Báo cáo Tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp tại Hà Nam

Thủ tục đối trừ tiền ứng trước giải phóng mặt bằng được Bộ Tài chính hướng dẫn tại Thông tư 141/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện thủ tục đối trừ cho các doanh nghiệp gặp một số khó khăn, cụ thể: Các Chi cục thuế yêu cầu mỗi doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong hồ sơ đối trừ phải có phương án (riêng) được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (các doanh nghiệp này không có phương án riêng mà chỉ có Giấy nộp tiền giải phóng mặt bằng vào kho bạc nhà nước). - Đối với việc uỷ quyền cho Ban quản lý cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O): khu công nghiệp tỉnh Hà Nam có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sang Asean và giá trị xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn trước, Ban quản lý đã có văn bản đề nghị nhưng đến nay vẫn chưa được uỷ quyền.

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2901 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp tại Hà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH HÀ NAM CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BAN QUẢN LÝ CÁC KCN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: ..... /BQLKCN-ĐT Phủ Lý, ngày tháng 10 năm 2010 BÁO CÁO Tổng kết tình hình xây dựng và phát triển khu công nghiệp tại Hà Nam ---------------------- Kính gửi: - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - UBND tỉnh Hà Nam Thực hiện văn bản số 5748/BKH-QLKKT ngày 19/8/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế ở Việt Nam, Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam báo cáo kết quả xây dựng và phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam như sau: I. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP. 1. Công tác quy hoạch, phát triển các khu công nghiệp. Quán triệt chủ trương phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI: Coi trọng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, để thực hiện đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhất để khuyến khích đầu tư, phát huy thế mạnh, tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp của tỉnh. Dựa trên thế mạnh của tỉnh Hà Nam về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội, con người, tài nguyên thiên nhiên,… nhằm phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tỉnh Hà Nam đã tiến hành quy hoạch và xây dựng các KCN tập trung tại các vị trí thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất kinh doanh. Các KCN của Hà Nam được phát triển chủ yếu tại 3 huyện Duy Tiên, Kim Bảng và Thanh Liêm tại những khu vực đất bán sơn địa, đất lúa một vụ có năng suất thấp. Đến nay, Hà Nam đã có 8 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đưa vào danh mục các khu công nghiệp ở Việt Nam. Trong đó có 4 KCN đã đi vào hoạt động là: KCN Đồng Văn I, với diện tích 137,8ha được chấp thuận chủ trương thành lập theo văn bản số 1510/CP-CN của Chính phủ ngày 04/11/2003 đến nay đã lấp đầy; KCN Đồng Văn II được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập tại văn bản số 313/TTg-CN ngày 21/02/2005, với diện tích 263,8ha; KCN Hoà Mạc được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận chủ trương thành lập tại văn bản số 2003/TTg-CN ngày 25/01/2007, với diện tích 203ha, giai đoạn 1 là: 131 ha; KCN Châu Sơn được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập tại Quyết định số: 1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006, với diện tích 168,9ha. Còn lại 4 KCN được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương thành lập tại văn bản số 1350/TTg-KTN ngày 15/8/2008, đang tiến hành triển khai: đo đạc, khảo sát, cắm mốc và giải phóng mặt bằng,.. là: KCN Liêm Phong: diện tích 200ha; KCN Itahan: diện tích 300ha; KCN Liêm Cần – Thanh Bình: diện tích 200ha; KCN Kim Bảng (Ascendas – Protrade) diện tích 300ha. Tổng diện tích 8 KCN là 1.774 ha. 2. Kết quả đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghiệp. Trong 8 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có 4 KCN (Đồng Văn I, II, Châu Sơn, Hoà Mạc đã đi vào hoạt động) còn lại 4 KCN (Liêm Phong, Liêm Cần-Thanh Bình, ITAHAN, Ascendas-Protrade) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008 đang được các chủ đầu tư tiến hành triển khai theo quy định, cụ thể như sau: 2.1. Kết quả đầu tư xây dựng hạ tầng KCN. a) Các KCN được đầu tư bằng vốn ngân sách: - KCN Đồng Văn I: Được Chính phủ cho phép thành lập tại văn bản số 1510/CP-CN ngày 04/11/2003 với quy mô là 110 ha do Công ty PTHT các KCN tỉnh Hà Nam làm chủ đầu tư. Đến ngày 02/6/2004, UBND tỉnh Hà Nam đã ra Quyết định số 