Báo cáo Tóm tắt phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam 2010

Việt Nam đã đạt được những thành công nhanh chóng về kinh tế và tiến bộ đáng kể về xã hội chỉ trong hai thập kỷ qua, đạt được vị thế quốc gia có thu nhập dưới trung bình năm 2009. Là quốc gia dẫn đầu khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trong việc đạt được hầu hết các Mục tiêu Phát Triển Thiên Niên kỷ (MDG) ở cấp quốc gia và đang trong kế hoạch đạt được các mục tiêu khác vào năm 2015. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á, và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quyền Trẻ em (CRC) vào năm 1990, và đã tiếp tục thể hiện sự lãnh đạo có tầm nhìn cho xấp xỉ 30 triệu trẻ em (khoảng một phần ba tổng dân số). Việt Nam rõ ràng đã đạt được những tiến bộ lớn cho trẻ em và trong thời gian khá ngắn. Nhưng vẫn còn một bộ phận trẻ em và vị thành niên ở Việt Nam tiếp tục sống trong điều kiện chưa được hưởng quyền và chưa hòa nhập với xã hội. Ví dụ, chăm sóc y tế có chất lượng, giáo dục trung học và nước sạch vẫn chưa tiếp cận được một cách bình đẳng với mọi trẻ em.Tình trạng không hòa nhập xã hội do một vài nhân tố gây ra bao gồm sự chênh lệch về kinh tế, bất bình đẳng giới và sự khác biệt đáng kể giữa vùng nông thôn và thành thị, cũng như giữa các vùng địa lý. Người dân tộc thiểu số vẫn là nhóm người nghèo nhất và ít được hưởng lợi nhất từ sự phát triển kinh tế của quốc gia. Nghèo đói vẫn khiến một số trẻ em bỏ học, sống lang thang hoặc tham gia vào các hành vi có nguy cơ như làm mại dâm để kiếm sống.

pdf24 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2782 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tóm tắt phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1bÁO CÁO tóm tắt PHÂN tÍCH tHÌNH HÌNH tRẺ Em tẠI VIỆt NAm 2010 bỐI CẢNH PHÁt tRIểN Và QUẢN tRỊ CủA QUỐC GIA Việt Nam đã đạt được những thành công nhanh chóng về kinh tế và tiến bộ đáng kể về xã hội chỉ trong hai thập kỷ qua, đạt được vị thế quốc gia có thu nhập dưới trung bình năm 2009. Là quốc gia dẫn đầu khu vực Châu Á- thái bình Dương trong việc đạt được hầu hết các mục tiêu Phát triển thiên Niên kỷ (mDG) ở cấp quốc gia và đang trong kế hoạch đạt được các mục tiêu khác vào năm 2015. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á, và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quyền trẻ em (CRC) vào năm 1990, và đã tiếp tục thể hiện sự lãnh đạo có tầm nhìn cho xấp xỉ 30 triệu trẻ em (khoảng một phần ba tổng dân số). Việt Nam rõ ràng đã đạt được những tiến bộ lớn cho trẻ em và trong thời gian khá ngắn. Nhưng vẫn còn một bộ phận trẻ em và vị thành niên ở Việt Nam tiếp tục sống trong điều kiện chưa được hưởng quyền và chưa hòa nhập với xã hội. Ví dụ, chăm sóc y tế có chất lượng, giáo dục trung học và nước sạch vẫn chưa tiếp cận được một cách bình đẳng với mọi trẻ em.tình trạng không hòa nhập xã hội do một vài nhân tố gây ra bao gồm sự chênh lệch về kinh tế, bất bình đẳng giới và sự khác biệt đáng kể giữa vùng nông thôn và thành thị, cũng như giữa các vùng địa lý. Người dân tộc thiểu số vẫn là nhóm người nghèo nhất và ít được hưởng lợi nhất từ sự phát triển kinh tế của quốc gia. Nghèo đói vẫn khiến một số trẻ em bỏ học, sống lang thang hoặc tham gia vào các hành vi có nguy cơ như làm mại dâm để kiếm sống. Có những nhân tố kinh tế và chính trị quan trọng lý giải sự phát triển kinh tế xã hội lớn trong thời gian gần đây. Những nhân tố này bao gồm quá trình Đổi mới, là sự chuyển đổi mô hình kinh tế tạo ra những chuyển biến chính về mặt kinh tế chưa từng có của đất nước. Gần đây, những thay đổi về phát triển và kinh tế xã hội nhanh chóng trong mười năm qua, và những tiến bộ đạt được liên quan đến mDGs đã tạo ra bối cảnh toàn diện cho đất nước. Việt Nam đã có những cam kết quan trọng đối với các điều ước quốc tế nhân quyền, và đã lồng ghép những cam kết này vào các văn bản luật pháp và chính sách quốc gia quan trọng để cải thiện cuộc sống của trẻ em. Việc phân bổ ngân sách cho các lĩnh vực 2 bÁO CÁO tóm tắt PHÂN tÍCH tHÌNH HÌNH tRẺ Em tẠI VIỆt NAm 2010 xã hội (đặc biệt là y tế và giáo dục) và đối với giảm nghèo đã tăng, cho thấy cam kết ngày càng gia tăng của Chính phủ. Vấn đề bất bình đẳng giới vẫn có một số thách thức. Những thách thức này bao gồm tỷ lệ tử vong bà mẹ cao, đặc biệt ở khu vực vùng núi và vùng sâu vùng xa, buôn bán phụ nữ, bạo lực gia đình, mất cân bằng trong tỷ lệ giới tính khi sinh và tỷ lệ nạo phá thai cao. Trẻ em nghèo ở Việt Nam hiện nay còn phổ biến và còn nghiêm trọng hơn những gì người ta thường nghĩ. Điều này là bởi vì những kỹ thuật và phương pháp được sử dụng để đo lường nghèo trẻ em ở Việt Nam, tập trung