Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu ổn định, bền vững tạo vị thế của nước ta trên trường quốc tế, bình đẳng với các thành viên khác khi tham gia vào việc hoạch định chính sách toàn cầu.
- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp
- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO: đồng bộ hệ thống pháp luật, đa dạng hóa các hình thức sở hữu, phát triển kinh tế nhiều thành phần
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy NN: loại bỏ thủ tục HC ko phù hợp, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát chính sách, cơ chế quản lí
- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế
- Giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập
- Xây dựng và vận hành có hiệu quả mạng lưới an ninh, xh
- Giữ vững và tăng cường an ninh, quốc phòng trong quá trình hội nhập
- Phối hợp chặt chẽ hoặt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao NN và đối ngoại nhân dân, chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại.
- Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của NN đối với các hoạt động đối ngoại.
20 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5182 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn đường lối của trường ĐH luật Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại chọn Pháp để tìm đường cách mạng giải phóng cứu nước?
Answer:
Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, người chiến sĩ cộng sản kiên trung đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Công lao lớn nhất của Người đối với cách mạng Việt Nam là tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
Khi Nguyễn Ái Quốc sinh ra, Việt Nam đã hoàn toàn là thuộc địa của Pháp. Lúc này, nhiều phong trào đấu tranh nổ ra nhưng đều thất bại và bị dìm trong biển máu. Đời sống nhân dân lầm than cơ cực. Cứu nước, giải phóng dân tộc trở thành vấn đề bức tiết của toàn thể dân tộc.
Ngày 5.6.1911, lấy tên là Văn Ba, với vai trò phụ bếp trên tàu Đô đốc La – tu – sơ – tơ – rê – vin, Người bắt đầu hành trình của mình. Người đã chọn nước Pháp để tìm đường cách mạng giải phóng cứu nước. Sở dĩ Người chọn như vậy vì: Trước tiên, với tư tưởng “muốn thắng kẻ thù thì phải hiểu rõ chúng”, người muốn sang Pháp để tìm hiểu về xã hội, con người Pháp, xem họ làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào giải phóng dân tộc. Thứ hai, người muốn sang Pháp để tìm hiểu cái gọi là “tự do, bình đẳng, bác ái” mà bọn thực dân rêu rao ở Đông Dương là gì.
Hơn nữa, với cuộc cách mạng khoa học, nước Pháp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Sang Pháp, Người có điều kiện để tìm hiểu và tích lũy tri thức.
Tác dụng của lao động sản xuất đối với Nguyễn Ái Quốc trong quá trình tìm đường cứu nước?
Answer:
Không chỉ khác về hướng đi, con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc còn khác con đường cứu nước truyền thống của các vị tiền bối ở cách đi. Người đã lựa chọn lao động làm phương tiện trong quá trình hoạt động của mình.
Người đã đi đến nhiều nước ở châu Âu, châu Mĩ, châu Phi… và làm nhiều nghề lao động khác nhau như phụ bếp, cào tuyết, vẽ tranh… vừa kiếm sống vừa hoạt động. Với những chuyến đi, cuộc khảo sát đó, Người hiểu nắm bắt, hiểu rõ hơn về cách mạng thế giới, tích lũy được nhiều tri thức.
Đặc biệt, sự đồng cảm với đồng bảo mình đã được nâng lên thành sự đồng cảm với nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức.
Cũng qua đó, Người nhận rõ bạn thù, hiểu rõ được bản chất của chủ nghĩa đế quốc. Đây chính là cơ sở quan trọng để Người tiếp cận chủ nghĩa Mác – Lê nin sau này. Người rút ra kết luận: “Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo độc ác; ở đâu người lao động cũng bị bóc lột, áp bức nặng nề ” và “dù màu da có khác nhau, trên đời này cũng chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột, mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi – tình hữu ái vô sản”.
Điều kiện khách quan để Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa MÁc?
Answer
Xu thế phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trên thế giới nói chung và các nước thuộc địa nói riêng.
Thế giới:
Quốc tế cộng sản III (1919) ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt, một thắng lợi vĩ đại của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng sản III kiên quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917) mở ra một thời kì mới: thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc và quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, cho thấy sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác.
Trong nước:
Các phong trào yêu nước theo xu hướng phong kiến, tư sản, nông dân… nổ ra đều thất bại và lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối. Chỉ có một con đường duy nhất là con đường cách mạng vô sản.
Cách mạng Việt Nam đang bị khủng hoảng về đường lối cứu nước và con đường cứu nước. Nhiều phong trào đấu tranh nổ ra nhưng đều thất bại và bị dìm trong biển máu, đời sống nhân dân lầm than cơ cực. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê Nin là con đường cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc đã mất nhiều năm tìm kiếm, giải đáp cho những vấn đề cơ bản cách mạng Việt Nam nói riêng cũng như cách mạng thuộc địa nói chung.
“Sơ thảo lần thứ nhất đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê Nin đã đáp ứng nguyện vọng của Nguyễn Ái Quốc, đó là: độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào và mở ra cánh cửa để Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lê Nin.
