Báo cáo thực tập tại công ty TNHH chuyển giao công nghệ cao HTEC

Sau thời gian học tập ở trường, khoảng thời gian 2 thàng thực tập tại công ty, nhà máy , xí nghiệp . là rất quan trọng, cần thiết và bổ ích với mỗi sinh viên. Nó giúp cho sinh viên có điều kiện va cham với thực tế có thể vận dụng kiến thức được học trong nhà trường vào thực tế sản xuất. Ngoài ra còn cơ hội tiếp thu học hỏi thêm nhiều kiến thức mới chưa được học đẻ mở rộng vốn kiến thức của mình, nâng cao tầm hiểu biết và trình độ . Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất trong thời đại ngày nay.Đồng thời học hỏi thêm về tác phong làm việc, cách giao tiếp ứng xử góp phần hoàn tiện bản thân để có thể trở thành người công nhân , ki sư tốt.

doc52 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2732 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty TNHH chuyển giao công nghệ cao HTEC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP –&— NGÀNH ĐIỆN-TỰ ĐỘNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CAO HTEC SVTH: Nguyễn Tiến Dũng Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Phúc Yên MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học, đặc biệt là khoa học công nghệ ,điện tử tự động hóa đã cho phép con người thoả mãn về nhu cầu ; Cùng với sự phát triển đó thì cũng có sự phát triển của các loại hình thông tin khác như: Dịch vụ truyền số liệu, thông tin di động, nhắn tin, điện thoại thẻ, Internet...đã giải quyết được nhu cầu thông tin toàn cầu. Riêng hệ thống thông tin di động - GSM đã phát triển mạnh mẽ với số lượng thuê bao ngày càng tăng và đã chứng tỏ được tính ưu việt của hệ thống. Và trong thập kỷ 90 này, ngành Bưu Điện Việt Nam tuy chưa phát triển như các nước trong khu vực cũng như trên thế giới song TTDĐ ở Việt Nam đã sớm phát triển và ứng dụng những công nghệ mới nhất, đã đáp ứng được nhu cầu thông tin di động của xã hội; phục vụ cho công tác lãnh đạo của Đảng, nhà nước nói chung và ngành Bưu Điện nói riêng. Trong thời gian học tập tại tường Cao Đẳng Công Nghiệp Phúc Yên, ngành Điện Tự Động Hóa. Em đã được các thầy cô giáo của trường mang hết tâm huyết,lòng nhiệt thành,tình cảm va chuyên môn giảng dạy,giúp em hoàn thành tốt khóa học tại trường. Tuy học chuyên nghành Điện-TĐH nhưng được sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy: Nguyễn Văn Quý – Trưởng khoa. Em đã có cơ hội đi thực tập tại Cty TNHH Chuyển giao công nghệ cao HTEC – Một công ty chuyên làm về lĩnh vực viễn thông. Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình tìm hiểu và thực tập tại Cty TNHH Chuyển giao công nghệ cao Htec song vẫn khó tránh khỏi những thiếu sót trong bản báo cáo tốt nghiệp này. Để hoàn thành bài báo cáo thực tập này ,ngoài sự cố gắng của bản thân.em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Văn Quý và thầy giáo Phạm Sơn Phúc cùng các anh chị trong Công ty TNHH chuyển giao công nghệ cao HTEC . Trong quá trình học hỏi lý luận và nghiên cứu thực tế tuy được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Phạm Sơn Phúc ,các anh chị trong công ty nhưng do nhận thức và trình độ còn hạn hẹp nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế .Vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, nhận xét của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn. có điều kiện học hỏi thêm và nâng cao kiến thức của mình để phục vụ tốt hơn cho quá trình công tác sau này.Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Văn Quý và sự hướng dẫn của thầy giáo Phạm Sơn Phúc . Bản báo cáo thực tập này của em gồm có 3 phần chính như sau: Phần 1:Giới thiệu về cơ sở thực tập và tổ chức quản lý hoạt động của công ty Phần 2:Các công việc em tham gia làm trong quá trình thực tập. Phần 3:Kết quả thu được sau quá trình thực tập tại công ty. Em xin trình bày nội dung cụ thể các phần trên như sau: I.PHẦN I: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CAO HTEC 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH Chuyển giao công nghệ cao HTEC có tên giao dịch là Transfer high technology limited company. Công ty TNHH Chuyển giao công nghệ cao HTEC là loại công ty TNHH nhiều thành viên, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản độc lập và có con dấu riêng. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là: làm đối tác lắp đặt BTS , cáp quang cho các công ty viễn thông Ngay từ khi mới thành lập, Công ty TNHH Chuyển giao công nghệ cao HTEC đã từng bước khắc phúc những khó khăn thiếu thốn ban đầu đưa việc kinh doanh và ổn định, đồng thời không ngừng vươn lên và tự hoàn thiện về mọi mặt, sản phẩm do công ty kinh doanh luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng và thời gian với giá cả hợp lý. Khi mới thành lập công ty gặp rất nhiều khó khăn cụ thể là: Số công nhân viên có 100 người, Tổng vốn kinh doanh ban đầu của công ty được các thành viên góp vốn là 1.600 triệu đồng Bên cạnh đó, nhân sự của công ty chưa được hoàn chỉnh, trình độ am hiểu kinh doanh còn ít nên còn khó khăn trong việc tiếp cận với các chiến lược kinh doanh và thị trường cạnh tranh đầy khắc nghiệt, đó cũng là khó khăn chung của các doanh nghiệp tư nhân trong nước, nhưng với sự nỗ lực vươn lên của mình, công ty đã từng bước khắc phục khó khăn ban đầu. Công ty vừa thực hiện công tác huấn luyện kiến thức Maketing, tìm kiếm việc làm, vừa đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. 