vào những trẻ em sống trong các hộ gia đình được xác định là nghèo theo chuẩn nghèo về tiền tệ của quốc gia, trên thực tế có những hạn chế quan trọng. Do đó cần phải nghĩ về nghèo trẻ em theo cách mới, bao gồm sử dụng các biện pháp mới để đo lường nghèo trẻ em, và những cách mới để lồng ghép các mối quan tâm về trẻ em nghèo vào thiết kế và thực thi các chính sách công. Việt Nam gần đây đã xây dựng cách tiếp cận đa chiều đối với nghèo trẻ em, dựa vào một số nhóm: giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nơi ở, nước và vệ sinh, lao động trẻ em, giải trí, hòa nhập xã hội và bảo vệ. Sử dụng cách tiếp cận này, khoảng 1/3 số trẻ em dưới 16 tuổi là nghèo. Số lượng này xấp xỉ 7 triệu trẻ em. Không có sự khác biệt nào đáng kể giữa nam và nữ, nhưng có sự khác biệt lớn giữa khu vực thành thị-nông thôn, và sự khác biệt giữa các vùng miền. Cách đo lường đa chiều này và nghèo về tiền tệ xác định được các nhóm trẻ em khác nhau, cho thấy hai cách này đưa ra hai bức tranh khác nhau về nghèo trẻ em. 3bÁO CÁO tóm tắt PHÂN tÍCH tHÌNH HÌNH tRẺ Em tẠI VIỆt NAm 2010 Hình 1: Nghèo trẻ em đa chiều và nghèo trẻ em tiền tệ, 2008 5 26 13 61 21 13 34 22 62 29 0 10 20 30 40 50 60 70 Thành thị Nông thôn Trẻ em dân tộc Kinh/Hoa Trẻ em dân tộc Thiểu số Chung Nghèo trẻ em tiền tệ Nghèo trẻ em đa chiều P hầ n tră m Nguồn: GSO (2010) Kết quả khảo sát Mức sống hộ gia đình Việt Nam 2008 Hình 2: Nghèo trẻ em đa chiều và nghèo trẻ em tiền tệ theo vùng, 2008 12 41 26 33 3 16 11 46 22 39 13 53 0 10 20 30 40 50 60 Đồng bằng sông Hồng Vùng trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung Tây nguyên Đông bắc Đồng bằng sông Cửu long Nghèo trẻ em tiền tệ Nghèo trẻ em đa chiều Ph ần tr ăm Nguồn: GSO (2010) Kết quả khảo sát Mức sống hộ gia đình Việt Nam 2008 bên cạnh khuôn khổ pháp luật sâu rộng về quyền trẻ em, Việt Nam cũng đã thực hiện một số các chính sách và chương trình quốc gia quan trọng để thúc đẩy và bảo vệ phúc lợi của 4 bÁO CÁO tóm tắt PHÂN tÍCH tHÌNH HÌNH tRẺ Em tẠI VIỆt NAm 2010 trẻ em. Những chương trình và chính sách này bao gồm các Chương trình mục tiêu Quốc gia, các Chương trình hành động vì trẻ em và các chính sách phúc lợi và an sinh xã hội. Có nhiều cơ quan chịu trách nhiệm chính đối với quyền trẻ em. Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và các tổ chức đoàn thể xã hội và chính trị thông qua các chương trình, chiến lược, chính sách, nghị quyết và chỉ thị về mặt chính trị, và bằng cách giám sát việc thực hiện các chương trình này. Quốc Hội, thực hiện vai trò giám sát tối cao các hoạt động của Nhà nước bao gồm một số ủy ban làm việc trực tiếp liên quan đến trẻ em, như ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh thiếu niên và Nhi đồng (Ub VH-GD-ttN&NĐ), ủy ban Các vấn đề xã hội, ủy ban Kinh tế và ủy ban tài chính và Ngân sách. trong Chính phủ, bộ Lao động, thương binh và Xã hội (bộ LĐ- tb&XH) chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với quyền trẻ em, cùng với các bộ ngành có liên quan khác đóng vai trò chủ chốt trong các lĩnh vực tương ứng của họ như bộ Y tế về sức khỏe bà mẹ và trẻ em, và bộ Giáo dục và Đào tạo đối với giáo dục tiểu học, trung học và mầm non. Ngành tư pháp đóng vai trò quan trọng, và Việt Nam đã có những nỗ lực không ngừng để cải thiện khuôn khổ pháp lý cho trẻ em và làm rõ cơ cấu tổ chức và hoạt động của tòa án. Xã hội dân sự đang dần dần phát triển, và vai trò quan trọng của nó ngày càng được thừa nhận. Các tổ chức đoàn thể thuộc mặt trận tổ quốc hoạt động rất tích cực ở cấp cơ sở. Các cơ quan truyền thông tham gia vào việc cải thiện truyền thông liên quan đến quyền trẻ em, bao gồm nâng cao nhận thức về các vấn đề chủ chốt. Gia đình là nền tảng và là đơn vị xã hội cơ bản ở Việt Nam. Hiện nay có xu hướng tiến tới gia đình hạt nhân, có nhiều hộ gia đình do nữ giới làm chủ hộ hơn và có sự gia tăng về đổ vỡ gia đình. Vai trò về giới trong gia đình vẫn còn hiện hữu. một tập hợp các đối tượng chịu trách nhiệm quan trọng đối với trẻ em là các nhà cung cấp dịch vụ công lập và ngoài công lập. trong thập kỷ qua, khu vực tư nhân đã đóng vai trò ngày 5bÁO CÁO tóm tắt PHÂN tÍCH tHÌNH HÌNH tRẺ Em tẠI VIỆt NAm 2010 càng quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội liên quan đến trẻ em, kết quả là các chính sách của Chính phủ về “xã hội hóa” các dịch vụ xã hội cơ bản. theo chính sách này, phí người sử dụng đã được đưa ra. Năm 2006, các hộ gia đình dành hơn 6% tổng chi tiêu hàng tháng vào giáo dục và tỷ lệ tương tự dành cho y tế, hơi tăng từ năm 2002 khi các tỷ lệ này là dưới 6%. Xu hướng hiện nay cho thấy có sự bất bình đẳng gia tăng về chất lượng và số lượng các dịch vụ công