Báo cáo Tình hình và kết quả điều tra, khảo sát giá đất thị trường thuộc địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

NỘI DUNG BÁO CÁO - Thu thập số liệu về giá đất theo thị trường trên địa bàn thành phố cao lãnh trong năm 2011. - So sánh sự chênh lệch giữa giá nhà nước và giá đất ngoài thực tế trong năm 2011, nhận xét về sự chênh lệch giá so với thực tế. - Nhận định giá đất tại thành phố cao lãnh tỉnh đồng tháp trong các năm tiếp theo. Hy vọng bài báo cáo này có thể cung cấp một phần về số liệu giá đất đai trên địa bàn thành phố cao lãnh cho những đọc giả tham khảo trong các vấn đề, đề tài nghiên cứu của mình.

doc17 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4603 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Tình hình và kết quả điều tra, khảo sát giá đất thị trường thuộc địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VĂN PHÒNG ĐK QSD ĐẤT Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Số: /BC-VPĐK TP Cao Lãnh, ngày tháng năm 2010 BÁO CÁO THUYẾT MINH Tình hình và kết quả điều tra, khảo sát giá đất thị trường thuộc địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp I. Căn cứ pháp lý thực hiện xây dựng bảng giá đất 2011 - Luật Đất đai năm 2003; - Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; - Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; - Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá; - Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá; - Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC ngày 08 tháng 01 năm 2010 liên bộ Tài nguyên và Môi trường và Tài chính về Hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành bảng giá đất và điều chỉnh bảng giá đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Dự án xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. II. Tình hình tổ chức thực hiện điều tra, khảo sát giá đất thị trường 1. Tổ chức thực hiện. - Thành lập Ban chỉ đạo: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện dự án. - Giúp việc cho Ban chỉ đạo là các Tổ công tác do Trưởng Ban chỉ đạo quyết định thành lập. - Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm giúp Ban chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án: + Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ thuộc các tổ công tác. Nội dung tập huấn gồm: mục đích, yêu cầu, kế hoạch, biện pháp thực hiện dự án xây dựng bảng giá đất; phương pháp điều tra và cách ghi phiếu điều tra; phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu giá đất điều tra; xây dựng báo cáo về tình hình và kết quả điều tra khảo sát giá đất thị trường; + Ký kết hợp đồng thuê các tổ chức, cá nhân có chức năng cung cấp dịch vụ tư vấn giá đất thực hiện việc điều tra giá đất thị trường, xây dựng bảng giá đất theo quy định của pháp luật; + In và cung cấp phiếu điều tra; + Chỉ đạo các tổ công tác thực hiện việc kiểm tra, nghiệm thu kết quả điều tra giá đất thị trường tại các điểm điều tra; kết quả tổng hợp giá đất điều tra tại cấp tỉnh và dự kiến bảng giá đất áp dụng cho năm kế tiếp; + Thực hiện nhiệm vụ khác do Trưởng Ban chỉ đạo phân công trong quá trình xây dựng bảng giá đất. 2. Thời gian thực hiện. - Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập dự án trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trước ngày 15 tháng 6 năm 2010. - Thời gian tổ chức điều tra khảo sát, thu thập thông tin về điểm điều tra, về giá đất thị trường tại điểm điều tra được thực hiện từ ngày 01 tháng 7 đến trước ngày 10 tháng 8. Gửi hồ sơ kết quả điều tra, thu thập thông tin về điểm điều tra, về giá đất thị trường tại điểm điều tra đến Phòng Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 8 năm 2010. - Tổng hợp kết quả điều tra giá đất thị trường tại cấp huyện: Gửi hồ sơ tổng hợp kết quả điều tra giá đất thị trường tại cấp huyện đến Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 9 năm 2010. - Tổng hợp kết quả điều tra giá đất thị trường tại cấp tỉnh - Thẩm định bảng giá đất: Sở Tài nguyên và Môi trường gửi hồ sơ thẩm định bảng giá đất đến Sở Tài chính trước ngày 05 tháng 10 năm 2010. - Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Tài chính hoặc của Hội đồng thẩm định bảng giá đất, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo bảng giá đất và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 10 để xem xét trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến về dự thảo bảng giá đất trước ngày 05 tháng 11. - Sau khi nhận được Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện dự thảo bảng giá đất; ban hành quyết định và công bố công khai bảng giá đất tại địa phương vào ngày 01 tháng 01 năm 2011. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường gửi kết quả xây dựng bảng giá đất đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 01 để tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 3. Cơ quan thực hiện dự án:  Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì trực tiếp thực hiện dự án và giao nhiệm vụ thực hiện công tác xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đổng Tháp năm 2011 cho Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất cấp Tỉnh. III. Quy trình thực hiện điều tra khảo sát giá đất trên thị trường 1. Phân loại vùng trong xây dựng bảng giá đất: Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp thuộc khu vực vùng đồng bằng, xã thuộc vùng đồng bằng. 2. Phân loại vị trí đối với các loại đất. a) Phân loại vị trí đối với đất trồng lúa nước; đất