Quá trình tìm đường cứu nước và hoạt động chính trị: Nguyễn Ái Quốc thấy ở đâu cũng có sự bóc lột và thấy rõ bản chất của tư sản và phong kiến; nhận thức được quy luật phát triển của lịch sử là thuộc về giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa nhất định sẽ chiến thắng
Nhân tố quyết định việc Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác để tìm ra con đường đúng đắn
Nhân tố quyết định: do nguyên nhân chủ quan
Xuất phát từ quá trình bôn ba tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốcè tự rèn luyện mình từ một người yêu nước trở thành một người cộng sảnè điều kiện thuận lợi tiếp thu CN Mác
Chủ nghĩa yêu nước trong Hồ Chí Minh, với CN M-L có cùng bản chất
Mang tính cách mạng
Đều mang tính dân chủ
Tính nhân văn
Nhằm giải phóng giai cấp, xã hội, con người một cách triệt để
Nhân tố con người
Có khát vọng giải phóng dân tộc
Có sự nhảy cảm về chính trị, tư duy sắc bén
Vốn tri thức được tích lũy trong quá trình hoạt động
Tại sao nói con đường NAQ lựa chọn là đúng đắn
Khẳng định: con đường mà Nguyễn Ái Quốc lựa chọn là con đường cách mạng vô sản. Vì sao đó là con đường đúng đắn là vì:
Cách mạng vô sản là con đường triệt để nhất
Nó đã được chứng minh qua thực tiễn – thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga
Kết quả mà cách mạng vô sản mang lại: vì đại đa số quần chúng nhân dân lao động
Các cuộc cách mạng tư sản (ở Mĩ, Anh, pháp) không đến nơi
Cách mạng vô sản tập hợp được đông đảo lực lượng nhân dân lao động mà nòng cốt là liên minh công nhân – nhân dân thông qua chính đảng của mình
Xu thế phát triển của phong trào cách mạng trên thế giới
Cách mạng Việt Nam đang khủng hoảng về đường lối, các con đường cứu nước trong nước đều lần lược thất bại (phong trào cần vương, phong trào duy tân cải cách….)
ĐCSVN ra đời là đúng đắn
Answer:
Sự ra đời của Đảng đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam đủ sức đảm đương sứ mạng lịch sử của mình lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Định hình ra được quy luật ra đời và phát triển của Đảng cộng sản ở nước ta: Kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn tới sự ra đời cua Đảng.
Đảng có cương lĩnh chính trị là bước vận dụng sáng tạo học thuyết chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng thuộc địa vạo thực tế Việt Nam. Vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận vào thực tiễn.
Về thực tiễn: chấm dứt thời kỳ khủng hoảng và bế tắc về đường lối của phong trào yêu nước, phong trào cách mạng Việt Nam, đã có một cương lĩnh hoàn chỉnh, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho cách mạng Việt Nam.
Tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, đồng thời cũng góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Tại sao vừa mới ra đời, Đảng đã lãnh đạo được cao trào 30-31?
Đảng ta mới ra đời với đường lối đúng đắn, sáng tạo phù hợp – con đường cách mạng vô sản, vì mục tiêu của đại đa số nhân dân lao động…. trong những năm 30 – 31 đảng ta đã rất đã nhạy bén với thời cuộc, xem xét tình hình trong và ngoài nước để đưa ra chủ trương đúng đắn cho cách mạng nước ta lúc bấy giờ.
Mặc dù mới ra đời nhưng mà đảng được đông đảo quần chúng nhân dân, các tầng lớp ủng hộ và tin tưởng đi theo sự lãnh đạo của đảng
Đảng có một lực lượng đảng viên ưu tú, giàu lòng yêu nước, tinh thần cao…
Đảng ra đời đã hình thành được khối liên minh công nhân – nhân dân, phát huy dc sức mạnh to lớn của khối này
Tại sao nói phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào 30-31?|
Vì : Phong trào cách mạng 1930 – 1031 đã diễn ra trên quy mô lớn, hình thức quyết liệt và triệt để. Cụ thể:
Về quy mô, PTCM đã diễn ra trong gần hai năm từ 30 đến 31, kéo dài từ Bắc đến Nam, cả thành thị lẫn nông thôn. Đó là các cuộc đấu tranh của công nhân ở các thành phố lứn như Nam Định, Hà Nội, Vinh – Bến Thủy… Nhiều cuộc biểu tình của nhân dân liên tục diễn ra ở Hà Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An….
Hình thức quyết liệt: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng cách mạng đã đấu tranh từ thấp đến cao, ngày càng sôi nổi. không ngại hi sinh quyết vùng lên chiến đấu giành độc lập tự do. Từ những cuộc bãi công của công nhân cao su Phú Riềng, diên cưa Bến Thủy…đến những cuộc biểu tình đòi giảm sưu cao thuế nặng của nhân dân Thái Bình, Nghệ An , Hà Tĩnh… Khi bị thực dân Pháp trả lời bằng súng đạn, họ đã vùng lên chống lại bằng các cuộc biểu tình có vũ trang hộ trợ: Nhân dân huyện Nam Đàn đốt huyện lị, phá nhà lao; nông dân Thanh Chương bao vây đồn điền Kí Việt…. Điển hình là cuộc biểu tình của nhân dân huyện Hưng Nguyên.
Mang tính chất triệt để: dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng cách mạng ko còn mơ hồ về kẻ thù của dân tộc và giai cấp như trước nữa mà nhằm thẳng vào hai đối tượng là thực dân pháp và địa chủ phong kiến. Bằng sức mạnh quật khởi của mình qua đấu tranh đã khiến cho chính quyền địch ở nhiều địa phương thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh bị tê liệt, tan rã. Trước tình hình đó một chính quyền mới mô phỏng theo Xô Viết ở NGa ra đời với những chính sách tiến bộ đã giải quyết được một số quyền lợi cho người lao động.
Mặc dù bị thực dân Pháp đàn áp dã man nhưng phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh vẫn tiếp tục dâng cao, phát triển thành cuộc đấu tranh vũ trang làm sụp đổ và tan rã hàng mảng chính quyền của đế quốc và phong kiến.
Tại sao Đảng chủ trương đòi dân sinh dân chủ trong thời kỳ 36-39?
