Qua quá trình sản xuất luôn luôn thay đổi tại xí nghiệp, làm cho sản phẩm, mẫu mã ngày một cải tiến, thay đổi liên tục, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm mà vẫn đảm bảo yêu cầu số lượng thay đổi theo nhu cầu của thị trường, khi đó mới có khả năng thích nghi, phat triển thị trường, đạt kết quả cao, vì vậy trang thiết bị của công ty cũng thay đổi làm cho mỗi một con người cũng bắt buộc phải thích nghi nhanh nếu không bị loại bỏ.
Quy mô đào tạo chung đều mở rộng .Nhưng chiều sâu thực sự không có đó là vấn đề chung , cơ sở vậ chất thiếu thốn . Sinh viên trong trường còn ít được thực thực tập nên chỉ có lý thuyết cở bản ít có cơ hội thực tế.
Muốn vậy mà kiến thức mà sinh viên nhận được trong trường học là rất quan trọng, vì nó là cơ sở, nền tảng để sinh viên có thể đáp ứng nhanh nhất những thay đổi liên tục. Cũng không thể yêu cầu nhà trường liên tục thay đổi, điều quan trọng trong đào tạo là phải tìm ra cho sinh viên cách học, thực hành, khả năng tư duy kỹ thuật, sự thay đổi của công nghệ.
Dạy trong trường về cơ bản không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu sản xuất ở ngoài nhưng nền tảng cơ bản được trang bị khi ra trường làm cho sinh viên sẽ thích nghi nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu sản xuất.
22 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 7939 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời nói đầu.........................................................................................................................
I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH YAMAHA Motor Việt Nam.......................................................................................................................................
II. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH YAMAHA Motor Việt Nam.......................................................................................................................................
1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Yamaha Motor Việt Nam...............
2. 5S Những hoạt động và các chỉ tiêu hoạt động của YAMAHA............................
III. Các sản phẩm của Công ty...........................................................................................
IV.Các phân xưởng của nhà máy......................................................................................
V. Trang thiết bị công nghệ - Sản phẩm ..........................................................................
VI. Kết luận........................................................................................................................
Lời nói đầu
Thực tập xí nghiệp là một trong những chương trình đào tạo chung của các trường cao đẳng, đại học nói chung và trường Đại học Điện lực nói riêng. Đây cũng là một bước quan trọng của một sinh viên năm cuối để cso thể tự liên hệ, tham gia vào quá trình sản xuất của Xí nghiệp áp dụng kiến thức đã thu được áp ụng vào quá trình sản xuất, nơi sinh viên thực tập, đồng thời qua đó xũng là cơ hội cho sinh viên thấy được sự khác nhau cơ bản giữa quá trình sản xuất và quá trình dạy học trong trường, tiền đề cơ bản sau khi ra trường có thể thích nghi tốt hơn, hiệu quả hơn, cũng thấy được khả năng thực tế của Học sinh, Sinh viên để từ đó có thể thự hoàn thiện trước khi ra trường tham gia vào sản xuất của Xí nghiệp.
Nhận thức được việc đó trong quá trình thực tập em đã không ngừng cố gắng tìm tòi, học hỏi, tham gia vào sản xuất tại công ty TNHH YAMAHA Motor Việt Nam, tìm hiểu về cơ cấu, tổ chức, bố trí, cơ bản nhất về quy trình sản xuất, cũng như các trang thiết bị công nghệ tại nơi thực tập.
Qua thời gia thực tập xí nghiệp 2 tuần( 13/8 – 29/8) dưới dự hướng dẫn chỉ bảo hết sức tận tình của các anh chị trong Công ty, cộng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã thu được những kết quả nhất định và đã hoàn thành tốt thời gian thực tập Xí nghiệp.
Xin trân thành cảm ơn Công ty, thầy cô đã giúp đỡ, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành tốt thời gian thực tập Xí nghiệp.
