Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Đối với chất lƣợng quản lý và kiểm soát các khoản tiền ký quỹ của nhà đầu tƣ. (ii) Trong phần này, tác giả sử dụng bảng hỏi, dựa vào các tài liệu sẵn có đƣợc công bố trên các trang web của Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc, các Sở giao dịch Chứng khoán, trang web của các công ty chứng khoán và những thông tin đƣợc công bố trên các báo chí để chấm điểm và đánh giá. Đối với các câu hỏi dạng Có-Không, nếu câu trả lời là “Có” theo ý nghĩa tích cực sẽ đƣợc 2 điểm, câu trả lời tiêu cực sẽ đƣợc 0 điểm; Đối với các câu hỏi dạng mức độ, mức cao nhất sẽ đƣợc 2 điểm, mức trung bình đƣợc 1 điểm và mức thấp nhất đƣợc 0 điểm.

pdf258 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(i) = (79x80% + 8x 40% + 5 x 20% + 9 x 0%)/101 = 66,73% (3) Tính đến thời điểm 30/06/2014, trên tổng số 88 CTCK công bố tỉ lệ an toán vốn khả dụng, có 34 công ty ở mức trên 300%; 41 công ty ở mức từ 180- 300%; 6 công ty ở mức 150-185%; 3 công ty ở mức 120-150%; 4 công ty ở mức dƣới 120%.60 Kết quả chấm điểm cho 6 tháng đầu năm 2014 là (100%x 34 + 80%x41 + 6 x 40% + 3 x 20% + 4 x 0)/88 = 79,31% Đồ thị 4.5: Kết quả chấm điểm tỷ lệ an toàn tài chính các CTCK Nguồn: Tính toán của tác giả tổng hợp từ HNX, UBCKNN Nhƣ vậy, điểm số các chỉ tiêu an toàn vốn khả dụng tại các CTCK có xu hƣớng giảm qua các năm từ 2011-2013, tuy nhiên chỉ tiêu này tăng trở lại vào năm 2014. Đây là điểm số khá cao, tuy nhiên kết quả này không phải ánh đầy đủ bắc tranh tài chính của CTCK, có nhiều công ty tuy có tỷ lệ an toàn vốn ở mức 59 60 Thông tin về các công ty chứng khoán tại HNX: 60 65 70 75 80 2011 2012 2013 30/06/2014 72.95 69.5 66.73 79.31 Kết quả chấm điểm tỷ lệ an toàn tài chính các CTCK Điểm số 15 cao lên tới trên 1.000% nhƣng vẫn thua lỗ kéo dài, thậm chí có CTCK lỗ nhiều năm liên tiếp mà tỉ lệ an toàn tài chính vẫn ở mức cao. Tuy nhiên xu hƣớng giảm dần qua các năm đã phần nào phản ánh đúng thực trạng khó khăn của nền kinh tế nói chung, của TTCK nói riêng trong giai đoạn 2011-2013. Năm 2013, có tới 70% các CTCK có lợi nhuận âm, tuy nhiên tình hình đã khởi sắc khi 9 tháng đầu năm 2014, có tới 78% số CTCK kinh doanh có lãi với 2.828 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 72% so với cùng kỳ năm trƣớc. ROE bình quân của các CTCK năm 2013 đạt 5,81% và 9 tháng đầu năm 2014 đạt 7,10%.61 Các CTCK không chỉ khởi sắc ở mảng kinh doanh mà ngày càng tuân thủ tốt các quy định của pháp luật góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững, lành mạnh và công bằng trên TTCK Việt Nam.  Đối với chất lƣợng quản lý và kiểm soát các khoản tiền ký quỹ của nhà đầu tƣ. (ii) Trong phần này, tác giả sử dụng bảng hỏi, dựa vào các tài liệu sẵn có đƣợc công bố trên các trang web của Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc, các Sở giao dịch Chứng khoán, trang web của các công ty chứng khoán và những thông tin đƣợc công bố trên các báo chí để chấm điểm và đánh giá. Đối với các câu hỏi dạng Có-Không, nếu câu trả lời là “Có” theo ý nghĩa tích cực sẽ đƣợc 2 điểm, câu trả lời tiêu cực sẽ đƣợc 0 điểm; Đối với các câu hỏi dạng mức độ, mức cao nhất sẽ đƣợc 2 điểm, mức trung bình đƣợc 1 điểm và mức thấp nhất đƣợc 0 điểm. Đây là một tiêu chí rất quan trọng, là nguồn gốc phát sinh những hành vi vi phạm liên quan đến lợi dụng tài khoản của nhà đầu tƣ và xâm hại đến tài sản của họ. Thời gian qua, mặc dù các cơ quan quản lý đã đề ra những quy định bắt buộc công ty chứng khoán phải tách bạch tài khoản của nhà đầu tƣ nhằm ngăn ngừa tình trạng lạm dụng tài khoản, tuy nhiên các công ty chứng khoán vẫn không nghiêm túc thực hiện. Tính đến tháng 12/2013, mới có 43 trên tổng số 89 công ty đang hoạt động trên TTCK thực hiện tách bạch tài khoản. Tuy nhiên, sau ngày 15/1/2014 đã có 80 công ty chứng khoán tuân thủ quy định, 15 công ty 61 16 không thực hiện vì không có hoạt động môi giới, 9 công ty chƣa thực hiện trong đó có 5 công ty chỉ có biên bản thỏa thuận hợp tác về việc cung cấp dịch vụ ký với ngân hàng thƣơng mại nhƣ: (Công ty Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia, Công ty Chứng khoán Tonkin, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam, Công ty Chứng khoán Alpha, Công ty Chứng khoán Xuân Thành); 4 công ty không thực hiện (nhƣ: Công ty Chứng khoán Kenanga Việt Nam, Công ty Chứng khoán Việt Quốc, Công ty Chứng khoán Hoàng Gia và Công ty Chứng khoán Kỹ thƣơng)62. Bảng 4.3 Bảng hỏi đánh giá tiêu chí chất lƣợng quản lý và kiểm soát các khoản tiền ký quỹ của NĐT Câu hỏi Cách cho điểm từng tiêu chí Điểm của các CTCK 0 1 2 1 Số lƣợng CTCK thực hiện tách bạch tài sản của NĐT với tài sản của công ty Dƣới 30% Từ 30%- 70% Từ 70%- 100% 2 Số lƣợng các CTCK chiếm dụng tài sản của NĐT Tất cả Một số Không 3 Số lƣợng các CTCK có khả năng bồi thƣờng thiệt hại cho NĐT Không Một số Tất cả Với 3 tiêu chí ở bảng trên, tổng điểm tối đa của mỗi tiêu chí là 2 điểm; tổng số điểm tối đa của 3 tiêu chí mà các CTCK có thể đạt đƣợc trong từng năm là 6 điểm. Do đó, sẽ có những CKCK đat tối đa 6 điểm do không vi phạm, tuy nhiên cũng sẽ có những CTCK đạt điểm tối thiểu. Câu hỏi số 1, cho đến hết năm 2011, dƣới 30% các công ty chứng khoán thực hiện tách bạch tài khoản, do đó nhận điểm 0. Từ năm 2012 đến hết năm 2013 nhận điểm 1 (do có từ 30%-70% số các CTCK thực hiện tách bạch tài 62 tai-khoan.htm “Còn 9 công ty chứng khoán phớt lờ tách bạch tài khoản” 17 khoản). Từ sau 15/01/2014, hầu hết các CTCK đều tuân thủ, do vậy số điểm cho năm 2014 là 2. Không thể khẳng định rằng, tất cả các công ty chứng khoán cố tình không tách bạch tài khoản của nhà đầu tƣ đều sử dụng trái phép tài sản của nhà đầu tƣ. Tuy nhiên, một số vụ việc diễn ra trong thời gian qua đủ để thấy rằng, việc không tách bạch tài khoản là điều kiện đầu tiên dẫn đến những vi phạm. Một số vụ việc bị xử lý điển hình phải kể đến các công ty chứng khoán Tràng An (TAS), công ty chứng khoán Golden Bridge Việt Nam (GBS), công ty chứng khoán SME, công ty chứng khoán Đại Việt (DVSC). Ở câu hỏi thứ 2, việc các CTCK chiếm dụng tài sản của NĐT không thể thống kê đầy đủ, một số vụ việc bị phát hiện 63 và xử lý không phản ánh hết đƣợc thực trạng số lƣợng các CTCK thực sự