LỜI MỞ ĐẦU. Trong nền kinh tế thị trường đầy những thách thức và khó khăn như hiện nay, việc tìm ra hướng đi cho riêng mình và có thể đứng vững là điều rất quan trọng. Thị trường mở ra cho ta rất nhiều cơ hội để ta có thể lựa chọn và tiến hành hoạt động kinh doanh và thu lợi nhuận, trong đó rau quả cũng là một trong những cơ hội đó mà ta có thể khai thác. Tổng công ty rau quả Việt Nam tuy mới được thành lập năm 1988 nhưng đã ngày càng lớn mạnh và trở thành một trong những doanh nghiệp đầu đàn của Nhà nước. Với vai trò quan trọng như trên đối với nền kinh tế thì việc được vào thực tập trong phòng kinh doanh 7 – Tổng công ty rau quả Việt Nam là một điều hết sức may mắn và vinh dự đối với em. Qua 2 tuần tìm hiểu, kết hợp giữa những kiến thức đã được học tại trườngvà việc xem xét khái quát tình hình thức tế phát sinh của tổng công ty cho ta bức tranh chung nhất về tổng công ty qua các mặt chủ yếu sau:
- I Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty.
- II Bộ máy tổ chức quản lý của Tổng công ty.
- III Tình hình hoạt động kinh doanh và phương hướng hoạt động.
- Bài báo cáo này khái quát những nội dung cơ bản nhất như những nội dung trên về Tổng công ty. Do thời gian có hạn và do trình độ còn nhiều hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi các sai sót, cháu rất mong được các bác, các cô trong phòng kinh doanh 7 cùng thầy giáo hướng dẫn chỉ bảo và hướng dẫn thêm để bài viết này được hoàn thiện hơn.
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2912 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty rau quả Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU.
Trong nền kinh tế thị trường đầy những thách thức và khó khăn như hiện nay, việc tìm ra hướng đi cho riêng mình và có thể đứng vững là điều rất quan trọng. Thị trường mở ra cho ta rất nhiều cơ hội để ta có thể lựa chọn và tiến hành hoạt động kinh doanh và thu lợi nhuận, trong đó rau quả cũng là một trong những cơ hội đó mà ta có thể khai thác. Tổng công ty rau quả Việt Nam tuy mới được thành lập năm 1988 nhưng đã ngày càng lớn mạnh và trở thành một trong những doanh nghiệp đầu đàn của Nhà nước. Với vai trò quan trọng như trên đối với nền kinh tế thì việc được vào thực tập trong phòng kinh doanh 7 – Tổng công ty rau quả Việt Nam là một điều hết sức may mắn và vinh dự đối với em. Qua 2 tuần tìm hiểu, kết hợp giữa những kiến thức đã được học tại trường và việc xem xét khái quát tình hình thức tế phát sinh của tổng công ty cho ta bức tranh chung nhất về tổng công ty qua các mặt chủ yếu sau:
I Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty.
II Bộ máy tổ chức quản lý của Tổng công ty.
III Tình hình hoạt động kinh doanh và phương hướng hoạt động.
- Bài báo cáo này khái quát những nội dung cơ bản nhất như những nội dung trên về Tổng công ty. Do thời gian có hạn và do trình độ còn nhiều hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi các sai sót, cháu rất mong được các bác, các cô trong phòng kinh doanh 7 cùng thầy giáo hướng dẫn chỉ bảo và hướng dẫn thêm để bài viết này được hoàn thiện hơn.
PHẦN NỘI DUNG
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM.
Tổng công ty Rau Quả Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là VEGETEXCO, có trụ sở chính tại số 2 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa - Hà Nội.
