MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 9
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ LÝ
THUYẾT BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN 13
I.1. Sơ lƯợc về Chứng khoán và Thị trƯờng chứng khoán: 13
I.1.1. Khái niệm Chứng khoán (Securities): 13
I.1.2. Sơ lược về Thị trường chứng khoán: .14
I.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Thị trường chứng khoán:
. 14
I.1.2.2. Thị trường tài chính và chức năng của Thị trường chứng
khoán: . 16
I.1.2.3. Các chủ thể tham gia Thị trường chứng khoán: 18
I.2. Vai trò của thông tin tài chính trên Thị trƯờng chứng khoán: 18
I.3. Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Ansymmetric Information): 20
I.3.1. Giới thiệu sơ lược về lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric
Information: .20
I.3.2. Các khái niệm về bất cân xứng thông tin: 21
I.3.3. Những nghiên cứu đầu tiên về bất cân xứng thông tin trên thế giới : 22
I.3.3.1. G.A. Akerlof (1970): “Thị trường những quả chanh”: 22
I.3.3.2. Michael Spence (1973): Phát tín hiệu 22
I.3.3.3. Joseph Stiglitz (1975): Cơ chế sàng lọc . 23
5
I.3.4. Hệ quả của bất cân xứng thông tin trên Thị trường chứng khoán .24
I.3.4.1. Lựa chọn đối nghịch (Adverse Selection): . 24
I.3.4.2. Rủi ro đạo đức (Moral Hazard): 24
I.3.5. Những tác động của bất cân xứng thông tin trên Thị trường chứng khoán:
.25
I.3.5.1. Tác động đến các nhà đầu tư: 25
I.3.5.2. Tác động đến các Doanh nghiệp: . 26
I.3.5.3. Tác động đến sự phát triển của Thị trường chứng khoán: 26
I.3.6. Giải pháp lý thuyết hạn chế bất cân xứng thông tin .26
I.3.6.1. Phát tín hiệu (Signaling): . 27
I.3.6.2. Sàng lọc (Screening): . 27
I.3.6.3. Cơ chế giám sát: . 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .29
II.1. Sơ lƯợc về TTCK Việt Nam: 29
II.1.1. Các thành phần tham gia TTCK VN: .30
II.1.2. Bất cân xứng thông tin trên TTCK Việt Nam: .31
II.2. Khung pháp lý quy định về việc công bố thông tin đối với các công ty đại
chúng tại Việt Nam 32
II.2.1. Những văn bản pháp luật liên quan đến quy định công bố thông tin đối
với các công ty đại chúng tại Việt Nam 32
II.2.2. Đánh giá chung về khung pháp lý 35
II.3. Công bố thông tin của các công ty đại chúng: 37
II.3.1. Thực trạng công bố thông tin theo quy định: 37
II.3.1.1. Thông tin định kỳ: . 37
II.3.1.2. Thông tin bất thường: . 40
II.3.1.3. Thông tin theo yêu cầu: . 40
II.3.1.4. Công bố thông tin về giao dịch của các cổ đông nội bộ . 41
II.3.2. Một số những tồn tại khác 42
II.4. Thực trạng áp dụng các nguyên tắc quản trị công ty ( Corporate
Governance) nhằm tăng cƯờng minh bạch thông tin: .43
II.4.1. Khái niệm và những nguyên tắc về quản trị công ty: .43
II.4.2. Giai đoạn hình thành và phát triển: .44
II.4.3. Thực trạng về chế độ quản trị công ty của các công ty đại chúng Việt
Nam 45
II.4.3.1. Hiện các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam vẫn thường áp
dụng theo kiểu truyền thống: 46
II.4.3.2. Nhiều vi phạm trong công tác quản trị doanh nghiệp còn tồn
tại: . 47
II.4.3.3. Vai trò của Ban kiểm soát chưa thực tế, mới chỉ mang tính
hình thức: 47
II.4.3.4. Một số ví dụ điển hình: . 48
II.4.4. Nguyên nhân: 48
II.5. Thực trạng về hoạt động kế toán và kiểm toán của các công ty đại chúng:
.49
II.5.1. Thiếu minh bạch từ tổ chức kế toán của DN: .50
II.5.1.1. BCTC sai lệch: 50
II.5.1.2. Hợp nhất BCTC: . 53
II.5.2. Kiểm toán vẫn chứa đựng sai phạm: .55
II.6. Thực trạng sử dụng thông tin của nhà đầu tƯ: 56
II.6.1. Kiến thức nhà đầu tư trên thị trường Việt Nam qua các giai đoạn: 56
II.6.2.Thực trạng sử dụng thông tin chứng khoán trong việc ra quyết định đầu tư
ở Việt Nam: .59
II.6.2.1. Đa số nhà đầu tư cá nhân thường đầu tư dựa trên những
nguồn thông tin không có nguồn gốc rõ ràng, ít dựa trên những thông
tin chính thức: . 59
II.6.2.2. Tâm lý bầy đàn và tìm kiếm lợi nhuận: . 60
II.6.2.3. Đa số nhà đầu tư cá nhân chưa đủ trình độ và kiến thức để
phân tích các nguồn thông tin chính thức để đầu tư: . 61
CHƯƠNG III .62
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ BẤT CÂN XỨNG
THÔNG TIN VÀ BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN TTCK VIỆT NAM 62
III.1. Kinh nghiệm hạn chế bất cân xứng thông tin và bảo vệ nhà đầu tƯ của
TTCK Mỹ: .62
III.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả thông tin
trên TTCK Việt Nam: .67
III.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý về công bố thông tin. Tăng cường cơ chế giám
sát và xử lý vi phạm công bố thông tin: .67
III.2.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý về công bố thông tin: . 67
III.2.1.2. Tăng cường cơ chế giám sát: . 68
III.2.1.3. Xử phạt nghiêm khắc các vi phạm về công bố thông tin: 70
III.2.2. Tăng cường nhận thức và tính tự giác minh bạch thông tin của các công
ty đại chúng: 72
III.2.3. Nâng cao chất lượng thông tin trên TTCK: .74
III.2.4. Hoàn thiện cơ chế kế toán, kiểm toán: 74
III.2.5. Hoàn thiện các nguyên tắc về quản trị công ty (Corporate Governance)
trong các công ty đại chúng nhằm tăng cường minh bạch thông tin: 76
III.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kiến thức nhà đầu tư: 78
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Lý thuyết thông tin bất cân xứng được biết đến lần đầu tiên vào những năm
1970 (A.G.Akerlof) và đã được Micheal Spence (1973), Joseph Stiglitz (1975) bổ
sung và hoàn thiện. Thông tin bất cân xứng có thể xảy ra trước khi tiến hành ký kết
hợp đồng. Các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin, người mua không
có thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên trả giá thấp hơn giá trị đích thực của
hàng hóa khi đó dẫn đến lựa chọn bất lợi (adverse selection) cho nhà đầu tư. Mặt
khác, thông tin bất cân xứng còn gây ra rủi ro đạo đức (moral hazard) sau khi hợp
đồng đã được giao kết nhưng một bên có hành động che đậy thông tin mà bên kia
khó lòng kiểm soát, hoặc muốn kiểm soát thì cũng phải tốn kém chi phí. Trong công
trình nghiên cứu nổi tiếng được công bố đó, ba nhà kinh tế học đã cho rằng bất cân
xứng thông tin có thể làm thị trường dần biến mất.
Đối với TTCK Việt Nam, sự ra đời và chính thức đi vào hoạt động cách đây hơn
9 năm đã đánh dấu một bước phát triển mới có ý nghĩa quan trọng trong quá trình
hoàn thiện hệ thống thị trường tài chính, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế
đang không ngừng chuyển đổi vận hành theo cơ chế thị trường. Có thể nói TTCK
hiện tại tuy không thật sự lớn, nhưng cũng đã phát huy được vai trò là kênh huy
động vốn tích cực của Chính phủ. Ngoài ra, việc hình thành TTCK cũng đã làm cán
cân lãi suất trên thị trường tín dụng điều chỉnh ngày càng phù hợp hơn với tình hình
phát triển kinh tế đất nước.
Bên cạnh những thuận lợi do việc huy động vốn từ TTCK đem lại cho các doanh
nghiệp niêm yết, cũng đã tạo cơ hội đầu tư cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài
nước. Tuy nhiên những khó khăn gần đây đã phần nào làm cho thị trường chậm
phát triển và chưa phát huy được hết vai trò thực thụ là những vấn đề như hệ thống
luật pháp chưa bao quát, chính sách điều hành còn mang tính mệnh lệnh – hành
chính, chất lượng của người điều hành còn yếu và lý do quan trọng nhất là mức độ
minh bạch thông tin còn thấp.Có ý kiến cho rằng trên một thị trường còn mới như ở
Việt Nam, khi mà các nguồn thông tin không bắt buộc hay thông tin thay thế khác
chưa xuất hiện thì người đầu tư chỉ có thể dựa vào thông tin báo cáo tài chính mà
doanh nghiệp niêm yết công bố để xác định chiến lược đầu tư. Tuy nhiên với với
còn nhiều bất cập trong việc cung cấp thông tin của các doanh nghiệp niêm yết sẽ
gây nên tình trạng bất cân xứng về thông tin sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư đưa ra
các quyết định đầu tư không chính xác, gây cung cầu ảo, thị trường bong bóng và
tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ thị trường.