707/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch chi tiết mở rộng KCN Đồng Văn I thêm 27,8 ha về phía Đông, nâng tổng diện tích KCN Đồng Văn I lên 137,8 ha. Tổng mức đầu tư hạ tầng: 219,4 tỷ đồng bao gồm vốn ngân sách nhà nước là 94,9 tỷ đồng (cả tiền GPMB); còn lại là nguồn vốn của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác. Tổng vốn đầu tư đã thực hiện là 211,4 tỷ đồng. Khối lượng xây dựng cơ sở hạ tầng bằng vốn ngân sách đã thực hiện là 70,571 tỷ đồng và đã giải ngân là 70,571 tỷ đồng. Hạ tầng khu công nghiệp đã cơ bản hoàn thành, bao gồm: đường giao thông, điện chiếu sáng, cây xanh, điện, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, viễn thông, trạm xử lý nước thải,… - KCN Châu Sơn (giai đoạn 1): KCN Châu Sơn được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập tại Quyết định số: 1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006. Diện tích KCN Châu Sơn giai đoạn I là 54,9ha với tổng mức đầu tư 35,88 tỷ đồng (không kể GPMB; các các mục cung cấp điện, thông tin liên lạc, cấp nước do các doanh nghiệp dịch vụ cung cấp). Cơ sở hạ tầng đã cơ bản hoàn thành, đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư, bao gồm hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng, điện, viễn thông...; khối lượng xây dựng cơ bản đã thực hiện: 27,408 tỷ đồng, vốn nhà nước đã giải ngân là 27,408 tỷ đồng. Hạ tầng kỹ thuật của KCN Châu Sơn giai đoạn I được xây dựng đồng bộ và kết nối với hạ tầng kỹ thuật của giai đoạn II (do Công ty CP phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư). Cơ sở hạ tầng của các KCN này đã được xây dựng cơ bản, khối lượng thực hiện, tiến độ, thời gian và chất lượng công trình được đảm bảo. Công tác thanh quyết toán được thực hiện nhanh chóng, chính xác. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, giám sát đầu tư được thực hiện theo đúng quy trình của Luật Xây dựng và Pháp luật liên quan… b) Các KCN đầu tư xây dựng bằng vốn của doanh nghiệp: - KCN Đồng Văn II: Được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập tại văn bản số 313/TTg-CN ngày 21/02/2005, với diện tích 263,8 ha do Công ty cổ phần phát triển Hà Nam làm chủ đầu tư. Chủ đầu tư đang tích cực triển khai nhanh tiến độ đầu tư các hạng mục cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước mưa, nước thải. Đến tháng 9/2010, tổng vốn đã đầu tư cho các hạng mục đạt khoảng 260 tỷ đồng/452 tỷ đồng. - KCN Châu Sơn (giai đoạn II): KCN Châu Sơn được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập tại Quyết định số: 1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006, diện tích (2 giai đoạn) là 169,9 ha. KCN Châu Sơn giai đoạn II có diện tích 115 ha và tổng mức đầu tư là 193 tỷ đồng do Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư từ năm 2007. Công ty đã tiến hành thi công trục đường giao thông chính, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng và san lấp mặt bằng với giá trị đầu tư đã thực hiện đến tháng 9/2010 đạt khoảng 70 tỷ đồng. - KCN Hòa Mạc: được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép thành lập tại văn bản v¨n b¶n sè 2003/TTg-CN Ngày 25/01/2007 với diện tích 203 ha, giai đoạn 1 là 131 ha. do Công ty TNHH quản lý và khai thác KCN Hoà Mạc (thuộc Tập đoàn Hoà Phát) làm chủ đầu tư hạ tầng KCN, vốn đầu tư 309 tỷ đồng. Chủ đầu tư đã hoµn thiÖn c¬ b¶n c¸c thñ tôc ®Çu t­, x©y dùng nh­: Chøng nhËn ®Çu t­; CCQH; Quy ho¹ch chi tiÕt ®­îc duyÖt; ThiÕt kÕ c¬ së v.v… Chủ đầu tư đã phối hợp với Ban giải phóng mặt bằng huyện Duy Tiên tiến hành kiểm kê và lập phương án bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng (giai đoạn 1) với diÖn tÝch 88ha, đã chi trả số tiền là: 85 tỷ đồng, Chủ đầu tư đã nhận bµn giao mÆt b»ng t¹i khu vùc TT Hoµ M¹c, x· Ch©u Giang, đang tiến hành san lấp, làm các trục đường giao thông chính, trồng cây xanh, đến tháng 9/2010 khối lượng đã thực hiện khoảng 34 tỷ đồng. Các KCN còn lại là: Liêm Phong, Liêm Cần - Thanh Bình, ITAHAN, Ascendas-Protrade (KCN Kim Bảng) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008 đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục pháp lý. 2.2. Công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư. Đến tháng 9/2010, các KCN trên địa bàn tỉnh có 118 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 36 dự án đầu tư nước ngoài (FDI), vốn đăng ký là 267,9 triệu USD và 82 dự án đầu tư trong nước, vốn đầu tư đăng ký là 7.250,2 tỷ đồng. Diện tích đất đã cho các doanh nghiệp sản xuất thuê là: 260,4 ha. Cụ thể: - Giai đoạn 2003-2006, các KCN đã thu hút được 48 dự án trong nước và 02 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 2.301 tỷ đồng và 2,5 triệu USD. - Năm 2006, số