Tổng công ty Rau Quả Việt Nam Được thành lập ngày 11/02/1988 theo quyết định số 63NN-TCCB/QD của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất các đơn vị thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất nhập khẩu rau quả của các Bộ ngoại thương, Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Tổng công ty là một tổ chức kinh doanh chuyên ngành kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực rau quả bao gồm các hoạt động từ sản xuất nông nghiệp sang chế biến công nghiệp xuất nhập khâủ rau quả và nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
Ra đời trong những năm đất nước khó khăn và chỉ mới bắt đầu đi vào hoạt động được gần 14 năm nhưng Tổng công ty đã không ngừng lớn mạnh, phát triển và hiện nay Tổng công ty đã có quan hệ làm ăn với các tổ chức kinh tế của hơn 100 nước khác nhau trên thế giới. Với gần 14 năm hoạt động, hoạt động của Tổng công ty trải qua các giai đoạn khác nhau và ta có thể khái quát quá trình hoạt động và phát triển của Tổng công ty qua các thời kỳ như sau:
- Thời kỳ 1988 - 1990:
Đây là thời điểm cuối của cơ chế quan liêu bao cấp, sự ra đời của tổng công ty trong thời gian này nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi giữa chính phủ Việt Nam và Liên bang Nga, và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đều phải hướng theo quỹ đạo này.
Thực hiện chương trình này đều có lợi cho cả 2 bên ta và Liên Xô. Về phía Liên Xô, họ được lợi là hàng của ta đáp ứng được nhu cầu cho cả vùng viễn đông Liên Xô, còn về phía ta là được cung cấp các loại vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và có một thị trường tiêu thụ lớn, ổn định và theo thống kê kim ngạch xuất khẩu rau quả thu được từ thị trường này chiếm 97.7% tổng kim ngạch của Tổng công ty. Sự ra đời của Tổng công ty tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho Việt Nam trước khi bước vào một thời kỳ mới.
- Thời kỳ 1991 - 1995:
Thời kỳ này cả nước bước vào một giai đoạn mới đó là cơ chế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của thị trường nói chung và của Tổng công ty nói riêng đều vận động theo cơ chế thị trường. Với bước đầu đầy khó khăn, hoạt động của Tổng công ty chỉ là nghiên cứu và tìm kiếm mặt hàng, tìm kiếm đối tác. Với sự nỗ lực của các cán bộ trong Tổng công ty cùng với sự giúp đỡ của Nhà nước Tổng công ty đã vượt lên và bắt đầu đi vào sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả. Trong thời gian này, chương trình hợp tác rau quả Việt - Xô không còn nữa cùng với sự ra đời của các doanh nghiệp cùng kinh doanh mặt hàng này là một khó khăn hết sức to lớn đối với Tổng công ty. Thêm vào nữa là sự bỡ ngỡ, lúng túng của việc chuyển từ cơ chế cũ sang cơ chế mới buộc Tổng công ty phải tự đi tìm thị trường và phương thức kinh doanh mới cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới cũng là một khó khăn cho Tổng công ty trong thời kỳ này.
- Thời kỳ hiện nay:
Trong giai đoạn này, nền kinh tế thế giới có rất nhiều biến động nhất là khu vực Đông Nam á và Việt Nam cũng không trách khỏi tầm ảnh hưởng này. Tuy có những khó khăn như trên nhưng những năm qua, Tổng công ty vẫn liên tục hoạt động có hiệu quả cụ thể là qua các nămTổng công ty đều nộp đủ ngân sách Nhà nước và có lãi trong hoạt động kinh doanh.
Nhìn lại hoạt động của Tổng công ty trong những năm qua ta thấy có những bước thăng trầm phản ánh đúng với thời cuộc diễn ra. Tuy gặp rất nhiều khó khăn do cả yếu tố khách quan của môi trường kinh doanh và cả yếu tố chủ quan con người nhưng nói chung sự ra đời và phát triển của Tổng công ty đã đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi thiết yếu của nền kinh tế trong lĩnh vực thực phẩm - rau quả.
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM.
1. Chức năng, quyền hạn của Tổng công ty.
Tổng công ty Rau Quả Việt Nam có những chức năng và quyền hạn như sau:
- Tổng công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai và các nguồn lực khác của Nhà nước giao cho theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Tổng công ty được quyền uỷ quyền cho các doanh nghiệp tiến hành việc hạch toán độc lập nhân danh Tỏng công ty, thực hiện một số hình thức và mức độ đầu tư ra ngoài Tổng công ty theo phương án được Hội đồng quản trị phê duyệt.