Thực tế, các thực trạng về bất cân xứng thông tin trên TTCK Việt Nam hoàn
toàn có thể khắc phục bằng những giải pháp thích hợp. Do đó, nhóm tác giả đã lựa
chọn và nghiên cứu đề tài: “Bất cân xứng thông tin trên Thị trƯờng chứng
khoán Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp” với mong muốn góp phần làm
TTCK Việt Nam công khai và minh bạch thông tin hơn. Từ đó, TTCK Việt Nam sẽ
phát triển nhanh chóng và góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc dân nói chung.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Vấn đề bất cân xứng thông tin đã được đề cập đến trong một số nghiên cứu
trước đó cả trên thế giới. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của G.A.Akerlof
(1970), M.Spence (1973) và J.Stiglitz (1975), đây là những công trình đã đặt nền
móng cho lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric Information) hiện đại. Giải
Nobel Kinh tế 2001 dành cho 3 học giả này đã khẳng định vị trí của lý thuyết bất
cân xứng thông tin trong kinh tế học hiện đại.
Tại Việt Nam, các học giả đã bắt đầu quan tâm đến lý thuyết bất cân xứng thông
tin và đã xuất hiện những đề tài mang tính chất chuyên sâu. Điển hình là Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2008, mã số B2007-08-23, “Mối liên hệ giữa
thông tin BCTC và giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam”, do TS. Nguyễn Việt Dũng
(ĐH Ngoại Thương) chủ nhiệm; hay luận văn thạc sỹ kinh tế năm 2008, “Ảnh
hưởng của thông tin bất cân xứng đến nhà đầu tư trên TTCK Tp. HCM”, của Lê An
Khang, ĐH Kinh tế Tp. HCM.
84 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5378 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ánh thiếu chính xác và trung thực
vốn tài sản và tình hình hoạt động. Khái quát những yếu tố dẫn tới “sai lệch” này là
các nguyên nhân như không tính phần góp vốn bằng thương hiệu, hay “lờ đi” phần
vốn đầu tư vào các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, đầu tư ra bên
ngoài…18 Có những trường hợp đã được xác định là tính trùng, tính sai. Một thủ
thuật kế toán được nhiều doanh nghiệp áp dụng sử dụng là chuyển chi phí sang kỳ
hạch toán sau để tăng lợi nhuận cho kỳ này.
Có một cách “lách luật” đối với yêu cầu minh bạch, được các tập đoàn, tổng
công ty sử dụng khá “nhuần nhuyễn” đó là tổng hợp báo cáo của tất cả các đơn vị
trực thuộc để thành báo cáo hợp nhất, bất chấp quy định phải sử dụng bút toán loại
trừ đối với các khoản đầu tư, lợi nhuận… phát sinh trong nội bộ tập đoàn, tổng công
ty. Điều này gây nên tình trạng tính trùng, không phản ánh chính xác hoạt động của
tập đoàn, tổng công ty.
Khi mà các tập đoàn, tổng công ty “bành trướng” về cả quy mô và lĩnh vực hoạt
động, việc đưa ra các báo cáo tài chính cũng phức tạp hơn. Và những bản báo cáo
tài chính hợp nhất dường như lại được “che đậy” kỹ hơn. Các bản BCTC cũng
thường xuyên xin gia hạn nhiều lần trong 1 thời gian dài gây ra khó khăn cho các
nhà đầu tư trong việc đánh giá và chọn lựa. Thậm chí, cho đến năm 2009 vẫn có các
công ty niêm yết trên sản chứng khoán chưa gửi được BCTC có kiểm toán đến.
18
Anh Quân, “Báo cáo tài chính của tổng công ty, tập đoàn: 3 cấp độ sai phạm”, Thời báo Kinh tế Việt Nam
online ngày 23/03/2009
55
II.5.2. Kiểm toán vẫn chứa đựng sai phạm:
Hiện nay số lượng các công ty kiểm toán ngày càng gia tăng. Có một câu hỏi
đặt ra là, liệu các công ty kiểm toán này có đủ chất lượng và trình độ để kiểm toán
được 1 BCTC không còn chứa các sai phạm trọng yếu?
Trên thực tế những năm vừa qua, chính việc kiểm toán thiếu năng lực và liêm
khiết đã góp phần vào việc làm giảm tính minh bạch của các BCTC.
Thứ nhất, về kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty phát hành và niêm yết
chứng khoán. Đối với một số nghiệp vụ kế toán quan trọng của doanh nghiệp chưa
được phản ánh đầy đủ do thiếu các chuẩn mực kế toán và kiểm toán phù hợp trong
quy định chế độ kế toán hiện hành như việc tăng vốn điều lệ, cổ phiếu quỹ, các biến
động bất thường... nhiều công ty chưa thận trọng khi kiểm toán các loại nghiệp vụ
này, có khi còn bỏ qua sai sót rõ ràng của doanh nghiệp được kiểm toán. Có trường
hợp công ty kiểm toán vận dụng chuẩn mực nước ngoài để xác nhận vốn căn cứ vào
số cổ phiếu chưa phát hành nhưng đã không lưu ý người đọc trong báo cáo kiểm
toán.
Hơn nữa, một số báo cáo tài chính của công ty phát hành và niêm yết được kiểm
toán có phần thuyết minh còn sơ sài, gây khó khăn cho UBCKNN cũng như các nhà
đầu tư trong việc theo dõi và đánh giá tình hình hoạt độnh của các công ty này trên
TTCK, đặc biệt là những chỉ tiêu có biến động lớn, những thông tin về tình hình sản
xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp mà chưa có đầy đủ trong các
báo cáo tài chính.
Thứ hai, về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán
cũng còn một số sai sót như trình bày cẩu thả, không kiểm soát kỹ các thông tin
trong báo cáo tài chính, thông tin trong thuyết minh báo cáo tài chính còn sơ sài,
việc hạch toán của một số công ty chứng khoán còn chưa tuân thủ chế độ kế toán
công ty chứng khoán nhưng trong báo cáo tài chính kiểm toán không nêu ý kiến.
56
Trước tình hình đó, năm 2007 các cơ quan quản lý về chứng khoán đã có quy
định báo cáo tài chính hàng năm của các công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng
khoán phải sử dụng dịch vụ kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán đã được cơ
quan quản lý về chứng khoán chấp thuận. Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC về việc
ban hành Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán (DNKT) được chấp thuận kiểm
toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán
cũng đã quy định về các điều kiện bắt buộc với các công ty kiểm toán được chấp
thuận kiểm toán cho các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Tại Quyết định số
781/QĐ-UBCK ngày 27/11/2008 của UBCKNN cũng đã có quy định cụ thể danh
sách các công ty kiểm toán đủ điều kiện kiểm toán cho công ty niêm yết.
Do đó tình trạng thiếu minh bạch trong BCTC có nguyên nhân xuất phát từ công
ty kiểm toán đã được giảm xuống đáng kể. Đây cũng là 1 biện pháp để phát hiện
hiệu quả các sai phạm trọng yếu trong BCTC phát sinh từ tổ chức kế toán.
II.6. Thực trạng sử dụng thông tin của nhà đầu tƣ:
II.6.1. Kiến thức nhà đầu tƣ trên thị trƣờng Việt Nam qua các giai đoạn:
TTCK Việt Nam mới hình thành từ năm 2000 và còn khá non trẻ so với thế giới.
Tạm thời có thể chia thị trường Việt Nam thành 3 giai đoạn theo tính chất của giao
dịch trên thị trường:
57
Bảng 2.3: TTCK Việt Nam qua các giai đoạn và đặc điểm của Nhà đầu tư
Thời
gian
Đặc điểm thị trƣờng Đặc điểm nhà đầu tƣ
Giai
đoạn
I
Từ 2000
đến
2005
Giai đoạn thành lập của
thị trường; giao dịch kém
sôi động
Số lượng công ty niêm
yết: ít
Số lượng tài khoản giao
dịch: khoảng 30.000 tài
khoản
Số lượng nhà đầu tư tham
gia: ít
Nhà đầu tư giai đoạn này là
những người có kiến thức và
kinh nghiệm trong lĩnh vực tài
chính.
Trình độ của nhà đầu tư tương
đối cao; các hành vi trên thị
trường ít bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố bên ngoài.
Một số nhà đầu tư là những
người có thể gây ảnh hưởng
lớn tới thị trường.
Giai
đoạn
II
Từ 2005
đến
2008
Giai đoạn thị trường khởi
động; giao dịch cực kì sôi
động.
Số lượng công ty niêm
yết: tăng nhanh cả về số
lượng, quy mô lẫn ngành
nghề
Số tài khoản giao dịch
tăng nhanh, hơn 300.000
tài khoản.