Answer: Đảng chủ trương đòi dân sinh, dân chủ trong thời kỳ 36-39 vì:
BCH TW Đảng xác định CM ở ĐD vẫn là: “CM tư sản dân quyền phản đế và điền địa – lập chính quyền của công nông bằng hình thức Xô viết, để dự bị điều kiện đi tới CM xã hội chủ nghĩa”. Nhưng điều kiện về chính trị và tổ chức chưa tới trình độ trực tiếp đánh đổ đế quốc Pháp, lập chính quyền công nông, giải quyết vấn đề điền địa.
Yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống.
Giống và khác nhau giữa chính quyền Xô Viết và chính quyền dân chủ nhân dân?Tại sao Đảng chọn chính quyền dân chủ nhân dân?
Tại sao Đảng chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh?
Vì : Phong trào cách mạng 1930 – 1031 đã diễn ra trên quy mô lớn, hình thức quyết liệt và triệt để. Cụ thể:
Về quy mô, PTCM đã diễn ra trong gần hai năm từ 30 đến 31, kéo dài từ Bắc đến Nam, cả thành thị lẫn nông thôn. Đó là các cuộc đấu tranh của công nhân ở các thành phố lứn như Nam Định, Hà Nội, Vinh – Bến Thủy… Nhiều cuộc biểu tình của nhân dân liên tục diễn ra ở Hà Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An….
Hình thức quyết liệt: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng cách mạng đã đấu tranh từ thấp đến cao, ngày càng sôi nổi. không ngại hi sinh quyết vùng lên chiến đấu giành độc lập tự do. Từ những cuộc bãi công của công nhân cao su Phú Riềng, diên cưa Bến Thủy…đến những cuộc biểu tình đòi giảm sưu cao thuế nặng của nhân dân Thái Bình, Nghệ An , Hà Tĩnh… Khi bị thực dân Pháp trả lời bằng sung đạn, họ đã vùng lên chống lại bằng các cuộc biểu tình có vũ trang hộ trợ: Nhân dân huyện Nam Đàn đốt huyện lị, phá nhà lao; nông dân Thanh Chương bao vây đồn điền Kí Việt…. Điển hình là cuộc biểu tình của nhân dân huyện Hưng NGuyên/.
Mang tính chất triệt để: dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng cách mạng ko còn mơ hồ về kẻ thù của dân tộc và giai cấp như trước nữa mà nhằm thẳng vào hai đối tượng là thực dân pháp và địa chủ phong kiến. Bằng sức mạnh quật khởi của mình qua đấu tranh đã khiến cho chính quyền địch ở nhiều địa phương thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh bị tê liệt, tan rã. Trước tình hình đó một chính quyền mới mô phỏng theo Xô Viết ở NGa ra đời với những chính sách tiến bộ đã giải quyết được một số quyền lợi cho người lao động.
Mặc dù bị thực dân Pháp đàn áp dã man nhưng phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh vẫn tiếp tục dâng cao, phát triển thành cuộc đấu tranh vũ trang làm sụp đổ và tan rã hàng mảng chính quyền của đế quốc và phong kiến.
Tác dụng của phong trào phá và cướp kho thóc của Nhật đối với sự nghiệp cách mạng
Khẩu hiệu đã đáp ứng được nguyện vọng bức thiết của nhân dân lúc bấy giờ chính vì thế đã tạo nên một phong trào đấu tranh mạnh mẽ chưa từng có. Hàng triệu quần chúng đi phá kho thóc của địa chủ dưới nhiều hình thức
Đánh trúng tâm lí của người dân nên phòng trào diễn ra rầm rộ và tạo nên một phong trào mạnh mẽ
Góp phần vào cao trào kháng nhật cứu nước=ètạo sự chuẩn bị sẵn sang trên tất cả các lĩnh vực, tạo niềm tin và ý chí quyết tâm cho nhân dân
Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hoạt động của chúng ta đã dự báo thời cơ cách mạng nước ta
Ngay trong đêm Nhật đảo chính Pháp, ban thường vụ trung ương Đảng họp tại làng đình bảng (từ sơn – bắc ninh, ngày 12/3/1945 ban thường vụ đã ra chỉ thị: “nhật pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
Ý nghĩa:
Chỉ thị như một chương trình hành động một lời hiệu triệu, một ngọn cờ dẫn dắt toàn quan, toàn dân ta đẩy mạnh chuẩn bị cho tổng khỏi nghĩa dành chính quyền
Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo, đúng đắn của đảng ta trước những chuyển biến mau lẹ của tình hình
Hành động của chúng ta dự báo thời cơ cách mạng: thông qua diễn biến của cao trào kháng nhật cứu nước.
Ở khu căn cứ Cao- bắc – lạng việt nam tuyên truyền giải pong quân và cứu quốc quân phối hợp với lục lượng chính trị của quần chúng giải phóng hàng loạt xã châu, huyên… thành lập chính quyền CM
Phong trào phá kho thóc của nhật giải quyết nạn đói
Tại các nhà giam tù chính trị nổi dậy phá nhà lao vượt ngục ra ngoài hoạt động……
è Cao trào kháng nhật cứu nước tạo ra sự chuẩn bị sẵn sang trên tất cả các lĩnh vực để tiến tới tổng khỏi nghĩa dành chính quyền.
Hội nghị quân sự Bắc kì họp ngày 15- 20/4/1945 nhằm đẩy mạng hơn nữa công tác chuẩn bị khỏi nghĩa vụ trang
16/4/1945 ủy ban giải phóng dan tộc việt nam thành lập
è - Kẻ thù đang suy yếu
Quần chúng thống trị không thể chịu bị thống trị được nữa
Đội tiền phong cách mạng tức đảng cộng sản đã sẵn sang lãnh đạo
Các tầng lớp trung gian đã ngã về phía cách mạng
Những hạn chế của luận cương chính trị và nguyên nhân của những hạn chế đó
Answer:
Hạn chế:
Luận cương tháng 10 -1930 không đưa nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu, không nêu ra mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp.