giữa nguời dân thành thị và nông thôn, và giữa người giàu và người nghèo. Các điều kiện kinh tế kém phát triển cũng cản trở việc cung cấp các dịch vụ công có liên quan đến trẻ em ở các tỉnh nghèo (chủ yếu là nông thôn). Việc lập kế hoạch và lập ngân sách khá phức tạp và diễn ra ở nhiều cấp. Khuôn khổ lập kế hoạch quan trọng nhất là Kế hoạch Phát triển kinh tế-xã hội quốc gia 5 năm (KHPt KtXH) trên cơ sở các kế hoạch của ngành và các KHPt KtXH năm được xây dựng ở các cấp địa phương. Việt Nam hiện đang cải cách các quá trình lập kế hoạch và lập ngân sách để phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và với bối cảnh phân cấp quản lý nhà nước. Phân bổ ngân sách cho quyền trẻ em được bao gồm trong dòng ngân sách cho ngành như y tế cơ bản và giáo dục. Chi ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực xã hội, đặc biệt là y tế, giáo dục đang tăng dần, y tế chiếm 4% và giáo dục và đào tạo chiếm gần 14% chi ngân sách trung ương trong năm 2007, so với 3% và 11% tương ứng trong năm 2000. Chính phủ đã đầu tư vào việc xây dựng và tăng cường các hệ thống giám sát. Đã có các chỉ số liên quan cụ thể đến trẻ em và các cuộc khảo sát quốc gia thu thập dữ liệu về trẻ em. Và hiện đang thực hiện việc điều phối và tập hợp tất cả các dữ liệu liên quan đến quyền trẻ em và các chỉ số vào hệ thống dữ liệu trung ương. Hiện chưa có cơ quan giám sát quyền trẻ em độc lập, như ủy ban Quyền trẻ em đã khuyến nghị năm 2003, mặc dù đã có nhiều cơ quan (Ví dụ Quốc Hội, bộ LĐ-tb&XH và tổng cục thống kê) giám sát tác động của các luật pháp, chính sách và sáng kiến cụ thể liên quan đến trẻ em. 6 bÁO CÁO tóm tắt PHÂN tÍCH tHÌNH HÌNH tRẺ Em tẠI VIỆt NAm 2010 7bÁO CÁO tóm tắt PHÂN tÍCH tHÌNH HÌNH tRẺ Em tẠI VIỆt NAm 2010 Sự sống còn của trẻ em Tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và trẻ nhỏ đã giảm xuống còn một nửa trong giai đoạn từ năm 1990-2006, nhưng những cách biệt vẫn còn tồn tại, với việc tỷ lệ tử vong cao hơn ở khu vực dân tộc thiểu số, người rất nghèo và những người sống ở vùng sâu vùng xa. bệnh tật ở trẻ em còn phổ biến bao gồm các lây nhiễm đường hô hấp, tiêu chảy, và sốt xuất huyết. Độ bao phủ của tiêm chủng thường là cao trong cả nước, nhưng cũng có sự khác nhau giữa các vùng. Việt Nam có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi cao (3 trẻ em dưới 5 tuổi thì có 1 em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi), và tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi còn rất thấp (17%). Việc bổ sung các vi chất có độ bao phủ rộng nhưng vẫn còn có thách thức. Các chương trình kế hoạch hóa gia đình quốc gia nhắm vào đối tượng các cặp vợ chồng, chứ chưa xem xét đến những thanh niên chưa kết hôn nhưng có hoạt động tình dục. thanh niên và vị thành niên chưa có kiến thức đầy đủ về sức khỏe sinh sản, có nhiều em nam (29%) chưa nhận thức được về các lây nhiễm qua đường tình dục so với các em nữ (17%) ở khu vực nông thôn. tỷ lệ tử vong bà mẹ ước tính 75 trên 100.000 ca sinh sống vào năm 2008, nhưng tỷ lệ này ở người dân tộc thiểu số và vùng núi, vùng sâu vùng xa còn cao hơn 4 lần. một vấn đề phát sinh quan trọng là tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh (112 trẻ trai so với 100 trẻ gái). Khoảng 243.000 người sống chung với HIV và AIDS vào năm 2009, và con số này có thể cao hơn do thiếu xét nghiệm HIV. Ước tính khoảng trong 10 người nhiễm HIV dương tính ở Việt Nam thì có 1 người dưới 19 tuổi và hơn một nửa các ca nhiễm HIV rơi vào nhóm người trẻ tuổi từ 20 – 29 tuổi. mặc dù tỷ lệ có HIV đang tăng ở phụ nữ mang thai, nhưng một số ít được cung cấp thông tin đều đặn về HIV và AIDS trong các lần khám thai. Dịch bệnh HIV và AIDS hiện không chỉ còn xuất hiện ở nhóm người có nguy cơ cao; trẻ em có nguy cơ bị nhiễm HIV cao nhất bao gồm trẻ em lang thang, trẻ em sử dụng ma túy và trẻ em làm mại dâm. Kỳ thị và phân biệt đối xử với người bị ảnh hưởng bởi HIV và AIDS vẫn còn phổ biến. 8 bÁO CÁO tóm tắt PHÂN tÍCH tHÌNH HÌNH tRẺ Em tẠI VIỆt NAm 2010 tỷ lệ dùng nước sạch và vệ sinh đã cải thiện (89% dân số tiếp cận với nước sạch vào năm 2006), và hầu hết các trường học có nguồn nước và nhà tiêu (tương ứng với 80% và 73%), nhưng chưa đến 1 nửa trong số này đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia. Sự khác biệt trong tiếp cận với nước sạch và vệ sinh còn rõ ràng giữa các vùng và thành phần dân tộc. Nước và vệ sinh không an toàn là thách thức chính ở Việt Nam, gây ra khoảng một nửa số bệnh lây nhiễm trong cả nước. Thương tích ở trẻ em là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ em từ 1 tuổi trở lên. trong năm 2007, có 7.894 trẻ em và thanh niên lứa tuổi từ 0-19 đã chết vì các