2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 2.1. Tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý Về đặcđiểm bộ máy quản lý, Công ty TNHH Chuyển giao công nghệ cao HTEC có quy mô quản lý gọn nhẹ, bộ máy gián tiếp được sắp xếp phù hợp với khả năng và có thể kiêm nhiệm nhiều việc. Công ty thực hiện tổ chức quản lý theo chế độ 1 thủ trưởng + Đứngđầu là giám đốc công ty, người có quyền lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh; giúp việc cho giám đốc trong việc quản lý có 1 phí giám đốc (Phó giám đốc phụ trách kinh doanh) + Ban quản lý kinh doanh của công ty bao gồm 4phòng chính với chức năng và nhiệm vụ khác nhau. - Phòng tổ chức hành chính - Phòng kinh doanh - Phòng kế toán tổng hợp - Phòng kĩ thuật + Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động kinh doanh trong công ty. Giám đốc ngoài uỷ quyền cho phó giám đốc còn trực tiếp chỉ huy bộ máy của công ty thông qua các trưởng phòng ban. + Phó giám đốc kinh doanh: Giúp việc cho giám đốc, phụ trách phòng kinh doanh và có trách nhiệm lập kế hoạch và quản lý nguồn hàng vào và ra của công ty. + Phòng tổ chức hành chính: tham mưu giúp việc cho giám đốc về tình hình tiền lương, sắp xếp công việc, chế độ khen thưởng… . Đảm bảo cho mọi người trong công ty chấp hành nghiêm chỉnhq uy chế và hợp đồng lao động. +|Phòng kĩ thuật: Chịu tránh nhiệm về kĩ thuật. II.PHẦN II: CÁC CÔNG VIỆC THAM GIA LÀM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY Bắt đầu đến công ty tìm hiểu công việc và nhận công việc. Ngày đầu tiên khi đến nhận công việc và xuất trình những giấy tờ cần thiết em được giám đốc công ty và anh trưởng phòng tổ chức đưa ngay đến tham quan nhà trạm và tìm hiểu công việc ngay. Công việc chính của chúng em được tìm hiểu là lắp đặt trạm BTS. Cùng đi với em còn có 9 bạn ở cùng lớp. ngay buổi đầu tiên chúng em được tham quan và xem các anh trong đội lắp đặt trạm BTS ở Mê Linh với độ cao cột phát sóng là 36m. Sau khi tham quan chúng em được anh Chính ở phòng kĩ thuật tập huấn cách lắp đặt nhà trạm, tìm hiểu sơ đồ đấu nối điện nguồn trong nhà trạm và sơ đồ đấu nối chống sét cho trạm BTS. Chúng em đươc tìm hiểu qua về trạm thu phát sóng BTS như sau: Trong trạm BTS có rất nhiều thiết bị: Tủ nguồn AC, Tủ nguồn DC, Tủ BTS, các thiết bị truyền dẫn. Tủ nguồn AC: chức năng chính là nhận điện từ điện lưới hoặc từ máy phát điện ( trong trường hợp mất điện ) cấp nguồn xoay chiểu cho: đèn và công tác, máy điều hòa, tủ nguồn DC... Tủ nguồn AC này có những ưu điểm sau : tích hợp bộ cắt điện áp cao, tự động chuyển đổi giữa điện máy nổ và điện lưới, bộ làm trể khi sử dụng điện máy nổ... Tủ nguồn DC: nhận điện áp AC từ tủ nguồn AC, sau đó chỉnh lưu và ổn áp để cấp nguồn DC ( -48v ) cho các thiết bị viễn thông khác trong trạm ( tủ BTS, các thiết bị truyền dẫn...). Thiết kế của tủ này rất ... đơn giản ( theo các module, nên dễ dàng thay thế và khắc phục sự cố ): Tủ, acquy, MCU, Rectifier. Tủ: có các hộc để cắm các Rectifier, MCU và các ngăn để chứa acquy ( mỗi ngăn chứa được 4 acquy, mỗi acquy 12v ). Rectifier: là một module nhận điện áp xoay chiều từ tủ, chỉnh lưu và ổn áp thành một chiều. MCU là một module điều khiển hoạt động của tủ, khi mất điện chuyển sang dùng nguồn từ acquy, đưa ra các cảnh báo khi hỏng rectifer, mất điện và cạn nguồn. Thông thường trong một tủ nguồn DC có ít nhất 2 Rectifier nhằm dự phòng khi hỏng một Rectifier ( số lượng rectifier phụ thuộc vào tải mình dùng, mỗi rectifier chịu dòng tải tối đa khoảng 30 A ). Khi mất điện, tủ nguồn DC đưa ra cảnh báo mất điện, tín hiệu này cung cấp cho tủ BTS, tủ BTS sẽ đưa về trung tâm điều khiển, nhờ vậy mà họ biết trạm nào đang mất điện, để triển khai máy phát điện. Trong thời gian mất điện, tủ nguồn DC sử dụng điện từ ACquy, khi điện của acquy giảm xuống mức quy định thì cảnh báo cạn nguồn được đưa về trung tâm kỹ thuật. Nếu lúc này không triển khai máy phát điện thì acquy cạn và trạm sẽ không hoạt động được ( chếtTủ nguồn AC: chức năng chính là nhận điện từ điện lưới hoặc từ máy phát điện ( trong trường hợp mất điện ) cấp nguồn xoay chiểu cho: đèn và công tác, máy điều hòa, tủ nguồnDC... Tủ nguồn AC này có những ưu điểm sau : tích hợp bộ cắt điện áp cao, tự động chuyển đổi giữa điện máy nổ và điện lưới, bộ làm trể khi sử dụng điện máy nổ... Tủ nguồn DC: nhận điện áp AC từ tủ nguồn AC, sau đó chỉnh lưu và ổn áp để cấp nguồn DC ( -48v ) cho các thiết bị viễn thông khác trong trạm ( tủ BTS, các thiết bị truyền dẫn...). Thiết kế của tủ này rất ... đơn giản ( theo các module, nên dễ dàng thay thế và khắc phục sự cố ): Tủ, acquy, MCU, Rectifier. Tủ: có các hộc để cắm các Rectifier, MCU và các ngăn để chứa acquy ( mỗi ngăn chứa được 4 acquy, mỗi acquy 12v ). Rectifier: là một module nhận điện áp xoay chiều từ tủ, chỉnh lưu và ổn áp thành một chiều. MCU là một module điều khiển hoạt động của tủ, khi mất điện chuyển sang dùng nguồn từ acquy, đưa ra các cảnh báo khi hỏng rectifer, mất điện và cạn nguồn. Thông thường trong một tủ nguồn DC có ít nhất 2 Rectifier nhằm dự phòng khi hỏng một Rectifier ( số lượng rectifier phụ thuộc vào tải mình dùng, mỗi rectifier chịu dòng tải tối đa khoảng 30 A ). Khi mất điện, tủ nguồnDC đưa ra cảnh báo mất điện, tín hiệu này cung cấp cho tủ BTS, tủ BTS sẽ đưa về trung tâm điều khiển, nhờ vậy mà họ biết trạm nào đang mất điện, để triển khai máy phát điện. Trong thời gian mất điện, tủ nguồnDC sử dụng điện từ ACquy, khi điện của acquy giảm xuống mức quy định thì cảnh báo cạn nguồn được đưa về trung tâm kỹ thuật. Nếu lúc này không triển khai máy phát điện thì acquy cạn và trạm sẽ không hoạt động được ( chết trạm ). Sau đây là một số hình ảnh