trồng cây hàng năm còn lại; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản thực hiện theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) cụ thể như sau: - Đối với loại đất điều tra được giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường (sau đây gọi là giá đất thị trường) từ 03 trường hợp chuyển nhượng trở lên thì việc phân loại vị trí đối với từng loại đất thực hiện như sau: + Vị trí 1: Là vị trí có mức giá đất cao nhất hoặc mức giá đất bình quân cao nhất trong xã, phường, thị trấn; + Các vị trí tiếp theo: Có mức giá đất hoặc mức giá đất bình quân thấp hơn so với mức giá đất hoặc mức giá đất bình quân của vị trí liền kề trước đó. Căn cứ giá đất thị trường tại địa phương quy định cụ thể chênh lệch về mức giá đất hoặc mức giá đất bình quân giữa các loại vị trí đối với từng loại đất cho phù hợp nhưng phải bảo đảm thực hiện theo đúng quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 123/2007/NĐ-CP. - Đối với loại đất trong trường hợp không điều tra được giá đất thị trường (không đủ 03 trường hợp chuyển nhượng) thì việc xác định loại vị trí phải căn cứ vào năng suất cây trồng, điều kiện kết cấu hạ tầng, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh khác (đối với đất trồng lúa nước, đất trồng cây hàng năm còn lại, đất trồng cây lâu năm); điều kiện kết cấu hạ tầng, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh khác, khoảng cách từ nơi cư trú của cộng đồng người sử dụng đất đến nơi sản xuất. Các yếu tố và điều kiện nêu trên tại vị trí 1 là thuận lợi nhất, các vị trí tiếp theo có điều kiện kém thuận lợi hơn so với vị trí liền kề trước đó. b) Phân loại khu vực, loại vị trí đối với đất ở tại nông thôn: - Việc phân loại khu vực đối với đất ở tại nông thôn tại nông thôn thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP; - Việc phân loại vị trí trong từng khu vực đối với đất ở tại nông thôn tại nông thôn trong trường hợp điều tra được giá đất thị trường (từ 03 trường hợp chuyển nhượng trở lên đối với từng loại đất) thực hiện như sau: + Vị trí 1: Là vị trí có mức giá đất cao nhất hoặc mức giá đất bình quân cao nhất trong khu vực; + Các vị trí tiếp theo: Có mức giá đất hoặc mức giá đất bình quân thấp hơn so với mức giá đất hoặc mức giá đất bình quân của vị trí liền kề trước đó. Căn cứ giá đất thị trường tại địa phương, quy định cụ thể chênh lệch về mức giá đất hoặc mức giá đất bình quân giữa các loại vị trí đối với từng loại đất cho phù hợp nhưng phải bảo đảm thực hiện theo đúng quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 123/2007/NĐ-CP. - Việc phân loại vị trí trong từng khu vực đối với đất ở tại nông thôn tại nông thôn trong trường hợp không điều tra được giá đất thị trường (không đủ 03 trường hợp chuyển nhượng đối với từng loại đất) thì căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh trong khu vực; khoảng cách đến trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại trong khu vực; trong đó các yếu tố và điều kiện nêu trên tại vị trí 1 là thuận lợi nhất, các vị trí tiếp theo có điều kiện kém thuận lợi hơn so với vị trí liền kề trước đó. c) Phân loại đường phố, loại vị trí đối với đất ở tại đô thị: - Việc phân loại đường phố đối với đất ở tại đô thị thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP; trường hợp địa phương không phân loại đường phố mà trực tiếp phân loại vị trí thì việc phân loại vị trí thực hiện theo quy định tại điểm b và điểm c khoản này; - Việc phân loại vị trí đối với đất ở tại đô thị trong trường hợp điều tra được giá đất thị trường (từ 03 trường hợp chuyển nhượng trở lên đối với từng loại đất) thực hiện như sau: + Vị trí 1: Là vị trí có mức giá đất cao nhất hoặc mức giá đất bình quân cao nhất đối với từng loại đường phố hoặc từng đường phố, đoạn đường phố (nếu địa phương không phân loại đường phố); + Các vị trí tiếp theo: Có mức giá đất hoặc mức giá đất bình quân thấp hơn so với mức giá đất hoặc mức giá đất bình quân của vị trí liền kề trước đó. Căn cứ giá đất thị trường tại địa phương quy định cụ thể chênh lệch về mức giá đất hoặc mức giá đất bình quân giữa các loại vị trí đối với từng loại đất cho phù hợp nhưng phải bảo đảm thực hiện theo đúng quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 123/2007/NĐ-CP. - Việc phân loại vị trí đối với đất ở tại đô thị trong trường hợp không điều tra được giá đất thị trường (không đủ 03 trường hợp chuyển nhượng đối với từng loại đất) thì căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh trong khu vực; khoảng cách đến trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại trong khu vực; trong đó các yếu tố và điều kiện nêu trên tại vị trí 1 là thuận lợi nhất, các vị trí tiếp theo có điều kiện kém thuận lợi hơn so với vị trí liền kề trước đó. d) Đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (kể cả đô thị và nông thôn): Do trước đây khi cấp giấy chứng nhận theo Luật đất đai năm 1993 không có mục đích đất sản xuất, kinh doanh và đến Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành mới cấp mục đích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, thực tiễn số lượng cấp mục đích này rất ít nếu xây dựng một bảng đất sản xuất, kinh doanh thì không có đủ cơ sở điều tra, nên quy định loại đất sản xuất kinh doanh được xác định giá như sau: Được phân loại theo loại đường phố, vị trí đất đối với đô thị và khu vực đất ở vùng nông thôn, giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp được xác định bằng 