đã chiếm dụng tài sản của NĐT, do việc tách bạch tài khoản không rõ ràng nên nếu CTCK lâm vào khó khăn sẽ dễ dấn tới tình trạng này. Việc lạm dụng tài sản của nhà đầu tƣ diễn ra khá phổ biến và dƣới nhiều hình thức. Một số CTCK do quy trình quản lý nhân viên không nghiêm dẫn tới một số nhân viên giả mạo chữ ký khách hàng để rút tiền, bán chứng khoán của khách hàng. Đến khi mất khả năng chi trả thì bỏ trốn và đẩy trách nhiệm cho công ty chứng khoán. Một số công ty rút tiền từ tài khoản của khách hàng sau đó gửi ngân hàng để hƣởng lãi có kỳ hạn, hoặc dùng số tiền đó để cho các nhà đầu tƣ khác vay và tính lãi. Theo báo cáo của Thanh tra UBCKNN, số đơn khiếu nại phản ánh việc lạm dụng tài khoản của khách hàng trong năm 2011 là 5 đơn, năm 2012 là 3 đơn. Năm 2013, UBCKNN đã ra quyết định xử phạt đối với 4 công ty chứng khoán có những vi phạm liên quan đến vấn đề này64. Năm 2014, do việc tách bạch tài khoản đƣợc thực hiện quyết liệt từ phía UBCKNN, do đó việc lạm dụng tài khoản rất khó xảy ra, tuy nhiên trên thực tế vẫn ghi nhận một số vụ việc có liên quan (Hộp 2), do đó điểm số cho cả giai đoạn là 1 điểm. 64 Cty CP CK Kengna Viet Nam; Cty CP CK Phƣơng Nam; Cty CK Maybank Kim Eng; Cty CK Golden Bridge 18 Ở câu hỏi thứ 3, với thực trạng hiện nay ở Việt Nam, mặc dù sự thật hiển nhiên là các nhà đầu tƣ bị mất tài sản, nhƣng trách nhiệm bồi thƣờng dƣờng nhƣ vẫn còn xa vời và mơ hồ, các vụ việc liên quan đến chiếm dụng tài sản của nhà đầu tƣ cho đến nay vẫn chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm, mặc dù các cơ quan chức năng đều có ý muốn bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tƣ nhƣng còn lúng túng trong thực hiện. Thực tế cho thấy chỉ có một số ít các CTCK sau khi bị phát hiện chiếm dụng tài sản của NĐT có khả năng bồi hoàn cho NĐT, số còn lại phải đợi các kết luận từ cơ quan công an hoặc tòa án, thậm chí đa số các CTCK do tình hình tài chính quá xấu không có khả năng bồi hoàn thiệt hại cho NĐT cho dù đã có quyết định xử phạt. Điển hình nhƣ công ty chứng khoán Tràng An (TAS), hơn 15.000 tài khoản của nhà đầu tƣ bị lạm dụng; Giám đốc bị bắt, Giám đốc mới lên thay tuyên bố không chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra với ban lãnh đạo cũ. Điều này khiến cho nhà đầu tƣ bị mất phƣơng hƣớng và rơi vào tuyệt vọng khi Giám đốc cũ không có khả năng trả nợ; Giám đốc mới không nhận trách nhiệm. CTCK hầu nhƣ chƣa giải quyết đƣợc vấn đề bồi thƣờng cho NĐT. Do đó điểm cho câu hỏi này ở tất cả các năm là 1 điểm. Bảng 4.4. Kết quả chấm điểm các CTCK về quản lý các khoản tiền ký quỹ 2011 2012 2013 2014 Câu hỏi 1 0 1 1 2 Câu hỏi 2 1 1 1 1 Câu hỏi 3 1 1 1 1 Điểm tổng hợp 2/6 3/6 3/6 4/6 Điểm % 33,33% 50% 50% 66,66% Nhƣ vậy, sau khi tiến hành chấm điểm cho từng tiêu chí, ta có bảng tổng hợp điểm mức độ bảo vệ quyền lợi NĐT của CTCK nhƣ sau: 19 Đồ thị 4.6: Kết quả chấm điểm mức độ bảo vệ quyền lợi NĐT của CTCK (II) Mức độ bảo vệ quyền lợi NĐT của các CTCK có xu hƣớng tốt dần lên qua các năm nghiên cứu giai đoạn 2011-2014. Năm 2014 có mức tăng ấn tƣợng do chất lƣợng quản lý và kiểm soát các khoản tiền gửi của NĐT đã đƣợc nâng lên, thể hiện ở việc hầu hết các CTCK đều thực hiện tách bạch tiền gửi của NĐT. Đây là một trong những tín hiệu tốt trong quá trình minh bạch hóa TTCK cũng nhƣ bảo vệ quyền lợi NĐT tại CTCK.  Kết quả chấm điểm mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư của các cơ quan quản lý (III) Để đánh giá mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ của các cơ quan quản lý thị trƣờng, cần xem xét những tiêu chí sau: (a) Mức độ nghiêm minh của pháp luật và (b) Khả năng giải quyết khiếu nại, bồi thƣờng cho NĐT. Nếu coi hai tiêu chí trên có tầm quan trọng nhƣ nhau thì điểm cho mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ của các cơ quan quản lý đƣợc tính bằng: (III) = (a + b)/2. 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 2011 2012 2013 2014 53.14% 59.75% 58.36% 72.98% Mức độ bảo vệ quyền lợi NĐT của CTCK II = (i + ii)/2 Mức độ bảo vệ quyền lợi NĐT của CTCK II = (i + ii)/2 20  Tiêu chí tính đầy đủ của công cụ pháp luật Bảng 4.5 Bảng câu hỏi Tính bao quát của công cụ pháp luật Câu hỏi Cách cho điểm Điểm số 0 1 2 1 Quy định pháp luật về quyền cơ bản của cổ đông trong DNNY có đầy đủ hay không? Không Có nhƣng chƣa đầy đủ Có 2 Quy định của pháp luật về quyền lợi của khách hàng tại các CTCK có đầy đủ hay không? Không Có nhƣng không rõ ràng Có 3 Quy định của pháp luật về các chế tài xử phạt khi các thành viên xâm hại đến quyền lợi của NĐT có đầy đủ hay không? Không Có nhƣng chƣa đầy đủ Có Ở câu hỏi số 1: Các quy định về quyền cơ bản của cổ đông tại DNNY đã đƣợc quy định khá cụ thể và đầy đủ trong Luật DN cũng nhƣ Thông tƣ 121. Do đó, điểm cho câu hỏi này là 2 điểm trong giai đoạn 2011-2014 Ở câu hỏi số 2: Các quy định của pháp luật về quyền lợi của khách hàng tại các CTCK chƣa đƣợc thể hiện ở Luật Chứng khoán cũng nhƣ các Nghị định có tính pháp lý cao. Do đó điểm cho câu hỏi này là 1 điểm cho giai đoạn 2011- 2014 Ở câu hỏi số 3, các chế tài xử phạt cho dù khá đầy đủ, bao quát đƣợc các hoạt động của thị trƣờng nhƣng nhiều khi còn mang tính hình thức và chƣa đủ sức răn đe. Do đó điểm cho câu hỏi này là 1 điểm cho giai đoạn 2011-2014. Điểm số đƣợc tổng hợp nhƣ sau: 21 Bảng 4.6 Kết quả chấm điểm tính bao quát của công cụ pháp luật (a) 2011 2012 2013 2014 Câu hỏi 1 2 2 2 2 Câu hỏi 2 1 1 1 1 Câu hỏi 3 1 1 1 1 Điểm tổng hợp 4/6 4/6 4/6 4/6 Điểm % 66,66% 66,66% 66,66% 66,66%  Tiêu chí tính nghiêm minh của công cụ pháp luật (b) Để đánh giá tiêu chí này, bảng hỏi đƣợc lập ra với 3 câu hỏi dƣới đây. Điểm tối đa cho từng câu hỏi là 1 điểm. Tùy từng năm mà số điểm đƣợc chấm sẽ khác nhau. Bảng 4.7 Bảng hỏi đánh giá tính nghiêm minh của công cụ pháp luật Câu hỏi Cách cho điểm Điểm số 0 1 1 UBCKNN có xử phạt các CTCK vi phạm việc tách bạch tài khoản của khách hàng hay không? Không Có 2 UBCKNN có xử phạt các CTCK không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc lập quỹ bảo vệ nhà đầu tƣ hay không? Không Có 3 Có quy định nào hƣớng dẫn cụ thể việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc trích lập quỹ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ hay