Báo cáo Tình hình thị trường lao động 3 huyện dự án, tỉnh Quảng Nam

Trong những năm qua, công tác phát triển thị trường lao động ở tỉnh Quảng Nam nói chung, các huyện vùng dự án nói riêng đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Tiềm năng, cơ hội phát triển công tác này là rất lớn, nếu có cơ chế, chính sách đầu tư hợp lý sẽ tạo ra bước đột phá trong phát triển thị trường lao động cho những năm đến. Vì vậy, việc khảo sát, đánh giá phát triển thị trường lao động có vai trò quan trọng phục vụ cho định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Báo cáo được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu thực trạng thị trường lao động 5 năm qua; đánh giá cung cầu lao động, các kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân tồn tại; dự báo cung - cầu lao động qua đào tạo cho phát triển kinh tế xã hội của các huyện những năm đến; đề xuất hệ thống quan điểm, mục tiêu, chính sách, giải pháp mang tính đồng bộ, khả thi để phát triển thị trường lao động cho các huyện và góp phần phát triển thị trường lao động cho cả tỉnh.

pdf62 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2417 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình thị trường lao động 3 huyện dự án, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o động đang tập trung ở khu vực thành thị khá lớn. Từ bao đời nay, con người Quảng Nam vẫn thể hiện truyền thống hiếu học và cầu tiến, cần cù trong lao động, có ý thức học tập để vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế xã hội chưa phát triển như hiện nay, việc làm không đáp ứng kịp nhu cầu nên một bộ phận lao động trẻ đã ly hương tìm kiếm việc làm ở các thành phố lớn trong cả nước. Đặc biệt, hiện tượng nhân lực được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật cao cũng bỏ quê hương tìm đến môi trường làm việc có thu nhập cao hơn. III. ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÙNG DỰ ÁN TRONG 5 NĂM TỚI 1. Điểm mạnh: - Nguồn nhân lực khá dồi dào, lực lượng lao động khu vực thành thị tăng nhanh cùng với quá trình đô thị hóa. - Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động không ngừng được cải thiện, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của thị trường lao động. - Xu thế chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. - Hệ thống đào tạo nghề có bước phát triển. Công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề đã được củng cố, ổn định và phát triển. Các chính sách về phát triển đào tạo nghề cho đối tượng di dời, giải toả được quan tâm. Đội ngũ lao động có nghề trong các ngành kinh tế phát triển nhanh, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong lực lượng lao động ngày càng tăng. Xu hướng học nghề của người lao động có những chuyển biến tích cực, nhu cầu học nghề trong xã hội đã tăng lên hàng năm. 31 2. Điểm yếu: - Phần lớn dân số và lực lượng lao động tập trung ở khu vực nông thôn (dân số nông thôn hiện nay chiếm 81% dân số). Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng như chẩt lượng cuộc sống có sự cách biệt giữ nông thôn và thành thị, cơ cấu lao động chưa hợp lý. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp so với mặt bằng chung cả tỉnh và các tỉnh lân cận. Chất lượng lao động qua đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu chuyên môn kỹ thuật của doanh nghiệp. - Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Mạng lưới cơ sở đào tạo chưa phát triển, chỉ mới tập trung ở một số cơ sở đào tạo công lập. Quy mô, ngành nghề, mục tiêu đào tạo chưa sát với yêu cầu thực tế. Chưa xây dựng được mối liên kết đào tạo nghề giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp. - Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; hệ thống đào tạo nghề còn nhỏ, manh mún; việc làm chưa bền vững, hiệu quả việc làm chưa cao; quan hệ lao động còn chứa đựng nhiều bất ổn; thị trường lao động chưa phát triển. - Cơ cấu đào tạo lao động còn bất hợp lý, nhận thức của người dân về học nghề và làm nghề chậm thay đổi. Đa số học sinh tuy biết năng lực giới hạn nhưng vẫn có tâm lý ngại học nghề và cứ theo đuổi các chương trình đào tạo cao hơn. Trong khi đó, các cơ sở đào tạo, kể cả các cơ sở công lập, chạy theo thương hiệu nên có tình trạng điều kiện đào tạo chưa tương xứng với quy mô và bậc đào tạo, đặc biệt là vấn đề chất lượng đội ngũ giáo viên. 3. Cơ hội: - Quảng Nam nói chung và các huyện trong vùng dự án nói riêng có vị trí thuận lợi là trung độ của cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm các tỉnh duyên hải Miền trung. Tiếp giáp thành phố Đà Nẵng và Khu Kinh tế Dung quốc, Quảng Ngãi, có nhiều cơ hội để đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm. - Thay đổi cơ cấu nền kinh tế, dẫn đến thay đổi cơ cấu việc làm và cơ cấu lao động. Giai đoạn 2010-2020, trên thị trường lao động sẽ có những sự dịch chuyển về lao động - việc làm giữa các ngành, khu vực kinh tế; giữa các địa phương; giữa nông thôn và thành thị. Điều này làm cho sự phân bổ nguồn lực lao động được hợp lý hơn, mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn cho người lao động, cho doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. - Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tiếp tục được triển khai sâu rộng và ngày càng phát huy hiệu quả. Đây là cơ hội để phát triển nhanh đội ngũ lao động lành nghề, kỹ thuật cao phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các huyện. 4. Thách thức: - Thị trường lao động ở các huyện chưa phát triển, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, thiếu sức cạnh tranh, nên vấn đề lao động - việc làm dễ bị tác động khi có sự bất ổn của thị trường thế giới. Các doanh nghiệp sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh hơn, vấn đề duy trì việc làm là hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp yếu kém, nguy cơ thất nghiệp là rất lớn. Cạnh tranh lao động - việc làm trên thị trường lao động sẽ ngày càng gay gắt hơn, lợi thế cạnh 32 tranh như giá nhân công rẻ sẽ giảm dần. Những mặt yếu của lao động như trình độ tay nghề, chuyên môn, ngoại ngữ, kỷ luật, tác phong công nghiệp và thể lực sẽ là những thách thức lớn. - Nguồn nhân lực của các huyện đang rất thiếu lao động kỹ thuật cao, lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ trọng lớn, cơ cấu lao động bất hợp lý đang là vấn đề khó khăn cho mục tiêu phát triển thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. - Việc đẩy nhanh tốc độ đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trong tương lai sẽ có tác động chuyển dịch cơ cấu lao động - việc làm, nhu cầu chuyển đổi ngành nghề, đào tạo và đào tạo lại rất lớn, do vậy việc phát triển giao dịch việc làm vùng, nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo nghề là rất bức bách. IV. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 1. Quan điểm định hướng phát triển thị trường lao động: - Phát triển mạnh thị trường lao động đồng bộ với các loại thị trường khác là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện trong giai đoạn đến. - Phát triển thị trường lao động phải tập trung vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển và thúc đẩy chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo định hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm có chất lượng; đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm mạnh lao động nông nghiệp, tự do hóa mạnh hơn nữa dịch chuyển lao động; đảm bảo tiền lương do thị trường quyết định; phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống giao dịch việc làm, gắn kết cung cầu lao động; nâng cao năng lực quản lý và điều tiết thị trường lao động của cơ quan nhà nước các cấp để thị trường lao động hoạt động lành mạnh và hiệu quả. - Có cơ chế, chính sách và biện pháp khuyến khích phát triển thị trường lao động ở khu vực thành thị, ven biển, các khu, cụm công nghiệp … ngang tầm khu vực miền Trung và cả nước; đồng thời hỗ trợ phát triển thị trường lao động khu vực nông thôn, nhất là các huyện miền núi kinh tế còn chậm phát triển. - Bố trí đủ nguồn lực từ hỗ trợ của Trung ương và từ địa phương cho phát triển thị trường lao động; ưu tiên đầu tư cho đào tạo, dạy nghề, cho các khu vực, các ngành và vùng có khả năng tạo nhiều việc làm mới, cho phát triển cơ sở hạ tầng giao dịch việc làm tạo cơ hội cho nhiều người có việc làm. - Phát triển thị trường lao động là trách nhiệm của các Cấp ủy Đảng, chính quyền các ngành, các cấp và sự tham gia tích cực, chủ động của các chủ thể kinh tế, nhất là doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khác; tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, sự hợp tác của các huyện trong tỉnh, trong khu vực miền Trung và quốc tế. 2. Mục tiêu: a. Mục tiêu tổng quát: Đạt được sự phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động theo quy luật khách quan, lành mạnh, ổn định. Tăng tỷ trọng lao động làm công ăn 33 lương; nâng cao chất lượng nguồn cung lao động, tăng cường khả năng cạnh tranh của lao động trên thị trường lao động; đảm bảo gắn kết cung – cầu lao động, giải quyết việc làm bền vững và tăng thu nhập cho người lao động; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thị trường lao động; góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn các huyện. b. Mục tiêu cụ thể: (giai đoạn 2011 – 2015): b.1. Đối với huyện Duy Xuyên: + Tạo việc làm cho hơn 20.000 lao động, bình quân 4.000 lao động/năm. + Đến năm 2015, tỷ lệ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên qua đào tạo đạt 55% và qua đào tạo nghề đạt 45%. + Giảm tỷ lệ thất nghiệp lao động trong tuổi lao động ở thành thị xuống dưới 3% (vào năm 2015), dưới mức trung bình của cả tỉnh. + Cơ cấu lao động đến năm 2015 dự kiến trong nông, lâm, ngư nghiệp 30%, công nghiệp xây dựng 37%, thương mai dịch vụ 33%. b.2. Đối với huyện Phước Sơn: + Tạo việc làm cho hơn 7.500 lao động, bình quân 1.500 lao động/năm. + Đến năm 2015, tỷ lệ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên qua đào tạo đạt 30% và qua đào tạo nghề đạt 23%. + Giảm tỷ thất nghiệp lao động trong tuổi lao động ở thành thị xuống dưới 2% (vào năm 2015). + Cơ cấu lao động đến năm 2015 dự kiến trong nông, lâm, ngư nghiệp 50%, công nghiệp xây dựng 23%, thương mai dịch vụ 27%. b.3. Đối với huyện Hiệp Đức: + Tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động, bình quân 2.000 lao động/năm + Đến năm 2015, tỷ lệ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên qua đào tạo đạt 35% và qua đào tạo nghề đạt 27%. + Giảm tỷ thất nghiệp lao động trong tuổi lao động ở thành thị xuống dưới 2% (vào năm 2015). + Cơ cấu lao động đến năm 2015 dự kiến trong nông, lâm, ngư nghiệp 40%, công nghiệp xây dựng 30%, thương mai dịch vụ 30%. 3. Những xu hướng phát triển chính của thị trường lao động đến năm 2020: Giai đoạn 2011 – 2020, trên địa bàn các huyện có nhiều yếu tố tạo đà mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội, sẽ tác động mạnh đến phát triển thị trường lao động. Xu hướng chính của thị trường lao động đến năm 2020 là: Thứ nhất, thị trường lao động ở các huyện vẫn là một thị trường phát triển ở trình độ thấp so với cả tỉnh và cả nước, nhưng do nền kinh tế thị trường đang bước vào giai đoạn phát triển mới, nên tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường lao động phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, việc làm cho lao động xã hội nói chung vẫn là vấn đề rất bức xúc, cung vẫn lớn hơn cầu lao động; đặc biệt quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng nếu cơ cấu lao động nông thôn không chuyển dịch theo kịp cơ cấu kinh tế, lao động làm công ăn lương khu vực không tăng nhanh sẽ có nguy cơ tăng thất nghiệp, không chỉ ở thành thị mà còn cả ở khu vực nông thôn. 34 Thứ hai, thị trường lao động phát triển không đồng đều vẫn còn tồn tại và phân lớp rất đa dạng. Thị trường lao động khu vực chính thức có xu hướng phát triển mạnh, nhất là các đô thị. Thị trường lao động nông thôn, vùng kinh tế các huyện miền núi chậm phát triển, khu vực phi chính thức phát triển chậm hơn. Phân lớp thị trường lao động còn diễn ra khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài), giữa các ngành có lợi thế và ngành không có lợi thế … Thứ ba, xu thế hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới sẽ có nhiều cơ hội trong thu hút các nguồn đầu tư ngoài tỉnh và nước ngoài, tạo nhiều việc làm. Nhưng cạnh tranh trên thị trường lao động các huyện trong tỉnh, khu vực miền