Hà nội, ngày 27 tháng 08 năm 2013
Sinh viên
Lê Trung Kiên
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH YAMAHA Motor Việt Nam
Công ty Yamaha Việt Nam được thành lập vào ngày 24 tháng 01 năm 1998, theo giấy phép đầu tư số 2029/GP. Công ty được xây dựng tại xã Trung giã, huyện Sóc sơn, Hà Nội. Là liên doanh của ba công ty đó là:
- Công ty Yamaha Motor Nhật Bản(46%),
- Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam và nhà máy cơ khí cờ đỏ Việt Nam(30%),
- Công ty công nghiệp Hong Leong Industries Berhad Malaysia(24%)
Vốn pháp định là 37.000.000 USD.
Với diện tích 100.000 m2, với khoảng 2000 công nhân, sản phẩm chính của công ty đó là sản xuất các loại xe máy, phụ tùng xe máy phục vụ cho thị trường xe máy trong nước và tiến đến xuất khẩu. Với trên 10 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành đến nay công ty YAMAHA Motor Việt Nam đã trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực lắp ráp xe máy. Từ khi bắt đầu sản xuất chỉ có một đời xe máy, đến nay Yamaha Motor Việt Nam đã có trên 10 đời xe các loại để đáp ứng nhu cầu sử dụng xe máy của người dân. Các sản phẩm chính của hãng hiện nay đó là Sirius, Jupiter, Nouvo, Mio, Force, Cynus, Bianco, Exicter...
Được thành lập từ năm 1998 với cơ sở ban đầu là đại lý bán xe máy độc quyền của hãng xe máy YAMAHA được nhập từ Thái Lan, Indonesia và nhật. Tháng 10 năm 1998 Yamaha bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam và đến tháng 10 năm 1999 sản phẩm Siurius chính thức bắt đầu xuất hiện.
Sản phẩm của công ty: Xe máy lắp ráp trong nước, phụ tùng xe máy và mạng lưới đại lý bán hàng và bảo hành toàn quốc.
Yamaha Motor Việt Nam (YMVN) sẽ bằng mọi nỗ lực để trở thành một thành viên tích cực của cộng đồng Việt Nam, nhanh chóng góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy. Trong năm 2012 Yamaha đã tiêu thụ khoảng 800.000 xe.
Công ty tại Công ty YAMAHA Motor Việt Nam
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy, quản lý
Yamaha Motor Việt Nam (YMVN) trong tuyên bố thành lập của mình sẽ bằng mọi nỗ lực để trở thành một thành viên tích cực của cộng đồng Việt Nam, nhanh chóng góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy.
Công ty Yamaha Motor Việt Nam đã có chặng đường phát triển với mục tiêu con người là yếu tố tiềm tàng. Sản phẩm và các họa dộng của công ty luôn hướng đến mục tiêu: “chinh phục trái tim khách hàng” Mục tiêu cảu công ty là luôn đem tới khác hàng những sản phẩm tốt nhất, đem lại cho khác hàng sự hài lòng, thỏa mãn và thích thú khi sử dụng sản phẩm của Yamaha.
Phương châm của công ty là “Hướng vào thị trường và hướng vào khách hàng”. Phương châm này bắt đầu từ các ý kiến phản hồi của khách hàng sau đó được chuyển tải tới các bên liên quan của Yamaha Motor Việt Nam. Với phương châm này, Công ty sẽ đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng về chất lượng sản phẩm và các dịch vụ sau bán hàng. Nhờ đó, cuối cùng Yamaha Motor Việt Nam đã tạo nên “Kando” nghĩa là “Rung động trái tim khách hàng”.
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Yamaha Motor Việt Nam:
Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty có trách nhiệm quản trị công ty, hoạch định chiến lược đồng thời kiểm soát tình hình sử dụng vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc, giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, trực tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty và phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về những việc mình làm.
Đưa ra các quyết định chiến lược về mở rộng sản xuất, đầu tư mới hay cải tạo nâng cấp dây chuyền công nghệ.
Quyết định chủ trương đưa vào nghiên cứu thiết kế và sản xuất dòng sản phẩm mới.