dự án thu hút vào các khu công nghiệp là 12 dự án, trong đó có 05 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 224 tỷ đồng và 57 triệu USD; - Năm 2007 số dự án thu hút vào các khu công nghiệp là 23 dự án, trong đó có 12 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 846 tỷ đồng và 89,6 triệu USD; - Năm 2008, số dự án thu hút vào các khu công nghiệp là 19 dự án trong đó có 15 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 109 tỷ đồng và 135,8 triệu USD. - Năm 2009, số dự án thu hút vào các khu công nghiệp là 9 dự án, trong đó có 04 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký 397 tỷ đồng và 14,5 triệu USD. - 9 tháng đầu năm 2010 các KCN của tỉnh đã thu hút thêm được 16 dự án, trong đó: 03 dự án (FDI) đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư đăng ký 31,44 triệu USD; 13 dự án trong nước, vốn đầu tư đăng ký 2.050,3 tỷ đồng. Điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 21 lượt dự án trong nước với tổng số vốn tăng thêm là 1.806 tỷ đồng và điều chỉnh giảm vốn đầu tư của 02 dự án FDI với số vốn 14,55 triệu USD. Đã thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư của 05 dự án đầu tư FDI và 06 dự án đầu tư trong nước với số vốn là 34 triệu USD và 483,1 tỷ đồng. Vốn đầu tư đã thực hiện của các doanh nghiệp lũy kế đến tháng 9/2010 là: 5.018 tỷ đồng/7.250,2 tỷ đồng đạt 69,2% vốn đăng ký và 195,85 triệu USD/267,9 triệu USD đạt 73,1% vốn đăng ký. Trong đó: Giai đoạn 2003 - 2006 là 1.250 tỷ đồng và 25 triệu USD; năm 2007 là: 1.148 tỷ đồng và 45 triệu USD; năm 2008 là 1.350 tỷ đồng và 49 triệu USD; năm 2009 là 813 tỷ đồng và 37 triệu USD; 9 tháng đầu năm 2010 là 457 tỷ đồng và 39,85 triệu USD. 2.3. Công tác quản lý doanh nghiệp. Hàng năm, Ban quản lý các khu công nghiệp chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức “Hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp” nhằm động viên và tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp. Ban quản lý các khu công nghiệp thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, hướng dẫn (mời các ngành chức năng có liên quan tham gia) các doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi truờng, phòng chống cháy nổ… của doanh nghiệp. Tình hình triển khai và thực hiện dự án đầu tư: trong số 118 dự án còn hiệu lực có 90 dự án đã đi vào hoạt động, 28 dự án đang trong quá trình đầu tư và chuẩn bị đầu tư xây dựng. Công tác xây dựng các tổ chức đoàn thể trong các doanh nghiệp: Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Ban Dân vận Tỉnh Uỷ, Ban quản lý các KCN đã phối hợp với Công đoàn KCN làm việc với các doanh nghiệp KCN thành lập tổ chức công đoàn, đến nay trong các KCN đã có 55 tổ chức công đoàn cơ sở với 11.792 đoàn viên công đoàn. 2.4. Về hoạt động sản xuất kinh doanh. - Về giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) của các doanh nghiệp trong các KCN qua các năm đều tăng nhanh trên hai con số, tốc độ tăng trưởng bình quân năm giai đoạn 2006 – 2010 đạt 49%, góp phần đưa tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong KCN ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh: Năm 2006 đạt 923 tỷ đồng chiếm 27% giá trị SXCN toàn tỉnh (3.446 tỷ đồng); năm 2007 đạt 1.310 tỷ đồng chiếm 31,5% giá trị SXCN toàn tỉnh (4.176 tỷ đồng); năm 2008 đạt: 2.147 tỷ đồng chiếm 40,7% giá trị SXCN toàn tỉnh (5.275 tỷ đồng); năm 2009 đạt 3.318 tỷ đồng chiếm 50,85% tổng giá trị SXCN toàn tỉnh (6.524,2 tỷ đồng); trong 9 tháng đầu năn 2010 giá trị SXCN đạt 3.725 tỷ đồng đạt 54% kế hoạch năm và dự kiến năm 2010 đạt 4.975 tỷ đồng chiếm 61% giá trị SXCN toàn tỉnh (8.124 tỷ đồng). - Về thu ngân sách: năm 2006 đạt 7,5 tỷ đồng, năm 2007 đạt 14,5 tỷ đồng, năm 2008 đạt: 128 tỷ đồng, năm 2009 đạt: 213 tỷ đồng, chiếm khoảng 25% tổng thu ngân sách của toàn tỉnh, 9 tháng đầu năm 2010 đạt 227 tỷ đồng đạt 74% kế hoạch năm và dự kiến năm 2010 thu ngân sách đạt 320 tỷ đồng chiếm 26% tổng thu ngân sách tỉnh (1.240 tỷ đồng). - Giá trị xuất khẩu: năm 2007 là 14,2 triệu USD; năm 2008 là 50,7 triệu USD; năm 2009 là 80,1 triệu USD tăng 58% so với năm 2008 và chiếm 55,24% giá trị xuất khẩu của cả tỉnh (145 triệu USD), dự kiến năm 2010 đạt 120 triệu USD chiếm 80% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh (150 triệu USD). 