Chức năng các thiết bị trong dây truyền.
+ 2 Micro điện động : Thu lời đọc của phát thanh viên.
+ Máy tính (PC incipit): Chứa các thông tin văn bản , tin để các phát thanh viên theo dõi đọc tin bài trực tiếp trên màn hình máy tính, kỹ thuật viên và phóng viên theo dõi và giám tính nội dung sản xuất chương trình.
+ Bàn trộn số Soundcraft Spirit FX16ii: Thực hiện điều chỉnh, xử lý mức tín hiệu ở mức chuẩn để đưa ra tăng âm và máy phát.
+ USP :Bộ lưu điện: Duy trì nguồn điện liên tục tư liệu trên máy tính không bị hư hỏng, máy mất tư liệu khi bị mất điện lưới suốt quá trình sản xuất, bảo vệ các thiết bị cũng như các thông tin đột ngột.
45 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5418 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Đài truyền thanh Nga Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa cũng như trong tiến trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nói chung và các quốc gia trong tổ chức WTO nói riêng đặt ra cho nền kinh tế và sản xuất của chúng ta cần phải đáp ứng được các yêu cầu chung của thế giới. Có thể nhận thấy một điều: Nền sản xuất của chúng ta hiện tại mang tính thủ công và hết sức lạc hậu, do đó điều kiện cần và đủ để quá trình hội nhập thành công là phải hiện đại hóa nền kình tế, hiện đại hóa và tự động hóa quá trình sản xuất. Lịch sử nhân loại đã chứng kiến những cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật và gần đây nhất là cuộc cách mạng về công nghệ thông tin. Với sự trợ giúp của máy tính và hệ thống máy tính, con người đã nâng cao năng xuất và tự động hóa ngày một hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nói đến máy tính thì trước hết phải nói đến một lĩnh vực quan trọng gấp bội, đó chính là nền công nghiệp điện tử.
Nền công nghiệp điện tử và các sản phẩm của nó là nền tảng cơ bản nhất cho việc ra đời của máy tính và sâu xa hơn chính là nền sản xuất hiện đại ngày nay. Các sản phẩm của công nghiệp điện tử đã đi sâu vào đời sống của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ và mỗi con người chúng ta. Công nghiệp điện tử là lĩnh vực không thể thiếu đối với tất cả các khía cạnh trong cuộc sống hiện đại nhân loại ngày nay.
Là một sinh viên được học tập tại trường Cao Đẳng Phát Thanh Truyền Hình I, em đã được học tập, rèn luyện và tiếp thu rất nhiều kiến thức trong lĩnh vực phát thanh truyền hình, đặc biệt ngành chuyên môn như: Thiết bị đầu cuối viễn thông để tìm hiểu nâng cao kiến thức, qua đợt thực tập này em đã có cơ hội tiếp cận thực tế với các máy móc, trang thiết bị kỹ thuật.
Với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Văn Thắng và các bác, các anh( chị) của Đài Truyền Thanh Nga Sơn, đã giúp em hiểu được tầm quan trọng của ngành viễn thông, và có thể nắm bắt được kỹ hơn về hệ thống máy móc thiết bị của đài nơi em thực tập. Tuy nhiên do thời gian có hạn nên bài báo cáo thực tập của em không tránh được những sai xót, em mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để em có thể hoàn thành bài báo cáo được tốt hơn.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Thắng giảng viên trường Cao Đẳng Phát Thanh Truyền Hình I, cùng bác Nguyễn Duy Quang cán bộ hướng dẫn, các anh (chị) của Đài truyền thanh Nga Sơn đã trực tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
NỘI DUNG THỰC TẬP
CHƯƠNG I: TRÌNH BÀY TỔNG QUAN VỀ CÁC THIẾT BỊ VIỄN THÔNG
I. Sự phát triển của nghành viễn thông
Ngành bưu chính viễn thông Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới được phân chia ra làm hai thời kỳ: trước năm 1954 và sau năm 1954. Trong những năm 1954 mạng viễn thông nói chung đổi thay một cách cơ bản hơn thời kỳ trước năm 1954, trong khoảng thập kỷ 60, 79 và gữa thập niên 80.Trong khoảng thời gian 25 năm này đã chứng kiến một cuộc cách mạng thực sự của ngành viễn thông, đó là sự phát triển vượt bậc về công nghệ truyền dẫn.Số lượng đường dây thuê bao tăng gấp 4 lần so với trước năm 1960. Trong khoảng năm 1980 đã chuyển sang thời kỳ tự động hóa với mạng lưới được mở rộng sang các quốc gia trên thế giới, với tốc độ phát triển ở mức cao từ 20% đến 25% mỗi năm, vượt xa hơn tất cả, xảy ra trong 70 năm trước, kết quả là những năm 60 công việc chuyển mạch phải có chuyên môn lâu năm, phần lớn dùng cơ khí. Ngày nay, kỹ thuật chuyển mạch phải có chuyển mạch đòi hỏi có kiến thức sâu rộng về cả điện tử và môn tin học. Sự phát triển của ngành viễn thông có bước ngoặt rõ ràng. Vào thập kỷ 60 xóa bỏ khoảng cách điện thoại gọi được khắp nơi trên thế giới.
Cho đến ngày nay, ngành viễn thông đã có một bộ mặt mới hoàn toàn(kỹ thuật tự động hóa và số hóa)chuyển từ A\D và ngược lại nhờ bộ chuyển đổi PCM với tốc độ cao.
II.Thiết bị đầu cuối bưu điện
Thiết bị đầu cuối giao tiếp giữa một mạng và người hay máy móc, bao gồm các máy tính, thiết bị đầu cuối chuyển đổi thông tin sang tín hiệu diện và trao đổi tín hiệu điều khiển với mạng lưới.
Điện báo truyền dẫn
Nguyên lý điện báo truyền chữ
Điện báo truyền chữ thực hiện truyền một văn bản đến địa chỉ nhận tin bằng sự biến đổi tin tức trong văn bản gốc thành tín hiệu điện dạng tín hiệu số ở phía phát. Tín hiệu này được truyền dẫn trong mạng thông tin, ở phần thu này và xảy ra sự biến đổi ngược lại để hoàn nguyên văn bản cho người sử dụng, sự đơn giản của tín hiệu điện báo và băng tần rất nhỏ hẹp của kênh điện báo là đặc điểm của điện báo truyền chữ.
Điện báo truyền chữ có lịch sử lâu dài, đã qua nhiều cải tiến nên có nhiều tên gọi khác nhau. Trong điện báo truyền chữ nguồn tin là bằng chữ cái, có 10 chữ số và một số dấu, tổng cộng có 60 ký tự. Nếu dùng một từ mã tương ứng với một ký tự thì mỗi từ mã phải dùng 6 đơn vị từ mã ( 26 = 64 tổ hợp ). Nhưng điện báo truyền chữ chỉ dùng 5 đơn vị mã ( 25 = 32 tổ hợp), tương tự như máy chữ, mỗi từ mã bình thường đại diện cho 2 ký tự số và dấu. Người ta quy ước từ mã 11111 báo hiệu những từ mã tiếp theo thuộc nhóm ký tự chữ, từ mã 11011 báo hiệu những từ mã tiếp theo thuộc nhóm ký tự số và dấu.
Sơ đồ khối phát và thu:
Hình 1.1 sơ đồ khối phát và thu:
Phần phát:
Điện báo viên ấn một phím thì một từ mã được chọn và cơ cấu khởi động làm việc ở đó xảy ra quá trình biến đổi 5bit từ song song sang nối tiếp. Bộ hoặc gồm 5 bit với đơn vị dừng để tạo ra từ mã đầy đủ. Trong quá trình 5 bit tin chưa biến đổi hết từ song song sang nối tiếp thì bộ mã bị bộ khởi chốt giữ ở từ mã đã chọn. Tín hiệu dừng đưa kết thúc sự làm việc đưa bộ khởi về trang thái ban đầu, bộ mã được giải phóng để sẵn sàng tiếp nhận một từ mã, từ tác động ấn phím tiếp theo. Bộ định thời dùng để chuẩn thời gian. Bộ phân phối tạo ra thứ tự thời gian của 5 bit tin.