Đánh giá không đúng vai trò CM của tầng lớp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc, chưa thấy được khả năng phân hóa, lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ tham gia CM, do đó Luận cương không đề ra được một liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai.
Nguyên nhân
Luận cương chưa phân tích những mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa nửa phong kiến của Việt Nam.
Do nhận thức giáo điều, máy móc về vấn đề giai cấp, dân tộc trong CM thuộc địa.
Chịu ảnh hưởng trực tiếp tử khuynh hướng “Tả” của Quốc tế Cộng sản và một số Đảng Cộng sản trong thời gian đó. Luận cương tháng 10-1930 đã không chấp nhận những điểm mới, sáng tạo trong Chính cương của Nguyễn Ái Quốc
Qua phong trào 36-39, Đảng đã thật sự trưởng thành
Answer:
Được thể hiện qua 4 nghị quyết của 4 hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương: Hội nghị lần 2 (tháng 7-1936), Hội nghị lần 3 (3-1937), HN lần 4(9-1937), HN lần 5(3-1938)
Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh: BCH TW xác định cách mạng ở Đông Dương vẫn là “cách mạng tư sản dân quyền - phản đế và điền địa”, nhưng yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải thiên đời sống.
Về kẻ thù cách mạng: bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.
Xác định nhiệm vu trước mắt của CM: chống Phát xít, chống chiến tranh đế quốc, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Xác định lực lượng CM: thành lập mặt trận nhân dân phản đế gồm mọi giai cấp, tầng lớp, đảng phái, tôn giáo với nòng cốt là liên minh công nông
Đoàn kết quốc tế: Ủng hộ mặt trận nhân dân Pháp, ủng hộ Chính phủ mặt trận nhân dân Pháp để cùng nhau chống lại kẻ thù chung là bọn Phát xít ở Pháp và bọn phản đông thuộc địa ở Đông Dương.
Hình thức và phương pháp đấu tranh: Kết hợp nhiều hình thức. Vừa đấu tranh công khai vừa nửa công khai, vừa hợp pháp vừa nửa hợp pháp.
Xây dựng tổ chức: Phải chuyển hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai và nửa công khai Nhằm mở rộng quan hệ của Đảng với quần chúng, giáo dục, tổ chức, lãnh đạo quần chúng bằng các hình thức và khẩu hiệu thích.
Nhận thức mới của Đảng vể mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ: Được thể hiện trong văn kiện Chung quanh vấn đề chính sách mới công bố tháng 10 năm 1936. Trong chính sách mới cho rằng : “ Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải gắn kết chặt với cuộc cách mạng liên địa. Nghĩa là không thể nói rằng muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng.”. Tức là với 2 nhiệm vụ này không nhất thiết phải song song tồn tại, mà phải tùy hoàn cảnh mà đặt nhiệm vụ nào lên hàng đầu hoặc giải quyết các nhiệm vụ một cách liên tiếp, đồng thời xác định kẻ thù nào là nguy hiểm nhất để tập trung lực lượng của dân tộc mà đánh cho toàn thắng.
Tóm lại: chủ trương mới của Đảng đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ, xác định mục tiêu trước mắt của CM, từ đó đề ra các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt, thích hợp hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành chính quyền, chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh sau này.
Phong trào 36-39 đã tổ chức, rèn luyện lực lượng cách mạng
Phong trào 36 – 39 được xem là cuộc tập dượt lần hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám.
Qua phong trào, thông qua hoạt động báo chí công khai, đường lối chính sách của đảng, của Quốc tế cộng sản được truyền bá sâu rộng trong quần chúng. NHờ đó, ý thức giác ngộ chính trị của đông đảo quần chúng được nâng lên rõ rệt.
Với hình thức Mặt trận dân chủ Đông Dương, đông đảo quần chúng đã được tập hợp, giác ngộ. Trong đó, công – nông là lực lượng nòng cốt. Ngoài ra còn có sự tham gia của các lực lượng yêu nước và dân chủ như tiểu tư sản, tư sản, địa chủ… Một đội quân chính trị quần chúng được xây dựng hùng hậu trong cho phong trào đấu tranh về sau.
Qua phong trào 36 – 39, Đảng cộng sản Đông Dương cũng đã tích lũy được những bài học kinh nghiệm về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp… Đảng thấy được những hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc…
Tại sao Đảng chủ trương hoà với quân Tưởng khi chúng vào miền Bắc nước ta?
Cách mạng tháng Tám thành công, 2.9.1945 nước VNDCCH ra đời và đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách, nhất là nạn ngoại xâm:
Về chính trị quân sự, lúc này quân đội các nước Đồng minh, dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật Bản lũ lượt kéo vào nước ta.
Từ vĩ tuyến 16 trở ra, 20 vạn quân Tưởng ồ ạt tràn vào nước ta nhằm thực hiện âm mưu “Diệt cộng, cầm Hồ”. Theo sau chúng là bọn Việt gian, phản động trong các tổ chức Việt Quốc, Việt Cách…
Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, núp dưới bong quân ANh, thực dân Pháp đã quay trở lại. Đêm 22 rạng 23.9.45, đthực dân Pháp nổ sung tấn công trụ sở chính quyền cách mạng tại Sài Gòn, mở màn cho quá trình tái chiếm Việt Nam lần hai.
Lúc này trến đất nước ta còn khoảng 6 vạn quân Nhật đang nguyên vũ khí. Hơn nữa, hơn nửa trong số đó nghe theo lời quân Anh đã đứng về phía Pháp, chống lại lực lượng cách mạng.