không? Không Có Câu hỏi 1: Kể từ khi Luật chứng khoán ra đời, khi phát hiện các CTCK không thực hiện tách bạch tài khoản của CTCK với tài khoản của khách hàng, UBCKNN đều ra các quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật. Do đó điểm của câu hỏi này là 1 điểm. 22 Câu hỏi 2: Kể từ khi Luật Chứng khoán ra đời, quy định về việc trích lập Quỹ bảo vệ NĐT hoặc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của CTCK, tuy nhiên chƣa có hƣớng dẫn nào cụ thể và chƣa có CTCK nào bị phạt. Do đó điểm số cho câu hỏi này là 0. Câu hỏi số 3: Kể từ khi Luật chứng khoán ra đời cho đến đầu năm 2014, chƣa có quy định cụ thể nào về việc trích lập Quỹ bảo vệ NĐT hoặc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Do đó điểm số cho giai đoạn này là 0. Tuy nhiên đến tháng 9/2014, dự thảo về việc hƣớng dẫn trích lập Quỹ bảo vệ NĐT đã đƣợc đƣa ra lấy ý kiến. Điều này chứng tỏ một động thái tốt từ phía các cơ quan quản lý, do đó điểm số cho năm 2014 đƣợc chấm là 1. Bảng 4.8 Kết quả chấm điểm tính nghiêm minh công cụ pháp luật (b) 2011 2012 2013 2014 Câu hỏi 1 1 1 1 1 Câu hỏi 2 0 0 0 0 Câu hỏi 3 0 0 0 1 Điểm tổng hợp 1/3 1/3 1/3 2/3 Điểm % 33,33% 33,33% 33,33% 66,66% Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong suốt khoảng thời gian kể từ khi Luật chứng khoán có hiệu lực đến nay, mức độ nghiêm minh của pháp luật có liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi NĐT đều chỉ đạt mức 1/3 = 33,33% và không có dấu hiệu cải thiện cho đến năm 2013. Do những động thái tích cực từ phía các nhà quản lý, năm 2014, điểm số này đã tăng lên ở mức 2/3 điểm = 66,66% (a). Nguyên nhân là do các CTCK đã tuân thủ tốt vấn đề tách bạch tài khoản của NĐT và các cơ quan quản lý đã từng bƣớc hoàn thiện các văn bản hƣớng dẫn thi hành.  Tiêu chí khả năng giải quyết khiếu nại và bồi thƣờng cho nhà đầu tƣ (c) Để đánh giá tiêu chí này, tác giả lập bảng hỏi gồm 4 câu hỏi có liên quan nhƣ sau: 23 Bảng 4.9 Bảng hỏi đánh giá tiêu chí khả năng giải quyết khiếu nại và bồi thƣờng cho nhà đầu tƣ Câu hỏi Cách cho điểm Điểm số 0 1 2 1 Có quy định nào về việc tất toán tài khoản của khách hàng trƣớc khi CTCK giải thể hoặc phá sản hay không? Không Có nhƣng không cụ thể Có 2 Có quy định nào về việc bảo toàn tài sản của NĐT bị CTCK chiếm dụng trƣớc khi giải thể hoặc phá sản hay không? Không Có nhƣng không cụ thể Có 3 Có tổ chức nào thay mặt NĐT tham gia tố tụng để đòi quyền lợi hay không Không Có 4 Cơ quan quản lý có nguồn quỹ nào để bồi thƣờng thiệt hại cho NĐT hay không? Không Có Câu hỏi số 1, Điều 14 Quyết định 27/2007/QĐ-BTC về quy chế hoạt động của các CTCK có quy định các CTCK trƣớc khi tạm ngừng hoạt động phải có phƣơng án xử lý các hợp đồng đang còn hiệu lực trong đó phải chứng minh đảm bảo quyền lợi cho NĐT. Thông tƣ 210/2012/TT-BTC thay thế cho QĐ 27/2007 nêu trên tại Điều 15 quy định về việc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của CTCK, trong đó CTCK phải lập phƣơng án xử lý các tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng, có dự kiến về mặt thời gian tất toán các tài khoản đó theo yêu cầu của NĐT. Luật phá sản hiện nay quy định việc chuyển tiền cho khách hàng và chuyển tiền thực hiện thanh toán bù trừ trong vòng 90 ngày trƣớc khi mở thủ tục phá sản. Quy định pháp luật cũng cho phép đấu thầu và bán công ty chứng khoán này cho công ty chứng khoán khác trong 24 đó bao gồm việc chuyển giao tài khoản khách hàng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những điểm chƣa rõ ràng trong việc xử lý tài sản khách hàng trong mối quan hệ giữa công ty chứng khoán và các chủ nợ, chƣa có văn bản nào quy định rõ cách thức và thủ tục tất toán đảm bảo quyền lợi cho NĐT. Do đó, điểm cho câu hỏi này là 1 điểm. Ở câu hỏi số 2, Theo quy định về nguyên tắc quản lý TTCK của Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán- IOOSC (International Organization of Securities Commission), cơ quan quản lý phải xây dựng và ban hành cơ chế, quy trình xử lý sự đổ vỡ của các công ty chứng khoán trên thị trƣờng nhằm giảm thiểu thiệt hại cho NĐT. Tuy nhiên, hiện nay cơ quan quản lý TTCKVN chƣa triển khai thực hiện nguyên tắc này. Hiện nay chƣa có quy định nào cụ thể về việc bảo toàn tài sản của NĐT khi CTCK giải thể hoặc phá sản trong trƣờng hợp tài sản của NĐT đã bị CTCK chiếm dụng và mất khả năng chi trả. Luật phá sản sửa đổi có hiệu lực từ 1/1/2015 cũng không quy định cụ thể về tính đặc thù của việc phá sản các CTCK và trình tự giải quyết các khoản tiền ký quỹ của NĐT tại CTCK. Do đó, điểm cho câu hỏi này là 0 điểm. Câu hỏi sô 3, hiện nay trên TTCK VN chƣa có tổ chức nào thay mặt NĐT tham gia tố tụng để đòi quyền lợi. Mặc dù trên thực tế UBCKNN cũng đã có những tƣ vấn cần thiết cho NĐT khi có yêu cầu. Do đó điểm số cho câu hỏi này là 0 điểm. Câu hỏi số 4. Hiện nay trên TTCKVN, chƣa có nguồn quỹ nào phục vụ cho việc bồi thƣờng thiệt hại cho NĐT. Mặc dù cơ quan quản lý đang lấy ý kiến về việc thành lập Quỹ bảo vệ quyền lợi NĐT do các CTCK đứng ra lập và quản lý. Tuy nhiên quy định này chƣa đƣợc áp dụng vào thực tiễn, do đó điểm số cho câu hỏi này là 0 điểm. Điểm số cho tiêu chí (c) đƣợc tổng hợp nhƣ sau: Tổng điểm tối đa của 4 câu hỏi là 8, trong đó chỉ có câu 1 đƣợc 1 điểm và không thay đổi trong cả giai đoạn 2011-2014. Do vậy, điểm số của cả giai đoạn là 1/8 điểm = 12,5%. 