70% giá đất ở cùng khu vực (đô thị và nông thôn), cùng vị trí. 3. Điều tra khảo sát, thu thập thông tin về điểm điều tra và giá đất thị trường tại điểm điều tra. a) Thời gian tổ chức điều tra khảo sát, thu thập thông tin về điểm điều tra, về giá đất thị trường tại điểm điều tra được thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 đến trước ngày 10 tháng 8 năm 2010 . b) Nội dung điều tra khảo sát, thu thập thông tin về điểm điều tra thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC. c) Kết quả điều tra khảo sát giá đất thị trường tại điểm điều tra thực hiện theo các mẫu phiếu ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC, cụ thể như sau: - Đất trồng lúa nước; đất trồng cây hàng năm còn lại; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC; - Đất ở tại nông thôn thực hiện theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC; - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn không điều tra mà xác định giá dựa trên giá đất ở tại nông thôn có cùng vị trí; - Đất ở tại đô thị thực hiện theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC; - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị không điều tra mà xác định giá dựa trên giá đất ở tại đô thị có cùng vị trí. d) Đối tượng điều tra khảo sát giá đất thị trường là những thửa đất thuộc điểm điều tra đã được chuyển nhượng thành công trong năm điều tra (bao gồm cả giá đất giao dịch trên sàn bất động sản) hoặc những thửa đất đang cho thu nhập như: đất đang cho thuê hoặc đất sản xuất nông nghiệp, đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Trong quá trình điều tra, thu thập giá đất thị trường, cán bộ điều tra phải đối chiếu giữa hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất với hiện trạng sử dụng đất. Không điều tra thu thập giá đất thị trường đối với các trường hợp đã chuyển nhượng sau đây: - Người chuyển nhượng hoặc người nhận chuyển nhượng không có quyền sử dụng đất hoặc không đủ điều kiện để được công nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất đã chuyển nhượng; - Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng là những người thuộc hàng thừa kế theo quy định của Bộ Luật Dân sự; - Quyền sử dụng đất là tài sản bị bán phát mại, bán đấu giá để thi hành án hoặc để thu hồi nợ; - Quyền sử dụng đất do các chủ sử dụng đất có đồng quyền sử dụng đất chuyển nhượng cho nhau; - Quyền sử dụng đất được chuyển nhượng có mức giá chênh lệch quá lớn so với mức giá phổ biến trên thị trường của các thửa đất có đặc điểm tương tự trong khu vực. đ) Thửa đất thuộc đối tượng điều tra mà có tài sản gắn liền với đất thì áp dụng một trong những phương pháp định giá đất để tách riêng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất ngay trong khi điều tra. Cụ thể như sau: - Đối với thửa đất đã chuyển nhượng trong năm điều tra thì áp dụng phương pháp chiết trừ quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 123/2007/NĐ-CP để xác định giá đất; - Đối với thửa đất đang cho thu nhập nhưng trong năm điều tra không có chuyển nhượng thì trước hết áp dụng phương pháp thu nhập quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP để ước tính giá trị của cả thửa đất và tài sản gắn liền với đất; sau đó áp dụng phương pháp chiết trừ quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 123/2007/NĐ-CP để xác định giá đất. e) Kết thúc việc điều tra, thu thập giá đất thị trường, tại mỗi điểm điều tra phải kiểm tra, rà soát toàn bộ số phiếu đã được điều tra và tổng hợp theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC; xây dựng báo cáo về tình hình và kết quả điều tra giá đất thị trường tại điểm điều tra. Báo cáo gồm các nội dung chủ yếu sau: - Đánh giá tổng quan về điểm điều tra; - Đánh giá tình hình và kết quả điều tra, thu thập, tổng hợp giá đất thị trường tại điểm điều tra; tình hình biến động và mức biến động (tăng hoặc giảm) giữa giá đất thị trường với giá đất cùng loại trong bảng giá đất hiện hành do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành; - Đề xuất mức giá đất đối với các khu vực, đường phố, đoạn đường phố, vị trí tại điểm điều tra. f) Gửi hồ sơ kết quả điều tra, thu thập thông tin về điểm điều tra, về giá đất thị trường tại điểm điều tra đến Phòng Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 8. Hồ sơ gồm có: - Phiếu thu thập thông tin về điểm điều tra; - Phiếu thu thập thông tin về thửa đất; - Thống kê số phiếu đã được điều tra; - Báo cáo về tình hình và kết quả điều tra giá đất thị trường tại điểm điều tra. 4. Tổng hợp kết quả điều tra, phân tích giá đất thị trường tại thành phố Cao Lãnh. 4.1. Đất trồng lúa nước (xem mẫu số 8A đính kèm). a) Kết quả điều tra: - Số lượng phiếu điều tra: Tổng số phiếu phát ra là 71 phiếu; số phiếu thu về 71 phiếu. - Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp. - Thời gian điều tra: Từ ngày 1/7/2010 đến ngày 10/8/2010. b) Tổng hợp, phân tích giá đất thị trường: - Phường 3 (4 phiếu, gồm: 2 phiếu ở vị trí 1, 2 phiếu ở vị trí 2, các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 109.500 đồng/m2 , tăng so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 52.000đồng/m2 (tăng 90,4%). + Giá tăng nhiều nhất là vị trí 1: Tăng 108.000đồng/m2 (tỷ lệ 154,3%). + Không có mức giá nào giảm. - Phường 4 (4 phiếu, gồm: 1 phiếu vị trí 1, 2 phiếu vị trí 2, 1 phiếu vị trí 4 vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 48.250 đồng/m2, giảm so với giá đất hiện hành do nhà nước quy định