nguyên nhân liên quan đến thương tích. Hầu hết các thương tích gây tử vong là do đuối nước, tai nạn giao thông, bị vật sắc nhọn đâm vào và bị ngộ độc. Khung pháp lý còn chưa đầy đủ và việc thực thi các văn bản luật pháp đã ban hành còn yếu. một nguy cơ mới đối với phúc lợi của trẻ em là sự nhận thức kém của cha mẹ, người chăm sóc và các cán bộ có trách nhiệm về tầm quan trọng của phòng chống tai nạn thương tích và những cách tiếp cận tốt nhất trong lĩnh vực này. Có nhiều chính sách quốc gia, chương trình, chiến lược, quyết định, nghị định và các chuẩn mực đã được xây dựng để hỗ trợ quyền trẻ em đối với y tế và sống còn. Có những thách thức tiềm ẩn đối với đáp ứng của quốc gia: Cần phải có sự điều phối tốt hơn giữa các ngành và các bộ trong việc đáp ứng với các vấn đề lồng ghép như dinh dưỡng, thương tích trẻ em, và HIV và AIDS, cần phải phân bổ ngân sách nhiều hơn cho y tế (đặc biệt là y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu), cần phải có các quy trình giám sát và đánh giá thu thập số liệu định kỳ tốt hơn. Độ bao phủ, chất lượng và sự phù hợp của các dịch vụ y tế trong cả nước, đặc biệt là ở khu vực vùng núi vùng sâu, vùng xa, nơi dân số chủ yếu là người dân tộc thiểu số, cũng cần phải được cải thiện. mỗi bộ ngành có liên quan có trách nhiệm cụ thể trong lĩnh vực sống còn và sức khỏe của trẻ em. bộ Y tế rõ ràng là có trách nhiệm tổng thể, nhưng vai trò của bộ NN-PtNt (ví dụ trong việc thiết kế các chuẩn mực, cung cấp dịch vụ và điều phối cấp nước nông thôn), bộ GD&Đt (áp dụng các chuẩn mực được thiết kế 9bÁO CÁO tóm tắt PHÂN tÍCH tHÌNH HÌNH tRẺ Em tẠI VIỆt NAm 2010 cho trường học an toàn cho trẻ em) và bộ LĐ-tb&XH (trong vận động, huy động các nguồn lực, và điều phối các hoạt động lồng ghép để phòng ngừa thương tích trẻ em) cũng rất quan trọng. một chủ đề xuyên suốt trong lĩnh vực sống còn của trẻ em là sự đầu tư chưa đầy đủ cả về tài chính và nguồn nhân lực. mặc dù chi tiêu công về y tế đã tăng đáng kể trong thời gian qua, nhưng vẫn có những khu vực chưa có đủ nguồn lực (như thiếu và năng lực cán bộ y tế địa phương thấp, thu thập dữ liệu, sức khỏe sinh sản vị thành niên, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường) vẫn còn tồn tại. một vấn đề quan trọng khác là sự khác biệt về độ bao phủ và việc sử dụng các dịch vụ y tế giữa các vùng, giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa các nhóm dân tộc. Các dịch vụ y tế đôi lúc chưa đủ thân thiện với người sử dụng (cán bộ y tế thường thiếu kỹ năng trong việc tham vấn, xét nghiệm và duy trì tính bảo mật thông tin), hoặc chưa được trang bị đủ để cung cấp các dịch vụ ở mức độ mà chuẩn quốc gia đòi hỏi. Cha mẹ và những người chăm sóc thường thiếu kiến thức và năng lực về cách chăm sóc sức khỏe, bao gồm việc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ăn, và giữ vệ sinh cá nhân cơ bản. Cũng có những khó khăn về môi trường, như thiếu nước ở một số nơi, có thể ảnh hưởng tới tiến bộ về sống còn và sức khỏe trẻ em. Chăm sóc sức khỏe sinh sản chưa được ghi nhận hoặc được thực hiện đầy đủ, giáo dục sức khỏe sinh sản và giáo dục giới tính trong nhà trường vẫn phàn nào còn là điều cấm kỵ. Phụ nữ tiếp cận hạn chế với thông tin về các dịch vụ sức khỏe sinh sản, và hành vi của họ liên quan đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai và các dịch vụ trước khi sinh có xu hướng do các mối quan hệ trong gia đình và mối quan hệ giới tính truyền thống, trình độ học vấn và các điều kiện kinh tế quyết định. 10 bÁO CÁO tóm tắt PHÂN tÍCH tHÌNH HÌNH tRẺ Em tẠI VIỆt NAm 2010 11bÁO CÁO tóm tắt PHÂN tÍCH tHÌNH HÌNH tRẺ Em tẠI VIỆt NAm 2010 Giáo dục và phát triển trẻ em Đã có những tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây liên quan đến chăm sóc và phát triển trẻ thơ, với 79% trẻ em ở độ tuổi từ 3-5 đi học mẫu giáo năm 2008. một vấn đề nảy sinh là phạm vi chăm sóc và giám sát của cha mẹ, với 19% trẻ em từ 0-59 tháng tuổi hoặc là bị để ở nhà một mình hoặc là được trẻ khác dưới 10 tuổi trông nom trong năm 2006. tỷ lệ nhập học tiểu học vượt 90% ở tất cả các nhóm dân số trừ dân tộc thiểu số và cũng là nhóm người nghèo nhất trong dân số. tỷ lệ chuyển tiếp sang trung học cơ sở là 91%. Chất lượng giáo dục cũng là một vấn đề cần quan tâm, với cách tiếp cận dựa vào giáo trình, bài giảng, phương pháp dạy không cùng tham gia, chương trình học không phù hợp và năng lực của giáo viên còn thấp là những điểm hạn chế. Học sinh dân tộc thiểu số chiếm khoảng 18% số học sinh tiểu học và 15% số học sinh trung học cơ sở. tỷ lệ nhập học tiểu học của trẻ em dân tộc thiểu số là khoảng 80%, và tỷ lệ hoàn thành bậc học này là khoảng 68% và 45% cho bậc trung