25 Đồ thị 4.7 Kết quả chấm điểm mức độ bảo vệ quyền lợi NĐT của cơ quan quản lý III = (a + b+c)/3 Nguồn: Tổng hợp từ các tính toán trước65 Có thể nói, việc xâm phạm thài khoản của NĐT đã diễn ra khá phổ biến từ nhiều năm nay, gây mất niềm tin cho NĐT nhƣng các cơ quan quản lý vẫn chƣa có đƣợc biện pháp mạnh để xử lý. Trong thẩm quyền của mình, UBCKNN chỉ có thể xử phạt hành chính các CTCK vi phạm và có văn bản yêu cầu bồi thƣờng, tuy nhiên nếu CTCK cố tình không thực hiện việc bồi thƣờng thì UBCKNN cũng không có chế tài cũng nhƣ biện pháp để có thể xử lý đến cùng việc bồi thƣờng cho NĐT. Thậm chí ngay cả khi NĐT đƣa đơn ra tòa án thì cũng phải chờ đợi một thời gian rất dài, và ngay cả khi bản án có hiệu lực của tòa án cũng có thể không đƣợc CTCK thực thi. Do đó vấn đề bảo vệ quyền lợi NĐT của cơ quan quản lý đang gặp phải nhiều khó khăn và chƣa có giải pháp đủ mạnh để khắc phục. Kết quả chấm điểm mức độ NĐT tự bảo vệ quyền lợi của mình (IV) Để phục vụ cho mục đích đánh giá mức độ nhà đầu tƣ tự bảo vệ mình, phiếu điều tra đƣợc lập nhằm mục đích khảo sát, nghiên cứu thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Cụ thể là sự 65 Năm 2011 = 2012=2013=(33.33% + 12.5%)/2=22.92%; năm 2014 = (66.66% + 12.5%)/2 = 39.58% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 2011 2012 2013 2014 37.50% 37.50% 37.50% 48.60% 2011 2012 2013 2014 (III) 37.50% 37.50% 37.50% 48.60% (III) 26 hiểu biết của NĐT về quyền lợi của mình khi tham gia vào thị trƣờng (từ câu 1- 11); sự hiểu biết về nghĩa vụ của NĐT khi tham gia thị trƣờng (từ câu 12-16); kinh nghiệm và kiến thức trong đầu tƣ chứng khoán (từ câu 17-20) và sự đóng góp ý kiến của các NĐT giúp cho vấn đề bảo vệ quyền lợi NĐT đƣợc tốt hơn (câu 21-30). Phiếu điều tra có kết cấu làm 2 phần bao gồm 30 câu hỏi, đối tƣợng khảo sát là các nhà khoa học, các nhà quản lý và phần lớn là các nhà đầu tƣ cá nhân. (Thời gian tiến hành điều tra từ cuối năm 2011 đến đầu năm 2014). Tổng số phiếu phát ra là 112, Số phiếu thu về và sử dụng đƣợc là 100 phiếu. Kết quả khảo sát thể hiện trong phần đánh giá các tiêu chí nhƣ sau:  Tiêu chí nhận thức về quyền lợi của nhà đầu tƣ khi tham gia thị trƣờng (a1) Đối với phần câu hỏi kiểm tra hiểu biết của nhà đầu tƣ về quyền lợi của mình, phiếu điều tra sử dụng các câu hỏi từ số 1 đến số 11 dùng để đánh giá tiêu chí này. Ở câu số 1: có 100% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng ĐHĐCĐ có quyền lớn nhất khi quyết định một vấn đề của công ty. Câu hỏi số 2, có 100% số ngƣời trả lời cho rằng mọi cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông đều đƣợc tham dự và biểu quyết tại ĐHĐCĐ. Câu hỏi số 3, có 100% số ngƣời trả lời đều biết rằng cổ đông có những quyền lợi nhƣ: Quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần; Quyền đƣợc tham dự và biểu quyết tại các cuộc họp ĐHĐCĐ; Quyền đƣợc nhận cổ tức; Quyền đƣợc tiếp cận thông tin định kỳ và thông tin bất thƣờng của công ty; Quyền đƣợc ƣu tiên mua cổ phần mới; Quyền đƣợc đối xử công bằng; Quyền đƣợc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp. Câu hỏi số 4, có 100% số ngƣời trả lời cho rằng, tất cả các đối tƣợng nhƣ: Thành viên HĐQT; Thành viên BGĐ; Kế toán trƣởng, kiểm soát viên đều phải có nghĩa vụ thông báo tới các cơ quan quản lý thị trƣờng khi có ý định mua, bán chứng khoán của chính công ty niêm yết. (Theo Luật Doanh nghiệp, 100% số ngƣời đã trả lời đúng các câu hỏi từ 1-4) Câu hỏi số 5, có 73% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng “cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty” có quyền đề 27 cử ngƣời vào Hội đông quản trị, ban kiểm soát. Tuy nhiên có 27% cho rằng mọi cổ đông của công ty đều có quyền trên. (Theo Luật Doanh nghiệp, 73% đã trả lời đúng) Câu hỏi số 6, có 87% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng “cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty” có quyền yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ khi có bất thƣờng xảy ra. Tuy nhiên còn 13% cho rằng mọi cổ đông đều có quyền triệu tập ĐHĐCĐ. (Theo luật DN; 87% ngƣời trả lời đúng) Câu số 7, có 55% số ngƣời trả lời chọn phƣơng án D, tức là “mọi cổ đông của công ty” có quyền xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi những thông tin không chính xác; xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp ĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ. Có 8% chọn phƣơng án A (Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sỡ hữu trên 1% tổng số cổ phần phổ thông của công ty); 12% chọn phƣơng án B (Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 5% tổng số cổ phần phổ thông của công ty) và 25% chọn phƣơng án C (Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty). (Theo luật DN, phƣơng án D là đúng). Chứng tỏ có khá nhiều NĐT (45%) chƣa nắm rõ quyền lợi này. Câu số 8, có 9% số ngƣời trả lời chọn phƣơng án A “cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 1% tổng số cổ phần phổ thông của công ty trong thời hạn ít nhất 6 tháng” có quyền yêu cầu Ban kiểm soát khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên HĐQT, Giám đốc (Tổng giám đốc) khi có sai phạm xảy ra. Có 48% chọn phƣơng án D cho rằng “mọi cổ đông của công ty” đều có quyền trên. Có 43% chọn phƣơng án C “cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty trong thời hạn ít nhất 6 tháng” mới có quyền lợi trên. (Theo Luật DN, phƣơng án C là đúng). Ở câu hỏi này, chỉ có 43% số ngƣời trả lời đúng, chứng tỏ đa số các NĐT đƣợc hỏi đều chƣa nhận thức rõ quyền lợi này của mình. 28 Câu hỏi số 9, có 56% số ngƣời chọn phƣơng án A, tức là trong trƣờng hợp cổ đông không thể tham dự ĐHĐCĐ thì có thể ủy quyền cho ngƣời khác tham dự thay; có 11% cho rằng cổ đông không thể ủy quyền cho ngƣời khác và 33% không có câu trả lời. Theo Luật DN và các văn bản khác có liên quan, A là đáp án đúng. Chứng tỏ có khá nhiều NĐT còn chƣa nắm rõ về quyền lợi này. Câu số 10, có 86% chọn phƣơng án C, (trong trƣờng hợp công ty bị phá sản, tài sản còn lại của công ty sẽ đƣợc chia cho các cổ đông sau khi công ty đã thanh toán các khoản nợ, các nghĩa vụ và thanh toán cho các cổ đông ƣu đãi), trong khi đó 14% chọn phƣơng án D, nghĩa là không đƣợc chia tài sản của công ty sau khi bị phá sản. Theo Luật DN, C là phƣơng án đúng. Câu hỏi số 11, có 100% số ngƣời trả lời cho rằng công ty chứng khoán không đƣợc phép mua hoặc bán chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi chƣa đƣợc khách hàng đồng ý. (theo Luật chứng khoán, 100% số ngƣời trả lời đúng) Trong phần này có tổng số 11 câu hỏi, trong đó có 5 câu (1,2,3,4 và 11) 100% trả lời đúng; câu 5 (73% trả lời đúng); câu 6 (87% trả lời đúng); câu 7 (55% trả lời đúng); câu 8 (43% trả lời đúng); câu 9 (56% trả lời đúng); câu 10 (86% trả lời đúng). Do vậy, để chấm điểm cho tiêu chí này, với giả thiết mỗi câu trả lời đúng đƣợc 1 điểm, sai đƣợc 0 điểm, ta có số điểm nhƣ sau: (a1) = (5 + 73% + 87% + 55% + 43% + 56% + 86%)/11 = 74,7%  Tiêu chí nhận thức về nghĩa vụ của nhà đầu tƣ khi tham gia thị trƣờng (a2) Để đánh giá tiêu chí này, phiếu điều tra sử dụng 5 câu hỏi liên quan (từ câu 