Khâu sản xuất: cần bố trí mặt bằng sản xuất hợp lý áp dụng phương pháp
tổ chức quá trình sản xuất tiên tiến, đẩy mạnh phong trào hợp lý hoá sản
xuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật mới vào công nghệ sản xuất sử
dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư , nâng cao hệ số sử dụng máy móc thiết bi,
giảm phế liệu, phế phẩm trong sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng
cường kế hoạch tiến độ sản xuất nội bộ nhằm đảm bảo sản xuất đồng bộ
nhịp nhàng, liên tục.
30 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2553 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Về công tác quản lý vốn tại Công ty Thiết bị kỹ thuật điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Báo cáo về công tác quản lý
vốn tại Công ty Thiết bị kỹ
thuật điện Hà Nội
Mục lục
Trang
Lời nói đầu ................................................................................. 2
Phần I: Đặc điểm chung về công ty Thiết bị kỹ thuật điện Hà
Nội:
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty...........4
2. Chức năng của công ty........................................... 5
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.......6
4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất .................8
5. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty............................................................11
6. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.....12
7. Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2003 của Công
ty..................................................................13
Phần II:Thực trạng công tác quản lý vốn của công ty Thiết bị
kỹ thuật điện Hà Nội.
1. Một số vấn đề lý luận chung..................................16
2. Thực trạng công tác quản lý vốn của Công ty.......22
Phần III: Một số kiến nghị…………………………………… 28
Lời nói đầu
Nền kinh tế nước ta đang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước. Cơ chế thị trường là một cơ chế tinh vi, phối hợp
không tự giác giữa người tiên dùng và các doanh nghiệp thông qua hệ
thống giá cả và thị trường. Nó là phương tiện gián tiếp để tập hợp trí thức
và hoạt động của cá nhân khác nhau, không có bộ não trung tâm nhưng
vẫn giải quyết những bài toán mà những máy tính hiện đại nhất cũng
không thể giải nổi. Đặc trưng của cơ chế thị trường là tự vận động theo
những quy luật vốn có của nó như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy
luật lưu thông tiền tệ. Các quy luật này có vị trí vai trò độc lập song lại có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau tạo ra những quy
tắc vận động của thị trường.
Quản lý kinh tế là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con
người xét từ phạm vi cá nhân, tập đoàn, quốc gia. Đây cũng là một hoạt
động quyết định mang tính sống còn của các chủ thể tham dự vào các hoạt
động kinh tế. Quản lý đúng dẫn tới sự thành công, tồn tại vững chắc và
phát triển còn quản lý sai dẫn đến sự thất bại, suy thoái, biến chất, yếu hèn
và đổ vỡ. Trong quản lý kinh tế, con người thường có các giới hạn nhất
định và chính điều này buộc con người phải biết lựa chọn các giải pháp
khôn khéo, xử lý đúng đắn thông tin và ra quyết định đúng. Để làm được
điều này, các nhà quản lý doanh nghiệp phải có đầy đủ kiến thức, kinh
nghiệm liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ sở, là tế bào của nền kinh tế quốc
dân. tài chính doanh nghiệp là cơ sở của hệ thống tài chính. Nó sáng tạo ra
của cải vật chất và làm tăng thêm nguồn tài chính quốc gia.
Quản lý Nhà nước đối với tài chính doanh nghiệp một mặt kích
thích doanh nghiệp khai thác và sử dụng hợp lý mọi nguồn tài chính để
phát triển sản xuất, cạnh tranh trên thị trường một cách có hiệu quả nhất.
Mặt khác, giám sát kiểm tra tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện
nghiêm chỉnh chế độ tài chính của Nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
đối với Nhà nước.
Là một sinh viên thực tập tại phòng tài vụ Công ty Thiết bị kỹ thuật
điện Hà Nội, trên cơ sở phương pháp luận đã học và qua thời gian tìm hiểu
thực tế tại Công ty, em thực hiện Báo cáo với đề tài: “Báo cáo về công tác
quản lý vốn tại Công ty Thiết bị kỹ thuật điện Hà Nội.”
Kết cấu của Báo cáo:
Lời nói đầu: đề cập tính cấp thiết của Báo cáo.
Phần I: Đặc điểm chung của Công ty Thiết bị kỹ thuật điện Hà Nội.
Phần II: Thực trạng công tác quản lý vốn của Công ty Thiết bị kỹ
thuật điện Hà Nội.
Phần III: Một số kiến nghị.
Phần I
ĐặC ĐIểM CHUNG Về CÔNG TY Thiết bị kỹ thuật đIện Hà nội
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty:
Tên Công ty : Công ty thiết bị kỹ thuật điện Hà Nội
Loại hình doanh nghiệp : Doanh nghiệp nhà nước
Trụ sở chính : 14-16 Hàm Long
Ngành nghề chính : Sản xuất-kinh doanh dây điện và cáp điện
Giám đốc : Đỗ Văn Vượng
Số tài khoản tiền VN : 710- 00117 Ngân hàng Công thương VN.
Công ty thiết bị kỹ thuật điện là doanh nghiệp Nhà nước,hạch toán
kinh tế độc lập,tự chủ về tài chính,kỹ thuật trực thuộc sở Công nghiệp Hà
Nội, là một đơn vị kinh tế cơ sở thuộc sở hữu toàn dân. ở đây, một tập thể
công nhân viên chức sử dụng máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tiền vốn
và các tư liêu sản xuất khác để khai thác chế tạo sản phẩm công nghiệp
phục vụ nhu cầu của xã hội và kinh doanh theo chế độ hạch toán kinh tế.