Tổng Giám đốc:
Tổ chức bộ máy và tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn của công ty. Chỉ đạo và điều hành các phòng ban, phân xưởng sản xuất trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, hàng quý, hằng năm trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của thị trường, thực hiện nghĩa vụ thu nộp theo qui định của pháp luật. Kế hoạch phát triển dài hạn. Các quy chế, quy định của công ty về quản lý nghiệp vụ kỹ thuật, chất lượng, nội quy kỷ luật lao động, khen thưởng, đào tạo và tuyển dụng. Nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Tổ chức và thực hiện hạch toán sản xuất kinh doanh.
Trực tiếp cùng với trưởng phòng Marketing quản lý việc bán hàng thông qua các đại lý toàn quốc. Thường xuyên theo dõi doanh số bán hàng của công ty thông qua các báo cáo định kỳ của các phòng ban nghiệp vụ. Trực tiếp chỉ đạo phòng Marketing thực hiện các chiến dịch quảng cao khuyến mãi.
Trực tiếp thực hiện quyết định mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư mới hay cải tạo dây chuyền sản xuất. Thực hiện các bước đi cụ thể để nhanh chóng đưa sản phẩm mới vào sản xuất hàng loạt khi đã có chủ trương của Hội đồng quản trị.
Phó Tổng Giám Đốc Kỹ Thuật:
Chỉ đạo và diều hành các phòng ban, phân xưởng sản xuất có liên quan trong việc thực hiện: kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm. Bảo đảm ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm. Định mức vật tư, năng lượng, định mức lao động, tiết kiệm vật tư năng lượng, phụ tùng thiết bị. Sáng kiến cải tiến, sửa chữa duy tu, bảo dưỡng thiết bị. Đầu tư và xây dựng. Đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho công nhân viên mới.
Phó Tổng Giám Đốc Sản Xuất( kiêm Giám đốc Nhà máy):
Quản lý chung công việc sản xuất toàn bộ Nhà máy. Đảm bảo hoàn thiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh do công ty đề ra. Chủ trì việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO – 9001 và tiêu chuẩn môi trường ISO – 14000 Trực tiếp chỉ đạo phòng quản lý chất lượng về nghiệp vụ giám sát các nhà cung cấp chuyên nghiệp của công ty nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào luôn được giữ vững ổn định. Chủ trì việc thẩm định đánh giá chất lượng dây chuyền sản xuất của Nhà cung cấp khi nhà cung cấp này đầu tư dây chuyền sản xuất mới hay cải tạo dây chuyền cũ. Đối với nguyên liệu vật tư đầu vào cần đánh giá chất lượng khi đưa vào sử dụng thì quyết định của Phó tổng giám đốc sản xuất là quyết định cuối cùng.
Phó Tổng Giám đốc kinh doanh:
Chỉ đạo điều hành các phòng ban phân xưởng có liên quan trong việc thực hiện: mua sắm và bảo quản, lưu kho các loại nguyên vật liệu, phụ tùng thiết bị, vật liệu xây dựng và các vật dụng khác phục vụ cho nhu cầu sản xuất và công tác. Bán các sản phẩm công ty kinh doanh, báo cáo Tổng giám đốc xem xét giải quyết những vân đề vượt thẩm quyền giải quyết của mình không giải quyết được.
Phòng Hành Chính:
Thực hiện công việc quản lý hành chính và tổ chức bao trùng lên toàn bộ các bộ phận của Công ty. Là bộ phận trực tiếp thi hành các sự vụ về nghiệp vụ hành chính,là bộ phận đầu nối tiếp nhận và sử lý các công việc thuộc phạm vi văn phòng và tổ chức nhân lực.
Giúp tổng giám đốc trong việc tuyển dụng, tiếp nhân viên lao động, điều động, bố trí lao động, công tá tổ chức cán bộ.
Căn cứ các chế độ chính sách của nhà nước đối với người lao động để triển khai thực hiện trong công ty. Phổ biến các chính sách của Nhà nước đối với người lao động, các nội quy, quy chế của công ty với người lao động.