Phần thu:
Phần thu phải tiếp nhận các bít nối tiếp chuyển đổi thành 5 bít song song, tiến hành giải mã và in ra ký tự. Mạch vào phối ghép tốt với kênh truyền dẫn, nâng S/N. Bộ khởi được khởi động nhờ đơn vị khời của từ mã được bộ phân phối tạo ra thứ tự bít, bộ trích mã chọn thời điểm cắt mẫu giữa bít để xác địnhgiá trị bít với xác xuất đừng lớn nhất có thể tạo điều kiện méo tín hiệu báo. Bộ dừng đưa bộ phân phối về trạng thái ban đầu, tức là máy thu sẵn sàng tiếp nhận từ mã mới, đồng thời bộ dừng tác động vào bộ khởi in dùng in để quy định thời gian in đối với từ mã vừa được giải mã xong. Quá trình ở máy nghe hiện kiểu( dây truyền sản xuất)trong khi đang in một ký tự thì đồng thời thu từ mã tiếp.
2. Truyền ảnh tĩnh (Fax)
Nguyên lý : Truyền ảnh tĩnh là dịch vụ sao chép tài liệu từ xa với tốc độ cao nhờ truyền tín hiệu trên mạng điện thoại. Để các máy Fax do những hãng sản xuất khác nhau có thể liên lạc với nhau, các nhà sản xuất phải tuân thủ các khuyến nghị của CCITT để thuận tiện cho việc liên lạc
* Sơ đồ khối và kỹ thuật máy Fax:
Hình 1.2 Mô hình một máy Fax(cơ điện)
Mô hình một máy Fax hiển thị phần phát của Fax cơ điện. Tấm ảnh gốc được cố định trên mặt trống hình trụ. Trống được mô tơ ổn tốc quay nhanh, qua giảm tốc là nhờ vít, mô tơ làm cho bộ biến đổi quang điện chuyển động đều, thẳng, chậm.
Bộ biến đổi quang điện bao gồm nguồn sáng ổn định với phổ sáng xác định. Ánh sáng được hệ thấu kính dẫn quang hội tụ thành vệt sáng có hình dạng và kích thước nhất định chiếu rọi vào phần tử ảnh trên trống.
Bức ảnh gốc cần truyền đi sẽ được chia thành những phần tử ảnh nhỏ, tập hợp thành dòng ảnh và mành ảnh. Bên phát thực hiện sự biến đổi lần lượt độ sáng trung bình của mỗi phần tử ảnh gốc thành mức tương ứng tỉ lệ của tín hiệu điện. Sự lần lượt với quy định xác định của phần tử gọi là quét(quét dòng,quét mành) hệ thống quang học đặc biệt sẽ tạo ra vệt sáng quét. Tín hiệu điện(tạo ra khi quét ảnh gốc trên máy phát)được truyền dẫn tới máy thu. Bên thu thực hiện biến đổi ngược tín hiệu điện thành hình ảnh trên vật mang tin. Do đặc tính của thị giác, chúng ta chấp nhận bức ảnh thu được có cảm giác thị giác tương tự. Sự phân bố bậc sáng trên ảnh nhận phải tỉ lệ với bậc sáng trên ảnh gốc.
Với loại văn bản cần truyền nét thì chỉ cần 1 bậc sáng của nét nổi lên trên bậc sáng của nền là đủ. Các thiết bị truyềh ảnh loại truyền nét là đơn giản nhất.
Theo sự phát triển của kỹ thuật, máy Fax được phân loại theo 4 nhóm:
- GI : Truyền dẫn tương tự (FM), độ phân giải 96 dòng /in (truyền trang A4 mất 6 phút)
- GII : Giống như GI nhưng tốc độ cao hơn gấp 2 lần (truyền trang A4 mất 3 phút)
- GIII : Truyền dẫn số PCM, dùng kỹ thuật PSK, QAM tốc độ đến 9600 baud, độ phân dải 200 dòng/in (truyền trang A4 mất 1 phút)
- GIV : Được thiết kế cho ISDN, truyền dẫn số tốc độ 56kbit/s. Độ phân giải 400 dòng/in, thời gian 5s cho trang A4.
Quy luật quét của các máy Fax khác nhau có thể là rất khác so với mô tả trên. Tuy nhiên, vì bức ảnh là không gian hai chiều nên quét phải theo 2 tọa độ, một tọa độ được quét nhanh là quét dòng, một tọa độ được quét chậm là quét mành. Sự phối hợp quét dòng và quét mành để quét kín bức ảnh gốc.
Ghi chú:
- CCD :charge Coupled Devices(thiết bị ghép điện tích)
- ADC: biến đổi tương tự sang số
- DDC: Digital Data Com peressio(ép số liệu số)
- Modem Mo: Modu laton (điều chế để phát)
- Dem: Demodulation(giải điều chế thu)
- De: Data Expansion(dẫn số liệu)
Sơ đồ khối của máy Fax
Hình 1.3. Sơ đồ khối của máy Fax
Nhờ kỹ thuật vi xử lý, máy Fax hiện đại có thể làm việc với Modem tự động phát, tự động thu. Tự động phát 50 trang văn bản chuẩn bị sẵn, điều đó rất tiện sử dụng máy Fax và thời gian ban đêm. Bằng các phím cài đặt chương trình máy Fax có thể tự động phát 1 văn bản đến nhiều địa chỉ khác nhau hoặc phát nhiều văn bản đến 1 địa chỉ nào đó. Chế độ hỏi vòng (Rolling) cho phép máy tự động gọi hoặc tự thu thập nhiều văn kiện từ nhiều địa chỉ đã xác định.
Kỹ thuật mã khóa làm cho máy có thể bảo mật văn bản đối với người khác, máy còn tự động thống kê mọi thông tin về phát và thu, các văn bản phát và thu đều được chèn đoạn mở đầu ghi các thông tin giới thiệu, xác nhận địa chỉ, thời gian và đều được lưu trữ. Máy phát hiện đại thường có sẵn modem kết hợp với máy điện thoại, có thể tự động trả lời điện thoại, có màn hình hướng dẫn và bảo dưỡng máy.
3. Máy điện thoại ấn phím
Máy điện thoại ấn phím là thiết bị đầu cuối phục vụ thông tin thoại qua mạng điện thoại. Đặc điểm kỹ thuật của máy điện thoại phụ thuộc kỹ thuật truyền dẫn tín hiệu thoại của mạng.
Các phương thức gửi số đến tổng đài: Máy điện thoại ấn phím hiện nay thường dùng 2 phương thức gửi số đến tổng đài là:
Phương thức 1: Gửi số dùng chế độ mã thập phân (chế độ PULSE)
Muốn gửi đi một số nào đó thì nó phát đi số xung tương ứng với phím đó. Khi dùng phương thức này thì chức năng phải ở chế độ P (PULSE) và lúc này điện thoại bàn phím có thể khai thác với tổng đài cơ điện và tổng đài điện từ.
Nguyên tắc hoạt động
Khi ấn một phím nào đó thì có số xung tương ứng với phím ấn như vậy. Khi cần phát đi một địa chỉ thì ấn những phím tương ứng với địa chỉ cần gửi. Khi đó mỗi số sẽ được đưa lên đường dây dưới dạng một chuỗi xung thập phân. Trong đó được phân bố như sau:
Thời gian không có dòng là 62ms
Thời gian có dòng là 38ms
Thời gian 1 xung là 100ms (tức là trong 1 giây máy có thể phát ra 10 xung)
IDP( Intenet Digit Pause) :là thời gian nghỉ giữa hai loạt xung(hai số ấn) và IDP thường khoảng từ 100ms-1200ms.