Trung và cả nước sẽ gay gắt hơn; lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về lao động có trình độ tay nghề, chuyên môn, ngoại ngữ, kỷ luật, tác phong công nghiệp và thể lực, nên dẫn đến giải quyết việc làm trên địa bàn các huyện sẽ khó khăn hơn. Thứ tư, xu hướng giá cả lao động do thị trường quyết định ngày càng chiếm ưu thế và tăng; vai trò điều tiết của tiền lương, tiền công đối với quan hệ cung – cầu lao động trên thị trường lao động sẽ mạnh hơn dẫn đến một bộ phận người lao động có thu nhập rất cao và không ít người lao động có thu nhập thấp do tay nghề kém. Thứ năm, các hình thức giao dịch trên thị trường lao động tiếp tục phát triển đa dạng, hoạt động đan xen nhau và sôi động, nhưng hình thức giao dịch chính thống sẽ phát triển mạnh, trở thành phổ biến và có hiệu quả hơn. Thứ sáu, vai trò của Nhà nước đối với phát triển thị trường lao động ngày càng rõ hơn, chủ yếu là thể chế hóa, giảm can thiệp trực tiếp vào thị trường lao động. V. DỰ BÁO TỔNG CUNG, TỔNG CẦU LAO ĐỘNG VÙNG DỰ ÁN; TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT 1. Dự báo cung lao động 1.1. Huyện Duy Xuyên: - Dự báo, dân số huyện Duy Xuyên năm 2015 sẽ đạt khoảng 189.708 người. Trong đó, nữ là 96.372 người, chiếm 50,8% và nam là 93.337 người, chiếm 49,2%; thành thị là 47.427 người, chiếm 25% và nông thôn là 142.281 người, chiếm 75%. - Tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đến năm 2015 sẽ là 123.311 người, chiếm 65% tổng dân số. Trong đó: khu vực nông thôn là 92.483 người, chiếm 75% và khu vực thành thị là 30.828 người, chiếm 25%; nữ là 62.271, chiếm 50,5%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung của huyện là 82,8%, khu vực nông thôn là 84,56% và thành thị là 76,48%. 1.2. Huyện Phước Sơn: - Dự báo, dân số huyện Phước Sơn năm 2015 sẽ đạt khoảng 25.351 người. Trong đó, nữ là 12.549 người, chiếm 49,5% và nam là 12.802 người, chiếm 50,5%; thành thị là 7.606 người, chiếm 30% và nông thôn là 17.746 người, chiếm 70%. - Tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đến năm 2015 sẽ là 15.211 người, chiếm 60% tổng dân số. Trong đó: khu vực nông thôn là 11.014 người, 35 chiếm 72,41% và khu vực thành thị là 4.197 người, chiếm 27,59%; nữ là 7.529, chiếm 49,5%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung của huyện là 85%, khu vực nông thôn là 86% và thành thị là 78%. 1.3. Huyện Hiệp Đức: - Dự báo, dân số huyện Hiệp Đức năm 2015 sẽ đạt khoảng 42.658 người. Trong đó, nữ là 21.415 người, chiếm 50,2% và nam là 21.244 người, chiếm 49,8%; thành thị là 6.399 người, chiếm 20% và nông thôn là 36.260 người, chiếm 80%. - Tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đến năm 2015 sẽ là 28.875 người, chiếm 63% tổng dân số. Trong đó: khu vực nông thôn là 22.844 người, chiếm 85% và khu vực thành thị là 4.031 người, chiếm 15%; nữ là 13.303 người, chiếm 49,5%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung của huyện là 85%, khu vực nông thôn là 86% và thành thị là 78%. 2. Dự báo cầu lao động 2.1. Huyện Duy Xuyên: - Dự báo tổng cầu lao động trong nền kinh tế huyện Duy Xuyên: + Năm 2010 là 74.440 lao động; + Năm 2015 sẽ là: 119.090 lao động. - Cơ cấu tổng cầu lao động của nền kinh tế quốc dân theo 3 ngành lớn: Nhóm ngành Năm 2010 Năm 2015 Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 49,10% 30,00% Ngành công nghiệp – xây dựng 27,19% 37,00% Ngành thương mại – dịch vụ 23,71% 33,00% 2.2. Huyện Phước Sơn: - Dự báo tổng cầu lao động trong nền kinh tế huyện Duy Xuyên: + Năm 2010 là 12.215 lao động; + Năm 2015 sẽ là: 14.350 lao động. - Cơ cấu tổng cầu lao động của nền kinh tế quốc dân theo 3 ngành lớn: Nhóm ngành Năm 2010 Năm 2015 Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 72,46% 50,00% Ngành công nghiệp – xây dựng 10,56% 23,00% Ngành thương mại – dịch vụ 16,98% 27,00% 2.3. Huyện Hiệp Đức: - Dự báo tổng cầu lao động trong nền kinh tế huyện Duy Xuyên: + Năm 2010 là 22.713 lao động; + Năm 2015 sẽ là: 25.000 lao động. - Cơ cấu tổng cầu lao động của nền kinh tế quốc dân theo 3 ngành lớn: 36 Nhóm ngành Năm 2010 Năm 2015 Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 72,39% 40,00% Ngành công nghiệp – xây dựng 12,51% 30,00% Ngành thương mại – dịch vụ 15,10% 30,00% 3. Dự báo trình độ CMKT (qua đào tạo) của LLLĐ từ 15 tuổi trở lên: 3.1. Huyện Duy Xuyên: Nhóm ngành Năm 2010 Năm 2015 Không có CMKT (%) 69,55% 45,00% Có CMKT (qua đào tạo) (%) 30,45% 55,00% Qua đào tạo nghề (%) 20,80% 45,00% 3.2. Huyện Phước Sơn: Nhóm ngành Năm 2010 Năm 2015 Không có CMKT (%) 79,98% 70,00% Có CMKT (qua đào tạo) (%) 20,02% 30,00% Qua đào tạo nghề (%) 14,31% 23,00% 3.3. Huyện Hiệp Dức: Nhóm ngành Năm 2010 Năm 2015 Không có CMKT (%) 74,28% 65,00% Có CMKT (qua đào tạo) (%) 25,72% 35,00% Qua đào tạo nghề (%) 19,61% 27,00% VI. NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG - Đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư toàn xã hội cho tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, nhất là đầu tư từ nguồn vốn trong dân, đầu tư nước ngoài; tạo môi trường khuyến khích phát triển mạnh doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa dân doanh … nhằm tăng tổng cầu lao động, tạo nhiều việc làm và việc làm bền vững cho người lao động trên địa bàn tỉnh. - Phát triển mạnh nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực trên thị trường lao động. Tập trung nguồn lực đột phá và đào tạo nghề trình độ cao cung cấp lao động kỹ thuật cho thị trường lao động trên địa bàn, đồng thời đẩy mạnh dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn. Khuyến khíc khu vực tư nhân, doanh nghiệp tham gia dạy nghề thông qua các ưu dãi về thuế, hỗ trợ hạ tầng và các điều kiện thiết yếu. - Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện hiệu quả cải cách chính sách tiền lương theo định 37 hướng thị trường, gắn tiền lương với năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, hiệu quả sản xuất kinh doanh; thực hiện một cách thực chất cơ chế đối thoại, thương lượng và thỏa thuận về quan hệ lao động, nhất là về tiền lương, trong các doanh nghiệp, giải quyết tốt các trường hợp tranh chấp lao động và đình công, bảo đảm lợi ích chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động; tăng