2.5. Công tác giải quyết việc làm và lao động. - Tình hình thu hút và sử dụng lao động: năm 2006 số lao động làm việc trong các KCN là 6.000 lao động; năm 2007 thu hút thêm 4.894 lao động đưa tổng số lao động trong KCN lên 10.894 người; năm 2008 thu hút thêm 1.800 lao động đưa tổng số lao động trong KCN lên 12.601 người; năm 2009 thu hút thêm 3.800 lao động đưa tổng số lao động trong KCN lên 16.508 người; đến hết tháng 9/2010 các doanh nghiệp trong KCN của tỉnh đã thu hút được 16.704 lao động. - Công tác quản lý lao động: Trong tổng số 16.704 người làm việc trong KCN, số lao động được tham gia bảo hiểm xã hội là 10.654 người chiếm 63,8% tổng số lao động làm việc trong KCN. Thu nhập của lao động làm việc trong KCN ngày càng được ổn định, các doanh nghiệp từng bước nâng cao điều kiện làm việc cũng như đời sống cho người lao động, cụ thể: Thu nhập bình quân của lao động gián tiếp là 2,5 triệu đồng/người/tháng và của lao động trực tiếp là 1,8 triệu đồng/người/tháng. Điều kiện làm việc của người lao động trong KCN nghiệp ngày càng các doanh nghiệp được quan tâm: nơi làm việc thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ; 100% các doanh nghiệp có bố trí bữa ăn ca cho công nhân tại bếp ăn tập thể; người lao động đều được quan tâm, động viên bằng quà, tiền thưởng vào các dịp lễ, tết. Ban quản lý đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng khu nhà ở cho công nhân tại thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên. - Ban quản lý các KCN thường xuyên hướng dẫn và giải quyết các thủ tục về lao động cho các doanh nghiệp, kết quả cụ thể: đã cấp Giấy phép lao động cho 64 lao động nước ngoài trong tổng số 90 lao động thuộc đối tượng phảỉ có giấy phép; đã cấp 1.728 sổ lao động cho người Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp KCN; tiếp nhận và chấp thuận nội quy lao động cho 67 doanh nghiệp; chấp thuận hệ thống thang, bảng lương cho 80 doanh nghiệp; chấp thuận thoả ước lao động tập thể cho 54 doanh nghiệp. Còn một số doanh nghiệp đang được đôn đốc và hướng dẫn để thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục lao động. 2.6. Công tác bảo vệ môi trường. Ban quản lý các KCN đã thường xuyên phổ biến, tuyên truyền nâng nhận thức về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp; thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp bảo vệ môi trường đã cam kết. Trong số 90 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động có 81 doanh nghiệp đã thực hiện các thủ tục về môi trường. Một số doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như doanh nghiệp khác trong KCN như: Công ty Thép Hưng Thịnh, Công ty TNHH Đồng kỹ thuật Korea Việt Nam, Công ty TNHH Thanh Xuân,… Ban quản lý các khu công nghiệp đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các biện pháp khắc phục, đến nay các doanh nghiệp cơ bản đã khắc phục được việc gây ô nhiễm môi trường. 2.7. Về sử dụng đất. Các doanh nghiệp sau khi được giao đất đều nhanh chóng tiến hành xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị đảm bảo theo tiến độ đã cam kết để đưa nhà máy đi vào hoạt động, cơ bản các doanh nghiệp đều sử dụng đất đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất, cụ thể: Luỹ kế đến hết năm 2007, đã cho 85 doanh nghiệp thứ cấp thuê 171,3 ha. Năm 2008, đã cho 19 dự án thuê đất với tổng diện tích là 30 ha. Năm 2009, đã cho 9 doanh nghiệp thứ cấp thuê đất với diện tích 40,5 ha. 9 tháng đầu năm 2010, đã cấp mới cho 16 dự án với diện tích đất là 53 ha. Đã thu hồi đất của 11 dự án với tổng diện tích đất là 34,4 ha. Như vậy đến tháng 9/2010, tổng diện tích đất thương phẩm đã cho các doanh nghiệp thứ cấp thuê là 260,4 ha và các doanh nghiệp đã sử dụng là 157,8 ha, đạt hiệu suất sử dụng đất là 60%. 2.8. Về công tác an ninh - trật tự. Ban quản lý các KCN thường xuyên duy trì phối hợp với Công an tỉnh và chính quyền địa phương có KCN giữ gìn, đảm bảo an ninh trật tự trong các KCN. Đến nay, trong các KCN không xảy ra các vụ việc nghiêm trọng về an ninh trật tự. Tại các KCN đều có lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp tham gia công tác giữ gìn an ninh trật tự. Phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh, các huyện,Công đoàn KCN và Sở Lao động, Thương binh- Xã hội thường xuyên tổ chức phổ biến, tuyên truyền cho người lao động và chủ sử dụng lao động các chính sách, pháp luật về lao động. Thường xuyên nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ những quy định của nhà nước về lao động. Do vậy, cho đến nay tại các KCN không xảy ra các cuộc tranh chấp lao động lớn nào giữa công nhân và chủ sử dụng lao động. 3. Những hạn chế trong việc xây dựng và phát triển khu công nghiệp. - Về đầu tư xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư: + Các KCN được đầu tư theo hình thức kinh doanh hạ tầng: tiến độ triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng còn chậm, gây ảnh hướng tới việc thu hút đầu tư và tiến độ thực hiện của một số dự án. + Một số chủ đầu tư còn chưa có kinh nghiệm, chưa bố trí kinh phí đúng mức cho việc xúc tiến đầu tư. + Các