12-16) thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Câu số 12, 100% ngƣời trả lời cho rằng các giao dịch khống không làm thay đổi quyền sở hữu đều không đƣợc phép thực hiện. (theo Luật chứng khoán, 100% đã trả lời đúng) Câu số 13, 65% ngƣời trả lời cho rằng NĐT không đƣợc phép vay chứng khoán (trên Thị trƣờng chứng khoán niêm yết) để bán; 35% còn lại cho rằng NĐT đƣợc phép vay chứng khoán để bán. (Theo Luật chứng khoán, 65% số ngƣời trả lời đúng) 29 Câu hỏi số 14: có 41% số ngƣời trả lời chọn phƣơng án A cho rằng NĐT phải có nghĩa vụ tham gia ĐHĐCĐ; 59% còn lại chọn phƣơng án B, tức là việc tham dự ĐHĐCĐ chỉ là quyền lợi mà không phải là nghĩa vụ, do vậy họ có quyền tham dự hoặc không. (Theo Luật DN, phƣơng án A là đúng). Câu hỏi số 15: 100% nhà đầu tƣ chọn phƣơng án A, nghĩa là NĐT có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin chính xác (những yêu cầu trong hợp đồng mở tài khoản giao dịch tại CTCK). Câu hỏi số 16: 100% số ngƣời trả lời chọn cả 2 phƣơng án A và B, nghĩa là NĐT không đƣợc thực hiện những hành vi nhƣ: Thỏa thuận với CTCK làm trái quy định về cho vay ký quỹ; Cùng một lúc mở nhiều tài khoản giao dịch tại nhiều CTCK khác nhau. Nhƣ vậy, với mỗi câu trả lời đúng đƣợc 1 điểm, trả lời sai 0 điểm, điểm trung bình cho tiêu chí này nhƣ sau: (a2) = (65% + 41% + 3)/5 = 81,2%  Tiêu chí kinh nghiệm và kiến thức của nhà đầu tƣ khi tham gia thị trƣờng (a3) Để chấm điểm cho tiêu chí này, phiếu điều tra sử dụng 6 câu hỏi có liên quan (từ câu 17 đến câu 20). Ở tiêu chí này, với mỗi câu trả lời đúng hoặc mang nghĩa tích cực đƣợc 1 điểm, sai hoặc tiêu cực đƣợc 0 điểm. Câu hỏi số 17, có 55% số ngƣời đƣợc hỏi chọn phƣơng án A, tức là đã từng nghiên cứu ít nhất một trong các văn bản pháp luật có liên quan đến TTCK nhƣ Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ; 45% còn lại chƣa từng nghiên cứu các văn bản này. Câu hỏi 18: 35% nhà đầu tƣ đã từng tham gia ít nhất 1 khóa học về TTCK, 65% chƣa từng tham gia khóa học nào. Câu hỏi 19: Có 44% chọn phƣơng án A (chọn CTCK gần nhà hoặc gần nơi làm việc để tiện giao dịch); 56% chọn phƣơng án B (chọn CTCK có tiềm lực tài chính mạnh và quản trị công ty tốt) Câu hỏi 20: 22% nhà đầu tƣ chọn phƣơng án A(thừa nhận thƣờng đầu tƣ khi nhận thấy giá của cổ phiếu nào đó đang tăng liên tục trong nhiều ngày); 30% chọn phƣơng án B (sẽ mua cổ phiếu nếu giá trong quá khứ của cổ phiếu đó đã 30 từng rất cao); 16% chọn phƣơng án C (quyết định mua khi giá cổ phiếu đang ở mức thấp); 32% nhà đầu tƣ chọn phƣơng án D (xem xét đến triển vọng phát triển của DN dựa vào những thông tin đáng tin cậy). Ở câu hỏi này, phƣơng án D đƣợc 1 điểm, các phƣơng án trả lời khác đƣợc 0 điểm. Nhƣ vậy, số điểm cho tiêu chí này đƣợc tính nhƣ sau: (a3) = (55% + 35% + 56% + 32%)/4= 44,5% Điểm bình quân của 3 tiêu chí trên là (a1 + a2 + a3)/3 (IV) = (74,7% + 81,2% + 44,5%)/3 = 66,8% 31 PHỤ LỤC 4 Các câu hỏi trong thẻ điểm Quản trị công ty của IFC A Quyền cổ đông (trọng số thẻ điểm 15%) A.1 Quyền biểu quyết của cổ đông có rõ ràng và minh bạch không? A.2 Ngoài quyền cơ bản (quyền biểu quyết, quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phiếu và quyền đƣợc thông tin kịp thời) công ty có đƣa ra các quyền bổ sung khác về sở hữu không? A.3 Cổ đông có quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm (bãi miễn) các thành viên của HĐQT và BKS hay không? A.4 Các chính sách về cổ tức và thanh toán cổ tức có rõ ràng minh bạch hay không? A.5 Cổ đông có quyền thông qua các giao dịch lớn của công ty (sáp nhập, thâu tóm, thoái vốn và/hoặc mua lại) hay không? A.6 ĐHĐCĐ có đƣợc tổ chức trong vòng bốn tháng sau khi kết thúc năm tài chính hay không? A.7 Có đầy đủ các hệ thống/chính sách công ty tạo điều kiện để cổ đông tham dự ĐHĐCĐ hay không? A.8 Các thông báo họp ĐHĐCĐ có hiệu quả hay không? A.9 Các chính sách và quy trình để cổ đông đặt câu hỏi tại ĐHĐCĐ có rõ ràng hay không và trong chƣơng trình nghị sự có giành thời gian để cổ đông chất vấn hay không? A.10 Thông tin về ĐHĐCĐ của năm qua có ghi lại các cơ hội để cổ đông đƣa ra các câu hỏi hay không A.11 Chủ tịch HĐQT, Trƣởng BKS, các thành viên HĐQT khác, và Tổng giám đốc (CEO) có tham dự ĐHĐCĐ vừa qua hay không? A.12 Chính sách và quy trình ĐHĐCĐ trong 2 năm qua (các thông báo và thông tin) có đầy đủ để cổ đông đánh giá bổ nhiệm các thành viên HĐQT không? A.13 Cổ đông có bỏ phiếu một cách hiệu quả (nhận thông tin, trình bày quan điểm và biểu quyết) đối với việc trả thù lao hàng năm cho Hội đông quản trị và cán bộ quản lý chủ chốt hay không? A.14 Công ty kiểm toán có tham dự ĐHĐCĐ và phát biểu quan điểm về các vấn đề kiểm toán hay không? A.15 Cổ đông đã thông qua việc bổ nhiệm công ty kiểm toán một cách có hiệu quả chƣa? 32 A.16 Thông tin cung cấp cho các cổ đông để bổ nhiệm công ty kiểm toán có đề cập tới sự độc lập của công ty kiểm toán hay không? A.17 Công ty có cung cấp báo cáo đầy đủ cho ĐHĐCĐ về hoạt động của HĐQT hay không? A.18 Công ty có cung cấp báo cáo đầy đủ cho ĐHĐCĐ về hoạt động của BKS hay không? A.19 Thông báo họp ĐHĐCĐ có bao gồm thông tin rõ ràng và dễ dàng truy cập về vấn đề biểu quyết ủy quyền và biểu quyết vắng mặt hay không? A.20 Biên bản họp ĐHĐCĐ và trang web công ty có công bố từng nghị quyết với kết quả biểu quyết cho từng hạng mục của chƣơng trình Đại hội hay không? A.21 Liệu có khoản mục bổ sung nào trong Biên bản họp ĐHĐCĐ mà trƣớc đó không đƣợc đƣa vào trong thông báo mời họp ban đầu không? B Đối xử công bằng với cổ đông (Trọng số trong thẻ điểm - 20%) B.1 Mỗi cổ phiếu thuộc cùng một loại cổ phiếu có quyền nhƣ nhau không? B.2 Công ty có chính sách “một cổ phiếu, một phiếu bầu” không? B.3 Các cổ đông thiểu số có thể tác động tới thành phần HĐQT không? B.4 Có yêu cầu đề cử hoặc bầu chọn lại theo định kỳ đối với các thành viên HĐQT không? B.5 Công ty có tạo điều kiện cho việc biểu quyết xuyên biên giới không? B.6 Cấu trúc tập đoàn của công ty có đƣợc mô tả một cách rõ ràng và minh bạch không? B.7 Có thấy bằng chứng của việc cấu trúc/ cơ chế có khả năng xâm phạm tới quyền của cổ đông thiểu số không? B.8 Có cơ chế cho phép giải quyết hiệu quả khiếu nại của cổ đông không? B.9 Các cổ đông có quyền thông qua các thay đổi quan trọng của công ty không? B.10 ĐHĐCĐ đƣợc thông báo trƣớc bao nhiêu ngày? B.11 Cổ đông thiểu số có thể đƣa một vấn đề vào chƣơng trình nghị sự của ĐHĐCĐ không? B.12 Công ty có chính sách ngăn ngừa một cách hiệu quả việc lạm dụng thông tin của các thành viên HĐQT, BGĐ và nhân viên của công ty? B.13 Có trƣờng hợp giao dịch nội gián nào xảy ra liên quan tới các thành viên HĐQT, BGĐ và nhân viên của công ty xảy ra trong kỳ khảo sát hay không? B.14 Công ty có chính sách hiệu quả cho việc thông qua các giao dịch của bên có liên quan hay không? 