Số lượng nhà đầu tư tham
gia: đông, bao gồm nhiều
thành phần trong xã hội
Nhà đầu tư cá nhân giai đoạn
này tham gia đa dạng hơn;
gồm nhiều thành phần xã hội.
Trình độ của nhà đầu tư thấp
hơn trước do số lượng nhà đầu
tư tăng nhanh nhưng kiến thức
và kinh nghiệm kinh doanh
còn hạn chế.
Hiện tượng chứng khoán tăng
điểm hàng loạt giai đoạn này
làm nảy sinh tâm lý chủ quan
trong nhà đầu tư; làm nảy sinh
xu hướng mua bán ngắn hạn,
sớm hiện thực hóa lợi nhuận.
Các hành vi mua bán chủ yếu
theo cảm tính, dễ bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố bên
ngoài như tin đồn hay báo cáo
của các tổ chức.
58
Giai
đoạn
III
Từ 2008
đến nay
Giai đoạn thị trường điều
chỉnh; giao dịch kém phần
sôi động hơn trước.
Số lượng công ty niêm
yết: tiếp tục tăng nhưng
không sôi động như trước.
Số lượng tài khoản giao
dịch: có điều chỉnh giảm;
đa phần là các tài khoản
giao dịch cá nhân
Số lượng nhà đầu tư tham
gia: ít hơn trước; tích cực
tham gia hơn.
Khủng hoảng kinh tế kéo theo
suy thoái tài chính khiến số
lượng nhà đầu tư lướt sóng
giảm đáng kể so với năm
2007.
Trình độ nhà đầu tư cao hơn
do có sự tham gia tích cực của
khối ngoại đồng thời nhờ sự
sàng lọc mạnh mẽ của thị
trường trong khủng hoảng tài
chính.
Xu hướng giao dịch vẫn tiếp
tục là ngắn hạn và bù lỗ do lo
ngại về tính ổn định của thị
trường trong tương lai gần.
Bảng dưới đây tổng hợp đánh giá trình độ nhà đầu tư trong các giai đoạn qua
một số tiêu chí. Các đánh giá cho thấy trình độ của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK
Việt Nam hiện nay ở mức tương đối thấp.
Bảng 2.4: Đánh giá trình độ nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam
STT Tiêu chí đánh giá
Điểm
2000-2005 2005-nay
1 Kiến thức tài chính 4 2
2
Các mối quan hệ trong lĩnh vực
tài chính
5 1
3 Hiểu biết về TTCK Việt Nam 5 2
4 Hiểu biết về TTCK Thế giới 3 1
5 Tiềm lực tài chính cá nhân 2 1
Tổng 27 10
Nguồn: TS. Nguyễn Việt Dũng (2008)
59
II.6.2.Thực trạng sử dụng thông tin chứng khoán trong việc ra quyết định đầu
tƣ ở Việt Nam:
II.6.2.1. Đa số nhà đầu tư cá nhân thường đầu tư dựa trên những nguồn thông
tin không có nguồn gốc rõ ràng, ít dựa trên những thông tin chính thức:
Ở thị trường Việt Nam hiện nay, khi chưa có các tổ chức đánh giá tín dụng uy
tín như Standard & Poor, Moody hay Goldman Sach thì rõ ràng việc dựa vào các
thông tin chính thức như báo cáo tài chính hay bản cáo bạch của công ty sẽ là xu
hướng tiếp cận thông tin chính của các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư nhỏ lẻ lại không thể yên tâm vào nguồn thông tin
“chính thống” này do các công ty bằng một cách nào đó, sửa sang lại báo cáo tài
chính của công ty mình cho “đẹp đẽ”. Nguyên tắc của báo cáo tài chính là càng
minh bạch càng tốt nhưng ở Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp đã tìm đến lý do
“đảm bảo các bí mật thương mại và bí quyết duy trì khả năng cạnh tranh” để chỉ
phải công bố thông tin ở mức tối thiểu, gây băn khoăn và sự mất lòng tin cho nhà
đầu tư.
Chính sự bất cân xứng thông tin giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư đã khiến nhà
đầu tư bị mất phương hướng cũng như mất lòng tin vào các thông tin chính thức của
doanh nghiệp. Chính vì thế, nhà đầu tư sẽ có xu hướng tìm những nguồn thông tin
khác ngoài nguồn thông tin chính thức, họ tìm mọi cách nghe ngóng bất kì thông tin
nào trên thị trường, cho dù những thông tin đó không được ai kiểm chứng và luôn
luôn là các thông tin muộn màng.
Việc thị trường tràn ngập trong sự hỗn loạn của thông tin khiến cho nhà đầu tư
trở nên mệt mỏi và do đó, không xác định được kỳ vọng cá nhân của mình. Khi đó,
xu thế của đầu tư sẽ là buông xuôi tất cả để chạy theo tâm lý bầy đàn với hi vọng
“số đông luôn luôn đúng”.
60
II.6.2.2. Tâm lý bầy đàn và tìm kiếm lợi nhuận:
Có một thực tế trên TTCK Việt Nam là tác động của các báo cáo tài chính và
thông tin chính thức lên giá cổ phiếu là không mạnh mẽ, vì vậy nhà đầu tư cá nhân
khó có thể ra quyết định đầu tư chỉ với những thông tin chính thức từ phía doanh
nghiệp.
Mặt khác, do xu hướng đầu tư của nhà đầu tư cá nhân là ngắn hạn và chốt lời
nên nếu thông tin bị thiếu, nhà đầu tư sẽ không thể xác định được kỳ vọng đầu tư
của mình. Hệ quả tất yếu là nhà đầu tư sẽ từ bỏ kỳ vọng cá nhân để chạy theo kỳ
vọng của thị trường.
Trong giai đoạn 2007 – 2008, TTCK Việt Nam thường có xu hướng tăng vào
đầu tuần và giảm vào phiên cuối tuần, hay như giảm điểm trước các đợt nghỉ lễ,
nghỉ Tết. Đây chính là biểu hiện của việc đầu tư “chộp giật”, theo số đông của các
nhà đầu tư nhỏ lẻ Việt Nam.
Có thể thấy rõ sự tương phản khi nhìn vào động thái đầu tư của các nhà đầu tư
nước ngoài. Theo thống kê của UBCKNN, đến tháng 3/2008 trên thị trường có
khoảng 9800 nhà đầu tư nước ngoài tham gia; trong đó có 600 nhà đầu tư tổ chức
và khoảng 9200 nhà đầu tư cá nhân. Trong khi đó, với hơn 350.000 tài khoản giao
dịch, các nhà đầu tư trong nước chiếm đến hơn 97% số tài khoản trên thị trường.
Nếu theo tâm lý chung của thị trường Việt Nam thì với số lượng ít ỏi như vậy, chắc
chắn khối ngoại sẽ bị chi phối bởi diễn biến thị trường. Tuy nhiên sự thực lại chứng
minh điều hoàn toàn ngược lại.
Trong suốt thời gian 2007 – 2008, có thể thấy là giao dịch của khối ngoại hoàn
toàn không bị ảnh hưởng bởi thị trường. Xu hướng đầu tư của khối ngoại là trung và
dài hạn nên việc xử lý thông tin cũng hoàn toàn khác so với nhà đầu tư trong nước.
Các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng đa dạng hóa danh mục đầu tư và có kế
hoạch đầu tư từng công ty rất cụ thể. Khối ngoại lựa chọn cổ phiếu rất khắt khe dựa
trên nhiều thông số phân tích kỹ thuật như báo cáo tài chính, lợi nhuận trên cổ
phiếu, chiến lược đầu tư của doanh nghiệp, thành phần hội đồng quản trị, ban kiểm
61
soát... Thậm chí tương lai phát triển của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động
cũng được khối ngoại đem ra phân tích, xem xét. Ngoài ra, họ cũng quan tâm các cơ
hội trên thị trường và hệ thống các chính sách vĩ mô. Những điều này khác hẳn so
với đa số các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước.
II.6.2.3. Đa số nhà đầu tư cá nhân chưa đủ trình độ và kiến thức để phân tích
các nguồn thông tin chính thức để đầu tư:
Điển hình cho thực trạng này là việc các nhà đầu tư sử dụng các báo cáo kiểm
toán cho báo cáo tài chính. Tình trạng thông tin bất cân xứng xảy ra vì những người
sử dụng báo cáo không đọc hoặc không biết cách đọc các báo cáo kiểm toán, báo
cáo tài chính một cách thận trọng.
Trên thực tế, có rất nhiều nhà đầu tư chỉ nhìn vào các báo cáo tài chính gốc của
công ty niêm yết có dấu “đã kiểm toán” thì vội vàng đầu tư luôn mà không đọc báo
cáo kiểm toán. Một công ty được gắn mác “đã kiểm toán” không có nghĩa là BCTC
của công ty đó không chứa đựng các gian lận và sai sót trọng yếu.