- Tổng công ty có quyền cho thuê, thế chấp, nhượng bán tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng công ty để tái đầu tư, đổi mới công nghệ( trừ những tài sản đi thuê, đi mượn, giữ hộ nhận thế chấp)
- Tổng công ty được chủ động thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật, không còn nhu cầu sử dụng tài sản hư hỏng không thể phục hồi được và tài sản đã hết thời gian sử dụng.
- Tổng công ty được quyền thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ cho việc kinh doanh và điều hoà vốn Nhà nước giữa doanh nghiệp thành viên thừa sang doanh nghiệp thành viên thiếu tương ứng với nhiệm vụ kinh doanh đã được Tổng công ty phê duyệt.
2 Nhiệm vụ của Tổng công ty.
Ngay từ khi bắt đầu thành lập, Tổng công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: Tổng công ty thực hiện nhiệm vụ kinh doanh các sản phẩm rau quả và liên doanh với các tổ chức nưóc ngoài về các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chế biến công nghiệp và xuất nhập khẩu rau quả.
Thứ hai: Tổng công ty có trách nhiệm không ngừng phát triển vốn được giao và có trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Thứ 3: Tổng công ty có nghĩa vụ thực hiện đuúng pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ kế toán, kiểm toán. Thực hiện việc công bố kết quả hoạt động tài chính hàng năm theo hướng dẫn của Bộ tài chính và tự chịu trách nhiệm về nội dung đã công bố.
Thứ tư: Tổng công ty phải có tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đồng thời đào tạo bồi dưỡng cán bộ và công nhân phục vụ cho việc kinh doanh rau quả.
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Tổng công ty Rau Quả Việt Nam.
Cơ cấu bộ máy tổ chức là một yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, nó có tác động quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Ta có thể khái quát tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Rau Quả Việt Nam như sau:
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Các phó TGĐ
Văn phòng
Khối sản xuất
Khối nghiên cứu
Khối hành chính
Các phòng kinh doanh
24 đơn vị thành viên
4
đơn vị liên doanh
Các viện nghiên cứu
Ban kiểm soát
Quan hệ trực tiếp về mặt tài chính
Quan hệ gián tiếp kiểm tra kiểm soát
Ghi chú:
Hội đồng quản trị: thực hiện các chức năngquản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ của Nhà nước giao. Hội đồng quản trị có 5 thành viên đó là: Chủ tịch Hội đồng quản trị, phó chủ tịch Hội đồng quản trị và 3 quản trị viên( 1 thành viên kiêm tổng giám đốc và 2 thành viên kiêm nhiệm là chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh do Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn). Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm làm thành viên của Hội đồng quản trị tuân theo quy định tại điều 32 - Luật doanh nghiệp Nhà Nước.
Tổng giám đốc: là đại diện pháp nhân của Tổng công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại dịch vụ và thực hiện theo quy chế chế độ một thủ trưởng có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất theo nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ, có hiệu quả và phù hợp với từng thời kỳ.
Giúp việc cho tổng giám đốc là các phó tổng giám đốc bao gồm các phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất và kinh doanh, phó tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Những cán bộ này được sự uỷ quyền của tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật trong phạm vi công việc được giao.
Khối sản xuất: Bao gồm các doanh nghiệp hạch toán độc lập là thành viên của Tổng công ty có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ trong lĩnh vực tài chính; tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ và cam kết của mình trong phạm vi số vốn của Nhà Nước do doanh nghiệp quản lý; chịu sự quản lý ràng bục về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Tổng công ty. Các đơn vị này có kế toán riêng, hạch toán độc lập bao gồm 24 đơn vị trực thuộc là các công ty xuất nhập khẩu và các nông trường xí nghiệp và 4 liên doanh.
Bộ phận văn phòng: bao gồm các phòng kinh doanh và khối hành chính sự nghiệp. Bộ phận này có vai trò chỉ đạo, quản lý các thành viên và trực tiếp kinh doanh xuât nhập khẩu.
Khối nghiên cứu khoa học: phụ trách việc nghiên cứu giống mới để tạo ra cây có năng suất cao, chất lượng hiệu quả tốt.
Ban kiểm soát: là bộ phận có nhiệm vụ thanh tra kiểm soát việc tuân thủchế độ về quản lý vốn, tài sản và giám sát việc ghi chép của kế toán.