sơ lược của nhà trạm BTS Hình ảnh nhà trạm Một số thành phần của trạm phát sóng viễn thông nói chung: - Tủ BTS ( phụ thuộc vào nhà cung cấp; công nghệ sử dụng ). - Tủ Rectifier ( thường đi kèm với nhà cung cấp tủ BTS) -> Cơ bản hiểu là chuyển AC-> DC ( với các giá trị mong muốn). - Hệ thống Batteries ( cũng thường đi kèm với nhà cung cấp tủ)-> Cơ bản hiểu là cung cấp điện cho tủ BTS hoạt động khi cúp điện lưới AC. - Hệ thống máy lạnh -> đảm bảo nhiệt độ hoạt động của các thiết bị điện tử. - Hệ thống bảo về chống sét và nối đất -> Chức năng như tên gọi. - Hệ thống đèn tường và đèn khẩn cấp ( hoạt động khi cúp điện-> giúp kĩ sư thao tác). - Hệ thống báo cháy và hệ thống bình chữa cháy. - Hệ thống tủ phân phối điện. - Tháp antenna -> dùng để đặt antenna. - Hệ thống antenna -> bức xạ trừong điện từ ( kích thướt ; loại ... phụ thuộc vào nhà cung cấp; công nghệ đang sử dụng). - Hệ thống feeder -> cơ bản truyền sóng từ tủ BTS lên antenna phát sóng. - Hệ thống DDF -> thường gọi là rack DDF dùng để lắp các thiết bị tryền dẫn. Hệ thống BTS Hệ thống BTS bao gồm cột antenna, antenna RF, antenna truyền dẫn viba (Microwave), máy điều hòa, thiết bị BTS, thiết bị MW và máy nổ dự phòng.  Ngoài ra còn một số thiết bị ngoại vi khác nữa.  Một yếu tố quan trọng của mạng BTS là độ khả dụng của các thiết bị này. Các thiết bị BTS được thiết kế và chế tạo để hạn chế tối đa các sự cố có thể xảy ra và nếu có xảy ra thì sẽ được sửa chữa trong thời gian nhanh nhất. Một số BTS truyền dẫn quan trọng còn được trang bị hệ thống máy nổ cố định và có thiết bị điều khiển tự động trong việc thay đổi nguồn điện từ nguồn điện thường sang nguồn dự phòng và ngược lại. Lựa chọn Thiết bị chống sét lan truyền qua đường nguồn Hình dưới mô tả việc áp dụng đồng thời hệ thống chống sét và chống xung DEHNventil cho đường nguồn ở tủ phân phối. DEHN đã kết hợp chống sét và chống xung vào trong cùng một thiết bị, để tránh việc phải tách riêng từng phần và có thể cung cấp sản phẩm hoàn chỉnh cho từng hệ thống hạ thế (TN-C, TN-S, TT). Lựa chọn Thiết bị chống sét lan truyền qua đường viễn thông Một số BTS sử dụng Leased Line (LL) để kết nối tín hiệu tới trung tâm chuyển mạch.  Để chống sét cho đường LL này có thể sử dụng thiêt bị chống sét Blitzductor TX.  Thiết bị này kết hợp chống sét sơ cấp và thứ cấp cho 1 tới 2 đường LL.  Thiết bị được lắp trên DIN rail 35mm trước modem. Lựa chọn Thiết bị chống sét lan truyền qua đường RF feeder: Thiết bị DEHNgate được chế tạo chuyên dụng cho RF feeder với khả năng làm việc tối ưu, bảo vệ dòng sét lớn và lọc sạch tất cả các xung sét trong tin hiệu RF. Độ suy hao tín hiệu RF rất nhỏ và làm việc trên hầu hết các tần số RF. Thiết bị chống sét và chống xung được liệt kê trong bảng sau: TT Bảo vệ cho: SPDs Part No. Thiết bị tích hợp SPDs (chống sét và chống xung) cho đường điện 1 3-phase TN-C system DEHNVentil DV TNC 255 951 300 3-phase TN-S system DEHNVentil DV TNS 255 951 400 3-phase TT system DEHNVentil DV TT 255 951 315 Single-phase TN system DEHNVentil DV 2P TN 255 951 200 Single-phase TT system DEHNVentil DV 2P TT 255 951 110 Thiết bị chống xung cho đường truyền tín hiệu 2 Dây 2 tới 4 sợi (Leased Line) 1 E1 hoặc 2 E1 BLITZDUCTOR ML4 HF 24 + Base part BCT BAS 920 375 920 300 3 Từ 1 đến 10 đôi dây trên phiếm Krone DEHNrapid DRL HD 24 +DRL 10 B 180 FSD + EF 10 DRL 907 401 907 498 907 470 Thiết bị chống xung cho đường RF feeder 1 Chống sét cho 1 dây RF DEHNgate tùy theo tần số RF Tử 929 042 Tới 929 048 2. Công việc làm chính trong quá trình thực tập Công việc chính chúng em sẽ phải làm đúng theo chuyên nghành đã được học ở trường là đấu nối lắp đặt chống sét và điện nguồn cho trạm BTS. Quy tr×nh l¾p ®Æt BTS Chèng sÐt vµ nèi ®Êt ë bªn ngoµi phßng thiÕt bÞ: * T¹i phÇn lín c¸c tr¹m, khi chiÒu dµi phÇn phi ®¬ tõ ch©n cét ®Õn thanh ®ång tiÕp ®Êt trưíc lç c¸p nhËp tr¹m nhá h¬n 5m --> chØ dïng hai sîi c¸p nèi ®Êt: - Dïng mét d©y nèi ®Êt chèng sÐt nèi vµo kim chèng sÐt trªn ®Ønh cét anten vµ nèi trùc tiÕp xuèng cäc ®Êt. PhÇn d©y chèng sÐt cho cét anten cÇn ®i th¼ng vµ cè ®Þnh vµo th©n cét, c¸ch li víi d©y nèi ®Êt chèng sÐt cho phi®¬, sao cho cã sÐt ®¸nh, sÐt sÏ tho¸t xuèng ®Êt nhanh nhÊt. - D©y nèi ®Êt thø hai dïng ®Ó nèi ®Êt chèng sÐt cho phi®¬ vµ d©y c¸p tÝn hiÖu cña viba. TÝnh tõ anten GSM trë xuèng, cÇn tiÕp ®Êt cho phi®¬ sö dông thanh ®ång tiÕp ®Êt t¹i Ýt nhÊt 03 ®iÓm : + §iÓm ®Çu tiªn ë kho¶ng c¸ch kho¶ng 0,3m ®Õn 0,6m tÝnh tõ ®iÓm nèi gi÷a d©y nh¶y vµ phi®¬ (xem h×nh ); Nªn b¾t thanh ®ång tiÕp ®Êt ë vÞ trÝ phï hîp ®Ó ®¶m b¶o c¸c d©y tiÕp ®¸t cho phi®¬ ®i th¼ng. + §iÓm thø hai t¹i vÞ trÝ (trưíc khi phi®¬ uèn cong ë ch©n cét ) c¸ch chç uèn cong kho¶ng 0,3m. Yªu cÇu c¸c sîi d©y nèi ®Êt cho phi®¬ khi nèi vµo thanh ®ång tiÕp ®Êt ph¶i ®¶m b¶o hưíng th¼ng tõ trªn xuèng, h¹n chÕ uèn cong tíi møc thÊp nhÊt. + §iÓm thø ba t¹i vÞ trÝ trưíc lç c¸p ®i vµo phßng m¸y. Thanh ®ång tiÕp ®Êt l¾p ë d−íi lç c¸p kho¶ng 20cm C¶ ba thanh ®ång tiÕp ®Êt chèng sÐt cho phi®¬ nªu trªn nèi vµo b¶ng ®ång tiÕp ®Êt t¹i vÞ trÝ tr−íc lç c¸p nhËp tr¹m vµ nèi xuèng cäc ®Êt. C¸c thanh ®ång tiÕp ®Êt cho phi®¬ (phÇn bªn ngoµi phßng thiÕt bÞ ) l¾p däc theo thang c¸p vµ c¸ch ®iÖn víi cét (xem h×nh 1). * Trong tr−êng hîp khi chiÒu dµi phÇn phi®¬ tõ ch©n cét ®Õn thanh ®ång tiÕp ®Êt ë tr−íc lç c¸p nhËp tr¹m lín h¬n 5m, ta dïng thªm mét d©y nèi ®Êt trùc tiÕp tõ thanh ®ång tiÕp ®Êt tr−íc khi c¸p uèn cong ë ch©n cét ®Ó nèi trùc tiÕp xuèng cäc ®Êt. * Tr−êng hîp c¸c tr¹m BTS dïng nhiÒu cét nhá thay v× mét cét chung