Lập các kế hoạch về lao động, đơn giá sản phẩm, quy chế trả lương và phân phối thu nhập.
Phối hợp các ban ngành có liên quan tổ chức thực hiện học kèm cặp nâng cao tay nghề cho công nhân, thi nâng câp bậc hàng năm.
Thực hiện công tác văn thư lưu trữ...
Phòng kế hoạch:
Là bộ phận đầu mối thực hiện công việc lên kế hoạch sản xuất của Công ty. Thường xuyên cùng với phòng Marketing, bộ phận nghiên cứu thị trường tổ chức các chiến dịch nghiên cứu nhằm đưa ra dự đoán về thị trường để phục vụ việc lên kế hoạch sản xuất.
Lập kế hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn cho công ty. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho từng tháng, quý, năm và các biện pháp thực hiện, yêu cầu tương ứng về vật tư, máy móc, lao động ...Lập kế hoạch sản xuất cho từng phân xưởng , yêu cầu tương ứng về nguyên nhiên liệu, phụ tùng thay thế, huy động thiết bị phục vụ theo kế hoạch đề ra. Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch báo cáo kịp thời cho Tổng giám đốc để điều hành hoàn thành tốt kế hoạch. Thực hiện các công việc liên quan thuộc hệ thống chất lượng.
Từ các kế hoạch được duyệt lập phương án chi tiết cung ứng vật tư phục vụ sản xuất.
Mua sắm các loại nguyên nhiên liệu, phụ tùng thiết bị, vật liệu xây dựng phục vụ kịp thời cho sản xuất đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng , tổ chức vận chuyển hàng về công ty đúng thời gian. Cấp phát vật tư , phụ tùng cho các đơn vị, theo dõi việc sử dụng và tồn kho do phòng quản lý và các kho thuộc phân xưởng tránh tồn đọng gây lãng phí.Cùng với phòng tài chính, kỹ thuật và các đơn vị có liên quan khác thực hiển kiểm kê định kỳ để xác định số lượng tồn kho, chất lượng hàng còn lại, hao hụt. Làm báo cáo về sử dụng vật tư, tiêu thụ, tồn kho theo đúng biểu mẫu, thời gian quy định.
Nhà máy lắp ráp và sản xuất phụ tùng:
Nhà máy công ty thực hiện các chiến lược của công ty. Tại đây có đầy đủ các bộ phận, phòng ban nghiệp vụ để có thể cung cấp ra thị trường những sản phẩm tốt nhất với đòi hỏi cao và thường xuyên thay đổi thị trường. Nhiệm vụ chính là nơi lắp ráp và chế tạo sản phẩm. Nhà máy có 2 phòng rất quan trọng là Phòng quản lý chất lượng (QA) và Phòng nghiên cứu và phát triển( R&D).
+ Phòng quản lý chất lượng( QA):Chịu trách nhiệm cao về chất lượng sản phẩm. Thường xuyên tiếp nhận thông tin phản hồi từ thị trường để ngay lập tức cải tiến chất lượng sản phẩm đồng thời giám sát dây chuyền sản xuất để sản phẩm lỗi không lọt ra thị trường.
+ Phòng nghiên cứu và phát triển( R&D): cùng với phòng Marketing của công ty tiếp nhận thông tin phản hồi từ thị trường, từ bộ phận sản xuất, liên tục đưa ra những cải tiến về ký thuật, cái tiến về mẫu mã, đặc biệt là ứng dụng các công nghệ mới để đưa ra những sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn tiên tiến nhất, đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất của thị trường.
Xung quanh dây chuyền lắp ráp là rất nhiều bộ phận theo dõi nhằm kiểm tra chất lượng như: kiểm tra đầu vào( Material), Kiểm tra quá trình( Method), kiểm tra máy móc(Machine) đây là phương pháp 3 M rất nôt tiếng của Nhật bản, đầu vào tốt, cách chế biến tốt, dụng cụ chế biến tốt bạn sẽ được sản phẩm tốt.