Trụ sở chính của công ty ở 14- 16 Hàm Long, quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là: sản xuất, bán buôn, bán
lẻ các loại dây điện, cáp điện. Bên cạnh đó, Công ty còn có các hoạt động
kinh doanh khác, đặc biệt là cho thuê nhà văn phòng, một dãy nhà 3 tầng
và Công ty coi đó là một hoạt động kinh doanh phụ.
Trước đây, Công ty Thiết bị kỹ thuật điện Hà Nội mang tên là Xí
nghiệp sửa chữa điện dân dụng, thành lập ngày 20-10-1976 theo QĐ số
421/TCCQ trên cơ sở của một Hợp tác xã hợp nhất cũ. Ngày 23-9-1993 xí
nghiệp đổi tên thành Công ty thiết bị kỹ thuật điện Hà Nội theo QĐ số
5497/ QĐUB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Từ khi được thành lập đến nay, Công ty đã tự cân đối với năng lực
sản xuất thực tế của mình và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng
năm gửi lên cấp trên duyệt và giao nhiệm vụ chính thức. Vì vậy, Công ty
luôn là đơn vị hoàn thành toàn diện kế hoạch nhà nước giao cho. Ngoài ra,
Công ty đã chủ động tạo thêm nguồn vật tư, mở rộng thêm một số mặt
hàng đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng thêm nguồn vốn tự có của Công ty
và tích luỹ cho Nhà nước.
Cơ sở sản xuất của công ty ở cây số 13, quốc lộ 1 thuộc xã Ngọc
Hồi, Thanh Trì, Hà Nội với hàng chục loại máy móc, thiết bị ngoại nhập
và tự chế dùng cho sản xuất.
Dây điện, mặt hàng chính của công ty được chế tạo bởi nguyên liệu
nhập khẩu: đồng dây và nhựa hạt PVC. Quá trình sản xuất bắt đầu từ đồng
dây ỉ3. Qua máy kéo rút to, nhỏ xuống ỉ 1.5- ỉ 0.2. Sau đó qua máy bện,
bện thành các cụm 12,14,16.... 112 sợi tuỳ cỡ to nhỏ. Từ dây bện qua máy
đùn nhựa trở thành dây điện các loại, sau qua máy cuốn thành phẩm thành
những cuộn dây điện, dây cáp từ 100 đến 1000 m dây thành phẩm.
2. Chức năng chủ yếu của Công ty:
- Sản xuất và kinh doanh các loại dây điện, cáp điện bọc PVC
- Sản xuất các mặt hàng kim khí: lưới B40, lưới cáo, dây thép gai
- Sửa chữa các loại thiết bị điện, lắp đặt điện nội thất
- Được xuất khẩu các sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh
liên kết, được nhập khẩu nguyên liệu vật tư hàng hoá phục vụ cho công ty
và nhu cầu thị trường
- Được liên doanh, hợp tác mở cửa hàng đại lý, được làm dịch vụ
văn phòng đại diện và nhà khách.
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
Số lao động trong doanh nghiệp là 114 người, trong đó:
- Công nhân sản xuất là 60 người chiếm 61% trong đó số công nhân
bậc cao và kỹ sư là 15 người.
- Nhân viên bán hàng và phục vụ sản xuất là 17 người.
- Cán bộ, nhân viên quản lý: 24 người trong đó 11 người là cử nhân.
Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty:
3
Công ty Thiết bị kỹ thuật điện Hà Nội tổ chức quản lý theo mô hình
trực tuyến tham mưu, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sự chỉ đạo
của ban giám đốc. Ban giám đốc lãnh đạo chung và chỉ đạo trực tiếp đến
từng phòng ban, phân xưởng. Giám đốc Công ty đứng đầu bộ máy quản
lý, là người chịu trách nhiệm chung mọi mặt hoạt động sản xuất kinh
doanh, đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Ngoài việc uỷ
quyền cho các phó giám đốc, giám đốc còn trực tiếp chỉ huy thông qua các
trưởng phòng hoặc quản đốc phân xưởng.
Ban giám đốc Công ty gồm 3 người:
- Một giám đốc phụ trách chung.
- Một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật.
- Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh.
Giám c
Phó G k thu t Phó G kinh doanh
Phòng KT Phòng KCS T ti p th C a hàng GTSP
Phòng
k ho ch
Phòng
tài v
Phòng
t ch c
Phòng
hành
chính
Phòng
b o v
PX b n rút PX PVC PX c khí C a hàng ng c
Cơ cấu phòng ban của Công ty để phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm, quản lý sản phẩm và lao động phục vụ đời sống cán bộ công nhân
viên gồm:
- Phòng kỹ thuật: Có trách nhiệm nghiên cứu thiết kế những sản
phẩm áp dụng khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng và mẫu
mã, đáp ứng nhu cầu thị trường và có đủ sức cạnh tranh với các mặt hàng
cùng loại.
- Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng, mẫu mã sản phẩm trước khi
nhập kho.