học. trẻ em dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở vùng núi, thường là xa trường học. Nếu các em có thể đến trường, thì rào cản ngôn ngữ lại là cản trở chính đối với việc đạt được giáo dục có chất lượng. tiếng Việt là ngôn ngữ dạy học chính, và hầu hết trẻ em dân tộc thiểu số không nói tiếng Việt khi các em bắt đầu đi học. Và giáo viên thường không thể dạy bằng tiếng dân tộc. tỷ lệ trẻ em gái người dân tộc thiểu số nhập học và đi học thấp nhất trong bất kể nhóm nào. Nhóm trẻ này cũng có tỷ lệ lưu ban và bỏ học cao nhất, tỷ lệ hoàn thành bậc tiểu học thấp nhất và tỷ lệ chuyển tiếp từ tiểu học sang trung học thấp nhất. Khoảng 52% trẻ em khuyết tật không đi học. Có ba cách tiếp cận đối với giáo dục cho trẻ em khuyết tật ở Việt Nam: trường học chuyên biệt (chỉ nhận trẻ khuyết tật), trường học hội nhập (trường học đặc biệt cho trẻ em khuyết tật vào học chung với môi trường học tập hòa nhập) và trường học hòa nhập (trường học bình thường thực hiện mô hình giáo dục hòa nhập có thể tạo điều kiện nhận 2 trẻ em khuyết tật vào một lớp). 12 bÁO CÁO tóm tắt PHÂN tÍCH tHÌNH HÌNH tRẺ Em tẠI VIỆt NAm 2010 Việt Nam đã đầu tư vào việc thúc đẩy quyền trẻ em đối với vui chơi và giải trí. Các trường học là địa điểm quan trọng cho trẻ em vui chơi và tham gia vào các hoạt động vui chơi. trẻ em ở một số vùng nông thôn Việt Nam có thể bắt đầu lao động khi mới 6 tuổi, và khi trẻ lớn hơn, các em có thể được giao cho những công việc quan trọng. Cùng với trách nhiệm học hành, điều này giảm sự quan tâm và thời gian cho việc vui chơi. Chính phủ đã đầu tư xây dựng các cơ sở giải trí cho trẻ em và tổ chức các hoạt động vui chơi và giải trí khác nhau, nhưng vẫn cần phải đầu tư nhiều hơn vào khu vực vùng núi, vùng sâu vùng xa, nơi trẻ em có ít tiếp cận với các nơi vui chơi, giải trí. Đáp ứng quốc gia đối với giáo dục rất ấn tượng. trong lĩnh vực chăm sóc và phát triển trẻ thơ, ví dụ như Chính phủ đã nêu rõ rằng mục tiêu là để cải thiện phúc lợi của trẻ em theo cách toàn diện, đặt nền tảng cho tính cách và giúp các em tiếp tục học tiểu học. Các văn bản quy phạm pháp luật chính trong giáo dục bao gồm Luật Phổ cập Giáo dục tiểu học năm 1991 (đã đạt được), Luật Giáo dục năm 2005 và Kế hoạch Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 nhằm mục tiêu duy trì phổ cập giáo dục tiểu học và đạt được phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010. Đã có Kế hoạch hành động quốc gia về giáo dục cho trẻ em khuyết tật 2001-2010, và chính sách giáo dục hòa nhập đang được xây dựng. Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam hỗ trợ mạnh mẽ cho việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong trường học, và Chính phủ đang thử nghiệm một số mô hình dạy học song ngữ nhằm thực hiện các chính sách phù hợp nhất cho trẻ em dân tộc thiểu số. Phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo đã tăng, và là một phần quan trọng trong chi tiêu công (khoảng 16 % trong năm 2007). tuy nhiên, các hộ gia đình cũng dành một phần lớn thu nhập của mình chi cho giáo dục, nhiều hộ gia đình dựa vào các “lớp học thêm” để bổ sung cho chương trình học bình thường ở trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm xây dựng, theo dõi, giám sát và thực hiện giáo dục (mầm non, tiểu học, trung học, dân tộc thiểu số/song ngữ và nhu cầu đặc biệt) trong cả nước. bộ này cũng điều phối và thực hiện các hoạt động ngoại khóa. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm cung cấp và điều phối các trường trung học, tiểu học và mầm non. mặc dù ngành 13bÁO CÁO tóm tắt PHÂN tÍCH tHÌNH HÌNH tRẺ Em tẠI VIỆt NAm 2010 này đã thực thi các hoạt động mạnh mẽ, nhưng Chính phủ cũng ghi nhận rằng hệ thống quản lý giáo dục ở tất cả các cấp (trung ương, tỉnh, huyện và trường học) cần phải cải thiện hơn nữa. Chi phí giáo dục tiếp tục tăng đáng kể, với chi phí bình quân cho giáo dục theo chi tiêu của hộ gia đình tăng gấp đôi từ năm 2002 đến năm 2006 (đạt 1.211.000 đồng hoặc xấp xỉ 67 USD hàng năm vào năm 2006). Học phí là phần lớn nhất trong chi phí cho giáo dục (khoảng 30%), nhưng cha mẹ cũng phải trả các khoản như đóng góp quỹ lớp, đồng phục, sách giáo khoa, dụng cụ học tập và học thêm. Có rất ít giáo viên có chất lượng, đặc biệt là giáo viên người dân tộc thiểu số. trường học thường thiếu nhà vệ sinh, nước sạch, sách và các tài liệu học hoặc chỗ vui chơi an toàn. trường học ở vùng núi, vùng sâu vùng xa là những nơi thiệt thòi nhất. Học sinh người dân tộc thiểu số phải đối mặt với thêm nhiều thử thách khi không được học bằng tiếng mẹ đẻ. Và có ít giáo viên có chất lượng để dạy trẻ chậm phát triển hoặc tiếp thu chậm, dẫn đến những thách thức cho trẻ em