài khoản: Phải trả người lao động Số hiệu: 334 Ngày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Nợ Có 00- 00 002 Số dư đầu kỳ - 562.787.986 10-01 4228 Thanh toán tiền lương tháng 12/2010 1111 562.787.986 28-01 1201 Dương Văn Lưu hoàn ứng số tiền mua vật tư thiếu vào lương 1111 1.200.000 31-01 L Hạch toán tiền lương tháng 01 622 119.504.257 31-01 L Hạch toán tiền lương tháng 01 622 57.750.667 …. ……. ………………………… …. ………………. ………………. 31-01 L Hạch toán tiền lương phải trả nhân viên phân xưởng tháng 01 627 81.630.577 31-01 L Hạch toán tiền lương phải trả tháng 01 641 26.856.731 31-01 L Hạch toán tiền lương phải trả tháng 01 642 73.724.272 Cộng số phát sinh Số dư cuối kỳ 562.787.986 577.279.523 577.279.523 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán – Tài vụ) 2.2. Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 2.2.1. Đặc điểm và thực trạng công tác quản lí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 2.2.1.1. Đặc điểm về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Toàn bộ vật tư trong Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên đều được mua ngoài. Công ty chủ yếu nhập mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ từ những bạn hàng thân quen và đáng tin cậy, do đó nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đảm bảo tốt về mặt chất lượng. Nguyên vật liệu chính của Công ty bao gồm: - Thép Φ6 - Φ8, Φ12 - Φ16. - Xi măng. - Đá. - Sỏi. - Cát. Nguyên vật liệu phụ bao gồm: Dây thép buộc, que hàn, phụ gia bê tông, dầu chống dính (dầu bôi trơn) … Công cụ, dụng cụ sử dụng trong các phân xưởng sản xuất như: máy bơm nước, học cột điện, máy hàn, … có thời gian sử dụng cho nhiều kỳ kế toán nên được trích khấu hao và phân bổ hàng kỳ. Nguyên vật liệu mua về dự trữ trong kho chủ yếu là thép, xi măng, còn cát sỏi thì được để ngoài trời. Chính vì thế mà Công ty không nhập mua nhiều nguyên vật liệu cùng một lúc, mà sản xuất đến đâu thì nhập đến đó, vừa để tránh ứ đọng vốn, vừa giảm được tiêu hao nguyên vật liệu, tiết kiệm được chi phí bảo quản nguyên vật liệu. 2.2.1.2. Công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty được theo dõi cả về giá trị và hiện vật. Việc theo dõi sẽ do Phòng vật tư quản lí và theo dõi. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được phân ra theo từng loại riêng, để thuận tiện cho công tác nhập xuất, kiểm tra, theo dõi. Thủ kho sẽ chịu trách nhiệm theo dõi về mặt số lượng, còn kế toán vật tư theo dõi về mặt giá trị. Khi nhập, xuất nguyên vật liệu phải đảm bảo đầy đủ giấy tờ hợp lệ. 2.2.2. Thủ tục nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 2.2.2.1. Thủ tục nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Việc thu mua nguyên vật liệu do phòng vật tư phụ trách từ khâu lập kế hoạch đến khâu thu mua. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết, nguyên vật liệu sử dụng để phục vụ sản xuất tại các phân xưởng, phân xưởng đề xuất với Phòng vật tư, để phòng vật tư lập phiếu yêu cầu mua vật tư, sau đó trình Tổng giám đốc xét duyệt để tiến hành mua vật tư kịp thời phục vụ yêu cầu của sản xuất. Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất của công ty, Phòng vật tư chịu trách nhiệm mua vật tư. Mỗi đơn vị giao hàng đến Phòng vật tư, Phòng sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra vật tư trước khi nhận hàng và đưa vào kho. Sau khi kiểm tra thấy vật tư đúng về số lượng và hợp quy cách, theo đúng đơn đặt hàng, Thủ kho sẽ tiến hành nhận hàng và ghi phiếu nhập kho vật tư. Khi xuất vật tư để sản xuất, thủ kho sẽ theo dõi việc xuất những vật tư được lưu trong kho. Mỗi đơn vị vật tư được xuất sẽ được thủ kho ghi chép vào sổ theo dõi vật tư theo mẫu quy định tại Phòng vật tư. Đối với những vật tư không được để trong kho như cát, đá, … thì sẽ do Tổ trưởng sản xuất chịu trách nhiệm theo dõi và báo cáo lên cho Thủ kho. 2.2.2.2. Phương pháp tính giá vật tư * Đối với nguyên vật liệu mua về nhập kho, kế toán hạch toán theo giá trị thực tế: Giá mua nguyên vật liệu = Giá thanh toán với người bán (chưa có thuế VAT) + Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng - Các khoản chiết khấu, giảm giá được hưởng * Đối với nguyên vật liệu xuất kho để sản xuất, kế toán hạch toán theo phương pháp bình quân gia truyền mà cụ thể là bình quân sau mỗi lần nhập. Đơn giá xuất kho của vật tư được xác định theo công thức sau: Đơn giá bình quân của NVL xuất dùng = Giá trị thực tế NVL tồn đầu tháng + Giá trị thực tế NVL nhập kho trong tháng Số lượng nguyên vật liệu tồn đầu tháng + Số lượng NVL nhập kho trong tháng 2.2.3. Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng Để hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ công ty sử dụng các loại chứng từ, sổ sách sau: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. Bảng phân bổ nguyên vật liệu, bảng phân bổ khấu hao công cụ, dụng cụ. Số chi tiết nguyên vật liệu công cụ, dụng cụ. Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu. Sổ cái tài khoản 152, 153. Các chứng từ khác. 2.2.4. Trình tự hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 2.2.4.1. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ là việc hạch toán kết hợp giữa kho và phòng kế toán nhằm mục đích theo dõi tình hình nhập, xuất tồn kho của từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Công ty hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song. Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, dễ đối chiếu, đảm bảo độ tin cậy cao của thông tin, có khả năng cung cấp thông tin nhanh cho kế toán quản trị vật liệu phù hợp với quy mô của công ty. 2.2.4.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ * Tài khoản sử dụng: - Tài khoản 152: Nguyên vật liệu. - Tài khoản 153: Công cụ, dụng cụ. * Quy trình hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Trong một tháng Công ty có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sau đây là một số ví dụ để minh họa. Ví dụ 1: Ngày 02/01/2011 Công ty nhập mua 20.000 kg xi măng của Doanh nghiệp tư nhân Nhân Thịnh theo HĐ 0079996 ngày 02/01/2011. Khi đó Công ty sẽ cử cán bộ chuyên môn kiểm tra số lượng, chất lượng tiêu chuẩn của xi măng trước khi nhận hàng, sau khi kiểm tra đảm bảo chất lượng Công ty sẽ nhận hàng và thủ kho viết phiếu nhập kho. Biểu số 2.7 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao khách hàng Ngày 02 tháng 01 năm 2011 Mẫu số: 01 GTKT –3LL MG/2011B 007996 Đơn vị bán hàng: Doanh nghiệp tư nhân Nhân Thịnh theo HĐ 0079996 ngày 02/01/2011. Địa chỉ: Phường Gia Sàng – TP. Thái Nguyên. Số tài khoản: Điện thoại: 0280.651.097 MST: 4600284664 Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Thị Thanh Huệ. Tên đơn vị: Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên Địa chỉ: Tổ 12 phường Tân Lập Thành phố Thái Nguyên. Hình thức thanh toán: Tiền mặt MST: 4600215526 STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Xi măng Tấn 20 890.909,09 17.818.182 Cộng tiền hàng 17.818.182 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 1.781.818 Tổng tiền hàng thanh toán: 19.600.000 Số tiền viết bằng chữ : Mười chín triệu sáu trăm ngàn đồng chẵn. Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký , đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Nguồn số liệu : Phòng kế toán – tài vụ) Biểu số 2.8 Mẫu số 01/VT (Theo QĐ số 15/2006 QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006) Đơn vị : Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên. PHIẾU NHẬP KHO Số: 1016 Ngày 02 tháng 01 năm 2011 Nợ: TK 152;1331 Có: TK 331 Họ và tên người giao hàng : Nguyễn Thị Thanh Huệ - Phòng vật tư. Diễn giải: Nhập xi măng – Doanh nghiệp tư nhân Nhân Thịnh theo HĐ 0079996 ngày 02/01/2011. Nhập tại kho: Công ty. TT Tên vật tư Mã VT ĐVT Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) 1 Xi măng Tam Điệp PCB 40 01.XMTĐ Kg 20.000 890.909,09 17.818.182 Cộng 17.818.182 Thuế GTGT (10 %) 1.781.818 Tổng cộng 19.600.000 Nhập, ngày … tháng … năm 2011 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Nguồn số liệu : Phòng kế toán – Tài vụ) Ví dụ 2: Căn cứ vào lượng sản phẩm sản xuất và lượng vật tư thực xuất để sẩn xuất, kế toán lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu. Biểu số 2.9 Mẫu số 01/VT (Theo QĐ số 15/2006 QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006) Đơn vị : Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên. PHIẾU XUẤT KHO Số 1063 Ngày 20 tháng 01 năm 2011 Nợ TK 6211 Có TK 152 Họ và tên người nhận hàng : Ngô Thanh Bình – Tổ sản xuất cột. Lý do xuất kho: Xuất vật tư sản xuất cột. Xuất tại kho: Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên. TT Tên vật tư Mã VT ĐVT Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) 1 Xi măng Tam Điệp PCB 40 01.XMTĐ Kg 10.000 900.000 9000.000 2 Cát vàng 01.CVBT M3 500 140.000 70.000.000 3 4 5 6 7 Cộng 79.000.000 Xuất, ngày … tháng … năm 2011 Thủ trưởng Kế toán trưởng Người lập biểu Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (Nguồn số liệu : Phòng kế toán – Tài vụ) Ví dụ 3: Cuối tháng kế toán lập bảng phân bổ vật tư cho các đối tượng sử dụng. Biểu số 2.10 Đơn vị : Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên. BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ, DỤNG CỤ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến 31 tháng 01 năm 2011 Đối tượng sử dụng TK152 TK153 TK621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4.527.497.237 - Xi măng Tam Điệp PCB 40 9000.000 - Cát vàng 70.000.000 ……….. ………………………………………… …………………… ……………….. - Vận chuyển bê tông 17.624.873 - Vận chuyển cột 129.927.495 TK627 - Chi phí sản xuất chung 171.963.784 10.420.016 - Kéo thép 146.177 - Sửa chữa thường xuyên 7.995.557 1.702.583 ……….. …………………………………………. ..…………………. ………………… - Vận chuyển cột 85. 877.845 1.337.996 TK642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.319.997 TK632 - Giá vốn bán vật tư 4.074.600 TK136 - Xuất vật tư cho các đội 68.090.282 1.835.088 - 136 TTSL 700.000 1.018.402 - 1361 CT 67.390.2822 816.686 TK138 - Xuất vật tư khác 27.359.139 - 1388 TK 1.579.306 - 1388 VVC 6.456.571 - 1388 XD 19.323.262 Tổng cộng 4.805.305.039 12.255.104 Ngày 31 tháng 01 năm 2011 Người lập biểu Kế toán trưởng (Nguồn số liệu : Phòng kế toán – Tài vụ). Biểu số 2.12 CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THÁI NGUYÊN SỔ CÁI CHI TIẾT TÀI KHOẢN 152 Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/01/2011 Tên tài khoản: Nguyên vật liệu, vật liệu Số hiệu: 152 Ngày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Nợ Có 00- 00 6902 Số dư đầu kỳ 16.781.046.902 02-01 1010 Nguyễn Thị Thanh Huệ nhập xi măng- Doanh nghiệp tư nhân Nhân Thịnh 331 19.600.000 06-01 1014 Nguyễn Thị Thanh Huệ nhập vật tư – Cty TNHH SXDV & TM Quỳnh 331 119.417.999 20-01 1023 Xuất vật tư sản xuất cột 6211 79.000.000 … …….. …………………………….. …. ………….. ………… 31-01 2433 Trần Tuấn Anh xuất vật tư sản xuất cột BT-LSX30A+15B 621 