Phương thức 2: Là phương thức gửi số bằng mã lưỡng âm đa tần DTMF ( Dual Tone Mutiplex Frequenxy )-chế độ TONE
Nút chức năng phải ở chế độ T (Tone)và lúc này điện thoại ấn phím chỉ thích hợp với tổng đài điện từ. Chế độ T là chế độ gửi đến. Tổng đài hai âm bằng hai tần và nằm trong băng tần của tiếng thoại(0.3-3,4)khz
* Nguyên tắc hoạt động: Khi ta ấn một phím nào đó sẽ phát đi một tổ hợp hai tần số(hai tần số này có một tần số thấp và một tần số cao) nhưng vẫn nằm trong tổ âm tần. Ở tổng đài điện từ có bộ phận tổ hợp tần số này để biết con số thuê bao đã phát đi.
* Chức năng cơ bản của máy điện thoại
- Phát và tiếp nhận báo hiệu
- Phát mã số thuê bao bị gọi
- Phát và thu tín hiệu để nói chuyện
- Khử trắc âm, chống các loại nhiễu và điều chỉnh âm lượng để âm thu được dễ nghe nhất.
Hiện nay kĩ thuật vi xủ lý được dùng trong các máy điện thoại rất phong phú. Trong mạng thông tin điện thoại số chủ động và kết hợp với thiết bị đầu cuối tạo ra nhiều dịch vụ chất lượng cao.
- Máy điện thoại bao gồm các khối sau:
Chuông
Chuyển mạch nhấc đặt
Quay số
Tổ hợp(ống nói và tai nghe trên cấu trúc tay cầm)
Mạch khử trắc âm, diệt tiếng “keng”, điều chỉnh âm lượng
Ngoài ra các khối cơ bản trên, máy điện thoại còn có thể có: hệ thống vi xử lý, hệ thống ghi âm, màn hình và các hệ thống hỗ trợ truyền dẫn.
Dưới đây là sơ đồ khối điện thoại:
Hình 1.4. sơ đồ khối điện thoại
tín hiệu chuông do tổng đài gửi đến mạch chuông có tính chọn lọc đến từng số và tín- Mạch bảo vệ quá áp: chống điện áp cao do đường dây điện thoại bị chập mạng điện hoặc do bị sấm sét ảnh hưởng.
- Mạch bảo vệ đảo cực: Để bảo vệ điện áp một chiều từ tổng đài đến các khối cấp cho IC có cực tính ổn định.
- Mạch chuông: Phản ứng với h phi tuyến sao cho nó chỉ làm việc với dòng chuông mà không liên quan đến dòng một chiều, dòng đảo thoại tín hiệu quay số.
- Chuyển mạch nhấc-đặt: Ở trạng thái nghỉ, tổ hợp đặt trên vị tri trí quy định làm cho nó chỉ mạch chuông được nối vào dây thuê bao, còn mạch phía sau được nối và dây thuê bao
- Mạch phát xung số: Gửi địa chỉ thuê bao gọi đến tổng đài, tín hiệu này có thể dạng xung thập phân và lượng âm đa tần.
- Mạch diệt tiếng keng (CLIC): khi quay số thường tạo ra tiếng leng keng. Muốn diệt được tiếng động này thì phải ngắt mạch chuông trong quá trình quay số. Mặt khác trong quá trình phát xung số, cảm ứng trong tai nghe xuất hiện tiếng CLIC. Do đó, trong mạch này có nhiệm vụ ngắt mạch, đàm thoại.
- Mạch sai động: Là mạch kết hợp với mạch cân bằng để khử hiện tượng trắc âm. Vì vậy phải giảm nhỏ hiện tượng này.
- Mạch nói: Là mạch gửi tín hiệu thoại
- Mạch nghe: Là mạch thu tín hiệu thoại
- Quay số bằng đĩa quay số hay bằng bàn phím : đĩa quay số là một cấu kiện cơ khí. Khi quay một số, tay người làm cuộn lò xo dụng cụ quay số, khi nhả tay ra thì đĩa quay số trở về vị trí tĩnh nhờ lực giãn của lò xo. Nhờ vai trò của một cơ cấu ổn định tốc độ quay số này ổn định, bảo đảm những xung quay số có bề rộng chuẩn 38ms, cự ly chuẩn 62ms, số xung đúng bằng số được quay(riêng số 0 là một xung), từng số quay lại cách nhau một khoảng chuẩn đủ lớn để tránh nhầm lẫn số. Có thể tạo ra một số thuê bao bằng cách bấm trên bàn phím, tuy nhiên công việc này vẫn gọi là quay số kết quả ấn phím cũng có thể tạo ra xung quay số như trên. Nhờ các mạch tạo xung trong IC, nhưng bàn phím được thiết kế hướng tới tín hiệu quay số mà đa tần lưỡng âm.
III. Bộ nhớ ngoài
Flash disk
a. Đặc điểm
Thường kết nối qua cổng USB
Không phải dạng đĩa là toàn bộ nhớ bán dẫn cực nhanh
Dung lượng phát triển cực nhanh
Gọn nhẹ và tiện lợi
b. Một số dạng đĩa flash
1)Supports USB full-speed(12MBps)transmission
2) Driverless installation in Windows ME/2000/xp,
Mac 9.0 and
Above,Linux 2.4 and above
3) Supports boot-up by USB-HDD or USB-ZIP mode
4) LED indicator displays status
Đĩa quang (CD-ROM, DVD)
CD_ROM(Compact Disk ROM)
CD-R(Recordable CD)
CD-RW(Rewriteable CD)
Dung lượng phổ biến 650MB
ổ đĩa CD
CD ROM: có thể đọc dữ liệu từ đĩa CD
CD RW: có thể vừa đọc ổ đĩa CD và có thể ghi dữ liệu lên đĩa CD-R, và CD-RW
Tốc độ đọc cơ sở 150KB/s
Tốc độ bội lần: 40x, 50x,60x...
DVD (Dagital Video Disk): chỉ dùng trên đầu đọc
DVD(Dagital Versatile Disk): dùng trên ổ đĩa máy tính.
IV.Thiết bị ghép nối truyền dữ liệu- MODEM
1. Khái quát về modem
* chức năng:
-Chuyển đổi thông tin bên ngoài thành dữ liệu máy tính và ngược lại
- Nối ghép thiết bi ngoại vi với máy tính
- Mỗi Module có một hay nhiều cổng vào
- Mỗi cổng được đánh địa chỉ xác định
2. Sơ đồ khối cấu trúc tổng quát modem
Bộ điều hướng
Bộ giải điều chế hiệu chỉnh lỗi
Bộ điều khiển truy cập phương tiện
Giao diện USB- Etetrnet
Bộ điều chế burst
Hình 1. 5 Sơ đồ khối cấu trúc tổng quát modem
Sơ đồ khối cấu trúc modem có bộ chia
One-two
Splitter
Set Top Box
TV
RF Tune
QAM
Demud
QPSK/QAM
MOdulator
MAC r
Data and contron on logic tune r
Hình 1.6 Sơ đồ khối cấu trúc modem có bộ chia
4. Sơ đồ khối cấu trúc modem-STB
Phần RF
Cáp vào ra
HẠ TẦN RF 54-860M Hz
HẠ TẦN RF 54-860MHz
KHỐI GIẢI MÃ NTSC
KHỐI THU 64/256- qQQAMQAM
MODEM CÁP THU 64/256-QAM&MAC
MODULE TRUY NHẬP CÓ ĐIỀU KIỆN
KHUẾCH ĐẠI
HẠ TẦN OOB70-
KHỐI PHÁT QPSK / QAM ĐƯỜNG LÊN
CÁC BỘ GIẢI MÃ A/V
MPEG
GIẢI MÃ NTSC XỬ LÝ ĐỒ HỌA
Bộ
điều
hướng
KHỐI THU OBB QPSK
STB,CPU
Kênh điều chế
Điều khiển từ xa
Bộ nhớ
USB
ENTHERNET
PHẦN MOD DEMMOD
Phần xử lý
Phần sử dụng
Hình 1.7. Sơ đồ cấu trúc Modem STB
V. Thiết bị nhập dữ liệu
1. Chuột
- Chuột là thiết bị trỏ trên màn hình
- Chuột xuất hiện trên màn hình window với giao diện đò họa, các trình điều khiển chuột thường được tích hợp trong các hệ điều hành.