Sự bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý như trên của Tổng công ty Rau Quả Việt Nam có ưu điểm là các bộ phận chức năng được tạo lập có khả năng và kinh nghiệm chuyên sâu hơn, các bộ phận khu vực được sử dụng mang lại lợi ích để chú trọng một số sản phẩm nhất định để tạo ra ưu thế hơn. Như vậy, cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý sẽ là một điều kiện quan trọng quyết định một doanh nghiệp hay một công ty hoạt động có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
4. Các hoạt động chính của Tổng công ty Rau quả Việt Nam.
- Tổng Công ty rau quả Việt Nam tiến hành kế hoạch phát triển hệ thống sản xuất và cung cấp hạt giống rau quả chất lượng cao trên toàn quốc, thiết lập sự chuyên môn hoá vụ mùa.
- Mạng lưới hoạt động:
+ Sản xuất hạt giống rau quả, những sản phẩm lâm nông nghiệp khác và chăn nuôi.
+ Tổng Công ty có dịch vụ tư vấn về vụ mùa, canh tác lâm nghiệp và chăn nuôi.
+ Sản xuất trái cây, rau, thịt, thuỷ sản, nước hoa quả, đồ uống và đường.
+ Sản xuất mọi loại sản phẩm đóng gói (bằng gỗ, bìa, thuỷ tinh và kim loại...).
+ Dịch vụ bán buôn bán lẻ và đại lý cho việc bán hạt giống rau quả, sản phẩm rau quả, thực phẩm, nước ép trái cây, đồ uống, thiết bị, máy móc, linh kiện đặc biệt, chất liệu cơ khí, hàng tiêu dùng.
+ Tiến hành dịch vụ về du lịch, khách sạn và nhà hàng.
+ Tiến hành dịch vụ về giao thông, cửa hàng và gửi chuyển tiếp.
+ Tiến hành dịch vụ tư vấn về phát triển đầu tư hoa quả, rau và hoa.
+ Sản xuất máy cơ khí, thiết bị, phụ kiện phục vụ hoa quả, trồng rau và dụng cụ nhà bếp.
+ Xuất khẩu và nhập khẩu.
. Hàng hoá xuất khẩu: Rau quả tươi và được chế biến, hoa và cây cảnh, gia vị, hạt giống rau quả, lâm sản, nông sản và thuỷ sản, thực phẩm, đồ thủ công và hàng tiêu dùng.
. Hàng hoá nhập khẩu: Rau quả và hoa. Hạt giống rau quả, thực phẩm, máy móc thiết bị, chất liệu, phương tiện giao thông, cơ khí và hàng tiêu dùng.
- Tiến hành nghiên cứu khoa học và kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ sinh học để đáp ứng thị trường trong nước và quốc tế.
- Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật.
- Hợp tác với các tổ chức trong nước và nước ngoài trong việc phát triển sản xuất và kinh doanh rau quả chất lượng cao.
III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG.
Qua nghiên cứu tổng quan về tổng công ty và các mặt hoạt động chính của tổng công ty ta thấy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của tổng công ty là cơ bản, chủ yếu nhất. Để xem xét, nghiên cứu về tình hình hoạt động kinh doanh của tổng công ty, ta có thể đi sâu xem xét, nghiên cứu về hoạt động xuất nhập khẩu của tổng công ty, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. Việc xem xét có thể được thể hiện dưới các chỉ tiêu chủ yếu sau đây.
1) Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của tổng công ty.
Chỉ tiêu về đất đai sử dụng.
Chỉ tiêu về lao động
Chỉ tiêu về cốn kinh doanh
Các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu về đất đai sử dụng:
Hoạt động của tổng công ty là kinh doanh, buôn bán các nông sản mang tính chất thô hoặc có qua chế biến. Để có thể có được những sản phẩm để kinh doanh thì tổng công ty có một mạng lưới rộng lớn các nông trường từ Bắc vào Nam để cung cấp cho tổng công ty. Mỗi nông trường có 1 diện tích đất nhất định để có thể tiến hành canh tác, chế biến và cung cấp cho tổng công ty. Những năm gần đây, tổng diện tích nói chung đều tăng lên.