là: 9.250 đồng/m2 (giảm 16,1%). + Giá giảm nhiều nhất là vị trí 1: Giảm 60.000 đồng/m2 (tỷ lệ 85,7%). + Giá tăng nhiều nhất là vị trí 4: Tăng 15.000đồng/m2 (tỷ lệ 33,3%). - Phường 6 (13 phiếu ở vị trí 1, các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 66.500 đồng/m2, tăng so với giá đất hiện hành do nhà nước quy định là: 9.000 đồng/m2 (tăng 15,7%). + Giá tăng nhiều nhất là vị trí 1: Tăng 36.000 đồng/m2 (tỷ lệ 51,4%). + Không có mức giá nào giảm. - Phường Mỹ Phú (3 phiếu ở vị trí 1, các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 69.500 đồng/m2, tăng so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 12.000 đồng/m2 (tăng 20,9%). + Giá tăng nhiều nhất là vị trí 1: Tăng 48.000 đồng/m2 (tỷ lệ 68,6%). + Không có mức giá nào giảm. - Phường Hòa Thuận (1 phiếu ở vị trí 1, vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 50.750 đồng/m2, giảm so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 6.750 đồng/m2 (giảm 11,7%). + Giá giảm nhiều nhất là vị trí 1: Giảm 27.000 đồng/m2 (tỷ lệ 38,6%). + Không có mức giá nào tăng. - Phường 11 (7 phiếu ở vị trí 1, các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 60.000 đồng/m2, tăng so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 2.500 đồng/m2 (tăng 4,3%). + Giá tăng nhiều nhất là vị trí 1: Tăng 10.000 đồng/m2 (tỷ lệ 14,3%). + Không có mức giá nào giảm. - Xã Mỹ Trà (10 phiếu, gồm 3 phiếu ở vị trí 1, 7 phiếu ở vị trí 2, các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 47.000 đồng/m2, giảm so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 10.500 đồng/m2 (giảm 18,3%). + Giá giảm nhiều nhất là vị trí 1: Giảm 33.000 đồng/m2 (tỷ lệ 47,1%). + Không có mức giá nào tăng. - Xã Mỹ Ngãi (4 phiếu gồm: 1 phiếu ở vị trí 2, 3 phiếu ở vị trí 3, các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 53.750 đồng/m2, giảm so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 3.750 đồng/m2 (giảm 6,5%). + Giá giảm nhiều nhất là vị trí 3: Giảm 10.000 đồng/m2 (tỷ lệ 18,2%). + Không có mức giá nào tăng. - Xã Hòa An (3 phiếu ở vị trí 2, các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 54.000 đồng/m2, giảm so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 3.500 đồng/m2 (giảm 6,1%). + Giá giảm nhiều nhất là vị trí 2: Giảm 14.000 đồng/m2 (tỷ lệ 23,3%). + Không có mức giá nào tăng. - Xã Tân Thuận Đông (3 phiếu ở vị trí 2, các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 56.000 đồng/m2, giảm so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 1.500 đồng/m2 (giảm 2,6%). + Giá giảm nhiều nhất là vị trí 2: Giảm 6.000 đồng/m2 (tỷ lệ 10%). + Không có mức giá nào tăng. - Xã Mỹ Tân (10 phiếu, gồm: 3 phiếu ở vị trí 1, 6 phiếu ở vị trí 2, 1 phiếu ở vị trí 3, vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 34,250 đồng/m2, giảm so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 23.250 đồng/m2 (giảm 40,4%). + Giá giảm nhiều nhất là vị trí 2: Giảm 38.000 đồng/m2 (tỷ lệ 63,3%). + Không có mức giá nào tăng. - Xã Tân Thuận Tây (3 phiếu, gồm: 2 ở vị trí 2, 1 ở vị trí 3, các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 303.750 đồng/m2, tăng so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 246.250 đồng/m2 (tăng 428,3%). + Giá tăng nhiều nhất là vị trí 2: Tăng 540.000 đồng/m2 (tỷ lệ 900%). + Không có mức giá nào giảm. - Xã Tịnh Thới (6 phiếu ở vị trí 2, các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 61.750 đồng/m2, tăng so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 4.250 đồng/m2 (tăng 7,4%). + Giá tăng nhiều nhất là vị trí 2: Tăng 17.000 đồng/m2 (tỷ lệ 28,3%). + Không có mức giá nào giảm. - Các phường còn lại: Giá không biến động. c) Nhận xét chung: Từ kết quả tổng hợp tình hình biến động và mức biến động (tăng hoặc giảm) so với giá đất hiện hành nhìn chung giá loại đất trồng lúa nước trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh biến động tăng và giảm tương đối so với giá đất cùng loại trong bảng giá đất quy định hiện hành. 4.2. Đất trồng cây hàng năm (xem mẫu số 8B đính kèm). a) Kết quả điều tra: - Số lượng phiếu điều tra: Tổng số phiếu phát ra là 2 phiếu; số phiếu thu về 2 phiếu. - Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp. - Thời gian điều tra: Từ ngày 1/7/2010 đến ngày 10/8/2010. b) Tổng hợp, phân tích giá đất thị trường: - Phường 6 (1 ở phiếu vị trí 1, các vị trí còn lại không biến động): Giá bình quân của đợt điều tra: 107.750 đồng/m2, tăng so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 50.250 đồng/m2 (tăng 87,4%). + Giá tăng nhiều nhất là vị trí 1: Tăng 201.000 đồng/m2 (tỷ lệ 287,1%). + Không có mức giá nào giảm. - Xã Tân Thuận Đông (1 phiếu ở vị trí 2, các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 54.250 đồng/m2, giảm so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 3.250 đồng/m2 (giảm 5,7%). + Giá giảm nhiều nhất là vị trí 2: Giảm 13.000 đồng/m2 (tỷ lệ 21,7%). + Không có mức giá nào tăng. - Các phường và xã còn lại: Giá không biến động. c) Nhận xét chung: Từ kết quả tổng hợp tình hình biến động và mức biến động (tăng hoặc giảm) so với giá đất hiện hành nhìn chung giá loại đất trồng cây hàng năm trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh không biến động so với giá đất cùng loại trong bảng giá đất quy định hiện hành. 4.3. Đất trồng cây lâu năm (xem mẫu số 8C đính kèm). a) Kết quả điều tra: - Số lượng phiếu điều tra: Tổng số phiếu phát ra là 193 phiếu; số phiếu thu về 193 