-Có 2 loại chuột phổ biến là chuột bi và chuột quang.
1.1. Chuột bi
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chuột bi
Cấu tạo bên trong chuột bi
* Cấu tạo: bên trong chuột bi có một viên bi cao su tì vào hai trục bằng nhựa được đặt vuông góc với nhau, khi ta di chuột thì viên bi quay=> làm cho hai trục xuay theo, hai trục nhựa được gắn với bánh răng nhựa có đục lỗ, mỗi bánh răng được đặt lồng vào trong một cảm biến bao gồm một Diot phát quang và một đèn thu quang.
* Diode phát quang phát ra ánh sáng hồng ngoại chiếu qua bánh răng nhựa đục lỗ chiếu vào đèn thu quang, khi bánh răng xoay thì ánh sánh chiếu vào đền thu quang bị ngắt quãng, đèn thu quang đổi ánh sáng này thành tín hiệu điện đưa về IC giải mã=> tạo thành tín hiệu điều khiển cho con trỏ dịch chuyển lên màn hình.
Bộ cảm biến chuyển đổi cơ học của viên bi thành tín hiệu điện
* Trong chuột bi có hai bộ cảm biến, một bộ điều khiển cho chuột dịch chuyển theo phương dọc màn hình.
Hai bộ cảm biến đưa tín hiệu về IC giải mã,giải mã thành tín hiệu nhị phân đưa về máy tính.
Bên cạnh đó bộ cảm biến là công tắc để ấn phím chuột trái hay phím chuột phải.
Công tắc để nhấn trái chuột hay nhấn phải chuột
Lỗ chiếu và phản chiếu A/S
1.2. Chuột quang
a. Cấu tạo của chuột quang
Chuột quang hoạt động theo nguyên tắc quang học, chuột không có bi mà thay vào đó là một lỗ để chiếu và phản chiếu ánh sáng đỏ.
* Cấu tạo bên trong chuột quang
- Bộ phận quan trọng nhất của chuột quang là hệ thống phất qung và cảm quang, Diode phát ra ánh sáng chiếu lên bề mặt bàn, ảnh bề mặt sẽ được thấu kính hột tụ, hột tụ lên bộ phận cảm quang.
- Bên cạnh bộ phận quang học là bi xoay và các công tắc như chuột thông thường.
*Nguyên tắc hoạt động của chuột quang
Bộ phận quang học trong chuột quang
* Diode phát quang phát ra ánh áng đỏ chiếu lên bề mặt tấm di chuột, ành của bề mặt tấm di chuột được thấu kính hột tụ lên bề mặt của bộ phận cảm quang, bộ phận cảm quang sẽ phân tích sự dịch chuyển của bức ảnh=> tạo thành tín hiệu điện gửi về máy tính.
+ Diode phát quang có 2 chế độ sáng, chế độ sáng yếu Diode được cung cấp khoảng 0,3 v. Chế độ sáng mạnh Diode được cung cấp khoảng 2,2V.
+ Khi ta không di chuyển chuột thì sau khoảng 3 giây Diode sẽ tự chuyển sang chế độ tối để giảm cường độ phát xạ làm tăng tuổi thọ của Diode.
2. Bàn phím
Bàn phím là thiết bị nhập thông tin vào cho máy tính xử lý, thông tin từ bàn phím là các ký tự, số và các lệnh điều khiển.
.Cấu tạo bàn phím
Mỗi phím bấm trên bàn phím tương ứng với một công tắc đấu có một địa chỉ hàng và cột duy nhất, người ta lập trình cho các phím này để tạo ra các mã nhị phân 11 bít gửi về máy tính khi phím được nhấn.
Trong dữ liêu 11 bít gửi về có 8 bit mang thông tin nhị phân(gọi là mã quét bàn phím)và 3 bít mang thông tin điều khiển, 8 bít mang thông tin nhị phân đó được quy ước theo tiêu chuẩn quốc tế để thống nhất cho các nhà sản xuất bàn phím.
Nguyên lý hoạt động của bàn phím
Bảng sau là một thí dụ khi ta nhấn một số phím, bàn phím sẽ gửi mã quét ở dạng nhị phân về máy tính như sau:
Tên phím mã quét nhị phân Mã ASCII tương ứng
A 0001 1110 0100 0001
S 0001 1111 0101 0011
D 0010 0000 0100 0100
F 0010 0001 0100 0110
G 0010 0010 0100 0111
Mã quét bàn phím được nạp vào bộ nhớ đệm trên RAM sau đó hệ điều hành sẽ dịch các mã nhị phân thành ký tự theo bảng mã ASCII
Khi ấn phím A=>bàn phím gửi mã nhị phân cho bộ nhớ đệm sau đó hệ điều hành sẽ đổi sang mã ASCII và hiển thị ký tự trên màn hình
VI. Thiết bị đầu cuối Audio- Máy ghi âm
Tổng quát máy ghi âm
Chức năng máy ghi âm:
Máy ghi âm dùng để ghi âm lấy tin tức của các phóng viên.
Dùng để biên tập chương trình phát thanh.
Dùng để ghi lại lời đối tượng phỏng vấn.
Dùng làm thiết bị lưu trữ dữ liệu Audio khi phát thanh.
Dùng để giải trí trong gia đình , cá nhân.
Phân loại:
Máy ghi âm chuyên dùng.
Máy ghi âm dân dụng.
Máy ghi âm trong thiết bị nghe trộm.
Sơ đồ khối máy ghi âm
MIX
AMP
AMP POWER
OSC SA
MIX
AMP
AMP POWER
P
R
P
P
R
R
P
R
R
R
P
Hình 1.8 Sơ đồ khối máy ghi âm
Phần lớn máy ghi âm Stereo hiện nay có cấu trúc theo sơ đồ khối tổng hợp.
- Ghi stereo từ micro,radio, quay đĩa stereo...
- Phát stereo.
- Ghi mono cho kênh trái.
- Ghi mono cho kênh phải.
- Phát mono cho kênh trái.
- Phát mono cho kênh phải.
- Ghi chuyển tiếp tín hiệu từ kênh trái sang kênh phải và ngược lại
Các chỉ tiêu kỹ thuật của máy ghi âm
* Tốc độ truyền băng danh định:
-Đó là vận tốc chạy băng danh định của băng từ chạy qua đầu từ(khe từ). Đơn vị tính của vận tốc băng cm/s.
- Máy ghi âm thường có các tốc độ danh định như sau: 76,2 cm/s÷38,1 cm/s ÷19,05 cm/s÷ 9,53 cm/s÷4,76 cm/s÷2,38 cm/s.
- Các tốc độ 19,05 cm/s và 9,53 cm/s dùng cho hệ thống âm thanh Stereo có chất lượng( Hifi)
-Các tốc độ thấp dùng cho máy ghi âm tiếng nói.
* Sai điệu
Tốc độ chạy băng không ổn định, người nghe cảm thấy sắc thái( độ cao) âm thanh thay đổi tức là âm thanh bị dao động.
-Đánh giá mức sai điệu bằng hệ số sai điệu là trị số cực đại của độ sai lệch tần số tín hiệu đo được khi đọc với tần số ghi. Độ cảm thụ sai điệu của tai mọi người không giống nhau.
* Dải tần công tác
- Là khoảng tần số mà máy ghi âm làm việc ghi/ đọc bình thường không méo.
- Các máy ghi âm chất lượng cao bao giờ cũng có dải tần công tác rộng. Ví dụ ở vận tốc 4,76 cm/s dải tần chỉ đạt 80÷8000Hz, vận tốc 9.53 cm/s dải tần đạt 60÷10Hz.
* Méo tần số
- Độ khuếch đại (Kdb) trong đặc tuyến tần số không được bằng phẳng và sẽ sinh ra méo tần số.
* Độ méo không đường thẳng
- Độ méo không đường thẳng do các phần tử phi tuyến của hệ thống ghi, đọc gây ra(băng từ nhão, khe đầu từ quá rộng, biến áp,đền già,...)