cường phòng chống và giảm thiểu tai nạn lao động. - Phát triển mạnh hệ thống hạ tầng cơ sở giao dịch của thị trường lao động tỉnh Quảng Nam; phát huy hiệu quả hoạt động cua Sàn giao dịch việc làm; đổi mới, hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả các Trung tâm giới thiệu việc làm. - Thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước về thị trường lao động của các cơ quan chính quyền các cấp. Đặc biệt là hoàn thiện thể chế, tạo khung khổ pháp lý cho thị trường lao động trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh và hoạt động hiệu quả; phát triển hoàn chỉnh hệ thống thông tin, dự báo và giám sát thị trường lao động; thực hiện điều tiết cung – cầu lao động khi cần … VII. XÁC ĐỊNH NHỮNG KHÓA ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG TRONG VÙNG DỰ ÁN TT Ngành nghề Địa điểm Số khóa Số lượng người tham gia Ghi chú 1 Kỹ thuật trồng rau sạch, lúa, ngô, sắn, dứa, lạc, đậu, nấm,… Các huyện 40 khóa 30người/khóa 2 Kỹ thuật trồng cây ăn quả Các huyện 10 khóa 30người/khóa 3 Kỹ thuật trồng hoa Các huyện 10 khóa 30người/khóa 4 Kỹ thuật trồng cây cao su Hiệp Đức 03 khóa 30người/khóa 5 Kỹ thuật chăn nuôi (lợn, gà, vịt, trâu, bò, dê, ngựa,…) Các huyện 10 khóa 30người/khóa 6 Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, nuôi tôm Duy Xuyên 02 khóa 30người/khóa 7 Nghề mộc, nề dân dụng Các huyện 03 khóa 15người/khóa 8 Chế biến hàng nông sản Các huyện 03 khóa 30người/khóa 9 Mây tre đan Duy Xuyên, Hiệp Đức 02 khóa 30người/khóa 10 May công nghiệp Các huyện 03 khóa 30người/khóa 11 Kỹ thuật sản xuất chuổi đót Duy Xuyên 01 khóa 30người/khóa 12 Kỹ thuật làm chiếu Duy Xuyên 01 khóa 30người/khóa 13 Kỹ thuật làm nón Hiệp Đức 01 khóa 30người/khóa 14 Kỹ thuật dệt vải Duy Xuyên 01 khóa 30người/khóa 15 Sửa chữa, bảo trì xe máy Các huyện 03 khóa 10người/khóa 16 Điện dân dụng, công nghiệp Các huyện 03 khóa 10người/khóa 17 Cơ khí Các huyện 03 khóa 10người/khóa 18 Kỹ thuật chẻ đá, làm gốm sứ Duy Xuyên 01 khóa 15người/khóa 19 Nghề khác Các huyện 38 PHẦN III NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG I. Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và toàn xã hội về phát triển thị trường lao động Các cấp, các ngành và toàn xã hội cần nâng cao nhận thức về vai trò của phát triển thị trường lao động đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các huyện. Mỗi cấp, ngành cần nhận thức rằng con người chính là một trong những động lực quan trọng và chủ yếu để thúc đẩy một tổ chức, một địa phương hay một quốc gia phát triển. Chú trọng phát triển thị trường lao động là việc làm cấp thiết để theo kịp nền kinh tế tri thức. Vì thế, cần tăng cường sự chủ động, sáng tạo đối với công tác phát triển thị trường lao động trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần có biện pháp tác động đến nhận thức của đại bộ phận xã hội về các thang bậc giá trị trong xã hội, từ đó thay đổi nhận thức của xã hội về hướng nghiệp và dạy nghề, nhằm giúp người dân nhận thức được học nghề là cơ hội để tìm kiếm việc làm cho bản thân, ổn định thu nhập gia đình và nâng cao chất lượng cuộc sống. II. Nhóm giải pháp về tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý cho thị trường lao động phát triển mạnh và hoạt động có hiệu quả. - Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thị trường lao động như: hệ thống pháp luật lao động, chính sách cho vay vốn giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động; chính sách đào tạo nghề, nhất là cho nông dân và thanh niên dân tộc … để tạo điều kiện cho mọi người có thể tiếp cận và tích cực tham gia thị trường lao động. - Xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng khả năng cung cấp nguyên liệu cho các ngành dệt may, da giày, cơ khí chế tạo,... - Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ va vừa bằng cơ chế vay vốn trung, dài hạn để đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới, dịch vụ mới. - Thực hiện hiệu quả cho người lao động vay vốn với lãi suất ưu đãi để học nghề, học trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. - Tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước về lao động; xây dựng quan hệ lao động lành mạnh trong doanh nghiệp. - Kiến nghị với các Bộ, ngành ở Trung ương: Quy định thống nhất chính sách, chế độ đối với người lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp; tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động; đầu tư phát triển đồng bộ mạng thông tin thị trường lao động quốc gia, … III. Nhóm giải pháp huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tạo cầu lao động, nhất là những ngành, lĩnh vực mà các huyện có ưu thế và có khả năng thu hút nhiều lao động. 39 - Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế là tiền đề để phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm mới và cân bằng cung – cầu lao động. Trong giai đoạn 2011 – 2015, các huyện vùng dự án phấn đấu tăng trưởng kinh tế bình quân 13% và duy trì mức cao, liên tục ổn định đến năm 2020. - Thu hút các nguồn vốn đầu tư tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng hiệu quả, phát huy lợi thế từng ngành, từng sản phẩm tạo cơ hội cho người lao động có việc làm. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp dân doanh doanh nghiệp vừa và nhỏ với chính sách ưu đãi để tạo ra nhiều chỗ làm mới, thu hút nhiều lao động: + Phấn đấu phát triển công nghiệp sử dụng lao động nhiều, có nhiều sản phẩm tham gia xuất khẩu. Duy trì và phát triển ngành dệt may, giày dép …, phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề nhằm thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, thu hút, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp. + Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ mang tính chất đột phá có tính cạnh tranh như: Viễn thông, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo và dịch vụ du lịch. - Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ khoa học cho sản xuất nông nghiệp. Hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi để đảm bảo năng lực tưới tiêu; đảm bảo yêu cầu cấp nước cho công nghiệp, dân sinh và nuôi trồng thủy sản. Thực hiện các dự án bảo vệ môi trường theo hướng đa mục tiêu, vừa sản