cho c¸c anten th× nèi ®Êt theo nguyªn t¾c sao cho khi cã sÐt ®¸nh th× sÐt sÏ tho¸t xuèng ®Êt nhanh nhÊt.. . Nèi ®Êt trong phßng thiÕt bÞ : Dïng mét d©y nèi ®Êt nèi tõ b¶ng ®Êt chung trong phßng thiÕt bÞ ®i trùc tiÕp xuèng cäc ®Êt vµ c¸ch li víi phÇn chèng sÐt bªn ngoµi phßng thiÕt bÞ. Tñ ®iÖn AC vµ æn ¸p nèi ®Êt b»ng mét ®ưêng riªng. Tñ c¾t läc sÐt dïng mét ®ưêng nèi ®Êt riªng. VÞ trÝ thanh ®ång nèi ®Êt chung cho phßng thiÕt bÞ cã thÓ ®Æt ë d−íi lç c¸p nhËp tr¹m, hoÆc dưíi ch©n tưêng tuú theo ®iÒu kiÖn cña tõng tr¹m. Chó ý : Trong trưêng hîp c¸p ®i trªn cét <3m th× cã thÓ dïng mét thanh ®ång tiÕp ®Êt cho phi®¬ ®Æt ë ®o¹n gi÷a th©n cét. D©y chèng sÐt trùc tiÕp ph¶i nèi ch¾c ch¾n, tiÕp xóc tèt víi kim chèng sÐt. D©y chèng sÐt lu«n lu«n ph¶i theo nguyªn t¾c nèi th¼ng tõ trªn xuèng ®Ó ®¶m b¶o tho¸t sÐt xuèng ®Êt nhanh nhÊt. TÊt c¶ phÇn tiÕp ®Êt chèng sÐt bªn ngoµi phßng thiÕt bÞ ph¶i ®¶m b¶o ®ưîc nèi ®Êt c¸ch li víi phÇn nèi ®Êt trong phßng m¸y. 2. Bè trÝ trong phßng thiÕt bÞ Nguyªn t¾c bè trÝ c¸c thiÕt bÞ trong phßng tu©n theo b¶n vÏ ®· kh¶o s¸t. Chúng emđược tìm hiểu lắp đặt chống sét theo sơ đồ kĩ thuật như dưới đây: Sơ đồ tổng quan Sơ đồ nối dâychống sét và tiếp địa Sơ đồ lắp đặt trong nhà trạm: Sau khi được tìm hiểu về sơ đồ kĩ thuật em đã đươc trực tiếp đi lắp đặt nhà trạm cùng các anh trong công ty ở một số tram BTS ở Bắc Ninh và Hà Nội. Em còn được tìm hiểu và lắp nguồn cho nhà trạm với những sơ đồ như sau sơ đồ như sau: Sơ đồ đấu nguồn DC Sơ đồkhối đấu nguồn AC Sơ đồ thực tế Chức năng chính của hệ thống: Điều khiển luân phiên 2 máy điều hòa không khí một cách thông minh Dừng toàn bộ hệ thống khi có sự cố cháy, nổ Tự động bật quạt thông gió chạy nguồn 1 chiều (DC fan) khi nhiệt độ trong phòng vượt quá mức nguy hiểm 35 °C Kiểm tra hoạt động, phát tín hiệu cảnh báo và xử lý (không khắc phục) lỗi của từng máy điều hoà không khí Phát tín hiện cảnh báo khi nhiệt độ phòng vượt quá mức đặt trước (thường là 24 °C) hoặc vượt quá mức mức nguy hiểm 35 °C Phát tín hiệu cảnh báo khi một trong 3 cảm biến nhiệt độ (trong phòng, nhiệt độ miệng thổi máy 1, 2) hỏng Tự động quay số tới 08 thuê bao điện thoại bất kỳ để thông báo bằng giọng nói về 02 sự cố chọn trước (lập trình theo yêu cầu của người sử dụng) Điều khiển đèn báo không theo cảm biến ánh sáng và/ hoặc thiết bị lập trình theo thời gian (dành riêng cho trạm BTS) Kiểm tra, phát tín hiệu cảnh báo và dừng toàn bộ hệ thống khi có sự cố về nguồn điện (dành riêng cho thiết bị điều hòa không khí sử dụng nguồn điện lưới 3 pha) Qua tìm hiểu và trực tiếp lắp đặt nhà trạm em đã đươc vận dụng tất cả những kiến thức đã được học trong nhà trường, với những kiến thức đã được các thầy cô trang bị trong nhà trường em đã vận dụng vào thực tế chính xác và được các anh trong công ty đánh giá tốt. Ngoài những công việc đúng chuyên nghành em còn được học hỏi và biết thêm về thiết bị viễn thông mà cụ thể là tủ BTS và tủ RBS Hình ảnh lắp đặt tủ BTS Và được tìm hiểu thêm về mạng băng tần đang sử dụng cho mạng di động ộng Hình ảnh lắp đặt 3G- Trạm BTS Thêm vào đó em còn được tìm hiểu về các thiết bị viễn thông khác, như anten thu phát sóng. Anten BTS sử dụng thu phát sóng trạm 3G Hay như tủ BTS . Kèm theo hình ảnh là thông số kĩ thuật của tủ BTS Tủ BTS tích hợp BTS Ericsson - RBS2206 1. Một số đặc điểm cơ bản - Loại thiết bị: công nghệ GSM, tủ indoor (dùng lắp đặt trong phòng kín), dùng cho ô marco, hỗ trợ tối đa 12 TRX/1tủ. - Mặc dù có kích thước tương đương với tủ RBS2202 nhưng có dung lượng gấp đôi vì sử dụng bộ thu phát và bộ kết hợp kép (double capacity transceiver and combiners). Hình 1. Dòng thiết bị RBS 2000 - Khối thu phát kép được ký hiệu là dTRU có cùng kích thước với TRU đơn nhưng chứa tới 2 bộ thu phát (TRU = Transceiver Unit). - dTRU dùng trong tủ RBS2206 có khả năng hỗ trợ EDGE (công nghệ di động thế hệ 2,5G tiếp theo của GPRS) đáp ứng giải pháp giao tiếp số liệu với tốc độ cao. RBS 2206 có khả năng hỗ trợ EDGE trên cả 12 bộ thu phát. - RBS2206 sử dụng 2 loại bộ kết hợp mới (combiner) rất linh hoạt, do đó 1 tủ RBS2206 thể hoạt động với cấu hình 1 sector, 2 sector hoặc 3 sector, có thể sử dụng kết hợp băng tần GSM900/1800, GSM800/1900 hay GSM800/1800. + Khi sử dụng bộ kết hợp lọc (filter combiner, ký hiệu: CDU-F) thì RBS2206 hỗ trợ hoạt động một trong các cấu hình là 3x4 (4/4/4), 2x6 (6/6) và 1x12 (Omni12) sử dụng các băng tần GSM900 và 1800. + CDU-G combiner có thể được cấu hình theo 2 chế độ: chế độ dung lượng và chế độ vùng phủ. Khi hoạt động ở chế độ vùng phủ, công suất tại đầu ra của nó tăng lên 3,5 dB và rất hiệu quả với các site có vùng phủ sóng là nông thôn, ngoại ô hoặc khi bắt đầu cung cấp dịch vụ cho một khu vực mới với chi phí thấp nhất. Để hoạt động với cấu hình 4/4/4 ta phải sử dụng 3 khối CDU-G. 2. Cấu trúc tủ RBS 2206 1 tủ RBS 2206 bao gồm các khối sau: Đơn vị cấp nguồn PSU (power supply unit) Đơn vị chuyển mạch phân phối DXU (Distribution switch unit) Mô đun phân phối trong (Internal distribution module) Bộ thu phát kép dTRU (double transceiver unit) Bộ phận hoán chuyển cấu hình CXU (Configuration switch unit) Bộ phận phân phối và kết hợp CDU (Combiner and Distribution unit) Đơn vị đấu nối điện xoay chiều và một chiều ACCU/DCCU (AC or DC connection unit) Khối điều khiển quạt FCU (Fan control unit) Bộ lọc điện một chiều (DC Filter) Hình 2. RBS2206 2.1. Khối cấp nguồn PSU - PSU biến đổi điện áp của nguồn cấp sang điện áp tiêu chuẩn của hệ thống là 24VDC. - PSU có thể hoạt động theo cấu hình có dự phòng N+1 (N khối phục vụ và 1 khối dự phòng). - Nếu sử dụng ắc quy dự phòng thì nên dùng thêm 1 PSU mở rộng để phục vụ việc nạp ắc quy. Nếu RBS đã được gắn 1 PSU dự phòng rồi thì không cần thêm PSU mở rộng để nạp accu. - RBS 2206 có gắn thiết bị bảo vệ chống đột biến điện áp, tuy nhiên vẫn nên lắp thêm 1 bộ lọc sét và chống đột biến điện áp bên ngoài. 