- Đánh giá độ méo không đường thẳng tính bằng hệ số sóng hài so với sóng cơ bản(bậc 1)suy ra(%).
* Dải động tín hiệu
- Là khoảng cách giữa mức tín hiệu lớn nhất với tín hiệu nhỏ nhất mà máy vẫn có khả năng làm việc tốt, với hệ hệ số méo nhỏ cho phép. Đơn vị tính bằng dB
- Dải động của những máy ghi âm dân dụng khoảng 65dB.
* Công suất danh định
- Công suất danh định là công suất dòng âm tần ra của bộ khuếch đại đọc ứng với độ méo không đường thẳng cho phép.
- Đơn vị đo công suất danh định là oát (W) hoặc mini(mW).
* Độ nhạy đầu vào:
- Là điện áp tối thiểu đưa tới đầu vào khuếch đại ghi để đảm bảo băng từ có mức ghi bình thường.
- Đơn vị là mV.
- Với máy thu (aux) với trở kháng 1KΩ tần số 400Hz thì độ nhạy khoảng 0,4mV
- Với máy quay đĩa trở kháng 0,5MΩ thì độ nhạy khoảng 250mV
- Với đường ghi từ chương trình tiếp âm với trở kháng 10Kw điện áp vào khoảng 250mV
VII. CAMERA
Sơ đồ khối
Ảnh của vật được ánh sáng chiếu vào sẽ phản đến bộ lọc quang của camera nhằm mục đích hiệu chỉnh cường độ ánh sáng, sau đó đưa qua lăng kính tách màu để tách thành 3 màu cơ bản RGB và đập vào ma trận cảm biến độ sáng CCD, tín hiệu độ sáng được chuyển thành tín hiệu điện analog được số hóa, xử lý, định dạng thành khung truyền và đưa đến thiết bị lưu trữ hoặc thiết bị hiển thị.
Bộ tách màu
Y=0,59G + 0,3R +0,11B
Bộ tách màu gồm một hệ thống lăng kính được ghép lại với nhau tạo ra các mặt lưỡng sắc(Green, Blue)và(Green,Red). Nguồn ánh sáng phản chiếu từ ảnh đến hệ thống lăng kính sẽ được tách ra làm 3 thành phần, thành phần ánh sáng Green được đi thẳng qua hệ thống lăng kính để đến cảm biến Green, hai thành phần còn lại là Red và Blue lần lượt phản xạ trên hai mặt lưỡng sắc để đến các biến tương ứng. Phân bố năng lượng ánh sáng tổng hợp sau khi qua hệ thống thấu kính cũng có sự thay đổi.
* CCD (charge Coupled Devide= thiết bị ghép diện tích
(1).Cấu trúc chuyển khung
(2). Cấu trúc chuyển dòng
(3). Cấu trúc chuyển khung –dòng
Xử lý tín hiệu
100 ÷ 600%
Sơ đồ xử lý tín hiệu của CAMERA
Các Camera cho phép bảo vệ vùng sáng đến 600% trước khi đạt đến giới hạn
Tín hiệu ra
Mức cực đại hệ thống có thể xử lý
Nén tín hiệu y0=Ky (0<k<y)
Tín hiệu vào
100%
600%
0%
Hệ số K được lưu vào ram
VIII. thiết bị đầu cuối điện thanh
Micro
Micro và Loa là thiết bị đầu cuối của nhiều hệ thống thông tin. Trong chúng xảy ra biến đổi âm thanh thành tín hiệu điện và ngược lại. Chúng là một hệ phức tạp bao gồm các phần hệ âm học,cơ học, điện học tương tác với nhau. Cá hệ dao động âm, cơ,
điện tuy khác nhau về vật lý, nhưng có thể được miêu tả bằng những biểu thức toán học tương tự nhau.
Một số loại Micro
Micro tryền thống Condenser Microphone
Micro không dây shure Micro cổ ngỗng(dùng cho hội nghị)
Độ nhạy hướng trục của micro là tỉ số điện áp đầu ra ký hiệu là U của ống nói với âm thanh áp tác động khi hướng truyền âm (ký hiệu là P )của ống nói.
η0 = U/P (mv/(N/m2)
P: đo được tại vị trí đặt ống nói
+ Độ nhạy của ống nói không thay đổi ở một góc tới cầu truyền âm, đó là ống nói vô hướng.
+Đặc tuyến hướng là tỉ số giữa độ nhạy η0 với độ nhạy hướng trục η0
H(Ө)= η0/ η0 ( Ө là góc giữa hướng truyền âm và hướng trục âm của micro)
+ Đặc tính tần số của micro là sự phụ thuộc của nhạy hướng trục vào tần số η0 (ω).
+ Tạp âm nội bộ của micro:
N=20lg (Uta /Uth)
Uta : điện áp tạp âm nội bộ
Uth:điện áp tín hiệu đầu ra của micro.
Tương ứng với thanh áp 1µbar như tác động vào
Ống nói có nhiều loại:ống nói điện động, ống nói tĩnh điện, ống nói áp điện và ống nói bột than...
2. Loa
Là thiết bị dùng để biến tín hiệu điện thành sóng âm thanh, quy luật biến đổi sóng điện từ.
(1)Nam châm vĩnh cửu.
(2)Hai cuôn dây có lõi sắt cuốn với số vòng bằng nhau chất lượng cỡ dây như nhau.
(3)Màng rung rất mỏng.
(4)Vỏ bọc bằng kim loại hay nhựa cứng.
Nguyên lý hoạt động của loa:
Khi chưa có dòng điện xoay chiều , qua từ lực của nam châm vĩnh cửu luôn hút màng rung vào, màng có lực đàn hồi cân bằng với từ lực của nam châm nên màng không bị hút sát mà giữ ở vị trí cân bằng.
Khi tín hiệu điện qua loa, dòng điện ấy chạy qua hai cuộn dây. Trong lõi sinh ra 1 từ trường biến đổi, từ trường này lúc thì cùng chiều với từ trường của nam châm vĩnh cửu làm cho lực tăng lên, mằng rất mỏng bị hút thêm vào, lúc nó lại ngược chiều với từ trường của nam châm vĩnh cửu, lúc này từ lực giảm đi màng mỏng bị đẩy ra xa, vậy màng mỏng luôn bị dao động theo quy luật của không khí trước màng rung dao động thành sóng âm thanh tác động vào tai người nghe.
2.1 Loa điện động
Hình 1.6 Cấu tạo loa điện động
a. Cấu tạo loa điện động
Nam châm vĩnh cửu
Tụ dẫn từ giữa
Tấm dẫn từ dưới
Tấm dẫn từ trên
Cuộn dây động
Mạch nhện đỡ bên trong
Mũi che bụi
Màng loa
Nếp uốn đỡ bên trong
Đệm loa
Khung lọc loa
b. Nguyên lý hoạt động
Khi có dòng điện âm tần chạy qua cuộn dây đồng của loa sẽ tạo ra từ trường biến đổi, cộng với từ trường nam châm vĩnh cửu sẽ sinh ra lực từ làm cho cuộn dây dao động, rung màng loa, kích thích trường âm thanh phát ra âm thanh theo đúngquy định của dòng điện tiếng nói. Loa điện động được dùng rộng rãi, kết cấu đơn giản, âm thanh trung thực, hiệu suất 0,5-4%. Màng loa là loại giấy đặc biệt có hình dạng xác định với khối lượng và diện tích tối ưu để tăng công suất bức xạ của âm thanh. Loa công suất lớn vành loa phải to, công suất ký hiệu (W).