xuất, vừa bảo vệ môi trường sinh thái. - Phát triển kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn, các ngành tiểu thủ công nghiệp, khôi phục phát triển các ngành nghề truyền thống nhằm thu hút lao động nông thôn, đặc biệt là ở những vùng bị thu hồi đất nông nghiệp - Phát triển kinh tế hợp tác đa dạng, nòng cốt là các hợp tác xã. Tuyên truyền pháp luật, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, hướng dẫn xây dựng điều lệ, quy chế hoạt động, thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Phát triển các hạ tầng phục vụ sản xuất cho các cộng đồng thành viên. - Nghiên cứu cụ thể hóa các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào công nghiệp, nhất là chú trọng phát triển sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu sử dụng nhiều lao động. Công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản cần được đầu tư nhiều hơn nữa phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Huy động các nguồn lực, nhất là các nguồn vốn để tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các cụm công nghiệp, làng nghề…; phát triển ngành nghề sản xuất, chế biến và sơ chế nông lâm, thủy sản tạo điều kiện thuận lợi sử dụng lao động tại chỗ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. - Tăng cường cho vay nguồn vốn Quỹ Quốc gia về việc làm và Quỹ hỗ trợ việc làm để hỗ trợ các hoạt động tạo việc làm ở khu vực phi chính thức và những người lao động tự tạo việc làm. - Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tham gia tích cực vào thị trường lao động khu vực và quốc tế, đẩy mạnh hoạt xuất khẩu lao động. IV. Nhóm giải pháp phát triển mạnh đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nghề nâng cao chất lượng cung lao động cho thị trường lao động 40 - Có chính sách đầu tư tập trung cho các cơ sở dạy nghề trọng điểm theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo đến năm 2015 các huyện có cơ sở dạy nghề. Tập trung đầu tư để các cơ sở dạy nghề, đảm bảo năng lực dạy nghề, nhất là các nghề phổ thông. Tiếp tục đầu tư Trung tâm Dạy nghề huyện Duy Xuyên, huyện Phước Sơn. Đầu tư cơ sở vật chất cho Trung tâm dạy nghề Duy Xuyên là Trung tâm dạy nghề tổng hợp kiểm mẫu tại huyện điểm triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; thành lập Trung tâm dạy nghề tại huyện Hiệp Đức;… Tăng cường định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS và THPT, thực hiện phân luồng đào tạo một cách hợp lý, mở rộng đào tạo nghề trình độ trung cấp cho đối tượng tốt nghiệp THCS; đẩy mạnh thực hiện đào tạo nghề liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề và các trình độ khác nhau trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa dạy nghề, khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Trong đó, đặc biệt chú trọng phát triển loại hình dạy nghề ngay tại doanh nghiệp và dạy nghề lưu động nhằm đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ theo nội dung Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã được Thủ tương Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho công nhân, ngành truyền thống qua các chương trình khuyến công, khuyến nông, các chương trình hợp tác với các tổ chức quốc tế về đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Đào tạo nghiệp vụ kinh doanh quốc tế cho đội ngũ cán bộ quản lý các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tăng cường thể chất, giáo dục nâng cao văn hóa nghề, đặc biệt là đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, kỷ luật công nghệ và lao động, tác phong lao động công nghiệp … đối với người lao động, nhất là lao động trẻ. Giảm sức ép về cung lao động bằng việc tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình hạn chế gia tăng dân số, giảm sức ép về cung lao động. V. Nhóm giải pháp phát triển hệ thống giao dịch gắn kết cung – cầu của thị trường lao động. - Đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm ở tỉnh theo quy hoạch góp phần thúc đẩy giao dịch trên thị trường lao động. - Tổ chức Sàn giao dịch tỉnh Quảng Nam định kỳ hàng tháng tại Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh; tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm, điểm giao dịch việc làm lưu động tại các địa bàn cấp xã, huyện … nhằm tăng cường công tác tư vấn học nghề và tư vấn việc làm cho người lao động. - Tổ chức điều tra thu thập thông tin chính xác về thực trạng sử dụng lao động trong các doanh nghiệp và tình trạng lao động – việc làm của người lao động ở các huyện; xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin và dự báo thị trường lao động làm cơ sở hoạch định chính sách việc làm và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của cung, cầu lao động trên thị trường lao động. 41 VI. Giải pháp huy động nguồn lực. Để phát triển nguồn nhân lực của các huyện theo mục tiêu đã đề ra, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn. Vì vậy, đối với vốn đầu tư xây dựng cần có sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh đối với các cơ sở đào tạo công lập. Đối với các cơ sở đào tạo ngoài công lập, chủ yếu sử dụng nguồn thu của người đi học và huy động xã hội hóa. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí đào tạo nhân lực để phục vụ cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo; thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập cơ sở đào tạo nhân lực theo quy định của pháp luật. theo dự báo cung cầu lao động, trong 10 năm tới, các huyện vẫn thừa lao động. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng; xây dựng các cơ chế chính sách hấp dẫn và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh để thu hút đại bộ phận lao động dư thừa vào làm việc. Trước hết, cần có kế hoạch đào tạo nhận thức và kỹ năng nghề cho lao động khỏi bở ngỡ khi bước vào làm việc cho các doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ. 