Quản lý chất lượng nguyên liệu phục vụ sản xuất, kiểm tra chất lượng đầu vào nhằm loại bỏ các nguy cơ, nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm. Kiểm tra phân loại nguyên nhiên liệu theo mã ký hiệu. Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu mua về theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã quy định trước khi nhập kho. Đề xuất việc sắp xếp hàng vào kho theo yêu cầu của việc quản lý chất lượng.
Quản lý chất lượng sản phẩm do Công ty sản xuất: kiểm tra chất lượng đầu ra trước khi giao sản phẩm cho Đại lý. Nghiên cứu nhằm hoàn thiện và nâng cáo chất lượng các thiết bị máy móc đang sản xuất, cụ thể. Nghiên cứu và phát triển các mẫu mã đẹp có chất lượng cao phục vụ thị trường.
Lập quy trình gia công các sản phẩm do ban nghiên cứu đề ra. Theo dõi việc triển khai sản xuất thử tại các phân xưởng, bổ xung, hiệu chỉnh để ổn định quy trình và chính thức đưa vào sản xuất hàng loạt.Soạn thảo tiêu chuẩn nguyên liệu dùng để sản xuất do ban nghiên cứu đề ra để làm thủ tục đăng ký với cơ quan quản lý chất lượng Nhà nước. Thực hiện các phần việc có liên quan theo yêu cầu của hệ hống chất lượng.
Phòng Tài chính – Kế toán:
Phòng thài chính – Kế toán là bộ phận thực hiện các nghiệp vụ kế toán bao trùm toàn bộ công ty. Tham gia nghiên cứu xây dựng phương án sản phẩm, cải tiến quản lý kinh doanh. Giúp Tổng giám đốc kiểm soát kinh tế tài chính. Quản lý công nợ đôt với các Đại lý của công ty. Phổ biến và thi hành các chính sách, chế độ liên quan đến công tác kế toán, tài chính và thống kê.
Đề xuất bà biên soạn các quy chế quản lý nội bộ liên quan trình Tổng giám đốc ký ban hành. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty để lập kế hoạch thu chi tài chính, kế hoạch tín dụng tháng, quý, năm.
Có biện pháp quản lý các loại vốn, sử sụng hợp lý các loại vốn nhằm phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, quay vòng vốn nhanh nhất, bảo toàn và phát triển vốn đượcgiao.
Tham gia thảo luận, ký kết các hợp đồng kinh tế, theo dõi quá trình thực hiện đảm bao thanh quyết toán kịp thời.
Trích nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định của pháp luật và theo tiến độ của sản xuất kinh doanh.
Phối hợp với các phòng ban có liên quan tính toán giá thành và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Phối hợp với các bộ phận khác kiểm kê tài sản, đánh giá tài sản theo định kỳ.
Thanh toán lương thưởng và các chế độ khác. Lập chứng từ kế toán bảo quản chứng từ sổ sách theo đúng quy định. Cung cấp các số liệu cho phòng ban liên quan để lập các báo cáo theo yêu cầu...
Phòng Marketing:
Là phòng nghiệp vụ lớn thứ 2 sau nhà máy. Nó có chức năng vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Đây là đơn vị đầu mồi thu thập các kênh thông tin từ thị trường, thu nhập các ý kiến phản ánh của khách hàng, định kỳ tổ chức sự kiện, phỏng vấn đại lý và khách hàng để tổng hợp và đánh giá, tổng kết sau đó cùng với phòng quản lý chất lượng và phòng nghiên cứu phát triển của nhà máy đưa ra quyết định về cải tiến sản phẩm đang lưu hành trên thị trường hay đưa những tính năng mới vào sản phẩm săp được bán ra thị trường.
Lên kế hoạch cho hoạt động quảng cáo, tài trợ cho các hoạt động thể thao lớn hay thường xuyên.
Đối với sản phẩm mới thì phòng lập kế hoạch quảng bá sản phẩm...
2. 5s Những hoạt động và các chỉ tiêu hoạt động của YAMAHA
2.1. Các hoạt động của 5s:
- SEIRI: sẵn sàng:
+ Sàng lọc để chon ra và di dời thứ không cần thiết ra khỏi nơi làm việc.