Trong bối cảnh đó, các lực lượng phản động trong các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo cũng ngóc đầu dậy hoạt động chống phá cách mạng.
Trong khi đó chính quyền của ta còn non trẻ, quân đội với số lượng ít, trang bị vũ khí còn thô sơ. Chưa bao giờ đất nước ta lại có nhiều thế lực ngoại xâm và nội phản như vậy.
Về kinh tế, nền nông nghiệp nước ta vốn lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nạn đói 45 khiến hàng vạn người chết.
Về tài chính, ngân sách quốc gia hầu như trống rỗng.
Về văn hóa xã hội, do tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân phong kiến để lại nên có hơn 90% dân số nước ta mù chữ. Các tệ nạn xã hội hoành hành.
Trước muôn vàn khó khăn sau cách mạng tháng Tám thành công, đặc biệt là nạn ngoại xâm và nội phản đang âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh vạch rõ: tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, phải triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong lòng hàng ngũ đối phương để phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù. Trên cơ sở đó, ta chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Tưởng, thực hiện nhân nhượng có nguyên tắc với chúng.
Những biện pháp Đảng đưa ra để hoà với quân Tưởng?
Trước muôn vàn khó khăn sau cách mạng tháng Tám thành công, đặc biệt là nạn ngoại xâm và nội phản đang âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh vạch rõ: tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, phải triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong lòng hàng ngũ đối phương để phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù. Trên cơ sở đó, ta chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Tưởng, thực hiện nhân nhượng có nguyên tắc với chún.
Tại phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa I (2.3.46) ta đồng ý nhường cho Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội, không thông qua bầu cử, một ghế Phó Chủ tịch nước (Nguyễn Hải Thần), 4 ghế bộ trưởng (Bộ ngoại giao, bộ kinh tế, canh nông và bộ xã hội). Còn đối với hai bộ quan trọng là bộ nội vụ và bộ quốc phòng, Hồ Chí Minh mời hai nhà yêu nước trung gian là cụ Huỳnh Thúc Kháng và luật sư Phan Anh.
11/11/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán” nhưng thực chất là tạm thời rút lui vào hoạt động bí mật, tiếp tục lãnh đạo đất nước, lãnh đạo chính quyền cách mạng.
7/1946, với sự giúp đỡ của Đảng cộng sản, giới tri thức yêu nước thành lập Đảng xã hội Việt Nam.
Ta đồng ý cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải cho quân Tưởng, đồng ý tiêu tiền quan kim quốc tệ trên thị trường.
Đối với các tổ chức phản cách mạng, chính quyền cách mạng dựa vào quần chúng nhân dân kiên quyết vạch trần âm mưu và hoạt động của chúng. Những kẻ phá hoại có đủ bằng chứng thì trừng trị theo pháp luật.
Chính nhờ chính sách nhân nhượng có nguyên tắc của Đảng, Chính phủ, Hồ Chí Minh đã hạn chế các hoạt động phá hoại của quân trung hoa dân quốc và tay sai, tạo điều kiện để cả nước ta tập trung cho nhiệm vụ chống Pháp ở Nam Bộ.
Tại sao chúng ta hoà với Pháp?
Với nguyên tắc của ta là: thêm bạn bớt thù tránh cùng lúc đụng độ với nhiều kẻ thù ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946 ta chủ trương hòa tưởng đánh pháp
Tuy nhiên do tình thế thay đổi từ ngày 6/3/1946 đến trước 19/12/1946 ta lại chủ trương hòa pháp đuổi tưởng ra khỏi nước ta
Sau khi pháp chiếm hết các đô thị ở Nam bộ và Nam trung bộ, thực dân pháp đề ra kế hoạch tiến quân ra bắc nhằm thôn tính nước ta nhưng chúng gặp án ngữ 20 vạn quân tưởng và lực lượng kháng chiến của ta
Bên trung quốc phong trào cách mạng lên cao, tưởng giơí thạch lo sợ nên muốn rút quân về nước để đối phó. Trước khi đi chúng muốn có thêm quyền lợi nên đã kí với pháp hiệp ước Hoa – pháp ngày 28/2/1946
Nội dung:
Chấp nhận cho pháp đưa quân ra bắc giải giáp tước khí giới quân Nhật
Pháp trả lại cho THDQ các tô giới, nhượng địa cho pháp trên đất trung quốc
Cho phép hàng hóa tưởng qua cảng hải phòng và vân nam không phải đóng thuế
èĐặt nước ta giữa hai lựa chọn:
Cần súng chống Pháp khi chúng đến miền Bắc
Hòa pháp mượn tay pháp để đuổi tưởng
Để tránh đối phó với nhiều kẻ thù trong khi nước ta mới dành được độc lập còn nhiều yếu kém về mọi mặt (lấy một số dẫn chứng)
3/3/1946 ban thường vụ trung ương đảng họp do HCM chủ trì đã chọn giải pháp hòa để tiến.
Giới thiệu những mốc lịch sử (trong năm 1946) đàm phán hoà hoãn giữa ta với Pháp?