Như trong trường hợp của CTCP Bông Bạch Tuyết, lỗi một phần cũng thuộc về
các nhà đầu tư khi họ không đọc kỹ (hoặc không đủ kiến thức để đọc) các báo cáo
kiểm toán trong BCTC cả năm 2006 của Công ty để nhận ra các khoản mục nhạy
cảm có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Công ty. Đến khi kiểm toán lại vào
năm 2008, chính các nhà đầu tư là những người chịu thiệt đầu tiên.
Do vậy, người sử dụng bắt buộc phải đọc các báo cáo kiểm toán để biết được ý
kiến kiểm toán viên và nắm bắt được thực trạng tài chính sau khi được kiểm toán
của DN. Khi báo cáo kiểm toán được cung cấp đầy đủ thì chính những người sử
dụng lại không chú trọng, làm mất thông tin mà đáng ra mình nhận được và tránh
rủi ro khi đầu tư.
62
CHƢƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ BẤT CÂN XỨNG
THÔNG TIN VÀ BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƢ TRÊN TTCK VIỆT NAM
III.1. Kinh nghiệm hạn chế bất cân xứng thông tin và bảo vệ nhà đầu tƣ của
TTCK Mỹ:
Vấn đề bất cân xứng thông tin là một vấn đề toàn cầu, xảy ra ở bất cứ TTCK nào
trên thế giới, từ các thị trường đang phát triển cho tới những thị trường tiên tiến
nhất. Ở các thị trường phát triển, vấn đề này thậm chí còn nổi cộm hơn, các vi phạm
ngày càng tinh vi và khó phát hiện. Chính điều đó đã thúc đẩy những nhà hoạch
định chính sách (policy maker) của các nước ngày càng cải tiến và hoàn thiện hơn
hệ thống luật pháp nhằm hạn chế bất cân xứng thông tin và bảo vệ nhà đầu tư trên
thị trường. Kinh nghiệm của các nước tiên tiến là bài học rất hữu ích đối với những
thị trường đang hình thành và phát triển như trường hợp Việt Nam.
Có thể nói TTCK Mỹ là TTCK phát triển nhất thế giới và các thủ đoạn, vi phạm
về công bố thông tin cũng tinh vi nhất thế giới. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của
Mỹ tương đối hoàn chỉnh và liên tục được đổi mới thích nghi với những biến động
không ngừng của thị trường. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tính minh
bạch cao trên TTCK Mỹ là hệ thống kế toán, kiểm toán của quốc gia này cùng
những đạo luật bảo vệ nhà đầu tư của quốc gia này.
Về hệ thống kế toán, kiểm toán: hệ thống kế toán, kiểm toán của Mỹ rất chặt
chẽ và luôn có sự tham gia kiểm soát của nhiều cơ quan chức năng và tổ chức khác
nhau.
Về lĩnh vực kế toán, hệ thống các chuẩn mực kế toán của Mỹ được thiết lập bởi
Hiệp hội các kế toán viên Công chứng của Hoa Kỳ (AICPA) và sau này là Ủy ban
các chuẩn mực kế toán tài chính FASB (Financial Accounting Standards Board).
Đối với các vấn đề quan trọng, FASB được tư vấn trợ giúp bởi Ban tư vấn các
chuẩn mực kế toán tài chính FASAC (Financial Accounting Standards Advisory
63
Council). Các chuẩn mực kế toán hành chính lại được ban hành bởi Ban các chuẩn
mực kế toán hành chính GASB (Government Accounting Standards Board), trực
thuộc Hiệp hội kế toán tài chính FAF (Financial Accounting Foundation). Rất nhiều
các cơ quan quan trọng trong lĩnh vực kế toán của Mỹ song song tồn tại và liên kết
mật thiết với các cơ quan này, ví dụ như Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ AAA (American
Accounting Association). Các cơ quan này phối hợp xây dựng và liên tục phát triển
hệ thống các chuẩn mực kế toán, nhằm tạo ra các báo cáo tài chính trung thực nhất
của các công ty.
Tương tự, đối với hoạt động kiểm toán, chính phủ Hoa Kỳ cũng thành lập các cơ
quan chứng năng và tổ chức để giám sát để tiến hành hoạt động kiểm tra chéo,
nhằm đảm bảo sự minh bạch và trong sạch của các tổ chức kiểm toán. 3 tổ chức
quan trọng nhất là Ủy ban giám sát hoạt động kiểm toán cho các công ty đại chúng
PCAOB ( Public Company Accounting Oversight Board), Trung tâm chương trình
kiểm tra chéo các công ty kiểm toán cho công ty đại chúng CPCAF (Center for
Public Company Audit Firm Peer Review Program), và cuối cùng là Hiệp hội các
kế toán viên Công chứng của Hoa Kỳ (AICPA).
Hệ thống kế toán kiểm toán của Mỹ không ngừng đưa ra những sửa đổi đối với
luật pháp để tạo một môi trường kinh doanh linh hoạt và minh bạch hơn.
Gần đây nhất, FASB đã nới lỏng giá trị kế toán hợp lý để giúp các công ty ứng
biến với sự khủng hoảng của thị trường. Điều này được thể hiện ở việc thay vì tính
giá trị cổ phiếu dựa trên giá thị trường như quy định trước đây của Mỹ, giá trị cổ
phiếu có thể được tính theo các nguyên tắc có lợi hơn cho công ty mà vẫn phản ánh
đúng giá trị thực sự của các cổ phiếu, đặc biệt là các cổ phiếu không được giao dịch.
Tuy nhiên, hệ thống kế toán, kiểm toán của Mỹ vẫn bộ lộ những thiếu sót. Đầu
tiên, việc hệ thống kế toán dựa trên các luật lệ đã tạo ra những khe hở để các doanh
nghiệp lách luật và trốn thuế. Do theo phương pháp này, kế toán viên chỉ cần sử
dụng kỹ năng tốt mà không cần thêm các kỹ năng phân tích, nhấn mạnh về mặt thủ
tục thay vì bản chất. Ví dụ như việc sửa lại dữ liệu kế toán là phạm pháp nhưng việc
64
biển thủ công quỹ lại được chấp nhận do các nguyên tắc kế toán sẽ chấp nhận nếu
sự biển thủ là do sự trùng hợp tình cờ với dữ liệu thực tế.
Mô hình kiểm toán dựa trên cơ sở các rủi ro của Mỹ đã bộc lộ điểm yếu khi việc
phân tích tài chính chỉ tập trung vào lợi nhuận và rủi ro của quá trình kinh doanh mà
không cần hỗ trợ hoạt động của các nhân viên kiểm toán. Điều này dễ gây ra rủi ro
đạo đức đối với các kiểm toán viên. Có thể lấy ví dụ từ rất nhiều các vụ việc vi
phạm như của tập đoàn Enron, World Com, Rite Aid…
Sau khi hàng loạt những vụ vi phạm nghiêm trọng xảy ra vào đầu những năm
2000, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường và gây ra thiệt hại lớn đến các
nhà đầu tư, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã ban hành những điều luật mới nhằm
bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.
Đạo luật Sarbanes-Oxley (còn gọi là SOX) với 1107 điều luật về tính công
khai và minh bạch thông tin được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn ngày 30/07/2002 là
văn bản pháp luật quan trọng nhất, có tác động mạnh nhất đến việc hạn chế bất cân
xứng thông tin và bảo vệ nhà đầu tư trên TTCK Mỹ.
Tại một số TTCK phát triển khác cũng có những Đạo luật tương tự nhằm đảm
bảo tính công khai và minh bạch của thị trường: Bill 198 (Ontario, Canada), J-SOX
(Nhật Bản), CLERP9 (Australia), Luật Chứng khoán Pháp (Pháp), L262/2005 (Ý),
… Đây đều là những tham khảo hữu ích đối với TTCK Việt Nam. Trong khuôn khổ
nghiên cứu, đề tài chỉ đề cập đến những nét nổi bật của SOX.
Kể từ ban hành năm 2002, SOX đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc ngăn
chặn những hành vi vi phạm về thông tin trên TTCK Mỹ. Sáu điểm nổi bật của đạo
luật là:
Mục 302 về Trách nhiệm quản trị với BCTC (Corporate Responsibility for
Financial Reports): các giám đốc điều hành, giám đốc tài chính phải trực
tiếp ký vào các báo cáo tài chính được ban hành chính thức và đảm bảo tính
65
trung thực của bản báo cáo đó. Nếu có những sai phạm, thì họ có thể phải
ngồi tù.
Mục 401 về tính minh bạch trong các báo cáo thường kỳ (Disclosures in
periodic reports): Báo cáo tài chính được nhà phát hành công bố phải chính
xác và trình bày phù hợp, không chứa các thông tin sai lệch hoặc thông tin
gây hiểu nhầm. Các báo các tài chính phải bao gồm các khoản nợ, giao ước
và giao dịch ngoại bảng. Cơ quan thụ ủy cần phải nghiên cứu và báo cáo về
quy mô của các giao dịch ngoại bảng để tạo tính minh bạch trong báo cáo.