+ Những thứ cần thiết nhưng dư thừa cũng phải đưa bớt ra khỏi nơi làm việc.
+ Đối với những vật nhỏ có thể để với số lượng nhiều hơn số lượng cần thiết sao cho không ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất và công việc.
+ loại bỏ đi thì phải laapjj biên bản xin hủy trình giám đốc và có kế hoạch chuyển dời.
SEITON: sắp xếp:
+ Sắp xếp ngăn nắp từng loại nơi làm việc đảm bảo các điều kiện: tiện sử dụng, đảm bảo an toàn, thẩm mỹ, dụng cụ khi đã xếp gọn gàng nếu lấy ra dùng sau đó để đúng vị trí ban đầu của nó...
+ Đối với bán thành phẩm, thành phẩm cuối ca sản xuất phải chuyển vào kho hoặc săp xếp ngăn nắp đúng nơi quy định của xưởng.
SEISO: Sạch sẽ:
+ Hàng ngày trước khi nghỉ tất cả mọi người dùng 10 -15 phút để: thu dọn sản phẩm, lau sạch và chuyển về nơi quy định.
+ Lau chùi máy móc sạch sẽ, phát hiện trạng thái bất bình thường và ghi vào sổ nhật ký theo dõi để xưởng có biện pháp sửa chữa.
+ Quét dọn nơi làm việc sạch sẽ, vệ sinh nơi làm việc, lau chùi máy móc, thiết bị dụng cụ... luôn sạch sẽ hàng ngày.
SEIKETSU: Săn sóc:
+ Duy trì các hoạt động ở cấp độ cao hơn 3s đã nêu ở trên.
+ Ngăn ngừa bụi bẩn, có thể ở cấp độ mắt thường không nhìn thấy được.
+ Đối với phân xưởng lắp ráp, xưởng sơn, phân xưởng mạ và các kho thì việc ngăn ngừa bụi là hết sức quan trọng.
SHITUKE: Sẵn sàng:
+ Hàng ngày mọi người luôn giữ gìn nơi làm việc của mình sạch đẹp bằng việc tự giác thực hiện các nội quy, quy định của nhà máy.
Xây dựng các chỉ tiêu hoạt động cho 5s:
- SEIRI: sẵn sàng:
+ Xây dựng các chỉ tiêu phân loại chi tiết; loại dùng được, loại phục hồi, loại bỏ đi.
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất, tiến độ sản xuất, quy định phần trăm dự trữ cho sản phẩm.
+ Quy đinh nơi để sản phẩm cho việc di dời.
+ Các hàng hóa bỏ đi phải được lập danh mục theo từng loại và phải trinh giám đốc duyệt.
SEITON: sắp xếp:
+ Xây dựng bố trí nơi làm việc.
+ Các chỉ tiêu bằng hình ảnh để so sánh việc sắp xếp có phù hợp hay không.
+ Lập nhu cầu về giá kệ thùng hàng, xe chở hàng... để phục vụ cho việc sản xuất của xưởng và cho việc sắp xếp ngăn nắp.
SEISO: Sạch sẽ:
+ Quy định về việc quản lý máy móc, thiết bị, dụng cụ và các loại sản phẩm khác.
+ Quy định về sổ bàn giao và nội dung bàn giao ca máy sông.
+ Xây dựng các chỉ tiêu chính về việc kiểm tra và chăm sóc máy móc thiết bị.
+ Xây dựng kế hoạch sửa chữa thiết bị.
+ Quy định gắn trách nhiệm cá nhân( Người quản lý công nhân).
SEIKETSU: Săn sóc:
+ Quy định đóng gói các sản phẩm để ngăn ngừa bụi.
SHITUKE: Sẵn sàng:
+ Quy định chung của công ty và nhà máy.
+ Quy định về môi trường.
+ Nội quy an toàn cho các xưởng.
+ Hướng dẫn 5s cho mọi người.
+ Chỉ tiêu kiểm tra chấm điểm các đơn vị thực hiện.