2.2. Khối chuyển mạch phân phối DXU - DXU cung cấp khả năng giao tiếp của hệ thống RBS2206 với các đường truyền 2Mbit/s hoặc 1,5Mbit/s và cung cấp các kết nối theo từng khe thời gian tới chính xác từng TRX. - DXU có nhiệm vụ tách tín hiệu mang thông tin đồng bộ hệ thống từ đường truyền PCM và dùng tín hiệu này để kích hoạt bộ phận phát tín hiệu định thời chuẩn cho RBS. - DXU hỗ trợ tính năng ghép kênh lớp LAPD, chức năng hội tụ lớp LAPD (LAPD concentration) và chức năng Multi Drop. Hình 3. Khối DXU-21 - 1 tủ RBS 2206 có 1 khối DXU-21 với các đặc điểm sau: + Có 4 cổng truyền dẫn (cả E1 và T1) + Phần cứng sẵn sàng hỗ trợ chức năng EDGE trên cả 12 TRX + Hỗ trợ 1 mạng vô tuyến đồng bộ với sự trợ giúp của 1 giao diện để giao tiếp với 1 bộ thu tín hiệu GPS (Hệ thống định vị toàn cầu) bên ngoài. + Hỗ trợ chức năng định vị di động với sự trợ giúp của 1 giao diện giao tiếp với 1 bộ LMU bên ngoài. + Phần cứng sẵn sàng hỗ trợ tính năng bổ sung “site LAN” thông qua 1 bus External O&M (EOM). Bus này được thiết kế theo tiêu chuẩn cổng Ethernet. + Hỗ trợ đồng bộ TG + Tích hợp chức năng ECU. 2.3. Mô đun phân phối trong IDM IDM gồm 2 chức năng: Phân phối điện áp hệ thống 24VDC tới các bộ phận của tủ RBS và đóng vai trò là 1 cầu chì với điện áp tải là 24VDC Có 1 điểm kết nối trên IDM để kết nối vòng xuyến ESD với thiết bị tiếp đất về điện. 2.4. Khối thu phát kép dTRU Mỗi tủ RBS2206 có thể gắn tối đa 6 dTRU (tương đương với 12 TRX) Hình 4. Khối dTRU Có nhiều loại dTRU khác nhau được phân biệt bởi băng tần hoạt động và khả năng hỗ trợ EDGE. Tất cả các loại dTRU đều hỗ trợ về phần cứng cho các chức năng HSCSD và GPRS, riêng EDGE dTRU hỗ trợ về phần cứng để nâng cấp lên các chức năng ECSD và EGPRS. dTRU hỗ trợ nhiều chuẩn mã hoá khác nhau. dTRU có thể sử dụng chuẩn A5/1 hoặc A5/2. Quá trình mã hoá được điều khiển thông qua phần mềm. Một bộ ghép lai (hybrid combiner) được gắn bên trong dTRU. Bộ ghép này có thể được sử dụng, là chức năng lựa chọn kết hợp với CDU-G để tăng số lượng TRX cho mỗi anten. Cũng có thể bỏ qua bộ ghép lai này bằng cách nối cáp vào mặt trước của dTRU. dTRU sẵn sàng về phần cứng để tăng cường hiệu năng hoạt động thông qua việc nâng cấp phần mềm. Ví dụ: phân tập 4 nhánh thu và quá trình triệt tiêu nhiễu mở rộng EIS. 2.5. Khối chuyển mạch cấu hình CXU Nhiệm vụ của CXU là kết nối chéo giữa CDU và dTRU tại đường thu. CXU giúp việc nâng cấp hoặc cấu hình lại một tủ RBS được thuận tiện, hạn chế việc di chuyển hoặc thay thế cáp RX. Hình 5. Khối CXU Các đầu vào và ra RX trên dTRU và CDU được đặt ở những vị trí để tối thiểu hoá số loại cáp được sử dụng kết nối giữa CXU với dTRU/CDU. 2.6. Khối kết hợp và phân phối CDU CDU kết hợp các tín hiệu được phát đi từ các TRX và phân chia các tín hiệu mà nó thu được từ anten. Các bộ lọc song công được đặt bên trong CDU. Một bộ nối đo đạc (measuring coupler) đặt bên trong CDU cung cấp các phép đo công suất tới và công suất phản xạ phục vụ việc tính toán hệ số sóng đứng điện áp VSWR. Có 2 loại CDU khác nhau dùng cho GSM 900 và 1800 (CDU-F và CDU-G) và một loại CDU dùng cho GSM 800 và GSM 1900 (CDU-G) + CDU-G có tính năng ghép lai hỗ trợ nhảy tần băng cơ bản và nhảy tần kết hợp. + CDU-F có tính năng kết hợp lọc hỗ trợ các cấu hình lớn hỗ trợ nhảy tần băng cơ bản. CDU-F được tối ưu hoá cho các cấu hình lớn với công suất đầu ra tối đa trên số lượng anten tối thiểu. Hình 6. Khối CDU-G và CDU-F Các bộ lọc song công cho phép cả đường thu lẫn đường phát kết nối tới cùng một anten. Các cấu hình song công cũng cho phép giảm thiểu số lượng anten và feeder cần thiết cũng như hạn chế suy hao tại các bộ kết hợp trên đường truyền. Cả CDU-G và CDU-F đều sẵn sàng về phần cứng để hỗ trợ EDGE. 2.7. Đơn vị kết nối điện xoay chiều, một chiều ACCU/DCCU và bộ lọc điện một chiều DC Filter - ACCU/DCCU dùng phân chia và kết nối điện áp cung cấp 120-250 VAC (ACCU) hay -48/-60 VDC (DCCU) của nguồn vào tới các PSU. - Bộ lọc điện 1 chiều dùng kết nối bộ cấp nguồn vào +24 VDC (PSU) với bộ ắcquy dự phòng. Khối accu dự phòng chỉ có khi điện áp nguồn cung cấp là 120-250VDC. 2.8. Đơn vị điều khiển quạt Khối FCU điều khiển các quạt gió bên trong tủ thiết bị. Môi trường làm việc bên trong tủ được duy trì trong một khoảng giới hạn của nhiệt độ nhờ vào việc điều khiển các quạt gió. Môi trường làm việc được điều khiển bởi DXU thông qua FCU với sự hỗ trợ của các bộ cảm biến nhiệt đặt bên trong các khối RU. 2.9. Khối khuếch đại TMA (Tower Mounted Amplifier) Mỗi bộ khuếch đại nhiễu tối thiểu TMA là một lựa chọn có thể được sử dụng theo yêu cầu để bù lại suy hao do anten - feeder và tăng cường hiệu năng cho tất cả các bộ thu. Với mọi cấu hình, CDU-G và CDU-F đều sẵn có các bộ TMA song công kép như là một tính năng lựa chọn. Để hỗ trợ các bộ khuếch đại TMA, trong các tủ BTS còn có thêm các bộ phận là mô - đun điểu khiển TMA và các bộ phun điện thế hiệu dịch (Bias injector). Bộ phun điện thế hiệu dịch được sử dụng để cung cấp cho khối TMA điện năng 1 chiều từ khối TMA-CM rồi đưa lên feeder vô tuyến cao tần. 2.10. Đơn vị phân tải anten (ASU - Antenna Sharing Unit) ASU là một bộ phận mới, đã được tích hợp sẵn và là một