3/3/1946 ban thường vụ trung ương đảng họp do Chủ Tịch Hồ Chí Minh chủ trì quyết định chọn giải pháp “hòa để tiến”
6/6/1946 tại Hà Nội chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, kí với G. Xanhtoni đại diện chính phủ pháp bản hiệp định sơ bộ
Sau khi kí hiệp định sơ bộ ta nghiem chỉnh chấp hành nhưng Pháp lại vi phạm lệnh ngừng bắn ở Nam Bộ
1/6/1946 Pháp thành lập chính phủ Nam kì tự trị hòng tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam
19/4/1946 – 11/5/1946 Hội nghị trù bị giữa chính phủ Pháp – Việt Nam ở Đà Lạt họp trao đổi những vấn đề được đề cập tại đàm phán chính thức ở Pari nhưng không có kết quả
31/5/1946 Phái đoàn Việt Nam do đồng chí Phạm Văn Đồng đứng đầu đã sang Pháp, chủ tịch Hồ Chí minh được mời với tư cách là thượng khách của Pháp
6/7/1946 cuộc đàm phán chính thức giữa chính phủ Pháp và chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tại lâu đài phông ten nô blo nhưng do lập trường hai bên khác nhau nên đàm phán kéo dài hơn hai tháng nhưng không có kết quả, tình hình bang giao Việt Nam - pháp căng thẳng, nguy cơ một cuộc chiến tranh đến gần.
Trước tình hình đó để có thêm thời gian hòa hoãn nhằm xây dựng, củng cố lục lượng và làm cho nhân dân pháp nhân dân thế giới thấy rõ thiện chí hòa bình của nước ta và giã tâm xâm lược của pháp HCm đã kí tạm ước với pháp ngày 14/9/1946 cho pháp một số quyền lợi kinh tế văn hóa ở VN
Kháng chiến toàn dân là gì? Tại sao phải kháng chiến?
Answer:
Là cuộc kc lấy all tinh thần, lực lượng, sức người, sức của của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
Do:
Lực lượng của ta còn non yếu, nên phải huy động sức mạnh toàn dân
Phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết của dt
Cuộc kc vì lợi ích của nd
Kháng chiến toàn diện là gì? Tại sao phải kháng chiến?
Answer:
Là đkiện của kc toàn dân, là cuộc kc trên all các mặt: kt, văn hóa, chính trị…
Do:
Tương quan lực lượng ko cân đối
Chống lại âm mưu lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của địch
Việt Nam là tiêu điểm của những mâu thuẫn thời đại?
Xuất phát từ lý luận về mâu thuấn không đều: không đều về không gian, thời gian. Hiện Việt Nam đang tập trung 4 mâu thuẫn của thời đại đó là:
Phong trào giải phóng dân tộc mâu thuẫn với chủ nghĩa đế quốc
Hệ thống xã hội chủ nghĩa với tư bản chủ nghĩa
Vô sản và tư sản
Chiến tranh và hòa bình
Trong đó 2 mâu thuẫn cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa “phong trào giải phóng dân tộc mâu thuẫn với chủ nghĩa đế quốc” và “vô sản và tư sản”. Yêu cầu đặt ra của cách mạng là phải tiến hành giải quyết toàn diện và triệt để 2 mâu thuẫn trên, trong đó giải phóng dân tộc là quan trọng nhất vì khi giải quyết được mâu thuẫn này thì những mâu thuẫn khác sẽ dễ dàng giải quyết được.
Điều kiện để cách mạng miền Nam khởi nghĩa vũ trang
Tình hình thế giới lúc này diễn biến khá phức tạp. Nhiều nước đã giành được độc lập.
Trong nước: miền bắc đang trong thời kỳ bước đầu xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội theo con đường xã hôi chủ nghĩa. Mỹ âm mưu chia rẽ nước ta làm 2 miền. Miến nam trở thành thuộc địa kiểu mới của mỹ. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta ở miền nam với bọn đế quốc xâm lược, mâu thuẫn giữa nhân dân với giai cấp địa chủ phong kiến trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Khí thế sục sôi căm thù quân giặc và xu thế cùng xây dưng đất nước của quần chúng nhân dân cả nước là điều kiện thuận lợi để đảng họp và ra nghị quyết trung ương 15 khóa II quyết định khởi nghĩa vũ trang.
Phương pháp cách mạng được nghị quyết chỉ ra đó là cách mạng Việt Nam chỉ có thể là con đường bạo lực cách mạng, lấy sức mạnh của quần chúng nhân dân và lực lượng chính trị chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang lsstj đổ chế đọ tay sai và đế quốc mỹ.
Tại sao nói: Mặc dù Mỹ đưa hàng chục vạn quân viễn chinh vào miền Nam nước ta nhưng so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch không có sự thay đổi lớn?
Miền Nam đã đạt và vượt các mục tiêu về kinh tế, văn hoá, từ đó, đáp ứng đủ điều kiện để kháng chiến chống Mỹ. Đó là một động lực lớn cho cuộc kháng chiến.
Sự chi viện sức người, sức của của Miền bắc đối với Miền Nam, từ đó làm tinh thần Miền Nam phấn chấn, thể hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc.
Ba công cụ của “ chiến tranh đặc biệt” (ngụy quân, ngụy quyền, cấp chiến lược và đô thị) đều bị quân dân ta tấn công liên tục. Chiến lược chiến tranh đặc biệt đã bị dập tắt, làm tinh thần Miền Nam lên mức cao nhất, sẵn sàng cho cuộc chiến tranh.
Tuy rằng, địch đã đưa quân ào ạt vào Miền Nam, tuy nhiên, sự thất vọng và chán chường của quân đội Mỹ không khả quan khi chúng ta đã dặp tắt “chiến tranh đặc biệt”, làm cho tinh thần quân đội Mỹ nhụt chí. Do vậy, cho dù quân đội Mỹ có nhiều hơn chúng ta nhưng chúng ta không hề thua kém Mỹ khi chúng ta có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, cùng sự giúp sức của Miền bắc.
Mặc dù có chiến tranh phá hoại do đế quốc Mỹ gây ra nhưng sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vẫn có thể phát triển được?
Answer:
Có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, kịp thời của Đảng CSVN
Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta
Miền Bắc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là một hậu phương lớn, hết lòng chi
viện cho tiền tuyến lớn miền Nam
Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.