khuyết tật. mặc dù Việt Nam đã làm tốt trong việc giảm cách biệt về giới trong giáo dục, vẫn có những khoảng cách quan trọng trong thành tựu đạt được cho trẻ em nam và nữ, đặc biệt là ở các nhóm dân tộc thiểu số. một khó khăn cụ thể đối với giáo dục hòa nhập, đặc biệt là đối với trẻ em khuyết tật, là nhu cầu cần phải có sự gắn kết và điều phối giữa các bộ ngành có liên quan, xét tới bản chất lồng ghép của giáo dục hòa nhập. Về phương diện vui chơi giải trí, mặc dù đã có những nỗ lực của Chính phủ , nhưng hầu hết các hoạt động vui chơi giải trí vẫn chỉ có ở khu vực thành thị. 14 bÁO CÁO tóm tắt PHÂN tÍCH tHÌNH HÌNH tRẺ Em tẠI VIỆt NAm 2010 Hình 3: Sự khác biệt giữa các vùng về các chỉ số liên quan tới trẻ em, 2006 15.5 13.8 36.16 36.16 36.16 36.16 120 100 80 60 40 20 0 10 80 63 50 58 80 100 4648 Nam Bộ 44,4 68,5 15,5 39,8 34,7 13,8 96,2 66,9 20,9 81,3 68,8 23,6 59,6 58,6 32,4 32,3 10,7 87,3 43,8 15,7 91,7 64,1 57,1 15,8 87,7 64,3 Cả Nước Nguồn: tCtK & UNICEF Việt Nam (2007) MICS 2006 15bÁO CÁO tóm tắt PHÂN tÍCH tHÌNH HÌNH tRẺ Em tẠI VIỆt NAm 2010 16 bÁO CÁO tóm tắt PHÂN tÍCH tHÌNH HÌNH tRẺ Em tẠI VIỆt NAm 2010 bảo vệ trẻ em Bảo vệ trẻ em ở Việt Nam nhìn chung được tiếp cận từ quan điểm: nhiều nhóm trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt khác nhau. Nhưng cách tiếp cận hệ thống, tập trung vào việc xây dựng các hệ thống pháp lý và an sinh xã hội cho tất cả những trẻ em dễ bị tổn thương, đang dần được đưa ra. Ở phạm vi nhất định, những hoàn cảnh khó khăn mà nhiều trẻ em Việt Nam phải đối mặt nảy sinh do sự thay đổi về mặt kinh tế xã hội gần đây, theo sau đó là sự chuyển dịch nhanh chóng sang nền kinh tế thị trường. Có khoảng cách rộng giữa người giàu và người nghèo, đô thị hóa và di cư đang phát triển nhanh chóng, đổ vỡ gia đình đang trở nên phổ biến hơn và các giá trị truyền thống đang dần bị xói mòn. Việc sử dụng vũ lực đối với thân thể (thường là đánh) như là hình phạt hoặc đối với việc dạy dỗ con cái thường thấy ở Việt Nam, nhưng vẫn chưa có định nghĩa cụ thể nào về lạm dụng thân thể trẻ em trong luật pháp hiện hành. Lạm dụng tình dục trẻ em đang là vấn đề ở Việt Nam. Có cả nam và nữ dưới 18 tuổi tham gia vào hoạt động tình dục vì mục đích thương mại, và trẻ em gái tham gia vào hoạt động mại dâm này ở độ tuổi nhỏ hơn. Khoảng 15% phụ nữ làm mại dâm là dưới 18 tuổi. Gia đình nghèo, trình độ học vấn thấp và chức năng gia đình thay đổi cũng nằm trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại. buôn bán trẻ em và phụ nữ là một vấn đề cần quan tâm bao gồm buôn bán trong nước và giữa các nước. theo bộ LĐ-tb&XH, trong năm 2007, ước tích có 2,5 triệu trẻ em sống trong “hoàn cảnh đặc biệt” bao gồm 168.000 trẻ em mồ côi và trẻ em không được cha mẹ đẻ chăm sóc, 27.000 trẻ em lao động sớm, hơn 13.000 trẻ em lang thang, hơn 14.500 trẻ sống trong các trung tâm, 3.800 trẻ em sử dụng ma túy, và ít nhất có 900 trẻ em bị lạm dụng tình dục. Năm 2006, khoảng 16% trẻ em độ tuổi từ 5-14 tuổi tham gia vào lao động trẻ em. Có nhiều trẻ em lao động ở khu vực nông thôn hơn ở thành thị. Hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất được Chính phủ xác định 17bÁO CÁO tóm tắt PHÂN tÍCH tHÌNH HÌNH tRẺ Em tẠI VIỆt NAm 2010 là mại dâm trẻ em, làm việc trong các hầm mỏ, làm việc tại các tụ điểm tư nhân làm xây dựng và bới rác. Con số ước tính trẻ em lang thang nhiều biến động, và ước tính khoảng 13.000 trong năm 2007. Hầu hết trẻ em lang thang xuất thân từ các tỉnh nghèo và trong các gia đình nghèo, đông con; khoảng 37% trong số đó là trẻ mồ côi. trẻ em lang thang có nguy cơ sử dụng ma túy cao, nhiễm HIV, bị bóc lột tình dục và buôn bán và tham gia vào hoạt động tội phạm. Số trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV và AIDS đang tăng nhanh chóng. theo báo cáo của bộ LĐ-tb&XH năm 2008, tỷ lệ khuyết tật là 6.3% trong tổng dân số. trong nhóm dân độ tuổi từ 0-18 tuổi, tổng số trẻ em khuyết tật được báo cáo là 662.000 (2,4% tổng số dân trong nhóm tuổi này). Dạng khuyết tật phổ biến nhất ở trẻ em là khuyết tật vận động, ảnh hưởng tới 1/3 số trẻ em khuyết tật. Số vị thành niên làm trái pháp luật đang tăng. từ năm 2001 đến tháng 6 năm 2006, gần 28.000 vị thành niên phạm tội và bị truy tố. bộ tư pháp báo cáo trong năm 2009 có 15.589 vị thành niên làm trái pháp luật. Các trường hợp phạm tội phổ biến nhất là trộm cắp, gây mất trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nghiện ma túy và cướp, giật. trong số các văn bản luật pháp có liên quan trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em chính là Luật bảo Vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, bộ luật Lao động. một lĩnh vực quan