Bảng 1:
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
So sánh
DT
(ha)
CC%
DT
CáC%
DT
CC%
DT
CC%
00/99
01/02
Tổng diện tích đất
18.363
100
20.725
100
21748
100
22415
100
104,93
103,06
1. Đất sản xuất kinh doanh
14.979
81,57
17.226
83,12
18279
84,05
19424
86,66
106,11
106,26
- Đất trồng rau quả
12.125
80,95
14.011
81,34
14822
81,09
15207
67,84
105,78
102,59
- Đất trồng cây khác
2.854
19,05
3215
18,66
3457
18,91
4217
18,82
107,52
121,98
2. Đất xây dựng cơ bản
3094
16,85
3198
15,43
3192
14,67
2554
11,39
99,81
3. Đất khác
290
1,58
301
1,45
278
1,32
437
1,95
92,35
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh từ năm 1998 – 2001 của tổng công ty rau quả Việt Nam ).
Qua bản thống kê về tình hình đất nông nghiệp sử dụng ta thấy diện tích cũng như cơ cấu đất đai sử dụng đều tăng qua các năm, cả đất dùng cho sản xuất – kinh doanh, đất dùng cho xây dựng cơ bản và đất khác cụ thể là: Tổng diện tích đất năm 2000 tăng so với năm 1999 là 4,93%, năm 2001 tăng 3,06% so với năm 2000 và cả cơ cấu cũng tăng như vậy.
Diện tích đất sử dụng tăng do các nguyên nhân sau: - năm 1999, tổng công ty có thên 2 đơn vị mới là công ty rau quả Hà Tĩnh và nông trường 25/3 thuộc công ty CBTPư Quảng Ngãi. Hơn nữa công ty rau quả Hà tĩnh trước đây là kinh doanh lâm nghiệp nên diện tích trồng và chăm sóc rừng rất lớn diện tích đất canh tác tăng nhiều nhất là cây rừng và cây ăn quả nhưng cũng có một số cây trồng khác như mía, điều, chè giảm do chuyển sang trồng cây ăn quả và do thời tiết diễn lên xấu ảnh hưởng đến chất lượng, sản lượng. Các năm 2000 và 2001, diện tích đất vẫn tăng và nhiều nhất là cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày.
Nguyên nhân thứ hai làm cho diện tích đất tăng là do nhu cầu xây dựng thêm các nhà máy xí nghiệp mới và việc mở rộng diện tích của các nông trường.
1.2. Chỉ tiêu về lao động
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi doanh nghiệp hay công ty cần phải có một đội ngũ lao động trong tổng công ty rau quả Việt Nam thì có rất nhiều lao động được phân công tiến hành các hoạt động khác nhau tuỳ theo sự phân công của cấp quản lý cấp trên và theo trình độ của từng người.
Bảng 2.
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Danh sách
SL
CC%
SL
CôNG Cễ%
SL
CC%
SL
CC%
00/99
01/02
Tổng số lao động
5890
100
5425
100
5150
100
5375
100
94,93
104,36
1. phân theo biên chế
5890
100
5425
100
5150
100
5375
100
94,93
104,36
- Chính thức
5370
91,17
4775
88,19
4388
85,20
4935
91,81
91,89
112,46
- Hợp đồng
520
8,83
650
11,81
762
14,80
440
8,19
117,23
577
2. Phân theo tính chất
5890
100
5425
100
5150
100
5375
100
94,93
104,36
- Lao động gién tiếp
353
6
271
5
257
5
271
5
94,83
105,44
- Lao động trực tiếp
5337
94
5154
95
4893
95
5104
95
94,93
104,31
3. Phân theo ngành
5890
100
5425
100
5150
100
5375
100
94,93
104,36
- Khối sản xuất VC
5095
86,5
4635
85,43
4400
85,43
4434
82,50
94,92
100,77
- Khối kinh doanh xuất nhập khẩu
795
13,5
790
14,57
750