2.2 Đĩa phát âm : (Loa áp điện)
a. Cấu tạo
Được chế tạo từ một vật liệu có tính chất áp điện, nếu đặt vào những miếng tinh thể do bị co dãn rung động phát ra âm thanh là hiệu ứng điện áp ngược. Nếu nằm trên đĩa mỏng có khả năng uốn cong đĩa bằng lực cơ học thì bề mặt đĩa xuất hiện điện áp. Người ta thường dùng keramic để chế tạo đĩa mỏng sau đó dùng keo epoxy dán lên một đĩa than, đĩa lớn gắn thêm đĩa nhỏ lấy tín hiệu.
b. Nguyên lý hoạt động
Khi làm việc có áp tín hiệu âm tần đặt lên hai mặt của đĩa, chất keramic sẽ dãn theo sự biến thiên của điện áp làm đĩa bị uốn cong biến thiên theo quy luật điện áp vừa vào, dao động đó sẽ tạo ra âm thanh. Khi đĩa lớn lớn dao động, đĩa con cũng dao động theo, lúc đó bề mặt biến đổi giống đĩa lớn, điện áp này thường lấy làm đàn hồi tiếp trong các mạch dao động
CHƯƠNG II- KIẾN TRÚC VỀ MẠNG CÁP QUANG FTTX
1. Lịch sử ra đời và phát triển của cáp quang
Trước những năm 1966, sợi quang đã được sử dụng để truyền tải thông tin nhưng rất hạn chế. Khi truyền thông tin thì một thông điệp được chuyển thành xung ánh sáng, di chuyển dọc theo sợi quang tới điểm đầu bên kia. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể đi được một khoảng cách ngắn trước khi ánh sáng bắt đầu biến mất.
Vào năm 1966, Charles Kuen Kao và George Hockman (Anh) đã phát hiện hạn chế trên không phải do bản chất vốn có của sợi thủy tinh mà bởi một vài khiếm khuyết bên trong vật liệu. Nếu loại bỏ những vấn đề đó, tỷ lệ thất thoát ánh sáng sẽ được giảm xuống mức chấp nhận được và việc truyền tải thông tin sẽ đi xa hơn.
Đầu những năm 1970, ba nhà khoa học của Corning đã sáng chế ra loại cáp quang giúp truyền tín hiệu thoại, video và dữ liệu với tốc độ ánh sáng, đồng thời đảm bảo mức tiêu hao dữ liệu truyền ở mức thấp nhất. Sau đó, cáp quang đã bắt đầu được sử dụng thay thế cho cáp đồng trong hệ thống mạng điện thoại và truyền hình tại Mỹ những năm 70, và là động lực thúc đẩy Internet phát triển về sau này.
2. Định nghĩa về FTTX
FTTx (Fiber To The x) là 1 thuật ngữ nói chung chỉ một kiến trúc mạng sử dụng cáp quang để kết nối viễn thông. FTTx bao gồm các loại sau: FTTN (Fiber To The Node), FTTC (Fiber To The Curb), FTTB (Fiber To The Building), và FTTH (Fiber To The Home).
Nói theo nghĩa đen FTTX là việc dẫn đường truyền cáp quang tới một điểm, điểm đó có thể là hộ gia đình (home), tòa nhà (building) điểm (node), tủ (carbinet), thực chất FTTx là hệ thống cung cấp Internet qua đường truyền cáp quang tới các điểm nói trên.
3. Phân loại FTTX (mô hình mạng triển khai).
Thuật ngữ chung này bắt nguồn như một sự tổng quát hóa một vài mô hình mạng triển khai sợi quang(FTTN, FTTC, FTTB,FTTH,...), tất cả bắt đầu bằng FTT nhưng kết thúc bởi các ký tự khác nhau, được thay thế bằng x mang tính chất tồng quát hóa.
Nghành công nghiệp viễn thông đã phân biệt một vài mô hình riêng biệt, rõ ràng. Trong đó được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là:
- Fiber To The Home (FTTH): sợi quang được dẫn tới ranh giới không gian sống, như một hộp cáp quang được đặt trên tường bên ngoài của một ngôi nhà.
- Fiber To The Building(FTTB): sợi quang được dẫn tới chân của 1 tòa nhà cao tầng, từ đó thông qua phương tiện chuyển đổi (quang-điện) đấu nối tới từng người sử dụng riêng biệt.
- Fiber To The Curb(FTTC): sợi quang được dẫn tới tủ cáp đặt trên lề đường cách khu vực khách hàng gần hơn 300m, từ đó sử dụng cáp đồng đấu nối tới người dùng.
- Fiber To The Node(FTTN) sợi quang được dẫn tới node, nó cũng tương tự như FTTC, nhưng khoảng cách từ node tới khu vực khách hàng thì xa hơn, có thể tới vài kilomet.
Hình 2.1 Mô hình mạng triển khai
a. Cấu tạo của sợi quang
Core: Trung tâm phản chiếu của sợi quang nơi ánh sáng đi.
Cladding : Vật chất quang bên ngoài bao bọc lõi mà phản xạ ánh sáng trở lại vào lõi.
Buffer coating : Lớp phủ dẻo bên ngoài bảo vệ sợi không bị hỏng và ẩm ướt .
Jacket: Hàng trăm hay hàng ngàn sợi quang được đặt trong bó gọi là cáp quang, những bó này được bảo vệ bởi lớp phủ bên ngoài của cáp được gọi là jacket.
Hình 2.2 cấu tạo cáp quang
b. Nguyên lý truyền tín hiệu của cáp quang
Khi phát tín hiệu thì một điốt phát sáng (LED) hoặc laser sẽ truyền dữ liệu xung ánh sáng vào cáp quang. Còn khi nhận thì sẽ sử dụng cảm ứng quang chuyển xung ánh sáng ngược thành dữ liệu.
Hình 2.3 Các sợi quang được truyền xung ánh sáng
4. Ưu điểm của cáp quang so với cáp đồng:
So với cáp đồng, cáp quang chỉ truyền sóng ánh sáng (không truyền tín hiệu điện) nên nhanh, không bị nhiễu và bị nghe trộm (tín hiệu ánh sáng từ sợi quang không bị nhiễu với những sợi khác trong cùng cáp, điều này làm cho chất lượng tín hiệu tốt hơn). Độ suy dần thấp hơn các loại cáp đồng (tín hiệu bị mất trong cáp quang ít hơn trong cáp đồng) nên có thể tải các tín hiệu đi xa hàng ngàn km. Dung lượng tải của cáp quang cao hơn, vì sợi quang mỏng hơn cáp đồng, nhiều sợi quang có thể được bó vào với đường kính đã cho hơn cáp đồng. Điều này cho phép nhiều kênh đi qua một sợi cáp.
Cáp quang cũng sử dụng điện nguồn ít hơn, bởi vì tín hiệu trong cáp quang giảm ít, máy phát có thể sử dụng nguồn thấp hơn thay vì máy phát với điện thế cao được dùng trong cáp đồng.
Còn tín hiệu số thì cáp quang rất lý tưởng thích hợp để tải thông tin dạng số mà đặc biệt hữu dụng trong mạng máy tính. Cáp quang cũng không cháy, vì không có điện xuyên qua cáp quang, do đó không có nguy cơ hỏa hạn xảy ra. Tuy vậy, cáp quang và các thiết bị đi kèm lại rất đắt tiền so với các loại cáp đồng.
5. Ứng dụng hiên nay
Mạng FTTx (Fiber-to-the-x) hiện đang được xem là sẽ đóng một vai trò quan trọng trong 2-3 năm tới do tiềm năng cung cấp băng thông cho khách hàng lớn hơn so với cáp đồng, đáp ứng nhu cầu truyền thoại, dữ liệu và video trên nền IP. Các công nghệ thường được sử dụng để tạo dựng các mạng FTTx, bao gồm cả các mạng quang thụ động, các đường dây thuê bao số (DSL), và các công nghệ nén video…
Hiện nay, công nghệ FTTH (Fiber-To-The-Home là mạng viễn thông băng thông rộng bằng cáp quang được nối đến tận nhà để cung cấp các dịch vụ tốc độ cao như điện thoại, Internet tốc độ cao và TV) đang được triển khai khá mạnh mẽ trên thế giới. Tại nước ta, FTTH cũng đã được FPT Telecom triển khai tại một số thành phố lớn. Tiêu chuẩn này còn được gọi bằng tên khác là FTTB (Fiber To The Building), khác với FTTC (Fiber To The Curb) - đường dẫn cáp đến bên ngoài đường thôi, còn dẫn vào nhà vẫn là tiêu chuẩn dây đồng như cũ.