phiếu. - Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp. - Thời gian điều tra: Từ ngày 1/7/2010 đến ngày 10/8/2010. b) Tổng hợp, phân tích giá đất thị trường: - Phường 1 (9 phiếu ở vị trí 1, các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 97.500 đồng/m2 , tăng so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 7.500đồng/m2 (tăng 8,3%). + Giá tăng nhiều nhất là vị trí 1: Tăng 30.000đồng/m2 (tỷ lệ 25%). + Không có mức giá nào giảm. - Phường 3 (15 phiếu, gồm 14 phiếu ở vị trí 1, 1 phiếu ở vị trí 2, các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 125.500 đồng/m2, tăng so với giá đất hiện hành do nhà nước quy định là: 59.250 đồng/m2 (tăng 89,4%). + Giá tăng nhiều nhất là vị trí 1: Tăng 187.000 đồng/m2 (tỷ lệ 220%). + Không có mức giá nào giảm. - Phường 4 (14 phiếu, gồm: 10 phiếu ở vị trí 1, 4 phiếu ở vị trí 2, các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 81.750 đồng/m2, tăng so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 15.500 đồng/m2 (tăng 23,4%). + Giá tăng nhiều nhất là vị trí 2: Tăng 35.000 đồng/m2 (tỷ lệ 50%). + Không có mức giá giảm. - Phường Mỹ Phú (4 phiếu ở vị trí 1 (trong đó có 1 phiếu không hợp lệ), các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 80.000 đồng/m2, tăng so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 13.750 đồng/m2 (tăng 20,8%). + Giá tăng nhiều nhất là vị trí 1: Tăng 55.000 đồng/m2 (tỷ lệ 64,7%). + Không có mức giá nào giảm. - Phường Hòa Thuận (23 phiếu ở vị trí 1 (trong đó có 3 phiếu không hợp lệ), các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 77.500 đồng/m2, tăng so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 11.250 đồng/m2 (tăng 17%). + Giá tăng nhiều nhất là vị trí 1: Tăng 45.000 đồng/m2 (tỷ lệ 52,9%). + Không có mức giá nào giảm. - Phường 11 (24 phiếu ở vị trí 1 (trong đó có 4 phiếu không hợp lệ), các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 75.000 đồng/m2, tăng so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 8.750 đồng/m2 (tăng 13,2%). + Giá tăng nhiều nhất là vị trí 1: Tăng 35.000 đồng/m2 (tỷ lệ 41,2%). + Không có mức giá nào giảm. - Xã Mỹ Trà: (12 phiếu gồm: 2 phiếu ở vị trí 1, 10 phiếu ở vị trí 2, các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 115.750 đồng/m2, tăng so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 49.500 đồng/m2 (tăng 74,7%). + Giá tăng nhiều nhất là vị trí 2: Tăng 153.000 đồng/m2 (tỷ lệ 218,6%). + Không có mức giá nào giảm. - Xã Mỹ Ngãi (2 phiếu ở vị trí 1, các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 49.500đồng/m2, giảm so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 16.750 đồng/m2 (tăng 25,3%). + Giá giảm nhiều nhất vị trí 1: Giảm 67.000 đồng/m2 (tỷ lệ 78,8%). + Không có mức giá nào tăng. - Xã Tân Thuận Đông (7 phiếu ở vị trí 2, các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 99.250đồng/m2, tăng so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 33.000 đồng/m2 (tăng 49,8%). + Giá tăng nhiều nhất là vị trí 2: Tăng 132.000 đồng/m2 (tỷ lệ 188,6%). + Không có mức giá nào giảm. - Xã Mỹ Tân (27 phiếu (trong đó có 2 phiếu không hợp lệ), gồm: 12 phiếu ở vị trí 1, 15 phiếu ở vị trí 2 (trong đó có 2 phiếu không hợp lệ), các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 105.500đồng/m2, tăng so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 39.250 đồng/m2 (tăng 59,2%). + Giá tăng nhiều nhất là vị trí 1: Tăng 97.000 đồng/m2 (tỷ lệ 114,1%). + Không có mức giá nào giảm. - Xã Tân Thuận Tây (5 phiếu ở vị trí 1, các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 105.000 đồng/m2, tăng so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 38.750 đồng/m2 (tăng 58,5%). + Giá tăng nhiều nhất là vị trí 1: Tăng 155.000 đồng/m2 (tỷ lệ 182,4%). + Không có mức giá nào giảm. - Xã Tịnh Thới (22 phiếu gồm: 7 phiếu ở vị trí 1, 15 phiếu ở vị trí 2, các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 130.750 đồng/m2, tăng so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 64.500 đồng/m2 (tăng 97,4%). + Giá tăng nhiều nhất là vị trí 1: Tăng 161.000 đồng/m2 (tỷ lệ 189,4%). + Không có mức giá nào giảm. - Các phường và xã còn lại: Giá không biến động. c) Nhận xét chung: Từ kết quả tổng hợp tình hình biến động và mức biến động (tăng hoặc giảm) so với giá đất hiện hành nhìn chung giá loại đất trồng cây lâu năm trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh biến động tăng với mức dao động lớn so với giá đất cùng loại trong bảng giá đất quy định hiện hành. 4.4. Đất rừng sản xuất. Trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh không có đất Rừng sản xuất. 4.5. Đất nuôi trồng thủy sản (xem mẫu số 8E đính kèm). a) Kết quả điều tra: - Số lượng phiếu điều tra: Tổng số phiếu phát ra là 45 phiếu; số phiếu thu về 45 phiếu. - Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp. - Thời gian điều tra: Từ ngày 1/7/2010 đến ngày 10/8/2010. b) Tổng hợp, phân tích giá đất thị trường: - Phường Mỹ Phú (1 phiếu ở vị trí 1, các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 255.500 đồng/m2 , tăng so với giá đất bình quân hiện hành do nhà nước quy định là: 198.000đồng/m2 (tăng 344,3%). + Giá tăng nhiều nhất là vị trí 1: Tăng 792.000đồng/m2 (tỷ lệ 1.131,4%). + Không có mức giá nào giảm. - Phường Hòa An (43 phiếu, gồm: 24 phiếu vị trí 1, 18 phiếu vị trí 2, 1 phiếu vị trí 3, vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 106.000 đồng/m2, tăng so với giá đất hiện hành do