- Phòng kế hoạch: Giúp giám đốc nắm bắt về tình hình sản xuất
kinh doanh của Công ty rõ ràng và kịp thời, lập ra các kế hoạch, chiến
lược kinh doanh ngắn và dài hạn: ký kết hợp đồng kinh tế, nghiên cứu tìm
hiểu mở rộng thị trường, đề ra các kế hoạch cung ứng vật tư, thiết bị công
nghệ, tiêu thụ sản phẩm, thiết lập các cửa hàng đại lý, giới thiệu sản phẩm.
Kho trực thuộc phòng kế hoạch gồm 2 kho: kho vật tư.
kho thành phẩm.
- Phòng tài vụ: Có nhiệm vụ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty. Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, lập
kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác tài chính. Có trách
nhiệm trong việc hạch toán chi phí, ghi chép vào sổ sách kế toán, tổ chức
công tác kế toán, tài chính theo chế độ hiện hành của bộ tài chính. Cung
cấp thường xuyên và đầy đủ những thông tin về tiền tệ, sản phẩm và chi
phí... để phục vụ cho lãnh đạo chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty.
Phòng tài vụ: Cấp phát tiền lương.
Quản lý hoá đơn.
Quản lý tiền.
-Phòng tổ chức: Thực hiện chức năng tổ chức quản lý, sắp xếp cán
bộ, công nhân ở các phân xưởng và toàn Công ty cho phù hợp. Thực hiện
chế độ về bảo hộ lao động, an toàn, vệ sinh lao động, chính sách tiền
lương, bảo hiểm xã hội, khen thưởng, kỷ luật...theo quy định của nhà nước
đối với người lao động. Kiểm tra, theo dõi việc chấp hành kỷ luật lao động
và các quy định trong phạm vi Công ty.
Để sản xuất sản phẩm, Công ty có các phân xưởng:
- Phân xưởng bện rút.
- Phân xưởng PVC.
- Phân xưởng cơ khí.
- Cửa hàng động cơ.
- Cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty
Thiết bị kỹ thuật điện Hà Nội:
Dây điện- mặt hàng chính của Công ty được chế tạo bởi nguyên vật
liệu nhập khẩu: đồng dây và nhựa PVC. Quá trình sản xuất bắt đầu từ
đồng dây 3.2 qua máy kéo rút to, nhỏ xuống 1.5 0.2 sau đó qua máy
bện, bên thành các cụm 12, 14, 16,..., 112 sợi tuỳ cỡ to nhỏ. Từ dây bện
qua máy đùn nhựa trở thành dây điện các loại, sau đó qua máy cuốn thành
phẩm thành những cuộn dây điện từ 200 500m dây thành phẩm.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Dây đồng 3.2
Kéo rút dây
1.5
a.Nguyên công kéo rút:
Trong công nghệ sản xuất dây điện và cáp điện, khâu kéo rút là
khâu đầu tiên của quá trình sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào là dây đồng
có đường kính lớn được rút xuống kích thước quy định, thông thường qua
từ 17-24 khuôn kim cương (tuỳ theo kéo thô hay kéo tinh). Thông thường,
việc kéo rút được chia làm 2 bước:
Bước 1: kéo thô từ 3.2 xuống 1.
Bước 2: kéo mịn (kéo tinh) từ 1 xuống 0.2 hoặc nhỏ hơn nữa.
-Khuôn kéo: có vai trò rất quan trọng (nhất là khâu kéo mịn) trong
việc đảm bảo ra sản phẩm có kích thước ổn định, thường dùng khuôn kim
cương tự nhiên hoặc nhân tạo có chất lượng cao.
Kéo rút dây
0.2
B n
m m
B c PVC
Cu n thành ph m
Kho thành ph m
-Lô kéo: quyết định năng suất và chất lượng dây, bề mặt lô phải
chịu được sự mài mòn và có độ cứng vững cao.
-Nước làm nguội và bôi trơn: giữ cho dây luôn sáng bóng và không
bị ôxy hoá và làm nguội khuôn thường dùng dung dịch Emulso là loại hoá
chất đáp ứng được các yêu cầu trong công nghệ kéo rút.
b.Nguyên công bện dây:
Là công việc kết hợp nhiều sợi dây đồng nhỏ thành một sợi dây
đồng lớn, thường có 2 cách:
-Bện bó hay còn gọi là bện rối.
-Bện xếp lớn (thường dùng cho cáp điện cỡ lớn) nhiều sợi dây đồng
(tuỳ theo đường kính sợi dây vào) và tiết diện lõi dây từ bộ phận cấp dây
qua đĩa phân phối được đưa vào máy bện, nhờ có lồng quay dây được bện
với nhau. Sau đó, dây được qua bộ phận thu dây thành bán thành phẩm.
Công nghệ bện phải chú ý đến các bộ phận sau:
+Bộ phận cấp dây.
+Bộ phận bện.
