Báo cáo Thực tập trung tâm bảo trợ xã hội Khánh Hòa

LỜI MỞ ĐẦU PHẦN A: KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP I. Lịch sử thành lập cơ sở II. Tổ chức cơ sở III. Mục tiêu hoạt động và các chức năng của cơ sở VI. Các đối tượng xã hội được cơ sở phục vụ V. Các hoạt động chăm sóc và trợ giúp do cơ sở cung cấp và vai trò của nhân viên xã hội VI. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng VII. Vai trò của cơ sở trong mối quan hệ với vấn đề xã hội VII. Các thể chế chính sách làm nền tảng cho hoạt động của cơ sở IX. Mạng lưới hỗ trợ cơ sở X. Ý kiến, nhận xét của sinh viên về cơ sở PHẦN B: TỰ LƯỢNG GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP I. Những bài học kinh nghiệm II. Những thay đổi bản thân PHẦN C: CÁC Ý KIẾN VÀ ĐỀ NGHỊ LỜI KẾT

doc41 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12033 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập trung tâm bảo trợ xã hội Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác vệ sinh ăn toàn thực phẩm.-duy trì giờ ăn cho đối tượng đúng thời gian quy định, phối hợp với bộ y tế để biết các trường hợp ốm đau có chế độ ă phù hợp, bảo đảm sức khỏe đối tượng. h. Bảo vệ: - Bảo vệ thường trực đơn vị, tuần tra canh gác ngày, đêm (24/24), đảm bảo an toàn trật tự, phòng chống cháy nổ và bảo vệ tài sản cơ quan. Quán lý chặt chẽ không để đối tường trốn ra khỏi trung tâm. Nhăn chặn kịp thời các hành vi gây rối trật tự ăn toàn tại trung tâm. - Trong ca trực có sự cố xảy ra trong và ngoài giờ làm việc, bảo vệ tiến hành lập biên bản tại chỗ (thu giữ tang vật nếu có), kịp thời báo cáo lãnh đạo để có hướng giải quyết đúng, không để lại hậu quả đáng tiếc. trường hợp khẩn cấp thì bảo vệ báo cơ quan công an địa phương để can thiệp giải quyết theo quy định này công an. - Thực hiện tốt công tác giao ca trực đúng thời gian quy định, kiểm tra tình hình thực tế trước khi giao nhận ca trực. - Duy trì đúng nội quy quản lý đối trượng, không được để đối tượng đi ra khỏi trung tâm khi chưa có sự đồng ý của người quản lý. Hướng dẫn các đoàn khác đến liên hệ giao dịch công tác, đến làm từ thiện, đến thăm đối tượng vào phòng tiếp khách hoặc nơi làm việc, để xe đúng quy định. - Quản lý bảo vệ hệ thống điện, nước, cây cảnh trong cơ quan. Thường xuyên kiểm tra có kế hoạch đề xuất lãnh đạo duy tu, sửa chữa không làm ảnh hường đến hoạt động chung. - Theo dõi ghi chép sổ trực bảo vệ hằng ngày, đầy đủ. i. Quản lý đối tượng: - Quản lý lưu trữ hồ sơ đối tượng. hoàn chỉnh các bước thủ tục lập hồ sơ cá nhân khi tiếp nhận đối tượng vào trung tâm. Thống kê phân loại đối tượng, theo dõi ghi chép cập nhật sổ sách đầy đủ đúng quy định. Đối với những trường hợp đã qua đời phải ghi rõ ngày chết, số mỗ, nghĩa trang. - Tổ chức thực hiện nội quy quản lý đối tượng. theo dõi đánh giá kết quả chấp hành nội quy của đối tượng theo định kỳ hàng tuần, tháng. Nghiên cứu vận dụng các tài liệu hướng dẫn về công tác xã hội và kinh nghiệm thực tiễn để sinh hoạt giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức của đối tượng. k. Tổ tiếp nhận quản lý đối tượng thu gom: - Tổ chức tiếp nhận đối tượng lang thang, ăn xin, cơ nhỡ không nơi nương tựa do các địa phương chuyển giao; xác minh, lập , quản lý hồ sơ đối tượng để phục vụ cho công tác phân loại. - Tiếp nhận đối tượng lang thang, ăn xin có hộ khẩu tình khánh hòa do các tỉnh, thành phố khác tập trung chuyển trả. - Tổng hợp, tham mưa trình lãnh đạo xét duyệt phân loại đối tượng lang thang, ăn xin trên địa bàn tỉnh khác hòa (các tỉnh, thành phố khác chuyển trả nếu có) theo đúng quy định của pháp luật và tổ chức triển khai theo kết luận của lãnh đạo. - Phối hợp với phòng y tế cơ quan khám sức khỏe cho đối tượng trước khi tiếp nhận đối tượng vào trung tâm và đối tượng lưu nuôi tại trung tâm theo định kì, nhanh chóng chuyển viện đối tượng lên tuyến trên đối vơi những trường hợp cấp cứu, ngoài khả năng chuyên môn y tế cơ quan. -Lập kế hoạch lao động phù hợp với sức khỏe đối tượng và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã được phê duyệt, nhằm góp phần nâng cao đời sống cho đối tượng. - Quản lý các đối tượng được lưu nuôi, kịp thời ngăn chặn những hành vi gây rối trật tự của đối tượng. tổ chức tuần tra canh gác, đàm bảo an ninh trật tự, không để đối tượng trốn, bảo vệ tài sản trung tâm. - Xây dựng kế hoạch giáo dục, tâm lý cho đối tượng trong thời gian được lưu nuôi tại trung tâm. - Tham mưu trình lãnh đạo ban hành các quyết định trả về địa phương nơi cư trú đối với những đối tượng hết thời hạt lưu nuôi. - Thực hiện đúng giờ giao ca, lịch trực ca đã được phân công. Sổ trực phải có biên giao ca, nhận ca, kí vào.-hỗ trợ cho đối tường về địa phương theo đúng quy định. Những việc ngoài thẩm quyền xin ý kiến lãnh đạo giả quyết. 6.2.2.2 Phòng y tế l. Bác sĩ - y sĩ: - Theo dõi sức khỏe đối tượng, quản lý thẻ khám chữa bệnh, hồ sơ bệnh án, quản lý sử dụng y cụ, thuốc y tế có hiệu quả. - Phối hợp với tổ tiếp nhận quản lý đối tượng thu gom lập hồ sơ bệnh án của đối tượng trước khi tiếp nhận vào trung tâm. - Lập kế hoạch mua thuốc phòng hàng tháng, cấp phát thuốc điều trị cho đối tượng. thuốc y tế phải thể hiện trên sổ sách nhập, xuất đầy đủ, cuối tháng lập báo cáo để kế toán kiểm tra đối chiếu. - Phối hợp với ngành y tế: khám điều trị cho các đôi trượng tâm thần, lao. Trường hợp cần thiết phải xét nghiệm máu cho đối tượng để phân loại điều trị. - Tổ chức chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cưu tại chỗ cho đối tượng, trường hợp ngoài khả năng điều trại phòng y tế đề xuất lãnh đạo chuyển viện. chịu trách nhiệm về thủ tục chuyển viện, ra viện theo dõi đối tượng trong quá trình điều trị tại bệnh viện. trường hợp đối tượng qua đời phòng y tế phối hợp với phòng quản lý giáo dục đối tượng tiến hành cac thủ tục theo quy định của nhà nước. - Thực hiện công tác kiểm tra vệ sinh phòng dịch, an toàn thực phẩm hằng ngày. Có biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh. Trong trường hợp có dịch bệnh xảy ra phải kịp thời báo cáo lãnh đạo trung tâm biết đồng thời liên hệ với ngành y tế có biện pháp xử lý. - Thường xuyên theo dõi, cập nhật những phương pháp chữa bệnh hiện đại của nước ta và trên thế giới kể cả tây y và đông y, để áp dụng cho phù hợp với tình hình thực tế tại trung tâm. m. Hộ lý: - Thường xuyên dọn dẹp về sinh sạch sẽ bên trong và bên ngoài