nhà nước quy định là: 48.500 đồng/m2 (tăng 84,3%). + Giá tăng nhiều nhất là vị trí 1: Tăng 163.000đồng/m2 (tỷ lệ 232,9%). + Giá giảm nhiều nhất là vị trí 3: Giảm 35.000 đồng/m2 (tỷ lệ 63,6%). - Phường Mỹ Tân (1 phiếu ở vị trí 2, các vị trí còn lại không biến động): + Giá bình quân của đợt điều tra: 80.250 đồng/m2, tăng so với giá đất hiện hành do nhà nước quy định là: 22.750 đồng/m2 (tăng 39,6%). + Giá tăng nhiều nhất là vị trí 2: Tăng 91.000 đồng/m2 (tỷ lệ 151,7%). + Không có mức giá nào giảm. - Các phường, xã còn lại: Giá không biến động. c) Nhận xét chung: Từ kết quả tổng hợp tình hình biến động và mức biến động (tăng hoặc giảm) so với giá đất hiện hành nhìn chung giá loại đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh thay đổi không nhiều so với mức giá theo quy định hiện hành. 4.6. Đất ở tại nông thôn (xem mẫu số 9 đính kèm). a) Kết quả điều tra: - Số lượng phiếu điều tra: Tổng số phiếu phát ra là 113 phiếu; số phiếu thu về 113 phiếu. - Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp. - Thời gian điều tra: Từ ngày 1/7/2010 đến ngày 10/8/2010. b) Tổng hợp, phân tích giá đất thị trường: - Xã Mỹ Trà: (43 phiếu, gồm: 30 phiếu ở khu vực I (trong đó 16 phiếu ở vị trí 3, 14 phiếu ở vị trí 4), 5 phiếu ở khu vực II (trong đó 4 phiếu ở vị trí 2, 1 phiếu ở vị trí 3), 8 phiếu ở khu vực III (trong đó 5 phiếu ở vị trí 2, 3 phiếu ở vị trí 3). + Khu vực I: Vị trí 3: Giá bình quân là 1.090.000 đồng/m2. Vị trí 4: Giá bình quân là 887.000 đồng/m2. + Khu vực II: Vị trí 2: Giá bình quân là 571.000 đồng/m2. Vị trí 3: Giá bình quân là 984.000 đồng/m2. + Khu vực III: Vị trí 2: Giá bình quân là 142.000 đồng/m2, giảm so với giá quy định hiện hành là 29%. Vị trí 3: Giá bình quân là 247.000 đồng/m2, tăng so với giá quy định hiện hành là 64,7%. Các vị trí còn lại giá không biến động. - Xã Hòa An: (30 phiếu ở khu vực II (trong đó 3 phiếu ở vị trí 2, 27 phiếu ở vị trí 3), khu vực I và Khu vực III không biến động). + Khu vực II: Vị trí 1: Giá bình quân là 389.000 đồng/m2 Vị trí 2: Giá bình quân là 583.000 đồng/m2 + Khu vực I và Khu vực III không biến động - Xã Tân Thuận Đông: (2 phiếu ở vị trí 2 khu vực II). + Khu vực II: Vị trí 2: Giá bình quân là 544.000 đồng/m2 + Khu vực I và Khu vực III không biến động - Xã Tân Thuận Tây: (3 phiếu ở vị trí 1 khu vực II). + Khu vực II: Vị trí 1: Giá bình quân là 790.000 đồng/m2 + Khu vực I và Khu vực III không biến động - Xã Mỹ Tân: (27 phiếu, gồm: 13 phiếu ở vị trí 1 khu vực I, 12 phiếu ở khu vực II (trong đó 11 phiếu ở vị trí 1, 1 phiếu ở vị trí 4), 2 phiếu ở khu vực III (trong đó 1 phiếu ở vị trí 2, 1 phiếu ở vị trí 3)). + Khu vực I: Vị trí 1: Giá bình quân là 773.000 đồng/m2. + Khu vực II: Vị trí 1: Giá bình quân là 355.000 đồng/m2. Vị trí 3: Giá bình quân là 414.000 đồng/m2. + Khu vực III: Vị trí 2: Giá bình quân là 294.000 đồng/m2, tăng so với giá quy định hiện hành là 47%. Vị trí 3: Giá bình quân là 211.000 đồng/m2, tăng so với giá quy định hiện hành là 40,7%. Các vị trí còn lại giá không biến động. - Xã Tịnh Thới: (8 phiếu ở vị trí 1 khu vực II). + Khu vực II: Vị trí 1: Giá bình quân là 333.000 đồng/m2 + Khu vực I và Khu vực III không biến động c) Nhận xét chung: Từ kết quả tổng hợp tình hình biến động nhìn chung giá loại đất ở nông thôn trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh không biến động nhiều ở cả 3 khu vực so với giá hiện hành. 4.7. Đất ở tại đô thị (xem mẫu số 10 đính kèm). a) Kết quả điều tra: - Số lượng phiếu điều tra: Tổng số phiếu phát ra là 246 phiếu; số phiếu thu về 246 phiếu. - Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp. - Thời gian điều tra: Từ ngày 1/7/2010 đến ngày 10/8/2010. b) Tổng hợp, phân tích giá đất thị trường: * Đường phố loại 1 (9 phiếu): - Phường 1 (1 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 4.360.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. - Phường 2 (8 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 19.728.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. * Đường phố loại 2 (17 phiếu): - Phường 1 (4 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 4.287.000 đồng/m2 + Vị trí 2: Giá bình quân là 4.975.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. - Phường 2 (9 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 7.900.000 đồng/m2 + Vị trí 1: Giá bình quân là 5.123.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. - Phường 6 (2 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 300.000 đồng/m2 + Vị trí 1: Giá bình quân là 300.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. - Phường Mỹ Phú (2 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 1.655.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. * Đường phố loại 3 (35 phiếu): - Phường 1 (15 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 5.588.000 đồng/m2 + Vị trí 2: Giá bình quân là 6.517.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. - Phường 2 (4 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 6.206.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. - Phường 3 (3 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 3.966.000 đồng/m2 + Vị trí 2: Giá bình quân là 3.996.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. - Phường 6 (3 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 1.996.000 đồng/m2 + Vị trí 2: Giá bình quân là 1.076.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. - Phường 4 (3 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 3.297.