Những tác động của việc thực hiện 5s một cách đúng đắn và liên tục: Nâng cao hiệu quả và uy tín( năng xuất, chất lượng,chi phí, giao hàng, an toàn, uy tín) từ đó có thể đạt được mục đích cuối cùng là phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn và đem lại hiệu quả cao trong công ty.” Để lại ấn tượng tốt đẹp cho khách đến thăm” ... Phát triển nguồn nhân lực.
III. Các sản phẩm của Công ty.
Đây là một số kiểu dáng sản phẩm xe máy của công ty TNHH YAMAHA Motor Việt Nam:
IV.Các phân xưởng của nhà máy.
Nhà máy được xây dựng từ năm 1998 tại xã Trung giã, huyện Sóc sơn, Hà Nội , trái tim của công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam, nơi cung cấp những sản phẩm chất lượng cao nhất mang nhãn hiệu Yamaha vượt quá sự mong đợi của khách hàng. Nhà máy có các phân xưởng tham gia quá trình sản xuất là:
1 . Xử lý chất thải công nghiệp
2. Đường chạy thử
3. Bộ phận cung cấp phụ tùng
4. Kho phụ tùng lắp ráp
5. Phân xưởng đúc
6. Phân xưởng gia công cơ.
7. Phân xưởng hàn
8. Phân xưởng sơn
9. Phân xưởng lắp ráp
10. Bộ phận giao nhận
11. Bộ phận đảm bảo chất lượng
12. Văn phòng.
V. Trang thiết bị công nghệ - Sản phẩm
Trang thiết bị của nhà máy:
Các phân xưởng được trang bị những máy móc hiện đại được điều khiển bằng công nghệ kỹ thuật số( CNC) như: Máy phay CNC, máy tiện CNC, máy cắt dây CNC, máy đúc khuôn phụ tùng động cơ...Dây chuyền lắp ráp động cơ, dây chuyền sơn, dây chuyền hàn tự động, dây chuyền lắp ráp thân xe, phòng kiểm tra ...
Sản phẩm :
Khung xe máy, động cơ xe, vỏ xe, và xe máy...
VI. Quá trình thực tập tại công ty.
Hai ngày đầu:
Được giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của công ty, giới thiệu các phòng ban, nhà xưởng tại công ty, các bộ phận sản xuất, được giới thiệu về cơ cấu, tổ chức của công ty...
Học an toàn lao động, học nội quy của nhà máy, nhà xưởng, 5s Những hoạt động và các chỉ tiêu hoạt động của công ty.
Các ngày tiếp theo:
Tham gia trực tiếp vào công việc của xưởng, quan sát cách làm việc của quản đốc, tổ trưởng và các bạn công nhân tại xưởng. Vận hành điều khiển các máy cơ khí:
Máy định tâm: định tâm bộ phận trục càng để tiến hành mang đi tiện thô.
Máy tiện: Tiện bậc và tiện công bộ phận trục càng khi đã được định tâm.
Máy tiện tinh: tiện tinh bộ phận trục càng, trong công việc này bao gồn cả quá trình tiện ren.
Máy mài tinh: Mài tinh các bộ phận trục càng, để sau đó tiến hành mang đi ép vào bộ phận đầu càng mà công ty đã đặt hàng sẵn.
Máy khoan: Khoan chi tiết mang cá tại vị trí lắm vào càng chữ A
Máy tiện, phay CNC: tham gia vào qua trình gá đặt chi tiết trên máy để tiến hành gia công.
Và một số loại máy đúc, máy cắt, dây chuyền lắp ráp, hàn tự động, dây chuyền sơn...
Một số hình ảnh tại công ty:
* Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của anh tổ trưởng và các bạn công nhân trong xưởng, sau khi hoàn thành đợt thực tập xí nghiệp em đã thu hoạch được những kết quả sau:
Nắm bắt được thực tế sản xuất của một công ty để sau này khi ra trường nó sẽ giúp em tránh khỏi sự bỡ ngõ và đó cũng là tiền đề để cho chúng em sau này làm việc ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Vận hành, điều khiển, nắm bắt nguyên lý hoạt động của cá máy chế tạo và gia công cơ khí trong sản xuất hàng loạt.