khu ngà nuôi dưỡng đối tượng đặc biệt trong phòng nuôi dưỡng các cụ bại liệt, tâm thần không để anh hưởng đến môi trường xung quanh. - Trực tiếp phục vụ chăm sóc các cụ già yếu bại liệt và đối tượng tâm thần: ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân hằng ngày và chăm sóc sức khỏe chu đáo. - Quản lý tốt các tài sản, dụng cụ cơ quan trang cấp phục vụ các đối tượng. kịp thời báo cáo với y, bác sĩ những diễn biến sức khỏe của đối tượng để có chế độ chăm sóc sức khỏe hợp lý. 6.2.2.3 Phòng nuôi-dạy trẻ em: n. Quản lý giáo dục: - Tổ chức cho toàn bộ trẻ em của trung tâm học văn hóa, phối hợp với nhà trường theo dõi quá trình học tập ở lớp. phát triển năng khiếu. có biện pháp kèm cặp, uốn nắn giúp các em học tập tiến bộ. thực hiện các biện pháp giáo dục giời tính, giáo dục đạo đức, nhân cách, ứng xử giưuax trẻ em với người lớn, giữa trẻ với trẻ, hòa nhã với bạn không phân biệt đối xử với các bạn bị di tật. không để trẻ rơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. kiểm tra việc dạy văn hóa và chương trình nội dung sinh hoạt của các nhóm cộng tác viên. - Tham mưu cho lãnh đạo kế hoạch học văn hóa, học nghề, lao động sản xuất sinh hoạt vui chơi giải trí, thể dục thể thao, tổ chức các phong trào thi đua phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe của trẻ hướng các em đến môi trường sống lành mạnh, thân thiện, tự lập. -thực hiện đúng đường lối, chủ trương chính sách của đảng đối với đối tượng: luật chăm sóc và bảo về trẻ em. h. Nhân viên nuôi trẻ: (mẹ, dì) - Thực hiện nhiệm vụ nuôi dạy trẻ, chịu trách nhiệm tổ chức, duy trì sinh hoạt trong gia đình. Nuôi dạy trẻ vào nề nếp kỉ luật chấp hành nội quy, quy chế cơ quan. Tạo mối quan hệ tình cảm gán bó giữa mẹ và trẻ. Bảo quản các trang thiết bị, cơ sở vật chất mà cơ quan trang bị phục vụ trẻ. Có ý thức tiết kiệm sử dụng điện, nước, vật dụng. không làm thất thoát, hư hỏng, lãng phí. - Không vi phạm chế độ của trẻ, không được để cho trẻ bị suy dinh dưỡng. các phòng ở phải được sắp xếp gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ. j. Giáo viên: - Hoàn thành chức năng nhiệm vụ. lập thời gian biểu quy định giờ giấc học tập, sinh hoạt, giáo án dạy học. chịu trách nhiệm về nội dung giảng dạy, kiểm tra bài vở học tập, nghiên chứ đề xuất lãnh đạo các biện pháp năng cao chất lượng giảng dạy phù hợp với việc tiếp thu học tập của các em. -Theo dõi nhận xét, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ trong học tập, rèn luyện tác phong đạo đức, phục hồi chức năng của các em. s. Phòng nuôi-dưỡng người già: - Tổ chức tiếp nhận quản lý nuôi dưỡng chăm sóc đối tượng chuyển đến trung tâm theo đúng quy định. - Giáo dục cho đối tượng chấp hành tốt kỉ luật, nội quy của cơ quan. Vận động, gia đình đối tượng bảo lãnh đối tượng về sinh sống tại gia đình. - Phối hợp phòng y tế khám chữa bênh cho đối tượng theo định kì, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên cho đối tượng dọn vệ sinh sạch sẽ nơi ở. - Tổ chức các hoạt động phục hồi các chức năng, lao động sản xuất; trợ giúp các đôi tượng trong hoạt động tự quản, văn hóa thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng. tổ chức các ngày lễ người cao tuổi, quốc tế người tàn tật. - Thực hiện tốt tình hình an ninh trật tự tại các khu nhà nuôi dưỡng, hạn chế tối đa việc đối tượng hạn chế trốn khỏi trung tâm. - Phối hợp với phòng y tế thực hiện công tác mai táng cho các đối tượng qua đời theo đúng quy đinh nhà nước. - Những việc ngoài khả năng chuyên môn của phòng, phải xin ý kiến lãnh đạo trung tâm giải quyết. - Nhân viên nuôi-dưỡng(hộ lý): Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ bên trong và bên ngoài cách khu nhà nuôi dưỡng đối tượng đặc biệt, phòng nuôi dưỡng các cụ bại liệt, tâm thần không để ảnh hưởng đế môi trường xung quanh. Trực tiếp phục vụ chăm sóc các cụ già yếu bại liệt và đối tượng tâm thần ăn uống tắm giặt vệ sinh cá nhân hằng ngày và chăm sóc sức khỏe chu đáo. Quản lý tốt các tài sản, dụng cụ cơ quan trang cấp đẻ phục vụ các đối tượng. kịp thời báo cáo với y, bác sĩ những diễn biến sức khỏe của đối tượng để có chế độ chăm sóc sức khỏe hợp lý. III. Mục tiêu hoạt động và các chức năng của cơ sở Mục tiêu hoạt động - Nhằm giảm những đối tượng sống lang thang cơ nhỡ, những người già không có nơi nương tựa, cho họ một mài ấm tình thương, một nơi ăn ở để họ có một cuộc sống tốt hơn. Giảm tối thiểu những vấn đề xã hội xảy ra vói những đối tượng này. - Bảo đảm an toàn an ninh xã hội, tạo điều kiện để những đối tượng yếu thế nhận được những nguồn giúp đỡ từ xã hội. - Chăm sóc, bảo vệ, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật, giúp đỡ trẻ em nạn nhân chất độc da cam. - Hỗ trợ xây dựng điểm vui chơi giảI trí cho trẻ em vùng khó khăn, trung tâm nuôi trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật. Chức năng: - Trung tâm bảo trợ xã hội khánh hòa là đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở lao động thương binh và Xã Hội khánh hòa. Thục hiện chức năng tiếp nhận, quản lý nuôi dưỡng, giáo dục các đối tượng xã hội theo nghị định số 68/2008/ND-CP ngày 30/5/2008 của chính phủ ban hành quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội. - Thực hiện quyết định số 3021/QD-UBND ngày 09/12/2008, của ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, về việc hợp nhất trung tâm tiếp nhận và quản lý đối tượng xã hội Khánh Hòa và trung tâm bảo trợ xac hội Khánh Hòa thành trung tâm bảo trợ Khánh Hòa. - Tổ chực tiếp nhận, hỗ trợ, chăm sóc ban đầu, quản lý, giáo dục và tổ chức lao động cho đối tượng lang thang, ăn xin, tạo đk cho họ có cuộc sống ổn định tái hòa nhập cộng đồng. góp phần xóa bỏ lang thang, ăn xin ảnh hưởng đến đời sống an ninh trật tự xã hội của tỉnh. - Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất, trợ giúp các dối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm dối tượng. 