+Bộ phận thu dây.
c.Nguyên công kiểm lõi dây đồng:
Trong quá trình xoắn (bện), thường phải nối tiếp từng loại sợi đồng
nhỏ vào lõi dây. Đầu dây nối tiếp thường bị gồ (lồi) nên phải qua máy
kiềm để công nhân làm nhẵn phần đầu dây gồ (lồi) bằng thủ công, tạo cho
lõi dây trong đều liên tục và chuyển từ lô gỗ qua lô nhôm để đưa vào lò ủ.
d.Nguyên công ủ dây đồng:
Trong quá trình gia công (kéo, rút, bện), dây đồng bị biến cứng bề
mặt làm thay đổi cơ tính của vật liệu, phải tiến hành ủ làm mềm dây và
khử ứng xuất dư nhưng vẫn đảm bảo màu sắc của dây đồng bằng lò ủ chân
không hoặc lò ủ thủ công.
e.Nguyên công bọc nhựa:
Sau khi giải quyết xong ruột dây đồng, tiến hành bọc ngoài bằng
một lớp nhựa PVC cách điện trên máy bọc nhựa chuyên dùng. Bộ phận
sinh nhiệt được bố trí phía ngoài đầu bọc có thời gian gia nhiệt ban đầu từ
30- 40 độ C, đến khi đạt nhiệt độ chảy mềm của nhựa từ 175- 185 độ C thì
vận hành máy để chỉnh tâm giữa lõi dây đồng và khuôn sao cho lớp vỏ
nhựa bọc đều, lúc đó mới tiến hành cho máy làm việc liên tục. Thông
thường, nhựa cấp cho đầu bọc ở trạng thái liên tục ở 1/3 phễu đựng.
f.Nguyên công cuốn dây thành phẩm:
Dây điện sau khi bọc nhựa được thu thành cuộn lô to gọi là dây bán
thành phẩm, sau đó được đưa lên máy cuốn thành phẩm, cuộn thành từng
cuộn dây điện có chiều dài 200m, 400m.
5.Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh:
Theo giấy phép kinh doanh số 1057/5, chức năng và nhiệm vụ chủ
yếu của Công ty là:
- Sản xuất và kinh doanh các loại dây điện, cáp điện bọc PVC, các
loại dây tráng emay cách điện và các loại đồ dùng điện dân dụng như quạt,
biến thế, phích cắm, dụng cụ gia đình...
- Sửa chữa các loại thiết bị điện, lắp đặt điện nội thất.
- Được xuất khẩu các sản phẩm của Công ty và sản phẩm liên doanh
liên kết, được nhập khẩu nguyên liệu, phụ tùng phục vụ cho Công ty và
cho nhu cầu thị trường.
- Được liên doanh hợp tác mở cửa hàng đại lý được làm dịch vụ văn
phòng đại diện và khách hàng.
Bộ phận sản xuất trực tiếp ra sản phẩm dây điện, cáp điện của
Công ty gồm 2 phân xưởng lớn:
+ Phân xưởng bện rút gồm 2 tổ: tổ kéo rút và tổ bện.
+ Phân xưởng bọc PVC.
Bên cạnh đó còn có các kho vật liệu, kho công cụ dụng cụ, kho bán thành
phẩm và kho thành phẩm.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh:
6. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty:
Để thực hiện tốt chức năng kế toán, điều cốt yếu là phải tổ chức
được bộ máy kế toán phù hợp, làm việc có hiệu quả. Có thể nói, bộ máy
kế toán là cầu nối giữa nội dung và hình thức kế toán. Bộ máy kế
toán được tổ chức tốt, làm việc có hiệu quả sẽ đóng một vai trò quan trọng
trong hoạt động quản lý nói chung.
Công ty Thiết bị kỹ thuật điện Hà Nội là doanh nghiệp có quy mô
vừa, hoạt động chủ yếu trên địa bàn Hà Nội. Việc tổ chức sản xuất kinh
doanh của Công ty tập trung tại mặt bằng 14-16 Hàm Long, Hà Nội. Do
đặc điểm trên cộng với giới hạn về lao động kế toán nên Công ty tổ chức
bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Công tác kế toán được phân công
cụ thể như sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Kho v t t
T
b n
T
kéo
rút
PX
b c
PVC
Kho bán thành ph m
Phòng KCS
Kho
thành
ph m
-Kế toán trưởng ( Trưởng phòng tài vụ): là người phụ trách chung
và lập các Báo cáo tài chính. Ngoài ra, kế toán trưởng cũng phụ trách công
tác quản lý Tài sản, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản
cố định, hàng quí tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định cho từng đơn vị
sử dụng.
- Một nhân viên kế toán phụ trách tập hợp chi phí, tính giá thành sản
phẩm, theo dõi tình hình tiêu thụ và thanh toán công nợ.
- Một nhân viên kế toán phụ trách vật tư và tiền lương.
- Một thủ quỹ quản lý việc thu chi tiền mặt, lập sổ quỹ trên cơ sở các
chứng từ hợp lý.
K toán tr ng
K toán v t t
và ti n l ng
K toán tính
giá tiêu th ,
thanh toán công
n
Th qu
7.Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2003:
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch Thực hiện HTKH(%)
1 Giá trị tổng sản lượng Triệu đồng 11.000 12.000 109,1
2 Doanh thu Triệu đồng 12.500 14.200 113,6
3
Sản phẩm chủ yếu
Dây cáp điện các loại
mét
2.000.000
2.200.000
110
4
a.
b.