trọng cần hành động là Công ước Hague về nhận con nuôi mà Việt Nam chưa phê chuẩn. Cần phải tăng cường hơn nữa khuôn khổ pháp lý, ví dụ như bằng cách định nghĩa những khái niệm chính như lạm dụng trẻ em một cách rõ ràng hơn. Chiến lược bảo vệ trẻ em hiện đang được bộ LĐ-tb&XH xây dựng nhằm mang lại sự gắn kết lớn hơn đối với các văn bản luật pháp và chính sách trong lĩnh vực đa dạng này. Các cơ quan chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em bao gồm gia đình, các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống an sinh xã hội. bộ LĐ- tb&XH là cơ quan chủ quản về chăm sóc và bảo vệ trẻ em, gần 18 bÁO CÁO tóm tắt PHÂN tÍCH tHÌNH HÌNH tRẺ Em tẠI VIỆt NAm 2010 đây đã thành lập Cục Chăm sóc và bảo vệ trẻ em. mặc dù bản chất của vấn đề bảo vệ trẻ em mang tính liên ngành, cần phải xác định rõ vai trò và trách nhiệm rõ ràng để và thúc đẩy việc lập kế hoạch, lập ngân sách và thực thi mang tính liên ngành. Cũng cần phải có nhiều cán bộ làm công tác xã hội hơn (một ngành nghề mới ở Việt Nam). Các giáo viên, cán bộ y tế, công an, cán bộ tư pháp và những nhà chuyên môn khác làm việc trong lĩnh vực trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt cần phải được đào tạo cụ thể. Cũng cần phải tăng kiến thức về quyền trẻ em và nghĩa vụ của cha mẹ, người chăm sóc, họ hàng và trẻ em nếu xem họ có hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với trẻ em không. Phân bổ nguồn lực cho bảo vệ trẻ em vẫn còn chưa đủ. Thách thức chính trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em bao gồm việc chưa có một hệ thống an sinh xã hội hiệu quả và mạnh mẽ và thiếu các dịch vụ bảo vệ và dịch vụ xã hội chuyên nghiệp có khả năng đáp ứng đầy đủ cho trẻ em dễ bị tổn thương. Chưa có “tính liên tục trong dịch vụ” về bảo vệ trẻ em để có thể đảm bảo sự bảo vệ và an sinh cho trẻ em ở mọi lúc mọi nơi và ở tất cả các cấp. Cũng chỉ có một số hạn chế các dịch vụ chuyên biệt cho trẻ em có nguy cơ (ví dụ như chương trình hỗ trợ ở trường học). một cơ chế hoặc hệ thống phòng ngừa, phát hiện sớm và xác định rõ trẻ em dễ bị tổn thương và các gia đình có nguy cơ, gắn với can thiệp sớm và chuyển tuyến đến các dịch vụ đặc biệt vẫn chưa được xây dựng. mặc dù Chính phủ thúc đẩy các giải pháp chăm sóc dựa vào cộng đồng hơn là chăm sóc trong trung tâm, nhưng số các mô hình chăm sóc thay thế cho những trẻ em có nguy cơ và thiệt thòi vẫn còn hạn chế. Việt Nam vẫn chưa có một cơ quan chuyên trách hoặc thủ tục riêng cho việc điều tra các khiếu nại về lạm dụng trẻ em. Còn thiếu dữ liệu quốc gia đáng tin cậy về các vấn đề bảo vệ trẻ em, bao gồm số trẻ em bị lạm dụng, buôn bán hoặc bóc lột tình dục. 19bÁO CÁO tóm tắt PHÂN tÍCH tHÌNH HÌNH tRẺ Em tẠI VIỆt NAm 2010 20 bÁO CÁO tóm tắt PHÂN tÍCH tHÌNH HÌNH tRẺ Em tẠI VIỆt NAm 2010 Sự tham gia của trẻ em Quyền được tham gia của trẻ em là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam. trẻ em tham gia vào nhiều hoạt động trong gia đình, nhà trường và cộng đồng và đã chứng tỏ mình có khả năng đóng góp có ý nghĩa vào những quá trình này. tuy nhiên, sự tham gia của trẻ em vẫn chưa được thể chế hóa, và vẫn còn mang tính chiếu lệ. Gia đình là môi trường mang tính bảo vệ tốt cho trẻ em. một số đặc điểm nhất định của gia đình truyền thống Việt Nam đã đặt ra những thách thức cho sự tham gia đầy đủ của trẻ em, như niềm tin rằng trẻ ngoan thì phải luôn luôn nghe lời. trong gia đình, giới tính và độ tuổi xác định địa vị của một con người, trẻ em gái thường có vị trí kém hơn trẻ trai, và người già thường được kính trọng và được coi là khôn ngoan hơn người trẻ. Ở trường học, đã có những nỗ lực đáng kể trong việc xây dựng và thực thi các phương pháp dạy học cùng tham gia hơn nhưng cần phải đào tạo và nâng cao năng lực hơn nữa cho giáo viên. Đội thiếu niên đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động của học sinh. Hình phạt thân thể và bắt nạt ảnh hưởng tới sự tham gia của trẻ em trong các hoạt động ở trường. Rào cản ngôn ngữ cản trở trẻ em dân tộc thiểu số tiếp cận đầy đủ với thông tin, và do đó không được tham gia đầy đủ. trong các cộng đồng, thường có sự nhấn mạnh vào việc đáp ứng những lợi ích cho trẻ em (ví dụ như tổ chức các liên hoan cho trẻ em và hỗ trợ trẻ em đi học). Có sự chú trọng mạnh mẽ của truyền thông đối với các vấn đề trẻ em, nhưng trẻ em thường được mô tả một cách bị động hoặc theo cách chiếu lệ. Quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em nhìn chung còn chưa được thực hiện đầy đủ hoặc nhất quán trong các thể chế và thủ tục pháp lý, mặc dù luật pháp có quy định về sự tham gia này. Có nhiều văn bản qui phạm pháp luật có đề cập đến quyền tham gia của trẻ em. trong