tính năng lựa chọn cho GSM 800 và GSM 1900. ASU được dự định để hỗ trợ chức năng phân tải anten giữa chuẩn TDMA 850 và GSM 800 hoặc giữa TDMA 1900 và GSM 1900. Tại đường thu, tín hiệu được đưa từ anten đi qua feeder tới ARP (antenna reference point- điểm tham chiếu anten) của tủ RBS 2206. Sau đó tín hiệu được lọc, rồi được khuếch đại tại khối CDU. Tại đầu ra RX của CDU, tín hiệu được đưa tới ASU và tại đây một phần nhỏ của tín hiệu được đưa tới đầu vào RX của khối xử lý trung tâm của RBS. 3. Đặc điểm kỹ thuật của tủ RBS 2206 Là tủ đặc dụng dùng cho trạm indoor (lắp đặt trong nhà) Hỗ trợ tối đa 6 đơn vị thu phát kép (tương đương 12 TRX) trên 1 tủ. Với một tủ, ta có thể thiết lập được cấu hình hoạt động của trạm là 1 sector, 2 sector hoặc 3 sector Tủ RBS 2206 đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật về địa chấn Cửa tủ có thể xoay sang trái hoặc sang phải Hình7. Tủ RBS 2206 Kỹ thuật viên dễ dàng thao tác với các khối chức năng từ phía mặt trước của tủ. Không có bất cứ thao tác nào với các khối chức năng đòi hỏi kỹ thuật viên phải thực hiện từ mặt trái, phải hay phía sau của tủ, điều này cho phép chúng ta có thể đặt các tủ sát cạnh nhau với mặt sau sát tường mà vẫn đảm bảo thao tác kỹ thuật một cách dễ dàng, lại vừa tiết kiệm diện tích. Các cổng vào của feeder, cáp truyền dẫn, và cáp điện cung cấp nguồn đều được đặt tại đỉnh tủ. Accu dự phòng được đặt bên ngoài tủ RBS 2206. Các accu dự phòng được đặt trong các tủ nguồn lắp ngoài của Ericsson với thời gian lưu trữ khác nhau. 3.1. Các thông số kỹ thuật 3.1.1. Các thông số cơ học Thiết bị Độ rộng mặt trước (mm) Độ rộng mặt bên (mm) Chiều cao Tủ có lắp khung đỡ 600 400 1850 Tủ không có khung đỡ 600 400 1800 3.1.2. Trọng lượng Thiết bị Trọng lượng (kg) Tủ gắn đầy đủ các khối card và có lắp khung đỡ 230 3.1.3. Các yêu cầu về nguồn điện Các nguồn cung cấp đảm bảo yêu cầu - (48/60) VDC +24 VDC 120-250 VAC 3.1.4. Công suất tiêu thụ Điện năng tiêu thụ tối đa của RBS2206 là 3855 W (đối với nguồn cung cấp là 120 - 250 VAC) Nếu dùng cả accu dự phòng thì điện năng tiêu thụ để accu nạp đầy có thể lên đến mức tạm thời là 5780 W. Các thông số trên được tính trong chế độ hoạt động với mức tải tối đa với điều kiện tiêu chuẩn. Sự tiêu thụ điện năng trong quá trình hoạt động còn tuỳ thuộc vào cấu hình trạm. 3.1.5. Các tiêu chuẩn về điện từ Theo một số tiêu chuẩn của châu Âu và công nghệ GSM - ETS 300 342-2, the BTS product standard, in line with the European EMC Directive 89/336/EEC. - 1999/5/EC Radio and TTE directive. - EN 55022 Class B. - GSM:11.21 - FCC, part 15. 3.1.6. Các cảnh báo ngoài RBS 2206 cung cấp các điểm kết nối cho các cảnh báo ngoài. Các cảnh báo ngoài được định nghĩa bởi người sử dụng và được thông báo tới BSC thông qua hệ thống báo hiệu lớp LAPD trên giao diện Abis O&M. Có tổng cộng là 16 loại cảnh báo ngoài. Các cảnh báo ngoài này được định nghĩa bằng cách sử dụng hệ thống đầu cuối vận hành và bảo dưỡng (OMT - Operation and Maintenance Terminal) hoặc hệ thống OMT từ xa. 3.1.7. Quá trình nạp dự phòng accu Các accu dự phòng có bên trong các tủ nguồn lắp ngoài (giống kiểu tủ SAFT của Alcatel), có tên là BBS 2000, với cùng kích thước như tủ RBS 2206, thời gian chịu tải khi mất điện lên tới 8 tiếng. Bên trong tủ BBS 2000 có một đơn vị cầu chì accu được gọi là BFU (Battery Fuse Unit). BFU có chức năng giám sát, nối hoặc ngắt hệ thống khỏi accu khi điện áp tụt thấp tới một mức nhất định. Có thể cung cấp nguồn điện cho thiết bị truyền dẫn bên ngoài với điện áp hệ thống +24 VDC. Điện áp này có thể được cung cấp từ tủ RBS hoặc accu dự phòng. Có thể chia sẻ accu dự phòng giữa RBS 2206 và RBS 2202/200. 3.1.8. Truyền dẫn Tất cả các mô-đen thuộc họ RBS 2000 đều hỗ trợ chức năng multi-drop bypass. Mỗi một RBS có thể được cấu hình để hoạt động độc lập hoặc hoạt động ở chế độ tầng tuyến tính ( nối với nhau theo một chuỗi). Cấu hình hoạt động được tạo ra bởi các phương tiện của hệ thống OMT. Sự hội tụ và quá trình ghép kênh lớp LAPD có thể được sử dụng để tăng cường hiệu quả truyền dẫn. Khối DXU-21 được lắp với 4 cổng ngoài hỗ trợ tổng cộng lên tới 8 Mbit/s. Các giao diện T1, 1,5 Mbits/s, 100 Ohm E1, 2 Mbits/s, 120 Ohm E1, 2Mbits/s, 75 Ohm Các giao diện này được hỗ trợ trên cùng các cổng vật lý giống nhau. Các điểm kết nối E1/120 Ohm và T1/100 Ohm được kết nối vào RBS 2206 thông qua một connector DSUB 15 chân. E1/75 Ohm được kết nối vào RBS 2206 thông qua một adapter (có chứa một bộ biến đổi trở kháng) có các connector BNC. Truyền dẫn E1/120 Ohm và T1/100 Ohm hỗ trợ “Long Haul” (Đoạn truyền dẫn dài). Các chuẩn E1/G.703 và T1/DS1 cho phép tương thích với các thiết bị truyền dẫn của các nhà cung cấp khác nhau đối với một mức phân cấp truyền dẫn (ở đây là mức truyền dẫn E1 - chuẩn châu Âu hoặc T1 - chuẩn Mỹ). Thông thường các chuẩn E1/G.703 và T1/DS1 chỉ đưa ra các giao diện “short haul” (đoạn truyền dẫn ngắn) với mức suy hao do khoảng cách truyền dẫn tối đa là 6dB (mà chưa cần thiết bị lặp bù suy hao). Tính năng long haul cho phép mức suy hao khoảng cách lên tới 30dB và do đó cấu hình mạng truyền dẫn sẽ đạt hiệu quả cao hơn về việc giảm giá thành. Kết nối cho cáp đồng trục (75 Ohm) chỉ hỗ trợ giao diện luồng E1 (không hỗ trợ T1) và không hỗ trợ tính năng long haul. Khoảng cách cho phép giữa 2 phần tử trên mạng truyền dẫn được xác định bởi suy hao cáp truyền dẫn và phụ thuộc vào độ nhạy đầu thu 6 dB được mô tả trong tiêu chuẩn G.703. Thiết bị truyền dẫn bổ sung Tủ RBS 2206 có sẵn vị trí cho thiết bị truyền dẫn bổ sung trên khối mở rộng tuỳ chọn (Optional Expansion Unit - OXU) được đặt bên cạnh khôi DXU. Trên khối OXU có 2 vị trí cắm card DXX. Hai card này là cổng kết nối số bao gồm 4 cổng theo tiêu chuẩn G.704 và một khe cho từ 2 đến 4 giao diện bổ xung có thể là G.703, HDSL, LTE hoặc cáp sợi quang. Trên khối OXU có 1 vị trí cắm card DXX là một cổng kết nối số bao gồm 4 cổng G.703. Trên khối OXU có 1 vị trí cắm card Mini-DXC là một cổng kết nối số bao gồm 5 cổng G.703. 