Các chỉ tiêu tài chính
Các khoản tích luỹ
-Thuế VAT
-Thuế vốn
-TNDN
-Trích khấu hao cơ bản
Cáckhoản nộp NSNN
-Thuế VAT
-Thuế vốn
-Thuế thu nhập DN
-Khoản khác
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
350
75
200
370
370
80
63
10,4
370
83
106
420
360
70
63
10,4
105,7
110,6
53
113,5
97,29
87,5
100
100
5
Thu nhập bình quân đầu
người / tháng
650 710 109,2
Những chỉ tiêu trên phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
năm 2003 trong bối cảnh tình hình tài chính cực kỳ khó khăn bởi đầu năm
2000, theo quyết định sáp nhập của UBNDTP Hà Nội, công ty đã tiếp
nhận 1 xí nghiệp làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất, không còn khả năng
thanh toán, giá trị còn lại của TSCĐ trên thực tế bằng 1/10 giá trị TSCĐ
trên sổ sách. Cụ thể:
- Lỗ 1,8 tỷ đồng
- Treo lương: 420 triệu đồng
- Giá trị còn lại trên sổ sách: 2 tỷ đồng – thực tế chỉ còn xấp xỉ 300
triệu đồng
- Nợ quá hạn ngân hàng: 1,2 tỷ đồng
Năm 2003, với sự quyết tâm của tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ
công nhân viên, công ty đã đề nhiều biện pháp tháo gỡ được phần nào khó
khăn trên:
- Công ty đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm
- Đề ra một loạt các quy định, quy chế nhằm thúc đẩy công tác tiêu
thụ sản phẩm và thanh toán tiền hàng.
- Quản lý sát xao đầu vào, nguyên vật liệu chính, phụ được mua
theo yêu cầu sản xuất và kiểm tra chất lượng, không để tình trạng tồn kho
vật tư như trước
- Trong sản xuất, tiến hành quyết toán từng đơn hàng, từ đó phát
hiện, có những biện pháp ngăn chặn kịp thời sản phẩm hỏng trong sản
xuất.
- Phát động phong trào thi đua lao động sản xuất, có quy chế thưởng
phạt rõ ràng, làm đòn bẩy thúc đẩy tinh thần tự giác và trách nhiệm trong
kết quả sản xuất của từng cá nhân người lao động.
Tuy nhiên, với đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật còn yếu và
thiếu như hiện nay đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển và
hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Phần Ii
THựC TRạNG CÔNG TáC QUảN Lý VốN CủA CÔNG TY Thiết bị
kỹ thuật đIện hà nội
1. Một số vấn đề lý luận chung:
Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính, gắn liền với
sản xuất hàng hoá.Vốn là tiền nhưng tiền chưa hẳn đã là vốn, tiền chỉ trở
thành vốn khi nó hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông.
Vốn sản xuất trong doanh nghiệp công nghiệp được chia thành hai
bộ phận là: vốn cố định và vốn lưu động.
a. Vốn cố định:
Vốn cố định trong doanh nghiệp được biểu hiện bằng hình thái giá
trị còn lại của các tài sản cố định đang dùng trong sản xuất.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, doanh nghiệp cần phải
kiểm tra tài chính. Đây là một nội dung quan trọng của hoạt động tài chính
doanh nghiệp, thông qua đó để có được các căn cứ xác đáng để đưa ra các
quyết định về mặt tài chính như điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn đầu tư,
đầu tư mới hay hiện đại hoá tài sản cố định…nhờ đó nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn cố định. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần xác định đúng
đắn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản
cố định của doanh nghiệp.
Thuộc các chỉ tiêu tổng hợp có:
-Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định: chỉ tiêu này phản ánh đồng
vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần
trong kỳ.
Hiệu suất sử
dụng vốn cố
định
Doanh thu (hoặc doanh thu thuần) trong kỳ
Số vốn cố định bình quân trong kỳ
Số vốn cố định bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp
bình quân số học giữa số vốn cố định ở đầu kỳ và cuối kỳ:
Số vốn cố định bình
quân trong kỳ
Số vốn cố định
đầu kỳ
Số vốn cố định
cuối kỳ
2
Trong đó số vốn cố định ở đầu kỳ (hoặc cuối kỳ) được tính theo
công thức:
Số vốn cố định
ở đầu kỳ
(hoặc cuối kỳ)
=
Nguyên giá TSCĐ
ở đầu kỳ
(hoặc cuối kỳ)
-
Số tiền khấu hao
luỹ kế ở đầu kỳ
(hoặc cuối kỳ)
Số tiền khấu
hao luỹ kế ở
cuối kỳ
=
Số tiền
khấu hao
ở đầu kỳ
+
Số tiền khấu
hao tăng
trong kỳ
-
Số tiền khấu
hao giảm
trong kỳ
-Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định: là đại lượng nghịch đảo của chỉ
tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh
thu hoặc doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn cố định:
+
=
=
Hàm lượng vốn
cố định
Số vốn cố định bình quân trong kỳ
Doanh thu (hoặc doanh thu thuần) trong kỳ
-Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: chỉ tiêu này phản ánh một
đồng vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước
thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập).
Tỷ suất lợi
nhuận vốn
cố định
Lợi nhuận trước thuế (hoặc sau
thuế thu nhập)
Số vốn cố định bình quân trong kỳ
Ngoài các chỉ tiêu tổng hợp trên, người ta còn có thể sử dụng một số
chỉ tiêu phân tích sau:
-Hệ số hao mòn TSCĐ: phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong
doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu. Hệ số càng lớn chứng tỏ
mức độ hao mòn TSCĐ càng cao và ngược lại.
Hệ số hao
mòn
TSCĐ
Số tiền khấu hao luỹ kế
Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá
-Hiệu suất sử dụng TSCĐ: phản ánh 1 đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần. Hiệu suất càng lớn
chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao.