42 PHẦN IV KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 1. Kiến nghị - Đề nghị các cấp quan tâm, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan hỗ trợ các huyện vùng dự án phát triển thị trường lao động. - Đầu tư kinh phí để nâng cấp, mở rộng các cơ sở đào tạo nghề theo các chương trình, dự án ưu tiên. - Ưu tiêu kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn. - Cần có những cải cách mang tính đột phá trong các chính sách tiền lương, đãi ngộ, khen thưởng đối với cán bộ công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng nhân lực khu vực công. 2. Kết luận Trong những năm qua, công tác phát triển thị trường lao động ở tỉnh Quảng Nam nói chung, các huyện vùng dự án nói riêng đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Tiềm năng, cơ hội phát triển công tác này là rất lớn, nếu có cơ chế, chính sách đầu tư hợp lý sẽ tạo ra bước đột phá trong phát triển thị trường lao động cho những năm đến. Vì vậy, việc khảo sát, đánh giá phát triển thị trường lao động có vai trò quan trọng phục vụ cho định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Báo cáo được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu thực trạng thị trường lao động 5 năm qua; đánh giá cung cầu lao động, các kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân tồn tại; dự báo cung - cầu lao động qua đào tạo cho phát triển kinh tế xã hội của các huyện những năm đến; đề xuất hệ thống quan điểm, mục tiêu, chính sách, giải pháp mang tính đồng bộ, khả thi để phát triển thị trường lao động cho các huyện và góp phần phát triển thị trường lao động cho cả tỉnh. Báo cáo khảo sát, nghiên cứu phát triển thị trường được nghiên cứu trong thời gian ngắn; phương pháp dự báo được sử dụng khá đơn giản... nên không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp có thể bổ sung hoàn thiện./. 43 PHẦN V: PHỤ LỤC Bảng 1: Qui mô dân số thời kỳ 2005-2010 phân theo giới tính và độ tuổi Huyện: Duy Xuyên Đơn vị tính: Người Nhóm tuổi 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Tổng số 60409 61630 59704 61645 59315 61736 59167 61705 58070 62878 59466 62142 0-4 4565 3970 4511 3971 4482 3976 4471 3974 4388 4050 4493 4003 5-9 4699 4147 4644 4148 4614 4154 4602 4152 4517 4231 4626 4181 10-14 5997 5542 5927 5543 5889 5551 5874 5549 5765 5654 5904 5588 15 - 19 7375 6249 7288 6251 7241 6260 7223 6257 7089 6376 7259 6301 20 - 24 5237 4174 5176 4176 5142 4182 5129 4180 5034 4259 5155 4209 25 - 29 4317 3625 4267 3626 4239 3631 4228 3629 4150 3698 4250 3655 30 - 34 3989 3865 3943 3866 3917 3871 3907 3869 3835 3943 3927 3897 35 - 39 4781 4884 4725 4885 4694 4892 4683 4890 4596 4983 4706 4925 40 - 44 5242 5657 5181 5659 5147 5667 5134 5664 5039 5772 5160 5704 45 - 49 3278 3671 3240 3672 3219 3677 3211 3675 3151 3745 3227 3701 50 - 54 3528 4289 3486 4290 3464 4296 3455 4294 3391 4376 3473 4325 55 - 59 1853 2130 1831 2130 1819 2134 1815 2132 1781 2173 1824 2148 60+ 5549 9427 5484 9429 5448 9443 5435 9439 5334 9618 5462 9505 44 Bảng 2: Qui mô dân số thời kỳ 2005-2010 phân theo khu vực và độ tuổi Huyện: Duy Xuyên Đơn vị tính: Người Nhóm tuổi 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Tổng số 20771 101268 20896 100453 20990 100060 21225 99647 21641 99307 21.852 99.756 0-4 1609 6896 1618 6840 1626 6813 1644 6785 1676 6762 1692 6793 5-9 1665 7151 1675 7094 1683 7066 1702 7037 1735 7013 1752 7045 10-14 1850 9679 1861 9602 1869 9564 1890 9524 1927 9492 1946 9535 15 - 19 1960 11649 1972 11555 1981 11510 2003 11462 2042 11423 2062 11475 20 - 24 1215 8186 1222 8120 1228 8088 1242 8054 1266 8027 1278 8063 25 - 29 1232 6694 1240 6640 1245 6614 1259 6586 1284 6564 1297 6594 30 - 34 1430 6412 1439 6361 1445 6336 1461 6310 1490 6288 1505 6316 35 - 39 1792 7864 1803 7801 1811 7770 1831 7738 1867 7712 1885 7747 40 - 44 2056 8840 2068 8769 2078 8735 2101 8699 2142 8669 2163 8708 45 - 49 1267 5686 1275 5640 1280 5618 1295 5595 1320 5576 1333 5601 50 - 54 1319 6519 1327 6467 1333 6441 1348 6415 1374 6393 1387 6422 55 - 59 644 3348 648 3321 651 3308 658 3294 671 3283 678 3298 60+ 2733 12344 2749 12245 2761 12197 2792 12146 2847 12105 2875 12160 45 Bảng 3: Qui mô dân số thời kỳ 2005-2010 phân theo khu vực và xã Huyện: Duy Xuyên Đơn vị tính: Người Xã 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Tổng số 21123 100916 21068 100281 21149 99901 21472 99400 21641 99307 21852 99.756 TT. Nam Phíc 21123 21068 21149 21472 21641 21852 Duy Thu 4373 4346 4329 4308 4272 4.323 Duy Phó 4213 4187 4171 4150 4151 4.165 Duy T©n 5258 5225 5205 5179 5146 5.198 Duy Hßa 9102 9045 9011 8965 8960 8.998 Duy Ch©u 6879 6836 6810 6776 6763 6.800 Duy Trinh 7946 7896 7866 7827 7810 7.855 Duy S¬n 10092 10028 9990 9940 9995 9.976 Duy Trung 7680 7632 7603 7565 7510 7.592 Duy Ph•íc 12694 12614 12566 12503 12502 12.548 Duy Thµnh 6794 6751 6726 6692 6692 6.716 Duy Vinh 9703 9642 9605 9557 9586 9.592 Duy NghÜa 9201 9143 9109 9063 9028 9.096 Duy H¶i 6980 6936 6910 6875 6892 6.900 46 Bảng 4: Qui mô dân số thời kỳ 2005-2010 phân theo giới tính và độ tuổi Huyện: Phước Sơn Đơn vị tính: Người Nhóm tuổi 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Tổng số 10572 10360 10839 10648 11070 10803 11283 10970 11569 11265 11676 11371 0-4 1616 1589 1645 1641 1679 1663 1021 993 1500 1324 1514 1336 5-9 1673 1597 1582 1586 1615 1608 1302 1267 1273 1364 1285 1377 10-14 1423 1383 1476 1458 1507 1478 1444 1404 1483 1421 1497 1434 15 - 19 910 887 1043 938 1063 948 1436 1397 1278 1222 1290 1233 20 - 24 732 764 869 726 888 736 1291 1255 1044 1033 1054 1042 25 - 29 796 812 816 851 831 860 1092 1062 1081 1028 1091 1038 30 - 34 882 798 855 914 873 928 747 726 845 765 853 772 35 - 39 721 713 734 741 750 751 623 605 648 621 654 627 40 - 44 589 579 527 592 538 601 663 645 691 633 697 639 45 - 49 338 345 359 346 369 353 498 483 597 552 603 557 50 - 54 216 232 261 232 267 235 437 425 481 453 485 458 55 - 59 189 172 204 199 209 203 252 245 235 290 237 293 60+ 487 489 468 424 481 439 477 463 413 559 416 565 47 Bảng 5: Qui mô dân số thời kỳ 2005-2010 phân theo khu vực và độ tuổi Huyện: Phước Sơn Đơn vị tính: Người Nhóm tuổi 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Tổng số 6046 14886 6131 15356 6203 15670 6248 16005 6299 16535 6339 16708 0-4 468 1014 475 1046 480 1067 484 1090 488 1126 491 1138 5-9 485 1051 492 1084 497 1107 501 1130 505 1168 508 1180 10-14 538 1423 546 1468 552 1498 556 1530 561 1580 564 1597 15 - 19 570 1712 579 1766 585 1802 590 1841 594 1902 598 1922 20 - 24 354 1203 359 1241 363 1267 366 1294 368 1337 371 1351 25 - 29 359 984 