33 B.15 Đối với các giao dịch lớn của công ty, công ty có chính sách yêu cầu cung cấp thông tin để giải trình về giao dịch của bên có liên quan và yêu cầu cổ đông thông qua giao dịch của bên có liên quan với mức sở hữu vƣợt ngƣỡng hay không? B.16 Trong kỳ khảo sát, có xảy ra trƣờng hợp không tuân thủ nào đối với các yêu cầu về giao dịch của bên có liên quan hay không? B.17 HĐQT giải quyết vấn đề về công bố xung đột lợi ích nhƣ thế nào? B.18 Công ty có chính sách, chƣơng trình quan hệ/thông tin đầu tƣ hiệu quả không? D Công khai, minh bạch – (Trọng số trong thẻ điểm – 30%) D.1 Có bằng chứng nào cho thấy công ty hiểu rõ khái niệm “thông tin trọng yếu” không? D.2 Báo cáo Thƣờng niên có cung cấp một bức tranh đầy đủ và rõ ràng về tình hình/ hoạt động tài chính của công ty không? D.3 Các báo cáo tài chính có đƣợc công bố kịp thời không? D.4 Công ty có cung cấp các báo cáo quý và báo cáo bán niên trong năm khảo sát hay không? D.5 Giám đốc điều hành và kế toán trƣởng có ký xác nhận báo cáo tài chính năm hay không? D.6 Công ty có áp dụng các tiêu chuẩn kế toán đƣợc quốc tế thừa nhận hay không? D.7 Báo cáo Thƣờng niên có cung cấp một bức tranh toàn cảnh và rõ ràng về hoạt động của công ty, vị thế cạnh tranh và các vấn đề phi tài chính khác hay không? D.8 Các chi tiết về cổ đông lớn nhất hiện thời có đƣợc cung cấp hay không? D.9 Sở hữu cổ phần của các thành viên HĐQT và BKS có đƣợc công bố hay không? D.10 Sở hữu cổ phần của các cán bộ quản lý cao cấp có đƣợc công bố hay không? D.11 Cổ phần của công ty có đƣợc sở hữu đại chúng không? D.12 Trong Báo cáo Thƣờng niên kinh nghiệm của thành viên HĐQT có đƣợc công bố không? D.13 Trong Báo cáo Thƣờng niên có chỉ rõ các thành viên HĐQT không điều hành không? D.14 Trong Báo cáo Thƣờng niên có nhận dạng cụ thể các thành viên HĐQT “độc lập” không? D.15 Trong Báo cáo Thƣờng niên có công bố sự tham gia của từng thành viên trong các buổi họp HĐQT hay BKS không? D.16 Những thông tin cơ bản về thù lao của HĐQT (mức thù lao và hình thức thù lao) có đƣợc công bố tại Báo cáo Thƣờng niên không? 34 D.17 Báo cáo Thƣờng niên gần nhất có xác định các thành viên điều hành chính của công ty và trách nhiệm của họ không? D.18 Báo cáo Thƣờng niên gần nhất có công bố mức thƣởng của các thành viên điều hành chính không? D.19 Công ty có chính sách yêu cầu công bố thông tin liên quan đến các giao dịch của bên có liên quan không? D.20 Có các văn bản yêu cầu các thành viên HĐQT phải báo cáo các giao dịch của họ đối với cổ phiếu của công ty hay không? D.21 Báo cáo Thƣờng niên có giải thích các rủi ro kinh doanh tiềm tàng hay không? D.22 Báo cáo Thƣờng niên có kèm riêng một báo cáo về quản trị công ty hay không? D.23 Công ty có thực hiện việc kiểm toán độc lập hàng năm bởi một công ty kiểm toán đƣợc chấp thuận không? D.24 ĐHĐCĐ và/ hoặc tài liệu công ty có đề cập đến “tính độc lập” của công ty kiểm toán không? D.25 Nếu có thay đổi công ty kiểm toán trong hai năm vừa qua, thì lý do của việc thay đổi có đƣợc công bố không? D.26 Công ty có chính sách xem xét việc công ty kiểm toán thực hiện thêm các dịch vụ phi kiểm toán cho mình không? D.27 Ý kiến của công ty kiểm toán có đƣợc công bố ra công chúng không? D.28 Có ngoại trừ kế toán, kiểm toán hoặc các nghi vấn liên quan đến báo cáo tài chính trong hai năm vừa qua không? D.29 Công ty có cung cấp các phƣơng thức đa dạng về công bố thông tin không? D.30 Thông tin trên website của công ty có cụ thể và có thể tiếp cận đƣợc không? D.31 Công ty có chính sách và quy trình đảm bảo việc công bố liên tục và theo yêu cầu đối với các vấn đề quan trọng không? D.32 Công ty có tạo điều kiện để công chúng tiếp cận đƣợc dễ dàng và thông tin liên lạc của cán bộ/hoặc bộ phận quan hệ nhà đầu tƣ có đƣợc công bố chi tiết không? 35 E Trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát (Trọng số trong thẻ điểm - 30%) E.1 Công ty có ban hành các quy chế nội bộ về quản trị công ty tốt không? E.2 Công ty có các giá trị và định hƣớng công ty rõ ràng theo sự chỉ đạo của HĐQT không? E.3 Quy chế nội bộ về quản trị của công ty có đề cập đến các giao dịch trọng yếu cần có sự phê chuẩn của HĐQT không? E.4 Quy chế nội bộ về quản trị công ty của doanh nghiệp có quy định rõ ràng về vai trò của Chủ tịch HĐQT tại các cuộc họp hay không? E.5 Chủ tịch HĐQT có phải là thành viên HĐQT không điều hành không? E.6 Chủ tịch HĐQT có “độc lập” với công ty không? E.7 Có bao nhiêu thành viên HĐQT không tham gia điều hành? E.8 Tỷ lệ thành viên HĐQT “độc lập” là bao nhiêu? E.9 Có bằng chứng nào cho thấy HĐQT “có sự cân bằng” về kỹ năng và kinh nghiệm không? E.10 Thông tin doanh nghiệp và thông tin về thành viên HĐQT có công bố rõ ràng số lƣợng HĐQT mà mỗi thành viên tham gia hay không? E.11 Công ty có chính sách giới thiệu định hƣớng và có chƣơng trình đào tạo đối với thành viên HĐQT và BKS mới đƣợc bổ nhiệm hay không? E.12 HĐQT và BKS có tiến hành tự đánh giá/ tự kiểm điểm hàng năm hay không? E.13 Thành viên HĐQT và BKS có tham dự các chƣơng trình tập huấn về quản trị Công ty và báo cáo về hoạt động tập huấn này không? E.14 HĐQT có thƣờng xuyên họp mặt trong năm qua không? E.15 BKS có thƣờng xuyên họp mặt trong năm qua không? E.16 Có các cơ chế nhằm đảm bảo rằng các thành viên HĐQT nhận đầy đủ thông báo về họp HĐQT đối với tất cả các cuộc họp HĐQT/ BKS không? E.17 HĐQT và BKS có lƣu giữ các biên bản họp và các nghị quyết của mỗi cuộc họp hay không? E.18 HĐQT có thành lập các Tiểu ban trực thuộc Hội đồng (Tiểu ban Kiểm toán, Tiểu ban lƣơng thƣởng và Tiểu ban nhân sự) hoặc chỉ định các thành viên HĐQT phụ trách các lĩnh vực này hay không? E.19 Có bằng chứng nào cho thấy HĐQT có nhận đƣợc các báo cáo của BGĐ thƣờng xuyên về hoạt động của công ty cũng nhƣ tình hình tài chính của công ty không? 