14,57
941
17,50
94,93
125,46
4. Phân theo trình độ
5890
100
5425
100
5150
100
5375
100
94,93
104,36
- Đại học trở lên
704
11,95
540
9,95
540
10,08
810
15,06
100
150
- Cao đẳng – Trung cấp
433
7,35
395
7,82
380
7,38
350
6,51
100
92,10
- Các lớp học nghề
3693
62,7
3557
65,57
3381
65,64
3535
65,76
95,05
104,55
- Chưa qua đào tạo
1060
18
933
17,02
849
16,5
860
1587
90,99
101,29
Hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty có quy mô lớn, trên một diện rộng bao trùm cả đất nước do vậy đã thu hút được đông đảo lực lượng kinh doanh thuộc mọi tầng lớp trong xã hội và các khu vực dân cư lực lượng lao động của tổng công ty có thể chia ra thành rất nhiều loại khác nhau: nếu phân theo biên chế ta có lao động chính thức và lao động hợp đồng nếu phân theo tính chất có lao động trực tiếp và lao động gián tiếp trên nhìn vào biểu ta thấy số lượng lao động của tổng công ty có xu hướng giảm xuống qua các năm 1999 và 2000 nhưng năm 2001 lại tăng lên, cụ thể là: năm 1999 giảm 7,9% so với 1998 (khoảng 465 người); năm 2000 giảm 6,1% so với 1999 (khoảng 275 người), năm 2001 tăng so với 2000là 4,36% (225 người)
Số lượng lao động qua các năm thống kê trên đều trên 5000 lao động, trong đó kinh doanh chính thức chiếm tới 85 – 92%, còn lại là lao động hợp đồng. Trong tổng số lao động thì lao động trực tiếp chiếm 93-95% bởi đặc điểm của ngành là trồng trọt, còn lại là lao động gián tiếp chiếm 5-7% và ngày càng có xu hướng giảm đi. Trong bảng thống kê cũng cho ta thấy, kinh doanh có trình độ đại học tuy giảm qua các năm 1999 và 2000 nhưng năm 2001 lại có sự tăng lên đột ngột, đó là một dấu hiệu tích cực và là xu hướng tất yếu của sự phát triển kinh tế xã hội.
Sự tăng lên hay giảm đi về tổng số lao động qua các năm có nhiều nguyên nhân để giải thích. Trước hết là sự giảm đi của lao động qua các năm 1999 và 2000 là do: Đến quốc năm 1998 viện nghiên cứu tách ra khỏi tổng công ty và do tính giảm biên chế, sắp xếp lại tổ chức, một phần chuyển sang hoạt động kinh doanh. Lý do sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng đòi hỏi phải trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý phải được nâng cao, kể cả công nhân viên đều phải có chuyên môn mới đảm trách nhiệm vụ được và việc giảm lao động chưa qua đào tạo là tất yếu. Còn lý do dẫn đến sự tăng lên về lực lượng lao động trong năm 2001 là do một số nông trường, công ty thuộc tổng công ty mở rộng hoạt động của mình, mở thêm một số cơ sở sản xuất và chế biến nông thực phẩm.
1.3. Chỉ tiêu về vốn kinh doanh của tổng công ty sản xuất
Một chỉ tiêu nữa để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty đó là vốn kinh doanh. Tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải bỏ ra một lượng vốn, với tổng công ty thì lượng vốn cần phải có là rất lớn, nó được hình thành từ hai nguồn chính là nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn khác khi bỏ vào sản xuất kinh doanh thì vốn được thể hiện ở vốn .
Bảng 3.