364 1015 368 1036 371 1058 374 1093 376 1104 30 - 34 416 943 422 972 427 992 430 1013 434 1047 436 1058 35 - 39 522 1156 529 1193 535 1217 539 1243 543 1284 547 1298 40 - 44 598 1299 607 1341 614 1368 618 1397 623 1443 627 1459 45 - 49 369 836 374 862 378 880 381 899 384 928 387 938 50 - 54 384 958 389 989 394 1009 397 1030 400 1064 402 1076 55 - 59 187 492 190 508 192 518 194 529 195 547 197 552 60+ 795 1815 807 1872 816 1910 822 1951 829 2016 834 2037 48 Bảng 6: Qui mô dân số thời kỳ 2005-2010 phân theo khu vực và xã Huyện: Phước Sơn Đơn vị tính: Người Xã 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Tổng số 6046 14886 6131 15356 6203 15670 6248 16005 6299 16535 6339 16708 TT Khâm Đức 6046 6131 6203 6248 6299 6339 Xã Phước Đức 2230 2258 2279 2290 2267 2278 Xã Phước Năng 1833 1871 1901 1935 2059 2083 Xã Phước Mỹ 1225 1249 1296 1339 1377 1389 Xã Phước Chánh 2399 2457 2514 2568 2628 2647 Xã Phước Công 656,00 680 699 751 795 797 Xã Phước Kim 816 921 939 957 912 931 Xã Phước Thành 1342 1394 1422 1457 1512 1534 Xã Phước Lộc 661 696 716 733 802 804 Xã Phước Xuân 783 802 823 992 995 1013 Xã Phước Hiệp 2941 3028 3081 1944 2032 2074 Xã Phước Hòa 1039 1156 1158 49 Bảng 7: Qui mô dân số thời kỳ 2005-2010 phân theo giới tính và độ tuổi Huyện: Hiệp Đức Đơn vị tính: Người Nhóm tuổi 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Tổng số 19.539 20.368 19.679 20.463 19.797 20.580 19.852 20.675 20.090 20.732 20.401 20.859 0-4 1.879 1.655 1.800 1.607 1.753 1.584 1.709 1.602 1.692 1.594 1.662 1.596 5-9 2.168 2.040 2.039 1.915 1.934 1.811 1.811 1.692 1.794 1.642 1.806 1.572 10-14 2.446 2.338 2.500 2.397 2.406 2.319 2.327 2.233 2.187 2.072 2.084 1.937 15 - 19 2.077 1.689 2.058 1.715 2.152 1.812 2.201 1.912 2.298 2.096 2.351 2.220 20 - 24 1.936 1.661 2.010 1.656 2.000 1.719 2.040 1.708 2.005 1.616 1.996 1.604 25 - 29 1.677 1.561 1.716 1.571 1.788 1.557 1.787 1.588 1.820 1.574 1.861 1.577 30 - 34 1.345 1.342 1.362 1.376 1.372 1.401 1.391 1.389 1.507 1.456 1.612 1.482 35 - 39 1.291 1.450 1.231 1.343 1.238 1.286 1.282 1.280 1.278 1.248 1.293 1.274 40 - 44 1.146 1.235 1.251 1.354 1.342 1.443 1.351 1.489 1.331 1.467 1.241 1.376 45 - 49 969 1.175 931 1.111 871 1.048 843 984 933 1.034 1.102 1.172 50 - 54 865 998 918 1.086 994 1.160 1.027 1.205 984 1.188 931 1.115 55 - 59 380 617 468 637 503 668 599 748 716 816 832 948 60+ 1.358 2.606 1.393 2.694 1.444 2.771 1.484 2.846 1.545 2.927 1.630 2.985 50 Bảng 8: Qui mô dân số thời kỳ 2005-2010 phân theo khu vực và độ tuổi Huyện: Hiệp Đức Đơn vị tính: Người Nhóm tuổi 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Tổng số 3.035 36.872 3.066 37.076 3.112 37.265 3.183 37.344 3.256 37.566 3.308 37.952 0-4 290 3.245 271 3.137 287 3.051 279 3.033 275 3.010 258 3.001 5-9 297 3.915 296 3.661 271 3.477 284 3.220 296 3.141 293 3.086 10-14 336 4.452 367 4.532 356 4.372 342 4.221 312 3.949 299 3.723 15 - 19 171 3.608 158 3.629 194 3.781 240 3.880 293 4.104 339 4.233 20 - 24 230 3.373 235 3.437 225 3.502 208 3.547 174 3.453 173 3.431 25 - 29 293 2.942 281 3.006 256 3.091 253 3.126 266 3.130 231 3.208 30 - 34 263 2.420 255 2.479 274 2.495 262 2.516 271 2.691 296 2.798 35 - 39 288 2.445 261 2.308 265 2.254 280 2.279 268 2.257 265 2.301 40 - 44 219 2.158 268 2.332 287 2.492 297 2.538 308 2.488 290 2.325 45 - 49 182 1.959 173 1.866 160 1.757 155 1.671 176 1.791 221 2.052 50 - 54 139 1.724 146 1.857 176 1.976 204 2.025 203 1.967 183 1.862 55 - 59 67 930 79 1.026 75 1.095 85 1.261 103 1.430 140 1.639 60+ 259 3.702 275 3.806 286 3.922 294 4.026 312 4.155 321 4.292 51 Bảng 9: Qui mô dân số thời kỳ 2005-2010 phân theo khu vực và xã Huyện: Hiệp Đức Đơn vị tính: Người Xã 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Tổng số 3.035 36.872 3.066 37.076 3.112 37.265 3.183 37.344 3.256 37.566 3.308 37.952 TT Tân An 3.035 - 3.066 - 3.112 - 3.183 - 3.256 - 3.308 - Bình Lâm - 8.555 - 8.583 - 8.557 - 8.540 - 8.608 - 8.740 Quế Thọ - 8.758 - 8.774 - 8.783 - 8.745 - 8.710 - 8.634 Bình Sơn - 3.441 - 3.402 - 3.434 - 3.471 - 3.487 - 3.512 Thăng Phước - 2.971 - 2.989 - 3.012 - 3.033 - 3.058 - 3.097 Quế Bình - 2.455 - 2.472 - 2.470 - 2.475 - 2.509 - 2.538 Quế Lưu - 2.633 - 2.641 - 2.652 - 2.665 - 2.677 - 2.707 Hiệp Thuận - 1.804 - 1.808 - 1.809 - 1.785 - 1.768 - 1.757 Hiệp Hòa - 2.247 - 2.271 - 2.276 - 2.277 - 2.289 - 2.306 Sông Trà - 1.749 - 1.793 - 1.818 - 1.857 - 1.915 - 1.990 Phước Trà - 1.361 - 1.417 - 1.468 - 1.498 - 1.538 - 1.607 Phước Gia - 898 - 926 - 986 - 998 - 1.007 - 1.064 52 THÔNG TIN KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG DUY XUYÊN, QUẢNG NAM (41 PHIẾU) Nội dung Tổng số 1. Về giới tính: 41 Nam 14 Nữ 27 2. Tuổi 41 Dưới 15 0 15 - 40 13 40 - 60 28 trên 60 0 3.Nghề nghiệp: 41 Nông 29 Làm chiếu 5 Cơ quan NN 4 Buôn bán kinh doanh nhỏ 3 4.Anh /chị có biết đọc không? 41 Có 40 Không 1 5.Anh /chị có biết viết không? 41 Có 40 Không 1 6.Tình trạng hôn nhân của anh/chị như thế nào? 41 - Đã có gia đình 39 - Độc thân 1 - Chồng hoặc vợ mất 1 - Ly hôn 0 - Ly thân 0 7.Về dân tộc: 41 - Kinh 41 - Kadong 0 - B’Hnoong 0 - Cơ Tu 0 - Giẻ Triêng 0 8.Về số người sống trong gia đình của anh/chị 190 53 Số người 190 Nữ 93 Nam 97 Số trẻ em nữ dưới 15 tuổi 25 Số trẻ em nam dưới 15 tuổi 19 Số lao động nữ từ 15 tuổi đến 55 tuổi 63 Số lao động nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi 69 Số người nữ trên 56 tuổi 9 Số người nam trên 60 tuổi 6 II. THÔNG TIN VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ: 9. Anh/ chị có được đi học không ? 41 Có 40 Không 1 - Nếu có, anh/chị đi học đến lớp mấy ? 40 Tiểu học 5 THCS 21 THPT 13 TCCN, CĐ, ĐH 1 - Nếu không, lý do chính của anh/chị không được đi học? 3 Hạn chế về tiền 1 Trách nhiệm đối với gia đình 1 Là nguồn lao động chính 1 Thiếu trường học 0 Không quan tâm. 0 Theo phong tục địa phương 0 Khác 0 10. Anh/chị có con chưa ? 41 Đã có 38 Chưa có 3 - Nếu đã có, thì con của anh/chị có đi học không? 41 Tất cả đều được đi học 38 Chỉ con trai 0 Chỉ con gái 0 Không đi học 3 54 Khác 0 - Nếu có ít nhất 01 người con không được đi học, thì nguyên nhân vì sao ? 0 Hạn chế về tiền 0 Trách nhiệm đối với gia đình 0 Là nguồn lao động chính 0 Thiếu trường học 0 Không quan tâm. 0 Theo phong tục địa phương 0 Khác 0 11. Anh/chị có tham gia các khóa đào tạo nghề hay không? 