Hiệu suất Doanh thu (hoặc doanh thu thuần) trong kỳ
=
= x 100%
=
=
sử dụng
TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
-Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp sản xuất: Phản
ánh giá trị TSCĐ bình quân trang bị cho một công nhân trực tiếp sản xuất.
Hệ số càng lớn phản ánh mức độ trang bị TSCĐ cho sản xuất của doanh
nghiệp càng cao.
Hệ số trang bị
TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất
-Tỷ suất đầu tư TSCĐ: phản ánh đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị
tài sản của doanh nghiệp. Tỷ suất càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đã chú
trọng đầu tư vào TSCĐ.
Tỷ suất đầu tư
TSCĐ
Giá trị còn lại của TSCĐ
Tổng tài sản
-Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp: phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá
trị từng nhóm, loại TSCĐ trong tổng số TSCĐ của doanh nghiệp ở thời
điểm đánh giá. Chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp
lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở doanh nghiệp.
b. Vốn lưu động:
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản lưu
động và vốn lưu thông để đảm bảo cho sản xuất và tái sản xuất của doanh
nghiệp tiến hành bình thường.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp
có thể sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:
=
= x 100%
-Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:
Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn lưu
động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.Tốc độ luân chuyển vốn lưu
động có thể đo bằng hai chỉ tiêu:
+Số lần luân chuyển (số vòng quay vốn): phản ánh số vòng quay
vốn được thực trong một thời kỳ nhất định, thường tính trong một năm.
Công thức như sau:
M
VLĐ
Trong đó:
L: Số lần luân chuyển (số vong quay) của vốn lưu động trong năm.
M: Tổng mức luân chuyển vốn trong năm.
VLĐ: Vốn lưu động bình quân trong năm.
+Kỳ luân chuyển vốn: phản ánh số ngày để thực hiện một vòng
quay vốn lưu động. Công thức như sau:
360
L
Trong đó:
K: kỳ luân chuyển vốn lưu động.
M: tổng mức luân chuyển vốn trong năm.
VLĐ: vốn lưu động bình quân trong năm
Vòng quay vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút
ngắn và chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả.
-Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển: được biểu
hiện bằng hai chỉ tiêu:
L =
K= Hay
VL x 360
K=
M
+Mức tiết kiệm tuyệt đối: là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên
doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vào
công việc khác.
Công thức tính:
VTKTĐ = [(M1/ 360) x K1] - VLĐO =VLĐ1 - VLĐ0
Trong đó:
VTKTĐ: Vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối.
VLĐO , VLĐ1 :Vốn lưu động bình quân năm báo cáo và năm kế
hoạch.
M1: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch.
K1: Kỳ luân chuyển vốn năm kế hoạch.
+Mức tiết kiệm tương đối: là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên
doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần
tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô vốn lưu động.
Công thức tính:
VTKTgĐ= ( M1 / 360 ) x ( K1 – K0 )
Hoặc
VTKTgĐ= ( M1 / L1) – ( M1 / L0 )
Trong đó:
VTKTgĐ: Vốn lưu động tiết kiệm tương đối.
M1: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch.
L0 , L1: Số lần luân chuyển vốn năm báo cáo và năm kế hoạch.
K0 , K1: Kỳ luân chuyển vốn năm báo cáo và năm kế hoạch.
-Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: phản ánh một đồng vốn lưu động
có thể làm ra bao nhiêu đồng doanh thu. Để tính chỉ tiêu này, người ta lấy
doanh thu chia cho số vốn lưu động bình quân trong kỳ. Số doanh thu
được tạo ra trên một đồng vốn lưu động càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốn
lưu động càng cao.
-Hàm lượng vốn lưu động (hay còn gọi là mức đảm nhận vốn lưu
động): là số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu. Đây là
chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động và được
tính bằng cách lâý số vốn lưu động bình quân trong kỳ chia cho tổng
doanh thu thực hiện trong kỳ.
-Tỷ suất lợi nhuận (mức doanh lợi) vốn lưu động:
Được tính bằng cách lấy tổng số lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi
nhuận sau thuế thu nhập) chia cho số vốn lưu động bình quân trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập). Tỷ suất lợi nhuận
vốn lưu động càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
2.Thực trạng công tác quản lý vốn của Công ty Thiết bị kỹ thuật
điện Hà Nội:
Doanh nghiệp là một chỉnh thể, một hệ thống. Các bộ phận cấu
thành doanh nghiệp công nghiệp cũng như các mặt hoạt động của nó luôn
có mối quan hệ hữu cơ nội tại với nhau. Trong nền kinh tế thị trường hiện
nay, mỗi doanh nghiệp bất cứ làm việc gì muốn thành công cũng phải hiểu
và tuân thủ đúng những đòi hỏi của các quy luật có liên quan được thể
hiện thông qua các nguyên lý hoặc các nguyên tắc hoạt động. đó là các
quy tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành vi bắt buộc chủ doanh nghiệp phải
tuân thủ trong quá trình hoạt động.
Công ty Thiết bị kỹ thuật điện Hà Nội cũng là một doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển phải tuân thủ theo các quy luật vốn có trong quá
trình sản xuất kinh doanh.