4. Đặc điểm kỹ thuật vô tuyến GSM 800 của tủ RBS 2206 4.1. Các thông số hệ thống Dải tần thu 824 - 849 MHz Dải tần phát 869 - 894 MHz Độ rộng băng tần sóng mang 200 KHz Số kênh trên một sóng mang 8 kênh toàn tốc (full rate) Phương pháp điều chế GMSK, EDGE-dTRU dùng cả GMSK lẫn 8-PSK Khoảng cách giữa 2 tần số thuộc cùng cặp tần số song công phát và thu 45 MHz Công suất phát của RBS được điều khiển một cách linh hoạt. Ta có thể giảm công suất phát đi tối đa là 30 dB (kể từ mức phát tối đa) với mỗi nấc giảm là 2dB. 4.2. Loại CDU dùng cho GSM 800 (Ký hiệu: CDU-G 800) Hình8. CDU-G 800 trong cấu hình với 4/4/4 có sử dụng các bộ ghép lai trong dTRU Và một thiết bị viễn thông khác: Atomat tích hợp. Dây tiếp mass cho Feeder Chúng em biết được cách thu, phát sóng trạm viễn thông Chúng em còn được tìm hiểu và biết thêm về một số công nghệ mới chưa được học và thực tập trong nhà trường. *Ví dụ công nghệ cảnh báo nhiêt độ trong nhà trạm: Hay như biết thêm về cách lắp đặt anten, nhà trạm. Sơ đồ đi dây Thiết kế lắp đặt Anten. Sơ đồ khối lắp đặt Anten Cùng với những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường, sư tận tình chỉ bảo của các anh trong công ty và trong đôi lắp đặt BTS. Em đã nắm bắt và tiếp thu được công nghệ lắp đặt trạm 3G, gôm cả phần lắp đặt điện và viễn thông. Sau một tuần đầu làm quen và học hỏi, em đã được công ty tín nhiệm và cho đi lắp đặt trạm BTS ở một số tỉnh như Bắc Ninh, Hà Nội , Bắc Giang. Trong quá trình làm việc đã làm có hiệu quả và được các anh trong cùng đội đánh giá cao,từ phần lắp đặt cơ lẫn điện đều có thể nắm bắt và thực hiện với chất lượng tốt. Công việc của một đội đi lắp đặt trạm BTS có thể tóm tắt như sau: 1. Công việc dưới đất và trong nhà trạm. Công việc dưới đất và trong nhà trạm gồm: Gá lắp Anten Panel 730 864. Làm đầu Colector cho dây Feeder. Lắp đặt tủ nguồn. Đấu nối dây nguồn. Lắp đặt tủ BTS. Sau khi hoàn thành công việc dưới đất và trong nhà trạm, chúng em thực hiện công việc trên cột thu phát sóng. 2. Công việc trên cột thu phát sóng. Tùy vào vị trí kĩ thuật mà cột thu phát sóng có độ cao từ 36m -54m. Em chủ yếu làm việc ở độ cao 36m và 42 m. Công việc trên cột thu phát có thể tóm tắt như sau: Gá lắp Anten, chỉnh tiêu, góc, độ, hướng theo bản vẽ chi tiết. Đấu nối dây Feeder với Anten. Đấu nối tiếp mát cho Anten và dây Feeder. Kẹp dây Feeder từ đỉnh cột tới chân cột. Đấu nối tiếp mát tại chân cột. Đưa dây Feeder vào trong nhà trạm. Sau đó vào trong nhà trạm đấu nối dây Feeder với tủ BTS, đấu nối nguồn DC/AC cho tủ BTS. Đó là công việc đối với việc lắp đặt trạm 2G , 3G và trạm Cosair Ngoài ra chúng em còn lắp đặt trạm phân tán. Công việc chủ yếu cũng như trên nhưng có điểm khác biệt là: Treo Anten. Treo 3 cục RRU. Đưa dây nguồn lên đấu nối với RRU. Treo dây quang nối xuống trạm. Đối với trạm phân tán thì không có dây Feeder mà chỉ có dây nguồn và dây quang. Đó là phần lắp mới trạm. Em còn được trang bị cách sửa chữa khi trạm có sự cố , dưới đây là tài liệu minh họa: HỎNG HÓC THIẾT BỊ TRONG TRẠM BTS VÀ CÁCH XỬ LÝ I. Khái quát về chức năng của các thiết bị/ card trong trạm BTS. - PSU: Cấp nguồn cho trạm BTS. Có 2 loại PSU-AC và PSU-DC - DXU: Khối điều khiển hoạt động của trạm BTS. Trong DXU có cắm Card Flash chứa cấu hình của trạm BTS. - IDM: Khối phân phối nguồn cho các thành phần của tủ RBS. - dTRU: Khối điều chế/Giải điều chế và khuyếch đại công suất thực hiện chức năng thu phát cho 2 kênh. - CXU: Khối kết nối cho phép cấu hình bằng phần mềm. - CDU-G: Bộ phối ghép tín hiệu thu phát từ dTRU, qua CXU với Anten. - FCU: Điều khiển quạt làm mát cho RBS - Backplane: Cấp nguồn và kết nối giữa khối điều khiển DXU với các khối chức năng - Ngoài ra trong tủ RBS 2206 còn có các giao diện luồng, giao diện cảnh báo và giao diện nguồn. II. Cách xác định Card hỏng Dựa vào đèn báo trên Card Dựa vào phần mềm OMT Dựa vào chức năng của Card Dựa vào phương pháp thay và thử III. Quy trình thay thế Card hỏng - Trước khi thay thế phải thông báo và nhận được sự đồng ý của NOC. - Khi tháo lắp phải đeo vòng chống tĩnh điện 1. PSU - Tháo tất cả các cáp kết nối với PSU - Tháo ốc và dụng cụ tháo để rút PSU ra - Lắp PSU mới và cắm lại tất cả các cáp 2. DXU - Ấn nút Local/Remote trên DXU, đèn Local sẽ nháy sáng. - Đợi đến khi đèn Local sáng vàng (DXU đã ở chế độ local) - Tắt công tác nguồn chính cho tủ RBS - Tháo tất cả các cáp kết nối với DXU - Tháo ốc và dụng cụ tháo để rút PSU ra - Rút Flash Card ra khỏi DXU, vặn chặt ốc và cắm lại tất cả cáp. - Bật công tắc nguồn chính của RBS - Ấn nút Local/Remote trên DXU, đèn Local sẽ nháy sáng, khi đèn tắt, DXU đã ở chế độ Remote - Kiểm tra lại hoạt động của trạm từ NOC. 3. IDM - Ấn nút Local/Remote trên DXU, đèn Local sẽ nháy sáng. - Đợi đến khi đèn Local sáng vàng (DXU đã ở chế độ Local) - Tắt công tác nguồn chính cho tủ RBS - Tháo 5 vít ở tấm mặt trước IDM và nhấc tấm này ra - Tháo tất cả các cáp kết nối tới IDM - Tháo ốc để nhấc IDM ra - Thay IDM mới, bắt chặt ốc và cắm tất cả các cáp - Lắp tấm ốp mặt trước của IDM - Bật công tắc chính của tủ RBS lên. - Thông báo với NOC và ấn nút Local/Remote để đưa DXU vào chế độ Remote. 