Năm
Phân loại
1998
1999
2000
2001
So sánh
GT
CC%
GT
CC%
GT
CC%
GT
CC%
00/99
01/02
1. Tổng vốn
140.210
100
312.218
100
391272
100
432478
100
125,32
110,53
- Vốn cố định
109.770
78,29
132.554
42,46
153379
39,2
166721
38,55
115,71
108,69
- Vốn lưu động
30.440
21,71
179.664
57,54
237893
60,8
265757
61,45
132,41
111,71
2. Nguồn vốn
140.210
100
312.218
100
391272
100
432478
100
125,32
110,53
- Ngân sách Nhà nước
82.849
61,23
173.215
55,48
246970
63,12
277414
64,15
142,58
112,32
- Nguồn khác
54361
38,77
139.003
44,52
144302
36,88
155064
35,85
103,81
107,45
Cố định và vốn lưu động. Tình hình vốn kinh doanh của tổng công ty qua các năm có thể tóm tắt trên bảng thống kê 3 như sau:
Qua bảng thống kê ta thấy vốn kinh doanh của tổng công ty đều tăng qua các năm 1999, 2000,2001 tăng nhiều nhất là năm 1999 với 122,68% (172008 triệu đồng) và năm 2001 là 11,53% (41206 triệu đồng) việc tăng vốn kinh doanh trong giai đoạn này là tất yếu bởi việc mở rộng sản xuất – kinh doanh cùng việc ngày càng đầu tư vào máy móc thiết bị cho chế biến nông sản. Trong thời kỳ tới vốn kinh doanh vẫn có xu hướng tăng do tổng công ty đã có những dự án và triển khai xây dựng các nhà máy lớn sản xuất chế biến rau quả như nhà máy đồ hộp Đồng Giao với tổng vốn đầu tư là 23,24 tỷ đồng.
1.4. Các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh
Để đánh giá tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh của TCT ta nghiên cứu qua một loạt các chỉ tiêu như tổng kim ngạch XNK, giá trị sản lượng nông công nghiệp, doanh thu, lợi nhuận và thu nhập công nhân viên. Những năm gần đây, tuy gặp rất nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động và sự ảnh hưởng của thời tiết đến hoạt động của TCT là rất lớn, tuy nhiên các chỉ tiêu kinh tế này vẫn đảm bảo một sự tăng trưởng cao (trừ chỉ tiêu XNK năm 1999) và ổn định, những số liệu ở bảng 4 sẽ cho ta thấy được điều này.
Năm
Chỉ tiêu
So sánh
1998
1999
2000
2001
99/98
00/99
01/00
1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
40.456.522
39.128.555
4.304.1410
60.478.714
98
110
140,5
- XK (USD)
21.058.647
20.098.191
22.431.704
25.176.378
95
111,61
112,23
- NK (USD)
19.397.875
19.030.364
20.609.706
35.302.396
98
108,29
171,29
2. Giá trị sản lượng nông – công nghiệp
209.000
233.104
275.938
365.455
111,53
118,37
132,44
- Nông nghiệp
28.000
33.557
35.000
38.000
120
105
109
- Công nghiệp
181.000
199.547
240.938
327.455
112
120,7
133,6
3. Tổng doanh thu
605.624
682.000
719.000
1.023.538
112,61
124
130
4. Nộp ngân sách
30.396
37.100
22.000
22.880
122,05
59,29
104
5. Lợi nhuận
4.250
9.200
10.700
12.733
216,47
116,30
119
6. Thu nhập công nhân
436.000
444.000
509.000
624.000
103,20
114,64
122
- Nông nghiệp (đồng)
401.000
400.000
7. Khối kinh doanh (đồng/người/tháng)
657.000
700.000
Trong bảng 4 ta thấy các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của TCT đều tăng, trừ xuất nhập khẩu. Việc giảm xuống của giá trị hàng hoá XNK (bao gồm cả XK,NK) là do năm 1998, 1999 Việt Nam mới bị tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và việc điều chỉnh tăng tỷ giá đồng USD Mỹ vào năm 1998 còn 1999 thì do giá cả và sức mua của Thị trường thế giới giảm, biến động tài chính các nước trong khu vực ảnh hưởng đến các hợp đồng XNK và ảnh hưởng về chính trị của Nga.
Các chỉ tiêu còn lại đều có những bước tăng nhất định dù gặp rất nhiều khó khăn như: tổng giá trị nông – công nghiệp tăng qua các năm 1999,2000,2001 lần lượt là: 11,51%, 18,3%, và 32,44%; tổng doanh thu tăng: 12,61%, 24%, 30% và lợi nhuận tăng: 116,4%, 16,3% và 19%. Điều này nói lên một nỗ lực phi thường của toàn bộ công nhân viên trong TCT.