Cơ quan thụ ủy cũng cần phải đảm bảo các nguyên tắc kế toán cơ bản và các
quy định khác giúp nhà phát hành cáo báo cáo một cách chân thực và có ý
nghĩa
Mục 404 về Đánh giá kiểm soát nội bộ (Management Assessment of Internal
Control): các công ty phải lập ra ban giám sát kế toán thực hiện chức năng
giám sát hoạt động kết toán trong nội bộ của tập đoàn, đồng thời giám sát
chặt hoạt động của các công ty kiểm toán cho tập đoàn đó.
Các công ty được yêu cầu phải công bố thông tin trong báo cáo hàng năm
của họ liên quan đến phạm vi và phù hợp với kiểm soát nội bộ. Các công ty
phải đăng ký kế toán, trong cùng một báo cáo, chứng thực và báo cáo về việc
đánh giá về hiệu quả của các cơ cấu kiểm soát nội bộ và các thủ tục cho các
báo cáo tài chính...
Hàng năm, các công ty phải có báo cáo kiểm soát nội bộ, trong đó các
thông tin về tình hình tài chính của công ty phải có sự chứng thực của công
ty kiểm toán.
Mục 409 về thời hạn công bố thông tin (Real time issuer disclosures): Nhà
phát hành buộc phải công bố ra công chúng theo đúng thời hạn các thông tin
về thay đổi quan trọng trong điều kiện và hoạt động tài chính. Những thông
tin được công bố này phải được trình bày một cách dễ hiểu và được hỗ trợ
66
bằng các thông tin mang tính xu hướng và định tính phù hợp như các bảng
biểu.
Mục 802 về các mức phạt hình sự đối với các tội danh liên quan đến sửa đổi
tài liệu (Criminal penalties for altering documents): Mục này áp dụng các
khoản tiền phạt và/hoặc 20 năm tù giam đối với hành vi thay đổi, hủy hoại,
gây tổn thất, che giấy và làm sai lệch các ghi chép, văn bản hoặc các vật thể
hữu hình với động cơ che giấu, gây cản trở hoặc ảnh hưởng tới việc thanh tra
hợp pháp. Mục này cũng áp dụng các khoản tiền phạt và/hoặc 10 năm tù
giam đối với bất cứ trường hợp nào cố ý vi phạm các quy đinh về việc lưu
trữ các tài liệu kiểm toán và tài liệu liên quan trong thời hạn 5 năm.
Ngoài ra, các chế tài xử phạt vi phạm của Mỹ cũng rất nghiêm khắc. Những
hình phạt này có tính răn đe tốt đối với các công ty đại chúng và khiến họ phải tuân
thủ các quy định một cách nghiêm túc.
Các hành vi vi phạm nguyên tắc về công bố thông tin, các hành vi cố tình lừa
đảo, gây tổn thất tới quyền lợi của các nhà đầu tư, đều được cơ quan pháp luật của
Hoa Kỳ thụ lý và xử lý nghiêm minh. Ví dụ như vào ngày 18/05/2009, công ty
Monster Worldwide Inc. đã phải chịu mức phạt 2,5 triệu đô la Mỹ do hành vi cố
tình backdate thông tin về các khoản chi phí của mình, tạo ra lợi nhuận ảo để đánh
lừa các nhà đầu tư. Trước đó, vào năm 2007, công ty Brocade đã phải trả khoản tiền
phạt 7 triệu đô la Mỹ cho hành vi vi phạm tương tự.19
Đối với các hành vi vi phạm của cá nhân, hình phạt cũng không giảm nhẹ mà
linh hoạt theo mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Ngày 30/06/2009, Bernard
Maddoff đã bị buộc tội lừa đảo. Các công tố viên đã đề nghị mức phạt 150 năm tù
giam cho trường hợp này, đồng thời tịch thu toàn bộ tài sản. Đây là một hình phạt
rất nặng, có tính răn đe đối với tất cả các thành viên trong TTCK bao gồm cả các cá
nhân và các tổ chức.
19
Các bản tin của Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) và
67
TTCK Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, việc cần
thiết là phải “đi tắt đón đầu” nhằm rút ngắn khoảng cách một cách nhanh chóng với
các nước phát triển. Việc áp dụng kinh nghiệm của các TTCK phát triển không phải
là rập khuôn mà phải có tính chất chọn lọc, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể vào từng
thời kỳ nhất định của TTCK Việt Nam, học tập những điểm tiên tiến và rút ra bài
học từ những thiếu sót của các nước đó.
III.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả thông tin
trên TTCK Việt Nam:
III.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý về công bố thông tin. Tăng cƣờng cơ chế
giám sát và xử lý vi phạm công bố thông tin:
III.2.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý về công bố thông tin:
Hiện tại, bên cạnh Quy chế công bố thông tin của 2 Sở GDCK, Thông tư số
38/2007/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 18/04/2007 về quy định công bố
thông tin trên TTCK và Nghị định số 36/2007/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành
ngày 08/03/2007 về xử phạt hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
và TTCK là những văn bản pháp luật quan trọng, thường được sử dụng trong việc
công bố công tin của các công ty đại chúng. Tuy vậy, những văn bản pháp luật này
vẫn còn tồn tại những điều bất cập như đã nói ở mục II.2.2 chương II của đề tài. Do
đó, nhóm tác giả có một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn khung pháp lý về công
bố thông tin đối với các công ty đại chúng:
Các văn bản cần phải có nội dung cụ thể, quy định rõ ràng nghĩa vụ và nội
dung thông tin cần công bố, lượng hóa rõ ràng những khái niệm còn chung
chung, mập mờ (ví dụ như khái niệm “gây ảnh hương lớn”, “gây tác động
mạnh lên giá chứng khoán” trong mục 3, điều II của Thông tư số
38/2007/TT-BTC)
68
Các văn bản pháp luật phải rõ ràng, đầy đủ, không chồng chéo nhằm đảm
bảo hiệu quả thực thi cao, tránh tình trạng như hiện nay là kèm theo những
văn bản pháp luật là một loạt những thông tư hướng dẫn thi hành.
Mặt khác, hệ thống các văn bản điều chỉnh hoạt động công bố thông tin đối
với các công ty đại chúng cần phải linh hoạt, có dự trù đến phát sinh trong
tương lai của TTCK, tránh tình trạng “hổng đâu vá đó” như hiện nay. Các
văn bản này phải đồng bộ, thống nhất, phù hợp với các văn bản pháp luật
điều chỉnh các hoạt động khác trên TTCK.
Cần thiết phải làm rõ vai trò, trách nhiệm của từng chủ thể liên quan đến việc
công khai, minh bạch thông tin trên TTCK nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của
Nhà đầu tư.
Các dự thảo luật liên quan mới cần phải được công khai, minh bạch, lấy ý
kiến rộng rãi của các bên liên quan và ý kiến đóng góp của giới đầu tư. Một
hình mẫu điển hình là các Kỳ họp Quốc hội, UBCKNN, Sở GDCK, Chính
phủ có thể tổ chức những cuộc họp với những đại diện của các thành phần
trong giới đầu tư (cổ đông lớn, cổ đông nhỏ, nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư
có tổ chức,...) nhằm có những ý kiến đóng góp để xây dựng những điều luật
có thể bảo vệ lợi ích của đa số nhà đầu tư.
III.2.1.2. Tăng cường cơ chế giám sát:
Cơ chế giám sát hoạt động công bố thông tin của các công ty đại chúng tại Việt
Nam hiện nay có thể mô tả qua sơ đồ sau:
69
Sơ đồ 3.1: Cơ chế giám sát hoạt động công bố thông tin tại Việt Nam
Có thể thấy cơ chế giám sát hoạt động công bố thông tin hiện nay tại Việt Nam
khá là chồng chéo; các cơ quan chức năng vẫn chưa có sự phối hợp nhịp nhàng,
chưa có sự phân quyền cụ thể; các quy định giám sát chưa đồng bộ. Điều này khiến
cho hoạt động giám sát trên TTCK vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Do đó, để tăng cường
và hoàn thiện công tác giám sát, cần:
Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị có chức năng
giám sát hoạt động công bố thông tin trên thị trường.
Xây dựng một quy trình và các tiêu chí giám sát một cách cụ thể rõ ràng.
Thành lập một cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm về việc giám sát thông tin.
Cơ quan giám sát này trực thuộc Bộ Tài Chính và có những trách nhiệm:
Ủy ban Chứng
khóan Nhà nước
Sở GDCK Ban Quản lý
kinh doanh
Ban Quản lý
phát hành
Thanh tra
UBCKNN
Hoạt động công
bố thông tin
70
- Giám sát hoạt động giao dịch trên các Sở GDCK; giám sát hoạt động
công bố thông tin; đảm bảo quy trình về đặt lệnh giao dịch, lưu ký, thanh
toán chứng khoán một cách công khai, minh bạch và đúng pháp luật.
- Giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán trong hoạt động môi
giới, tư vấn đầu tư, tư vấn định giá doanh nghiệp.
- Giám sát hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán, đặc biệt là các quỹ
nước ngoài trong việc thực hiện các quy định về tỷ lệ cổ phiếu, công bố
thông tin…
- Giám sát luồng tiền chảy vào TTCK bằng cách giám sát các hoạt động
huy động, cho vay, cầm cố để đầu tư vào TTCK; giám sát các luồng tiền
đầu tư trực tiếp vào TTCK từ nước ngoài.