2. Nhiệm vụ: + Tiếp nhận tổ chức quản lý nuôi dưỡng giáo dục các dối tượng xã hội như sau: - Người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có người thân chăm sóc và không tự lo cho suộc sống bản thân. Trong các trường hợp sau đay được nuôi dưỡng tập trung: Người già yếu cô đơn không nơi nương tụa, không có nguồn thu nhập(nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi trở lên) - Người tàn tật không còn khả năng lao động, người tâm thần mãn tính có hành vi nuy hiểm cho xã hội. - Trẻ em bị bỏ rơi, trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ mất người nuôi dưỡng. - Trẻ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại bị tàn tật, không còn khả năng chăm sóc con cái. - Trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. - Tiếp nhận đối tượng lang thang, ăn xin, cơ nhỡ không noi nương tựa của các địa phương khác và các đối tượng lang thang và ăn xin của tỉnh Khánh Hòa do các tỉnh, thành phố khác tập trung chuyển trả. - Các đối tượng xã hội khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. IV. Các đối tượng xã hội được cơ sở phục vụ Trong trung tâm Bảo Trợ Xã Hội tỉnh Khánh Hòa có rất nhiều loại đối tượng xã hội: người già, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ đường phố, tâm thần. Chúng ta có thể đi tìm hiểu rõ hơn về các loại đối tượng: a) Trẻ em (102 trẻ) Trong quá trình chúng tôi đi tim hiểu, phỏng vấn những người mẹ người cô ở Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội chúng tôi đã biết được nhưng đối tượng trẻ em được chăm sóc nuôi dưỡng tại đây, có 4 loại trẻ em: trẻ khiếm thị, trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi và trẻ em lang thang. Trẻ khiếm thị chiếm 21/102 trẻ, hầu hết trẻ còn bố mẹ được đưa đến trung tâm nuôi dưỡng và học, đến cuối tuần trẻ được người nhà đến đón về hoặc không có gia đình thì ở lại trong trung tâm. Các trẻ được chăm sóc tận tình có nhiều trẻ học rất gỏi, các trẻ được học chữ nổi và được học chương trình học của học sinh tiểu học, học xong lớp 5 các trẻ được dự thi để tiếp tục vào trường cấp II bình thường. hầu như các trẻ khiếm thị hay khuyết tật đều còn bố mẹ. các trẻ đến đây học và ở lại trong trung tâm từ thứ 2 đến thứ 6 và cuối tuần được bố mẹ đón về nếu các trẻ không còn gia đình thì ở lại trong trung tâm. Trẻ khuyết tật có 48/102 trẻ . Gia đình khuyết tật có mẹ Nương quản lý và chăm sóc các trẻ. Có những trẻ bị bại liệt não không thể đi lại hay nói, hoàn toàn không biết gì được các mẹ chăm sóc chu đáo tận tình. Còn lại các em được đi học. Trẻ mồ côi có 33/102. Bộ phận mồ côi gồm 3 nhà mỗi nhà có 11 trẻ trong mỗi nhà có các trẻ học nhiều cấp khác nhau có nhiều trẻ học giỏi, có một số trẻ đậu vào đại học. hầu hết các trẻ ở đây là mồ côi từ nhỏ, các trẻ thường bị bỏ lại ở bệnh viện hay trước cổng trung tâm…có một số ít trẻ còn bố hoặc còn mẹ do bố mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng trẻ làm đơn tại chính quyền địa phương và các trẻ được đưa vào đây nuôi dưỡng. có một số trường hợp đến xin lại con nếu được địa phương xác nhận và có giấy tờ chứng tỏ là mẹ của đứa bé thì được nhận lại con của mình. Trẻ được nuôi dưỡng đến khi học xong được Trung tâm giới thiệu việc làm cho. Ở đây có nhiều dự án đầu tư của nước ngoài và hầu như các trẻ được người nước ngoài nhận làm con nuôi. Trẻ em lang thang( trẻ em đường phố) các trẻ lang thang, ăn xin cơ nhỡ không nơi nuơng tựa được chính quyền địa phương hay tổ thu gom của trung tâm đưa về được học tập và nuôi dưỡng tại đây, có nhiều trẻ thường hay trốn ra khỏi trung tâm. Những trẻ em được nuôi dưỡng tại đây đều được chăm sóc, đi học đầy đủ, mọi chi phí , sinh họt đều do trung tâm trợ cấp. những nhân viên nuôi dạy trẻ hay còn gọi là các mẹ chịu trách nhiệm tổ chức duy trì nếp sinh hoạt cho trẻ, dạy trẻ chấp hành nội quy, quy chế của trung tâm đề ra. Tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết đối với trẻ. b. Người già: Người già cô đơn không nơi nương tựa có tất cả 179 đối tượng, trong đó 82 nam và 97 nữ, đây là một trong những đối tượng được xã hội quan tâm. Do không còn gia đình họ hàng thân thích, không còn ai để nương tựa. được chính quyền địa phương xác nhận và đưa vào đây nuôi dưỡng. họ xem đây như là ngôi nhà để an hưởng tuổi già của họ, mỗi phòng dành cho người già gồm có 5 người, mỗi người được cấp một tủ đựng quần áo và đồ dùng cá nhân riêng, chế độ ăn uống của họ là hầu như mỗi ngày 2 bữa và đến bữa ăn người quản lý sẽ đánh kẻng báo hiệu đi ăn, đối với những đối tượng không thể tự ăn cơm được thì sẽ được nhân viên ở đây giúp đỡ hoặc là những người chung phòng giúp đỡ. mọi thành viên trong phòng luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. nếu có người bị ốm thì sẽ được phòng y tế cấp phát thuốc. mỗi buổi sáng các cụ thường dậy sớm để tập thể dục dưỡng sinh. Vào mùa đông hay những mùa khác thì các cụ thường được cấp phát áo, quần và những đồ dùng cá nhân khác. c. Người tâm thần: Đây là một trong những đối tượng khó quản lý nhất trong trung tâm. Đối tượng người tâm thần gồm có 87 người, 49 nam và 38 nữ. d. Người tàn tật 47 trong đó 22 nam và 25 nữ. e. Người bại liệt 45 trong đó 5 nam và 40 nữ Trong phần này sinh viên mô tả cụ thể những đối tượng xã hội cụ thể mà cơ sở hiện đang phục vụ và hướng đến phục vụ (Cơ sở hoạt động nhằm phục vụ ai: người già, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ đường phố, …? Những đối tượng xã hội nào được cơ sở hướng đến phục vụ: trẻ ở độ tuổi nào và trong hoàn cảnh nào, trẻ khuyết tật ra sao, người già trong tình trạng nào và trong hoàn cảnh nào? …) Sinh viên cũng nên tìm hiểu các kinh nghiệm của cán bộ tại các cơ sở trong việc tiếp xúc và làm việc với các đối tượng cụ thể mà cơ sở phục vụ. V. Các hoạt động chăm sóc và trợ giúp do cơ sở cung cấp và vai trò của nhân viên xã hội - Tiếp nhận đối tượng xã hội theo quyết định của Giám Đốc Sở Lao Động – TBXH. Tổ chức các hoạt động: nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, giáo dục văn hóa, hướng nghiệp, dạy nghề lao động sản xuất giải quyết việc làm và tái hòa nhập cộng đồng. - Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, luyện tập phục hồi chức năng, phục hồi tâm lý nhằm giúp cho đối tượng xã hội có sức khỏe, đảm bảo về thể chất và tinh thần. - Hoạt động giáo dục, hướng nghiệp dạy nghề, lao động sản xuất phù hợp với tường lứa tuổi và sức khỏe, giúp đối tượng phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần. tổ chức cho đối tượng sinh hoạt theo hướng tự quản nhằm tăng cường tính tự lực tăng cường mối đoàn kết giữa đối tượng với xã hội đối với trung tâm. - Thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe, học tập , giáo dục, đạo đức, giới tính, lao động hướng nghiệp, giải quyết tạo việc làm cho trẻ em mồ côi đến tuổi trưởng thành ra đời tái hội nhập cộng đồng. thực hiện quyền trẻ em theo luật định. - Mở rộng các hoạt động giao tiếp của các đối tượng thông qua giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao giữa đối tượng tại trung tâm với cộng đồng, các tổ chức xã hội, đoàn thanh niên, hội người cao tuổi, hội bảo trợ người tàn tật. -Thu hút các nguồn lực trong xã hội, gia đình, cộng đồng, các tổ chức từ thiện xã hội tổ chức đoàn thể đóng góp ủng hộ từ thiện cho trung tâm để thực hiện chức năng nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý nuôi dưỡng đối tượng và cơ sở vật chất. - Tổ chức đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức viên chứ tại trung tâm. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, đúng pháp luật các nguồn kinh phí, công sản, tài sản cơ quan do nhà nước trang cấp hoặc từ các nguồn từ thiện, viện trợ nhân đạo. - Tổ chức quản lý, bảo vệ, giữ gìn trật tự an toàn đơn vị. - Hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội giao. -Thực hiện các nhiệm vụ khác do sở giao. - Vai trò của nhân viên xã hội trong các hoạt động, dịch vụ. +Là một nhân viên xã hội thì luôn đóng một vai trò rất quan trọng. họ là những cánh tay đắc lực để hình thành nên một cơ sở lớn. nhân viên Xã Hội trong một trung tâm Bảo Trợ Xã Hội có những vai trò chính như sau; - Phát hiện sớm: Thông qua tiếp xúc với đối tượng, nắm bắt thông tin ở cộng đồng, nhân viên công tác xã hội có thể phát hiện sớm được khuyết tật, đưa ra hướng tư vấn, trị liệu tâm lý kịp thời để đối tượng tự phục hồi chức năng. - Tiếp nhận thông tin, đánh giá nhu cầu của người khuyết tật: Nhân viên công tác xã hội đánh giá tình hình của người khuyết tật bao gồm cả chính bản thân và các mối quan hệ gia đình. Trong một số trường hợp, người làm công tác xã hội sẽ thu xếp dịch vụ chăm sóc thay thế cho người khuyết tật. Nhân viên công tác xã hội cũng có thể can thiệp vào đời sống của gia đình, cộng đồng thông qua các phương pháp như tham vấn, liệu pháp tâm lý và giáo dục để giúp họ hiểu được nhu cầu của người khuyết tật, nâng cao kỹ năng chăm sóc, phục hồi chức năng và tăng cường khả năng ứng phó với khủng hoảng. - Tư vấn, trị liệu tâm lý: Trên cơ sở đánh giá, tiếp xúc với đối tượng, nhân viên công tác xã hội đưa ra các giải pháp để đối tượng tự giải quyết các vấn đề. - Chuyển tuyến, kết nối dịch vụ: Người khuyết tật có nhiều nhu cầu cần trợ giúp khác nhau. Cán bộ, nhân viên công tác xã hội đóng vai trò kết nối, chuyển đối tượng tiếp cận các dịch vụ để trợ giúp người khuyết tật như: học nghề, việc làm, trợ cấp xã hội, dịch vụ chỉnh hình và phục hồi chức năng, nhà xã hội. Trong trường hợp người khuyết tật là người nghèo gặp hoàn cảnh khó khăn thì cán bộ, nhân viên công tác xã hội sẽ kết nối, đặt vấn đề với chính quyền địa phương, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ để họ có nguồn lực tiếp cận các dịch vụ, đồng thời trợ giúp đối tượng hoà nhập cộng đồng. - Quản lý đối tượng: Nhân viên công tác xã hội lập các hồ sơ quản lý đối tượng, bao gồm các ghi chép lưu trữ về đánh giá nhu cầu, các trợ giúp, sự tiến triển của đối tượng trong phục hồi chức năng. - Hỗ trợ đối tượng tiếp cận với các chính sách phúc lợi xã hội: Nhân viên công tác xã hội kết nối với chính quyền địa phương giải quyết các chính sách trợ giúp người khuyết tật như: bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội, vay vốn giải quyết việc làm hoặc các nguồn vốn tín dụng khác; tham gia các câu lạc bộ của người khuyết tật… - Trong các trường phổ thông, cao đẳng, đại học và cơ sở giáo dục và đào tạo khác: Nhân viên công tác xã hội tiến hành giáo dục và tham vấn cho những học sinh, sinh viên khuyết tật gặp phải những vấn đề trong học tập và cuộc sống, đặc biệt là hỗ trợ về tâm sinh lý giúp các em tham gia vào các hoạt động, phong trào. Trường hợp, các em gặp phải các vấn đề trong gia đình thì nhân viên công tác xã hội cũng có thể phối hợp tham vấn cho giáo viên xây dựng môi trường học tập thuận lợi, môi trường giáo dục hoà nhập trong các trường học. - Lĩnh vực sức khoẻ, bao gồm cả sức khoẻ tâm thần (tại các bệnh viện và phòng khám): Nhân viên công tác xã hội hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội và các dịch vụ chăm sóc. Đồng thờ, cũng đóng vai trò là cán bộ quản lý trường hợp để điều phối dịch vụ cho đối tượng, giám sát những thay đổi trong nhu cầu của họ để tìm kiếm dịch vụ cần đáp ứng. Nhân viên công tác xã hội cũng đảm nhận vai trò quản lý chăm sóc tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội và cùng hợp tác với các cơ sở để cung cấp những hỗ trợ tâm lý xã hội cho các đối tượng. - Bảo trợ xã hội cho người khuyết tật: Nhân viên công tác xã hội đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội của người khuyết tật. Đồng thời, họ cũng đóng vai trò là người quản lý trường hợp, hỗ trợ người khuyết tật, gia đình tiếp cận với những dịch vụ phù hợp và duy trì tiếp cận một loạt các dịch vụ phối hợp tốt nhất. Trong trường hợp cần thiết, nhân viên công tác xã hội cũng cung cấp hỗ trợ tâm lý cho người khuyết tật và gia đình của họ. - Phát triển cộng đồng: Nhân viên công tác xã hội giúp đỡ khu phố, cụm dân cư nhận dạng các vấn đề của cộng đồng và hỗ trợ họ tìm những nguồn lực cần thiết để giải quyết các vấn đề của người tàn tật. Mặt khác, cũng có thể giúp đỡ cộng đồng bày tỏ ý kiến về các vấn đề phát triển và truyền tải ý kiến của họ đến các cấp chính quyền và những nhà hoạch định chính sách có liên quan. - Nghiên cứu xã hội và hoạch định chính sách: Nhân viên công tác xã hội tiến hành nghiên cứu các vấn đề phục hồi chức năng cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng; hỗ trợ chính quyền xây dựng các chính sách và chương trình an sinh xã hội. Ngoài ra, nhân viên công tác xã hội cũng có vai trò quan trọng trong quá trình đô thị hoá ở nông thôn nhằm hỗ trợ cộng đồng đáp ứng các nhu cầu trong nền kinh tế hiện đại. Nhân viên công tác xã hội có thể đóng vai trò trong việc phối hợp với các chuyên gia phát triển kinh tế và các nhà làm công tác quy hoạch đô thị để đáp ứng nhu cầu khuôn viên, kiến trúc phù hợp với người khuyết tật. VI. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng - Phối kết hợp với cộng đồng tạo môi trường hỗ trợ toàn diện, chung tay góp sức nâng cao chất lượng sống và tăng cường trách nhiệm xã hội, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để đảm bảo việc chăm sóc người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, khuyết tật, người tâm thần…được hưởng những phúc lợi tốt nhất với sự quan tâm của cộng đồng xã hội. - Góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội đồng thời giúp cho các đối tượng có điều kiện sống và sinh hoạt tốt hơn đảm bảo về mặt sức khỏe và tinh thần cho đối tượng. - Phát huy giá trị thực tiễn trong thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước giao cho. +Ý nghĩa, giá trị đối với cộng đồng hiện nay: - Thể hiện tinh thần nhân văn, giá trị truyền thống trong cộng đồng giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may trong cuộc sống. - Ổn định tình hình kinh tế xã hội. - Phát triển và cải thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội. VII. Vai trò của cơ sở trong mối quan hệ với vấn đề xã hội Là cầu nối giữa các đối tượng và cộng đồng. Bảo vệ về mặt pháp lí cho các đối tượng được quy định theo chức năng. Cung cấp dịch vụ chăm sóc kịp thời, an toàn cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Cung cấp thông tin, kiến nghị cần thiết đến cơ quan quản lí, cơ quan chức năng, chính quyền vì lợi ích tốt nhất của các đối tượng. Thực thi chức năng nhiệm vụ được giao. Phối kết hợp với cộng đồng tạo môi trường hỗ trợ toàn diện, chung tay góp sức nâng cao chất lượng sống và tăng cường trách nhiệm xã hội, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để đảm bảo việc chăm sóc các đối tượng được hưởng những phúc lợi tốt nhất với sự quan tâm của cộng đồng xã hội. Góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội đồng thời giúp cho một bộ phận những người già tàn tật, cô đơn, tẻ em… có điều kiện sống và sinh hoạt tốt hơn đảm bảo về mặt sức khỏe và tinh thần cho đối tượng. Phát huy giá trị thực tiễn trong thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước giao cho. Ý nghĩa, giá trị đối với cộng đồng hiện nay: Thể hiện tinh thần nhân văn, giá trị truyền thống trong cộng đồng giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may trong cuộc sống. Ổn định tình hình kinh tế xã hội. Phát triển và cải thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ( pháp lệnh người cao tuổi, dự thảo về luật người cao tuổi ). VIII. Các thể chế chính sách làm nền tảng cho hoạt động của cơ sở Về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 06 năm 2004; Căn cứ Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 06 năm 2006; Căn cứ Pháp lệnh về người tàn tật ngày 30 tháng 07 năm 1998; Căn cứ Pháp lệnh Người cao tuổi ngày 28 tháng 04 năm 2000; Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 08 năm 2000; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Nghị định này quy định chính sách và chế độ trợ giúp cho các đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn, gọi chung là đối tượng bảo trợ xã hội. Điều 2. Các chế độ Trợ cấp, trợ giúp cho đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng, đúng mục tiêu. Việc trợ cấp, trợ giúp được thực hiện chủ yếu tại gia đình và cộng đồng nơi đối tượng bảo trợ xã hội sinh sống. Mức trợ cấp, trợ giúp được thay đổi tuỳ thuộc vào mức sống tối thiểu của dân cư. Điều 3. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, Tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự nguyện giúp đỡ đối tượng bảo trợ xã hội. 3. ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI Điều 4. Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, Thị trấn quản lý gồm: 1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của Pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc Hộ gia đình nghèo. Người Chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên. 2. Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời kỳ). 3. Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp Bảo hiểm xã hội. 4. Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo. 5. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo. 6. Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo. 7. Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi. 8. Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ. 9. Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi. Điều 5. Đối tượng thuộc diện trợ cấp xã hội quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6 Điều 4 của Nghị định này thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống thì được xem xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc nhà xã hội tại cộng đồng. Điều 6. 1. Đối tượng được trợ giúp đột xuất (một lần) là những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra, bao gồm: a) Hộ gia đình có người chết, mất tích; b) Hộ gia đình có người bị thương nặng; c) Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng; d) Hộ gia đình bị mất phương tiện Sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói; đ) Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ Sạt lở đất, lũ quét; e) Người bị đói do thiếu lương thực; g) Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc; h) Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về Nơi cư trú. 2. Ủy ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị đứng ra tổ chức mai táng cho người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng. 4. CHẾ ĐỘ TRỢ GIÚP THƯỜNG XUYÊN Điều 7. 1. Quy định mức chuẩn để xác định mức trợ cấp xã hội hàng tháng là 120.000 đồng (hệ số 1); khi mức sống tối thiểu của dân cư thay đổi thì mức chuẩn trợ cấp xã hội cũng được điều chỉnh theo cho phù hợp. 2. Các mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất đối với từng nhóm đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Nghị định này như sau: Bảng 1. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng do xã, phường quản lý Đơn vị tính: nghìn đồng TT Đối tượng Hệ số Trợ cấp 1 - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 từ 18 tháng tuổi trở lên. - Đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 và đối tượng không có khả năng lao động quy định tại khoản 4 Điều 4 . - Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 đang nuôi con từ 18 tháng tuổi trở lên. 1,0 120 2 - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật; bị nhiễm HIV/AIDS. - Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 tàn tật nặng. - Đối tượng quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 4. - Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS. 1,5 180 3 - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng; bị nhiễm HIV/AIDS. - Đối tượng không có khả năng tự phục vụ quy định tại khoản 4 Điều 4. - Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 nhận nuôi dưỡng trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên. - Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 2 người tàn tật nặng. - Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi hoặc bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS. 2,0 240 4 Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 nhận nuôi trẻ em dưới 18 tháng tuổi; trên 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS. 2,5 300 5 - Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 nhận nuôi trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS. - Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 3 người tàn tật nặng. 3,0 360 6 Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 4 người tàn tật nặng. 4,0 480 Bảng 2 Mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống trong các nhà xã hội tại cộng đồng do xã, phường quản lý  Đơn vị tính: nghìn đồng TT Đối tượng Hệ số Trợ cấp Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 6 Điều 4 2,0 240 Bảng 3 Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội: Đơn vị tính: nghìn đồng TT Đối tượng Hệ số Trợ cấp 1 - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 từ 18 tháng tuổi trở lên. - Đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 4. 2,0 240 2 - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 dưới 18 tháng tuổi. - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 từ 18 tháng tuổi trở lên tàn tật; bị nhiễm HIV/AIDS. - Đối tượng quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 4. 2,5 300 Điều 8. Các đối tượng nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6; trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, cá nhân nêu tại khoản 7 nuôi dưỡng; người tàn tật trong hộ gia đình nêu tại khoản 8; trẻ em là con của người đơn thân nêu tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này được cấp thẻ Bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế hoặc được khám, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Điều 9. 1. Trẻ em từ 13 tuổi trở lên sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tại cộng đồng, không còn học văn hoá thì được giới thiệu đến các cơ sở Dạy nghề để học nghề theo quy định hiện hành của Nhà nước. 2. Trẻ em mồ côi đã đến tuổi trưởng thành nhưng không tiếp tục học văn hoá, học nghề; người tàn tật đã phục hồi chức năng; người tâm thần đã ổn định đang ở cơ sở bảo trợ xã hội được đưa trở về địa phương (nơi đối tượng sinh sống trước khi vào cơ sở bảo trợ xã hội). Ủy ban nhân dân cấp xã và gia đình có trách nhiệm tiếp nhận và tạo điều kiện cho họ có việc làm, ổn định cuộc sống. 3. Trẻ em bị bỏ rơi sống tại cơ sở bảo trợ xã hội đã đến tuổi trưởng thành nhưng không tiếp tục học văn hoá, học nghề thì cơ sở bảo trợ xã hội và địa phương nơi cơ sở bảo trợ xã hội đặt trụ sở có trách nhiệm hỗ trợ tạo việc làm, nơi ở và tiếp tục cho hưởng trợ cấp cho đến khi tự lập được cuộc sống, nhưng không quá 24 tháng. Điều 10. Ngoài được hưởng khoản trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều 7 Nghị định này, các đối tượng nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6; trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, cá nhân nêu tại khoản 7 nuôi dưỡng, người tàn tật không có khả năng tự phục vụ trong hộ gia đình nêu tại khoản 8; trẻ em là con của người đơn thân nêu tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này còn được hưởng thêm các khoản trợ giúp sau: 1. Các đối tượng đang học văn hoá, học nghề được miễn, giảm học phí, được cấp sách, vở, đồ dùng học tập theo quy định của pháp luật. 2. Khi chết được hỗ trợ kinh phí mai táng mức 2.000.000 đồng/người. 3. Các đối tượng ở cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Nhà nước quản lý ngoài các khoản trợ giúp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn được: a) Trợ cấp để mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt đời sống thường ngày; b) Trợ cấp để mua thuốc chữa bệnh thông thường; riêng người nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ điều trị Nhiễm trùng cơ hội mức 150.000 đồng/người/năm; c) Trợ cấp vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Điều 11. Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các ngành, đoàn thể ở Trung ương (có cơ sở bảo trợ xã hội) quyết định mức trợ cấp, trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc quyền quản lý cho phù hợp, nhưng không thấp hơn các mức quy định trên. IX. Mạng lưới hỗ trợ cơ sở Trung tâm được sự quan tâm của chính quyền địa phương, các tổ chức nhân đạo, ban nghành, các công ty, xí nghiệp trong cũng như ngoài nước tài trợ về mặt kinh phí cũng như vật chất ( quần, áo, bánh, kẹo…) Có các dự án FBI của Mỹ nhận nuôi và đào tạo nghề nghiệp cho trẻ mồ côi. Bên khu trẻ mồ côi hiện nay có 3 trẻ đang được sang mỹ sinh sống và học tập. X. Ý kiến, nhận xét của sinh viên về cơ sở Sau chuyến tham quan thực tế chắc chắn rằng mỗi chúng ta sẽ có những đánh giá về cơ sở mà chúng ta đã đến. Tôi cũng có những nhận xét, đánh giá của chính bản thân mình đối với cơ sở dưới góc độ là một người đang được học tập về công tác xã hội và phát triển cộng đồng. Trung tâm đã thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình. Trung Tâm đã tiếp nhận rất nhiều loại đối tượng, nó sẽ rất phức tạp trong việc quản lý và chấp hành nội quy đối với các đối tượng. các loại đối tượng ở đây về mọi sinh hoạt cá nhân đến tập thể rất nghiêm khắc và đúng quy định. Trung Tâm đã dưa ra nhiều biện pháp để các đối tượng chấp hành nghiêm chỉnh. Về các dịch vụ chăm sóc ở đây cũng khá tốt như y tế, ăn uống cho các đối tượng. Đối vơi các đối tượng là trẻ em thì được học hành đầy đủ, các em có quyền học Đại Học hay học nghề là do các em tự chọn và đến khi ra trường các em sẽ được Trung Tâm gới thiệu việc làm cho. Những ý kiến từ cộng đồng cho thấy Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội là một Trung Tâm rất có ý nghĩa, đã giúp cho các đối tượng có một cuộc sống tốt hơn. Họ đã kêu gọi ngững tấm lòng hảo tâm, các xí nghiệp, công ty…trong cũng như ngoài nước. Nó mang đến nhiều lợi ích cho cộng đồng.bên cạnh đó cũng có những ý kiến mang tính tiêu cực đối với một số ít nhân viên trong cơ sở. Trong phần này sinh viên trình bày những ý kiến, nhận xét, đánh giá của chính bản thân mình đối với cơ sở dưới góc độ là một người đang được học tập về công tác xã hội và phát triển cộng đồng. PHẦN B: TỰ LƯỢNG GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP STT Ngày/ giờ Địa điểm Nội dung công việc 1 29/10 /15h tại hội trường. Họp đoàn thực tập gặp mặt ban giám đốc.Tìm hiểu về cở sở. 2 29/10/ 15h30 Trẻ mồ côi, khuyết tật, người già, người tâm thần… Gặp cô Phương cô đã dẫn đi tham quan hết Trung Tâm. Tìm hiểu chung về các đối tượng ở đây. 3 29/10/ 19h30 Hội trường . Họp đoàn triển khai kế hoạch cho ngày tiếp theo. 4 30/10/ 14h Người già cô đơn không nơi nương tựa. Gặp các đối tượng, hộ lý Tham quan, tìm hiểu về các dịch vụ chăm sóc, đời sống sinh hoạt của người già. 4 30/10/ 19h Tại hội trường Họp đoàn thực tập triển khai công việc. 5 31/10/ 14h Trẻ khuyết tật Gặp mẹ Nương tìm hiểu về đời sống, các chính sách hỗ trợ của trẻ. STT Ngày/ giờ Địa điểm Nội dung công việc 1 01/11 7h30 Tại lớp học của trẻ Gặp em Hoài Và Em Lê Anh Vũ học chữ nỗi và ôn bài cho các em. 2 02/ 11/ 7h30 Nhà dân. Gặp người dân tìm hiểu về vai trò của cộng đồng đối với cơ sở. 3 03/11/ 14h30 Văn phòng Phó giám đốc. Gặp chú Hiệp Tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn, mạng lưới hỗ trợ… 4 04/11/ 7h Sân của trung tâm. Hoạt động thanh niên tình nguyện. 4 04/11/ 14h Cổng Trung tâm. Gặp chú Ti (bảo vệ) tìm hiểu về nhiệm vụ, chức năng của người bảo vệ. 5 05/11/ 15h Hội trường. Gặp chú cuộc phụ trách bên trẻ mồ côi. Tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn của trung tâm, chức năng nhiệm vụ của trung tâm. STT Ngày/ giờ Địa điểm Nội dung công việc 1 05/11/ 17h Tại hội trường Giao lưu văn nghệ với các em nhỏ và các bạn đến từ trường Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương. 2 05/11/ 8h Tại Hội trường Họp đoàn lên kế hoạch cho ngày 06 về Đà Lạt. 3 06/11/ 10h30 Tại phòng ăn. Gặp mặt ban giám đốc, nhân viên tổ chức tiệc chia tay. 4 06/11/ 11h30. Người Già không nơi nương tựa, trẻ mồ côi, trẻ Khiếm thị, trẻ khuyết tật. Chào tạm biệt các đối tượng trong trung tâm. 4 06/11/ 12h30 Lên xe Trở về Đà Lạt. 5 I. Những bài học kinh nghiệm Sau đây là một số kinh nghiệm tôi trong quá trình thực tế và làm việc nhóm tôi đã nhận thấy được: Trong quá trình thực tập công tác xã hội mỗi sinh viên đã rút ra được rất là nhiều kinh nghiệm, những kinh nghiệm này luôn đi theo sát với sinh viên trong công việc cũng như trong cuộc sống. Trước khi bắt tay vào thực tập thì phải chuẩn bị kỹ cho mình hệ thống kiến thức thật vững chắc, phải đọc thêm tài liệu liên quan đến Công tác xã hội với nhóm và tâm lý lứa tuổi trong từng giai đoạn. Khi thực hiện và giải quyết vấn đề thì ta không nên làm việc độc lập một mình mà ta phải biết kết hợp làm việc theo nhóm từ đó mà ta sẽ nhìn nhận và giải quyết vấn đề ở nhiều khía cạnh hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Nâng cao tinh thần tập thể . Nâng cao được tính tự giác kỉ luật trong làm việc cũng như trong suốt quá trình thực tập và trong khi học tập. Khi tiếp xúc tìm hiểu các thông tin từ các đối tượng thì không nên mang theo tập, viết tránh sự mất thiện cảm từ phía thân chủ và không gây cho họ cảm giác là đang bị tra hỏi thông tin. Để có thể tạo mối quan hệ, thu thập thông tin tốt nhất từ phía đối tượng chúng ta nên tiếp xúc thân mật như những người thân tạo niềm tin trong họ. Cách tôt nhất là dùng chính đối tượng để tiếp xúc và thuyết phục các chính các đối tượng sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Làm việc gì cũng cần có một kế hoạch cụ thể khi ấy công việc của ta sẽ được thực hiện rõ ràng và trôi chảy làm việc có khoa học thu được kết quả như mình mong muốn. Cần phải quản lý tốt quỹ thời gian làm việc, tế nhị trong giao tiếp, tác phong làm việc nhanh nhẹn, trang phục gọn gàng, sạch sẽ. khi tiếp xúc với các đối tượng tránh dùng những câu nói nhạy cảm vô tình gây tổn thương đối tượng. Lắng nghe, quan sát, giao tiếp là những kỹ năng rất quan trong quá trình tiếp xúc với đối tượng. Phải lượng giá các buổi, tuần, đặc biệt là giữa kỳ thực tập để thấy được thuận lợi, khó khăn, những gì đã đạt được và những gì chưa đạt được, để có những kế hoạch phù hợp hơn và đạt kết quả cao. Thường xuyên trao đổi với giáo viên hướng dẫn cũng như chia sẻ những thuận lợi, khó khăn giữa các thành viên trong nhóm để tìm ra những giải pháp cho các tình huống khó khăn mắc phải. Trong quá trình làm việc với các đối tượng ta không nên sử dụng những từ ngữ mang tính chuyên môn để tránh gây cho họ sự khó hiểu cũng như tạo ra khoảng cách truyền thông. Trong khi thực tập không được hứa hẹn bất kỳ một điều gì với những đối tượng ta làm việc tránh trường hợp không thực hiện được lời hứa đó. Đối với các đối tượng chúng ta phải giao tiếp cởi mở, chân thành tạo cho họ có niềm tin ở mình thì sẽ thuận lợi trong khi mình tiếp xúc. Đối với những đối tượng khó tiếp xúc thì chúng ta phải có tính kiên trì. Điều quan trọng nhất cho sự thành công là thiết lập mối quan hệ. Thiết lập mối quan hệ tốt với thân chủ, với cơ sở thực tập, với tất cả mọi người là một điều thuận lợi nhất, tuyệt vời nhất cho sự thành công của chúng ta. Vì khi chúng ta quan hệ tốt với thân chủ và mọi người thì ta sẽ nhận được rất nhiều kinh nghiệm, rất nhiều sự giúp đỡ từ họ. II. Những thay đổi bản thân Qua chuyến đi thực tế đầu tiên này tôi thấy mình đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Bên cạnh đó tôi thấy mình đã có nhiều thay đổi bản thân tích cực. Sự thay đổi đó đã giúp chúng ta hiểu ra rất nhiều vấn đề … Cho dù thế nào đi chăng nữa thì ít nhất sau chuyến đi thực tế này mỗi người chúng ta đều đã có sự thay đổi và đối với bản thân tôi cũng không ngoại lệ. Và mỗi một phương diện đều có sự thay đổi như về: suy nghĩ, hành động, kỹ năng… 2.1 Về suy nghĩ: Hiểu rõ hơn về ngành học của mình, về con đường mà mình đã chọn. đó là một ngành như thế nào? Có phải giống các ngành khác hay có sự khác biệt? Hiểu được những nhân tố cần thiết của một nhân viên Công tác xã hội có thể là bao gồm: sự nhiệt tình, sự cống hiến, sự quyết tâm dẫn thân, đặc biệt là lòng yêu nghề giữ một vai trò rất quan trọng. Tôi cảm thấy con đường mà mình đã chọn là đúng bởi vậy đã gieo trong tôi nhiều khát khao được nhanh chóng trở thành một nhân viên Công tác xã hội thực thụ, đầy