Khi dùng công nghệ FTTH, đường truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang tới tận phòng máy của người sử dụng. Chất lượng truyền dẫn tín hiệu bền bỉ ổn định không bị suy hao tín hiệu bởi nhiễu điện từ, thời tiết hay chiều dài cáp như đối với ADSL.
Độ bảo mật rất cao. Với ADSL, khả năng bảo mật thấp hơn vì có thể bị đánh cắp tín hiệu trên đường dây, còn với FTTH thì hầu như không thể bị đánh cắp tín hiệu trên đường dây.
Với công nghệ FTTH, nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp tốc độ download lên đến 10 Gigabit/giây, nhanh gấp 200 lần so với ADSL 2+ (hiện chỉ có thể đáp ứng 20 Megabit/giây). Tốc độ truyền dẫn với ADSL là không cân bằng, có tốc độ tải lên luôn nhỏ hơn tốc độ tải xuống (Bất đối xứng, Download > Upload) và tối đa 20 Mbps. Còn FTTH cho phép cân bằng, tốc độ tải lên và tải xuống như nhau (Đối xứng, Download = Upload) và cho phép tối đa là 10 Gbps, có thể phục vụ cùng một lúc cho hàng trăm máy tính.
Tốc độ đi Internet cam kết tối thiểu của FiberXXX >= 256 Kbps, lớn hơn tốc độ đi Internet của tất cả các gói ADSL. Với ADSL, chiều dài cáp tối đa cần 2,5 Km để đạt sự ổn định cần thiết, còn với FTTH thì còn số này lên tới 10 km.
FTTH đặc biệt hiệu quả với các dịch vụ: Hosting Server riêng, VPN (mạng riêng ảo), Truyền dữ liệu, Game Online, IPTV (truyền hình tương tác), VOD (xem phim theo yêu cầu), Video Conferrence (hội nghị truyền hình), IP Camera… hay cho các điểm truy cập Internet công cộng
Dự kiến FTTH sẽ dần thay thế ADSL trong tương lai gần một khi băng thông ADSL không đủ sức cung cấp đồng thời các dịch vụ trực tuyến trong cùng một thời điểm. FTTH cung cấp 1 IP tĩnh thích hợp với các doanh nghiệp, tổ chức triển khai dễ dàng các dịch vụ trực tuyến như IP Camera, lưu trữ mail, truyền dữ liệu tốc độ cao...
Theo một báo cáo mới được công bố trong năm 2008, số hộ gia đình sử dụng kết nối băng rộng FTTH trên toàn thế giới sẽ tăng trưởng hàng năm trên 30% cho đến năm 2012 và đạt 89 triệu hộ khi đó. Hiện Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia đi đầu trong lĩnh vực băng thông rộng sử dụng công nghệ cáp quang này.
Công nghệ FTTH đã có khoảng 20 triệu kết nối toàn cầu, trong đó châu Á được đánh giá là thị trường có tiềm năng phát triển lớn. Theo dự đoán, vào cuối năm 2012, riêng châu Á sẽ có 54 triệu kết nối FTTH, tiếp theo là châu Âu/ khu vực Trung Đông/ châu Phi với 16 triệu, rồi đến Bắc Mỹ và Nam Mỹ với 15 triệu. Hiện nay, quá trình chuyển đổi sang FTTH đang được thực hiện ở nhiều nước, gồm Đan Mạch, Pháp, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Đài Loan và Mỹ.
PHẦN B: THỰC TẾ
Qua một thời gian thực tập tại Đài truyền thanh Nga Sơn em đã thu được kết quả sau
Việc phát sóng phát thanh của Đài truyền thanh Nga Sơn được thực hiện với công suất 300W trên băng tần sóng FM, tần số 97,6 MHz. Thời lượng sản xuất là 3h trên ngày. Việc phát sóng này được thực hiện dưới dạng phát thẳng trực tiếp, từ hiện trường, phát chương trình sau khi đã thu thanh hoàn chỉnh vào USB, băng, ổ cứng máy vi tính.
Đài truyền thanh Nga Sơn đã đưa vào khai thác chính thức 4 dây truyền sản xuất âm thanh kỹ thuật số, và truyền dẫn các chương trình phát thanh.
Đài đang sử dung phần mềm Adobeaudition 3.0 phục vụ cho dựng phát thanh.
- Adobe Audition là một phần mềm thu âm chuyên nghiệp, được sử dụng phổ biến tại các phòng thu âm, đứng ngang hàng với các phần mềm nổi tiếng như FLstudio, nuendo, soundforge, mixcraft… Adobe Audion là chuyển thể của phần mềmcool edit pro của công ty phần mềm Syntrillium. Nó được Adobe cải tiến hơn, vì thếmang tính hoàn thiện hơn và ít lỗi hơn.Hiện tại, phiên bản mới nhất đang được sử dụng rộng rãi là phiên bản AdobeAudition 3.0 với nhiều tính năng được cải tiến mạnh mẽ. Adobe Audition 3.0 cung cấp khả năng mix âm thanh cao cấp, chỉnh sửa, và xử lý các hiệu ứng. Xử lý công việc linh hoạt, kết hợp với các công cụ.
- Sơ đồ các dây truyền sản xuất chương trình của phòng kỹ thuật phát thanh.
Phòng kỹ thuật phát thanh
Dựng phát thanh
Phòng phát thanh
Phòng thu âm
Phòng phát thanh ( trực tiếp)
* Tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của các phòng sản xuất chương trình và các thiết bị trong dây truyền sản xuất bá âm.
Chức năng nhiệm vụ của phòng thu âm
- Nhiệm vụ: Thu dựng tin bài của các phóng viên vào USB, CD, ổ cứng máy vi tính để đưa sang phòng dựng. Bao gồm các chương trình
+ Văn hóa, xã hội
+ Tuyên truyền quảng cáo
+ Gương người tốt việc tốt
- Chức năng của các thiết bị trong dây truyền
+ 2 Micro điện động : Thu lời đọc của phát thanh viên.
+ Tai nghe: Cho phát thanh viên nghe kiểm tra và theo dõi diễn biến quá trình đang thu dựng tin bài.
+ Máy tính (PC incipit): Chứa các thông tin văn bản , tin để các phát thanh viên theo dõi đọc tin bài trực tiếp trên màn hình máy tính, kỹ thuật viên và phóng viên theo dõi và giám tính nội dung sản xuất chương trình.
+ USP :Bộ lưu điện: duy trì nguồn điện liên tục tư liệu trên máy tính không bị hư hỏng, máy mất tư liệu khi bị mất điện lưới suốt quá trình sản xuất, bảo vệ các thiết bị cũng như các thông tin đột ngột.
Phòng dựng phát thanh
* Nhiệm vụ
- Chỉnh sửa tin bài đã thu được tại phòng thu âm của các phát thanh viên, các tin tức phóng viên đã thu được tại các hội nghị, ghép các nhạc hiệu vào chương trình.
- Chức năng của các thiết bị trong dây truyền.
+ Máy tính(PC) : Được cài phần mềm Adobeaudition3.0 thực hiện chỉnh sửa các chương trình thu âm.
+ Bàn trộn số Soundcraft Spirit FX16ii: Thực hiện điều chỉnh, xử lý mức tín hiệu ở mức chuẩn để đưa ra loa nghe thử.
+ Loa ngoài Gennelec: Dùng cho kỹ thuật viên nghe, kiểm tra, giám sát quá trình thu dựng, sản xuất các chương trình.
+ Loa trong Gennelec: Dùng cho phát thanh viên nghe, kiểm tra giám sát quá trình thu dựng sản suất các chương trình để biết các điểm vào, điểm ra, và các điểm nối khi có lỗi.