- Quyền hạn của Tổ chức giám sát này cần được quy định rõ ràng trong
Luật Chứng khoán
Nâng cấp hệ thống Công nghệ - Thông tin tại 2 Sở GDCK và Trung tâm lưu
ký Chứng khoán để có thể giám sát các hoạt động giao dịch hàng ngày một
cách có hệ thống, nhanh và chính xác hơn nhằm sớm phát hiện các hành vi vi
phạm.
III.2.1.3. Xử phạt nghiêm khắc các vi phạm về công bố thông tin:
Về xử lý các vi phạm, các chế tài xử lý đã được quy định trong Nghị định số
36/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 08/03/2007, kèm theo là Thông tư số
97/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành để hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị
định. Mức xử phạt quy định là từ 5.000.000đ đến 50.000.000đ tùy vào đối tượng và
mức độ vi phạm, được thể hiện qua bảng sau:
71
Bảng 3.1:Chế tài xử phạt vi phạm công bố thông tin
Khung xử phạt
(triệu đồng)
Đối tƣợng Hành vi
5 – 10
Công ty đại chúng,
tổ chức niêm yết, …
Báo cáo không đầy đủ nội dung theo
quy định của pháp luật; báo cáo không
đúng thời hạn theo quy định của pháp
luật; báo cáo không đúng mẫu biểu
quy định.
20 – 30
Công bố thông tin không đầy đủ, kịp
thời, đúng hạn theo quy định của pháp
luật.
30 – 50
Công bố thông tin nhưng trong đó có
chứa đựng những thông tin sai sự thật,
gây biến động giá nghiêm trọng trên
thị trường.
Nguồn: Nghị định số 36/2007/NĐ-CP
Có thể thấy xét về mức độ thiệt hại có thể phát sinh do các hành vi vi phạm công
bố thông tin thì những mức xử phạt như trên còn quá nhẹ. Để ngăn chặn và răn đe
việc vi phạm công bố thông tin nhằm trục lợi, khung xử phạt trong lĩnh vực cần
được nâng cao hơn. Nhóm tác giả đề tài đề xuất một số khung hình phạt sau đây:
Phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng đối với các công ty đại chúng, tổ chức niêm
yết, … báo cáo không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật; báo cáo
không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật; báo cáo không đúng biểu
mẫu quy định.
72
Phạt tiền từ 50 – 150 triệu đồng đối với các công ty đại chúng, tổ chức niêm
yết, … công bố thông tin không đầy đủ, kịp thời, đúng hạn theo quy định của
pháp luật.
Phạt tiền từ 150 – 200 triệu đồng đối với các công ty đại chúng, tổ chức niêm
yết công bố thông tin trong đó có chứa đựng những thông tin sai sự thật, gây
biến động giá nghiêm trọng trên thị trường.
Phạt tiền tương đương với 2 – 5% tổng giá trị giao dịch đối với cổ đông nội
bộ, cổ đông lớn, thành viên ban lãnh đạo, người có liên quan đến cổ đông nội
bộ, … vi phạm quy chế công bố thông tin liên quan đến giao dịch của cổ
đông nội bộ. Nếu có bằng chứng chứng minh giao dịch dựa trên thông tin nội
gián (ví dụ trường hợp của FBT đã đề cập ở mục II.3.1.4), mức phạt tiền có
thể là 10 – 30% tổng giá trị giao dịch và phong tỏa tài khoản giao dịch trong
vòng 3 – 6 tháng tùy mức độ vi phạm.
Khởi tố trách nhiệm dân sự với những cá nhân tung tin đồn thất thiệt, gây tác
động lớn lên giá cổ phiếu của các công ty đại chúng, gây ảnh hưởng lớn đến
hoạt động kinh doanh của các tổ chức hoạt động trên TTCK (ví dụ như
trường hợp CTCK VNDirect bị tung tin đồn phá sản vào cuối năm 2008).
III.2.2. Tăng cƣờng nhận thức và tính tự giác minh bạch thông tin của các
công ty đại chúng:
Bên cạnh việc cải thiện chức năng phân bổ nguồn lực của TTCK, nhiều nghiên
cứu lý thuyết và thực nghiệm trên thế giới đã chỉ ra những lợi ích cho tổ chức phát
hành và niêm yết khi tăng cường công bố thông tin20. Những lợi ích này có thể thể
hiện trên sơ đồ sau:
20
Nguyễn Việt Dũng (2008), “Mối liên hệ giữa thông tin từ BCTC và giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam”,
Đề tài nghiên cứu khoa học, Mã số B2007-08-23, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trang 114-116
73
Sơ đồ 3.2: Những lợi ích của tăng cường công bố thông tin
Nhóm tác giả kiến nghị một số giải pháp sau đây:
Quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật trách nhiệm liên đới của Tổng
giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị các công ty đại chúng trong các sự việc
vi phạm quy định về công bố thông tin của công ty. Trong những vi phạm
đặc biệt nghiêm trọng, những lãnh đạo này hoàn toàn có thể bị ngồi tù. Khi
đó, những người đứng đầu doanh nghiệp vì quyền lợi của mình sẽ phải thắt
chặt hơn những quy định về công bố thông tin trong nội bộ doanh nghiệp.
Có những chế độ khen thưởng thích hợp với những công ty đại chúng công
bố thông tin đầy đủ, đúng hạn, … theo quy định về công bố thông tin nhằm
khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tốt những quy định công bố thông
tin.
Tăng cường công tác truyền thông cho những cuộc thi/sự kiện vinh danh
những doanh nghiệp có báo cáo tài chính/báo cáo thường niên tốt nhằm gây
tác động lớn hơn tới các Nhà đầu tư, từ đó sẽ thu hút các doanh nghiệp tham
gia hơn. Thực tế, đã có “Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên” hàng năm,
nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia (chỉ có 30%
74
doanh nghiệp niêm yết trên HoSE tham gia cuộc bình chọn 200821) và chưa
có tiếng vang rộng rãi đến các giới đầu tư.
III.2.3. Nâng cao chất lƣợng thông tin trên TTCK:
Thông tin chính thức trên TTCK được công bố rộng rãi, chính xác, có chất
lượng sẽ làm giảm rủi ro lựa chọn đối nghịch (adverse selection), từ đó sẽ cải thiện
chức năng phân bổ nguồn lực của thị trường và khiến tính thanh khoản cổ phiếu
tăng cao, đem lại lợi ích cho các công ty đại chúng và cả những nhà đầu tư. Để thực
hiện điều đó, một số giải pháp kiến nghị sau có thể hữu hiệu:
Cho phép thành lập những công ty chuyên tìm kiếm và bán thông tin về thị
trường. Điển hình cho hình mẫu này là Thompson Reuters, Bloomberg, …
trên thị trường Anh và Mỹ. Kèm theo đó, cần thiết lập một cơ chế giám sát
những công ty này nhằm tránh những gian lận trong việc cung cấp tin.
Tăng cường công tác giám sát thông tin trước và sau khi công bố.
Đặt ra quy định nghiêm ngặt về hệ thống công bố thông tin của các công ty
đại chúng, đặc biệt là các trang web chính thức của các doanh nghiệp niêm
yết. Trên thực tế, đa số các doanh nghiệp niêm yết vẫn chưa chú trọng phát
triển hệ thống trang web chính thức của mình, đa số vẫn còn sơ sài, thiếu
thông tin, cập nhật chậm; thậm chí có những doanh nghiệp niêm yết không
có trang web chính thức.
Nâng cấp hệ thống thông tin của các thể chế trung gian hiện có là 2 Sở
GDCK, các Công ty Chứng khoán và UBCKNN.
III.2.4. Hoàn thiện cơ chế kế toán, kiểm toán:
Báo cáo tài chính luôn là nguồn thông tin quan trọng nhất trong những quyết
định đầu tư của thị trường. Để tăng cường vai trò của thông tin báo cáo tài chính, hệ
thống kế toán và kiểm toán cần được hoàn thiện hơn và cải tiến không ngừng.
21
Hải Lý, “Chín năm mới bấy nhiêu ngày…”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 10/07/2009
75
Nhằm đạt được những mục đích này, cần có những giải pháp hiệu quả và khả thi.
Nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
Cải tiến hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán nhằm tiếp cận gần hơn so
với các chuẩn mực quốc tế. Những cải tiến này sẽ phải tính đến sự biến động
không ngừng của thị trường tài chính và dự phòng những phát sinh có thể
xảy ra. Bên cạnh đó, Nhà nước cần ban hành những văn bản hướng dẫn cụ
thể hơn về việc áp dụng những chuẩn mực đã có trong những hoàn cảnh phù
hợp.