Nhìn chung, qua 4 nhóm chỉ tiêu chính ta có thể thấy được một nét khái quát nhất, cơ bản nhất tình hình hoạt động kinh doanh của TCT qua 4 năm 1998 – 2001 với những kết quả hết sức khả quan. Điều đặt ra cho các cán bộ công nhân viên của TCT là làm sao đưa hoạt động của mình lên tầm cao mới đáp ứng được đòi hỏi của đất nước trong nền kinh tế Thị trường hiện nay, trở thành 1 động lực mới cho sự phát triển kinh tế đất nước.
2. Xu hướng phát triển của thị trường rau quả.
Trước tiên là xu hướng chuyển từ chuyên môn hoá sang đa dạng hoá sản xuất khẩu rau quả, nghĩa là đa dạng hoá những vẫn có sản phẩm chuyên môn hoá, hỗ trợ cho sự phát triển sản phẩm chuyên môn hoá, sản phẩm chủ lực.
Kinh nghiệm của một số nước châu á có giá trị xuất khẩu rau quả cao(ấn Độ , Trung quốc...) cho thấy sự chuyển hướng từ chuyên môn hoá sang đa dạng hoá không phải là quá trình trao đổi sanr phẩm chuyên môn hoá có lợi thế so sánh. Những sản phẩm truyền thống chủ lực không có sự giảm bớt sản lượng xuất khẩu thậm chí còn có xu hướng tăng.
Do vậy để đạt đuợc hiệu quả cao trong sản xuất và xuất khẩu rau quả, chúng ta cần phát triển nền nông nghiệp xuất khẩu đa dạng hoá.
Thứ hai là xu hướng về nhu cầu về rau quả cuả thị trường đang hướng tới những sản phẩm có chất lượng cao.
Trong thời đại phát triển của khoa học kỹ thuật, các ứng dụng của nó tới sự phát triển sản xuất nói chung và nông nghiệp nói riêng ngày càng mang lại hiệu quả cao. Đối với hàng nông nghiệp, nhờ tạo ra được các loại giống mới, các loại phân bón đã giúp cho việc tăng năng suất cây trồng nhưng trong tiêu dùng lại xuất hiện xu hướng tìm trở lại các sản phẩm có chất lượng tự nhiên, tức là người tiêu dùng thích ăn các loại rau quả được bón bằng phân hữu cơ hơn các sản phẩm được bón bằng phân vô cơ.
Nguyên nhân chính của xu hướng trên là do:
- Phát triển khoa học kỹ thuật giúp cho tăng năng suất cây trồng, tạo ra lượng dư thừa tương đối, cùng với việc tăng lên không ngừng thu nhập của dân cư.
- Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra tác hại của việc lạm dụng trong sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp hoá chất.
- Ngoài ra, khẩu vị của người tiêu dùng cũng là một nhân tố quyết định đến xu hướng nói trên. Vì hầu hết các sản phẩm nông sản được trồng theo phương thức tự nhiên cổ truyền đều đem lại hương vị thơm ngon đậm đà hơn các sản phẩm cùng loại được chăm sóc bằng hoá chất.
Nói tóm lại, với xu hướng trên nước ta phải thận trọng trong việc sử dụng các sản phẩm hoá chất để bón cho cây ăn quả và rau. Chất lượngcao của sản phẩm rau quả xuất khẩu phụ thuộc vào khâu sản xuất chế sinh học nông nghiệp, sau đó đến khâu sau thu hoạch. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải phấn đấu nâng cao chất lượng rau quả xuất khẩu một cách đồng bộ ở tất cả các khâu từ sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, vận chuyển và công tác Marketing.
LỜI KẾT
Qua những điểm khái quát ở phần nội dung trên cho ta thấy được lịch sử hình thành của Tổng công ty, cơ cấu tổ chức quản lý và tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty qua các năm 1998 – 2001. Nói chung thì cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty là hợp lý, phát huy được sức mạnh của các phòng, cơ sở, thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm tra. Còn tình hình hoạt động kinh doanh thì đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển mặc dù là chưa thực sự được như mong muốn. Điều này đặt ra cho Tổng công ty là phải biết phát huy hơn nữa sức mạnh của mình trong lĩnh vực rau quả để ngày càng có sự đóng góp lớn trong sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong tương lai.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập tại công ty rau quả Việt Nam.DOC