khu công nghiệp đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách: Việc bố trí ngân sách tỉnh để thực hiện đầu tư day dựng còn gặp nhiều khó khăn vì không có kinh phí, nguồn kinh phí xây dựng chủ yếu tập trung vào nguồn vốn Trung ương hỗ trợ. - Việc tuyển dụng lao động có tay nghề cao gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các doanh nghiệp đều phải đào tạo lại lao động trước khi sử dụng. - Về hạ tầng, giao thông: + Tình trạng thiếu điện, nguồn cung cấp không ổn định gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư khi tiếp xúc, tìm hiểu cơ hội đầu tư. - Công tác quản lý đầu tư, doanh nghiệp: + Tiến độ đầu tư của doanh nghiệp các doanh nghiệp còn chậm; vốn thực hiện của các doanh nghiệp /vốn đăng ký còn đạt chưa cao, doanh thu của doanh nghiệp còn thấp; Chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn, công tác xúc tiến đầu tư, giới thiệu quảng bá về lợi thế của tỉnh còn hạn chế. + 04 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ bổ sung năm 2008 tuy đã có chủ đầu tư nhưng do khủng hoảng kinh tế nên việc triển khai còn chậm. + Các dự án đầu tư đã đi vào sản xuất đều ở giai đoạn đầu công suất đạt khoảng 60% và đang trong giai đoạn được hưởng các ưu đãi nên đóng góp cho ngân sách chưa cao. 4. Vai trò của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam. Mặc dù các khu công nghiệp mới được xây dựng phát triển trong thời gian ngắn (gần 10 năm) nhưng đã mang lại hiệu quả rõ rệt vào sự phát triển kinh tế – xã hội chung của tỉnh. Đến nay có 90/118 dự án đầu tư còn hiệu lực đi vào hoạt động, kết quả hoạt động cụ thể như sau: + Về giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) của các doanh nghiệp trong các KCN qua các đều tăng nhanh với tốc độ trên hai con số, tốc độ tăng trưởng bình quân năm giai đoạn 2006 – 2010 đạt 49%, góp phần đưa tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong KCN ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh: Năm 2006 đạt 923 tỷ đồng chiếm 27% giá trị SXCN toàn tỉnh (3.446 tỷ đồng); năm 2007 đạt 1.310 tỷ đồng chiếm 31,5% giá trị SXCN toàn tỉnh (4.176 tỷ đồng) ; năm 2008 đạt: 2.147 tỷ đồng chiếm 40,7% giá trị SXCN toàn tỉnh (5.275 tỷ đồng); năm 2009 đạt 3.318 tỷ đồng chiếm 50,85% tổng giá trị SXCN toàn tỉnh (6.524,2 tỷ đồng); trong 9 tháng đầu năn 2010 giá trị SXCN đạt 3.725 tỷ đồng đạt 54% kế hoạch năm và dự kiến năm 2010 đạt 4.975 tỷ đồng chiếm 61% giá trị SXCN toàn tỉnh (8.124 tỷ đồng). + Về thu ngân sách: năm 2006 đạt 7,5 tỷ đồng, năm 2007 đạt 14,5 tỷ đồng, năm 2008 đạt: 128 tỷ đồng, năm 2009 đạt: 213 tỷ đồng, chiếm khoảng 25% tổng thu ngân sách của toàn tỉnh, 9 tháng đầu năm 2010 đạt 227 tỷ đồng đạt 74% kế hoạch năm và dự kiến năm 2010 thu ngân sách đạt 320 tỷ đồng chiếm 26% tổng thu ngân sách tỉnh (1.240 tỷ đồng). + Giá trị xuất khẩu: năm 2007 là 14,2 triệu USD; năm 2008 là 50,7 triệu USD; năm 2009 là 80,1 triệu USD tăng 58% so với năm 2008 và chiếm 55,24% giá trị xuất khẩu của cả tỉnh (145 triệu USD), dự kiến năm 2010 đạt 110 triệu USD chiếm 73% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh (150 triệu USD). Như vậy, các doanh nghiệp trong các KCN đang từng bước đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, góp phần thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp ngân sách cho địa phương… C¸c khu c«ng nghiÖp ®· t¹o ra mét hÖ thèng kÕt cÊu h¹ tÇng kü thuËt míi, hiÖn ®¹i, cã gi¸ trÞ l©u dµi kh«ng chØ ®èi víi tØnh Hµ Nam mµ cßn gãp phÇn hiÖn ®¹i ho¸ hÖ thèng kÕt cÊu h¹ tÇng trªn c¶ n­íc. C¸c khu c«ng nghiÖp ®· huy ®éng ®­îc mét l­îng vèn ®Çu t­ ®¸ng kÓ cña c¸c thµnh phÇn kinh tÕ trong n­íc vµ n­íc ngoµi, phôc vô sự nghiệp c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ của tØnh; các KCN ®a d¹ng ho¸ ngµnh nghÒ, n©ng cao tr×nh ®é c«ng nghÖ vµ kh¶ n¨ng c¹nh tranh cña s¶n phÈm, gãp phÇn t¨ng tr­ëng kinh tÕ chung cña tØnh. 5. Bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và phát triển KCN. Qua thực tiễn phát triển KCN trong thời gian qua ở Hà Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây : Một là, cùng với những chủ trương chính sách của Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, sự thống nhất nhận thức và nhất quán hành động của toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh trong quá trình quy hoạch, xây dựng KCN là vô cùng quan trọng. Và với chính sách thỏa đáng, hợp lý, nó sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải tỏa để nhanh chóng triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN và kêu gọi đầu tư. Hai là, quy hoạch hình thành KCN phải dựa trên lợi thế so sánh của vùng, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, gắn với sự phát triển hệ thống giao thông trong và ngoài hàng rào KCN, đấu nối các hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, bưu chính viễn thông ...), nguồn lao động cung cấp cho KCN. Phải xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc quy hoạch và phát triển các KCN bao gồm từ kế hoạch, mục tiêu, tiến độ và quảng bá hình ảnh để thu hút đầu tư. Xây dựng các KCN có vị trí hợp lý, thuận tiện về giao thông và có hạ tầng tốt … để các doanh nghiệp thuận tiện trong đầu tư xây dựng và sản xuất kinh doanh. Ba là, lựa chọn chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN phải có năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý và thu hút đầu tư … Bốn là, thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, tăng cường công tác cải cách hành chính; sự quan tâm và thống nhất thực hiện của các sở ban ngành trong tỉnh, nhất là thường xuyên, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh. Năm là, việc xây dựng KCN phải thống nhất giữa mục tiêu đặt ra và chính sách thực hiện. Ví dụ như mục tiêu trước đây là xây dựng KCN nhằm đáp ứng việc giải phóng lao động ra khỏi nông nghiệp, thì các KCN phải thu hút các nhà đầu tư với các dự án cần nhiều lao động địa phương. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại và trong thời gian tới mục tiêu giải phóng lao động ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp không còn quan trọng mà là mục tiêu làm sao thu hút được các dự án tạo gia được giá trị gia tăng lớn, đóng góp nhiều cho ngân sách và có hiệu quả sử dụng nguồn lực cao đồng thời phải đảm bảo về vấn đề môi trường. Sáu là, tăng cường công tác XTĐT trong và ngoài nước, trên nguyên tắc “tỉnh cần nhà đầu tư sau mới đến nhà đầu tư cần tỉnh”, kết hợp hài hoà giữa việc tỉnh chọn lựa nhà đầu tư và nhà đầu tư chọn lựa tỉnh. Kết hợp giữa việc tổ chức hội thảo XTĐT chung với việc gặp gỡ tiếp xúc trực tiếp với từng nhà đầu tư hay từng nhóm nhà đầu tư. Phối kết hợp với các Trung tâm tư vấn trong và ngoài nước có uy tín và kinh nghiệm để thu hút đầu tư. Quan tâm đến XTĐT đối với các nhà đầu tư FDI nhưng cũng không bỏ quên các nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là các nhà đầu tư trong Top 500. XTĐT đối với ngay các nhà đầu tư đã có hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN, coi đây là một kênh thu hút đầu tư trực tiếp và thường xuyên. Phát huy mối quan hệ và cả trách nhiệm thu hút đầu tư của các cấp các ngành để XTĐT. 6. Các đề xuất về quan điểm, định hướng xây dựng và phát triển khu công nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2020. Thứ nhất, phát triển các KCN đảm bảo hình thành hệ thống các KCN liên hoàn có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp của tỉnh,… Thứ hai, phát triển các KCN hiện có theo chiều sâu và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động theo hướng lấp đầy diện tích đất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu bên trong thông qua đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển các ngành công nghệ cao như thông tin, cơ điện tử, công nghệ sinh học. Chuyển mạnh từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế biến các nguyên liệu trong nước sẵn có và công nghiệp chế tạo nhằm nâng cao giá trị gia tăng và tạo khả năng cạnh tranh. Thứ ba, không xây dựng, phát triển các KCN xen lẫn khu dân cư, trên diện tích đất nông nghiệp có năng suất ổn định, không thu hút các dự án có khả năng gây ô nhiểm môi trường, … Thứ tư, phát triển KCN đi đôi với việc bảo vệ môi trường; chăm lo đời sống, điều kiện làm việc, nhà ở cho người lao động; giám sát chặt chẽ việc thi hành pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp KCN. 7. Các giải pháp thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện mô hình khu công nghiệp. 7.1. Kết hợp quy hoạch đầu tư KCN với quy hoạch đầu tư đô thị, Khu dân cư và các dịch vụ khác. Khi phê duyệt dự án quy hoạch KCN cần xem xét nhiều mặt như: Quy hoạch diện tích đất đủ để xây dựng cơ sở hạ tầng, khu nhà ở cho người lao động, quy hoạch hệ thống xử lý nước thải, rác thải và các dịch vụ khác kèm theo để phục vụ KCN. Quy hoạch khu đô thị, khu dân cư, khu du lịch… không nhất thiết đi liền với từng KCN, mà có thể liên kết phục vụ cho nhiều KCN trên cùng một địa bàn hoặc mở rộng ra ngoài phạm vi một huyện. Để thực hiện được giải pháp này phải thu hút được nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng có đủ tiềm lực tài chính, có khả năng xây dựng hạ tầng đồng bộ (kể cả trong và ngoài hàng rào KCN). Xây dựng cảng thông quan nội địa (ICD) để tạo điều kiện hơn nữa cho những doanh nghiệp XNK trong và ngoài KCN. Xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các