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. - Phường Mỹ Phú (7 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 6.338.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. * Đường phố loại 4 ( phiếu): - Phường 1 (36 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 3.239.000 đồng/m2 + Vị trí 2: Giá bình quân là 2.322.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. - Phường 2 (2 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 4.598.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. - Phường 3 (20 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 2.618.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. - Phường 4 (5 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 3.180.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. - Phường 11 (2 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 2.950.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. - Phường Hòa Thuận (4 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 3.514.000 đồng/m2 + Vị trí 2: Giá bình quân là 800.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. - Phường Mỹ Phú (25 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 2.477.000 đồng/m2 + Vị trí 2: Giá bình quân là 842.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. * Đường phố loại 5 ( phiếu): - Phường 1 (11 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 2.606.000 đồng/m2 + Vị trí 2: Giá bình quân là 1.709.000 đồng/m2 + Vị trí 3: Giá bình quân là 2.000.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. - Phường 2 (4 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 2.250.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. - Phường 3 (15 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 1.041.000 đồng/m2 + Vị trí 2: Giá bình quân là 605.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. - Phường 4 (8 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 2.422.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. - Phường 6 (17 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 456.000 đồng/m2 + Vị trí 2: Giá bình quân là 475.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. - Phường 11 (15 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 1.660.000 đồng/m2 + Vị trí 3: Giá bình quân là 665.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. - Phường Hòa Thuận (8 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 835.000 đồng/m2 + Vị trí 2: Giá bình quân là 522.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. - Phường Mỹ Phú (13 phiếu): + Vị trí 1: Giá bình quân là 3.745.000 đồng/m2 + Các vị trí còn lại không biến động. c) Nhận xét chung: Từ kết quả tổng hợp tình hình biến động nhìn chung giá loại đất ở đô thị trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh biến động đều trên cả 5 loại đường phố (nhiều nhất là đường phố loại 5) và tập trung biến động ở vị trí 1. IV. Đề xuất mức giá đất đối với các khu vực, đường phố, vị trí 1. Đất nông nghiệp (xem chi tiết mẫu số 8) - Trong quá trình điều tra tại một số vị trí không đáp ứng theo quy định về số phiếu điều tra phát ra phải đạt 3 thửa trỡ lên, mặt khác giá đất nông nghiệp tương đối ổn định so với giá quy định hiện hành. - Quy định về giá đất tác động rất lớn đến chính sách kinh tế - xã hội nói chung, bồi thường hỗ trợ và tái định cư nói riêng. Từ khi Nghị định 69/2009/NĐ-CP ra đời đến nay đã đạt được những những thành quả nhất định tuy nhiên bên cạnh đó phát sinh nhiều vướng mắc về giá đất. Trong khi trên thực tế giá trị đất ở bao giờ cũng cao hơn giá trị đất nông nghiệp cùng khu vực, vị trí thể hiện qua việc khi chuyển mục đích từ đất nông nghiệp và đất khác sang đất ở phải nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất. Nhưng do chính phủ quy định mức hỗ trợ không khống chế mức hỗ trợ đối với đất nông nghiệp nhưng tối đa không được vượt quá giá trị đất ở cùng vị trí, từ đó dẫn đến bồi thường đất nông nghiệp cao hơn giá đất ở cùng vị trí đều này sẽ dẫn đến người bị thu hồi đất ở khiếu nại, so bì với người bị thu hồi đất nông nghiệp đây chính là đều bất hợp lý giữa giá bồi thường đối với đất nông nghiệp và giá đất ở gây mất ổn định trong quản lý vi mô. Mặt khác với mức bồi thường + Hỗ trợ theo tinh thần Nghị định số 69/2009/NĐ-CP và Quyết định số 29/2009/QĐ-UBND thì ngân sách của địa phương không đảm bảo thu hồi đất để thực hiện các dự án công trình công cộng, lợi ích quốc gia, phát triển kinh tế. Xuất phát từ thực tế nêu trên đề xuất nên điều chỉnh mức giá theo hướng giữ nguyên mức giá quy định hiện hành hoặc điều chỉnh mức giá giảm theo mức giá điều tra (đối với vị trí có số phiếu điều tra từ 3 thửa trở lên và có xu hướng giảm so với giá hiện hành) đồng thời tuân theo quy định giá đất khu vực 1 cao hơn giá đất khu vực 2 và trong từng khu vực thì giá đất của vị trí 1 cao hơn giá đất vị trí 2 và các vị trí còn lại; ngược lại giá đất vị trí 2 sẽ thấp hơn giá đất vị trí 1 và cao hơn giá đất vị trí 3,4; mặt khác trong từng khu vực và vị trí thì giá đất trồng cây Lâu năm sẽ cao hơn so với giá các loại đất khác (trong nhóm đất nông nghiệp). Mức giá đất nông nghiệp dự kiến đề xuất ban hành và áp dụng vào ngày 01/1/2011 được điều chỉnh trên cơ sở giá trung bình (làm tròn) giữa mức giá quy định hiện hành và giá điều tra trên từng vị trí của từng đơn vị xã, phường, thị trấn. Cụ thể như sau: a) Đất trồng lúa nước: (xem chi tiết mẫu số 8A) Đất trồng cây hàng năm: (xem chi tiết mẫu số 8B) c) Đất trồng cây lâu năm: (xem chi tiết mẫu số 8C) d) Đất nuôi trồng thủy sản: (xem chi tiết mẫu số 8D) Đất rừng sản xuất: (xem chi tiết mẫu số 8E) 2. Đất ở tại nông thôn (xem chi tiết mẫu số 9) a) Đối với đất ở nông thôn khu vực I: Theo quy định tại Quyết định 28/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 thì giá đất phi nông nghiệp tại nông thôn được phân theo khu vực và tính theo đơn giá vị trí 1 cho 4 loại lộ cụ thể cho tất cả 12 huyện, thị xã, thành phố. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-BNTMT-BTC thì giá đất phi nông nghiệp tại nông thôn được phân theo từng cấp đơn vị xã, phường thị trấn và tính theo từng khu vực cho 4 vị trí. Đối với đất ở nông thôn khu vực I (theo quy định tại Quyết định 28/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009) bao gồm chợ xã và khu dân cư tập trung với đặc điểm là được phân ra từng loại lộ nằm xem kẽ trong từng khu chợ, khu dân cư có điều kiện kinh tế và mức sinh lợi khác nhau. Do đó việc quy định giá đất vị trí 1 cho từng loại lộ sẽ thuận lợi trong việc xác định giá đất cụ thể cho từng địa điểm hơn là quy định giá đất từng vị trí cho cả một khu vực. b) Đối với đất ở nông thôn khu vực II: Theo quy định tại Quyết định 28/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 thì giá đất phi nông nghiệp tại nông thôn được phân theo khu vực và tính theo đơn giá vị trí 1 tương ứng với từng loại lộ cụ thể cho tất cả 12 huyện, thị xã, thành phố. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-BNTMT-BTC thì giá đất phi nông nghiệp tại nông thôn được phân theo từng cấp đơn vị xã, phường thị trấn và tính theo từng khu vực cho 4 vị trí. Đối với đất ở nông thôn khu vực II (theo quy định tại Quyết định 28/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009) bao gồm tỉnh lộ, huyện lộ và lộ liên xã với đặc điểm là được phân ra từng loại lộ đi qua địa phận của nhiều xã, phường, thị trấn. Do đó xảy ra trường hợp một tuyến đường đi qua nhiều xã với nhiều loại lộ khác nhau sẽ tương ứng với mức giá khác nhau. Do đó việc quy định giá đất vị trí 1 cho từng loại lộ của một tuyến đường sẽ thuận lợi trong việc xác định giá đất cụ thể cho từng địa điểm hơn là quy định giá đất từng vị trí cho cả một khu vực. 3. Đất ở tại đô thị (xem mẫu số 10 đính kèm). Theo quy định tại Quyết định 28/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 thì giá đất ở tại đô thị được phân theo từng tuyến và tính theo đơn giá vị trí 1 tương ứng với từng loại đường cụ thể cho tất cả 12 huyện, thị xã, thành phố. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-BNTMT-BTC thì giá đất ở tại đô thị được phân theo từng loại đường phố cho 4 vị trí. Đối với đất ở đô thị (theo quy định tại Quyết định 28/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009) bao gồm các tuyến đường với đặc điểm là được phân ra từng loại lộ đi qua địa phận của nhiều xã, phường, thị trấn. Điều này sẽ xảy ra trường hợp một tuyến đường đi qua nhiều xã với nhiều loại lộ khác nhau sẽ tương ứng với mức giá khác nhau. Do đó việc quy định giá đất vị trí 1 cho từng loại đường phố của một tuyến đường sẽ thuận lợi trong việc xác định giá đất cụ thể cho từng địa điểm hơn là quy định giá đất từng vị trí cho cả đoạn đường phố. V. Nhận xét, kiến nghị 1. Nhận xét. Kết quả điều tra, khảo sát giá đất thị trường thuộc địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp được xây dựng theo nguyên tắc phù hợp với hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính. Bên cạnh đó là sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ và tổ chức nghiệm thu theo từng công đoạn của cơ quan chuyên môn nên đạt các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng, là cơ sở tin cậy cho việc đề xuất giá đất áp dụng vào ngày 1/1/2011 phù hợp với trên thị trường. * Văn phòng Đăng ký QSD đất tỉnh Đồng Tháp gửi hồ sơ tổng hợp kết quả điều tra giá đất thị trường tại thành phố Cao Lãnh, gồm có: - Bảng tổng hợp thống kê số phiếu đã được điều tra trên địa bàn cấp huyện; - Bảng tổng hợp kết quả điều tra giá đất thị trường trên địa bàn cấp huyện; - Báo cáo về tình hình và kết quả điều tra, khảo sát giá đất thị trường tại cấp huyện. 2. Kiến nghị. Để công tác điều tra, tổng hợp xây dựng bảng giá đất năm 2011 được đảm báo kịp thời, Văn phòng Đăng ký QSD đất tỉnh Đồng Tháp đề nghị Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ngành chức năng sớm thẩm định kết quả điều tra, khảo sát giá đất thị trường thuộc địa bàn để trình UBND huyện Tháp Mười phê duyệt gởi về Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp chung trong toàn Tỉnh. * Gửi hồ sơ tổng hợp kết quả điều tra giá đất thị trường tại cấp huyện đến Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 10 tháng 9. Hồ sơ gồm có: - Bảng tổng hợp thống kê số phiếu đã được điều tra trên địa bàn cấp huyện; - Bảng tổng hợp kết quả điều tra giá đất thị trường trên địa bàn cấp huyện; - Báo cáo về tình hình và kết quả điều tra, khảo sát giá đất thị trường tại cấp huyện. Trên đây là báo cáo thuyết minh tình hình và kết quả điều tra, khảo sát giá đất thị trường thuộc địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp./. Nơi nhận: GIÁM ĐỐC - UBND TP Cao Lãnh; - Phòng TN&TP Cao Lãnh; - Lưu VT.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo Tình hình và kết quả điều tra, khảo sát giá đất thị trường thuộc địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.doc