Cần phải thống nhất giữa cách tính khoản trích lập và hoàn nhập dự phòng
đầu tư tài chính để từ đó giảm thiểu sự chênh lệch giữa kết quả trước và sau
khi kiểm toán. Các doanh nghiệp cần phải thực hiện theo sát những chế độ kế
toán do Bộ tài chính ban hành. Hiện thực đầy đủ và chính xác những quy
định về việc trích lập dự phòng tổn thất, trích lập dự phòng giảm giá …
Nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư là có được những báo cáo tài
chính kiểm toán trung thực, đáng tin cậy, có chất lượng, … các công ty kiểm
toán trong lĩnh vực này cần có đủ năng lực, uy tín, đảm bảo chất lượng. Để
có được điều này, cần:
- Đưa ra những tiêu chí chi tiết và đầy đủ để đánh giá các công ty kiểm
toán trên thị trường, có thể chia thành ba loại: A, B và C. Những đánh
giá này cần được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ
đó, các công ty đại chúng có thể chọn lựa công ty kiểm toán phù hợp với
nhu cầu. Đồng thời, khi nhìn vào các BCTC, nhà đầu tư có thể có những
nhận định riêng về chất lượng kiểm toán của BCTC đó (thực tế, nếu so
sánh BCTC A do PwC kiểm toán với một BCTC B do một công ty kiểm
toán nhỏ khác kiểm toán, nhà đầu tư chắc chắn sẽ tin tưởng BCTC A
hơn).
76
- Các công ty đại chúng cần nâng cao hơn chất lượng kiểm toán nội bộ của
mình. Bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty cần phải có trách nhiệm
được quy định rõ nếu có những vi phạm trong công tác kiểm toán BCTC
tùy theo mức độ nghiêm trọng.
- Các doanh nghiệp kiểm toán cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm
toán viên. Việc tổ chức các chương trình đào tạo riêng dành cho đội ngũ
kế toán của các doanh nghiệp và kiểm toán viên của các công ty kiểm
toán, đặc biệt những công ty nhỏ, là cần thiết. Hiệp hội kiểm toán có thể
cấp những học bổng tu nghiệp tại nước ngoài cho những kiểm toán viên
xuất sắc được sàng lọc qua các kỳ thi tuyển hàng năm.
- Dựa vào kinh nghiệm của TTCK Mỹ, Việt Nam có thể quy định việc
kiểm toán của các tập đoàn lớn không được thực hiện bởi một công ty
kiểm toán riêng lẻ. Các nghiệp vụ kiểm toán riêng rẽ sẽ được chia cho
nhiều công ty kiểm toán khác nhau nhằm tránh tình trạng tập trung lợi ích
dẫn đến những tiêu cực có thể xảy ra.
Các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp như Hội kiểm toán viên hành nghề Việt
Nam (VACPA),… cần thể hiện rõ và nâng cao vai trò thông qua việc được
chuyển giao một số chức năng của Bộ Tài Chính như giám sát hoạt động
kiểm toán. Ngoài ra, Hiệp hội cần nâng cao chất lượng đào tạo và những
chuẩn mực trong các kỳ thi kiểm toán viên hành nghề để có thể lựa chọn
những kiểm toán viên xuất sắc, phục vụ cho sự phát triển của ngành Kiểm
toán Việt Nam.
III.2.5. Hoàn thiện các nguyên tắc về quản trị công ty (Corporate Governance)
trong các công ty đại chúng nhằm tăng cƣờng minh bạch thông tin:
Dựa trên kinh nghiệm áp dụng các cơ chế quản trị công ty nhằm bảo vệ nhà đầu
tư ở các Thị trường phát triển trên thế giới (đặc biệt là Đạo luật Sarbanes-Oxley
năm 2002 của Mỹ), Việt Nam có thể áp dụng một số biện pháp sau:
77
Cần luật hóa các quy định, chế tài về quản trị công ty cho các công ty đại
chúng, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết. Các doanh nghiệp muốn niêm
yết trên sàn cần có những quy chế quản trị công ty riêng như là một điều kiện
bắt buộc.
Đối với những doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn Chứng khoán, cần bắt buộc
phải lập ra quy chế quản trị công ty riêng của mình trong vòng một thời gian
nhất định (có thể là từ 6 tháng đến 1 năm) nhằm duy trì việc niêm yết, nếu
không sẽ bị chuyển xuống sàn UpCom. Các doanh nghiệp này có thể tự mình
lập ra quy chế dựa trên những hiểu biết về quản trị công ty (nhưng phải được
sự kiểm duyệt của UBCKNN hoặc các Bộ liên quan) hoặc nhờ sự trợ giúp
của các chuyên gia, công ty tư vấn.
Những thành viên Ban lãnh đạo như Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc và
những người quản lý có liên quan phải tham gia các khóa học, tập huấn, bồi
dưỡng về quản trị công ty hàng năm nhằm nâng cao chất lượng quản trị công
ty.
Các quy định về Đại hội Cổ đông cần chặt chẽ và rõ ràng hơn. Đồng thời,
ĐHCĐ của các công ty đại chúng cần được công khai và minh bạch hơn, ví
dụ như việc cho các phóng viên của các báo kinh tế - tài chính được tham gia
Đại hội. Hiện tại việc các phóng viên tham gia ĐHCĐ của các công ty đại
chúng, đặc biệt là các tập đoàn Nhà nước là rất khó khăn (trên thực tế, điều
này đã vi phạm Luật Báo chí), họ thường phải bằng cách này hoặc cách khác
kiếm/làm giả một tấm thẻ cổ đông để tham gia. Điều này do nhiều công ty
đại chúng muốn che giấu những mặt chưa tốt trong hoạt động của mình và
nó đã phần nào ngăn cản các thông tin về tình hình doanh nghiệp đến với
toàn thể giới đầu tư, khiến thông tin trên TTCK trở nên bất cân xứng hơn.
Ban kiểm soát cần phải có vai trò thực tế và rõ ràng hơn nhằm đảm bảo Ban
lãnh đạo các doanh nghiệp không vì mục tiêu lợi nhuận mà thực hiện các
hành vi vi phạm pháp luật. Việc này sẽ làm giảm rủi ro đạo đức (moral
78
hazard) trên TTCK và sẽ đem lại lợi ích về lâu dài cho nhà đầu tư và bản
thân doanh nghiệp. Ngoài ra, cơ cấu về Ban kiểm soát cần phải thay đổi,
trưởng ban kiểm soát các công ty đại chúng phải là người do Bộ Tài chính cử
xuống (hiện tại Ban kiểm soát các công ty đại chúng do HĐQT bầu ra, họ
thường là những người nắm giữ ít nhiều cổ phiếu của bản thân công ty họ
kiểm soát) nhằm tránh những tiêu cực có thể xảy ra.
III.2.6. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và kiến thức nhà đầu tƣ:
Nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên TTCK, nhà đầu tư cần phải biết rõ
những quyền lợi của mình trong việc nhận được những thông tin minh bạch, chính
xác. Muốn vậy, trước hết nhà đầu tư cần phải có kiến thức và hiểu biết sâu rộng về
TTCK Việt Nam nói riêng và TTCK Thế giới nói chung nhằm sử dụng thông tin
một cách hiệu quả nhằm đưa ra những quyết định đầu tư chính xác. Việt này sẽ đem
lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư, qua đó thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam.
Xét trong trường hợp Việt Nam, công tác này có thể tập trung vào những nội
dung sau:
Thực hiện những chương trình phổ cập kiến thức cơ bản về chứng khoán và
TTCK cho toàn dân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, các
chương trình thông tin về kinh tế nói chung và chứng khoán nói riêng cần
được tăng thời lượng và được dành những giờ cao điểm trên các phương tiện
thông tin đại chúng như truyền hình, báo, đài,…
Tăng cường việc minh bạch và công khai thông tin trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Hiện nay, điều này vẫn còn gặp rất nhiều trở ngại và sự
phản đối, đặc biệt là từ những người có những nguồn thông tin nội gián với
mục đích lợi nhuận riêng.
Điển hình cho trường hợp này là trường hợp của Kênh thông tin tài chính
chứng khoán CafeF.vn trong thời gian gần đây. Trước mỗi phiên giao dịch,
CafeF.vn thường có những bài tổng hợp ý kiến của các CTCK nhận định về
79
TTCK
22
, những bản tin này được công chúng đầu tư rất hoan nghênh. Tuy
nhiên, một số không ít nhà đầu tư cá nhân, cũng như CTCK (ví dụ như
CTCK Thăng Long) đã có ý kiến phản đối khá gay gắt.23 Thực tế, những bản
tin đó đã góp phần giúp nhà đầu tư nhận được nhiều thông tin hơn, phần nào
nâng cao kiến thức của nhà đầu tư và cần được khuyến khích hơn nữa.
Cập nhật và chuẩn hóa các chương trình đào tạo về chứng khoán ngắn hạn và
các chương trình giảng dạy trong các trường ĐH khối Kinh tế theo những
chuẩn mực quốc tế. Trước hết, những người giảng dạy và những người đang
làm việc tại các tổ chức như UBCKNN, 2 Sở GDCK, các CTCK, cán bộ lãnh
đạo các doanh nghiệp,… cần cập nhật thường xuyên những kiến thức theo
chuẩn quốc tế. Điều này sẽ nâng cao chất lượng nhà đầu tư, nâng cao trình
độ quản lý của Nhà nước về TTCK, chất lượng và hiệu quả các hoạt động
kinh doanh chứng khoán và nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp.