Tìm hiểu kỹ hơn về quá trình sản xuất, một số chi tiết cơ khí ở thực tế mà chúng em đã được học và thực hành tại trường:
+ Quá trình định vị và gá đặt phôi.
+ Thao tác tiên: trơn, bậc, côn, ren...
+ Phay, khoan bề mặt.
+ Cắt chi tiết...
Xem xét cách bố trí không gian làm việc của nhà máy như: các phân xưởng cơ khí, lắp ráp, khung, sơn, mạ ép nhựa... và xem xét các bố trí máy móc của nhà xưởng cơ khí.
Quan sát sự hoạt động của một số máy tự động hóa mà chúng em đã được học trong nhà trường .
Quan sát quá trình sản xuất đồ gá để gia công các chi tiết cơ khí, quá trình làm khuôn mẫu cho các máy đột dập.
Học hỏi kinh nghiệm thao tác và vận hành máy để gia công chi tiết.
Học hỏi được các quản lý và phân công công việc trong một tổ sản xuất, một ca sản xuất.
So sánh thực tế tại Công ty và Chương trình đào tạo của trường:
Qua quá trình sản xuất luôn luôn thay đổi tại xí nghiệp, làm cho sản phẩm, mẫu mã ngày một cải tiến, thay đổi liên tục, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm mà vẫn đảm bảo yêu cầu số lượng thay đổi theo nhu cầu của thị trường, khi đó mới có khả năng thích nghi, phat triển thị trường, đạt kết quả cao, vì vậy trang thiết bị của công ty cũng thay đổi làm cho mỗi một con người cũng bắt buộc phải thích nghi nhanh nếu không bị loại bỏ.
Quy mô đào tạo chung đều mở rộng .Nhưng chiều sâu thực sự không có đó là vấn đề chung , cơ sở vậ chất thiếu thốn . Sinh viên trong trường còn ít được thực thực tập nên chỉ có lý thuyết cở bản ít có cơ hội thực tế.
Muốn vậy mà kiến thức mà sinh viên nhận được trong trường học là rất quan trọng, vì nó là cơ sở, nền tảng để sinh viên có thể đáp ứng nhanh nhất những thay đổi liên tục. Cũng không thể yêu cầu nhà trường liên tục thay đổi, điều quan trọng trong đào tạo là phải tìm ra cho sinh viên cách học, thực hành, khả năng tư duy kỹ thuật, sự thay đổi của công nghệ.
Dạy trong trường về cơ bản không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu sản xuất ở ngoài nhưng nền tảng cơ bản được trang bị khi ra trường làm cho sinh viên sẽ thích nghi nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu sản xuất.
VI. Kết luận
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Điện Lực và thời gian thực tập tại Công ty YAMAHA Motor Việt Nam, em nhận thấy rằng lý thuyết và thực tế có một khoảng cách nhất định. Bản thân em đã cố gắng tiếp thu những kiến thức cơ bản, kinh nghiệm thực tế cũng như tìm hiểu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quá trình sản xuất.
Do thời gian thực tập không nhiều, kinh nghiệm hiểu biết của bản thân còn hạn chế, nên các nhận định được đưa ra trên bản báo cáo thực tập xí nghiệp không thể tránh khỏi sai sót, chưa thể phản ánh hoàn toàn đầy đủ và chính xác mọi hoạt động cũng như toàn bộ qui trình sản xuất kinh doanh của tại Công ty YAMAHA Motor Việt Nam. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo trong khoa Cơ khí của trường Đại học Điện Lực, cũng như các anh chi em trong Công ty để em hoàn thiện bài viết tốt hơn.
Cuối cùng em xin cảm ơn các Thầy cô giáo trong trường, các cô chú, các anh chị trong Công ty YAMAHA Motor Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo thực tập xí nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của đơn vị thực tập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_thuc_tap_xi_nghiep_cong_ty_yamaha_motor_viet_nam_3681.doc