Là một doanh nghiệp cơ sở chính nằm trên phố cổ Hà Nội, giao
thông thuận lợi, dân cư đông đúc, thuận lợi cho việc giao dịch kinh doanh.
Công ty đã có dự án xây dựng một trung tâm công nghệ thông tin trên diện
tích 2000 m2 . Đây là một dự án có tính khả thi, có hiệu quả về mặt kinh tế
và cả sự phù hợp với quy hoạch theo định hướng của thành phố Hà Nội,
đưa công nghệ thông tin làm mũi nhọn trong kế hoạch 2000 – 2010, tạo
nguồn tài chính hỗ trợ về đầu tư chiều sâu và mở rộng nâng cao chất
lượng sản phẩm dây cáp, dây điện của công ty.
Ngoài viêc phải nhanh chóng hoàn thiện và đưa vào sử dụng trung
tâm công nghệ thông tin, công việc trước mắt Công ty phải giải quyết là
đầu tư và quản lý đầu tư chiều sâu làm sao với đồng vốn bỏ ra thấp nhất
mà hiệu quả sử dụng cao nhất.
Công ty dự tính cơ cấu vốn đầu tư:
Vốn mua sắm thiết bị: 450.718 USD = 4.955 triệu đồng
Vốn lắp đặt hiệu chỉnh: 4600 USD = 80 triệu đồng
Tổng vốn: 455.318 USD = 5.008 triệu đồng
Nguồn vốn được tính toán như sau:
Vốn vay ngân hàng công thương VN: 4.500 triệu
Xin thành phố hỗ trợ: 400 triệu
Còn lại là vốn tự có của Công ty và vốn huy động của cán bộ công
nhân viên.
Dự kiến sau khi đầu tư, tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất dây
điện của công ty sẽ là 18.940.000.000 VND. Cụ thể:
Sản lượng đạt được sau đầu tư:
Tên sản phẩm
Sản lượng
( m )
Giá
( đồng )
Tổng doanh số
( đồng )
Dây điện 0,75 x 2 3.000.000 900 2.700.000.000
Cáp mềm từ 0,3 – 10 mm2 2.000.000 4.200 8.400.000.000
Cáp cứng các loại ỉ 1,2 – ỉ2,5 2.800.000 2.800 7.840.000.000
Tổng cộng 7.800.000 18.940.000.000
7.800.800 mét dây điện, cáp điện các loại quy đổi thành 21.044.000
mét dây điện 0,75 x 2
Giá thành sản phẩm dây 0,75 x 2:
Khoản mục
Giá thành đơn vị
( đồng )
Tổng chi phí
( đồng )
Nguyên vật liệu chính
Vật liệu phụ
Tiền lương
Bảo hiểm xã hội
Khấu hao cơ bản
Chi phí khác
640,2
13,1
81,5
16,3
23,8
30,1
13.472.386.800
275.676.400
1.715.086.000
343.017.200
500.847.200
633.424.400
Tổng cộng 805 16.940.420.000
Như vậy:
Tổng doanh số: 18.940.000.000
Tổng chi phí: 16.940.420.000
Lãi gộp = Tổng doanh số – tổng chi phí
18.940.000.000 – 16.940.420.000 = 1.999.580.000
Lãi ròng = Lãi gộp – (thuế + % lãi vay)
1.999.580.000 – 837.583.000 = 1.161.997.000
Lãi thuần = Lãi ròng – thuế TNDN
1.161.997.000 – 406.699.000 = 775.298.000
Thời gian thu hồi vốn:
Tổng đầu tư 5.008.000.000
T = -------------------------- = --------------------------------- = 5,6 năm
KHCB + 50% lãi thuần 500.847.200 + 387.649.000Đ
Để phương án đầu tư đi vào thực tế đem lại hiệu quả kinh tế, sau khi
đầu tư là những bước đi dài liên tục, Công ty phải đưa ra được những biện
pháp hữu hiệu giải quyết các mặt:
- Tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý doanh nghiệp.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện kế hoạch, chiến
lược sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm.
- Quản lý các yếu tố cơ bản của sản xuất đó là:
+Quản lý lao động.
+Quản lý kỹ thuật và tiến bộ khoa học kỹ thuật.
+Quản lý vật tư, quản lý vốn sản xuất.
- Khuyến khích vật chất và sử dụng đòn bẩy kinh tế biểu hiện bằng
việc trả lương, thưởng, bằng việc tính toán hiệu quả kinh tế và hạch
toán kinh tế trong công ty.
Do đặc điểm còn nhiều tồn tại nặng nề về tài chính sau khi sáp
nhập, hiện nay, điểm nóng mà Công ty cần phải giải quyết là: khâu quản
lý vốn sản xuất kinh doanh.
Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính, gắn liền với
sản xuất hàng hoá. Vốn là tiền nhưng tiền chưa hẳn đã là vốn, tiền chỉ trở
thành vốn khi nó hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông.
Vốn sản xuất trong doanh nghiệp công nghiệp được chia thành 2 bộ
phận là: vốn cố định và vốn lưu động.
a-Vốn cố định:
Trong dự án xây dựng và đầu tư thiết bị sản xuất:
- Xây dựng trung tâm công nghệ thông tin (cơ sở 1) tổng vốn 42 tỷ
- Đầu tư một dàn thiết bị sản xuất dây điện (cơ sở 2) tổng vốn 5 tỷ
Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty sau khi được đầu tư
cơ cấu vốn trên chưa hợp lý. ở cơ sở 2, nhà xưởng sản xuất, bộ phận quản
lý phục vụ sản xuất còn dột nát cũ kỹ đã hết giá trị do đó Công ty cần phải
xây dựng cải tạo lại nhà xưởng sản xuất và trang bị nơi làm việc cho bộ
phận quản lý thì mới cân xứng và bảo đảm an toàn cho sản xuất và quản
lý.