Sự ủng hộ nhiệt tình của CP và ND tiến bộ thế giới
Những điểm không đúng trong nội dung công nghiệp hoá do Đại hội IV xác định?
Answer:
ĐH IV (12/1976) đề ra đường lối CNH XHCN
Mục đích của CNH: đẩy mạnh CNH XHCN để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn
Nội dung chính:
Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
Vừa xây dựng kinh tế TW vừa phát triển kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.
ĐH lại đề ra mục tiêu cao hơn khả năng thực thế “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng” trong điều kiện chiến tranh kéo dài, vừa bị tàn phá nặng nề, vừa không thể tập trung sức người, sức của cho CNH, đồng thời nước ta là một nước có xuất phát điểm thấp từ một nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn. Không tập trung giải quyết vê căn bản vấn đề lttp, hàng td cho nhân dân. Đó là những sai lầm xuất phát từ chủ quan duy ý chí trong nhận thức và chủ trương CNH
Nội dung công nghiệp hoá do Đại hội V của Đảng xác định?
Đại hội V (3-1982) đã xác định nội dung chính của CNH trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ ở nước ta là phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; phát triển công nghiệp nặng cần có mức độ, vừa sức nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho công nghiệp nhẹ và nông nghiệp.
Nội dung công nghiệp hoá XHCN do Đại hội VI xác định?
Đại hội VI đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương CNH thời kì 1960-1985
Chúng ta đã sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật, cải tạo XHCN và quản lí kt… do tư tưởng nóng vội muốn bỏ qua những bước đi cần thiết trong khi chưa đủ các điều kiện cần thiết
Cơ cấu kt thiên về CN nặng, công trình quy mô lớn không tập trung giải quyết vê căn bản vấn đề lttp, hàng td, và hàng xkàđầu tư nhiều nhưng ko mang lại kq
Không thực hiện nghiêm chỉnh NQ ĐH V: vẫn chưa coi NN là mặt trận hàng đầu, CN ko phục vụ kịp thời NN và CN nhẹ
Vì sao công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức?
Answer
Gắn CNH với HĐH vì
Đặc điểm của nước ta là nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển, lại bị chiến tranh phá hoại nặng nề, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp trước đây dẫn đến nền kinh tế bị tụt hậu so với thế giới, điều đó đòi hỏi nước ta phải tiến hành công nghiệp hóa.
Bối cảnh thế giới: sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nếu nước ta không kịp thời tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì sẽ bị bỏ lại phía sau. Đồng thời nước ta tận dụng được lợi thế của nươc phát triển sau, tiếp thu được công nghệ mà không phải bỏ công sức ra để tìm tòi, phát minh.
Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, số nước bắt đầu chuyển sang nền kinh tế tri thức yêu cầu nước ta phải bắt kịp xu thế đó.
CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức vì
CNH - HDH phải gắn với phát triển nền kinh tế tri thức vì trên thế giới nhiều nước đang chuyển từ nước công nghiệp sang phát triển kinh tế tri thức. Do đó ta tận dụng được lợi thế của một nước phát triển sau, ta ko cần phát triển tuần tự mà phát triển theo con đường rút ngắn
Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đặc trưng của kinh tế tri thức:
Tất cả những ngành tác động đến nền kinh tế là những ngành dựa vào tri thức, dựa vào thành tựu mới của KHCN
Những ngành kinh tế truyền thống được ứng dụng KHCN cao
Đặc điểm của kinh tế tri thức:
LLSX – trí thức: trở thành yếu tố hàng đầu quyết định đến sự tăng trưởng ktế
Công nghệ thông tin: thông tin là tài nguyên của quốc gia và nền kinh tế có hệ thống mạng thông tin được phát triển rộng rãi.
Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hoá, sáng tạo và học tập trở thành nhu cầu và đổi mới thường xuyên.
Nhiều điều tưởng như nghịch lí: giá trị sử dụng của hàng hoá càng cao thì giá bán càng rẻ, cái đã biết không còn giá trị và tìm ra cái chưa biết sẽ làm mất giá trị của cái đã biết.
Vì vậy, phát triển CNH, HĐH cần phải gắn với phát triển kt tri thức
Hạn chế của cơ chế hành chính tập trung bao cấp?
Answer:
Nền kt do NN quản lí = mệnh lệnh HC áp đặt từ trên xuống dướiàTriệt tiêu khả năng sáng tạo, năng động của nền kt
Cq HC can thiệp quá sâu vào hoạt động sx nhưng ko chịu trách nhiệm về vật chất và trách nhiệm pháp lí đối với q’định của mình, thiệt hại do NN gánh chịu. Các doanh nghiệp ko có quyền tự chủ.
Quan hệ hàng hóa-tiền tệ bị coi nhẹ
Bộ máy quản lí cồng kềnh, nhiều cấp trung gian, đội ngũ quản lí kém năng lực, phong cách cửa quyền
è Thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ KHCN, triệt tiêu động lực kt đối với người LĐ, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sx kinh doanh. Khi áp dụng thành tựu KHCN thì bộc lỗi nhiều khuyết điểm khiến nền kt rơi vào khủng hoảng, trì trệ
Tính tích cực của cơ chế thị trường?
Answer:
Đã chuyển đổi thành công thể chế kinh tế, đường lối đổi mới đã được thể chế hóa thành pháp luật, tạo ra hành lang pháp lí cho KTTT định hướng XHCN hình thành và phát triển
Chế độ sở hữu nhiều hình thức và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được hình thành
Các loại hình thị trường đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới
Quản lí thị trường của nhà nước đã có sự thay đổi
Cần phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội
Hạn chế của cơ chế thị trường?