41 Có 24 Không 17 12. Anh/chị tham gia bao nhiêu khóa đào tạo nghề 24 hơn 5 lần 7 từ 2 đến 5 lần 5 1 lần 12 13. Mỗi khóa thông thường khoảng bao nhiêu thời gian 24 từ 3 tháng trở xuống 21 từ 6 tháng trở xuống 2 từ 12 tháng trở xuống 0 lớn hơn 12 tháng 1 14. Địa điểm của các khóa đào tạo 24 Tại cộng đồng (xã) 15 Tại doanh nghiệp 0 Tại các trung tâm dạy nghề 7 Tại nơi khác: 2 15. Cơ quan nào dưới đây cung cấp các khóa đào tạo 24 Nhà cung cấp dịch vụ đào tạo thương mại (đào tạo có thu phí) 3 Hợp tác xã kinh doanh 2 Từ các cơ quan nhà nước 17 Các tổ chức phi chính phủ 0 55 Từ các dự án viện trợ 2 Khác: 16. Anh/chị có đóng học phí cho các khóa đào tạo hay không 24 Có 3 Không 21 Có khóa có, có khóa không 0 17. Những ngành nghề các anh chị đã được đào tạo Kỹ thuật trồng rau sạch, lúa, ngô, lạc, đậu, nấm,… 16 Kỹ thuật trồng cây ăn quả 7 Kỹ thuật trồng hoa… 4 Chăn nuôi (lợn, gà, vịt, trâu, bò, dê, ngựa,…) 10 Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, nuôi tôm,... 1 Nghề mộc, nề dân dụng 0 Chế biến hàng nông sản 4 Mây tre đan 0 kỹ thuật làm chiếu cói 7 Sửa chữa bảo trì xe máy 4 Nghề khác 0 18. Theo anh/chị những nghề mà anh/chị đã được đào tạo có phù hợp với điều kiện nơi anh/chị đang sống hay không? 24 Có 22 Không 2 - Nếu không, những ngành nghề nào anh/chị cho là không phù hợp Kỹ thuật trồng rau sạch, lúa, ngô, lạc, đậu, nấm,… 0 Kỹ thuật trồng cây ăn quả 0 Kỹ thuật trồng hoa… 0 Chăn nuôi (lợn, gà, vịt, trâu, bò, dê, ngựa,…) 0 Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, nuôi tôm,... 0 56 Nghề mộc, nề dân dụng 0 Chế biến hàng nông sản 0 Mây tre đan 0 May công nghiệp 0 Kỹ thuật sản xuất chổi đót 0 Kỹ thuật dệt vải 0 Sửa chữa bảo trì xe máy 0 Điện dân dụng, công nghiệp 0 Cơ khí 0 Nghề khác: 0 III. THÔNG TIN VỀ THU NHẬP: 19. Thu nhập bình quân của anh/chị trong một tháng khoảng bao nhiêu tiền? 41 Dưới 500 ngàn đồng/tháng 2 Từ 500- dưới 1 triệu 9 1 triệu - dưới 2 triệu 24 2 tr- 4 tr 6 trên 4tr 0 20. Tổng thu nhập của gia đình anh/chị trong một tháng khoảng bao nhiêu tiền? 41 Dưới 500 ngàn đồng/tháng 1 Từ 500- dưới 1 triệu 3 1 triệu - dưới 2 triệu 7 2 tr- 4 tr 27 trên 4tr 3 21. Theo anh/chị, mức thu nhập như trên có đủ trang trải cuộc sống gia đình không? 41 Có 12 Không 29 22. Những hoạt động nào dưới đây giúp gia đình anh/chị có thu nhập? Trồng trọt 36 Chăn nuôi 36 Thợ may, dệt 1 57 Thợ cơ khí 0 Thợ xây dựng 2 Làm việc cho các cơ quan nhà nước 6 Làm việc cho các công ty, doanh nghiệp 1 làm đồ mỹ nghệ 5 Làm chiếu, nón 4 Buôn bán nhỏ 5 23. Tại địa phương của anh/chị có những ngành nghề nào tạo thu nhập? Trồng trọt 40 Chăn nuôi 41 Thợ may, dệt 37 Thợ cơ khí 25 Thợ xây dựng 33 Làm việc cho các cơ quan nhà nước 38 Làm việc cho các công ty, doanh nghiệp 31 làm đồ mỹ nghệ 17 Làm chiếu, nón 25 Buôn bán nhỏ 38 24. Theo anh/chị, những ngành nghề nào tại địa phương tạo thu nhập cao? Trồng trọt 11 Chăn nuôi 29 Thợ may, dệt 13 Thợ cơ khí 0 Thợ xây dựng 6 Làm việc cho các cơ quan nhà nước 6 Làm việc cho các công ty, doanh nghiệp 3 làm đồ mỹ nghệ 0 Làm chiếu, nón 1 Buôn bán nhỏ 0 IV. THÔNG TIN VỀ VIỆC LÀM: 25. Nghề nghiệp chính của anh/chị? 62 Chăn nuôi 24 Trồng trọt 23 Làm chiếu 5 Làm đồ mỹ nghệ 0 58 Buôn bán 8 Làm cho cq nhà nước 2 Mây tre đan 0 26. Các nghề nghiệp phụ của anh/chị? Chăn nuôi 12 Trồng trọt 12 Làm chiếu 0 Làm đồ mỹ nghệ 5 Buôn bán 1 Làm cho cq nhà nước 2 Mây tre đan 2 27. Nếu có nghề trồng trọt, anh/chị trồng chủ yếu các loại cây trồng nào dưới đây? Sắn 6 Lúa nước 33 Lúa rẫy 0 Ngô 15 Cao su 0 Mía 0 Đậu 5 Rau 14 Trồng cói 5 Keo 0 Khác : 0 28. Nếu có nghề chăn nuôi, anh/chị nuôi các loại con nào dưới đây ? 80 Gia cầm (gà, vịt , ngan...) 27 Bò 12 Trâu 13 Lợn 23 Tôm, cá 3 Chim cút 2 Khác 0 29. Sản phẩm của anh/chị làm ra được sử dụng vào các mục đích gì? 37 Để sử dụng hết 0 Để bán hết 11 59 Chủ yếu để sử dụng, bán ít 3 Chủ yếu để bán, sử dụng ít 23 Không biết 0 30. Nếu sản phẩm để bán, anh/chị có được các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm không? 41 Có 0 Không 41 31. Trong một ngày, anh/chị làm nghề chính khoảng bao nhiêu giờ? 41 dưới 4h 0 4h-dưới 8h 4 8h 23 trên 8h 14 32. Trong một tháng, anh/chị làm nghề chính khoảng bao nhiêu ngày? 41 dưới 15 ngày 2 15 - 24 ngày 18 25 - 31 ngày 21 33. Trong một năm, anh/chị làm nghề chính khoảng bao nhiêu tháng? 41 dưới 3 tháng 0 3 -6 tháng 6 7- 12 tháng 35 34. Theo anh/chị, với trình độ hiểu biết và kinh nghiệm hiện nay của anh chị có đáp ứng được yêu cầu của công việc hay không? 41 Có 0 Không 41 35. Anh/chị có hài lòng với nghề nghiệp của mình đang làm không? 41 Rất hài lòng 10 Hài lòng 17 Bình thường 14 Không hài lòng ở mức độ nhất định 0 Không hài lòng 0 60 36. Anh/chị có muốn thay đổi nghề hay không? 41 Có 0 Không 41 37. Nếu có khóa đào tạo nghề, anh chị có sẵn sàng tham gia không? 41 Có 38 Không 3 38. Anh chị chọn nghề nào dưới đây để tham gia học trong thời gian đến Kỹ thuật trồng rau sạch, lúa, ngô, lạc, đậu, nấm,… 23 Kỹ thuật trồng cây ăn quả 7 Chăn nuôi (lợn, gà, vịt, trâu, bò, dê, ngựa,…) 26 Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, nuôi tôm 2 Mây tre đan 2 May công nghiệp 0 Sửa chữa bảo trì xe máy 0 Điện dân dụng, công nghiệp 0 Cơ khí 2 Kỹ thuật dệt vải 3 39. Theo anh/chị, thời gian mỗi khóa đào tạo dưới đây là phù hợp nhất 38 từ 3 tháng trở xuống 36 từ 6 tháng trở xuống 1 từ 12 tháng trở xuống 1 lớn hơn 12 tháng 0 40. Theo anh/chị, địa điểm tổ chức khóa đào tạo nào dưới đây là phù hợp nhất 39 Tại cộng đồng (xã) 34 Tại doanh nghiệp 3 Tại các trung tâm dạy nghề 0 Tại huyện khác 0 Tại tỉnh khác 2 41. Mong muốn cơ quan cung cấp khóa đào tạo nghề 48 61 Nhà đào tạo dịch vụ có thu phí 0 Hợp tác xã kinh doanh 3 Cơ quan nhà nước 10 Tổ chức phi chính phủ 9 Dự án viện trợ 26 42. Sẵn sàng tham gia khóa đào tạo có thu phí 41 Có 17 Không 24 43. Mong muốn đi làm xa nhà 41 Có 1 Không 40 44. Nếu không, tại sao 51 Ở địa phương vẫn làm việc tốt 25 Không muốn xa gia đình 22 Không muốn mất hỗ trợ nhà nước 0 Vì lý sức khỏe 4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_tinh_hinh_thi_truong_lao_dong_3_huyen_du_an_7702.pdf
Luận văn liên quan