kinh nghiệm để có thể hoàn thành được lý tưởng sống của mình. Tôi, chúng ta và tất cả các bạn nữa muốn thành công thì phải đi, đi thật nhiều, tiếp xúc thật nhiều, học hỏi thật nhiều hơn nữa, “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Hiểu và có cái nhìn khách quan hơn đối với mọi thành viên trong nhóm thực tế. Thực sự tôi và các bạn đã chứng kiến nhiều cảnh khiến mỗi chúng ta phải đau lòng và vì thế tôi nghĩ nhiều hơn đến những gì mà mình đang có, những gì mà mình đang được hưởng thụ từ bố mẹ, gia đình và người thân. Mỗi một cơ sở có một nét riêng về hoạt động, đối tượng, mục tiêu cũng như hoàn cảnh ra đời… Hiểu và dần giải đáp được những thắc mắc trong môn học ASXH và nhận thấy được nhiều điều rất có ích từ môn học. Học ngành này trước tiên phải có một trái tim nhân hậu, biết yêu thương con người, sẵn sàng giúp đỡ khi họ gặp khó khăn. Hiểu được hoàn cảnh và tâm lý của nhiều đối tượng khác nhau từ đó làm tôi càng cảm thấy đau lòng hơn khi phải chứng kiến những cảnh đời bất hạnh đó. Biết được nhiều đối tượng có hoàn cảnh khó khăn hơn những gì ban đầu tôi nghĩ. Cảm thấy mình thật may mắn và hạnh phúc khi được sống trong vòng tay yêu thương, đùm bọc của bố mẹ. Bởi vậy, mỗi người hãy tự tôn trọng cuộc sống của mình, tôn trong những gì mà mình đang có. 2.2 Về hành động : Tôi làm việc hiệu quả hơn, ăn nói trở nên khôn khéo hơn. Trưởng thành hơn trong công việc, trong suy nghĩ cũng như hành động. Tự tin hơn, mạnh dạn hơn, và chứng chắn hơn. Có ý thức tự suy nghĩ và đánh giá về hành động của mình. Biết làm việc có tính khoa học, khuôn khổ hơn. Biết dành thời gian vào những công việc có ích hơn. Tác phong nhanh nhẹn, cởi mở hơn trong công việc. 2.3 Về kỹ năng: Rèn luyện được các kỹ năng như: giao tiếp với lãnh đạo của các cơ sở và các đối tượng tại trung tâm, đặc biệt là cách lắng nghe trước đám đông. Biết cách tiếp cận với đối tượng, làm cho họ tin và để từ đó họ sẵn sàng chia sẻ tâm tư hoàn cảnh với mình. Đặt câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu và súc tích, có chiều sâu và phải nhìn vào đối tượng mà mình đang hỏi. Làm việc nhóm khoa học và đạt hiệu quả cao. Thiết lập quan hệ bạn bè trong nhóm, tham gia nhiệt tình vào các phong trào đặc biệt là tổ chức hoạt động nhóm. Thiết lập quan hệ với cơ sở và luôn tỏ ra là một người muốn tìm hiểu về trung tâm một cách có thiện chí chứ không vì các mục đích cá nhân khác. Kỹ năng quan sát, theo dõi và chọn lọc các vấn đề thu thập được. Tôi nghĩ mình sẽ làm tốt hơn trong chuyến thực tập tiếp theo. Tôi vốn nóng vội, hay sốt ruột khi một điều gì đó chưa làm được. Nhưng lần thực tập này đã giúp tôi kiềm chế bản thân được rất nhiều và kiên trì thực hiện các mục tiêu hoạt động đã đề ra. Điều đó không chỉ giúp ích cho quá trình thực hiện kế hoạch thực tập những lần sau này mà còn giúp tôi rất nhiều trong các mối quan hệ giao tiếp, trong học tập và trong cuộc sống. Thành công hay thất bại khi thực hiện can thiệp không thực sự quan trọng mà quan trọng là sau mỗi thất bại, ta có nhận ra được những kết quả để động viên tinh thần rằng "Thất bại là mẹ của thành công” và trong cuộc sống chúng ta không thể tránh khỏi thất bại. Và những kỹ năng học được để đối phó với những thất bại đó mới thực sự quan trọng và cần thiết. Giờ đây trong tôi hội tụ và đạt được một mức độ nào đó về các kỹ năng, kỹ thuật các kinh nghiệm thực tế. Và những điều đó đã giúp tôi không nhỏ trong việc tiếp thu bài học, nghiên cứu tài liệu và thực hành các trường hợp cụ thể trong cuộc sống. Tôi thấy được trong đợt thực tập lần này đã làm tôi thay đổi rất nhiều trong từ cách nhìn đến nhận thức của mình. Tôi cảm thấy tự tin và yêu thích nghề công tác xã hội: Cái nghề mà tôi biết nó không đem lại cho tôi nhiều tiền bạc nhưng chắc chắn nó sẽ đem lại cho tôi những giá trị lớn trong cuộc sống và làm việc theo lương tâm. PHẦN C: CÁC Ý KIẾN VÀ ĐỀ NGHỊ Nhà trường – khoa sắp xếp lịch đi thực tế cho hợp lý để sinh viên có thời gian chuẩn bị và có thời gian để học bài thi. Nhà trường hỗ trợ thêm kinh phí thêm cho sinh viên tham quan thực tế. Trong thời gian thực tế giáo viên hướng dẫn liên hệ thêm một số cơ sở để sinh viên có thể hiểu biết được nhiều mô hình ASXH. Cũng như liên hệ một số cơ sở mới tránh sự nhàm chán của cơ sở với các đoàn sinh viên. LỜI KẾT. Sau chuyến đi thực tế thì đã đem lại cho mỗi chúng ta nhiều bài học bổ ích, đặc biệt là chúng ta được biết thêm về mô hình An sinh xã hội trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa. Từ đó có thể tạo điều kiện cho mỗi người được tiếp xúc, được trao đổi và gặp gỡ nhiều đối tượng hơn, giúp làm nền tảng kinh nghiệm sau khi ra trường bước vào nghề. Hơn ai hết, mỗi chúng ta ý thức được tầm quan trọng của việc thực hành sau khi được học lý thuyết thông qua chuyến đi thực tế này. Bởi vậy, mỗi người phải biết trân trọng và biết sử dụng những kiến thức đã thu nhập được vào công việc có ích. Hy vọng sau chuyến đi thực tế này mọi người sẽ hiểu hơn về ngành mà mình đang học để từ đó yêu nghề hơn, yêu ngành học của mình hơn. Đó cũng chính là mục đích của chuyến tham quan thực tế này. Từ những gì đã được quan sát, được tìm hiểu về mô hình An sinh xã hội tại Tỉnh Khánh Hòa thì chúng ta hiểu hơn về hệ thống An sinh xã hội của Việt Nam. Qua đó, cũng phần nào thấy được không chỉ riêng Tỉnh Khánh Hòa mà trên mọi miền của Tổ Quốc đang còn rất nhiều những hoàn cảnh éo le, đáng thương cần bàn tay giúp đỡ và chia sẻ của mọi người. Dù cho đó có thể là những hành động nhỏ bé nhất, mang lại hiệu quả không cao nhưng ít nhất cũng đã thể hiện được truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” của Dân tộc Việt Nam. Và với những bàn tay chia sẻ như vậy thì hy vọng trong một tương lai không xa nữa các trung tâm bảo trợ xã hội hay chính là các mô hình An sinh xã hội sẽ được nhân rộng ra trong cả nước. Và biết đâu, cũng có thể là sẽ không còn một trung tâm hay Mái Ấm nào trên đất nước ta nữa vì tất cả mọi người đều tìm được bến đậu bình yên cho mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO Grace Mathew. Lê Chí An dịch (1999). Nhập môn Công tác xã hội cá nhân. Ban xuất bản Đại học Mở - Bán công, Tp Hồ Chí Minh. Lê Văn Phú (2004). Công tác xã hội. Xuất bản lần thứ hai. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập trung tam bao tro xa hoi tinh KHANH HOA.doc
Luận văn liên quan