36 E.20 Có bằng chứng nào cho thấy HĐQT chịu trách nhiệm về chiến lƣợc và các kế hoạch kinh doanh của công ty hay không? E.21 HĐQT có chịu trách nhiệm và giám sát hệ thống quản lý rủi ro của công ty hay không? E.22 HĐQT/BKS có tiến hành đánh giá Tổng giám đốc và các cán bộ quản lý chủ chốt khác hàng năm hay không? E.23 Có bằng chứng về việc không tuân thủ của công ty trong năm vừa qua không? E.24 Các tài liệu của công ty có đề cập đến cơ cấu kiểm soát nội bộ, chính sách và thực tiễn thực hiện không? E.25 Kiểm toán nội bộ có đánh giá độc lập về quy trình kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro cho công ty hàng năm không? E.26 Công ty có báo cáo về các hoạt động của kiểm toán nội bộ trong báo cáo thƣờng niên và/hoặc báo cáo của BKS không? E.27 Có bằng chứng về sự giám sát của BKS với kiểm toán độc lập hay không? E.28 Có bằng chứng về việc BKS rà soát và phê duyệt các báo cáo thƣờng niên và báo cáo tài chính không? E.29 Báo cáo của BKS có bao gồm những trao đổi về sự giám sát của BKS về tình hình tài chính và hoạt động công ty; hoạt động của BGĐ, HĐQT và các cán bộ quản lý chủ chốt khác không? E.30 Báo cáo của BKS có bao gồm nội dung liên quan đến hoạt động của BKS, các vấn đề đƣợc thảo luận cũng nhƣ các quyết định đƣợc đƣa ra hay không? E.31 Báo cáo của BKS có bao gồm việc đánh giá sự phối hợp giữa BKS, HĐQT, BGĐ và các cổ đông không? 37 PHỤ LỤC 5 PHIẾU ĐIỀU TRA BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƢ TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Trong khuôn khổ của Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam- Thực trạng và giải pháp”, phiếu điều tra này đƣợc lập nhằm mục đích khảo sát, nghiên cứu thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó Luận án mong muốn trƣng cầu ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà đầu tƣ những giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ chứng khoán một cách hiệu quả nhất. Trên cơ sở đó Luận án sẽ có những giải pháp, kiến nghị đến các cơ quan hữu quan, giúp cho vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ chứng khoán đƣợc bảo đảm, góp phần phát triển lành mạnh thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Thông tin cá nhân: (Không bắt buộc) Họ và tên: Nơi công tác: Bạn là đối tƣợng nào? (có thể chọn nhiều hơn 1 ý- khoanh tròn vào ý đƣợc chọn)  Nhà Quản lý  Nhà khoa học  Nhà đầu tƣ  Khác PHẦN 1: DÀNH CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƢ 1. Trong một công ty cổ phần, đối tƣợng nào sau đây có quyền lớn nhất khi quyết định một vấn đề của công ty. o A) Hội đồng quản trị o B) Ban Giám đốc o C) Ban Kiểm soát o D) Đại hội đồng cổ đông 38 2. Những cổ đông nào sau đây đƣợc tham dự vào biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông o A) Những cổ đông nắm giữ trên 1% tổng số cổ phần phổ thông o B) Những cổ đông nắm giữ trên 5% tổng số cổ phần phổ thông o C) Những cổ đông nắm giữ trên 10% tổng số cổ phần phổ thông o D) Mọi cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông 3. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cổ đông có những quyền lợi nào sau đây Chọn câu trả lời đúng nhất o A) Quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần o B) Quyền đƣợc tham dự và biểu quyết tại các cuộc họp ĐHĐCĐ o C) Quyền đƣợc nhận cổ tức o D) Quyền đƣợc tiếp cận thông tin định kỳ và thông tin bất thƣờng của công ty o E) Quyền đƣợc ƣu tiên mua cổ phần mới o F) Quyền đƣợc đối xử công bằng o G) Quyền đƣợc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp o H) Tất cả các quyền lợi trên 4. Những đối tƣợng nào sau đây phải có nghĩa vụ thông báo tới các cơ quan quản lý thị trƣờng khi có ý định mua, bán chứng khoán của chính công ty niêm yết? o A) Thành viên Hội đồng quản trị o B) Thành viên Ban giám đốc o C) Kế toán trƣởng, kiểm soát viên o D) Tất cả các đối tƣợng trên 39 5. Các cổ đông nào sau đây có quyền Đề cử ngƣời vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (nếu có) o A) Mọi cổ đông của công ty o B) Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông o C) Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng o D) Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty 6. Các cổ đông nào sau đây có quyền Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trƣờng hợp: (Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của ngƣời quản lý hoặc ra quyết định vƣợt quá thẩm quyền đƣợc giao; Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vƣợt quá sáu tháng mà Hội đồng quản trị mới chƣa đƣợc bầu thay thế) o A) Mọi cổ đông của công ty o B) Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông o C) Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng o D) Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty 7. Cổ đông nào sau đây có quyền: Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông? o A) Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 1% tổng số cổ phần phổ thông của công ty o B) Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 5% tổng số cổ phần phổ thông của công ty 40 o C) Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty o D) Mọi cổ đông phổ thông của công ty 8. Cổ đông nào sau đây có quyền yêu cầu Ban kiểm soát khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) khi có sai phạm xảy ra o A) Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 1% tổng số cổ phần phổ thông của công ty trong thời hạn ít nhất 6 tháng o B) Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 5% tổng số cổ phần phổ thông của công ty trong thời hạn ít nhất 6 tháng o C) Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty trong thời hạn ít nhất 6 tháng o D) Mọi cổ đông phổ thông của công ty 9. Trong trƣờng hợp cổ đông không thể tham dự Đại hội đồng cổ đông thì có đƣợc uỷ quyền cho ngƣời khác tham dự thay hay không? o A) Có o B) Không 10. Trong trƣờng hợp công ty bị phá sản, tài sản còn lại của công ty sẽ đƣợc chia cho các cổ đông khi nào? o A) Trƣớc khi công ty thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ o B) Trƣớc khi công ty thanh toán cho ngƣời sở hữu trái phiếu doanh nghiệp và của công ty o C) Sau khi công ty đã thanh toán