Báo cáo Thuyết trình- Công ty cổ phần
+ Duyệt chương trình nội dung tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông, trệu tập Đại hội đồng cổ đông hoặc láy ý kiến để đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định
+ Trình báo cáo quyết định tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông
+ Kiến nghị mức tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản cty
+ Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lí lố phát sinh trong quá trình kinh doanh
+ Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của luật doanh nghiệp và điều lệ cty
17 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5621 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thuyết trình- Công ty cổ phần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM 4: CÔNG TY CỔ PHẦN I. Khái quát chung về công ty cổ phần, tổ chức quản lí công ty cổ phần: 1. Khái niệm công ty cổ phần: 1.1 Định nghĩa 1.2 Đặc điểm 2. Khái niệm tổ chức, quản lí CTCP: 2.1 Khái niệm 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng dến quản lí CTCP 2.3 Các yêu cầu đối với việc tổ chức quản lí CTCP 1.1 Định nghĩa: Công ty Cổ phần (CTCP) ra đời vào khoảng thế kỉ XVII cùng với sự phát triển mở đầu nền đại công nghiệp cơ khí của các nước có nền khinh tế thị trường pháp triển. CTCP phát triển mạnh mẽ nhất trong thế kỉ XIX, khi nền kinh tế tư bản phát triển như vũ bão và nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội đòi hỏi phải có nhiều vốn đầu tư mới có thể hoạt động có hiệu quả. Ở Việt Nam cùng với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, CTCP đã từng bước hình thành và phát triển. Nó được ghi nhận trong Luật công ty 1990, Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 2005 (Luật DN 2005). Điều 77 Luật DN 2005 quy định về CTCP, theo đó “CTCP là một loại hình đặc trưng của loại hình công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà công ty sở hữu”. 1.2 Đặc điểm: Trong Luật DN 2005 đã đưa ra các đặc điểm của CTCP như là dấu hiệu để phân biệt nhận biết loại hình CTCP với các loại hình Doanh nghiệp (DN) khác Chúng ta có thể khái quát về CTCP với bốn đặc điểm cơ bản sau: - Một là: CTCP là một pháp nhân, CTCP tồn tại độc lập với các chủ thể khác thể hiện cả về tư cách chủ thể cũng như về tài sản - Hai là: CTCP có cấu trúc vốn mềm dẻo, linh hoạt, có khả năng xã hội hóa cao – cấu trúc vốn “mở”, vốn điều lệ của công ty được chia thành các cổ phần, các cổ phần được tự do chuyển nhượng trong công ty cũng như ngoài công ty (trừ trường hợp điều lệ công ty hoặc pháp luật có quy định khác). Công ty có khả năng huy động nguồn vốn lớn chặt chẽ, dễ dàng thông qua phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật . - Ba là: CTCP có tính chất đối vốn điểm hình. Những vấn đề và quản lí nội bộ và quyền lợi của cổ đông được giải quyết cơ bản dựa trên nguyên tắc đối vốn. Các cổ đông tham gia vào công ty không quan tâm đến nhân thân của nhau mà chỉ trên cơ sở cổ phần. Pháp luật các nước chỉ khống chế số lượng tối thiểu mà không số lượng tối đa các cổ đông của đông ty. - Bốn là: Với cấu trúc vốn và tính chất thành viên riêng của mình, CTCP đòi hỏi một cơ cấu tổ chức chặt chẽ để bào vẹ quyền lợi của các cổ đông cũng như các chủ thể có quan hệ với công ty. Pháp luật hầu hết các nước đều quy định từ quy chế quản lí, điều hành và kiểm soát. Trên đây là những đặc điểm cơ bản nhất của CTCP, ngoài ra Điều 77 Luật DN 2005 còn chỉ ra những đặc điểm khác để nhận diện CTCP như: cổng đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiều là ba và không hạn chế số lượng tối đa. 2, Khái niệm tổ chức, quản lí CTCP. 2.1 Khái niệm: quản lý công ty là hệ thống các cơ chế mà theo đó công ty được quản lý, thông qua việc tổ chức điều hành nội bộ công ty và các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quản lý như các cổ đông, hội đồng quản trị (HĐQT), Giám đốc, người lao động và những người có lợi ích lien quan được phân công rõ ràng. Từ việc phân tích khái niệm quản lý công ty ở trên, ta có thể suy ra kết luận: Quản lý CTCP là hệ thống các cơ chế mà các chủ thể quản lí đặt ra để quản lí hoạt động của CTCP bao gồm các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận trong bộ máy quản lí, nguyên tắc và thư tục thông qua các quyết định. Pháp luật về quản lý CTCP bao gồm các nội dung cơ bản về cơ cấu bộ máy quản lí CTCP; chức năng nhiệm vụ quyền hạn và thể thức hoạt động của các cơ quan trong bộ máy quản lí (Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), Hội đồng quản trị (HĐQT), Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát (BKS)), Quyền hạn và trách nhiệm của người quản lí công ty, kiểm soát các giao dịch tư lợi 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí CTCP. - Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đối với việc quản lí CTCP . - Ảnh hưởng của cơ cấu thành viên đối với việc quản lí CTCP. -Thứ nhất: Bộ máy quản lí CTCP phải gọn nhẹ, linh hoạt để giảm chi phí. Chúng ta thấy rằng một bộ máy quản lớ cú gọn nhẹ, linh hoạt thì mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình đồng thời còn giảm được chi phí quản lí. - Thứ hai: Việc tổ chức quản lí CTCP phải bảo đảm sự phân công rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các bộ phận trong bộ máy quản lí và còn phải có cơ chế phối hợp, kiểm soát, giám sát hữu hiệu giữa các bộ phận đó. -Thứ ba: Tổ chức quản lí CTCP đảm bảo khả năng tham gia quản lí của các cổ đông nhằm bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của các cổ đông. -Thứ tư: Tổ chức quản lí CTCP phải đảm bảo sự tách bạch giữa quyền sở hữu của cổ đông và quyền quản lí, điều hành công ty. - Thứ năm: Tổ chức quản lí CTCP đảm bảo thực hiện chế độ một thủ trưởng với vai trò trung tâm của giám đốc điều hành. II.Tổ chức và quản lí CTCP theo pháp luật hiện hành. 1. Cơ cấu bộ máy quản lý CTCP. CTCP là một loại hình DN có tư cách pháp nhân. Vì vậy, công ty phải có một cơ cấu tổ chức thống nhất, có người đại diện để công ty hoạt động với tư cách là một chủ thể pháp lý độc lập. CTCP với những đặc điểm về cấu trúc vốn và cơ cấu cổ đông có đặc điểm khác biệt so với các loại hình công ty khác nhờ cơ chế tổ chức quản lý thường được quy định chặt chẽ hơn. Theo Luật DN 2005 quy định thì CTCP phải có ĐHĐCĐ, HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, đối với CTCP có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là pháp nhân sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty thì phải có Ban kiểm soát. 2. Tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lí CTCP 1.Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây: 1. Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; qua định hướng phát triển của công ty;quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác; 2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát; 3. Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác; 5. Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty; 6. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm; 7. Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; 8. Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty; 9. Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty; 10. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Cổ đông: Cổ đông là tổ chức có quyền cử một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật. Việc cử, chấm dứt hoặc thay đổi người đại diện theo uỷ quyền phải được thông báo bằng văn bản đến công ty trong thời hạn sớm nhất. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây: 1. Tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số và ngày quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh của cổ đông; 2. Số lượng cổ phần, loại cổ phần và ngày đăng ký cổ đông tại công ty; 3. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền; 4. Số cổ phần được uỷ quyền đại diện; 5. Thời hạn đại diện theo uỷ quyền; 6. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo uỷ quyền và người đại diện theo pháp luật của cổ đông. Công ty phải gửi thông báo về người đại diện theo uỷ quyền quy định tại khoản này đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lí của cty, có toàn quyền nhân danh của cty để quyết định thực hiện quyền và nghĩa vụ của cty không thuộc phẩm quyền của đại cổ đông + quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của cty + kiến nghi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán từng loại + quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác + quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của cty + mua cổ phần theo quy định tại khoản 1 điều 91 + phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo luật doanh nghiệp hoặc điều lệ cty + giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ thông qua hợp đồng mua bán, cho vay hợp đồng khác có giá trị 50% trở lên tổng giá trị tài sản theo báo cáo tài chính gần đây nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định điều lệ cty, trừ hợp đồng giao dịch quy dịnh tại khoản 1 khoản 3 điều 120 của luật doanh nghiệp + bổ nhiệm, miễn nhiệm , cách chức, kí hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với giám đốc hoặc tổng giám đốc và người quản lí quan trọng khác do điều lệ của cty quy định + giám sát chỉ đạo giám đốc hoặc tổng giám đốc và người quản lí khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của cty + qyết định cơ cấu tổ chức quy chế quản lí nội bộ cty, quyết định thành lập cty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp khác + duyệt chương trình nội dung tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông, trệu tập Đại hội đồng cổ đông hoặc láy ý kiến để đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định + trình báo cáo quyết định tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông + kiến nghị mức tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản cty + Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lí lố phát sinh trong quá trình kinh doanh + các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của luật doanh nghiệp và điều lệ cty Giám đốc hoặc tổng giám đốc cty cổ phần Là người đại diện theo pháp luật của Cty. + Điều hành hoạt động hàng ngày của Cty. + Nhiệm kỳ của Giám đốc là 5 năm. + Giám đốc Cty không được đồng thời làm Giám đốc của doanh nghiệp khác. + Nếu điều hành trái với quy định mà gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty. Ban kiểm soát + Giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty. + Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. + Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị. +Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hằng năm của công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên. + Ban kiểm soát có từ 3 - 5 thành viên với nhiệm kỳ không quá 5 năm; + Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam và phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thuyết trình- Công ty cổ phần.ppt