488.210.503 31-01 2434 Hoàng Kim Quang xuất vật tư sửa khuôn bó vỉa 627 883.636 Cộng số phát sinh 12.263.362.398 10.322.284.344 Số dư cuối kỳ 18.695.124.956 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán – Tài vụ) CHƯƠNG III: ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THÁI NGUYÊN 3.1. Ưu nhược điểm. 3.1.1. Ưu điểm: 3.1.1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán và nguồn nhân lực. P Tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy tổ chức kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Cơ cấu bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt, quy định rõ vai trò trách nhiệm, cũng như phân công công việc rõ ràng cụ thể. Giữa các phần hành kế toán có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ tạo nên tính hiệu quả cao cho công tác kế toán. P Nguồn nhân lực: Phòng kế toán có 6 nhân viên kế toán, 1 kế toán trưởng. Tất cả đều có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên. Đội ngũ nhân viên kế toán trẻ, năng động, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc 3.1.1.2. Về hình thức kế toán. Hiện nay, toàn bộ công tác hoạch toán kế toán của Công ty đều được thực hiện trên phần mềm kế toán. Đây là một phần mềm kế toán được thiết kế dựa trên hình thức kế toán Nhật kí chung. Do đó, trình tự hoạch toán, ghi chép, theo dõi, đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối đơn giản, nhanh chóng. 3.1.1.3. Về hệ thống chứng từ, sổ sách và phương pháp hạch toán các phần hành kế toán. P Hệ thống chứng từ, sổ sách: Hệ thống chứng từ, sổ sách Công ty đang sử dụng hoàn toàn phù hợp với quy mô của Công ty. Chứng từ, sổ sách được sử dụng một cách khoa học, đảm bảo theo quy định của BTC, việc luân chuyển chứng từ được thực hiện nhanh chóng, kịp thời cho việc ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. P Phương pháp hạch toán các phần hành kế toán: Đầy đủ, rõ ràng. 3.1.2. Nhược điểm. Bên cạnh những ưu điểm trên tổ chức kế toán ở công ty còn tồn tại một số hạn chế sau: - Số công nhân trực tiếp tham gia sản xuất tại Công ty khá đông, nhưng Công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho bộ phận này, do đó giá thành của sản phẩm sẽ có thể bị biến động lớn nếu trong cùng một kỳ có quá nhiều công nhân cùng nghỉ phép. - Về công tác đánh giá SPDD: Công ty chỉ đánh giá giá trị của SPDD theo mức chi phí kế hoạch của khoản mục chi phí NVLTT mà không tính đến chi phí NCTT và chi phí SXC nên giá thành của sản phẩm hoàn thành nhập kho chưa thực sự chính xác. - Khoản mục chi phí SXC trong hoạt động sản xuất cột của công ty có khá nhiều các chi phí nhưng toàn bộ chúng chỉ được theo dõi trên cùng một TK là TK 6271 nên việc kiểm tra mức chi phí của từng loại gặp rất nhiều khó khăn. 3.2. Một số giải pháp khắc phục Em xin đưa ra một vài ý kiến như sau: - Hàng kỳ, công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho bộ phận CNTTSX để tránh xảy ra tình trạng biến động về giá thành - Hiện nay, công ty chỉ tính phần chi phí NVL trực tiếp vào giá trị của sản phẩm dở dang mà không tính đến giá trị của chi phí NCTTSX và chi phí SXC, em thấy việc tính toán đó chưa chính xác, nó sẽ ảnh hưởng đến giá thành của các thành phẩm. Để khắc phục hạn chế này, kế toán nên tính thêm cả các chi phí trên vào giá trị của SPDD, như vậy giá thành của thành phẩm sẽ chính xác hơn. - Để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý các chi phí trong khoản mục chi phí sản xuất chung, kế toán công ty nên sử dụng các tiểu khoản của TK 6271. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập tại Công ty CP Bê tông & XD Thái Nguyên.doc
Luận văn liên quan