các khoản nợ, các nghĩa vụ và thanh toán cho các cổ đông ƣu đãi o D) Không đƣợc chia 11. Công ty chứng khoán có đƣơc phép mua hoặc bán chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi chƣa đƣợc khách hàng đồng ý hay không o A) Có o B) Không 12. Các giao dịch “khống” không làm thay đổi quyền sở hữu có đƣợc phép hay không 41 o A) Có o B) Không 13. Nhà đầu tƣ có đƣợc phép vay chứng khoán để bán hay không (bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán đó)? o A) Có o B) Không 14. Nhà đầu tƣ có nghĩa vụ phải tham gia họp Đại hội đồng cổ đông hay không? o A) Có o B) Không 15. Nhà đầu tƣ có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin chính xác (những yêu cầu trong hợp đồng) khi mở tài khoản tại công ty chứng khoán hay không o A) Có o B) Không 16. Nhà đầu tƣ không đƣợc thực hiện những hành vi nào sau đây? o A) Thỏa thuận với công ty chứng khoán làm trái quy định về tỉ lệ ký quỹ o o B) Cùng lúc mở nhiều tài khoản giao dịch tại nhiều công ty chứng khoán khác nhau 17. Ông/Bà đã từng nghiên cứu ít nhất một trong các văn bản pháp luật có liên quan đến TTCK để tìm hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ của mình (nhƣ Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ) hay chƣa? o A) Có o B) Không 18. Ông/Bà đã tham gia khoá đào tạo nào về thị trƣờng chứng khoán hay chƣa o A) Chƣa tham gia khoá học nào o B) Đã từng tham gia ít nhất 1 khoá học 42 19. Ông/Bà lựa chọn Công ty chứng khoán để mở tài khoản dựa vào tiêu chí nào? o A) Gần nhà hoặc gần nơi làm việc để tiện giao dịch o B) Công ty có tiềm lực tài chính mạnh và quản trị công ty tốt 20. Ông/Bà thƣờng chọn cổ phiếu để đầu tƣ dựa vào tiêu chí: o A) Giá cổ phiếu đó đang tăng liên tục trong nhiều ngày o B) Giá cổ phiếu đó đã từng rất cao trong quá khứ o C) Giá cổ phiếu đang rất thấp o D) Triển vọng kinh doanh của công ty đang rất tốt dựa vào những thông tin đáng tin cậy. PHẦN 2: DÀNH CHO MỌI ĐỐI TƢỢNG 21. Theo ông/bà, luật pháp hiện hành về các vấn đề nào sau đây đã đầy đủ? Có thể chọn nhiều đáp án o Các quy định về quyền lợi của nhà đầu tƣ với tổ chức phát hành o Các quy định về quyền lợi nhà đầu tƣ với công ty chứng khoán o Các quy định về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ o Chƣa có quy định nào đầy đủ o Other: 22. Ông/bà đánh giá thế nào về hoạt động thanh tra, giám sát thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hiện nay 1 2 3 4 5 Chƣa hiệu quả Rất hiệu quả 23. Ông/bà đánh giá thế nào về mức độ tuân thủ luật pháp của các công ty chứng khoán ở Việt Nam hiện nay? 1 2 3 4 5 Chƣa tốt Rất tốt 43 24. Ông/bà đánh giá thế nào về hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho nhà đầu tƣ chứng khoán ở Việt Nam 1 2 3 4 5 Chƣa hiệu quả Rất hiệu quả 25. Những quyền lợi nào sau đây của nhà đầu tƣ cần đƣợc bổ sung vào các văn bản luật Có thể chọn nhiều đáp án o Quyền nhận cổ tức có quy định thời hạn o Quyền đƣợc khởi kiện ban giám đốc, ban kiểm soát mà không yêu cầu về thời gian sở hữu cổ phiếu (quy định hiện tại là trên 6 tháng) o Quyền đƣợc đề cử ngƣời vào HĐQT, BKS mà không kèm theo quy định về thời gian sở hữu cổ phiếu (quy định hiện tại là trên 6 tháng) o Không cần bổ sung o Other: 26. Theo Ông/Bà, các mức xử phạt vi phạm hành chính hiện nay trên thị trƣờng chứng khoán (theo NĐ 108/NĐ-CP) là: o Còn nhẹ, chƣa đủ sức răn đe o Hợp lý o Other: 27. Theo Ông/Bà, có nên sớm triển khai các sản phẩm bảo hiểm trong lĩnh vực chứng khoán hay không (bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm rủi ro tài sản...) o Có o Chƣa cần thiết o Other: 28. Theo Ông/Bà, có nên sớm triển khai các sản phẩm chứng khoán phái sinh (phục vụ mục tiêu giảm thiểu rủi ro biến động giá chứng khoán) 44 o Có o Chƣa cần thiết o Other: 29. Theo Ông/Bà, nên thành lập tổ chức bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ dƣới hình thức nào sau đây? o Quỹ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ o Công ty bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ o Cả hai hình thức trên o Chỉ cần 1 trong hai tổ chức trên o Other: 30. Ông/Bà có ý kiến gì khác về vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ cũng nhƣ các giải pháp giúp bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ trên TTCK VN hay không? 45 PHỤ LỤC 6 DANH SÁCH CÁC NHÀ KHOA HỌC (NKH), NHÀ QUẢN LÝ (NQL) VÀ NHÀ ĐẦU TƢ (NĐT) TRẢ LỜI PHIẾU KHẢO SÁT STT HỌ VÀ TÊN QUÊ QUÁN/NƠI CÔNG TÁC NKH NQL NĐT 1 PGS.,TS. Bùi Đƣờng Nghiêu Viện Đào Tạo Quốc Tế Học viện Tài chính x 2 PGS.,TS. Nguyễn Thị Hoài Lê Viện Hàn Lâm KHXHVN x 3 PGS.,TS Nguyễn Thị Mùi Ngân hàng Viettinbank x 4 TS. Nguyễn Ngọc Tuyến Viện Kinh tế Tài chính x 5 TS. Vũ Đình Ánh Viện Kinh tế Tài chính x 6 TS. Tôn Tích Quý Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo CK x 7 TS. Lê Thị Thùy Vân Viện Chiến lƣợc và Chính sách Tài chính x x 8 Ths. Phạm Thị Tƣờng Vân Viện CL&CSTC x x 9 Ths. Nguyễn Thị Hải Thu Viện CL&CSTC x x 10 Ths. Nguyễn Bích Ngọc Viện CL&CSTC x x 11 Ths. Nghiêm Thị Hằng Viện CL&CSTC x x 12 Ths. Trần Hồng Vân Tạp chí Tài chính x 13 Ths. Lê Thị Vân Anh Viện Kinh tế Tài chính x x 14 Ths. Nguyễn Thị Thảo Học viện Tài chính x 15 Ths. Phùng Thanh Loan Học viện Tài chính x 16 Hoàng Phƣơng Chi Trung tâm NCKH & ĐTCK x 17 Ths. Nguyễn Anh Quang Học viện Tài chính x 46 STT HỌ VÀ TÊN QUÊ QUÁN/NƠI CÔNG TÁC NKH NQL NĐT 18 Nguyễn Việt Tuấn Trung tâm NCKH & ĐTCK x 19 Nguyễn Thị Thu Hiền Trung tâm NCKH & ĐTCK x 20 Trần Thị Hải Vân Sở Giao dịch CK Hà Nội x x 21 Ths. Nguyễn Văn Thuyết Vụ TCNH- Bộ Tài chính x 22 Ths. Nông Mạnh Vũ Sở Tài chính Cao Bằng x 23 Nguyễn Anh Tuấn Ngân hàng ANZ Hà Nội x 24 Nguyễn Ngọc Anh NĐT- CTCK Vndirect x 25 Hà Thị Nhƣ Quỳnh NĐT- CTCK Hải Phòng x 26 Lƣu Minh Phƣợng NĐT- CTCK Vndirect x 27 Nguyễn Thị Lệ Thanh NĐT-CTCK Tràng An x 28 Hà Ngọc Mạnh NĐT-CTCK Hải Phòng x 29 Nguyễn Thắng Báo Điện tử Đảng CS Việt Nam x 30 Nguyễn Thị Tố Nga Ngân hàng Nông nghiệp PTNT tỉnh Cao Bằng x Và các NĐT có TK giao dịch tại các CTCK trên địa bàn Hà Nội. Do phiếu điều tra không bắt buộc ngƣời trả lời cung cấp thông tin cá nhân nên các NĐT đã không cung cấp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_ve_quyen_loi_cua_nha_dau_tu_tren_thi_truong_chung_khoan.pdf
Luận văn liên quan