KCN và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp; khắc phục tình trạng xây dựng hạ tầng theo hình thức cuốn chiếu. Đặc biệt chú ý đến việc đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN (như: nhà ở của công nhân, trường học, bệnh viện, khu vui chơi) vừa đáp ứng phục vụ nhu cầu cho người lao động trong khu công nghiệp, vừa tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho những người bị thu hồi đất mà không đủ điều kiện lao động trong các KCN. 7.2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của dự án đầu tư. Nâng câo chất lượng các dự án thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khuyến khích thu hút các dự án đầu tư có vốn lớn, có công nghệ cao, nguy cơ ô nhiễm môi trường thấp, đó là định hướng tất yếu nhằm đảm bảo xây dựng và phát triển KCN theo hướng bền vững. 7.3. Xây dựng đồng bộ các biện pháp bảo vệ môi trường. Chú trọng hơn nữa công tác quy hoạch các KCN, tăng tỷ lệ diện tích cây xanh và các dịch vụ công. Từng doanh nghiệp phải có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra hệ thống chung. Mỗi KCN phải có nhà máy xử lý nước thải và được đầu tư xây dựng cùng một lúc với việc xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. 7.4. Chú trọng công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Phát triển mạng lưới đào tạo ngắn hạn, nâng cao trình độ tay nghề cho lực lượng lao động tại chỗ, các trường dạy nghề, tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống các trường đào tạo từ đào tạo nghề đến đại học nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hoá đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng hình thức đào tạo nghề và huy động sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Kết hợp các chương trình mục tiêu quốc gia; xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm … để tập trung vốn cho đào tạo nghề, mở rộng số lượng, nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Chú trọng đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. 7.5. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư xây dựng hạ tầng KCN. Cần đa dạng hoá các hình thức đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, kết hợp giữa đầu tư hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách với vốn doanh nghiệp. Đẩy mạnh việc giao cho doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN; chú trọng lựa chọn những nhà đầu tư hạ tầng KCN có tiềm lực về vốn, có kinh nghiệm trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi, thu hút đầu tư. Đẩy mạnh và khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng xây dựng sẵn nhà xưởng để doanh nghiệp thứ cấp thuê lại. II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN KHU CÔNG NGHIỆP. 1. Tình hình tổ chức thực hiện Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX, KKT. Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đã được phân cấp, uỷ quyền theo quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX và KKT, Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam đã: - Thường xuyên tham gia, đóng góp ý kiến với các Bộ Kế hoạch - Đầu tư, các bộ ngành liên quan khác và UBND tỉnh Hà Nam trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch có liên quan đến hoạt động đầu tư, phát triển khu công nghiệp như: Tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 th¸ng 9 n¨m 2006 quy ®Þnh chi tiÕt vµ h­íng dÉn thi hµnh mét sè ®iÒu cña LuËt §Çu t­; chủ trì và tham mưu giúp UBND tỉnh Hà Nam xây dựng đề án điều chỉnh, bổ sung một số KCN tỉnh Hà Nam vào danh mục quy hoạch các KCN Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ…. - Chủ trì, phối hợp với các sở ngành có liên quan xây dựng Quy chế phối hợp quản lý các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam trình UBND tỉnh phê duyệt. - Xây dựng chương trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tư phát triển khu công nghiệp trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện; - Thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP và các nhiệm vụ được các bộ, ngành và UBND tỉnh uỷ quyền. - Thường xuyên tiếp xúc, tìm hiểu và giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư tại khu công nghiệp và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền của Ban. - Thực hiên tốt chế độ báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và cả năm cũng như báo cáo đột xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình: xây dựng và phát triển khu công nghiệp; thực hiện việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư; triển khai và hoạt động của dự án đầu tư; thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước; thu hút và sử dụng lao động; thực hiện các