số các văn bản chính thì có Luật bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (2004), bộ Luật tố tụng dân sự (2004), Luật Hôn nhân và Gia đình (2000), bộ Luật Hình sự 21bÁO CÁO tóm tắt PHÂN tÍCH tHÌNH HÌNH tRẺ Em tẠI VIỆt NAm 2010 (2003), và Luật Khiếu nại và tố cáo (2005). Chính phủ đã có những nỗ lực để trẻ em tham gia vào các câu lạc bộ, diễn đàn, hội thảo và tham vấn để tạo điều kiện cho tiếng nói của trẻ em được người lớn là các nhà hoạch định lắng nghe. Những can thiệp chính yếu khác bao gồm nâng cao năng lực cho các nhà hoạch định chính sách và những dẫn trình viên trẻ em về tham gia và thúc đẩy các phương pháp dạy học cùng tham gia trong trường học. Cả Chính phủ và các tổ chức đoàn thể đều đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động của trẻ em. mặc dù ghi nhận những nỗ lực quan trọng được đề cập ở trên, cũng phải thấy rằng các sáng kiến trẻ em tham gia nhìn chung vẫn còn rải rác và không có sự tham gia đầy đủ của trẻ em. Còn thiếu nhận thức và kỹ năng chung ở người lớn và thanh niên về các quá trình cùng tham gia ở tất cả các cấp. Ở một số nơi, cũng thiếu các điều kiện thuận lợi cho trẻ em tham gia, như thiếu sự tương đồng về ngôn ngữ được sử dụng trong các thủ tục pháp lý, và môi trường cơ sở vật chất chưa thân thiện và phù hợp với trẻ em, các tài liệu tham khảo chưa đầy đủ hoặc những hỗ trợ chuẩn bị khác cho trẻ em chưa đủ. Các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực này bao gồm tăng tiếp cận đối với Internet mang đến cả cơ hội tham gia nhiều hơn cũng như bao gồm cả nguy cơ (ví dụ như nguy cơ trẻ em là đối tượng của văn hóa phẩm khiêu dâm hoặc nghiện internet, nhưng cũng có thể là cơ hội cho trẻ em tiếp cận với nhiều thông tin hơn và nhận thức hơn về quyền và trách nhiệm của mình). Những vấn đề nảy sinh khác bao gồm sự xói mòn các giá trị truyền thống đã có từ lâu nay, và động lực trong gia đình đang biến đổi có thể dẫn đến “khoảng cách thế hệ”. 22 bÁO CÁO tóm tắt PHÂN tÍCH tHÌNH HÌNH tRẺ Em tẠI VIỆt NAm 2010 23bÁO CÁO tóm tắt PHÂN tÍCH tHÌNH HÌNH tRẺ Em tẠI VIỆt NAm 2010 Kết LUậN Đã có những thành tựu to lớn đạt được ở Việt Nam trong việc thực hiện quyền trẻ em. Ấn tượng là, Việt Nam đã đạt được những thành công này trong chưa đầy 20 năm, và với thu nhập bình quân trên đầu người dưới 1.000 USD cho tới năm 2008. Phân tích này cũng chỉ ra 2 thách thức vẫn còn tồn tại: ● Chậm tiến bộ nhất trong việc giảm suy dinh dưỡng (thể thấp còi), tăng nuôi con bằng sữa mẹ và thúc đẩy vệ sinh cá nhân/vệ sinh môi trường. ● Cần phải có nỗ lực lớn hơn để tăng cường công bằng trong giáo dục, đặc biệt là cho trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV và AIDS và trẻ em gái. Những thách thức nảy sinh cũng không kém phần quan trọng, mặc dù một số hiện còn chưa được nghiên cứu hay còn ít được hiểu đến. Phân tích tình hình này đưa ra những khuyến nghị ưu tiên sau: ● Giảm sự bất bình đẳng: Các chỉ tiêu đạt được cho trẻ em dân tộc thiểu số thấp hơn rất nhiều lần so với các chỉ tiêu đạt được ở trẻ em người Kinh hoặc Hoa. Sự bất bình đẳng tương tự rõ ràng ở trẻ em vùng nông thôn so với thành thị, và giữa nhóm dân có thu nhập cao nhất và thấp nhất. Cần có các dịch vụ xã hội cơ bản tiếp cận được và có chất lượng để giảm sự bất bình đẳng. Cần phải đánh giá vai trò ngày càng gia tăng của khu vực tư nhân trong các dịch vụ xã hội, và vai trò cần thiết của tăng cường thể chế, thanh tra và giám sát của Chính phủ. ● Cải thiện chất lượng, độ tin cậy, tính chính xác và hiểu biết về dữ liệu liên quan đến quyền trẻ em. Hệ thống dữ liệu đều đặn trong các bộ ngành có liên quan cần phải được cải thiện ở tất cả các cấp, và cần phải thúc đẩy các chính sách dựa trên bằng chứng. 24 bÁO CÁO tóm tắt PHÂN tÍCH tHÌNH HÌNH tRẺ Em tẠI VIỆt NAm 2010 ● thúc đẩy các cách tiếp cận liên ngành và lồng ghép trong thực hiện quyền trẻ em. Điều này bao gồm thiết lập một khuôn khổ pháp lý và chính sách mang tính gắn kết cao hơn cho trẻ em. một thành tố quan trọng khác là áp dụng cách tiếp cận đa chiều đối với nghèo trẻ em. một thành tố thứ ba của cách tiếp cận lồng ghép là bao gồm một cách tiếp cận xây dựng hệ thống đối với bảo vệ trẻ em. ● Tăng cường phân cấp quản lý, cần phải được hỗ trợ bởi dòng ngân sách minh bạch và đầy đủ, cũng như với các cán bộ có trách nhiệm và được trang bị, đào tạo đầy đủ. ● Cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn lực trong lĩnh vực xã hội. Chính phủ đã tăng chi vào ngành y tế và giáo dục, nhưng tính hiệu quả của đầu tư công cũng quan trọng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo tóm tắt phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam 2010.pdf
Luận văn liên quan