Answer:
Quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế mới còn chậm, hệ thống pháp luật, chính sách chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ nên chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập
Đổi mới sắp xếp lại khu vực DNNN chưa đáp ứng được yêu cầu gây thất thoát tài sản của nhà nước
Các yếu tố thị trường và các loại hình thị trường hình thành và phát triển còn chậm,thiếu đồng bộ
Hiệu lực quản lí của bộ máy quản lí nhà nước còn thấp mới chậm, chất lượng dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục còn thấp
Môi trường chưa được giải quyết tốt
Đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN VN?
Answer:
Là NN của dân, do dân và vì dân, all quyền lực thuộc về nd
Là NN quyền lực là thống nhất, có sự phân công và phối hợp trong 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp
Là NN được tổ chức trên cơ sở HP và PL, bảo đảm cho HP và PL giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ xh
Là NN luôn luôn bảo đảm quyền con người và quyền công dân
L à NN do một Đảng lãnh đạo và có sự giám sát của MTTQ và các thành viên
Những giải pháp để hạn chế sự phân hoá giàu nghèo ở nước ta hiện nay?
Answer:
Khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, làm giàu theo pháp luật và không quay lưng lại XH
Bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu nhập chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Xây dưng hệ thống an sinh XH đa dạng
Đa dạng hoá các loại hình cứu trợ XH
Phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả
Thuận lợi, khó khăn trong thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta hiện nay?
Thuận lợi:
Mỗi thời điểm lịch sử khác nhau, thì việc thực hiện sự công bằng và bình đẳng xã hội là khác nhau. Ngày nay, dân trí được nâng cao hơn trước. Người dân được tiếp nhận nhiều luồng thông tin đa dạng, kịp thời qua hệ thống báo chí, truyền thanh, truyền hình, internet; việc giao lưu xã hội cũng thuận lợi, dễ dàng hơn trước. Người dân nắm được nhiều thông tin về quản lý, điều hành, hoạt động của các cơ quan công quyền nhà nước, cũng như ngày càng hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ của họ.
Khó khăn
Thực hiện sự công bằng và bình đẳng xã hội còn phụ thuộc vào môi trường làm ăn, sinh sống của từng giới, từng tầng lớp xã hội, nhóm dân cư. Mỗi môi trường cụ thể có những nhu cầu, những đòi hỏi cụ thể về quyền lợi vật chất và tinh thần khác nhau. Đồng thời, việc sử dụng, khai thác các điều kiện cần thiết cho sinh sống, làm ăn còn chịu ảnh hưởng của từng hoàn cảnh gia đình và cá nhân. Gia đình giúp các thành viên tận dụng các yếu tố công bằng và bình đẳng xã hội để tháo gỡ khó khăn, nâng cao đời sống nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào mỗi gia đình. Đối với từng cá nhân lại tuỳ thuộc vào khả năng tiếp nhận, vận dụng cơ hội, phát huy sáng kiến có lợi nhất cho công việc của mình cũng lại rất khác nhau. Do đó, việc thực thi công bằng và bình đẳng xã hội không đem lại những kết cục giống nhau cho mọi đối tượng, không xoá bỏ sự bất bình đẳng giữa họ với nhau, đặc biệt là về thu nhập, cũng như việc tổ chức đời sống gia đình và hạnh phúc cá nhân.
Tại sao phải giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong hội nhập hiện nay?
Answer: vì
Bản sắc dân tộc là sức sống bên trong của một dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc VN được vun đắp qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Bản sắc dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng, cơ bản thuộc về sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo giúp dân tộc đó giữ vững được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán so với bản thân mình trong quá trình phát triển.
Hơn nữa, trong quá trình hội nhập thì ngoài những thuận lợi thì còn những khó khăn về văn hóa lai căng từ bên ngoài du nhập vào nước ta.
Vì vây, cần phải giữ gìn bản sắc dân tộc trong hội nhập để giữ được tính duy nhất, tính thống nhất và hồn của dân tộc, tinh hoa dân tộc, cái gốc rễ mới có thể đứng vững trên trường quốc tế.
Thuận lợi và khó khăn trong hội nhập?
Answer:
Thuận lợi
Xu thế hoà bình, hợp tác phát triển và xu thế toàn cầu hoá kinh tế tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế.
Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lực của nước ta trên trường quốc tế, tạo tiền đề mới cho quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế.
Khó khăn
Những vấn đề về toàn cầu hoá như phân hoá giàu nghèo, dịch bệnh...gây ra tác động tiêu cực đối với nước ta.
Sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả ba cấp độ: Sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia cùng với đó những biến động thị trường quốc tế đang là thách thức to lớn đối với nền kinh tế VN.
Lợi dụng qúa trình toàn cầu hoá các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" chống phá chế độ chính trị và sử ổn định, phát triển của nước ta
Phương châm đối ngoại của Đảng hiện nay?
èAnswer:
Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu ổn định, bền vữngè tạo vị thế của nước ta trên trường quốc tế, bình đẳng với các thành viên khác khi tham gia vào việc hoạch định chính sách toàn cầu.
Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp
Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO: đồng bộ hệ thống pháp luật, đa dạng hóa các hình thức sở hữu, phát triển kinh tế nhiều thành phần…
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy NN: loại bỏ thủ tục HC ko phù hợp, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát chính sách, cơ chế quản lí…
Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế
Giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập
Xây dựng và vận hành có hiệu quả mạng lưới an ninh, xh
Giữ vững và tăng cường an ninh, quốc phòng trong quá trình hội nhập
Phối hợp chặt chẽ hoặt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao NN và đối ngoại nhân dân, chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại.
Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của NN đối với các hoạt động đối ngoại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề cương ôn đường lối của trường dh luật hà nội.doc