+ Pathbay: Là bộ nối đầu chờ các đường dây tín hiệu từ các thiết bị trong các dây truyền sản xuất và trong toàn bộ hệ thống tại phòng kỹ thuật phát thanh. Kỹ thuật viên nối các đầu ra của các thiết bị này với đầu vào các thiết bị khác tạo sự linh động trong quá trình kết nối máy, dễ dàng sử dụng và phù hợp với sự việc tình huống.
+ Máy PC (fast edit): Phát các chương trình nhạc hiệu phục vụ sản xuất chương trình.
+ USP :Bộ lưu điện: duy trì nguồn điện liên tục tư liệu trên máy tính không bị hư hỏng, máy mất tư liệu khi bị mất điện lưới suốt quá trình sản xuất, bảo vệ các thiết bị cũng như các thông tin đột ngột.
3. Phòng máy phát thanh
- Nhiệm vụ: Phát tín hiệu từ băng , USB, thẻ nhớ,.. sau hậu kỳ sản xuất chương trình đưa tới máy phát FM.
+ Tiếp sóng các chương trình đài tiếng nói Việt Nam
+ Kết nối các chương trình trực tiếp về
+ Phát các chương trình quảng cáo, lời giới thiệu chương trình.
+ Phát nhạc hiệu, nhạc đuôi.
- Chức năng các thiết bị trong dây truyền:
+ Đầu đĩa Sony: Đọc tín hiệu từ băng CD, USB, để đưa ra bàn trộn.
+ Máy phát đĩa CD Radio Cassette CFD-S07CP/B: Dùng để nghe, kiểm sóng, đồng thời tiếp sóng các chương trình của đài tiếng nói Việt Nam.
+ Bàn trộn số Soundcraft Spirit FX16ii: Nhận tín hiệu từ các máy đọc khác(Đầu đĩa Sony), tín hiệu đưa từ phòng phát thẳng tới, sau khi đã được kỹ thuật viên xử lý điều
chỉnh mức tín hiệu ở mức chuẩn để đưa đến tổng khống chế, đưa lên phát sóng.
+ Loa Geenelec: Để cho kỹ thuật viên nghe, kiểm tra tín hiệu và giám sát quá trình phát các chương trình.
+Máy tăng âm truyền thanh TA 450: Máy tăng âm TA450W cho phép dùng tối đa 18 loa 25W - 16W.
+ Máy phát FM 300W: T-Tech (Model: TTE09001)
Mô tả :
- Hiển thị: Màn hình tinh thể lỏng LCD 20 x 4
- Các thông số đo và chỉ thị tức thời:Công suất ra, công suất dội, điện áp, dòng điện, nhiệt độ, mức tín hiệu âm thanh.
- Điều khiển công suất: Khống chế công suất tăng từ từ (CS tăng dần từ 0W lên Pref trong khoảng thời gian 5 giây).
- Các chế độ bật/tắt công suất: Tự động bật/tắt khi khởi động, tắt/bật công suất bằng tay.
- Giao diện với người sử dụng: Các phím điều khiển và màn chỉ thị LCD.
- Chế độ bảo vệ: Tự động tắt công suất khi vượt mức.
+ UPS- bộ lưu điện: Duy trì nguồn điện liên tục suốt quá trình sản xuất, bảo vệ các thiết bị cũng như các thông tin tư liệu trên máy tính không bị hư hỏng, máy mất tư liệu khi bị mất điện lưới đột ngột.
Phòng phát trực tiếp
Nhiệm vụ: Phát trực tiếp các bản tin, chương trình một cách nhanh chóng, khi cần thiết đưa thông tin đến toàn thể nhân dân trong huyện, khi bão lũ, dịch bệnh đang xảy ra đột ngột. (Rất ít khi phải dùng đến phòng này)
* Chức năng các thiết bị trong dây truyền.
+ 2 Micro điện động : Thu lời đọc của phát thanh viên.
+ Máy tính (PC incipit): Chứa các thông tin văn bản , tin để các phát thanh viên theo dõi đọc tin bài trực tiếp trên màn hình máy tính, kỹ thuật viên và phóng viên theo dõi và giám tính nội dung sản xuất chương trình.
+ Bàn trộn số Soundcraft Spirit FX16ii: Thực hiện điều chỉnh, xử lý mức tín hiệu ở mức chuẩn để đưa ra tăng âm và máy phát.
+ USP :Bộ lưu điện: Duy trì nguồn điện liên tục tư liệu trên máy tính không bị hư hỏng, máy mất tư liệu khi bị mất điện lưới suốt quá trình sản xuất, bảo vệ các thiết bị cũng như các thông tin đột ngột.
KẾT LUẬN
Qua một thời gian ngắn thực tập tại Đài truyền thanh Nga Sơn em đã hoàn thành một số công việc như đã nêu trong báo cáo. Trong thời gian thực tập em đã tìm hiểu về các dây truyền sản xuất chương trình phát thanh: Dây truyền thu âm, dây truyền dựng phát thanh, dây truyền phát sóng các chương trình sau khi đã dựng. Thông qua quá trình thực tập ở Đài đã cho em hiểu rõ hơn, củng cố được những kiến thức đã học tập tại trường.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thanh đến lãnh đạo Đài truyền thanh Nga Sơn, bác Nguyễn Duy Quang phụ trách kỹ thuật của đài đã tạo điều kiện cho em được vào thực tập và tìm hiểu các quy trình thực tế sản xuất các chương trình phát thanh tại phòng kỹ thuật phát thanh. Em cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Thắng đã tận tình hướng dẫn, giúp đõ em để em có thể hoàn thành được bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Trần Văn Hoàn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thiết bị đầu cuối viên thông _ TS.Trần Viết Thắng
Thiết bị đầu cuối thông tin _ Vũ Đức Thọ
Bài giảng thiết bị đầu cuối _ ThS. Cù Văn Thanh
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
NỘI DUNG THỰC TẬP 2
CHƯƠNG I: TRÌNH BÀY TỔNG QUAN VỀ CÁC THIẾT BỊ VIỄN THÔNG 2
I. Sự phát triển của nghành viễn thông 2
II.Thiết bị đầu cuối bưu điện 2
1. Điện báo truyền dẫn 2
2. Truyền ảnh tĩnh (Fax) 4
3. Máy điện thoại ấn phím 6
III. Bộ nhớ ngoài 9
1. Flash disk 9
2. Đĩa quang (CD-ROM, DVD) 10
IV.Thiết bị ghép nối truyền dữ liệu- MODEM 11
1. Khái quát về modem 11
2. Sơ đồ khối cấu trúc tổng quát modem 11
3. Sơ đồ khối cấu trúc modem có bộ chia 12
4. Sơ đồ khối cấu trúc modem-STB 13
V. Thiết bị nhập dữ liệu 13
1. Chuột 13
1.1. Chuột bi 14
1.2. chuột quang 15
2. Bàn phím 16
2.1. Cấu tạo bàn phím 16
2.2. Nguyên lý hoạt động của bàn phím 17
VI. Thiết bị đầu cuối Audio- Máy ghi âm 17
1. Tổng quát máy ghi âm 17
2. Sơ đồ khối máy ghi âm 18
3. Các chỉ tiêu kỹ thuật của máy ghi âm 19
VII. CAMERA 20
1. Sơ đồ khối 20
2. Bộ tách màu 21
VIII. thiết bị đầu cuối điện thanh 23
1. Micro 23
2. Loa 25
2.1 Loa điện động 26
2.2 Đĩa phát âm : (Loa áp điện) 27
CHƯƠNG II- KIẾN TRÚC VỀ MẠNG CÁP QUANG FTTX 28
1. Lịch sử ra đời và phát triển của cáp quang 28
2. Định nghĩa về FTTX 28
3. Phân loại FTTX (mô hình mạng triển khai). 28
4. Ưu điểm của cáp quang so với cáp đồng: 30
5. Ứng dụng hiên nay 31
PHẦN B: THỰC TẾ 33
1. Chức năng nhiệm vụ của phòng thu âm 34
2. Phòng dựng phát thanh 34
3. Phòng máy phát thanh 35
KẾT LUẬN 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….....39
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_hoan_thanh_3798.doc