Tận dụng, khai thác có hiệu quả sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và những
kinh nghiệm của các nước phát triển nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực trong lĩnh vực Tài chính Chứng khoán và nâng cao kiến thức nhà đầu tư.
Những giảng viên, cũng như những người trẻ tuổi hoạt động trong ngành có
kiến thức, trình độ ngoại ngữ cần được cử đi học tập, đào tạo và thực tập ở
các TTCK tại các nước tiên tiến.
Việc đưa những biện pháp trên vào thực tế không phải là một việc dễ dàng và
nhanh chóng, cần phải có một khoảng thời gian nhất định. Để đạt được hiệu quả
thông tin trên TTCK nhanh chóng, Nhà nước cần chủ động đưa ra những biện pháp
tác động tới TTCK. Theo TS. Nguyễn Việt Dũng (2008), trưởng bộ môn Tài chính
doanh nghiệp – khoa Tài chính Ngân Hàng – ĐH Ngoại Thương, Nhà nước có thể
thực hiện một số những biện pháp tác động sau:
22
Kênh Thông tin Tài chính Chứng khoán
23
Công ty Chứng khoán Thăng Long, “Thanglong Talk No.10 – Bán tháng 7 hay ở lại ăn chơi”,
80
Thứ nhất: cung cấp thêm kinh phí, có những chế độ ưu tiên cho những chương
trình nghiên cứu về phát triển TTCK trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi của
Việt Nam; hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, tập trung tăng
cường các chương trình đào tạo phổ cập kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK
đến toàn dân.
Thứ hai: khuyến khích sự sáng tạo, mở rộng quyền tự chủ về tài chính cho các
định chế tài chính. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức tham gia TTCK đầu tư
cho công tác nghiên cứu và đào tạo nhân lực cho thị trường và nâng cao kiến thức
nhà đầu tư bằng các chính sách như cho vay vốn ưu đãi với những hoạt động nghiên
cứu đào tạo. Bên cạnh đó, những cá nhân với những đề án nghiên cứu khả thi, có
tính thực tiễn cao có thể được vay vốn với điều kiện ưu đãi từ các quỹ của doanh
nghiệp, tại các Ngân hàng thương mại hoặc được bảo lãnh tín dụng đầu tư theo quy
định của pháp luật.
Thứ ba: Tăng cường khai thác các nguồn vốn ngoài nước bằng việc tạo điều
kiện cho các tổ chức khai thác nguồn vốn nước ngoài từ hoạt động hợp tác quốc tế
qua nhiều hình thức khác nhau như: Hợp tác nghiên cứu, đào tạo song phương, đa
phương; có những chính sách hợp lý thu hút những nhà khoa học nước ngoài đến
Việt Nam làm việc; cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập tổ chức nghiên
cứu và đào tạo về chứng khoán và TTCK tại Việt Nam dưới hình thức liên doanh
hoặc 100% vốn nước ngoài theo quy định của pháp luật.
81
KẾT LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã đạt được một số kết quả sau:
Thứ nhất, đề tài đã tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận về bất cân xứng
thông tin và vai trò của thông tin trên TTCK Việt Nam. Trên cơ sở đó, có thể
lấy làm nền tảng để phát triển các đề tài nghiên cứu sâu rộng hơn.
Thứ hai, đề tài đã đưa ra cái nhìn toàn cảnh một cách có logic về bất cân
xứng trên TTCK Việt Nam. Qua đó, đề tài đã phân tích những thực trạng và
nguyên nhân của tình trạng thiếu công khai và minh bạch thông tin trên
TTCK Việt Nam.
Cuối cùng, đề tài đã đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao
tính minh bạch và công khai thông tin trên TTCK Việt Nam. Nhóm tác giả
tin rằng những giải pháp đề xuất này sẽ được áp dụng trong thực tế và khắc
phục được những hạn chế đang tồn tại.
Do hạn chế về khuôn khổ đề tài, thời gian nghiên cứu và kinh phí, đề tài vẫn còn
tồn tại một số hạn chế như: chưa lượng hóa mối liên hệ giữa thông tin và giá cổ
phiếu, chưa phân tích được nhiều trường hợp về các công ty đại chúng chưa niêm
yết. Những nghiên cứu tiếp theo cần phát huy những ưu điểm của đề tài và khắc
phục những hạn chế này.
Nhóm tác giả mong muốn đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích giúp những
sinh viên quan tâm đến vấn đề thông tin trên TTCK lấy làm cơ sở để nghiên cứu
những đề tài sâu rộng và thiết thực. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng mong muốn
những công ty đại chúng, cơ quan nhà nước và nhà đầu tư có thể ứng dụng toàn bộ
hoặc một phần những giải pháp đề xuất trong đề tài. Qua đó, nâng cao chất lượng
thông tin trên TTCK Việt Nam và thu được những lợi ích to lớn.
82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt:
TS. Nguyễn Việt Dũng, 2008, “Mối liên hệ giữa thông tin từ BCTC và giá cổ
phiếu trên TTCK Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Mã số B2007-08-
23, Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Lê An Khang, 2008, “Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đến nhà đầu tư
trên Thị trường chứng khoán Tp. HCM”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường
ĐH Kinh tế Tp. HCM;
TS. Đào Lê Minh (Chủ biên), 2002, Giáo trình Những vấn đề cơ bản về Thị
trường Chứng khoán, UBCKNN;
PGS,TS. Nguyễn Văn Tiến, 2005, Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh
tế mở, NXB Thống Kê;
TS. Nguyễn Đình Thọ, 2008, Tập bài giảng môn Thị trường chứng khoán,
ĐH Ngoại Thương;
Nghị định số 36/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 08/03/2007;
Thông tư số 97/2007/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành 08/08/2007;
Thông tư số 38/2007/TT-BTC ban hành ngày 18/04/2007;
Trang web của UBCKNN: ;
Trang web của Sở GDCK Tp. HCM: ;
Trang web của Sở GDCK Hà Nội: ;
Các bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng về Tài chính – Chứng
khoán:
- Trần Đức Nam, “Thông tin tài chính minh bạch – Hiểu sao cho đúng”,
Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần số 204 ngày 29/06/2007;
83
- Đăng Nguyên, “Ra mắt Hội các nhà quản trị Doanh nghiệp Việt Nam”,
Thời báo Kinh tế Việt Nam 23/10/2007;
- TS. Phạm Trí Hùng, 2008, “Quản trị công ty đại chúng : Vấn đề và
khuyến nghị”, Đầu tư chứng khoán ngày 5/6/2008;
- Nguyễn Công Phương, “Về tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận”, Hiệp
hội kế toán và kiểm toán Việt Nam 11/09/2008;
- Huỳnh Duy, “ Vẫn chưa chủ động công bố thông tin bất thường”,
CafeF.vn ngày 18/11/2008;
- Hoàng Vũ, “Bông Bạch Tuyết bị phạt 90 triệu đồng”, Thời báo Kinh tế
Việt Nam ngày 13/12/2008;
- Anh Quân, “Báo cáo tài chính của tổng công ty, tập đoàn: 3 cấp độ sai
phạm”, Thời báo Kinh tế Việt Nam online ngày 23/03/2009;
- Mai Phương, “Giao dịch nội gián, xử phạt quá nhẹ”, Thanh Niên Online
25/03/2009;
- Thu Hương, “Bất nhất từ việc thiếu chuẩn lập dự phòng”, Đầu tư Chứng
khoán 31/03/2009;
- Minh Đức, “Công bố thông tin: Chuyện cũ luôn mới”, Thời báo Kinh tế
Việt Nam số 09/04/2009;
- Mỹ Giang, “Còn nhiều bất cập trong quản trị công ty”, Sài Gòn Tiếp Thị
13/04/2009;
- Minh Đức, “Cơ hội lớn để minh bạch hóa thông tin tài chính”, Thời báo
Kinh tế Việt Nam số 27/04/2009;
- Ch.Giang, “Nhiều công ty chậm nộp báo cáo tài chính”, Người Lao Động
số 02/05/2009;
84
- Hải Lý, “Chín năm mới bấy nhiêu ngày…”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn số
10/07/2009;
- Công ty Chứng khoán Thăng Long, “Thanglong Talk No.10 – Bán tháng
7 hay ở lại ăn chơi”,
Tiếng nước ngoài:
Đạo luật Sarbanes – Oxley do Quốc hội Mỹ phê chuẩn ngày 30/07/2002;
Frederich S.Mishkin, 1992, The Economics of Money, Banking and
Financial Markets, 7
th
edition, Pearson Publish;
Auronen, L., 2003, “Asymmetry Information: Theory and Applications”;
Information for public of The Nobel Foundation (2001), “Markets with
Asymmetric Information”:
Các bản tin của Ủy Ban Chứng khoán Mỹ:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp.pdf