quy định của pháp luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái trong khu công nghiệp. - Thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý tài chính, tài sản, ngân sách được giao; thu và quản lý sử dụng các loại phí, lệ phí; nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về các lĩnh vực có liên quan đến đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghiệp; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức và đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức của Ban. 2. Tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến KCN, KCX, KKT. * Theo Quyết định 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Hà Nam được hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương để xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Đồng Văn I. Tổng số vốn 60 tỷ đồng được bố trí trong giai đoạn 2005 – 2009. Do trước đây tỉnh đã cho tạm ứng ngân sách địa phương để trả kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng nên số tiền 60 tỷ đồng trên, đã được Công ty PTHT các KCN tỉnh Hà Nam đầu tư cho các hạng mục hạ tầng kỹ thuật của KCN Đồng Văn I như đường giao thông, hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng, nhà máy xử lý nước thải giai đoạn I… là 55 tỷ đồng và 5 tỷ đồng được sử dụng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN Châu Sơn. - Nguồn vốn hỗ theo Quyết định 183/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được bố trí cho việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN theo đúng mục đích và đảm bảo chế độ quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách. * Theo Quyết định số 43/2009/QĐ-TTg ngày 19/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Hà Nam được hỗ trợ vốn ngân sách trung ương để xây dựng hạ tầng KCN Châu Sơn với tổng số tiền là 60 tỷ đồng được bố trí trong năm 2009 và năm 2010. UBND tỉnh Hà Nam đã giao nguồn vốn hỗ trợ theo Quyết định 43/2009/QĐ-TTg cho Công ty PTHT các KCN tỉnh Hà Nam sử dụng vào việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN Châu Sơn theo đúng mục đích và đảm bảo chế độ quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách. * Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam đã thực hiện đầy đủ các quy định các văn bản pháp luật và hướng dẫn của các Bộ, ngành trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đã được phân cấp uỷ quyền về lao động, môi trường, thiết kế cơ sở, quy hoach, xây dựng … 3. Những khó khăn, vướng mắc. - Thủ tục đối trừ tiền ứng trước giải phóng mặt bằng được Bộ Tài chính hướng dẫn tại Thông tư 141/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện thủ tục đối trừ cho các doanh nghiệp gặp một số khó khăn, cụ thể: Các Chi cục thuế yêu cầu mỗi doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong hồ sơ đối trừ phải có phương án (riêng) được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (các doanh nghiệp này không có phương án riêng mà chỉ có Giấy nộp tiền giải phóng mặt bằng vào kho bạc nhà nước). - Đối với việc uỷ quyền cho Ban quản lý cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O): khu công nghiệp tỉnh Hà Nam có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sang Asean và giá trị xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn trước, Ban quản lý đã có văn bản đề nghị nhưng đến nay vẫn chưa được uỷ quyền. 4. Một số kiến nghị. - Đề nghị nên sửa đổi quy định về thời hạn triển khai dự án theo quy mô của dự án. - Đề nghị cần bổ sung thêm hướng dẫn về quy định hoạt động của Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng để có cơ sở quản lý và thực hiện theo quy định hiện hành. - Định kỳ tổ chức việc rà soát, đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong từng ngành, lĩnh vực có liên quan đến hoạt động KCN để kịp thời phát hiện những văn bản có nội dung chồng chéo, mâu thuẫn, sai trái hoặc không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội; phát hiện những văn bản, quy định cần ban hành mới, sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và khả thi của hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động KCN.   - Đề nghị Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế hướng dẫn cụ thể về thủ tục đối trừ tiền bồi thường GPMB mà doanh nghiệp đã ứng trước vào tiền thuê đất hàng năm. Trên đây là báo cáo tổng kết tình hình xây dựng và phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam./. Nơi nhận: - Như kính gửi; - Đ/c: Trần Xuân Lộc – CT UBND tỉnh; - Đ/c: Nguyễn Xuân Đông – PCT UBND tỉnh; (để b/c) - Lãnh đạo Ban; - Lưu VT, ĐT. KT.TRƯỞNG BAN PHÓ TRƯỞNG BAN Phạm Bá Tùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp tại Hà Nam.doc
Luận văn liên quan