Công ty cần nghiên cứu những biên pháp nhằm giảm bớt tổn thất do
hao mòn hữu hình và vô hình gây ra đồng thời:
- Phải nâng cao trình độ sử dụng tài sản cố định cả về thời gian và cường
độ
- Nâng cao chất lượng, hạ giá thành chế tạo và xây lắp tài sản cố định
- Đẩy mạnh việc cải tiến và hiện đại hoá máy móc thiết bị
- Tổ chức tốt công tác bảo quản và sửa chữa máy móc thiết bị
- Nâng cao trình độ lành nghề, ý thức làm chủ của công nhân
Khấu hao là sự bù đắp về kinh tế tài sản cố định. Khấu hao được
thực hiện bằng cách chuyển giá trị một cách có kế hoạch theo định mức
được Nhà nước quy định vào sản phẩm sản xuất, vào công tác phục vụ
trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định. Đồng thời lập quỹ khấu hao
để bù đắp lại từng phần toàn bộ hình thái vật chất cuả tài sản cố đinh.
b-Vốn lưu động:
Vốn lưu động trong Công ty bao gồm: nguyên vật liệu chính, phụ,
phụ tùng thay thế, công cụ lao động thuộc tài sản lưu động, sản phẩm dở
dang, thành phẩm, vốn bằng tiền.
Muốn tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, Công ty cần phấn đấu
sử dụng vốn một cách hợp lý và tiết kiêm ở các khâu dự trữ sản xuất, lưu
thông:
- Khâu dự trữ: mau chóng ổn định thị trường mua đồng và nhựa (nguyên
liệu chính để sản xuất dây điện). Mọi việc mua bán phải thực hiện qua hợp
đồng kinh tế (theo luật).
Công ty nằm giữa thủ đô, diện tích đất có hạn, kho tàng chật chội, nguồn
cung cấp vật tư rất sẵn. Để tận dụng hết khả năng quay vòng vốn, căn cứ
vào phương pháp thống kê kinh nghiệm, nguyên liệu đồng và nhựa Công
ty chỉ nên dự trữ trong khoảng 15 –20 ngày.
- Khâu sản xuất: cần bố trí mặt bằng sản xuất hợp lý áp dụng phương pháp
tổ chức quá trình sản xuất tiên tiến, đẩy mạnh phong trào hợp lý hoá sản
xuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật mới vào công nghệ sản xuất sử
dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư , nâng cao hệ số sử dụng máy móc thiết bi,
giảm phế liệu, phế phẩm trong sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng
cường kế hoạch tiến độ sản xuất nội bộ nhằm đảm bảo sản xuất đồng bộ
nhịp nhàng, liên tục.
- ở khâu tiêu thụ: tăng cường công tác thông tin, quảng cáo, cải tiến bao
bì đóng gói, lựa chọn hình thức thanh toán, làm tốt công tác thu nợ khách
hàng, chấp hành tốt hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tăng cường mối quan hệ
trực tiếp giữa bên bán và bên mua.
Sử dụng vốn có hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ trước mắt mà còn là
nhiệm vụ lâu dài, là một trong những biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
PHầN III
Một số kiến nghị
Quản lý Nhà nước đối với tài chính doanh nghiệp là một yêu cầu tất
yếu của quản lý kinh tế Nhà nước. Công tác này xác định quyền lợi, nghĩa
vụ của các doanh nghiệp. Do vậy mà các nhà quản lý doanh nghiệp phải
hiểu, tuân thủ các chế độ, quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế nói
chung và quản lý tài chính nói riêng.
Công ty Thiết bị kỹ thuật điện Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà
nước thực hiện tương đối tốt các chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.
Mọi mặt quản lý tài chính công ty cố gắng tuân thủ theo các quy định của
Nhà nước song không phải đã thực hiện được triệt để hoàn toàn bởi trong
chế độ, quy định của Nhà nước còn nhiều điểm có tính khả thi thấp mang
nặng tính hình thức làm cho các doanh nghiệp nhiều khi phải đối phó,
không phản ánh được bản chất của các hoạt động kinh tế.
Nhiều chủ trương chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các
doanh nhân, doanh nghiệp không đến được với họ vì qua quá nhiều cơ
quan trung gian. Ví dụ như chủ trương Nhà nước cho xoá một số vấn đề
tồn tại về tài chính cho các doanh nghiệp sáp nhập, mặc dù Công ty đã làm
nhiều động thái: lập hồ sơ, công văn xin, các giấy tờ cần thiết khác nhưng
thực tế Công ty vẫn chưa được giải quyết một khoản tồn đọng nào.
Để giúp doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, chính
sách tài chính của Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước cần không
ngừng hoàn thiện các chế độ, chính sách làm sao cho phù hợp với tình
hình thực tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển theo đúng định
hướng của Nhà nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Báo cáo về công tác quản lý vốn tại Công ty Thiết bị kỹ thuật điện Hà Nội.pdf