4. dTRU - Ấn nút Local/Remote trên dTRU lỗi, đèn Local sẽ nháy sáng. - Đợi đến khi đèn RF off và đèn Local sáng vàng chỉ thị dTRU ở chế độ Local Tắt công tác cấp nguồn cho dTRU lỗi đó trên IDM Tháo tất cả cáp kết nối với dTRU lỗi Tháo ốc và dùng dụng cụ tháo để rút dTRU lỗi ra Lắp dTRU lỗi vào và vặn chặt ốc Kết nối tất cả cáp tới dTRU Bật công tắc trên IDM cấp nguồn cho dTRU Đợi đến khi đèn RF off và đèn Local sáng vàng Thông báo với NOC biết dTRU sẽ phát sóng trở lại Ấn nút Local/Remote trên dTRU mới, đèn Local sẽ nháy sáng. Khi đèn Local tắt, dTRU đã ở chế độ Remote. 5. CXU - Ấn nút Local/Remote trên DXU, đèn Local sẽ nháy sáng. - Đợi đến khi đèn Local sáng vàng (DXU đã ở chế độ Local) - Tắt công tác cấp nguồn cho CXU trên IDM - Tháo tất cả các cáp kết nối tới CXU - Tháo ốc, miếng bảo vệ (nếu có) và nhấc CXU ra - Lắp CXU mới, lắp miếng bảo vệ (nếu có) và vặn chặt ốc - Kết nối tất cả cáp tới CXU - Bật công tắc trên IDM cấp nguồn cho CXU - Thông báo với NOC biết RBS sẽ hoạt động trở lại - Ấn nút Local/Remote trên DXU, đèn Local sẽ nháy sáng, khi đèn tắt, DXU đã ở chế độ Remote. 6. CDU-G - Ấn nút Local/Remote trên dTRU kết nối tới CDU-G lỗi, đèn Local sẽ nháy sáng. - Đợi đến khi đèn RF off và đèn Local sáng vàng chỉ thị dTRU ở chế độ Local - Chú ý nếu có nhiều TRU kết nối tới CDU lỗi thì các TRU đó phải được đặt ở chế độ Local. - Tắt công tác cấp nguồn cho CDU-G trên IDM - Tháo tất cả các cáp và Fiđơ nối với CDU-G - Tháo ốc và rút CDU-G ra bằng tay cầm ở phía trên. - Lắp CDU-G mới, vặn chặt ốc và kết nối tất cả các cáp tới CDU-G - Bật công tắc trên IDM cấp nguồn cho CDU-G - Ấn nút TRU reset trên các dTRU kết nối với CDU-G - Thông báo với NOC các dTRU sẽ hoạt động trở lại - Ấn nút Local/Remote trên các dTRU, đèn local sẽ nháy sáng. Khi đèn local tắt, các dTRU đã ở chế độ Remote. 7. FCU - Đưa RBS vào chế độ Local bằng cách ấn nút Local/Remote - Tắt công tắc nguồn cho quạt trên IDM - Tháo cáp EPC - Tháo ốc và nhấc khối FCU ra. - Tháo cáp ra khỏi FCU mới và vặn chặt vít - Bật công tắc quạt trên IDM - Đưa trạm vào hoạt động ở chế độ Remote 8. DXU Backplane - Đưa RBS vào chế độ local bằng cách ấn Local/Remote trên DXU - Tắt công tắc nguồn chính của RBS - Tháo tất cả các cáp trên TRU và tháo các TRU. - Tháo tất cả các cáp trên Backplane và tháo Backplane ra khỏi TRU subrack và thay thế bằng Backplane mới - Kết nối lại tất cả các cáp - Lắp lại các dTRU và lắp cáp kết nối với dTRU - Đưa trạm trở lại hoạt động bằng cách bật công tắc nguồn và ấn nút Local/Remote trên DXU - Kiểm tra đảm bảo rằng tất cả các dTRU đều ở chế độ remote. Nếu dTRU nào chưa ở chế độ remote, ấn nút Local/Remote trên dTRU đó. Ngoài những công việc chính nêu trên, ở một số trạm đội chúng em còn được yêu cầu lắp đặt quạt gió và điều hòa cho nhà trạm. Tuy ngành học của em không liên quan nhiều đến điều hòa và quạt gió nhưng em đã phần nào nắm bắt được cách lắp đặt điều hòa, quạt gió. Dưới đây là sơ đồ em đã tìm hiểu và lắp đặt điều hòa , quạt gió: Em đã cùng các anh trong công ty lắp đặt và đưa vào sử dụng hơn 20 trạm BTS thu phát sóng cho Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel . III.PHẦN III : KẾT QUẢ THU ĐƯỢC SAU 2 THÁNG THỰC TẬP Sau khi kết thúc 2 tháng thực tập, thực tế đi lắp đặt trạm BTS cùng các anh trong công ty. Nhờ sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của Ban lãnh đạo và các anh chị trong công ty em đã tiếp thu học hỏi, rút ra được nhiều bài học quý báu: Biết quy trình lắp đặt, vận hành 1 trạm BTS. Hiểu được công nghệ truyền dẫn , thu phát sóng của các thiết bị trong trạm. Nắm bắt được nguyên lí chống sét và tiếp mát cho trạm BTS. Tiếp cận công nghệ hiện đại, thu thập nhiều cái mới, củng cố lại những gì đã được học. Đồng thời biết và nắm bắt thêm đươc về một số thiết bi viễn thông hiện đai khác. Học được cách làm việc theo nhóm, tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong công ty. Học đươc tác phong công nghiệp, kinh nghiệm thực tế, nội quy, đạo đức nghề nghiệp. Rèn luyện kỉ luật lao động, an toàn lao động khi làm trên cao. Tinh thần cầu tiến, tính cách trung thực, cần cù , tỉ mỉ và trách nhiệm trong công việc. KẾT LUẬN Sau thời gian học tập ở trường, khoảng thời gian 2 thàng thực tập tại công ty, nhà máy , xí nghiệp ….. là rất quan trọng, cần thiết và bổ ích với mỗi sinh viên. Nó giúp cho sinh viên có điều kiện va cham với thực tế có thể vận dụng kiến thức được học trong nhà trường vào thực tế sản xuất. Ngoài ra còn cơ hội tiếp thu học hỏi thêm nhiều kiến thức mới chưa được học đẻ mở rộng vốn kiến thức của mình, nâng cao tầm hiểu biết và trình độ . Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất trong thời đại ngày nay.Đồng thời học hỏi thêm về tác phong làm việc, cách giao tiếp ứng xử…góp phần hoàn tiện bản thân để có thể trở thành người công nhân , ki sư tốt. KIẾN NGHỊ Kính mong Trường Cao đẳng công nghiệp Phúc Yên nói chung và khoa Điện – Tự Động Hóa nói riêng trang bị thêm cho sinh viên những thiết bị mới đáp ứng nhu cầu học tâp, thay thế , sửa chữa những thiết bị cũ hư hỏng. Mong Khoa Điện – Tự Động Hóa thường xuyên tổ chức cho học sinh, sinh viên những buổi đi thực tế ở các công ty , nhà máy … giúp sinh viên có điều kiên tiếp cận thực tế và cung cố lại những kiến thức chuyên ngành đã được thầy cô truyền đạt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc_kilobooks_com_bao_cao_thuc_tap_tot_nghiep_nganh_cntt_3936.doc